Đức Giáo Hoàng Phanxicô cương quyết
bênh vực Đức
Cha Barros của
Chile
Vũ Văn An
22/Jan/2018
Theo nữ ký giả Inés San Martín của tờ Crux, các tuyên bố của
Đức Phanxicô liên quan tới những người muốn kết tội Đức Cha Barros của Chile đã
gây ra một phản ứng tiêu cực rầm rộ, nhất là tiếp theo lời phê phán của Đức Hồng
Y O’Malley đối với các tuyên bố này.
Người phản ứng tiêu cực hạng nhất lẽ dĩ nhiên là Peter
Saunders, cựu thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Vị Thành Niên nhưng đã bị
Ủy Ban này cho nghỉ “gia hạn không lương” và sau đó đã phải từ chức khỏi Ủy Ban
và cũng là người được Đức Hồng Y O’Malley khuyến khích thành lập 1 “panel” để
góp ý với Ủy Ban.
Anh ta hết lòng ca ngợi hành động của Đức Hồng Y O’Malley, coi ngài xứng đáng làm giáo hoàng hơn Đức Phanxicô! Anh ta nói: “Tôi thực sự nghĩ O’Malley thích hành động, và nếu ngài làm giáo hoàng, tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy 1 thế giới khác hẳn”.
Đối với Đức Phanxicô, anh ta bảo: “việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô tấn công các nạn nhân của Karadima đã làm ngài mất nhiều bạn hơn ngài nghĩ. Ngài chắc chắn không phải là con người tôi nghĩ ngài là trước đây.”
Thế nhưng, cũng theo Inés San Martín, trong một bài báo khác, tuy Đức Phanxicô cho rằng ngài sử dụng từ ngữ không khéo lắm nhưng ngài cương quyết bênh vực Đức Cha Barros. Ngài nói thế trong cuộc họp báo trên chuyến bay từ Lima trở lại Rôma hôm Chúa Nhật 21 tháng 1 năm 2018.
Vụ Đức Cha Barros
Nói với các nhà báo trên chuyến bay, ngài cho biết ngài xác tín sự vô tội của Đức Cha Barros, vị giám mục bị tố cáo là che đậy các hành vi lạm dụng của Cha Karadima, một linh mục tai tiếng nhất ở Chile về tội lạm dụng tình dục trẻ em.
Ngài nói như đinh đóng cột: Đức Cha Barros “sẽ tiếp tục ở lại nhiệm sở của ngài, tôi không thể kết án ngài mà không có bằng chứng. Bản thân tôi xác tín ngài vô tội.”
Tuy nhiên, Đức Phanxicô tỏ ý tiếc cung cách ngài nhấn mạnh tới điểm trên ở Chile. Ngài cho rằng nói về việc trên, đáng lẽ ngài nên rõ ràng hơn trong việc phân biệt “evidence” (bằng chứng) và “proof” (chứng cớ) nhất là vì các nạn nhân bị lạm dụng thường trải nghiệm việc chịu thiệt hại sâu xa nhưng không nhất thiết ở vị trí có thể “chứng minh” được nó.
Một cách căn bản hơn, Đức Phanxicô nói rằng ngài biết các nạn nhân rất đau khổ, và ngài thừa nhận rằng “cảm thấy Đức Giáo Hoàng nói vào mặt họ, ‘hãy cho tôi một lá thư với bằng cớ,’” quả là “một cái tát vào mặt”.
Nên nhớ hôm thứ Năm, ngày cuối cùng ở Chile, khi ngài đang chuẩn bị cử hành Thánh Lễ ở Iquique, Đức Giáo Hoàng được một nhà báo địa phương hỏi về vụ Đức Cha Barros. Đức Phanxicô trả lời rằng ngày nào ngài nhận được chứng cớ chống lại Đức Cha Barros, ngài sẽ quyết định sẽ làm gì. Lúc đó, ngài nói: “không hề có một chứng cớ chống lại ngài, tất cả chỉ là vu khống.”
Ngài nói với các nhà báo trong chuyến bay rằng ngài đã nghĩ có nên trả lời câu hỏi của nhà báo địa phương hay không, và đã quyết định trả lời vì Đức Cha Barros vốn là giám mục Iquique và người hỏi câu hỏi này thuộc về giáo phận ấy, do đó, ông ta có quyền được biết chuyện.
Rồi ngài quả quyết: ngài đã cho điều tra vụ Đức Cha Barros và cuộc điều tra đã kết luận: “không có bằng chứng” nào cả. Ngài nhấn mạnh: “không có bằng chứng, không có chứng cớ phạm tội. Tôi đợi bằng chứng để thay đổi cách tôi nghiêng về. Cho đến lúc đó, tôi áp dụng nguyên tắc pháp lý của bất cứ tòa án nào: vô tội cho tới khi bị chứng minh là có tội.”
Ngài nói rõ thêm: “vụ Đức Cha Barros đã được nghiên cứu đi nghiên cứu lại, mà vẫn không có bằng chứng. Đó là điều tôi muốn nói. Tôi không có bằng chứng để kết án ngài. Và nếu tôi phải kết án ngài mà không có bằng chứng hay sự chắc chắn tinh thần nào, thì là tôi phạm tội làm quan tòa xấu.”
Nhắc đến câu trả lời của ngài với nhà báo địa phương, Đức Phanxicô cho rằng chữ “chứng cớ” (proof) có lẽ “không phải là chữ tốt nhất để tiếp cập một trái tim bị thương tổn.”
Ngài nói thêm: “Tôi đang nói tới bằng chứng. Dĩ nhiên, tôi biết rằng có nhiều nạn nhân bị lạm dụng mà không thể mang chứng cớ, họ không có chứng cớ. Họ không thể hoặc đôi khi không có [chứng cớ], hay họ mắc cỡ và dấu chứng cớ đi, và âm thầm chịu đau khổ. Bi kịch của những người bị lạm dụng này thật khủng khiếp.”
Đức Phanxicô cũng tâm sự rằng Đức Cha Barros đã đệ đơn từ chức hai lần, 1 lần trước khi Đức Phanxicô cử ngài lãnh đạo giáo phận miền nam năm 2015 và 1 lần sau đó.
Sau vụ Cha Karadima bùng nổ, một vị trong hội đồng giám mục Chile có đề nghị Đức Cha Barros và 3 vị giám mục khác trước đó từng được Cha Karadima “gửi về chủng viện” nên đệ đơn từ chức.Trong bốn vị này, một vị đang bệnh nặng, nên không ai lưu ý và dù sao cũng không còn lãnh đạo 1 giáo phận nào.
Kế hoạch là các vị giám mục nói trên sẽ từ chức, lấy 1 năm nghỉ, và khi sóng gió đã qua, sẽ quyết định phải làm gì.
Đức Phanxicô quả quyết rằng: sở dĩ có đề nghị đó là để “tránh các tố cáo, vì đây là những giám mục tốt lành. Chúng tôi yêu cầu từ chức, và Đức Cha Barros đã quảng đại đáp ứng. Ngài tới Rôma, nhưng tôi nói không. Đức Cha không hành xử như thế được, vì như thế là nhận tội.”
Khi Đức Cha Barros được thuyên chuyển từ chức giám mục tuyên úy quân đội sang làm giám mục giáo phận Osorno, và các vụ phản đối tiếp diễn chống lại ngài, một lần nữa ngài lại đệ đơn từ chức với Đức Phanxicô, “và tôi lại nói không, Đức Cha về [giáo phận mới].”
Các nhà báo nói tiếng Anh hỏi Đức Phanxicô về lời tuyên bố hôm thứ Bẩy của Đức Hồng Y Sean O’Malley của Boston, chủ tịch Uỷ Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Vị Thành Niên, về nhận định của Đức Giáo Hoàng về Đức Cha Barros. Trong lời tuyên bố ấy, Đức Hồng Y nói rằng vì Đức Giáo Hoàng cam kết với chính sách tuyệt đối không khoan dung, nên “dễ hiểu” việc các lời lẽ của ngài gây “đau đớn lớn”.
Đức Phanxicô lưu ý tới phần thứ hai của các lời tuyên bố ngài đưa ra hôm thứ Năm, về các lời tố cáo chống lại Đúc Cha Barros là “Vu khống.” Ngài nói “nhấn mạnh mà không có bằng chứng về việc này hay về việc nọ là vu khống. Nếu tôi bảo một ai đó ăn cắp một vật gì, mà không có bằng chứng, thì là vu khống. Tôi chưa được nghe một nạn nhân nào của Đức Cha Barros. Họ không đến [gặp tôi]. Họ không cung cấp bằng chứng.”
Nói với các nhà báo, Đức Giáo Hoàng cho hay: “qúy vị bảo tôi có bằng chứng,” nhưng nhấn mạnh rằng ngài chưa thấy bằng chứng nào của các nạn nhân vì “họ không tự trình diện.”
Một số nạn nhân tố cáo Đức Cha Barros tội bao che đã nhiều lần nói chuyện với các nhà báo để trình bầy trường hợp của họ, nhưng cho đến nay, người ta không rõ liệu họ có bao giờ chính thức xin được gặp Đức Giáo Hoàng hoặc qua Tòa Thánh hoặc qua đại diện của ngài tại Chile.
Các giáo dân ở Osorno từng phản đối việc bổ nhiệm Đức Cha Barros cho Crux hay trước cuộc tông du của ngài, họ có xin gặp Đức Phanxicô, nhưng cuộc gặp gỡ đã không diễn ra, nhưng họ không phải là các nạn nhân bị lạm dụng.
Nhân dịp này, Đức Phanxicô cho hay chính vị tiền nhiệm của ngài, Đức Bênêđictô XVI, đã áp đặt chính sách “tuyệt đối không khoan dung” đối với các vụ lạm dụng, và ngài chỉ là người bước theo. Bất kể các tường trình của một số giới, Đức Phaxicô quả quyết rằng ngài chưa bao giờ ký lệnh ân xá cho bất cứ giáo sĩ lạm dụng tình dục nào trong suốt 5 năm làm giáo hoàng.
Cũng trái với nhận định nói chung của báo chí thế tục coi cuộc tông du Chile là một thất bại, Đức Phanxicô quả quyết rằng nghĩ như thế là “chuyện thần tiên”. Ngược lại, ngài rất hài lòng khi rời nước này vì “không ngờ lại đông người đến thế ra đường phố” nghinh đón ngài.
Tuyên bố của Đức Hồng Y Sean O’Malley
Cũng trái với đồ đoán của truyền thông thế tục, Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Vị Thành Niên vẫn tiếp tục hiện hữu và hoạt động. Đây là nhận định của vị chủ tịch Ủy Ban này là Đức Hồng Y Sean O,Malley, Tổng Giám Mục Boston.
Như bạn đọc đã biết thứ Bẩy vừa qua trong một bản tuyên bố đăng trên trang mạng của Tổng Giáo Phận Boston và được VaticanNews của Tòa Thánh đăng lại, Đức Hồng Y O’Malley quả quyết cam kết của Đức Phanxicô đối với các nạn nhân bị một số giáo sĩ lạm dụng tình dục. Cũng trong tuyên bố này, Đức Hồng Y bình luận lời tuyên bố của Đức Phanxicô tại Chile liên quan đến vụ Đức Cha Barros.
Sau đây là nguyên văn Bản Tuyên Bố của Đức Hồng Y O’Malley:
“Điều dễ hiểu là các câu tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày hôm qua ở Santiago, Chile là một nguồn gây ra sự đau đớn lớn lao cho các nạn nhân bị một số giáo sĩ lạm dụng tình dục hay các kẻ vi phạm khác. Lời lẽ nào chuyển tải sứ điệp “nếu bạn không thể chứng minh lời ta thán của bạn thì bạn sẽ không đáng tin” đều đã bỏ rơi những người từng chịu các vi phạm hình sự đáng bị khiển trách, xúc phạm tới nhân phẩm của họ và đầy ải các người sống sót vào cuộc lưu đầy mất thể diện.
Vì không được đích thân can dự vào các vụ việc vốn là đề tài của cuộc phỏng vấn hôm qua, nên tôi không thể nói tại sao Đức Thánh Cha đã chọn các từ ngữ đặc thù mà ngài sử dụng lúc ấy. Tuy nhiên, điều tôi biết là Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhìn nhận đầy đủ các thất bại quá sức của Giáo Hội và chính hàng giáo sĩ đã lạm dụng các trẻ em và tác động tàn hại do các tội ác này này gây ra cho các người sống sót và người thân của họ.
Tháp tùng Đức Thánh Cha trong nhiều buổi gặp gỡ các người sống sót, tôi đã mục kích nỗi đau đớn của ngài khi biết chiều sâu và chiều rộng của các vết thương tạo nơi những người bị lạm dụng và diễn trình phục hồi có khi cần cả một đời người. Các câu tuyên bố của Đức Giáo Hoàng rằng không có chỗ nào trong đời sống Giáo Hội cho những người lạm dụng trẻ em và chúng ta phải duy trì chính sách tuyệt đối không khoan dung cho các tội ác này đều chân thực và là các cam kết của ngài.
Lời cầu nguyện và quan tâm của tôi sẽ luôn ở với các người sống sót và các người thân yêu của họ. Chúng ta không bao giờ có thể cởi bỏ được nỗi đau khổ mà họ vốn cảm nghiệm, hoặc chữa lành hoàn toàn nỗi đau khổ của họ.Trong một số trường hợp, ta phải nhìn nhận rằng ngay các cố gắng của chúng ta để đề xuất trợ giúp cũng có thể là một nguồn gây đau buồn cho các người sống sót và chúng ta phải lặng lẽ cầu nguyện cho họ trong khi cung cấp sự hỗ trợ để chu toàn bổn phận tinh thần của ta. Tôi vẫn luôn tận tụy đối với việc hàn gắn tất cả những ai bị làm hại như thế và thận trọng làm tất cả những gì có thể làm để bảo đảm sự an toàn cho các trẻ em trong cộng đồng Giáo Hội để những tội ác này sẽ không bao giờ tái diễn nữa.”
Anh ta hết lòng ca ngợi hành động của Đức Hồng Y O’Malley, coi ngài xứng đáng làm giáo hoàng hơn Đức Phanxicô! Anh ta nói: “Tôi thực sự nghĩ O’Malley thích hành động, và nếu ngài làm giáo hoàng, tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy 1 thế giới khác hẳn”.
Đối với Đức Phanxicô, anh ta bảo: “việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô tấn công các nạn nhân của Karadima đã làm ngài mất nhiều bạn hơn ngài nghĩ. Ngài chắc chắn không phải là con người tôi nghĩ ngài là trước đây.”
Thế nhưng, cũng theo Inés San Martín, trong một bài báo khác, tuy Đức Phanxicô cho rằng ngài sử dụng từ ngữ không khéo lắm nhưng ngài cương quyết bênh vực Đức Cha Barros. Ngài nói thế trong cuộc họp báo trên chuyến bay từ Lima trở lại Rôma hôm Chúa Nhật 21 tháng 1 năm 2018.
Vụ Đức Cha Barros
Nói với các nhà báo trên chuyến bay, ngài cho biết ngài xác tín sự vô tội của Đức Cha Barros, vị giám mục bị tố cáo là che đậy các hành vi lạm dụng của Cha Karadima, một linh mục tai tiếng nhất ở Chile về tội lạm dụng tình dục trẻ em.
Ngài nói như đinh đóng cột: Đức Cha Barros “sẽ tiếp tục ở lại nhiệm sở của ngài, tôi không thể kết án ngài mà không có bằng chứng. Bản thân tôi xác tín ngài vô tội.”
Tuy nhiên, Đức Phanxicô tỏ ý tiếc cung cách ngài nhấn mạnh tới điểm trên ở Chile. Ngài cho rằng nói về việc trên, đáng lẽ ngài nên rõ ràng hơn trong việc phân biệt “evidence” (bằng chứng) và “proof” (chứng cớ) nhất là vì các nạn nhân bị lạm dụng thường trải nghiệm việc chịu thiệt hại sâu xa nhưng không nhất thiết ở vị trí có thể “chứng minh” được nó.
Một cách căn bản hơn, Đức Phanxicô nói rằng ngài biết các nạn nhân rất đau khổ, và ngài thừa nhận rằng “cảm thấy Đức Giáo Hoàng nói vào mặt họ, ‘hãy cho tôi một lá thư với bằng cớ,’” quả là “một cái tát vào mặt”.
Nên nhớ hôm thứ Năm, ngày cuối cùng ở Chile, khi ngài đang chuẩn bị cử hành Thánh Lễ ở Iquique, Đức Giáo Hoàng được một nhà báo địa phương hỏi về vụ Đức Cha Barros. Đức Phanxicô trả lời rằng ngày nào ngài nhận được chứng cớ chống lại Đức Cha Barros, ngài sẽ quyết định sẽ làm gì. Lúc đó, ngài nói: “không hề có một chứng cớ chống lại ngài, tất cả chỉ là vu khống.”
Ngài nói với các nhà báo trong chuyến bay rằng ngài đã nghĩ có nên trả lời câu hỏi của nhà báo địa phương hay không, và đã quyết định trả lời vì Đức Cha Barros vốn là giám mục Iquique và người hỏi câu hỏi này thuộc về giáo phận ấy, do đó, ông ta có quyền được biết chuyện.
Rồi ngài quả quyết: ngài đã cho điều tra vụ Đức Cha Barros và cuộc điều tra đã kết luận: “không có bằng chứng” nào cả. Ngài nhấn mạnh: “không có bằng chứng, không có chứng cớ phạm tội. Tôi đợi bằng chứng để thay đổi cách tôi nghiêng về. Cho đến lúc đó, tôi áp dụng nguyên tắc pháp lý của bất cứ tòa án nào: vô tội cho tới khi bị chứng minh là có tội.”
Ngài nói rõ thêm: “vụ Đức Cha Barros đã được nghiên cứu đi nghiên cứu lại, mà vẫn không có bằng chứng. Đó là điều tôi muốn nói. Tôi không có bằng chứng để kết án ngài. Và nếu tôi phải kết án ngài mà không có bằng chứng hay sự chắc chắn tinh thần nào, thì là tôi phạm tội làm quan tòa xấu.”
Nhắc đến câu trả lời của ngài với nhà báo địa phương, Đức Phanxicô cho rằng chữ “chứng cớ” (proof) có lẽ “không phải là chữ tốt nhất để tiếp cập một trái tim bị thương tổn.”
Ngài nói thêm: “Tôi đang nói tới bằng chứng. Dĩ nhiên, tôi biết rằng có nhiều nạn nhân bị lạm dụng mà không thể mang chứng cớ, họ không có chứng cớ. Họ không thể hoặc đôi khi không có [chứng cớ], hay họ mắc cỡ và dấu chứng cớ đi, và âm thầm chịu đau khổ. Bi kịch của những người bị lạm dụng này thật khủng khiếp.”
Đức Phanxicô cũng tâm sự rằng Đức Cha Barros đã đệ đơn từ chức hai lần, 1 lần trước khi Đức Phanxicô cử ngài lãnh đạo giáo phận miền nam năm 2015 và 1 lần sau đó.
Sau vụ Cha Karadima bùng nổ, một vị trong hội đồng giám mục Chile có đề nghị Đức Cha Barros và 3 vị giám mục khác trước đó từng được Cha Karadima “gửi về chủng viện” nên đệ đơn từ chức.Trong bốn vị này, một vị đang bệnh nặng, nên không ai lưu ý và dù sao cũng không còn lãnh đạo 1 giáo phận nào.
Kế hoạch là các vị giám mục nói trên sẽ từ chức, lấy 1 năm nghỉ, và khi sóng gió đã qua, sẽ quyết định phải làm gì.
Đức Phanxicô quả quyết rằng: sở dĩ có đề nghị đó là để “tránh các tố cáo, vì đây là những giám mục tốt lành. Chúng tôi yêu cầu từ chức, và Đức Cha Barros đã quảng đại đáp ứng. Ngài tới Rôma, nhưng tôi nói không. Đức Cha không hành xử như thế được, vì như thế là nhận tội.”
Khi Đức Cha Barros được thuyên chuyển từ chức giám mục tuyên úy quân đội sang làm giám mục giáo phận Osorno, và các vụ phản đối tiếp diễn chống lại ngài, một lần nữa ngài lại đệ đơn từ chức với Đức Phanxicô, “và tôi lại nói không, Đức Cha về [giáo phận mới].”
Các nhà báo nói tiếng Anh hỏi Đức Phanxicô về lời tuyên bố hôm thứ Bẩy của Đức Hồng Y Sean O’Malley của Boston, chủ tịch Uỷ Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Vị Thành Niên, về nhận định của Đức Giáo Hoàng về Đức Cha Barros. Trong lời tuyên bố ấy, Đức Hồng Y nói rằng vì Đức Giáo Hoàng cam kết với chính sách tuyệt đối không khoan dung, nên “dễ hiểu” việc các lời lẽ của ngài gây “đau đớn lớn”.
Đức Phanxicô lưu ý tới phần thứ hai của các lời tuyên bố ngài đưa ra hôm thứ Năm, về các lời tố cáo chống lại Đúc Cha Barros là “Vu khống.” Ngài nói “nhấn mạnh mà không có bằng chứng về việc này hay về việc nọ là vu khống. Nếu tôi bảo một ai đó ăn cắp một vật gì, mà không có bằng chứng, thì là vu khống. Tôi chưa được nghe một nạn nhân nào của Đức Cha Barros. Họ không đến [gặp tôi]. Họ không cung cấp bằng chứng.”
Nói với các nhà báo, Đức Giáo Hoàng cho hay: “qúy vị bảo tôi có bằng chứng,” nhưng nhấn mạnh rằng ngài chưa thấy bằng chứng nào của các nạn nhân vì “họ không tự trình diện.”
Một số nạn nhân tố cáo Đức Cha Barros tội bao che đã nhiều lần nói chuyện với các nhà báo để trình bầy trường hợp của họ, nhưng cho đến nay, người ta không rõ liệu họ có bao giờ chính thức xin được gặp Đức Giáo Hoàng hoặc qua Tòa Thánh hoặc qua đại diện của ngài tại Chile.
Các giáo dân ở Osorno từng phản đối việc bổ nhiệm Đức Cha Barros cho Crux hay trước cuộc tông du của ngài, họ có xin gặp Đức Phanxicô, nhưng cuộc gặp gỡ đã không diễn ra, nhưng họ không phải là các nạn nhân bị lạm dụng.
Nhân dịp này, Đức Phanxicô cho hay chính vị tiền nhiệm của ngài, Đức Bênêđictô XVI, đã áp đặt chính sách “tuyệt đối không khoan dung” đối với các vụ lạm dụng, và ngài chỉ là người bước theo. Bất kể các tường trình của một số giới, Đức Phaxicô quả quyết rằng ngài chưa bao giờ ký lệnh ân xá cho bất cứ giáo sĩ lạm dụng tình dục nào trong suốt 5 năm làm giáo hoàng.
Cũng trái với nhận định nói chung của báo chí thế tục coi cuộc tông du Chile là một thất bại, Đức Phanxicô quả quyết rằng nghĩ như thế là “chuyện thần tiên”. Ngược lại, ngài rất hài lòng khi rời nước này vì “không ngờ lại đông người đến thế ra đường phố” nghinh đón ngài.
Tuyên bố của Đức Hồng Y Sean O’Malley
Cũng trái với đồ đoán của truyền thông thế tục, Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Vị Thành Niên vẫn tiếp tục hiện hữu và hoạt động. Đây là nhận định của vị chủ tịch Ủy Ban này là Đức Hồng Y Sean O,Malley, Tổng Giám Mục Boston.
Như bạn đọc đã biết thứ Bẩy vừa qua trong một bản tuyên bố đăng trên trang mạng của Tổng Giáo Phận Boston và được VaticanNews của Tòa Thánh đăng lại, Đức Hồng Y O’Malley quả quyết cam kết của Đức Phanxicô đối với các nạn nhân bị một số giáo sĩ lạm dụng tình dục. Cũng trong tuyên bố này, Đức Hồng Y bình luận lời tuyên bố của Đức Phanxicô tại Chile liên quan đến vụ Đức Cha Barros.
Sau đây là nguyên văn Bản Tuyên Bố của Đức Hồng Y O’Malley:
“Điều dễ hiểu là các câu tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày hôm qua ở Santiago, Chile là một nguồn gây ra sự đau đớn lớn lao cho các nạn nhân bị một số giáo sĩ lạm dụng tình dục hay các kẻ vi phạm khác. Lời lẽ nào chuyển tải sứ điệp “nếu bạn không thể chứng minh lời ta thán của bạn thì bạn sẽ không đáng tin” đều đã bỏ rơi những người từng chịu các vi phạm hình sự đáng bị khiển trách, xúc phạm tới nhân phẩm của họ và đầy ải các người sống sót vào cuộc lưu đầy mất thể diện.
Vì không được đích thân can dự vào các vụ việc vốn là đề tài của cuộc phỏng vấn hôm qua, nên tôi không thể nói tại sao Đức Thánh Cha đã chọn các từ ngữ đặc thù mà ngài sử dụng lúc ấy. Tuy nhiên, điều tôi biết là Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhìn nhận đầy đủ các thất bại quá sức của Giáo Hội và chính hàng giáo sĩ đã lạm dụng các trẻ em và tác động tàn hại do các tội ác này này gây ra cho các người sống sót và người thân của họ.
Tháp tùng Đức Thánh Cha trong nhiều buổi gặp gỡ các người sống sót, tôi đã mục kích nỗi đau đớn của ngài khi biết chiều sâu và chiều rộng của các vết thương tạo nơi những người bị lạm dụng và diễn trình phục hồi có khi cần cả một đời người. Các câu tuyên bố của Đức Giáo Hoàng rằng không có chỗ nào trong đời sống Giáo Hội cho những người lạm dụng trẻ em và chúng ta phải duy trì chính sách tuyệt đối không khoan dung cho các tội ác này đều chân thực và là các cam kết của ngài.
Lời cầu nguyện và quan tâm của tôi sẽ luôn ở với các người sống sót và các người thân yêu của họ. Chúng ta không bao giờ có thể cởi bỏ được nỗi đau khổ mà họ vốn cảm nghiệm, hoặc chữa lành hoàn toàn nỗi đau khổ của họ.Trong một số trường hợp, ta phải nhìn nhận rằng ngay các cố gắng của chúng ta để đề xuất trợ giúp cũng có thể là một nguồn gây đau buồn cho các người sống sót và chúng ta phải lặng lẽ cầu nguyện cho họ trong khi cung cấp sự hỗ trợ để chu toàn bổn phận tinh thần của ta. Tôi vẫn luôn tận tụy đối với việc hàn gắn tất cả những ai bị làm hại như thế và thận trọng làm tất cả những gì có thể làm để bảo đảm sự an toàn cho các trẻ em trong cộng đồng Giáo Hội để những tội ác này sẽ không bao giờ tái diễn nữa.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét