Trang

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

22-05-2018 : THỨ BA - TUẦN VII THƯỜNG NIÊN


22/05/2018
Thứ Ba tuần 7 thường niên.


BÀI ĐỌC I: Gc 4, 1-10
“Anh em xin mà không nhận được là vì anh em xin không đúng”.
Trích thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.
Anh em thân mến, bởi đâu anh em cạnh tranh và cãi cọ nhau? Nào không phải tại điều này: tức tại các đam mê đang giao chiến trong chi thể anh em đó sao? Anh em ham muốn mà không được hưởng, nên anh em giết nhau. Anh em ganh tị mà không được mãn nguyện, nên anh em cạnh tranh và cãi cọ. Anh em không có, là tại anh em không xin. Anh em xin mà không nhận được, là vì anh em xin không đúng, cứ mơ tưởng thoả mãn các đam mê của anh em. Hỡi những kẻ ngoại tình, anh em không biết rằng thân thiết với thế gian là thù địch với Thiên Chúa đó sao? Vậy kẻ nào muốn thân thiết với thế gian này, thì đặt mình làm thù địch với Thiên Chúa. Hay anh em tưởng Kinh Thánh nói cách vô lý rằng: “Chúa quyến luyến thần trí mà Người đặt trong anh em, đến nỗi ghen lên”. Vả Người ban ơn bội hậu. Bởi đó có lời rằng: “Thiên Chúa chống lại những kẻ kiêu căng, nhưng ban ơn phúc cho người khiêm nhường!” Vậy anh em hãy phục tùng Thiên Chúa, hãy chống trả ma quỷ, và nó sẽ trốn xa anh em. Hãy đến gần Thiên Chúa, và Người sẽ đến gần anh em. Hỡi những kẻ tội lỗi, anh em hãy rửa tay cho sạch. Hỡi những kẻ hai lòng, hãy thanh luyện tâm hồn đi. Anh em hãy buồn sầu, than van và kêu khóc. Hãy đổi tiếng cười ra tiếng khóc, và đổi niềm vui ra nỗi buồn. Anh em hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa và Người sẽ nâng anh em lên. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 54, 7-8. 9-10a. 10b-11a. 23
Đáp: Hãy trút nhẹ gánh lo âu cho Chúa để chính Người nâng đỡ thân ngươi (c. 23a).
Xướng: 1) Tôi tự nhủ: ước chi tôi có cánh như bồ cầu, tôi sẽ bay đi và tìm nơi an nghỉ. Này đây tôi sẽ rời tới cõi xa xăm, tôi sẽ ở lại chỗ sơn lâm hoang vắng. – Đáp.
2) Tôi tìm chỗ dung thân cấp tốc vội vàng, đi ngược dòng phong ba và gió lốc. Lạy Chúa, xin đập tan, xin chia rẽ ngôn từ của chúng. – Đáp.
3) Vì tôi thấy có bạo lực và tranh chấp trong thành trì. Ngày đêm, trên mặt tường chúng đi dạo. – Đáp.
4) Hãy trút nhẹ gánh nặng cho Chúa, để chính Người nâng đỡ thân ngươi: Người không để người hiền lương muôn đời xiêu té. – Đáp.
ALLELUIA: Tv 94, 8ab
Alleluia, alleluia! – Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa, và đừng cứng lòng. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Mc 9, 29-36 (Hl 30-37)
“Con Người sẽ bị nộp. Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ từ trên núi xuống, rồi đi ngang qua xứ Galilêa và Người không muốn cho ai biết. Vì Người dạy dỗ và bảo các ông rằng: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người ta và họ sẽ giết Người. Khi đã bị giết, ngày thứ ba, Người sẽ sống lại”. Nhưng các ông không hiểu lời đó và sợ không dám hỏi Người.
Các ngài tới Capharnaum. Khi đã vào nhà, Người hỏi các ông: “Dọc đàng các con tranh luận gì thế?” Các ông làm thinh, vì dọc đàng các ông tranh luận xem ai là người lớn nhất.
Bấy giờ Người ngồi xuống, gọi mười hai ông lại và bảo các ông rằng: “Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người”. Và Người đem một em bé lại đặt giữa các ông, rồi ôm nó mà nói với các ông rằng: “Ai đón nhận một trong những trẻ nhỏ như thế này vì danh Thầy, tức là đón tiếp chính mình Thầy. Và ai đón tiếp Thầy, thực ra không phải đón tiếp Thầy, nhưng là đón tiếp Đấng đã sai Thầy”. Đó là lời Chúa.
(thanhlinh.net)



Suy niệm : Làm tôi tớ mọi người
Ở cuối văn kiện Tòa Thánh, các Ðức Giáo Hoàng thường ghi dòng chữ này cùng với chữ ký của mình: "Tôi tớ của các tôi tớ". Ðây là tinh thần mà Chúa Giêsu muốn tất cả các vị lãnh đạo trong Giáo Hội phải có, như được đề cập đến trong bài Tin Mừng hôm nay: "Ai muốn làm đầu thì phải làm người rốt hết, và làm tôi tớ mọi người".
Cám dỗ về quyền hành và cám dỗ lạm quyền là sự kiện thường xuyên và mãnh liệt đối với con người mọi thời. Chính những cám dỗ ấy cũng đã xảy ra cho Nhóm Mười Hai Tông đồ. Thật vậy, vào chính lúc Thầy của các ông loan báo về cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài, thay vì dừng lại và chia sẻ với Thầy, hoặc nếu chưa hiểu thì trao đổi với Thầy để am tường hơn, các ông đã có thái độ ích kỷ, vụ lợi; các ông tưởng thời lập quốc của Ðấng Mêsia và ngày vinh quang của các ông đã tới, thế là các ông bắt đầu tranh cãi về địa vị với nhau. Chính các ông cũng cảm thấy sự tranh cãi như thế là đáng trách, bởi vì khi được Chúa Giêsu hỏi, các ông đã làm thinh.
Và rồi sự việc đã diễn biến không như các ông tưởng nghĩ, bởi vì đối với Chúa Giêsu, trong Nước Trời tồn tại ở trần gian này, cho dù vẫn có tôn ti trật tự, nhưng đó là một trật tự lạ lùng: Người làm lớn sẽ là người hầu hạ kẻ khác, người nhỏ nhất phải là đối tượng để được hầu hạ. Rốt cuộc, chúng ta có thể hầu hạ ai chính là vì chúng ta muốn hầu hạ Chúa Giêsu trong họ, và chúng ta có được hầu hạ ai, thì cũng chỉ vì họ đang hầu hạ Chúa Giêsu nơi chúng ta. Như vậy, điều quan trọng không phải là làm lớn hay làm nhỏ trong Nước Trời, chỉ có Thiên Chúa là nhân vật quan trọng trong Nước Trời, và làm lớn hay làm nhỏ, tất cả đều phục vụ Thiên Chúa mà thôi.
Bài Tin Mừng hôm nay vẫn thường được dùng làm kim chỉ nam cho việc thi hành quyền bính trong Giáo Hội. Nếu mọi người, kẻ cầm quyền cũng như người dưới quyền đều hiểu và thực thi giáo huấn này, chắc chắn Giáo Hội sẽ trở nên thu hút hơn đối với nhân loại, nhất là đối với con người hôm nay đã quá mệt mỏi với những hình thức mị dân, lạm quyền, dua nịnh của giới lãnh đạo; người ta sẽ nhận ra nơi đó khuôn mặt của Chúa Kitô một cách rõ ràng hơn, một Chúa Kitô lãnh đạo bằng cách bị nộp, bị giết chết vì người khác.
Bao lâu xã hội loài người còn, thì bấy lâu bài học Chúa dạy hôm nay vẫn còn giá trị, bởi vì cám dỗ về quyền lực và lạm quyền đã ăn sâu trong mỗi người và trong mọi cơ chế xã hội. Nhưng để bài học ấy tác động mạnh mẽ và hữu hiệu, chúng ta cần nghĩ tới hình ảnh của Chúa, Ðấng lãnh đạo dân Chúa, nhưng đã trở thành tôi tớ cho mọi người.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)



Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần 7 TN2Năm chẵn
Bài đọcJam 4:1-10; Mk 9:30-37.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Các đức tính cần có của nhà lãnh đạo tinh thần.
Rất nhiều người muốn làm lớn để ra lệnh cho người khác, để được mọi người biết tới, và để mọi người hầu hạ mình. Điều này có thể áp dụng với những nhà lãnh đạo chính trị, quân sự, hay kinh tế; nhưng không được áp dụng cho những nhà lãnh đạo tinh thần. Chính Chúa Giêsu đã dạy bảo các môn đệ: “Vua các dân thì dùng uy quyền mà thống trị dân, và những ai cầm quyền thì tự xưng là ân nhân. Nhưng anh em thì không được như thế, trái lại, ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ” (Lk 22:25-26).
Các Bài Đọc hôm nay liệt kê những đức tính cần có của người lãnh đạo theo tiêu chuẩn của Kitô Giáo. Trong Bài Đọc I, tác giả Thư Giacôbê liệt kê những điều tốt nhà lãnh đạo phải có và những điều xấu nhà lãnh đạo phải tránh xa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu tuyên bố với các tông đồ: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” Chúa Giêsu làm gương bằng cách rửa chân cho các ông, và chấp nhận gian khổ của con đường Thập Giá để đưa mọi người về cho Thiên Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Anh em hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa và Người sẽ cất nhắc anh em lên.
1.1/ Lãnh đạo không phải để mưu cầu lợi ích hay hưởng lạc.
(1) Lãnh đạo để hưởng lợi sẽ dẫn tới chiến tranh: Điều này không lạ, vì khuynh hướng con người ai cũng muốn có quyền lợi; vì thế, họ phải tranh chấp nhau để được hưởng quyền lợi. Nếu không tranh chấp được bằng lời nói, họ sẽ dùng tới vũ lực để tranh dành quyền lợi.
(2) Thiên Chúa sẽ không ban ơn cho những nhà lãnh đạo hưởng thụ: Của cải trong trời đất là của Thiên Chúa ban cho mọi người hưởng dùng. Ngài sẽ không ban ơn cho những kẻ tham lam muốn vơ vét của cải để hưởng lạc; nhưng sẽ lấy ra để cho mọi người hưởng dùng.
(3) Ai muốn là bạn của thế gian thì tự coi mình là thù địch của Thiên Chúa: Thế gian ở đây được hiểu là những người không theo giá trị của Nước Trời; trái lại, họ còn tìm cách chống lại những người sống theo giá trị đó. Câu 5 trong trình thuật có căn bản của Sách Sáng Thế 6:5: Thiên Chúa thấy sự gian ác của con người ngày càng nhiều trên mặt đất và tâm trí họ tối ngày chỉ toan tính điều xấu. Có lẽ thánh Giacôbê nghĩ Thiên Chúa ban tặng cho con người Thánh Thần là để chế ngự và điều khiển những đam mê xấu xa của con người.
Sự suy xụp của cá nhân hay xã hội là do ở sự ghen tị, và điều này càng ngày càng bành trướng. Thần khí mà nó cư ngụ trong con người cách tự nhiên luôn luôn sản xuất hết ý tưởng xấu này đến ý tưởng xấu khác, luôn luôn thúc đẩy con người tìm kiếm những điều cần phải sở hữu để hưởng thụ. Cách thức này của thế gian, ảnh hưởng bởi sự xa hoa và lạc thú, dẫn con người đến ghen tương và cãi lộn để đạt được những điều này, là hệ quả chắc chắn của việc làm bạn với thế gian; vì không có tình bằng hữu mà không có sự hiệp nhất trong thần khí. Vì thế, các tín hữu, để tránh tham lam, phải tránh làm bạn với thế gian, và phải chứng tỏ rằng họ được hướng dẫn bởi những nguyên lý cao siêu hơn và một thần khí tốt lành hơn đang cư ngụ trong họ. Nếu chúng ta thuộc về Chúa, Ngài cho chúng ta nhiều ân sủng để sống và hành động hơn những người thế gian. Thần khí thế gian dạy con người sống ích kỷ, Thiên Chúa dạy con người sống rộng lượng. Thần khí của thế gian dạy con người tích trữ của cải cho mình, Thiên Chúa dạy chúng ta phải biết đóng góp những điều cần thiết và an ủi tha nhân.
1.2/ Lãnh đạo bằng khiêm nhường và phục vụ. Những ai khiêm nhường lãnh đạo theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa, Ngài sẽ ban mọi ân sủng để giúp họ sinh lợi ích cho muôn người. Thánh Giacôbê liệt kê một số những đức tính mà nhà lãnh đạo phải có:
(1) Gần Thiên Chúa là xa ma quỉ: Nhà lãnh đạo phải vâng phục Thiên Chúa và khử trừ mọi tội lỗi. Khi con người tiến đến gần Thiên Chúa là ma quỉ sẽ không dám bén mảng tới họ, vì Thiên Chúa thánh thiện và ma quỉ tội lỗi không thể ở chung.
(2) Đau khổ có giá trị hơn niềm vui của thế gian: Nhà lãnh đạo phải biết hy sinh, chịu đựng gian khổ. Đau khổ giúp con người nhận ra giá trị thực sự của cuộc đời. Phúc cho ai khóc lóc vì họ sẽ được Thiên Chúa an ủi. Sung sướng chỉ làm con người xa cách Thiên Chúa vì họ nghĩ họ đã có mọi sự.
2/ Phúc Âm: Ai muốn đứng đầu phải phục vụ mọi người.
2.1/ Lãnh đạo bằng hy sinh mạng sống cho người khác.
(1) Chúa Giêsu dạy một đường: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại.” Đây chính là “bí mật của Đấng Thiên Sai” theo Marcô. Khác với hình ảnh Đấng Thiên Sai mà người Do-thái thêu dệt lên theo truyền thống: Ngài sẽ làm những phép lạ lớn lao, sẽ dùng uy quyền để tiêu diệt các thế lực ngọai bang, và lên ngôi cai trị khắp bờ cõi trái đất. Chúa Giêsu mặc khải cho các tông đồ kế họach Cứu Độ của Đấng Thiên Sai: Ngài sẽ chấp nhận con đường đau khổ để cứu độ con người, không phải giải thóat con người khỏi cảnh nô lệ của ngọai bang; nhưng là giải thóat con người khỏi ách nô lệ của tội lỗi và sự chết.
(2) Các ông hiểu một nẻo: Marcô tường thuật phản ứng của các môn đệ: “Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.” Các ông không hiểu vì các ông đã quá quen với hình ảnh của Đấng Thiên Sai theo truyền thống. Các ông sợ không dám hỏi Chúa, có thể vì các ông sợ khi phải đối diện với sự thật: Chúa Giêsu sẽ bị bắt bớ và bị giết chết.
Điều này được sáng tỏ hơn qua những gì mà các tông đồ bàn cãi dọc đường. Khi về tới nhà, Đức Giêsu hỏi các ông: “Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?” Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Vẫn hy vọng vào một Đấng Thiên Sai có thế lực quân sự, nên các ông bàn cãi với nhau xem ai sẽ là nhân vật thứ hai sau Chúa Giêsu khi Ngài lên ngôi cai trị.
2.2/ Lãnh đạo bằng phục vụ: Đức Giêsu ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” Nhà lãnh đạo tinh thần khác với nhà lãnh đạo quân sự, và tiêu chuẩn để làm người lớn nhất trong vương quốc của Thiên Chúa cũng khác với tiêu chuẩn của vương quốc trần gian: Họ phải trở nên rốt hết và phục vụ mọi người. Để dẫn chứng, Chúa Giêsu dạy họ phải phục vụ những người nhỏ, những người không có gì để đền trả, và Ngài nói: “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Không phải ai cũng có thể lãnh đạo. Người lãnh đạo phải được huấn luyện để có những đức tính cần thiết trước khi có thể lãnh đạo.
– Không phải chỉ có các cha mới là những người lãnh đạo tinh thần, cha mẹ cũng là những nhà lãnh đạo trong gia đình. Noi gương Chúa Giêsu, cha mẹ cũng phải lãnh đạo bằng hy sinh, chịu đựng gian khổ để phục vụ con cái.
– Phần thưởng của những nhà lãnh đạo tinh thần không phải là những lợi nhuận vật chất, nhưng là chính Thiên Chúa và niềm vui khi thấy mọi người tin vào Thiên Chúa.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP


22/05/2018 – THỨ BA TUẦN 7 TN
Th. Ri-ta Ca-xi-a
Mc 9,30-37

CHỮA TRỊ CĂN BỆNH MÃN TÍNH
“Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” (Mc 9,35)
Suy niệm: Các môn đệ của Đức Giê-su mắc một “căn bệnh mãn tính” rất khó chữa trị. Đó là bệnh ganh tị, tranh dành địa vị dẫn đến cãi nhau xem ai là người lớn nhất. Lần này, căn bệnh ấy trở nặng, tệ hơn những lần trước: họ cãi nhau ngay sau khi Thầy mới tiên báo lần thứ hai về cuộc khổ nạn Thầy sắp chịu, mà lại cãi nhau dọc đường nữa. Đức Giê-su quả là bậc lương y đầy bản lĩnh điềm tĩnh và tế nhị. Đợi về đến nhà, Ngài mới hỏi các ông; các ông thinh lặng không dám nói, Ngài chẳng cần ép. Ngài cho thấy Ngày là bậc thầy “cao tay” trong cách chữa bệnh cho các môn đệ: Đưa cái ông từ cực lớn nhất đến cực nhỏ nhất; không còn là ước mơ làm lớn trước mặt con người, nhưng là trước mặt Thiên Chúa, ước mơ làm lớn theo lựa chọn của một quả tim yêu mến.
Mời Bạn: Không riêng chi các Tông đồ ngày xưa, hôm nay bạn cũng có thể mắc chứng bệnh ganh tị khó chữa trị ấy. Có thể bạn đang khổ sở về một thua thiệt nào đó so với người chung quanh: ngoại hình, khả năng, của cải, danh tiếng… Ước gì lời Chúa Giê-su hôm nay thức tỉnh bạn, cho bạn thấy chỉ có cao trọng theo cái nhìn của Chúa là cao trọng nhất và đáng tìm kiếm nhất.
Sống Lời Chúa: Tôi hạnh phúc với những gì mình đang có, đang là. Tôi sẽ luôn dâng lời ca ngợi Chúa, và đời sống của tôi phải minh chứng cho tâm tình cảm tạ tri ân ấy. Alleluia!
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con chiêm ngắm mẫu gương điềm đạm của Chúa trước các thói xấu của các môn đệ. Xin cho con luôn giữ được tâm hồn thư thái, điềm tĩnh trước những sai lỗi của người anh em. Amen.
(5 Phút Lời Chúa)


Cãi nhau (22.5.2018 – Th Ba Tun 7 Thường Niên B)

Suy nim:
Ngoài chuyn chm tin, chm hiu,
các môn đ còn có mt đim yếu là hay cãi nhau.
H cãi nhau xem ai là người ln nht trong nhóm.
Người y s là người đng đu trong Nước sp ti ca Đng Mêsia.
Tiếc thay trong bài Tin Mng hôm nay,
h li cãi nhau khi đang đi ngoài đường (c. 33).
T hơn na, h cãi nhau ngay sau khi Thy Giêsu loan báo ln th hai
v cái chết và s phc sinh sp đến ca mình (c. 31).
Hn Thy Giêsu rt đau vì thy hc trò ca mình khá trn tc.
Dù đang đi vi Thy trên cùng mt con đường,
nhưng h vn đ lòng mình theo đui vinh quang thế gian.
Đc Giêsu qu là mt bc thy v s đim đm.
Ngài đi ti khi v nhà Caphácnaum mi gi li chuyn trên đường.
Ngài làm như mình không rõ v đ tài câu chuyn:
“Dc đường anh em đã bàn tán điu gì vy?
Khi các ông mc c làm thinh, không dám nói ra chuyn cãi nhau (c. 34),
Thy Giêsu cũng chng n ép các ông phi nói.
Ngài ngi xung như mt v thy bt đu ging dy (c. 35),
gi Nhóm Mười Hai li - nhóm các nhà lãnh đo tương lai ca Giáo Hi -
và đưa ra mt nguyên tc chi phi vic qun tr cng đoàn:
“Nếu ai mun làm người đng đu thì phi làm người rt hết ca mi người
và làm người phc v cho mi người (c. 35).
Câu nói trên ca Đc Giêsu m ra mt cuc cách mng nơi tâm con người.
Đc Giêsu không dy ta lt đ người đng đu đ chiếm ly quyn lc.
Ngài cũng không đòi ta b ước mơ làm ln.
Ngài dy cho ta cách tr nên ln lao thc s trước mt Thiên Chúa.
Đó là tr nên người phc v mi người, sng như Ngài đã sng:
“Sut đi Thy đã sng gia anh em như mt người phc v” (Lc 22, 27).
Nếu làm đu mà phi phc v thì có ai mun làm người đng đu na không?
Lch s ca nhân loi là lch s ca nhng cuc cãi nhau không ngt
gia các quc gia, các tôn giáo, các b tc, và ngay trong giáo x, gia đình.
Đ tài muôn thu vn là quyn lc, chc tước, đa v, tiếng tăm.
Ai cũng mun làm đu, làm ln đ được phc v, đ khi phi hu bàn.
Ước gì chúng ta hiu rng quyn uy ch là giy phép đ phc v.
Cu nguyn:

Ly Chúa,
xin ct khi con mi lo lng b ngoài.
Xin tha th cho con
vì đã quá bn tâm
đến nhng điu mình nói,
đến nh hưởng ca mình,
đến nhng điu người ta nói và nghĩ v con.
Xin tha th cho con
vì mun nên ging k khác
mà quên mt chính mình,
vì khao khát có được nhng đc tính ca h,
mà quên phát trin bn thân.
Xin tha th cho con
vì đã mt nhiu thi gian
cho vic phô trương
hơn là cho vic xây dng bn thân.
Xin cho con biết ci m vi anh em ;
nh đó, Chúa có th đến vi con
như đến vi mt người bn.
Và Chúa s làm cho con tr nên người
mà Chúa mong mun trong tình yêu ca Ngài
vì con là con ca Chúa
và là anh em ca mi người.
(Michel Quoist)
 Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
22 THÁNG NĂM
Trạng Sư Thần Linh Của Chúng Ta
Tông Đồ Gio-an nói với những người nhận thư thứ nhất của ngài bằng những ngôn từ chứa chan tình cảm – ngài gọi họ là “những người con bé nhỏ” và kêu mời họ tránh xa sự tội (1Ga 2, 1). Tuy nhiên, ngài cũng viết: “Nhưng nếu ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: Đó là Đức Giêsu Kitô, Đấng Công Chính. Chính Đức Giêsu Kitô là của lễ đền tội, vì tội lỗi chúng ta – không những vì tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng còn vì tội lỗi cả thế gian nữa” (câu 1 – 2).
Qua những lời ấy trong lá thư được viết vào cuối thế kỷ thứ nhất của ngài, Thánh Gio-an công bố cùng một sự thật mà Phê-rô rao giảng chỉ ít lâu sau cuộc Thăng Thiên của Chúa. Đó là chân lý nền tảng về sự hoán cải và về ơn tha thứ nhờ năng lực của cái chết và cuộc Phục Sinh của Đức Kitô.
– suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II



Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 22/ 5
Thánh Rita Cascia, nữ tu
Gc 4, 1-10; Mc 9, 30-37.

Lời suy niệm: Đức Giêsu và các môn đệ ra khỏi đó, đi băng qua miền Galilê. Nhưng Đức Giêsu không muốn cho ai biết, vì Người đang dạy các môn đệ răng: ‘Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau, kh bị giết chết, Người sẽ sống lại.”
            Đây là lần đầu tiên trong Kinh Thánh cho chúng ta biết: “Đức Giêsu không muốn cho ai biết, vì Người đang dạy các môn đệ.”. Trong lần dạy riêng này, Chúa Giêsu đã loan báo về cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Người, hầu giúp các môn đệ ghi sâu vào ký ức của mình, chuẩn bị cho các ông một hành trang khi phải đối đầu với sự việc khi xãy ra. Nhưng các ông hầu như không quan tâm hay là ái ngại mà đã câm nín: “Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.”
            Lạy Chúa Giêsu. Lời Chúa là chân lý, và là sự sống, rất cần thiết cho sự sống của chúng con, những giáo huấn của Giáo Hội giúp cho chúng con đi đúng con đường ngắn nhất đến được với Chúa, đón nhận ân sủng của Chúa. Xin cho mỗi người trong chúng con biết uốn nắn mình lại để hưởng được hạnh phúc và vinh quang Chúa hứa ban.
Mạnh Phương



22 Tháng Năm
Thiên Chúa Tạo Dựng Con Người
Người Ấn Ðộ thường kể câu chuyện ngụ ngôn về việc sáng tạo con người như sau: Một hôm Thiên Chúa quyết định tạo dựng con người, nghĩa là làm một tạo vật đẹp nhất giữa các tạo vật. Dĩ nhiên, khi Thiên Chúa vừa công bố quyết định, các Thiên thần đã tỏ ra không mấy hồ hởi, một phần vì ganh tị, một phần vì không thể chấp nhận được một ý tưởng xem ra quá kỳ cục ấy. Làm sao tưởng tượng được một thụ tạo vừa thuộc về hạ giới, lại vừa tham dự vào đời sống thần linh. Làm sao có được một hữu thể vừa là một mảnh của thời gian, lại vừa mang tính vĩnh cửu? Làm sao chấp nhận được giữa vật chất và tinh thần?
Các Thiên Thần không thể tưởng tượng được rằng Thiên Chúa có thể tạo dựng được một tạo vật như thế. Các vị e ngại rằng ý tưởng ấy sẽ hạ giảm quyền năng và sự khôn ngoan thượng trí của Thiên Chúa.
Ðể ngăn chặn Thiên Chúa trong ý định của Ngài, các Thiên Thần mới bầu ra một ủy ban. Sau nhiều ngày ráo riết làm việc, ủy ban đã soạn xong một kiến nghị đệ trình lên Chúa gồm những điểm như sau: tinh thần không thể kết hợp với vật chất, bản tính thiên thần không thể kết hợp với bản tính thú vật, cái có cùng không thể hòa hợp với cái không cùng, cái chóng qua đi không thể đi đôi với điều vĩnh hằng, do đó yêu cầu Thiên Chúa hãy từ bỏ ý định điên rồ của Ngài.
Sau khi đọc kỹ bản kiến nghị, Thiên Chúa đưa ra phán quyết như sau: “Tất cả những góp ý của các người đều hợp lý. Nhưng điều ta sắp thực hiện không phải là một vấn đề triết học”. Các Thiên Thần đều nhao nhao hỏi: “Vậy thì vấn đề đó là gì?”. Sau một hồi thinh lặng, Thiên Chúa chậm rãi đáp: “Con người là vấn đề của Niềm Tin”. Ngài thinh lặng, rồi phán quyết: “Con người là vấn đề của Niềm Tin”.
Trong một xã hội được xây dựng trên luật của cá lớn ăn hiếp cá bé, trong một xã hội mà nền tảng đã bị đục khoét bởi lọc lừa, gian trá, phản bội, đố kỵ, hận thù, con người dễ mất đi niềm tin nơi con người, bởi vì khi không tin ở người, con người cũng không còn tin ở chính mình. Một cuộc sống như thế chẳng khác nào một cuộc tự hủy, một cuộc tự sát tập thể.
Thiên Chúa yêu thương mọi người. Ngài tiếp tục tin tưởng nơi con người, Ngài cũng mời gọi chúng ta tin tưởng nơi con người… Thay vì tự giam hãm trong khép kín, trong đố kỵ, chúng ta hãy ra khỏi chính mình để đến với người… Ðến với người bằng sự thông cảm tha thứ, cho dẫu chúng ta chỉ gặp toàn những lừa đảo phản bội. Ðến với người bằng những san sẻ sớt chia, cho dẫu chúng ta chỉ toàn gặp những bội bạc, vong ân. Ðến với người bằng tiếng cười rộn rã, cho dẫu chúng ta chỉ gặp toàn đắng cay, sầu muộn.
(Lẽ Sống)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét