Trang

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

01-06-2018 : THỨ SÁU - TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN - THÁNH GIÚTTINÔ. TỬ ĐẠO - Lễ Nhớ


01/06/2018
Thứ Sáu tuần 8 thường niên
Thánh Giúttinô, tử đạo.
Lễ nhớ.


Bài Ðọc I: (Năm II) 1 Pr 4, 7-13
"Anh em hãy nên những kẻ phân phát những ơn Chúa".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.
Anh em thân mến, ngày cùng tận của vạn vật đã gần rồi. Vậy anh em hãy khôn ngoan và tỉnh thức cầu nguyện. Tiên vàn, anh em hãy luôn luôn yêu thương nhau, vì tình thương che lấp muôn vàn tội lỗi. Anh em hãy đón tiếp khách trọ và đừng kêu ca. Tuỳ theo ơn đã lãnh nhận, mỗi người hãy phục vụ lẫn nhau như những người phân phát ân sủng muôn hình vạn trạng của Thiên Chúa. Nếu ai rao giảng, thì hãy kể đó là lời của Thiên Chúa; nếu ai phục vụ, thì hãy kể đó là do sức mạnh Thiên Chúa ban cho, ngõ hầu Thiên Chúa được tôn vinh nơi vạn vật nhờ Ðức Giêsu Kitô, Ðấng vinh hiển và uy quyền đến muôn đời. Amen.
Anh em thân mến, chớ có kinh dị, vì ngọn lửa đã bốc lên nơi anh em để thử luyện anh em, như thể một việc mới lạ xảy đến cho anh em. Nhưng được thông phần vào cuộc khổ nạn của Ðức Kitô, anh em hãy vui mừng, để khi vinh quang của Người được tỏ hiện, anh em sẽ được vui mừng hoan hỉ.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 95, 10. 11-12. 13
Ðáp: Chúa ngự tới cai quản địa cầu (c. 13ab).
Xướng: 1) Hãy công bố giữa chư dân rằng: Thiên Chúa ngự trị. Người dựng vững địa cầu cho nó khỏi lung lay, Người cai quản chư dân theo đường đoan chính. - Ðáp.
2) Trời xanh hãy vui mừng và địa cầu hãy hân hoan, biển khơi và muôn vật trong đó hãy reo lên, đồng nội và muôn loài trong đó hãy mừng vui. Các rừng cây hãy vui tươi hớn hở. - Ðáp.
3) Trước nhan Thiên Chúa: vì Người ngự tới, vì Người ngự tới cai quản địa cầu. Người sẽ cai quản địa cầu cách công minh và chư dân cách chân thành. - Ðáp.
  
Alleluia: Dt 4, 12
Alleluia, alleluia! - Lời Thiên Chúa là lời hằng sống, linh nghiệm, phơi bày tư tưởng và ý muốn của tâm hồn. - Alleluia.

Phúc Âm: Mc 11, 11-26
"Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc. Các ngươi hãy tin vào Thiên Chúa".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
(Khi nghe dân chúng hoan hô), Chúa Giêsu vào thành Giê-rusalem, lên đền thờ và sau khi đã đưa mắt quan sát mọi sự, và lúc trời đã xế chiều, Người ra về Bêtania cùng với nhóm mười hai. Hôm sau, khi thầy trò rời bỏ Bêtania, Người thấy đói. Và khi thấy ở đàng xa có một cây vả nhiều lá, Người đến xem coi có trái nào không. Nhưng khi lại gần, Người chỉ thấy có lá thôi, vì không phải là mùa có trái. Người phán bảo cây vả rằng: "Cho đến muôn đời sẽ không còn ai ăn trái của mi nữa". Và các môn đệ đã nghe Người nói.
Các ngài đến Giêrusalem. Và khi vào đền thờ, Chúa liền đuổi những người mua bán ở đó. Người xô đổ bàn của những người đổi tiền và ghế của những người bán chim câu. Người không để cho ai mang đồ vật đi ngang qua đền thờ. Người dạy bảo họ: "Nào chẳng có lời chép rằng: "Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dận tộc ư? Thế mà các ngươi đã biến thành hang trộm cướp". Ðiều đó đến tai các trưởng tế và luật sĩ, họ liền tìm cách giết Người, vì họ sợ Người, bởi tất cả dân chúng say mê giáo lý của Người. Chiều đến, Người ra khỏi thành.
Sáng hôm sau, khi đi ngang qua, các ngài trông thấy cây vả đã chết khô tận rễ. Phêrô nhớ lại và thưa Chúa rằng: "Lạy Thầy, hãy coi, cây vả Thầy nguyền rủa đã chết khô rồi". Chúa Giêsu đáp: "Hãy tin vào Thiên Chúa. Thầy bảo thật các con, nếu ai bảo núi kia: "Hãy dời đi và gieo mình xuống biển", mà trong lòng không hồ nghi, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì người ấy sẽ được như ý. Vì vậy Thầy bảo các con: Tất cả những gì các con cầu xin, hãy tin rằng các con sẽ được, thì các con sẽ được điều đó. Và khi các con đang đứng cầu nguyện, nếu các con có điều gì bất thuận với ai, hãy tha thứ để Cha các con trên trời cũng tha cho các con. Nếu các con không tha thứ, thì Cha các con trên trời cũng không tha tội cho các con".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Ðền thờ tâm hồn

Thiên Chúa là tình yêu, nên nơi Ngài ở không thể có đố kỵ, hận thù, oán ghét. Thiên Chúa là sự thánh thiện, nên nơi Ngài ở không thể có những dâm bôn, chè chén, tục tằn. Thiên Chúa là sự thật, nên nơi Ngài ở không thể có gian manh, lọc lừa, tham lam và trộm cướp.
Chính vì không muốn để cho con người biến Ðền Thờ Thiên Chúa thành hang trộm cướp, mà theo thuật trình Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã tẩy uế Ðền Thờ. Ngài đuổi những kẻ buôn bán, lật bàn của những kẻ đổi bạc và xô ghế của những người bán bồ câu. Ngài bảo: "Nhà Ta được gọi là nhà cầu nguyện của các dân tộc, thế mà các ngươi đã biến thành hang trộm cướp".
Ngày nay, có những ngôi thánh đường vì hậu quả của chiến tranh, hay vì lý do này lý do khác, đã trở nên hoang tàn, không còn được dùng làm nơi thờ phượng nữa. Cũng có những ngôi thánh đường nguy nga, đồ sộ, nhưng chẳng ai đến dự lễ cầu kinh nữa, mà chỉ để cho du khách đến tham quan như một di tích lịch sử, một kiến trúc nghệ thuật. Bên cạnh đó, tại những miền quê hẻo lánh, có những tín hữu nghèo muốn dựng lên một nhà nguyện đơn sơ để làm nơi đọc kinh cầu nguyện chung với nhau mà không sao làm được. Tuy nhiên, có một điều mà không mấy người tín hữu nghĩ tới, đó là chính tâm hồn của mỗi người là Ðền Thờ của Chúa Ba Ngôi.
Thật thế, nhờ Bí tích Rửa tội, tâm hồn người tín hữu đã trở thành Ðền thờ nơi Thiên Chúa ngự trị. Nhưng thay vì ý thức sự hiện diện sống động của Thiên Chúa trong tâm hồn để sống thân tình với Ngài, chúng ta lại đưa vào đó biết bao chuyện gian tham, lọc lừa, trộm cắp, mưu mô, hận thù, ghen ghét. Chúa Giêsu có lý để khiển trách chúng ta, như Ngài đã phẫn nộ với những kẻ buôn bán trong Ðền Thờ ngày xưa: "Nhà Ta là nhà cầu nguyện, thế mà các ngươi đã biến thành hang trộm cắp".
Xin Chúa thanh tẩy tâm hồn chúng ta khỏi mọi vết nhơ tội lỗi, gian tham, lọc lừa, kiêu căng và ích kỷ, để tâm hồn chúng ta mãi mãi là Ðền Thờ của Thiên Chúa, và nhờ thế, Thiên Chúa sẽ mãi mãi ở với chúng ta từ nay và cho đến muôn đời.
Veritas Asia



Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Sáu Tuần 8 TN2, Năm Chẵn
Bài đọc1 Pet 4:7-13; Mk 11:11-26.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cách xứng đáng để thờ phượng Thiên Chúa
Đạo không phải chỉ thuần túy là những lễ nghi trong nhà thờ; nhưng phải lan tỏa vào cuộc sống con người để sinh lợi ích cho bản thân và cho tha nhân. Thánh Lễ chúng ta cử hành không chấm dứt bằng lời cầu chúc của vị linh mục “Hãy ra về bình an,” nhưng Thánh Lễ được nối dài bằng những hy sinh người tín hữu làm cho tha nhân và những đau khổ người tín hữu chịu để thông phần vào cuộc Thương Khó của Chúa.
Các bài đọc hôm nay giúp chúng ta nhận ra những gì là chính yếu của đạo để thi hành trong cuộc sống. Trong bài đọc I, tác giả Thư Phêrô I liệt kê những điều cần thiết các tín hữu phải làm trong cuộc sống và những ý nghĩa của gian khổ mà các tín hữu phải chịu. Trong Phúc Âm, thánh Marcô tường thuật biến cố Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ giữa hai đoạn của cây vả bị chúc dữ. Mục đích là để lên án những người lạm dụng Đền Thờ để bóc lột dân nghèo và không thực thi những gì Thiên Chúa truyền dạy.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Sống mối liên hệ với Thiên Chúa bằng cả cuộc đời
1.1/ Những điều các tín hữu cần làm trong khi chờ đợi Ngày Chúa đến.
+ Cầu nguyện: “Anh em hãy sống tự chủ và tiết độ để có thể cầu nguyện được.” Sống tự chủ và tiết độ là hai điều kiện cần thiết cho việc cầu nguyện. Khi con người không bình an, khó lòng con người có thể tập trung để cầu nguyện. Khi thân xác nặng nề vì ăn uống, rất khó cho con người tỉnh thức để cầu nguyện.
+ Yêu thương nhau: “Anh em hãy hết tình yêu thương nhau, vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi.” Câu này có thể hiểu một hoặc cả hai cách: Khi yêu thương, con người dễ dàng tha thứ những khuyết điểm cho người khác (I Cor 13); hay khi yêu thương tha nhân, Thiên Chúa sẽ thứ tha các tội lỗi của mình.
+ Đón tiếp nhau: “Hãy tiếp đón nhau mà không lẩm bẩm kêu ca.” Tinh thần hiếu khách rất quan trọng cho Giáo Hội và các tín hữu. Cộng đoàn thời sơ khai mới thành lập không có nhà nhờ nên phải họp nhau ở nhà các cá nhân có phòng rộng để tham dự Lễ Bẻ Bánh. Hơn nữa, các tín hữu cần phải mở rộng cửa nhà để đón tiếp những sứ giả rao giảng Tin Mừng từ phương xa tới. Đón tiếp anh chị em trong khi cần là đón tiếp chính Chúa (Mt 25).
+ Phục vụ nhau: “Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa.” Thánh Thần ban ơn riêng cho mỗi người, không phải là để khoe khoang hay tìm tư lợi cho mình; nhưng là để xây dựng Nhiệm Thể của Đức Kitô và Giáo Hội.
– Trong lời nói: “Ai có nói, thì nói lời Thiên Chúa.” Rao giảng Tin Mừng là rao giảng những gì Chúa muốn nói; chứ không phải là rao giảng lời của mình.
– Trong việc làm: “Ai phục vụ, thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban.” Sức mạnh là ơn Thiên Chúa ban. “Như thế, trong mọi việc, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô. Kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. Amen.”
1.2/ Mục đích của thử thách: Tác giả đưa ra hai lý do chính của việc chịu thử thách:
(1) Làm cho đức tin thêm vững mạnh: “Đừng ngạc nhiên mà coi đó (đau khổ) như một cái gì khác thường xảy đến cho anh em,” vì đức tin cần được thử thách bằng đau khổ.
(2) Chung phần với đau khổ của Đức Kitô: Tác giả đồng ý với Phaolô khi nói: “Được chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỷ.” Nếu không chung phần đau khổ, chúng ta sẽ không được chung phần vinh quang với Thiên Chúa.
2/ Phúc Âm: Khi Chúa nói điều gì, điều ấy thành hiện thực.
2.1/ Ý nghĩa của hai trình thuật:
Trình thuật “Cây vả bị chúc dữ” chỉ được tường thuật trong Marcô và Matthew, và là một trong những trình thuật khó cắt nghĩa nhất. Lý do vì hầu hết học giả đều chú trọng đến chi tiết mà Marcô tường thuật: “vì không phải là mùa vả.” Họ đặt câu hỏi: Tại sao Chúa lại tìm quả và chúc dữ cho cây vả khi chưa tới mùa?
Trong Tin Mừng, Marcô thỉnh thoảng dùng nghệ thuật viết văn được gọi là “đặt giữa hai” (Intercalation hay sandwiching): Mục đích của tác giả khi dùng nghệ thuật này là để làm nổi bật một ý nghĩa mà cả hai trình thuật đều nhắm tới. Ví dụ: trình thuật Chúa rao giảng với uy quyền chứ không giống như các kinh sư được tiếp nối bằng phép lạ Chúa chữa người bị quỉ ám (1:21-28). Trình thuật Chúa chữa con gái người trưởng hội đường được đặt trước và sau phép lạ Chúa chữa người đàn bà bị loạn huyết lâu năm (5:21-43). Và trình thuật sai Nhóm Mười Hai đi rao giảng được đặt trước và sau cái chết của Gioan Tẩy Giả (6:7-30).
Và hôm nay, trình thuật “Chúa thanh tẩy Đền Thờ” được đặt giữa trình thuật “Cây vả bị chúc dữ.” Điều quan trọng là phải tìm ra đâu là chủ đề chung của cả hai trình thuật. Trong trình thuật “Cây vả bị chúc dữ,” điều Chúa nói với cây vả: “Muôn đời sẽ chẳng còn ai ăn trái của mày nữa!” được thực hiện ngay hôm sau khi Chúa Giêsu và các môn đệ đi ngang qua cây vả. Điều gì Chúa nói sẽ thành sự, Chúa không quan tâm đến việc có đúng mùa hay không. Trong trình thuật “thanh tẩy Đền Thờ,” điều Chúa muốn nhấn mạnh: “Nào đã chẳng có lời chép rằng: Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc sao? Thế mà các người đã biến thành sào huyệt của bọn cướp!” Đền Thờ Jerusalem bị phá hủy bình địa chỉ xảy ra ít lâu sau đó (70 AC), và từ đó đến nay mọi dân tộc thờ phượng Chúa không phải ở Jerusalem; nhưng trong thần khí và sự thật.
2.2/ Đạo không phải chỉ là những lễ nghi trong Đền Thờ: Điều quan trọng nhất của đạo là niềm tin vững mạnh của người tín hữu vào Thiên Chúa. Chúa Giêsu nhấn mạnh điều này với các môn đệ: “Thầy bảo thật anh em: nếu có ai nói với núi này: “Dời chỗ đi, nhào xuống biển!” mà trong lòng chẳng nghi nan, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì sẽ được như ý. Vì thế, Thầy nói với anh em: tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý.”
Ngoài ra, tình yêu đối với Thiên Chúa được biểu lộ qua tình yêu dành cho tha nhân. Người dạy họ: “Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu anh em có chuyện bất bình với ai, thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng tha lỗi cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ, thì Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta không được giới hạn đạo vào những lễ nghi xảy ra trong nhả thờ; nhưng phải tiếp tục sống mối liên hệ với Thiên Chúa qua việc cầu nguyện, qua những hy sinh chúng ta làm cho tha nhân, và bằng những đau khổ chúng ta chịu trong cuộc sống.
– Chúng ta không bao giờ được lợi dụng danh nghĩa nhà thờ để biến nhà thờ thành nơi buôn bán, làm chính trị, kéo bè đảng, và bóc lột các tín hữu.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP


01/06/2018 – THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 8 TN
Th. Giút-ti-nô, tử đạo
Mc 11,11-26

BI ĐÁT CÂY VẢ KHÔNG CÓ TRÁI
Chúa Giê-su rủa cây vả: “Muôn đời sẽ chẳng còn ai ăn trái của mày nữa.” (Mc 11,14)
Suy niệm: Phúc Âm theo thánh Mác-cô nói rõ: “bấy giờ không phải là mùa vả”, mặt khác, quyền năng như Đức Giê-su, Đấng có thể biến đá thành bánh để ăn (x. Mt 4,3), nhưng đã từ chối làm phép lạ chỉ để giải quyết nhu cầu cá nhân của mình, thì việc Ngài rủa chết cây vả không phải vì nó không có trái để Ngài ăn cho đỡ đói, mà là muốn nói lên ý nghĩa biểu trưng của một dụ ngôn. Trong bối cảnh Chúa Giê-su long trọng vào thành Giê-ru-sa-lem với tư cách của Đấng Mê-si-a, “Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa” (Mc 11,9), mà dân Ít-ra-en – dân tộc của Giao ước – lại lỡ hẹn “không nhận biết giờ họ được Thiên Chúa viếng thăm,” Ngài đã than khóc vì thấy trước những tai ương sẽ đổ xuống trên họ (x. Lc 29,44). Số phận dân tộc được Chúa tuyển chọn cũng bi đát như cây vả trái mùa không còn khả năng sinh hoa trái, và mãi mãi không ai có thể hưởng nhờ hoa trái cứu độ từ nơi họ.
Mời Bạn: Tiên tri Ê-dê-ki-en ví những cây ăn trái mọc hai bên bờ dòng sông chảy từ Đền Thờ một năm mười hai tháng đều đơm hoa kết trái, trái cây dùng làm lương thực, lá cây dùng làm thuốc (Ed 47,12). Cũng vậy, những ai kết hợp với Chúa như cành nho gắn liền với cây nho sẽ trổ sinh hoa trái đồi dào, còn “cành nào không sinh hoa trái sẽ bị chặt đi” (Ga 15,2).
Sống Lời Chúa: Bạn được kết hợp với Chúa Ki-tô qua bí tích Thánh Tẩy, mời bạn năng lãnh nhận Mình Thánh Chúa để sinh nhiều hoa trái thiêng liêng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con luôn sinh nhiều hoa trái thiêng liêng là những việc lành (x. Cl 10,1) nhờ luôn kết hợp với Chúa là nguồn sống của con.
(5 Phút Lời Chúa)


Nhà cu nguyn ca mi dân tc (01.6.2018 – Th Sáu Tun 8 Thường niên B)

Suy nim:
Khi thánh s Máccô viết đon Tin Mng này,
thì có th Đn th Giêrusalem đã b phá hy bi quân Rôma.
Ngôi đn th nguy nga này được vua Hêrôđê C trùng tu và ni rng,
mt 84 năm mi hoàn thành, đ ri ch tn ti được vn vn 6 năm.
Đc Giêsu đã lên Đn th này nhiu ln, vào các dp l ln.
Đây là ln cui Ngài lên đây gia tiếng tung hô ca đám đông. 
Khi chiu tà, Ngài và các môn đ qua đêm làng Bêtania gn đó.
Hôm sau, trên đường t Bêtania tr li Đn th, Ngài thy đói.
Trông thy t xa mt cây v xanh tt, Ngài li gn đ tìm trái ăn.
Nhưng tiếc thay cây này ch có lá thôi, vì chưa đến mùa v.
Vy mà Đc Giêsu li có v ni gin,
và nói: “Muôn đi s chng còn ai ăn trái ca mày na!
Bui sáng hôm sau, Thy trò li lên Đn th, đi ngang qua cây v.
Mi người thy nó chết ri, chết khô tn r (c. 20).
Phêrô cho rng cây v chết vì b Thy ra (c. 21).
Chúng ta không hiu ti sao Đc Giêsu li ra cây v cho nó chết.
Nó có ti tình gì đâu, ch ti chưa đến mùa đó thôi!
Thánh s Máccô đã đt chuyn Đc Giêsu thanh ty Đn th
vào ngay gia câu chuyn đy kch tính v cây v.
Điu đó khiến chúng ta không hiu chuyn cây v theo nghĩa đen.
Đúng là cây v chng mc ti gì khi chưa đến mùa có trái.
Nhưng khi các nhà lãnh đo Do Thái giáo c ý t khước Đc Giêsu,
thì h mc ti, như cây v không trái.
Rt cuc c h và Đn th phi chu s phn như cây v héo khô.
Khi vào khu vc Đn th, Đc Giêsu gin d vi chuyn buôn bán,
dù đây là chuyn buôn bán được phép,
mt khu vc được phép, đ phc v cho vic th t.
Đc Giêsu đã làm mt hành đng rt khác thường,
đó là đui người buôn bán, lt bàn, xô ghế ca h (c. 15).
Thm chí Ngài còn cm người ta mang đ đi qua Đn th (c. 16).
Chc đã xy ra mt cuc xô xát nh, trong mt thi gian ngn.
Ngài hành đng như người có quyn nơi th t này.
Điu đó khiến các nhà lãnh đo tôn giáo tìm cách giết Đc Giêsu.
Đi vi Đc Giêsu, ngôi Đn th tráng l Giêrusalem 
không còn là nhà cu nguyn cho mi dân tc na (Is 56,7).
Vì gii lãnh đo, nó đã không đt mc tiêu Thiên Chúa mun. 
Như cây v xanh lá, nhưng không trái, nó s b héo khô.
Ngày nay, du tích còn li ca ngôi Đn th xưa ch là mt bc tường,
nơi người Do Thái đến than khóc.
Bài Tin Mng hôm nay không gây s thù ghét đi vi người Do Thái. 
Đúng hơn đây là mt nhc nh nghiêm chnh ca Đc Giêsu
đi vi mi đn th, nhà th ca các Kitô hu.
Phi làm sao đ nơi th t không tr thành nơi buôn bán kinh doanh.
Phi làm sao đ nhà th thc s là nơi cu nguyn cho mi người,
không phân bit giàu nghèo, sang hèn, quê mùa hay trí thc.
Phi làm sao đ các ngôi thánh đường ngày nay ca chúng ta
khi rơi vào s phn ca Đn th Giêrusalem ngày xưa,
xanh lá nhưng không trái, nên b chết khô.
Cu nguyn:
Ly Chúa Giêsu,
xin thương nhìn đến Hi Thánh
là đàn chiên ca Chúa.
Xin ban cho Hi Thánh
s hip nht và yêu thương,
đ làm chng cho Chúa
gia mt thế gii đy chia r.
Xin cho Hi Thánh
không ngng ln lên như ht lúa.
Xin đng đ khó khăn làm chúng con chùn bước,
đng đ d dãi làm chúng con ng quên.
Ước gì Hi Thánh tr nên men
được vùi sâu trong khi bt loài người
đ bt được dy lên và tr nên tm bánh.
Ước gì Hi Thánh thành cây to bóng rp
đ chim tri muôn phương r nhau đến làm t.
Xin cho Hi Thánh
tr nên bàn tic ca mi dân nước,
nơi mi người được hưởng nim vui và t do.
Cui cùng xin cho chúng con
biết xây dng mt Hi Thánh tuyt vi,
nhưng vn chp nhn c lùng trong Hi Thánh.
Ước gì khi thy Hi Thánh trn gian,
nhân loi nhn ra Nước Tri gn bên. Amen.
Lm. Antôn Nguyn Cao Siêu, S.J.


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1 THÁNG SÁU
Hơi Thở Sự Sống
Bản văn Thánh Kinh trong Sách Sáng Thế cho phép chúng ta hiểu rõ rằng con người – được tạo thành như thế – khác hẳn với toàn thể thế giới hữu hình, nhất là khác hẳn với thế giới động vật. Chính “hơi thở sự sống” đã làm cho con người có thể biết các động vật, có thể đặt tên cho chúng – và có thể nhận ra mình khác với chúng (St 2, 18 – 20).
Mặc dù trình thuật Gia-vít về cuộc tạo dựng con người không nói đến “linh hồn”, ta vẫn dễ dàng nhận ra từ trình thuật này rằng sự sống con người là một sự sống siêu việt trên sự sống thuần túy chất thể của động vật, rằng sự sống vượt quá vật chất để vươn tới chiều kích tinh thần. Đây chính là nền tảng cốt yếu của “hình ảnh Thiên Chúa” mà bản văn Sáng Thế 1, 27 nói về.
– suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II



Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 01/ 6
Thánh Justinô tử đạo
1Pr 4, 7-13; Mc 11, 11-26.

Lời suy niệm: Đức Giêsu nói với các ông: “Anh em hãy tin vào Thiên Chúa. Thầy bảo thật anh em; nếu có ai nói với núi này: À dời chỗ đi, nhào xuống biển! Mà trong lòng chẳng chút nghi nan, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xãy ra, thì sẽ được như ý Vì thế, Thầy nói với anh em tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý.”
            Những lời khẳng định của Chúa Giêsu về việc “Hãy tin vào Thiên Chúa”, thì trong mọi lời cầu nguyện sẽ được như ý, điều này cũng đòi hỏi nơi mỗi người Kitô hữu khi cầu nguyện phải có những đức tính cần thiết: – Cầu nguyện phải có đức tin – Cầu nguyện phải có sự mong đợi và cầu nguyện phải do lòng yêu mến. Những yếu tố này sẽ làm đẹp lòng Thiên Chúa, mỗi khi chúng ta cầu xin Ngài.
            Lạy Chúa Giêsu. Xin cho mỗi người trong chúng con luôn biết tẩy mình trong sach trước mỗi lời cầu nguyện và có lòng yêu mến, để mọi lời cầu xin của chúng con luôn đặt trọng tâm yêu mến trong những lời cầu xin, để những lời cầu xin của chúng con được đẹp lòng Chúa và sinh ích cho chúng con và cho mọi người.
Mạnh Phương


Gương Thánh Nhân
Ngày 01-06: Thánh GIUSTINÔ
Tử Đạo (+165)

Thánh Giustinô tử đạo sinh tại Nablus, Samaria ở vào đầu thế kỷ thứ II. Sinh trưởng trong một gia đình ngoại giáo, nhưng Ngài luôn nuôi dưỡng nhiệt tình tìm kiếm Thiên Chúa chân thật. Với nhiệt tình này, Ngài đã tiếp xúc với mọi triết thuyết đương thời và không thoả mãn được các đòi hỏi của trí khôn.
Trong tác phẩm “Đối thoại với Tryphon” (Dialogus cum Tryphone), chính thánh Giustinô kể lại cuộc tìm kiếm của mình: – Trước hết, Ngài tin tưởng vào một người theo phái khắc kỷ. Những người này chẳng dạy gì về Thiên Chúa. Ông ta nói rằng sư hiểu biết ấy không cần thiết gì. Sau đó, Ngài đến với một người theo thuyết của Aristote. Ông này đòi thù lao quá cao, khiến sinh viên trẻ là Giustinô phẫn uất: người ta không rao bán triết học.
Một người theo lý thuyết của Pythagore hỏi Ngài: – Anh đã học âm nhạc, thiên văn và địa lý chưa ? Bởi vì để chiêm ngưỡng điều góp phần tạo nên hạnh phúc cần phải biết học giải thoát tâm hồn khỏi các đối tượng hữu hình để có thể tiếp nhận được những đối tượng trong trí khôn và cho phép thấy được sự thiện mỹ nội tại.
Giustinô chưa biết gì về những môn học, nhưng lại thấy mình bị thúc bách tìm kiếm Thiên Chúa hơn. Ngài gặp một người theo phái Platon Ngài nói: – Sau nhiều đàm luận, tôi hiểu được những điều vô hình ở mức độ cao hơn. Việc chiêm ngưỡng thế giới tư tưởng chấp cánh cho tinh thần của tôi.
Dầu vậy, không có gì làm cho Ngài thỏa mãn được cơn khát chân lý. Tại Ephesô, Giustinô gặp một cụ già đầy khôn ngoan. Ông trách Ngài đã thích lý sự về từ ngữ hơn sự kiện. Ông đã cho Ngài một lời khuyên cao cả là hãy tìm đọc kinh thánh: phải vượt qua những giới hạn của trí khôn, phải đi xa trong thời gian hơn các triết gia, phải nghe các tiên tri là những người nói bởi Chúa Thánh Thần, nhất là phải cầu nguyện vì: – Không ai có thể thấy hay nghe được những điều này nếu Thiên Chúa và đức Kitô không cho họ hiểu biết.
Theo lời khuyên này, Giustinô đã khám phá ra Kitô giáo bảo đảm hơn triết học nhiều. Từ đấy đức tin là qui luật xử thế và sự thánh thiện lý tưỏng của Ngài, Ngài mở một trường học tại Rôma và sống đời tông đồ đích danh. – Tôi sẽ nói sự thật, không một đắn đo sợ sệt, cả vào lúc bị phân thay thành trăm mảnh.
Gương mẫu của các thánh tử đạo đánh động ngài rất nhiều: – Thấy họ kiên vững trước cái chết, tôi thầm nói rằng: họ không thể sống trong sự dữ và ham mê các khoái lạc được nữa.
Ngài sẽ tìm được ở đâu sự thăng hoa cuộc sống lớn lao hơn là trong Kitô giáo ? Bởi vậy Ngài đã tìm mở rộng môi trường hoạt động ra ngoài ranh giới lớp học và những cuộc tranh luận, bằng việc viết nhiều tác phẩm để phổ biến tư tưởng tôn giáo. Ngày nay chúng ta chỉ còn giữ lại được hai cuốn: Đối Thoại Với Tryphone, và Hộ Giáo. Nhưng với hai tác phẩm ấy, thánh Giustinô cũng tỏ ra là một nhà minh giáo có thế giá được thế kỷ thứ II và là người đã phác họa ra nền thần học Kitô giáo.
Từ một đức tin vững chắc vào các chân lý Kitô giáo. Thánh Giustinô đã không ngần ngại tìm hết khả năng trổi vượt của trí khôn để hai lần viết thơ can ngăn các bạo vương. Lần thứ nhất vào năm 138. Ngài viết cho Antonin Le Pieux và lần thứ hai cho Marcô Aurelio. Cả hai lần Ngài cố gắng chỉ dẫn đến kết quả là bị kết án tử hình.
Giustinô và các bạn bị dẫn tới trước mặt tổng trấn Rusticus, một người theo triết thuyết Khắc Kỷ. Ngài lớn tiếng tuyên xưng đức tin. – Không ai có lương tri mà lại bỏ rơi chân lý để theo sự lầm lạc cả.
Thánh nhân từ chối không chịu tố giác nơi các kitô hữu hội họp. Sau cùng Ngài và các bạn bi đánh đòn rồi bị chém đầu. Tài liệu còn ghi lai nhiều chân lý mà thánh nhân đã phát biểu trong cuộc đối thoại với Rustisus, chẳng hạn: – Mọi nguyên tắc chính đáng mà các triết gia và các nhà lập luật khám phá được và trình bày cũng phải nhớ ở điều mà Ngôi lời đã diễn tả một phần.
Ngài còn nói: – Không ai tin Socrate đến độ chết vì điều ông ta dạy. Chính vì những lý do khác hẳn với lãnh vực văn chương mà bao nhiêu giáo phụ đã lấy máu mình để ký nhận các công trình của các Ngài, chính tình yêu Thiên Chúa nhập lòng các Ngài.
(daminhvn.net)



01 Tháng Sáu
Con Người Khờ Khạo
Một cuốn phim Pháp với tựa đề “Gigot”, đã kể lại cuộc đời cao thượng nhưng vô cùng đáng thương của một người câm tên là Gigot. Ðúng như cái tên có thể gợi lên, Gigot là một người khờ khạo nhưng có một tâm hồn cao quí. Ngày ngày anh quét đường, kiếm từng đồng xu nhỏ để mua những mẩu bánh mì vụn sống qua ngày. Nơi trú ngụ của anh là một cầu thang bẩn thỉu nằm bên dưới một ngôi nhà. Những người bạn duy nhất của anh là các chú chó và một con mèo hoang. Hằng ngày, từ tiệm bánh mì đi ra, anh đều mang theo thức ăn cho chúng. Anh đi đâu, chúng quấn quít bên người đến đó… Những con thú thương anh như một người bạn, nhưng những người đồng bào của anh chỉ nhìn anh như trò đùa. Mỗi khi cần có một trận cười, người ta gọi Gigot đến cho anh uống rượu để anh có thể nhảy múa trong cơn say và làm trò hề cho họ.
Một đêm nọ, sau khi say túy lúy và làm đủ trò hề cho thiên hạ cười, Gigot đi ngã ngiêng về nhà giữa cơn mưa. Anh bắt gặp một người đàn bà và một đứa con gái nhỏ đang nằm co ro trong góc hè phố, mình mẩy ướt như chuột lột. Anh dìu hai mẹ con người đàn bà về nhà mình và dọn chỗ cho họ qua đêm. Trong những ngày kế tiếp, anh tìm đủ mọi cách để làm cho người đàn bà được hạnh phúc và cô bé được vui cười. Anh đưa cô bé đến nhà thờ và dùng thứ ngôn ngữ câm của mình để nói với nó về Chúa Giêsu… Một hôm, người mẹ muốn đi nơi khác vì không chịu nổi cảnh thiếu thốn trong căn nhà của anh. Người câm không biết làm gì hơn là đành phải đến hiệu bánh mì quen để đánh cắp một số tiền. Với số tiền ấy, anh có thể sắm sửa tươm tất cho hai mẹ con người đàn bà…
Thế nhưng, một hôm, khi thức giấc, anh không còn thấy người đàn bà trong căn gác của mình nữa. Anh đưa cô bé vào sâu trong cầu thang và làm trò đùa cho nó cười. Vô tình, căn gác đổ nát sụp xuống trên anh và đứa bé. Anh vừa mang đứa bé đến nhà thờ để xin cha sở chạy chữa, thì người ta cũng phát giác ra sự mất tích của nó… Người ta tri hô lên anh là thủ phạm bắt cóc đứa bé. Cuộc săn đuổi đã làm anh trượt té xuống một dòng sông… Một chiếc phà chạy qua. Chiếc mũ của anh trồi lên. Mọi người tưởng rằng anh đã chết chìm giữa dòng sông… Sự cảm thông và thương tiếc bỗng bừng dậy, người ta lấy chiếc mũ của anh, đặt lên một chiếc quan tài và cử hành nghi lễ tống táng. Người người sụt sùi khóc. Bao nhiêu bài điếu văn được đọc lên để ôn lại tấm lòng cao thượng của người quá cố… Nhưng từ một chòm cây trong nghĩa địa, Gigot lắng nghe tất cả, anh bật thành tiếng khóc, khóc vì sự cảm thông quá muộn màng của người đồng loại, mà có lẽ cũng khóc khi nghĩ đến thân phận của anh.
Hôm nay chúng ta bước vào tháng dành riêng để tôn kính Trái Tim Chúa Giêsu…. Có riêng một tháng để nhắc nhớ cho con người về Tình Yêu của Thiên Chúa, bởi lẽ con người không hiểu mà cũng dễ quên tình yêu của Thiên Chúa…
Thiên Chúa cũng giống như một người tình câm. Ngài làm mọi sự và tìm đủ mọi cách để cho con người hiểu được Tình Yêu của Ngài. Không còn ngôn ngữ nào nữa, Thiên Chúa đành phải dùng chính cái chết, bởi lẽ không có tình yêu nào trọng đại cho bằng mối tình của người chết vì người mình yêu…
“Chúng sẽ nhìn xem Ðấng chúng sẽ đâm thâu qua”. Qua cái chết của Ðức Kitô trên thập giá, con người mới có thể thấy được tình yêu của Thiên Chúa đối với mình. Cái chết là ngôn ngữ cuối cùng của Tình Yêu. Mối tình câm lặng nhất đã được bày tỏ…
(Lẽ Sống)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét