Giải đáp phụng vụ: Liệu cử hành Thánh lễ Chúa Nhật vào thứ
Sáu được không? Nói thêm về hoa trên bàn thờ
Nguyễn Trọng Đa
29/May/2018
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô
(LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum
(Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Gần đây tôi bắt đầu cử hành Thánh lễ hai lần mỗi tháng tại một khu dân cư người cao niên. Thánh lễ diễn ra vào ngày thứ Sáu. Nhiều người cao tuổi kém sức khỏe tham dự Thánh lễ, và cũng có nhiều người khỏe mạnh ở ngoài khu vực tham dự Thánh lễ nữa. Theo tiền lệ được đặt ra bởi một linh mục cách đây nhiều năm, các người tổ chức muốn các bản văn của Thánh Lễ Chúa Nhật kế tiếp được đọc, có kinh Vinh Danh (khi thích hợp) và kinh Tin Kính nữa. Tôi được nói cho biết: “Đối với dân cư ở đó, đây là Thánh Lễ Chúa Nhật của họ!” Liệu được phép cử hành Thánh lễ Chúa Nhật vào ngày thứ Sáu không? Người ta gợi ý rằng Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM) số 358 cho phép điều này. Liệu việc này có chu toàn nghĩa vụ dự lễ ngày Chúa Nhật không? Trong một lễ kính hoặc lễ trọng, các bài đọc Chúa Nhật có thể được sử dụng không? - T. P., tỉnh Quebec, Canada.
Đáp: Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma:
“358. Trong sách Các Bài Ðọc cho ngày, trong suốt năm ngày nào trong tuần cũng có bài đọc. Do đó, thường ngày nào hãy lấy bài đọc đã chỉ cho ngày ấy, trừ phi gặp lễ trọng hay lễ kính, hay lễ nhớ có bài đọc Tân Ước riêng, trong đó có nhắc đến vị Thánh được cử hành.
“Tuy nhiên, khi nào việc đọc liên tục trong tuần bị ngắt quảng vì một lễ trọng, lễ kính hay một cử hành đặc biệt, vị tư tế được phép tùy theo cách xếp đặt các bài đọc trong cả tuần mà nhập những phần bị bỏ với những phần khác hoặc quyết định xem nên đọc bài nào hơn.
“Trong các Thánh Lễ cho những nhóm đặc biệt, vị tư tế được phép chọn những bài đọc đặc biệt thích hợp với cử hành hơn, miễn là lấy từ những bản văn trong sách Các Bài Ðọc được phê chuẩn” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Tôi không nghĩ rằng quy chế này đề cập đến trường hợp rõ ràng như cha nói, vì nó đề cập đến các bài đọc tại buổi cử hành thường ngày và các Thánh lễ không thường xuyên. Ngoài ra, sự tự do hào phóng dành cho “nhóm đặc biệt” dường như gắn liền với “buổi cử hành đặc biệt”, và do đó dường như chỉ đề cập chủ yếu đến một nhóm người tập hợp vào một dịp đặc biệt, như kỷ niệm một lễ mừng nào đó hoặc ngân khánh chẳng hạn. Do sự nhấn mạnh trong hai đoạn kế tiếp về việc tôn trọng chuỗi các bài đọc hàng ngày, tôi không tin rằng nó có thể được áp dụng cho các tình huống thông thường.
Về ngày Chúa Nhật, điều quan trọng là phải giúp các Kitô hữu nhớ rằng Chúa Nhật không phải là một ngày lễ có thể chuyển đổi được. Trong ba thế kỷ đầu tiên, các Kitô hữu gặp nhau ngày Chúa Nhật, mặc dù đó là một ngày làm việc bình thường, và nhiều người trong số họ là các nô lệ có nguy hiểm lớn khi đi dự lễ như thế. Điều này thường có nghĩa là phải dậy sớm hoặc có lẽ lẻn đi vào buổi tối. (Tất nhiên, họ cũng sống trong một thời kỳ mà khi chỉ vì sự việc họ là Kitô hữu, họ có thể bị dẫn đến cái chết đau đớn).
Như 49 vị tử đạo ở Abitinae (năm 304) đã nói với vị thẩm phán xử án họ câu nói nổi danh: “Chúng tôi không thể sống mà không có lễ ngày Chúa Nhật".
Thánh Lễ Chúa Nhật đã không mất đi bất kỳ giá trị nào hay tầm quan trọng nào trong đời sống người Công Giáo. Họ đã không kém anh hùng hơn trong việc bảo vệ đức tin của họ, như nhiều biến cố gần đây đã cho thấy.
Ngày Chúa Nhật luôn luôn là ngày Chúa Nhật, và phụng vụ riêng của ngày này luôn phải được cử hành. Do đó, khi có thể được, các tín hữu nên tham dự Thánh Lễ vào ngày Chúa Nhật hoặc vào chiều tối thứ Bảy. Nếu xét là cần thiết và hữu ích, các linh mục nên sẵn lòng cử hành Thánh Lễ vào các thời điểm bất thường trong ngày.
Đồng thời, các hoàn cảnh hiện tại của Kitô hữu sinh sống và mong muốn của Giáo hội để chăm sóc nhu cầu tâm linh của càng nhiều con chiên càng tốt, có thể dẫn đến một số cải tiến.
Thí dụ, chúng ta có tình hình ngày Chúa Nhật ở các nơi như bán đảo Ả Rập, mà ở đó ngày Chúa Nhật là một ngày lao động bình thường, và nhiều người nhập cư Kitô giáo xét thấy rằng không thể tham dự Thánh Lễ được.
Trong trường hợp này, sự cho phép đã được cấp để tham dự phụng vụ Chúa Nhật sớm hơn, không buộc dự lễ ngày Chúa Nhật, vào ngày thứ Sáu trước đó, tức ngày cầu nguyện của người Hồi giáo. Bất kỳ Kitô hữu nào trong các quốc gia này có thể tham dự Thánh Lễ vào tối thứ Bảy hoặc Chúa Nhật, và như vậy là giữ trọn luật dự lễ ngày Chúa Nhật.
Cử hành một phụng vụ Chúa Nhật bổ sung vào một ngày nghỉ trong tuần không phải là một trường hợp chuyển Chúa Nhật sang một ngày khác. Thay vào đó, đó là một đáp trả mục vụ để cho người Công Giáo, khi không thể tham dự Thánh Lễ vào tối thứ Bảy hoặc Chúa Nhật, có thể không bị tước đoạt khỏi kho tàng phong phú, được cung cấp bởi chu kỳ ba năm của các bài đọc Kinh Thánh và kinh nguyện.
Không có buộc tham dự Thánh lễ vào một buổi lễ thứ Sáu như vậy.
Đó là bởi vì, nói theo giáo luật, các người về mặt khách quan không thể tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật, chẳng hạn như người cao tuổi sống khép kín và người buộc phải lao động, họ được miễn giới luật và miễn nghĩa vụ tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Đây là tuân theo một châm ngôn luân lý truyền thống, vốn nói rằng không ai bị buộc phải làm điều bất khả hoặc điều quá khó khăn. Nếu họ tự nguyện tham dự Thánh Lễ vào một ngày khác, hoặc nếu họ dự lễ chiếu trên truyền hình, thì họ làm một việc rất tốt xét về quan điểm tâm linh.
Khi đây là một tình hình chung, các mục tử hành động tốt trong việc giải quyết các nhu cầu thiêng liêng của tín hữu, bằng cách tìm cung cấp sự chăm lo phụng vụ tốt nhất, trong khi cẩn thận để tránh ấn tượng rằng các vị đang di chuyển Chúa Nhật sang một ngày khác. Tuy nhiên, các vị thường không có thẩm quyền để khởi đầu các thích ứng như thế cho lịch phụng vụ.
Vì vậy, trong kết luận, trong khi tôi tin rằng về mặt mục vụ người ta có thể thực hiện sự thích ứng này để mang lại lợi ích cho các cư dân già yếu, tôi đề nghị các bước như sau:
- Xin phép rõ ràng từ Giám mục giáo phận để thực hiện các điều chỉnh này, nhằm loại bỏ bất kỳ nghi ngờ nào về tính hợp pháp của chúng.
- Nói rõ cho tất cả mọi người, đặc biệt là các người khỏe mạnh và có khả năng, rằng việc họ dự Thánh lễ ấy là không chu toàn luật buộc dự lễ Chúa Nhật của họ.
- Nếu ngày thứ Sáu trùng với một ngày lễ trọng, hoặc thậm chí với một lễ kính, thì phụng vụ ngày lễ ấy cần được cử hành.
Tại khu dân cư người cao tuổi, có thể cử hành buổi phụng vụ mà không có linh mục. Các Giám mục Canada đã triển khai một nghi lễ cho các tình huống như vậy, do thiếu giáo sĩ. Bằng cách này, sẽ không có sự gián đoạn trong các Bài đọc Chúa Nhật từ tuần này sang tuần khác.
Nghi lễ Canada nói như sau về cử hành Lời Chúa ngày Chúa Nhật:
“Một buổi cử hành thực sự Lời Chúa
“Nghi lễ Canada cho việc cử hành ngày Chúa Nhật, vốn đã triển khai trong các tình huống này, là không phải một hình thức thích nghi của Thánh Lễ, nhưng là một cử hành thật sự Lời Chúa, với các đặc điểm riêng. Nó có đặc tính là một sự thờ phượng Lời Chúa, có các bài đọc và Thánh vịnh ngày Chúa Nhật đầy đủ, một bài giảng phản ảnh Lời Chúa, các lời nguyện tín hữu nổi lên từ việc nghe Lời Chúa, và lời nguyện chúc tụng Chúa trong việc tạ ơn, vốn đến bình thường từ Kinh Thánh. Việc cử hành Lời Chúa ngày Chúa Nhật như thế là thật sự phụng vụ. Nó cử hành và làm cho trở thành hiện tại hành động cứu độ của Chúa Kitô, Đầu của dân Chúa, và trao sức mạnh cho công việc của Thân thể Ngài là Hội Thánh. Tập hợp nhau vào ngày này khi Hội Thánh trên khắp thế giới tưởng niệm Chúa Phục Sinh, các tín hữu của một cộng đoàn đặc biệt tuyên xưng vinh quang của Chúa Cha, qua Chúa Con, trong sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần. Hơn nữa, một cộng đoàn đặc biệt tập hợp để cử hành Lời Chúa, luôn cử hành phụng vụ này trong sự hiệp nhất với Hội Thánh phổ quát. Cộng đoàn chứng tỏ sự tôn kính Lời Chúa, cùng một loại tôn kính như Hội Thánh dạy, là tôn kính Thân Thể của Chúa, vì trong cả hai trường hợp, chính Chúa Kitô là Đấng được tôn kính. Trong việc công bố và lắng nghe Lời Chúa, Chúa Kitô trở nên thật sự hiện diện với dân Ngài, vì Hội Thánh dạy rõ ràng rằng Chúa Kitô hiện diện trong Lời Ngài, vì chính Ngài luôn luôn nói khi Thánh Kinh được đọc trong Hội Thánh. Do đó, ngay cả khi không có việc rước lễ, sự hiện diện của Chúa Kitô được thực hiện trong cả cộng đoàn đang cử hành, và Lời Chúa đang được công bố”.
Sau đây tôi qua vấn đề khác. Liên quan đến hoa trên bàn thờ (xem bài của tôi ngày 15-5-2018), một độc giả ở Lansing, Michigan, Hoa Kỳ, đã viết: “Trong các chuyến du lịch của con đến nhiều vùng của Ý, con thấy hoa trên bàn thờ dường như là một thực tế phổ biến. Như vậy, việc này đã được phê duyệt chưa? Hoặc nó đã trở thành một tập tục chăng? Hoặc sự thực hành nên được sửa chữa không? Việc Đức Giáo Hoàng làm điều đó dường như có thể duy trì sự thực hành ấy, vốn hình như không hài hòa với bàn thờ tượng trưng cho Chúa Kitô”.
Đáp: Tôi không tin rằng sự thực hành này có khả năng trở thành một tập tục.
Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma, số 305-306, đề cập đến việc trang trí bàn thờ, là được bổ sung vào văn kiện giữa những gì tương ứng với các số 268-269 của ấn bản Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma trước. Các số này tương ứng với Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma số 304 (về khăn bàn thờ) và số 307 (nến bàn thờ) trong ấn bản hiện tại.
Bởi vì bản dịch tiếng Ý của Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma mới là từ năm 2004, và bản dịch mới của Sách Lễ Rôma bằng tiếng Ý vẫn chưa được ban hành, nhiệm vụ đưa các giáo xứ Ý vào phù hợp với các quy chế vẫn là một công việc đang được tiến hành.
Cần có thêm khoảng 20 năm nữa của việc sử dụng trái ngược để thiết lập ra một tập tục hợp pháp, nếu thực sự đây là một chủ đề thực hành để trở thành một tập tục, xét theo từ ngữ giáo luật. (Zenit.org 29-5-2018)
Hỏi: Gần đây tôi bắt đầu cử hành Thánh lễ hai lần mỗi tháng tại một khu dân cư người cao niên. Thánh lễ diễn ra vào ngày thứ Sáu. Nhiều người cao tuổi kém sức khỏe tham dự Thánh lễ, và cũng có nhiều người khỏe mạnh ở ngoài khu vực tham dự Thánh lễ nữa. Theo tiền lệ được đặt ra bởi một linh mục cách đây nhiều năm, các người tổ chức muốn các bản văn của Thánh Lễ Chúa Nhật kế tiếp được đọc, có kinh Vinh Danh (khi thích hợp) và kinh Tin Kính nữa. Tôi được nói cho biết: “Đối với dân cư ở đó, đây là Thánh Lễ Chúa Nhật của họ!” Liệu được phép cử hành Thánh lễ Chúa Nhật vào ngày thứ Sáu không? Người ta gợi ý rằng Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM) số 358 cho phép điều này. Liệu việc này có chu toàn nghĩa vụ dự lễ ngày Chúa Nhật không? Trong một lễ kính hoặc lễ trọng, các bài đọc Chúa Nhật có thể được sử dụng không? - T. P., tỉnh Quebec, Canada.
Đáp: Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma:
“358. Trong sách Các Bài Ðọc cho ngày, trong suốt năm ngày nào trong tuần cũng có bài đọc. Do đó, thường ngày nào hãy lấy bài đọc đã chỉ cho ngày ấy, trừ phi gặp lễ trọng hay lễ kính, hay lễ nhớ có bài đọc Tân Ước riêng, trong đó có nhắc đến vị Thánh được cử hành.
“Tuy nhiên, khi nào việc đọc liên tục trong tuần bị ngắt quảng vì một lễ trọng, lễ kính hay một cử hành đặc biệt, vị tư tế được phép tùy theo cách xếp đặt các bài đọc trong cả tuần mà nhập những phần bị bỏ với những phần khác hoặc quyết định xem nên đọc bài nào hơn.
“Trong các Thánh Lễ cho những nhóm đặc biệt, vị tư tế được phép chọn những bài đọc đặc biệt thích hợp với cử hành hơn, miễn là lấy từ những bản văn trong sách Các Bài Ðọc được phê chuẩn” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Tôi không nghĩ rằng quy chế này đề cập đến trường hợp rõ ràng như cha nói, vì nó đề cập đến các bài đọc tại buổi cử hành thường ngày và các Thánh lễ không thường xuyên. Ngoài ra, sự tự do hào phóng dành cho “nhóm đặc biệt” dường như gắn liền với “buổi cử hành đặc biệt”, và do đó dường như chỉ đề cập chủ yếu đến một nhóm người tập hợp vào một dịp đặc biệt, như kỷ niệm một lễ mừng nào đó hoặc ngân khánh chẳng hạn. Do sự nhấn mạnh trong hai đoạn kế tiếp về việc tôn trọng chuỗi các bài đọc hàng ngày, tôi không tin rằng nó có thể được áp dụng cho các tình huống thông thường.
Về ngày Chúa Nhật, điều quan trọng là phải giúp các Kitô hữu nhớ rằng Chúa Nhật không phải là một ngày lễ có thể chuyển đổi được. Trong ba thế kỷ đầu tiên, các Kitô hữu gặp nhau ngày Chúa Nhật, mặc dù đó là một ngày làm việc bình thường, và nhiều người trong số họ là các nô lệ có nguy hiểm lớn khi đi dự lễ như thế. Điều này thường có nghĩa là phải dậy sớm hoặc có lẽ lẻn đi vào buổi tối. (Tất nhiên, họ cũng sống trong một thời kỳ mà khi chỉ vì sự việc họ là Kitô hữu, họ có thể bị dẫn đến cái chết đau đớn).
Như 49 vị tử đạo ở Abitinae (năm 304) đã nói với vị thẩm phán xử án họ câu nói nổi danh: “Chúng tôi không thể sống mà không có lễ ngày Chúa Nhật".
Thánh Lễ Chúa Nhật đã không mất đi bất kỳ giá trị nào hay tầm quan trọng nào trong đời sống người Công Giáo. Họ đã không kém anh hùng hơn trong việc bảo vệ đức tin của họ, như nhiều biến cố gần đây đã cho thấy.
Ngày Chúa Nhật luôn luôn là ngày Chúa Nhật, và phụng vụ riêng của ngày này luôn phải được cử hành. Do đó, khi có thể được, các tín hữu nên tham dự Thánh Lễ vào ngày Chúa Nhật hoặc vào chiều tối thứ Bảy. Nếu xét là cần thiết và hữu ích, các linh mục nên sẵn lòng cử hành Thánh Lễ vào các thời điểm bất thường trong ngày.
Đồng thời, các hoàn cảnh hiện tại của Kitô hữu sinh sống và mong muốn của Giáo hội để chăm sóc nhu cầu tâm linh của càng nhiều con chiên càng tốt, có thể dẫn đến một số cải tiến.
Thí dụ, chúng ta có tình hình ngày Chúa Nhật ở các nơi như bán đảo Ả Rập, mà ở đó ngày Chúa Nhật là một ngày lao động bình thường, và nhiều người nhập cư Kitô giáo xét thấy rằng không thể tham dự Thánh Lễ được.
Trong trường hợp này, sự cho phép đã được cấp để tham dự phụng vụ Chúa Nhật sớm hơn, không buộc dự lễ ngày Chúa Nhật, vào ngày thứ Sáu trước đó, tức ngày cầu nguyện của người Hồi giáo. Bất kỳ Kitô hữu nào trong các quốc gia này có thể tham dự Thánh Lễ vào tối thứ Bảy hoặc Chúa Nhật, và như vậy là giữ trọn luật dự lễ ngày Chúa Nhật.
Cử hành một phụng vụ Chúa Nhật bổ sung vào một ngày nghỉ trong tuần không phải là một trường hợp chuyển Chúa Nhật sang một ngày khác. Thay vào đó, đó là một đáp trả mục vụ để cho người Công Giáo, khi không thể tham dự Thánh Lễ vào tối thứ Bảy hoặc Chúa Nhật, có thể không bị tước đoạt khỏi kho tàng phong phú, được cung cấp bởi chu kỳ ba năm của các bài đọc Kinh Thánh và kinh nguyện.
Không có buộc tham dự Thánh lễ vào một buổi lễ thứ Sáu như vậy.
Đó là bởi vì, nói theo giáo luật, các người về mặt khách quan không thể tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật, chẳng hạn như người cao tuổi sống khép kín và người buộc phải lao động, họ được miễn giới luật và miễn nghĩa vụ tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Đây là tuân theo một châm ngôn luân lý truyền thống, vốn nói rằng không ai bị buộc phải làm điều bất khả hoặc điều quá khó khăn. Nếu họ tự nguyện tham dự Thánh Lễ vào một ngày khác, hoặc nếu họ dự lễ chiếu trên truyền hình, thì họ làm một việc rất tốt xét về quan điểm tâm linh.
Khi đây là một tình hình chung, các mục tử hành động tốt trong việc giải quyết các nhu cầu thiêng liêng của tín hữu, bằng cách tìm cung cấp sự chăm lo phụng vụ tốt nhất, trong khi cẩn thận để tránh ấn tượng rằng các vị đang di chuyển Chúa Nhật sang một ngày khác. Tuy nhiên, các vị thường không có thẩm quyền để khởi đầu các thích ứng như thế cho lịch phụng vụ.
Vì vậy, trong kết luận, trong khi tôi tin rằng về mặt mục vụ người ta có thể thực hiện sự thích ứng này để mang lại lợi ích cho các cư dân già yếu, tôi đề nghị các bước như sau:
- Xin phép rõ ràng từ Giám mục giáo phận để thực hiện các điều chỉnh này, nhằm loại bỏ bất kỳ nghi ngờ nào về tính hợp pháp của chúng.
- Nói rõ cho tất cả mọi người, đặc biệt là các người khỏe mạnh và có khả năng, rằng việc họ dự Thánh lễ ấy là không chu toàn luật buộc dự lễ Chúa Nhật của họ.
- Nếu ngày thứ Sáu trùng với một ngày lễ trọng, hoặc thậm chí với một lễ kính, thì phụng vụ ngày lễ ấy cần được cử hành.
Tại khu dân cư người cao tuổi, có thể cử hành buổi phụng vụ mà không có linh mục. Các Giám mục Canada đã triển khai một nghi lễ cho các tình huống như vậy, do thiếu giáo sĩ. Bằng cách này, sẽ không có sự gián đoạn trong các Bài đọc Chúa Nhật từ tuần này sang tuần khác.
Nghi lễ Canada nói như sau về cử hành Lời Chúa ngày Chúa Nhật:
“Một buổi cử hành thực sự Lời Chúa
“Nghi lễ Canada cho việc cử hành ngày Chúa Nhật, vốn đã triển khai trong các tình huống này, là không phải một hình thức thích nghi của Thánh Lễ, nhưng là một cử hành thật sự Lời Chúa, với các đặc điểm riêng. Nó có đặc tính là một sự thờ phượng Lời Chúa, có các bài đọc và Thánh vịnh ngày Chúa Nhật đầy đủ, một bài giảng phản ảnh Lời Chúa, các lời nguyện tín hữu nổi lên từ việc nghe Lời Chúa, và lời nguyện chúc tụng Chúa trong việc tạ ơn, vốn đến bình thường từ Kinh Thánh. Việc cử hành Lời Chúa ngày Chúa Nhật như thế là thật sự phụng vụ. Nó cử hành và làm cho trở thành hiện tại hành động cứu độ của Chúa Kitô, Đầu của dân Chúa, và trao sức mạnh cho công việc của Thân thể Ngài là Hội Thánh. Tập hợp nhau vào ngày này khi Hội Thánh trên khắp thế giới tưởng niệm Chúa Phục Sinh, các tín hữu của một cộng đoàn đặc biệt tuyên xưng vinh quang của Chúa Cha, qua Chúa Con, trong sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần. Hơn nữa, một cộng đoàn đặc biệt tập hợp để cử hành Lời Chúa, luôn cử hành phụng vụ này trong sự hiệp nhất với Hội Thánh phổ quát. Cộng đoàn chứng tỏ sự tôn kính Lời Chúa, cùng một loại tôn kính như Hội Thánh dạy, là tôn kính Thân Thể của Chúa, vì trong cả hai trường hợp, chính Chúa Kitô là Đấng được tôn kính. Trong việc công bố và lắng nghe Lời Chúa, Chúa Kitô trở nên thật sự hiện diện với dân Ngài, vì Hội Thánh dạy rõ ràng rằng Chúa Kitô hiện diện trong Lời Ngài, vì chính Ngài luôn luôn nói khi Thánh Kinh được đọc trong Hội Thánh. Do đó, ngay cả khi không có việc rước lễ, sự hiện diện của Chúa Kitô được thực hiện trong cả cộng đoàn đang cử hành, và Lời Chúa đang được công bố”.
Sau đây tôi qua vấn đề khác. Liên quan đến hoa trên bàn thờ (xem bài của tôi ngày 15-5-2018), một độc giả ở Lansing, Michigan, Hoa Kỳ, đã viết: “Trong các chuyến du lịch của con đến nhiều vùng của Ý, con thấy hoa trên bàn thờ dường như là một thực tế phổ biến. Như vậy, việc này đã được phê duyệt chưa? Hoặc nó đã trở thành một tập tục chăng? Hoặc sự thực hành nên được sửa chữa không? Việc Đức Giáo Hoàng làm điều đó dường như có thể duy trì sự thực hành ấy, vốn hình như không hài hòa với bàn thờ tượng trưng cho Chúa Kitô”.
Đáp: Tôi không tin rằng sự thực hành này có khả năng trở thành một tập tục.
Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma, số 305-306, đề cập đến việc trang trí bàn thờ, là được bổ sung vào văn kiện giữa những gì tương ứng với các số 268-269 của ấn bản Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma trước. Các số này tương ứng với Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma số 304 (về khăn bàn thờ) và số 307 (nến bàn thờ) trong ấn bản hiện tại.
Bởi vì bản dịch tiếng Ý của Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma mới là từ năm 2004, và bản dịch mới của Sách Lễ Rôma bằng tiếng Ý vẫn chưa được ban hành, nhiệm vụ đưa các giáo xứ Ý vào phù hợp với các quy chế vẫn là một công việc đang được tiến hành.
Cần có thêm khoảng 20 năm nữa của việc sử dụng trái ngược để thiết lập ra một tập tục hợp pháp, nếu thực sự đây là một chủ đề thực hành để trở thành một tập tục, xét theo từ ngữ giáo luật. (Zenit.org 29-5-2018)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét