Giác thư về các giám mục Pháp thời Pháp bị chiếm đóng, kỳ 2
25/May/2018
3. Nếu lương tâm Công
Giáo không được hoàn toàn khai sáng, thì cũng là vì toàn bộ thân thể của Giáo Hội
đang phải chịu đựng các sai sót nghiêm trọng xét về góc độ tín lý. Những
thiếu sót trong các bức thư giám mục, trừ một ít ngoại lệ, được chấp nhận rộng
rãi. Vào một thời điểm khi sự ác không những phát sinh từ sự nhiệt tình không
kiềm chế, mà còn được các học thuyết phản Kitô giáo cho phép, vào một thời điểm
xáo trộn, khi các vấn đề nhạy cảm bị rối tung trong bóng tối, những thiếu sót
như thế đặc biệt nguy hiểm. Chúng tôi chỉ trích dẫn một số ví dụ ở đây.
Ngành tuyên truyền của Hitler tung ra một số lượng khổng lồ các tác phẩm, tạp chí, nhật báo, tài liệu quảng cáo, các ấn phẩm, và các bài giảng đủ loại trên đất nước chúng ta. Phần lớn thứ tuyên truyền này, thường trực tiếp chống đối đức tin, đã đến tay người Công Giáo; một phần của nó nhắm vào họ, và thường là áp đặt lên họ. Đôi khi nó xuất phát từ người Công Giáo, thậm chí từ các linh mục (tôi xin trích dẫn làm thí dụ cuốn sách nhỏ của Cha Gorce, xuất bản năm 1941, tựa là Để Có Thể Lợi Dụng Sự Thất Bại Một Cách Tốt Nhất) dưới một hình thức nhẹ nhàng hơn (3). Tuy nhiên, theo sự hiểu biết của tôi, không bao giờ có bất cứ sự lựa lọc nào, cấm đoán hay kết lỗi bất cứ loại nào, cũng như bất cứ cảnh báo nào; các giám mục phần lớn không nhận thức được sự hiện hữu của các tài liệu này, hoặc, nếu có, cũng không nhận ra chúng ghê tởm hoặc dành cho chúng một tầm quan trọng rất nhỏ. Ấy thế nhưng, hậu quả tiêu cực của chúng thì rất đáng kể. Chúng làm ô nhiễm nhiều nhóm dân số, đặc biệt các người trẻ. Đã có những vụ từ bỏ đức tin và thường xuyên hơn, là những vụ bóp méo đức tin trong nội bộ liên quan đến việc duy trì “thực hành (tôn giáo)” […].
Không có vấn đề gì trong việc gửi người Công Giáo, ngay cả các linh mục, đi để bị nhồi sọ về các nguyên tắc của “cuộc cách mạng quốc gia”, bởi một người vốn được tôn trọng và là một môn đệ và người truyền bá các ý tưởng của Tiến sĩ Couchoud về việc Chúa Giêsu không hề hiện hữu (4). Nhiều nhà lãnh đạo trẻ tuổi đã bị lạc lối, khi tin rằng một lời hứa đã đưa ra cho một người thì nhất định không suy chuyển, nó ràng buộc lương tâm họ, ở khắp nơi và cho mọi mục đích mà không cần phải xét gì đến bất cứ nguyên tắc đạo đức nào. Để được hiểu biết về tín lý của Giáo Hội liên quan đến chủ nghĩa chống Do Thái, một vị giám mục kia đã tin tưởng những báo cáo thấp hèn được gửi đến cho ngài bởi Văn Phòng Do Thái Sự Vụ […]. Bằng một sự lẫn lộn bất hạnh giữa Giáo hội và Nhà nước, giữa đức tin và lý trí, giữa “tín hữu” và “công dân”, một số giám mục tỏ ra lo lắng về “Chủ Nghĩa Thệ Phản mới”, một chủ nghĩa, theo các ngài, đang xâm lăng Giáo hội. Điều này là vì người Công Giáo từ chối việc từ bỏ mọi quyền lương tâm cho quyền lực chính trị. Một nhà thần học, được mọi người tôn trọng, từng là khoa trưởng một trong các trường thần học của chúng ta, đã viết một tham luận hết sức thận trọng và quân bình về các nghĩa vụ liên quan đến người chiếm đóng và chính phủ Vichy. Các giám mục coi bài tham luận này như là một bản thảo thô sơ, kỳ cục của một học trò nhỏ; các ngài lấy cảm hứng từ các cột báo của Công Giáo Tiến Hành […]. Trong khi tập sách nhỏ của Lesaunier được cấp imprimatur (được phép in) mà không gặp bất kỳ rắc rối nào và không bao giờ bị bác bỏ, vv (5).
Quả thực, phần lớn các giám mục, với ít hay nhiều phán quyết theo từng trường hợp, đã chấp nhận một thái độ - bất cứ liên quan đến báo chí bí mật, lao động trưng tập người Pháp ở Đức, "kháng chiến" v.v.-, lên án những người tham gia kháng chiến, ngay cả khi những người này không tham gia bất cứ bạo lực nào, ngay cả khi họ không can dự vào việc đối lập chính trị. Thế nhưng, các lập luận sử dụng để biện minh cho thái độ này, cuối cùng, luôn trở về với lập luận về “tính hợp pháp”. Tuy nhiên, ngoài các ứng dụng đáng bị nghi vấn đã đưa vì nó, khái niệm hợp pháp không có gì là truyền thống cả. Tín lý của Giáo hội khi bàn tới thẩm quyền, luôn lấy ý tưởng lợi ích chung làm khái niệm căn bản; tính hợp pháp chỉ là một ý tưởng phái sinh, nó giả định một loạt các điều kiện tương đối chính xác, nó dễ bị thay đổi, nó có thể mất đi vv. Hình như, không ai ý thức được điều này.
Hơn nữa, dường như không ai nghĩ rằng trong nhiều trường hợp, có một số hình thức tận tụy nào đó mà người Công Giáo không thể chấp nhận được, ngay cả đối với các quyền lực tốt nhất. Ở đây chúng tôi muốn nói đến “Đạo Nguyên Soái” [Pétain, 1856–1951], một điều hết sức nực cười, nhưng đó là cách giới thiệu một số nguyên tắc đáng sợ nhất của học thuyết và suy nghĩ Quốc Xã giữa chúng ta. Không bao giờ (ngoại trừ trong một số rất ít giáo phận) người ta nghe được các lời phản đối chống lại các buổi lễ, các nhận định, và các trước tác phạm thượng; không bao giờ có lời cảnh cáo chống lại các quá lạm, không bao giờ có lời kêu gọi tôn trọng phẩm giá Kitô hữu. Ngược lại, sự bất quân bình đã thâm nhập cả vào cung thánh. Há một số giám mục đã không hết lời ca ngợi khi các ngài nói đến việc Nguyên Soái tự cho mình được linh hứng đó sao? Một vị khác, há đã không nói rằng ngài phải kìm giữ mình nếu không đã quì gối xin ông ta chúc lành rồi đó sao? Còn 1 vị nữa, há ngài đã không chia sẻ cảm xúc đã có đó sao, khi Nguyên Soái nói với ngài: “Họ gọi Đức Trinh Nữ là nữ vương các thánh tử đạo, há tôi không phải là vua các tử đạo hay sao?” Và há chúng ta đã không thấy một cửa sổ kính màu vẽ hình Nguyên Soái, trong một đền thánh nổi tiếng, do một thành viên của nội các ông ta dâng cúng đó sao?
Tốt hơn các động cơ cá nhân, một điều chắc chắn kém cao thượng, việc làm nghèo tín lý này giải thích tại sao Giáo Hội Pháp, xét chung, đã im lặng khi đối mặt với nguy cơ Quốc Xã. Bên cạnh một số ngoại lệ lớn tiếng đến điếc tai, sự im lặng này quả là quá hiện thực. Nó có hậu quả không thể tính toán được; càng không tính toán được hơn dưới sự áp bức khủng khiếp mà chúng ta phải chịu, các giám mục là những người duy nhất có thể lên tiếng nếu các ngài muốn. Không những một mình các ngài có thẩm quyền như mọi khi, mà một mình các ngài cũng mới có thể làm cho tiếng nói của mình được nghe. Trong số hậu quả của việc các ngài im lặng, chúng tôi sẽ chỉ trích dẫn một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Ở nhiều nơi, các giáo sĩ đã bị đặt vào tình huống không ai che chở chống lại đủ loại lực lượng tuyên truyền và gây áp lực nhắm vào các ngài. Người ta không thể chờ mong việc linh mục nào cũng có khả năng đặc biệt lớn lao để suy nghĩ một cách có phê phán, một sự hiểu biết sâu rộng về các vấn đề thế giới hoặc một nền linh đạo cao cấp. Đối với các ngài, chủ nghĩa Hitler là một điều xa vời; đối với một số linh mục, nó chỉ là một huyền thoại. Các ngài biết rằng các ngài có quan hệ tốt với các ông chúa của thời điểm này. Trong giáo xứ của các ngài, chính các ngài, tuy được giải thoát khỏi bè tam điểm, hoặc một ông thầy phản giáo sĩ, nhưng nhận được rất ít tiền cho ngôi trường khiêm tốn của các ngài, các sư huynh phải mặc quần áo cũ […]. Tại sao họ lại không tin lối thông tin khu vực của tờ La Croix (và gần như mọi nhật báo Công Giáo, than ôi, không chỉ tuân thủ, mà còn "hợp tác" nữa? Trong các tạp chí này, người ta có thể đọc các bài vinh danh Hitler, thủ lĩnh thập tự chinh, v.v.) Điều tương tự cũng có thể nói về Voix Françaises (Các Tiếng Nói Pháp), hoặc một tờ báo viết đặc biệt cho nhóm này, tức tờ Cassocks of France (Áo Dòng Pháp Quốc), hoặc các chương trình truyền thanh của Creyssel (6) hoặc của Philippe Henriot (7). Đó là lý do tại sao các linh mục tốt lành và xứng đáng, ở nhiều vùng, cuối cùng đã tuyên bố lòng mong ước của các ngài muốn được thấy Hitler chiến thắng và phàn nàn về phe kháng chiến - đôi khi, than ôi, họ thậm chí còn hành động tệ hơn thế. Đã có những biến cố đổ máu. Những điều này sẽ không xảy ra nếu không có sự thờ ơ của một số giám mục. Một số người trong số các vị nhúng tay vào máu của chính các linh mục của mình ...
4. Tình hình đáng lẽ không tồi tệ hơn vào thời điểm này, nếu ít nhất Giáo hội ở Pháp tiếp tục gần gũi hơn với cuộc sống của đất nước. Tuy nhiên, dựa vào những hiểu biết của các ngài, các phong tục giáo hội, một loạt định kiến và thói quen, Giáo hội thường mất liên hệ với mọi người. Sau khi sai sót về tín lý và tính độc lập, nếu các giám mục lại sẵn lòng trở thành cơ hội chủ nghĩa (có người nói về các ngài, có lẽ hơi cường điệu một chút: "Các ngài dành thời gian tính toán cơ hội của mình"), thì hẳn các ngài sẽ bị điều hướng bởi quyền lực, bởi ý kiến của những người nắm giữ các chức vụ chính thức hoặc các nhóm nhỏ hơn là các trào lưu rộng lớn của lương tâm quốc gia. Chính trong cách này, sự chia rẽ tiếp tục lan rộng giữa "những người hợp tác" và "những người kháng chiến", và trong khi các khối đại chúng của đất nước dành thiện cảm cho những người sau, Giáo Hội xem ra đứng về phiá những người trước. Có thể nói rằng xét chung, người dân Pháp phản ứng một cách lành mạnh; trước hầu hết các chỉ thị cổ vũ lòng trung thành của Kitô hữu để họ gia nhập hàng ngũ kháng chiến; chúng ta càng ngày càng trượt xa hơn xuống những nẻo đường dốc của hợp tác.
"Mọi người đang nói gì về tôi?", Một tổng giám mục hỏi một thành viên của Phong Trào Công Nhân Trẻ Kitô giáo về các giáo dân của ngài.
"Thưa Đức Cha", người thanh niên trả lời một cách trung thực hoàn toàn, "họ nói rằng ngày nào gió đổi chiều, Đức Cha sẽ bị treo cổ".
“Thế à !,” Đức Tổng Giám Mục nói, “còn anh, anh nghĩ gì?”
“Thưa Đức Cha, chúng con không muốn bị treo cổ với Đức Cha vì nguyên cớ đó.”
Vị Tổng giám mục này vốn ngăn cấm việc nghe đài phát thanh tiếng Anh, coi đó là một tội, trong khi ngài chủ trì các bài diễn thuyết lớn do các người hợp tác viên và dự tiệc chiêu đãi do dân quân hay các hội đoàn tổ chức… (8). Các vị khác, vui mừng với các ân huệ của chính phủ mà các ngài nhận được, không nhìn nhận việc bóc lột diễn ra vì sự tùng phục của chính mình và các phản ứng giận dữ mà các ngài gây ra nơi những công dân bị áp bức. Đã có một thời gian khi các tin thời sự được chiếu trong các rạp chiếu bóng, giữa hai thông báo về một chính sách nào đó, về một nhóm chống Bolshevik hoặc một "báo cáo" không trung thực được trình chiếu trước một bộ phim kỳ thị chủng tộc, màn hình hầu như luôn chiếu hình ảnh áo choàng đỏ của các vị Hồng Y. Giáo hội xem ra được bao quanh bởi tất cả những gì bị tởm gớm, có lý do chính đáng.
Thế nhưng, nếu không có xem xét nào khác đáng được các ngài quan tâm, thì tại sao các giám mục lại chủ trì các nghi lễ như lễ tang trang nghiêm của Philippe Henriot hoặc các buổi lễ được tổ chức để vinh danh họ, tại sao các ngài đã đọc những bài diễn văn như một số vị đã đọc, nếu các ngài có được bất cứ cảm quan nào do lương tâm quốc gia sản sinh ra và được phần lớn đất nước này cảm nhận? Tại sao các ngài đã có thể duy trì cho đến phút chót sự không khoan nhượng đối với việc bênh vực công trình ở Đức và sự lên án tập thể phong trào "kháng chiến", như nhiều vị đã làm? Làm sao giải thích được (than ôi, làm sao biện bác được trước mặt Thiên Chúa?) việc các ngài khư khư từ khước, không cho phép một linh mục, ngay cả tạm thời, được tiếp cận với nhiều người trẻ, những người thường không được nâng đỡ tinh thần và đang hấp hối, bị các lý hình của họ hành khổ bằng ý nghĩ khủng khiếp này là, thêm vào những điều khác, Giáo Hội đã bỏ rơi họ?
Kỳ sau: 5. Giống như sai phạm đầu tiên, sai phạm thứ năm thuộc phạm vi giáo hội học nhiều hơn
Ngành tuyên truyền của Hitler tung ra một số lượng khổng lồ các tác phẩm, tạp chí, nhật báo, tài liệu quảng cáo, các ấn phẩm, và các bài giảng đủ loại trên đất nước chúng ta. Phần lớn thứ tuyên truyền này, thường trực tiếp chống đối đức tin, đã đến tay người Công Giáo; một phần của nó nhắm vào họ, và thường là áp đặt lên họ. Đôi khi nó xuất phát từ người Công Giáo, thậm chí từ các linh mục (tôi xin trích dẫn làm thí dụ cuốn sách nhỏ của Cha Gorce, xuất bản năm 1941, tựa là Để Có Thể Lợi Dụng Sự Thất Bại Một Cách Tốt Nhất) dưới một hình thức nhẹ nhàng hơn (3). Tuy nhiên, theo sự hiểu biết của tôi, không bao giờ có bất cứ sự lựa lọc nào, cấm đoán hay kết lỗi bất cứ loại nào, cũng như bất cứ cảnh báo nào; các giám mục phần lớn không nhận thức được sự hiện hữu của các tài liệu này, hoặc, nếu có, cũng không nhận ra chúng ghê tởm hoặc dành cho chúng một tầm quan trọng rất nhỏ. Ấy thế nhưng, hậu quả tiêu cực của chúng thì rất đáng kể. Chúng làm ô nhiễm nhiều nhóm dân số, đặc biệt các người trẻ. Đã có những vụ từ bỏ đức tin và thường xuyên hơn, là những vụ bóp méo đức tin trong nội bộ liên quan đến việc duy trì “thực hành (tôn giáo)” […].
Không có vấn đề gì trong việc gửi người Công Giáo, ngay cả các linh mục, đi để bị nhồi sọ về các nguyên tắc của “cuộc cách mạng quốc gia”, bởi một người vốn được tôn trọng và là một môn đệ và người truyền bá các ý tưởng của Tiến sĩ Couchoud về việc Chúa Giêsu không hề hiện hữu (4). Nhiều nhà lãnh đạo trẻ tuổi đã bị lạc lối, khi tin rằng một lời hứa đã đưa ra cho một người thì nhất định không suy chuyển, nó ràng buộc lương tâm họ, ở khắp nơi và cho mọi mục đích mà không cần phải xét gì đến bất cứ nguyên tắc đạo đức nào. Để được hiểu biết về tín lý của Giáo Hội liên quan đến chủ nghĩa chống Do Thái, một vị giám mục kia đã tin tưởng những báo cáo thấp hèn được gửi đến cho ngài bởi Văn Phòng Do Thái Sự Vụ […]. Bằng một sự lẫn lộn bất hạnh giữa Giáo hội và Nhà nước, giữa đức tin và lý trí, giữa “tín hữu” và “công dân”, một số giám mục tỏ ra lo lắng về “Chủ Nghĩa Thệ Phản mới”, một chủ nghĩa, theo các ngài, đang xâm lăng Giáo hội. Điều này là vì người Công Giáo từ chối việc từ bỏ mọi quyền lương tâm cho quyền lực chính trị. Một nhà thần học, được mọi người tôn trọng, từng là khoa trưởng một trong các trường thần học của chúng ta, đã viết một tham luận hết sức thận trọng và quân bình về các nghĩa vụ liên quan đến người chiếm đóng và chính phủ Vichy. Các giám mục coi bài tham luận này như là một bản thảo thô sơ, kỳ cục của một học trò nhỏ; các ngài lấy cảm hứng từ các cột báo của Công Giáo Tiến Hành […]. Trong khi tập sách nhỏ của Lesaunier được cấp imprimatur (được phép in) mà không gặp bất kỳ rắc rối nào và không bao giờ bị bác bỏ, vv (5).
Quả thực, phần lớn các giám mục, với ít hay nhiều phán quyết theo từng trường hợp, đã chấp nhận một thái độ - bất cứ liên quan đến báo chí bí mật, lao động trưng tập người Pháp ở Đức, "kháng chiến" v.v.-, lên án những người tham gia kháng chiến, ngay cả khi những người này không tham gia bất cứ bạo lực nào, ngay cả khi họ không can dự vào việc đối lập chính trị. Thế nhưng, các lập luận sử dụng để biện minh cho thái độ này, cuối cùng, luôn trở về với lập luận về “tính hợp pháp”. Tuy nhiên, ngoài các ứng dụng đáng bị nghi vấn đã đưa vì nó, khái niệm hợp pháp không có gì là truyền thống cả. Tín lý của Giáo hội khi bàn tới thẩm quyền, luôn lấy ý tưởng lợi ích chung làm khái niệm căn bản; tính hợp pháp chỉ là một ý tưởng phái sinh, nó giả định một loạt các điều kiện tương đối chính xác, nó dễ bị thay đổi, nó có thể mất đi vv. Hình như, không ai ý thức được điều này.
Hơn nữa, dường như không ai nghĩ rằng trong nhiều trường hợp, có một số hình thức tận tụy nào đó mà người Công Giáo không thể chấp nhận được, ngay cả đối với các quyền lực tốt nhất. Ở đây chúng tôi muốn nói đến “Đạo Nguyên Soái” [Pétain, 1856–1951], một điều hết sức nực cười, nhưng đó là cách giới thiệu một số nguyên tắc đáng sợ nhất của học thuyết và suy nghĩ Quốc Xã giữa chúng ta. Không bao giờ (ngoại trừ trong một số rất ít giáo phận) người ta nghe được các lời phản đối chống lại các buổi lễ, các nhận định, và các trước tác phạm thượng; không bao giờ có lời cảnh cáo chống lại các quá lạm, không bao giờ có lời kêu gọi tôn trọng phẩm giá Kitô hữu. Ngược lại, sự bất quân bình đã thâm nhập cả vào cung thánh. Há một số giám mục đã không hết lời ca ngợi khi các ngài nói đến việc Nguyên Soái tự cho mình được linh hứng đó sao? Một vị khác, há đã không nói rằng ngài phải kìm giữ mình nếu không đã quì gối xin ông ta chúc lành rồi đó sao? Còn 1 vị nữa, há ngài đã không chia sẻ cảm xúc đã có đó sao, khi Nguyên Soái nói với ngài: “Họ gọi Đức Trinh Nữ là nữ vương các thánh tử đạo, há tôi không phải là vua các tử đạo hay sao?” Và há chúng ta đã không thấy một cửa sổ kính màu vẽ hình Nguyên Soái, trong một đền thánh nổi tiếng, do một thành viên của nội các ông ta dâng cúng đó sao?
Tốt hơn các động cơ cá nhân, một điều chắc chắn kém cao thượng, việc làm nghèo tín lý này giải thích tại sao Giáo Hội Pháp, xét chung, đã im lặng khi đối mặt với nguy cơ Quốc Xã. Bên cạnh một số ngoại lệ lớn tiếng đến điếc tai, sự im lặng này quả là quá hiện thực. Nó có hậu quả không thể tính toán được; càng không tính toán được hơn dưới sự áp bức khủng khiếp mà chúng ta phải chịu, các giám mục là những người duy nhất có thể lên tiếng nếu các ngài muốn. Không những một mình các ngài có thẩm quyền như mọi khi, mà một mình các ngài cũng mới có thể làm cho tiếng nói của mình được nghe. Trong số hậu quả của việc các ngài im lặng, chúng tôi sẽ chỉ trích dẫn một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Ở nhiều nơi, các giáo sĩ đã bị đặt vào tình huống không ai che chở chống lại đủ loại lực lượng tuyên truyền và gây áp lực nhắm vào các ngài. Người ta không thể chờ mong việc linh mục nào cũng có khả năng đặc biệt lớn lao để suy nghĩ một cách có phê phán, một sự hiểu biết sâu rộng về các vấn đề thế giới hoặc một nền linh đạo cao cấp. Đối với các ngài, chủ nghĩa Hitler là một điều xa vời; đối với một số linh mục, nó chỉ là một huyền thoại. Các ngài biết rằng các ngài có quan hệ tốt với các ông chúa của thời điểm này. Trong giáo xứ của các ngài, chính các ngài, tuy được giải thoát khỏi bè tam điểm, hoặc một ông thầy phản giáo sĩ, nhưng nhận được rất ít tiền cho ngôi trường khiêm tốn của các ngài, các sư huynh phải mặc quần áo cũ […]. Tại sao họ lại không tin lối thông tin khu vực của tờ La Croix (và gần như mọi nhật báo Công Giáo, than ôi, không chỉ tuân thủ, mà còn "hợp tác" nữa? Trong các tạp chí này, người ta có thể đọc các bài vinh danh Hitler, thủ lĩnh thập tự chinh, v.v.) Điều tương tự cũng có thể nói về Voix Françaises (Các Tiếng Nói Pháp), hoặc một tờ báo viết đặc biệt cho nhóm này, tức tờ Cassocks of France (Áo Dòng Pháp Quốc), hoặc các chương trình truyền thanh của Creyssel (6) hoặc của Philippe Henriot (7). Đó là lý do tại sao các linh mục tốt lành và xứng đáng, ở nhiều vùng, cuối cùng đã tuyên bố lòng mong ước của các ngài muốn được thấy Hitler chiến thắng và phàn nàn về phe kháng chiến - đôi khi, than ôi, họ thậm chí còn hành động tệ hơn thế. Đã có những biến cố đổ máu. Những điều này sẽ không xảy ra nếu không có sự thờ ơ của một số giám mục. Một số người trong số các vị nhúng tay vào máu của chính các linh mục của mình ...
4. Tình hình đáng lẽ không tồi tệ hơn vào thời điểm này, nếu ít nhất Giáo hội ở Pháp tiếp tục gần gũi hơn với cuộc sống của đất nước. Tuy nhiên, dựa vào những hiểu biết của các ngài, các phong tục giáo hội, một loạt định kiến và thói quen, Giáo hội thường mất liên hệ với mọi người. Sau khi sai sót về tín lý và tính độc lập, nếu các giám mục lại sẵn lòng trở thành cơ hội chủ nghĩa (có người nói về các ngài, có lẽ hơi cường điệu một chút: "Các ngài dành thời gian tính toán cơ hội của mình"), thì hẳn các ngài sẽ bị điều hướng bởi quyền lực, bởi ý kiến của những người nắm giữ các chức vụ chính thức hoặc các nhóm nhỏ hơn là các trào lưu rộng lớn của lương tâm quốc gia. Chính trong cách này, sự chia rẽ tiếp tục lan rộng giữa "những người hợp tác" và "những người kháng chiến", và trong khi các khối đại chúng của đất nước dành thiện cảm cho những người sau, Giáo Hội xem ra đứng về phiá những người trước. Có thể nói rằng xét chung, người dân Pháp phản ứng một cách lành mạnh; trước hầu hết các chỉ thị cổ vũ lòng trung thành của Kitô hữu để họ gia nhập hàng ngũ kháng chiến; chúng ta càng ngày càng trượt xa hơn xuống những nẻo đường dốc của hợp tác.
"Mọi người đang nói gì về tôi?", Một tổng giám mục hỏi một thành viên của Phong Trào Công Nhân Trẻ Kitô giáo về các giáo dân của ngài.
"Thưa Đức Cha", người thanh niên trả lời một cách trung thực hoàn toàn, "họ nói rằng ngày nào gió đổi chiều, Đức Cha sẽ bị treo cổ".
“Thế à !,” Đức Tổng Giám Mục nói, “còn anh, anh nghĩ gì?”
“Thưa Đức Cha, chúng con không muốn bị treo cổ với Đức Cha vì nguyên cớ đó.”
Vị Tổng giám mục này vốn ngăn cấm việc nghe đài phát thanh tiếng Anh, coi đó là một tội, trong khi ngài chủ trì các bài diễn thuyết lớn do các người hợp tác viên và dự tiệc chiêu đãi do dân quân hay các hội đoàn tổ chức… (8). Các vị khác, vui mừng với các ân huệ của chính phủ mà các ngài nhận được, không nhìn nhận việc bóc lột diễn ra vì sự tùng phục của chính mình và các phản ứng giận dữ mà các ngài gây ra nơi những công dân bị áp bức. Đã có một thời gian khi các tin thời sự được chiếu trong các rạp chiếu bóng, giữa hai thông báo về một chính sách nào đó, về một nhóm chống Bolshevik hoặc một "báo cáo" không trung thực được trình chiếu trước một bộ phim kỳ thị chủng tộc, màn hình hầu như luôn chiếu hình ảnh áo choàng đỏ của các vị Hồng Y. Giáo hội xem ra được bao quanh bởi tất cả những gì bị tởm gớm, có lý do chính đáng.
Thế nhưng, nếu không có xem xét nào khác đáng được các ngài quan tâm, thì tại sao các giám mục lại chủ trì các nghi lễ như lễ tang trang nghiêm của Philippe Henriot hoặc các buổi lễ được tổ chức để vinh danh họ, tại sao các ngài đã đọc những bài diễn văn như một số vị đã đọc, nếu các ngài có được bất cứ cảm quan nào do lương tâm quốc gia sản sinh ra và được phần lớn đất nước này cảm nhận? Tại sao các ngài đã có thể duy trì cho đến phút chót sự không khoan nhượng đối với việc bênh vực công trình ở Đức và sự lên án tập thể phong trào "kháng chiến", như nhiều vị đã làm? Làm sao giải thích được (than ôi, làm sao biện bác được trước mặt Thiên Chúa?) việc các ngài khư khư từ khước, không cho phép một linh mục, ngay cả tạm thời, được tiếp cận với nhiều người trẻ, những người thường không được nâng đỡ tinh thần và đang hấp hối, bị các lý hình của họ hành khổ bằng ý nghĩ khủng khiếp này là, thêm vào những điều khác, Giáo Hội đã bỏ rơi họ?
Kỳ sau: 5. Giống như sai phạm đầu tiên, sai phạm thứ năm thuộc phạm vi giáo hội học nhiều hơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét