Các phiên xử Đức Hồng Y Pell vì các cáo buộc vi phạm tình dục từ
lâu năm có thể được diễn ra trong bí mật
Vũ Văn An
16/May/2018
Việc Đức Hồng Y George Pell bị cảnh sát điều tra, bị họ điệu
ra tòa “điều trần” và dù nhiều lời tố cáo đã bị loại vì thiếu bằng chứng hoặc
vì người tố cáo không đủ tư chất ra đối chứng, nhưng vẫn bị quan toà “kết tội”
(kết tội chứ chưa kết án, thực tế, ngài đang được tại ngoại hầu tra [bail]) để
phải ra tòa hình với đầy đủ bồi thẩm đoàn khiến người ta đi từ ngạc nhiên này đến
ngạc nhiên nọ đối với nền tư pháp Úc. Bất kể ba Tổng Giám Mục Fisher của
Sydney, Hart của Melbourne và Coleridge của Brisbane, đương kim chủ tịch Hội Đồng
Giám Mục Úc Châu, tuyên bố tôn trọng quyết định của tòa án Melbourne và muốn nó
đi hết con đường nó phải đi!
Ngạc nhiên thứ nhất là trái với dự đoán của nhiều người rằng
với phán quyết “kết tội” ngài, quan tòa sẽ phải nói rõ tội trạng, nhưng trong
phán quyết của bà, Thẩm Phán Belinda Wallington đã không nói rõ ngài bị buộc tội
chi cụ thể và chuyên biệt.
Không rõ khi ấn định ngày giờ và địa điểm của các phiên tòa, việc này có được làm sáng tỏ hơn không. Nhưng tin tức cuối cùng vào hôm nay cho thấy không những không có chuyện làm sáng tỏ tội trạng mà đến các phiên xử cũng sẽ diễn ra trong bí mật.
Thực vậy, theo ký giả Damien Cave, của New York Times, hôm thứ Sáu vừa qua, các công tố viên đã nạp đơn xin một lệnh “siêu cấm” (superinjunction), không cho báo chí tường trình hai phiên xử dự định đối với Đức Hồng Y Pell. Các chuyên gia luật pháp mô tả đơn xin này như một động thái cực đoan nhằm giữ cho bồi thẩm đoàn trong cả hai phiên xử không biết bất cứ điều gì có thể làm họ thiên tư.
Nhưng một phiên toà được tổ chức kiểu “kín cổng cao tường” như thế cũng có thể hạn chế tính trách nhiệm cho quan tòa, bồi thẩm đoàn và các luật sư.
Jason Bosland, phó giám đốc Trung Tâm Luật Các Phương Tiện Truyền Thông Và Các Hình Thức Truyền Thông tại Trường Luật Melbourne nhận định: “Lệnh đề nghị là một ngăn cấm toàn diện và là một hình thức ra lệnh cực đoan nhất có thể đưa ra”.
Tuy nhiên, các giới hạn tương tự vốn cũng đã được áp dụng nhằm giữ cho các chi tiết và con số cáo buộc Đức Hồng Y Pell được bí mật. Chính vì thế, theo tin The Guardian ngày 16 tháng 5, một nhân viên Toà Án vừa bị sa thải vì đã lục lọi thông tin về phiên xử ngài. Tuy nhiên, lệnh cấm mới được đề nghị này ngăn cấm “bất cứ tường trình toàn bộ hay từng phần nào các phiên xử và bất cứ thông tin nào phát xuất từ các phiên xử này và bất cứ tài liệu nào liên quan tới phiên xử”.
Lệnh cấm này, nếu được chấp thuận, sẽ áp dụng cho “mọi tiểu bang và lãnh thổ của Úc và trên bất cứ trang mạng hay khuôn khổ điện tử hoặc phát tuyến nào có thể truy cập bên trong Nước Úc”.
Không rõ khi ấn định ngày giờ và địa điểm của các phiên tòa, việc này có được làm sáng tỏ hơn không. Nhưng tin tức cuối cùng vào hôm nay cho thấy không những không có chuyện làm sáng tỏ tội trạng mà đến các phiên xử cũng sẽ diễn ra trong bí mật.
Thực vậy, theo ký giả Damien Cave, của New York Times, hôm thứ Sáu vừa qua, các công tố viên đã nạp đơn xin một lệnh “siêu cấm” (superinjunction), không cho báo chí tường trình hai phiên xử dự định đối với Đức Hồng Y Pell. Các chuyên gia luật pháp mô tả đơn xin này như một động thái cực đoan nhằm giữ cho bồi thẩm đoàn trong cả hai phiên xử không biết bất cứ điều gì có thể làm họ thiên tư.
Nhưng một phiên toà được tổ chức kiểu “kín cổng cao tường” như thế cũng có thể hạn chế tính trách nhiệm cho quan tòa, bồi thẩm đoàn và các luật sư.
Jason Bosland, phó giám đốc Trung Tâm Luật Các Phương Tiện Truyền Thông Và Các Hình Thức Truyền Thông tại Trường Luật Melbourne nhận định: “Lệnh đề nghị là một ngăn cấm toàn diện và là một hình thức ra lệnh cực đoan nhất có thể đưa ra”.
Tuy nhiên, các giới hạn tương tự vốn cũng đã được áp dụng nhằm giữ cho các chi tiết và con số cáo buộc Đức Hồng Y Pell được bí mật. Chính vì thế, theo tin The Guardian ngày 16 tháng 5, một nhân viên Toà Án vừa bị sa thải vì đã lục lọi thông tin về phiên xử ngài. Tuy nhiên, lệnh cấm mới được đề nghị này ngăn cấm “bất cứ tường trình toàn bộ hay từng phần nào các phiên xử và bất cứ thông tin nào phát xuất từ các phiên xử này và bất cứ tài liệu nào liên quan tới phiên xử”.
Lệnh cấm này, nếu được chấp thuận, sẽ áp dụng cho “mọi tiểu bang và lãnh thổ của Úc và trên bất cứ trang mạng hay khuôn khổ điện tử hoặc phát tuyến nào có thể truy cập bên trong Nước Úc”.
Điều ngạc nhiên thứ hai là truyền thông Úc nói riêng và công
luận Úc nói chung, những người vốn tự hào là “fair” (hợp tình hợp lý), nhưng
nhân cơ hội này không ngại “đạp”thêm một vài “đạp” vào con người mà theo tinh
thần luật pháp họ nên giả thuyết là vô tội cho đến khi bị kết án.
Họ đã liên kết ngài với những người ăn chơi hoang đàng nhưng tự hào là đấu tranh cho chính nghĩa. Thực thế, Rachel Olding của tờ Sydney Morning Herald, ngày 12 tháng 5, cho chạy một hàng tít lớn “Why George Pell dined with under-fire EPA's Scott Pruitt in secret”.
Scott Pruitt đứng đầu cơ quan quản trị môi trường (Environment Protection Agency, tắt là EPA), của Hoa Kỳ, một cơ quan lập ra nhằm chứng minh tác dụng con người đối với việc thay đổi khí hậu là không đáng kể. Ông ta vốn bị tố cáo và bị điều tra về việc tiêu sài bừa bãi ngân qũi quốc gia. Tóm lại là một người bất hảo nhưng “ta đây”, hàm ý, Đức Hồng Y Pell cũng thế và do đó, bị kết tội là vừa! Bài báo cho rằng bữa ăn sang trọng tại Rôma diễn ra chỉ 3 tuần trước khi Đức Hồng Y Pell bị công tố viện Úc điệu ra tòa. Có lẽ vì thế mà tên ngài bị lấy ra khỏi danh sách khách mời của Pruitt, chứ thực ra, ngài có tham dự!
Một ác ý rõ ràng chỉ để chứng minh rằng ngài đi ngược lại quan điểm của “xếp” là Đức Phanxicô về vấn đề môi trường. Ký giả này không quên trích dẫn các bác bỏ của Đức Hồng Y Pell về lập trường môi trường của một số khoa học gia khi họ liên kết việc thải khí nhà xanh với việc thay đổi khí hậu, gọi nó là “những chủ trương hết sức buồn cười và cực đoan” và là “triệu chứng trống rỗng ngoại giáo”. Ngược hẳn với “xếp” khi “xếp” bảo: “lịch sử sẽ kết án” những kẻ bác bỏ việc khí hậu thay đổi. Quá đáng, sa thải đi là vừa để “người ta” dễ bề lên án.
Chính Damien Cave cũng nhắc đến bữa ăn trên trong bài báo chúng tôi đang trích dẫn. Hai việc không có chi liên quan với nhau, ngoại trừ là “phát súng ân huệ”.
Ký giả này cho rằng theo các chuyên viên luật pháp, việc công chúng chú ý (publicity) đã trở thành một vũ khí được luật sư của cả hai bên sử dụng, tuy cả hai đều gặp nguy cơ. Trong trường hợp Đức Hồng Y Pell, lời yêu cầu của công tố xem ra để loại bỏ mưu toan của luật sư bị cáo khi họ đưa ra luận điểm cho rằng việc quảng cáo vô tiền khoáng hậu khiến cho các phiên xử hợp tình hợp lý (fair) không thể diễn ra được.
Năm 2010, các luật sư đại diện cho một trong những kẻ giết người hàng loạt là Peter Dupas cũng đưa ra một luận điểm tương tự trước Tối Cao Pháp Viện để yêu cầu bãi bỏ phiên toà xử anh ta vì tội giết Mersina Halvagis. Nhưng luận điểm này không thành công.
Tuy nhiên, khuôn mạo Đức Hồng Y Pell, theo Damien Cave, có thể cao hơn, vì ngài vốn có vai trò nổi bật nơi công cộng cả mấy thập niên qua, nên không biết quan tòa sẽ quyết định chọn tư riêng hay trong sáng.
Các siêu lệnh cấm càng ngày càng trở nên thông thường hơn tại các tòa án Victoria, và phạm vi cấm hết sức rộng rãi, bao trùm cả những tin tức vô thưởng vô phạt.
Các cơ quan tin tức, chẳng hạn, có thể không được tường trình phiên xử diễn ra lúc nào và ở đâu, kể cả vì sao không được chia sẻ thông tin này. Theo Giáo Sư Bosland, “bạn không được nêu cả tên chánh án”.
Tại sao cần phải giữ bí mật
Trong một bài trước đó viết chung với Adam Baidawi ngày 30 tháng Tư, Damien Cave đề cập tới một đặc điểm của hệ thống tư pháp Úc, đặc biệt được áp dụng trong vụ xử Đức Hồng Y Pell.
Theo ông, Úc là nơi luật phỉ báng (defamation law) luôn nghiêng về nguyên cáo trong khi luật hình sự che chở bị cáo hơn bất cứ nước nào khác. Úc cũng là nơi một số tiêu chuẩn luật pháp giới hạn các phóng viên trong việc đăng tải tin tức liên quan đến các vụ hình sự.
Thực vậy, luật hình sự của Úc có khuynh hướng bênh vực bị cáo, và các phiên xử có tính bảo mật nhiều hơn ở Hoa Kỳ. Các tiêu chuẩn về xúc phạm (contempt) ngăn cấm, sau khi cáo trạng đã được đệ nạp và trước khi bản án đạt được, những tường trình bị coi như thiên lệch (prejudicial) hoặc chống hoặc bênh một bị cáo.
Tùy theo loại vi phạm, các nhà báo không được đăng tải các tin tức trong một loạt phạm trù rộng rãi, trong đó, có những lời tố cáo chống một cá nhân; bất cứ tội phạm có trước nào của người này, hay thống thuộc nào với các phạm nhân đã bị kết án; và các tư liệu có thể bị coi là có lợi một cách bất hợp lý cho bị cáo.
Mọi cơ quan tin tức của Úc phải chịu các hạn chế này. Bởi thế mà có thể có những dị biệt lớn lao giữa các bài báo viết về một vụ án từ bên trong Úc và các bài báo của các cơ quan có trụ sở ở bên ngoài Úc.
Trong nhiều vụ án, lệnh cấm này còn được sử dụng để giới hạn hơn nữa điều các nhà báo có thể tường trình tại Úc, khiến một số chi tiết ghi trong biên bản của tòa nhưng không ai được đụng tới.
Trong một số vụ hiếm hoi, ngay cả việc nhắc đến sự hiện hữu của lệnh cấm cũng không được; điều này có nghĩa các nhà báo không được nói cho các độc giả hay tại sao một số chi tiết không có trong tường trình của họ...
Jason Bosland, 1 giáo sư luật của Đại Học Melbourne, chuyên nghiên cứu thủ tục tòa án, nói rằng “Lệnh cấm thường được dùng để bảo vệ tính hợp tình hợp lý cho vụ xử bị cáo. Đây là mục đích chính của lệnh”. Nhưng, ông nói thêm: các lệnh này thường được chấp thuận mà không nghiêm ngặt xét xem thực sự chúng có cần thiết hay không.
Trong một tường trình công bố trước vụ xử Đức Hồng Y Pell bắt đầu, ông Bosland viết: “công lý công khai ngày càng bị làm cho suy yếu do việc sử dụng lệnh cấm không đúng đắn của tòa án”.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Bosland cho hay “vấn đề ở Úc là các tòa án có khuynh hướng ra những lệnh không phù hợp với các đòi hỏi khắt khe của luật lệ”.
Họ đã liên kết ngài với những người ăn chơi hoang đàng nhưng tự hào là đấu tranh cho chính nghĩa. Thực thế, Rachel Olding của tờ Sydney Morning Herald, ngày 12 tháng 5, cho chạy một hàng tít lớn “Why George Pell dined with under-fire EPA's Scott Pruitt in secret”.
Scott Pruitt đứng đầu cơ quan quản trị môi trường (Environment Protection Agency, tắt là EPA), của Hoa Kỳ, một cơ quan lập ra nhằm chứng minh tác dụng con người đối với việc thay đổi khí hậu là không đáng kể. Ông ta vốn bị tố cáo và bị điều tra về việc tiêu sài bừa bãi ngân qũi quốc gia. Tóm lại là một người bất hảo nhưng “ta đây”, hàm ý, Đức Hồng Y Pell cũng thế và do đó, bị kết tội là vừa! Bài báo cho rằng bữa ăn sang trọng tại Rôma diễn ra chỉ 3 tuần trước khi Đức Hồng Y Pell bị công tố viện Úc điệu ra tòa. Có lẽ vì thế mà tên ngài bị lấy ra khỏi danh sách khách mời của Pruitt, chứ thực ra, ngài có tham dự!
Một ác ý rõ ràng chỉ để chứng minh rằng ngài đi ngược lại quan điểm của “xếp” là Đức Phanxicô về vấn đề môi trường. Ký giả này không quên trích dẫn các bác bỏ của Đức Hồng Y Pell về lập trường môi trường của một số khoa học gia khi họ liên kết việc thải khí nhà xanh với việc thay đổi khí hậu, gọi nó là “những chủ trương hết sức buồn cười và cực đoan” và là “triệu chứng trống rỗng ngoại giáo”. Ngược hẳn với “xếp” khi “xếp” bảo: “lịch sử sẽ kết án” những kẻ bác bỏ việc khí hậu thay đổi. Quá đáng, sa thải đi là vừa để “người ta” dễ bề lên án.
Chính Damien Cave cũng nhắc đến bữa ăn trên trong bài báo chúng tôi đang trích dẫn. Hai việc không có chi liên quan với nhau, ngoại trừ là “phát súng ân huệ”.
Ký giả này cho rằng theo các chuyên viên luật pháp, việc công chúng chú ý (publicity) đã trở thành một vũ khí được luật sư của cả hai bên sử dụng, tuy cả hai đều gặp nguy cơ. Trong trường hợp Đức Hồng Y Pell, lời yêu cầu của công tố xem ra để loại bỏ mưu toan của luật sư bị cáo khi họ đưa ra luận điểm cho rằng việc quảng cáo vô tiền khoáng hậu khiến cho các phiên xử hợp tình hợp lý (fair) không thể diễn ra được.
Năm 2010, các luật sư đại diện cho một trong những kẻ giết người hàng loạt là Peter Dupas cũng đưa ra một luận điểm tương tự trước Tối Cao Pháp Viện để yêu cầu bãi bỏ phiên toà xử anh ta vì tội giết Mersina Halvagis. Nhưng luận điểm này không thành công.
Tuy nhiên, khuôn mạo Đức Hồng Y Pell, theo Damien Cave, có thể cao hơn, vì ngài vốn có vai trò nổi bật nơi công cộng cả mấy thập niên qua, nên không biết quan tòa sẽ quyết định chọn tư riêng hay trong sáng.
Các siêu lệnh cấm càng ngày càng trở nên thông thường hơn tại các tòa án Victoria, và phạm vi cấm hết sức rộng rãi, bao trùm cả những tin tức vô thưởng vô phạt.
Các cơ quan tin tức, chẳng hạn, có thể không được tường trình phiên xử diễn ra lúc nào và ở đâu, kể cả vì sao không được chia sẻ thông tin này. Theo Giáo Sư Bosland, “bạn không được nêu cả tên chánh án”.
Tại sao cần phải giữ bí mật
Trong một bài trước đó viết chung với Adam Baidawi ngày 30 tháng Tư, Damien Cave đề cập tới một đặc điểm của hệ thống tư pháp Úc, đặc biệt được áp dụng trong vụ xử Đức Hồng Y Pell.
Theo ông, Úc là nơi luật phỉ báng (defamation law) luôn nghiêng về nguyên cáo trong khi luật hình sự che chở bị cáo hơn bất cứ nước nào khác. Úc cũng là nơi một số tiêu chuẩn luật pháp giới hạn các phóng viên trong việc đăng tải tin tức liên quan đến các vụ hình sự.
Thực vậy, luật hình sự của Úc có khuynh hướng bênh vực bị cáo, và các phiên xử có tính bảo mật nhiều hơn ở Hoa Kỳ. Các tiêu chuẩn về xúc phạm (contempt) ngăn cấm, sau khi cáo trạng đã được đệ nạp và trước khi bản án đạt được, những tường trình bị coi như thiên lệch (prejudicial) hoặc chống hoặc bênh một bị cáo.
Tùy theo loại vi phạm, các nhà báo không được đăng tải các tin tức trong một loạt phạm trù rộng rãi, trong đó, có những lời tố cáo chống một cá nhân; bất cứ tội phạm có trước nào của người này, hay thống thuộc nào với các phạm nhân đã bị kết án; và các tư liệu có thể bị coi là có lợi một cách bất hợp lý cho bị cáo.
Mọi cơ quan tin tức của Úc phải chịu các hạn chế này. Bởi thế mà có thể có những dị biệt lớn lao giữa các bài báo viết về một vụ án từ bên trong Úc và các bài báo của các cơ quan có trụ sở ở bên ngoài Úc.
Trong nhiều vụ án, lệnh cấm này còn được sử dụng để giới hạn hơn nữa điều các nhà báo có thể tường trình tại Úc, khiến một số chi tiết ghi trong biên bản của tòa nhưng không ai được đụng tới.
Trong một số vụ hiếm hoi, ngay cả việc nhắc đến sự hiện hữu của lệnh cấm cũng không được; điều này có nghĩa các nhà báo không được nói cho các độc giả hay tại sao một số chi tiết không có trong tường trình của họ...
Jason Bosland, 1 giáo sư luật của Đại Học Melbourne, chuyên nghiên cứu thủ tục tòa án, nói rằng “Lệnh cấm thường được dùng để bảo vệ tính hợp tình hợp lý cho vụ xử bị cáo. Đây là mục đích chính của lệnh”. Nhưng, ông nói thêm: các lệnh này thường được chấp thuận mà không nghiêm ngặt xét xem thực sự chúng có cần thiết hay không.
Trong một tường trình công bố trước vụ xử Đức Hồng Y Pell bắt đầu, ông Bosland viết: “công lý công khai ngày càng bị làm cho suy yếu do việc sử dụng lệnh cấm không đúng đắn của tòa án”.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Bosland cho hay “vấn đề ở Úc là các tòa án có khuynh hướng ra những lệnh không phù hợp với các đòi hỏi khắt khe của luật lệ”.
Nói tóm: vụ xử Đức Hồng Y Pell, có rất nhiều chi tiết mù mờ khúc mắc khiến nhiều người bỡ ngỡ. Các mù mờ khúc mắc này, có người cho rằng, không hẳn chỉ về phía tòa án Úc, như trên trình bầy, mà còn cả về phía giáo hội Úc và giáo hội phổ quát nữa, phải chăng đây là một âm mưu nhằm không phải chỉ cá nhân Đức Hồng Y Pell mà còn nhằm một điều lớn hơn như việc cải tổ nền tài chánh của Vatican chẳng hạn mà ngài vốn là người chủ đạo và đã khai quang được phần lớn các mối bòng bong?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét