Nguyên Văn Tông Huấn
Amoris Laetitia của Đức Phanxicô (các số 313-325)
Vũ Văn An5/1/2016
Vũ Văn An5/1/2016
Chương Chín: Linh Đạo Hôn
Nhân và Gia Đình
313. Bác ái mang nhiều sắc độ khác nhau, tùy ở bậc sống ta được mời gọi bước vào. Mấy thập niên trước đây, khi nói tới việc tông đồ giáo dân, Công Đồng Vatican II nhấn mạnh đến linh đạo phát sinh từ cuộc sống gia đình. Công Đồng quả quyết rằng linh đạo giáo dân “sẽ tiếp nhận đặc tính đặc thù của nó từ các hoàn cảnh... của cuộc sống hôn nhân và gia đình” (367), và “việc chăm sóc gia đình không nên xa lạ” đối với linh đạo này (368). Chúng ta nên dừng lại ở đây để mô tả một số đặc điểm căn bản của nền linh đạo chuyên biệt đang diễn ra trong đời sống gia đình và các mối liên hệ của nó.
Một nền linh đạo hiệp thông siêu nhiên
314. Ta đã luôn nói tới việc Thiên Chúa cư ngụ ra sao trong tâm hồn những người sống trong ơn thánh của Người. Hôm nay, ta có thể nói thêm rằng Chúa Ba Ngôi hiện diện trong đền thờ hiệp thông vợ chồng. Thiên Chúa cư ngụ trong các ca ngợi của dân Người thế nào (xem Tv 22:3), thì Người cũng cư ngụ sâu trong lòng yêu thương vợ chồng đang làm cho Người vinh quang như thế.
315. Nhan Thiên Chúa cư ngụ trong các gia đình cụ thể, có thực chất, với mọi rắc rối và đấu tranh, mọi vui tươi và hy vọng hàng ngày của họ. Sống trong một gia đình khiến chúng ta khó mà giả vờ hay gian dối được; ta không thể ẩn phía sau một mặt nạ. Nếu tính chân thực này được lòng yêu thương gợi hứng, thì Chúa ngự trị ở đó, cùng với niềm vui và sự bình an của Người. Linh đạo yêu thương gia đình được làm thành bởi hàng ngàn những cử chỉ nhỏ mọn nhưng có thực chất. Trong tính đa dạng của rất nhiều ơn phúc và gặp gỡ vốn phong phú hóa sự hiệp thông sâu sắc này, Thiên Chúa có nơi cư trú của Người. Sự tương quan hỗ tương này “đem thể nhân bản và thể thần linh lại với nhau” 369), vì nó được đổ đầy lòng yêu thương của Thiên Chúa. Xét cho cùng, linh đạo hôn nhân là linh đạo của dây ràng buộc trong đó có lòng yêu thương thần linh cư ngụ.
316. Trải nghiệm hiệp thông gia đình tích cực chính là nẻo đường nên thánh và tăng trưởng huyền nhiệm đích thực, một phương thế để kết hợp sâu xa hơn với Thiên Chúa. Các đòi hỏi có tính huynh đệ và cộng đoàn của đời sống gia đình là một thúc đẩy để tăng trưởng tính cởi mở của tâm hồn và do đó, gặp gỡ Chúa một cách trọn vẹn hơn. Lời Thiên Chúa nói với ta rằng “ai ghét anh em mình là ở trong bóng tối, và bước đi trong bóng tối” (1Ga 2:11); một người như thế “cư ngụ trong sự chết” (1Ga 3:14) và “không biết Thiên Chúa” (1Ga 4:8). Vị tiền nhiệm Bênêđictô XVI của tôi vốn nhấn mạnh rằng “khép mắt đối với người hàng xóm của ta cũng làm ta mù lòa đối với Thiên Chúa” (370) và, cuối cùng, lòng yêu thương chỉ còn là thứ ánh sáng “liên lỉ chiếu sáng một thế giới đã trở nên tối tăm” (371). Nếu ta “yêu thương nhau, Thiên Chúa sẽ cư ngụ trong ta, và lòng yêu thương của Người sẽ được hoàn hảo trong ta” (1Ga 4:12). Vì “con người nhân bản có một chiều kích xã hội cố hữu” (372) và “biểu thức đầu tiên và nền tảng của chiều kích xã hội này chính là cặp vợ chồng và gia đình” (373), nên linh đạo trở thành nhập thể nơi sự hiệp thông của gia đình. Do đó, những người có hoài mong linh đạo sâu sắc không nên có cảm thức cho rằng gia đình làm họ sao lãng việc tăng trưởng trong sự sống Thần Khí, mà đúng hơn coi nó như nẻo đường Chúa dùng để dẫn họ tới đỉnh cao của việc kết hợp huyền nhiệm.
Tụ tập nhau để cầu nguyện dưới ánh sáng Phục Sinh
317. Nếu gia đình đặt tâm điểm nơi Chúa Kitô, Người sẽ thống nhất và soi dẫn toàn bộ cuộc sống của nó. Những lúc đau buồn và khó khăn sẽ được trải nghiệm trong sự kết hợp với thập giá của Chúa, và sự gần gũi của Người sẽ giúp họ vượt qua được các khoảnh khắc đó. Trong những giờ phút đen tối nhất của đời sống gia đình, kết hợp với Chúa Giêsu trong cảnh bị bỏ rơi của Người sẽ giúp ngăn ngừa được cuộc tan vỡ. Dần dần, “với ơn thánh của Chúa Thánh Thần, [các người phối ngẫu] sẽ lớn lên trong sự thánh thiện xuyên suốt đời sống vợ chồng, cũng nhờ cả việc tham dự vào mầu nhiệm thập giá Chúa Kitô nữa, một mầu nhiệm sẽ biến đổi các khó khăn và đau buồn thành của lễ yêu thương” (374). Hơn nữa, các giây phút hân hoan, thư dãn, cử hành, và cả làm tình nữa cũng được cảm nghiệm như một tham dự vào sự sống phục sinh một cách trọn vẹn. Các cặp vợ chồng, bằng những cử chỉ hàng ngày khác nhau sẽ khuôn định một “không gian được Thiên Chúa soi sáng trong đó họ cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa phục sinh” (375).
318. Gia đình cầu nguyện là cách đặc biệt để phát biểu và củng cố đức tin phục sinh (376). Nên dành ít phút mỗi ngày đến với nhau trước nhan Thiên Chúa để thổ lộ với Người các âu lo của ta, để cầu xin cho các nhu cầu của gia đình ta, để cầu nguyện cho một ai đó đang gặp khó khăn, để xin giúp biết cách biểu lộ yêu thương, để cảm tạ Người đã ban sự sống và các ơn phúc của nó, để xin Đức Mẹ che chở ta dưới tà áo hiền mẫu của ngài. Với ít lời lẽ đơn sơ, giờ phút cầu nguyện này có thể đem lại ơn phúc mênh mông cho các gia đình của chúng ta. Các cách phát biểu khác nhau của lòng đạo đức bình dân là kho báu linh đạo đối với nhiều gia đình. Hành trình cầu nguyện có tính cộng đoàn của gia đình lên tới tuyệt đỉnh ở việc cùng nhau chia sẻ Thánh Thể, nhất là trong bối cảnh nghỉ ngơi Chúa Nhật. Chúa Giêsu gõ cửa các gia đình, để chia sẻ với họ bữa ăn Thánh Thể (xem Kh 3:20). Ở đấy, vợ chồng luôn có thể ký kết lại giao ước vượt qua từng kết hợp họ và phải phản ảnh giao ước mà Thiên Chúa từng ký kết với nhân loại trên thập giá (377). Thánh Thể chính là bí tích của giao ước mới, trong đó, công trình cứu chuộc của Chúa Kitô đã được thực hiện (xem Lc 22:20). Dây liên kết chặt chẽ giữa đời sống vợ chồng và Thánh Thể, do đó, trở nên càng rõ ràng hơn (378). Vì của ăn Thánh Thể đem lại cho vợ chồng sức mạnh và sự thúc đẩy cần thiết để sống giao ước hôn nhân hàng ngày như một “Giáo Hội tại gia” (379).
Một linh đạo của tình yêu độc chiếm và tự do
319. Hôn nhân cũng là trải nghiệm việc thuộc về một người khác cách trọn vẹn. Vợ chồng chấp nhận thách đố và nguyện ước nâng đỡ nhau, về già với nhau, và nhờ thế, phản ảnh chính lòng trung tín của Thiên Chúa. Quyết định vững chắc này, một quyết định lên khuôn lối sống ta, chính là một “đòi hỏi bên trong của giao ước tình yêu phu phụ” (380), vì “người nào không thể quyết chí yêu thương mãi mãi thì khó lòng có thể yêu thương dù chỉ một ngày” (381). Đồng thời, lòng trung thành này cũng sẽ vô nghĩa về phương diên linh đạo nếu nó chỉ là vấn đề tuân theo một lề luật một cách vâng lời nhẫn nhục. Đúng hơn, nó là vấn đề của cõi lòng mà chỉ có Thiên Chúa mới trông thấy được (xem Mt 5:28). Mỗi buổi sáng, khi vừa thức dậy, ta hãy tái xác nhận trước Thiên Chúa lòng quyết chí trung thành của ta, bất chấp chuyện gì sẽ xẩy đến trong ngày. Và mọi người chúng ta, trước khi đi ngủ, đều có thể hy vọng khi thức giấc lại được tiếp tục cuộc phiêu lưu này, vì tin vào ơn trợ giúp của Thiên Chúa. Nhờ cách này, mỗi người phối ngẫu đối với người kia là một dấu hiệu và là một dụng cụ của sự gần gũi của Chúa, Đấng không bao giờ bỏ rơi chúng ta: “Này, Thầy sẽ ở với các con mãi mãi, cho tới tận cùng thời gian” (Mt 28:20).
320. Sẽ tới lúc tình yêu vợ chồng đạt đến đỉnh cao của tự do và trở nên căn bản cho một sự độc lập lành mạnh. Điều này sẽ xẩy đến khi mỗi người phối ngẫu hiểu ra rằng người kia không phải là của riêng mình, nhưng họ có một chủ nhân ông quan trọng hơn nhiều, đó là Chúa duy nhất. Không có ai khác ngoài Chúa có quyền đòi hỏi chiếm hữu cốt lõi sâu xa nhất và bản vị nhất của người mình yêu; chỉ có Người mới là tâm điểm tối hậu của đời họ. Đồng thời, nguyên tắc của hiện thực tính linh đạo đòi phải có điều này: không người phối ngẫu nào được quyền đòi người kia phải hoàn toàn thỏa mãn các nhu cầu của mình. Hành trình linh đạo của mỗi người, theo lời lẽ rất hay của Dietrich Bonhoeffer, cần giúp họ đạt tới một “tỉnh mộng” nào đó đối với người kia (382), giúp họ ngưng, đừng chờ mong ở người kia một điều gì đó chỉ dành riêng cho tình yêu Thiên Chúa mà thôi. Việc này đòi ta phải giải tư (divestment) nội tâm. Không gian mà mỗi người phối ngẫu duy nhất dành cho mối liên hệ bản thân của họ với Thiên Chúa không những giúp hàn gắn các thương tích của cuộc sống chung, mà còn giúp vợ chồng tìm thấy nơi tình yêu Thiên Chúa nguồn suối ý nghĩa sâu sắc nhất của chính đời họ. Mỗi ngày, ta đều nên khẩn cầu Chúa Thánh Thần trợ giúp ta biến tự do nội tâm này thành một điều khả hữu.
Một linh đạo chăm sóc, an ủi và khuyến khích
321. “Đối với nhau, đối với con cái và đối với thân nhân họ, vợ chồng Kitô hữu là những người cộng tác của ơn thánh và chứng tá đức tin” (383). Thiên Chúa kêu gọi họ trao ban sự sống và chăm sóc sự sống. Vì lý do này, gia đình “luôn luôn là ‘bệnh viện’ gần nhất” (384). Nên ta hãy chăm sóc lẫn nhau, hướng dẫn và khuyến khích lẫn nhau, và cảm nghiệm việc này như là một phần trong nền linh đạo gia đình của ta. Sống như cặp vợ chồng là hàng ngày chia sẻ công trình sáng tạo của Thiên Chúa, và đối với người kia, mỗi người là một thách đố liên lỉ của Chúa Thánh Thần. Tình yêu Thiên Chúa được công bố “nhờ lối sống và lời lẽ cụ thể qua đó một người đàn ông và một người đàn bà diễn tả lòng yêu thương phu phụ của họ” (385). Như thế, hai người là những phản ảnh hỗ tương của tình yêu thần thánh ấy, những phản ảnh biết an ủi bằng một lời nói, một cái nhìn, một bàn tay giúp đỡ, một cái vuốt ve, một cái ôm hôn. Vì lý do này, “muốn tạo lập một gia đình là cương quyết muốn trở thành một phần trong giấc mơ của Thiên Chúa, là quyết chí mơ mộng với Người, là muốn cùng Người xây dựng, là tham gia với Người trong lịch sử xây dựng dài lâu một thế giới trong đó không ai còn cảm thấy mình đơn độc nữa này” (386).
322. Mọi cuộc sống gia đình đều là một “cuộc chăn dắt” về lòng thương xót. Do lòng yêu thương và sự chăm sóc, mỗi người chúng ta đều để lại dấu tích lên đời người khác; cùng với Thánh Phaolô, ta có thể nói rằng “Anh chị em là thư giới thiệu của chúng tôi, được viết... không phải bằng mực mà bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống” (2Cr 3:2-3). Mỗi người chúng ta là một “người đánh cá người” (Lc 5:10), một người đánh cá, nhân danh Chúa Giêsu, đã “thả lưới” (xem Lc 5:5) bắt những người khác, hay là người nông phu cày những thửa đất mới của những người họ yêu thương, tìm cách khai thác được từ họ những điều tốt đẹp nhất. Tính sinh hoa trái của vợ chồng bao hàm việc giúp đỡ người khác, vì “yêu ai là mong ở họ một điều gì đó không thể xác định hay dự kiến trước được; đồng thời, một cách nào đó, điều này phải giúp họ khả năng thực hiện hoàn toàn lòng hoài mong này” (387). Tự nó, đây là một cách thờ phượng Thiên Chúa, Đấng đã gieo không biết bao nhiêu điều tốt lành nơi người khác với niềm hy vọng ta sẽ giúp làm chúng lớn lên.
323. Một cảm nghiệm linh đạo sâu sắc là chiêm ngắm người thân yêu của ta bằng con mắt Thiên Chúa và nhìn thấy Chúa Kitô ở nơi họ. Điều này đòi một sự tự do và cởi mở giúp ta biết đánh giá phẩm giá của họ. Ta chỉ có thể hiện diện trọn vẹn với người khác khi hiến trọn thân ta và quên đi mọi điều khác. Các người thân yêu của ta đáng được ta lưu tâm. Chúa Giêsu là mẫu mực của ta trong việc này, vì ở bất cứ nơi nào người ta tiến gần để nói với Người, Chúa Giêsu đều nhìn thẳng vào họ, trực tiếp và đầy yêu thương (xem Mc 10:21). Không ai cảm thấy bị làm ngơ khi ở trước mặt Người, vì lời lẽ và các cử chỉ của Người luôn chuyên chở câu hỏi này: “con muốn Ta làm gì cho con?” (Mc 10:51). Đây là điều ta cảm nghiệm trong cuộc sống hàng ngày của gia đình. Ta không ngừng được nhắc nhở rằng mỗi người đang sống với ta đều đáng được lưu tâm đầy đủ, vì họ sở đắc phẩm giá vô biên như là đối tượng của tình yêu bao la của Chúa Cha. Điều này làm phát sinh một tình âu yếm dịu dàng có thể “dấy lên nơi người kia niềm vui được yêu thương. Tình âu yếm được phát biểu một cách hết sức đặc thù bằng việc thể hiện sự lưu tâm đầy yêu thương trong lúc xử lý các giới hạn của người khác, nhất là khi những giới hạn này hiển nhiên” (388).
324. Được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, gia đình không những cởi mở đối với sự sống qua việc sinh sản ra nó ngay trong chính mình mà còn ra đi và mở rộng sự sống bằng việc săn sóc người khác và mưu cầu hạnh phúc của họ. Sự cởi mở này tìm được cách phát biểu đặc thù trong việc hiếu khách (389), một việc được lời Chúa khuyến khích một cách hùng hồn: “Đừng sao lãng việc biểu lộ lòng hiếu khách cho những người xa lạ, vì nhờ vậy, có những người đã tiếp đón các thiên thần mà không hay biết” (Dt 13:2). Khi một gia đình đón tiếp và vươn tay ra với người khác, nhất là người nghèo và người bị bỏ rơi, thì đây là “một biểu tượng, một chứng tá và tham dự vào chức phận làm mẹ của Giáo Hội” (390). Là một phản ảnh Chúa Ba Ngôi, lòng yêu thương có tính xã hội là điều thực sự thống nhất hóa ý nghĩa linh đạo của gia đình và sứ mệnh của gia đình đối với người khác, vì nó làm cho sơ truyền hiện diện đầy đủ với mọi mệnh lệnh có tính cộng đoàn của nó. Gia đình sống linh đạo của mình chính nhờ việc cùng một lúc là Giáo Hội tại gia và là tế bào sinh tử để biến đổi thế giới (391).
* *
325. Giáo Huấn của Thầy Chí Thánh (xem Mt 22:30) và của Thánh Phaolô (xem 1Cr 7:29-31) về hôn nhân đã được ấn định, không phải do tình cờ, mà là trong bối cảnh của chiều kích tối hậu và dứt khoát của hiện hữu nhân bản. Chúng ta khẩn thiết phải tái khám phá sự phong phú của giáo huấn này. Nhờ lưu tâm tới nó, các cặp vợ chồng sẽ tiến tới chỗ biết nhìn ra ý nghĩa sâu xa của hành trình đời sống họ. Như Tông Huấn này thường ghi nhận, không gia đình nào từ trời rơi xuống đã thành hình hoàn toàn; các gia đình cần phải không ngừng lớn lên và trưởng thành trong khả năng yêu thương. Đây là ơn gọi khôn nguôi phát sinh từ hiệp thông trọn vẹn của Chúa Ba Ngôi, từ sự hợp nhất sâu xa giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, từ cộng đồng yêu thương là Thánh Gia Nadarét, và từ tình huynh đệ tinh ròng giữa các thánh ở trên thiên đàng. Việc chúng ta chiêm niệm sự nên trọn mà chúng ta chưa đạt được cũng giúp ta, trong một viễn ảnh thích đáng, nhìn thấy cuộc hành trình có tính lịch sử được chúng ta thực hiện trong tư cách gia đình, và nhờ cách này, ngưng, đừng đòi hỏi các mối liên hệ liên ngã của ta phải hoàn hảo, phải tinh tuyền trong ý hướng và phải nhất quán, những điều ta chỉ gặp được trong Vương Quốc sắp đến mà thôi. Nó cũng giữ ta khỏi phán đoán khắc nghiệt những người đang sống trong các hoàn cảnh yếu đuối. Mọi người chúng ta đều được kêu gọi tiếp tục cố gắng hướng tới một điều lớn hơn chính chúng ta và các gia đình của chúng ta, và mọi gia đình phải luôn cảm nhận được sự thúc đẩy này. Ta hãy thực hiện cuộc hành trình như các gia đình này, ta hãy tiếp tục sánh bước bên nhau. Điều chúng ta đã được hứa hẹn luôn lớn hơn điều chúng ta có thể tưởng tượng ra. Ước chi chúng ta đừng bao giờ ngã lòng vì các hạn chế của mình, hay ngưng việc tìm kiếm sự viên mãn của một lòng yêu thương và sự hiệp thông mà Thiên Chúa đã hứa ban cho ta.
Kinh Thánh Gia
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse,
Nơi các ngài, chúng con được chiêm ngưỡng
vẻ sáng lạn của tình yêu đích thực,
chúng con tin tưởng chạy tới với các ngài.
Lạy Thánh Gia Thất Nadarét,
Xin ban ơn cho các gia đình chúng con
Cũng trở thành nơi hiệp thông và cầu nguyện,
trường chân chính của Tin Mừng
và các Giáo Hội nhỏ tại gia.
Lạy Thánh Gia Thất Nadarét,
Xin cho các gia đình chúng con đừng bao giờ
cảm nghiệm bạo lực, hất hủi và chia rẽ nữa:
xin cho tất cả những người bị thương tổn hay xúc phạm
sẵn sàng tìm được an ủi và chữa lành.
Lạy Thánh Gia Thất Nadarét,
Xin làm cho chúng con, một lần nữa, biết lưu tâm
tới tính thánh thiêng và bất khả vi phạm của gia đình,
và vẻ đẹp của nó trong kế hoạch Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse,
Xin nhân từ nghe lời chúng con cầu xin.
Amen
Ban hành ở Rôma, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, trong Năm Thánh Đặc Biệt Của Lòng Thương Xót, ngày 19 tháng Ba, Lễ Trọng Kính Thánh GIuse, năm 2016, năm thứ tư triều Giáo Hoàng của tôi.
Franciscus
_______________________________________________________________________________________
(367) Sắc Lệnh về Tông Đồ Giáo Dân Apostolicam Actuositatem, 4.
(368) Cf. ibid.
(369) Gaudium et Spes, 49.
(370) Thông Điệp Deus Caritas Est (25 tháng 12, 2015), 16: AAS 98 (2006), 230.
(371) Ibid., 39: AAS 98 (2006), 250.
(372) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng, Christifideles Laici (30 tháng 12, 1988), 40: AAS 81 (1989), 468.
(373) Ibid.
(374) Relatio Finalis 2015, 87.
(375) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng, Vita Consecrata (25 tháng 3, 1996), 42: AAS 88 (1996), 416.
(376) Cf. Relatio Finalis 2015, 87.
(377) Cf. Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11,1981), 57: AAS 74 (1982), 150.
(378) Ta cũng không nên quên rằng giao ước của Thiên Chúa với dân Người được phát biểu như một lễ cưới (xem Edk 16:8, 60; Is 62:5; Hs 2:21-22) và giao ước mới cũng được trình bầy như một cuộc đính hôn (xem Kh 19:7; Ep 5:25).
(379) Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, Lumen Gentium, 11.
(380) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn, Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981), 11: AAS 74 (1982), 93.
(381) Id., Bài Giảng Thánh Lễ với Các Gia Đình, Cordoba, Argentina (8 tháng 4, 1987), 4: Insegnamenti X/1 (1987), 1161-1162.
(382) Cf. Gemeinsames Leben, Munich, 1973, p. 18. Bản tiếng Anh: Life Together, New York, 1954, p. 27.
(383) Sắc Lệnh về Tông Đồ Giáo Dân Apostolicam Actuositatem, 11.
(384) Bài Giáo Lý (10 tháng 6, 2015): L’Osservatore Romano, 11 tháng 6, 2015, p. 8.
(385) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981), 12: AAS 74 (1982), 93.
(386) Diễn Văn tại Buổi Canh Thức Cầu Nguyện của Lễ Hội Các Gia Đình, Philadelphia (26 tháng 9, 2015): L’Osservatore Romano, 28-29 tháng 9, 2015, p. 6.
(387) Gabriel Marcel, Homo Viator: prolégomènes à une métaphysique de l’espérance, Paris, 1944, p. 66. Bản tiếng Anh: Homo Viator. An Introduction to a Metaphysics of Hope, London, 1951, p. 49.
(388) Relatio Finalis 2015, 88.
(389) Cf. Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981), 44: AAS 74 (1982), 136.
(390) Ibid., 49: AAS 74 (1982), 141.
(391) Về các khía cạnh xã hội của gia đình, xin xem Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình, Compendium of the Social Doctrine of the Church, 248-254.
313. Bác ái mang nhiều sắc độ khác nhau, tùy ở bậc sống ta được mời gọi bước vào. Mấy thập niên trước đây, khi nói tới việc tông đồ giáo dân, Công Đồng Vatican II nhấn mạnh đến linh đạo phát sinh từ cuộc sống gia đình. Công Đồng quả quyết rằng linh đạo giáo dân “sẽ tiếp nhận đặc tính đặc thù của nó từ các hoàn cảnh... của cuộc sống hôn nhân và gia đình” (367), và “việc chăm sóc gia đình không nên xa lạ” đối với linh đạo này (368). Chúng ta nên dừng lại ở đây để mô tả một số đặc điểm căn bản của nền linh đạo chuyên biệt đang diễn ra trong đời sống gia đình và các mối liên hệ của nó.
Một nền linh đạo hiệp thông siêu nhiên
314. Ta đã luôn nói tới việc Thiên Chúa cư ngụ ra sao trong tâm hồn những người sống trong ơn thánh của Người. Hôm nay, ta có thể nói thêm rằng Chúa Ba Ngôi hiện diện trong đền thờ hiệp thông vợ chồng. Thiên Chúa cư ngụ trong các ca ngợi của dân Người thế nào (xem Tv 22:3), thì Người cũng cư ngụ sâu trong lòng yêu thương vợ chồng đang làm cho Người vinh quang như thế.
315. Nhan Thiên Chúa cư ngụ trong các gia đình cụ thể, có thực chất, với mọi rắc rối và đấu tranh, mọi vui tươi và hy vọng hàng ngày của họ. Sống trong một gia đình khiến chúng ta khó mà giả vờ hay gian dối được; ta không thể ẩn phía sau một mặt nạ. Nếu tính chân thực này được lòng yêu thương gợi hứng, thì Chúa ngự trị ở đó, cùng với niềm vui và sự bình an của Người. Linh đạo yêu thương gia đình được làm thành bởi hàng ngàn những cử chỉ nhỏ mọn nhưng có thực chất. Trong tính đa dạng của rất nhiều ơn phúc và gặp gỡ vốn phong phú hóa sự hiệp thông sâu sắc này, Thiên Chúa có nơi cư trú của Người. Sự tương quan hỗ tương này “đem thể nhân bản và thể thần linh lại với nhau” 369), vì nó được đổ đầy lòng yêu thương của Thiên Chúa. Xét cho cùng, linh đạo hôn nhân là linh đạo của dây ràng buộc trong đó có lòng yêu thương thần linh cư ngụ.
316. Trải nghiệm hiệp thông gia đình tích cực chính là nẻo đường nên thánh và tăng trưởng huyền nhiệm đích thực, một phương thế để kết hợp sâu xa hơn với Thiên Chúa. Các đòi hỏi có tính huynh đệ và cộng đoàn của đời sống gia đình là một thúc đẩy để tăng trưởng tính cởi mở của tâm hồn và do đó, gặp gỡ Chúa một cách trọn vẹn hơn. Lời Thiên Chúa nói với ta rằng “ai ghét anh em mình là ở trong bóng tối, và bước đi trong bóng tối” (1Ga 2:11); một người như thế “cư ngụ trong sự chết” (1Ga 3:14) và “không biết Thiên Chúa” (1Ga 4:8). Vị tiền nhiệm Bênêđictô XVI của tôi vốn nhấn mạnh rằng “khép mắt đối với người hàng xóm của ta cũng làm ta mù lòa đối với Thiên Chúa” (370) và, cuối cùng, lòng yêu thương chỉ còn là thứ ánh sáng “liên lỉ chiếu sáng một thế giới đã trở nên tối tăm” (371). Nếu ta “yêu thương nhau, Thiên Chúa sẽ cư ngụ trong ta, và lòng yêu thương của Người sẽ được hoàn hảo trong ta” (1Ga 4:12). Vì “con người nhân bản có một chiều kích xã hội cố hữu” (372) và “biểu thức đầu tiên và nền tảng của chiều kích xã hội này chính là cặp vợ chồng và gia đình” (373), nên linh đạo trở thành nhập thể nơi sự hiệp thông của gia đình. Do đó, những người có hoài mong linh đạo sâu sắc không nên có cảm thức cho rằng gia đình làm họ sao lãng việc tăng trưởng trong sự sống Thần Khí, mà đúng hơn coi nó như nẻo đường Chúa dùng để dẫn họ tới đỉnh cao của việc kết hợp huyền nhiệm.
Tụ tập nhau để cầu nguyện dưới ánh sáng Phục Sinh
317. Nếu gia đình đặt tâm điểm nơi Chúa Kitô, Người sẽ thống nhất và soi dẫn toàn bộ cuộc sống của nó. Những lúc đau buồn và khó khăn sẽ được trải nghiệm trong sự kết hợp với thập giá của Chúa, và sự gần gũi của Người sẽ giúp họ vượt qua được các khoảnh khắc đó. Trong những giờ phút đen tối nhất của đời sống gia đình, kết hợp với Chúa Giêsu trong cảnh bị bỏ rơi của Người sẽ giúp ngăn ngừa được cuộc tan vỡ. Dần dần, “với ơn thánh của Chúa Thánh Thần, [các người phối ngẫu] sẽ lớn lên trong sự thánh thiện xuyên suốt đời sống vợ chồng, cũng nhờ cả việc tham dự vào mầu nhiệm thập giá Chúa Kitô nữa, một mầu nhiệm sẽ biến đổi các khó khăn và đau buồn thành của lễ yêu thương” (374). Hơn nữa, các giây phút hân hoan, thư dãn, cử hành, và cả làm tình nữa cũng được cảm nghiệm như một tham dự vào sự sống phục sinh một cách trọn vẹn. Các cặp vợ chồng, bằng những cử chỉ hàng ngày khác nhau sẽ khuôn định một “không gian được Thiên Chúa soi sáng trong đó họ cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa phục sinh” (375).
318. Gia đình cầu nguyện là cách đặc biệt để phát biểu và củng cố đức tin phục sinh (376). Nên dành ít phút mỗi ngày đến với nhau trước nhan Thiên Chúa để thổ lộ với Người các âu lo của ta, để cầu xin cho các nhu cầu của gia đình ta, để cầu nguyện cho một ai đó đang gặp khó khăn, để xin giúp biết cách biểu lộ yêu thương, để cảm tạ Người đã ban sự sống và các ơn phúc của nó, để xin Đức Mẹ che chở ta dưới tà áo hiền mẫu của ngài. Với ít lời lẽ đơn sơ, giờ phút cầu nguyện này có thể đem lại ơn phúc mênh mông cho các gia đình của chúng ta. Các cách phát biểu khác nhau của lòng đạo đức bình dân là kho báu linh đạo đối với nhiều gia đình. Hành trình cầu nguyện có tính cộng đoàn của gia đình lên tới tuyệt đỉnh ở việc cùng nhau chia sẻ Thánh Thể, nhất là trong bối cảnh nghỉ ngơi Chúa Nhật. Chúa Giêsu gõ cửa các gia đình, để chia sẻ với họ bữa ăn Thánh Thể (xem Kh 3:20). Ở đấy, vợ chồng luôn có thể ký kết lại giao ước vượt qua từng kết hợp họ và phải phản ảnh giao ước mà Thiên Chúa từng ký kết với nhân loại trên thập giá (377). Thánh Thể chính là bí tích của giao ước mới, trong đó, công trình cứu chuộc của Chúa Kitô đã được thực hiện (xem Lc 22:20). Dây liên kết chặt chẽ giữa đời sống vợ chồng và Thánh Thể, do đó, trở nên càng rõ ràng hơn (378). Vì của ăn Thánh Thể đem lại cho vợ chồng sức mạnh và sự thúc đẩy cần thiết để sống giao ước hôn nhân hàng ngày như một “Giáo Hội tại gia” (379).
Một linh đạo của tình yêu độc chiếm và tự do
319. Hôn nhân cũng là trải nghiệm việc thuộc về một người khác cách trọn vẹn. Vợ chồng chấp nhận thách đố và nguyện ước nâng đỡ nhau, về già với nhau, và nhờ thế, phản ảnh chính lòng trung tín của Thiên Chúa. Quyết định vững chắc này, một quyết định lên khuôn lối sống ta, chính là một “đòi hỏi bên trong của giao ước tình yêu phu phụ” (380), vì “người nào không thể quyết chí yêu thương mãi mãi thì khó lòng có thể yêu thương dù chỉ một ngày” (381). Đồng thời, lòng trung thành này cũng sẽ vô nghĩa về phương diên linh đạo nếu nó chỉ là vấn đề tuân theo một lề luật một cách vâng lời nhẫn nhục. Đúng hơn, nó là vấn đề của cõi lòng mà chỉ có Thiên Chúa mới trông thấy được (xem Mt 5:28). Mỗi buổi sáng, khi vừa thức dậy, ta hãy tái xác nhận trước Thiên Chúa lòng quyết chí trung thành của ta, bất chấp chuyện gì sẽ xẩy đến trong ngày. Và mọi người chúng ta, trước khi đi ngủ, đều có thể hy vọng khi thức giấc lại được tiếp tục cuộc phiêu lưu này, vì tin vào ơn trợ giúp của Thiên Chúa. Nhờ cách này, mỗi người phối ngẫu đối với người kia là một dấu hiệu và là một dụng cụ của sự gần gũi của Chúa, Đấng không bao giờ bỏ rơi chúng ta: “Này, Thầy sẽ ở với các con mãi mãi, cho tới tận cùng thời gian” (Mt 28:20).
320. Sẽ tới lúc tình yêu vợ chồng đạt đến đỉnh cao của tự do và trở nên căn bản cho một sự độc lập lành mạnh. Điều này sẽ xẩy đến khi mỗi người phối ngẫu hiểu ra rằng người kia không phải là của riêng mình, nhưng họ có một chủ nhân ông quan trọng hơn nhiều, đó là Chúa duy nhất. Không có ai khác ngoài Chúa có quyền đòi hỏi chiếm hữu cốt lõi sâu xa nhất và bản vị nhất của người mình yêu; chỉ có Người mới là tâm điểm tối hậu của đời họ. Đồng thời, nguyên tắc của hiện thực tính linh đạo đòi phải có điều này: không người phối ngẫu nào được quyền đòi người kia phải hoàn toàn thỏa mãn các nhu cầu của mình. Hành trình linh đạo của mỗi người, theo lời lẽ rất hay của Dietrich Bonhoeffer, cần giúp họ đạt tới một “tỉnh mộng” nào đó đối với người kia (382), giúp họ ngưng, đừng chờ mong ở người kia một điều gì đó chỉ dành riêng cho tình yêu Thiên Chúa mà thôi. Việc này đòi ta phải giải tư (divestment) nội tâm. Không gian mà mỗi người phối ngẫu duy nhất dành cho mối liên hệ bản thân của họ với Thiên Chúa không những giúp hàn gắn các thương tích của cuộc sống chung, mà còn giúp vợ chồng tìm thấy nơi tình yêu Thiên Chúa nguồn suối ý nghĩa sâu sắc nhất của chính đời họ. Mỗi ngày, ta đều nên khẩn cầu Chúa Thánh Thần trợ giúp ta biến tự do nội tâm này thành một điều khả hữu.
Một linh đạo chăm sóc, an ủi và khuyến khích
321. “Đối với nhau, đối với con cái và đối với thân nhân họ, vợ chồng Kitô hữu là những người cộng tác của ơn thánh và chứng tá đức tin” (383). Thiên Chúa kêu gọi họ trao ban sự sống và chăm sóc sự sống. Vì lý do này, gia đình “luôn luôn là ‘bệnh viện’ gần nhất” (384). Nên ta hãy chăm sóc lẫn nhau, hướng dẫn và khuyến khích lẫn nhau, và cảm nghiệm việc này như là một phần trong nền linh đạo gia đình của ta. Sống như cặp vợ chồng là hàng ngày chia sẻ công trình sáng tạo của Thiên Chúa, và đối với người kia, mỗi người là một thách đố liên lỉ của Chúa Thánh Thần. Tình yêu Thiên Chúa được công bố “nhờ lối sống và lời lẽ cụ thể qua đó một người đàn ông và một người đàn bà diễn tả lòng yêu thương phu phụ của họ” (385). Như thế, hai người là những phản ảnh hỗ tương của tình yêu thần thánh ấy, những phản ảnh biết an ủi bằng một lời nói, một cái nhìn, một bàn tay giúp đỡ, một cái vuốt ve, một cái ôm hôn. Vì lý do này, “muốn tạo lập một gia đình là cương quyết muốn trở thành một phần trong giấc mơ của Thiên Chúa, là quyết chí mơ mộng với Người, là muốn cùng Người xây dựng, là tham gia với Người trong lịch sử xây dựng dài lâu một thế giới trong đó không ai còn cảm thấy mình đơn độc nữa này” (386).
322. Mọi cuộc sống gia đình đều là một “cuộc chăn dắt” về lòng thương xót. Do lòng yêu thương và sự chăm sóc, mỗi người chúng ta đều để lại dấu tích lên đời người khác; cùng với Thánh Phaolô, ta có thể nói rằng “Anh chị em là thư giới thiệu của chúng tôi, được viết... không phải bằng mực mà bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống” (2Cr 3:2-3). Mỗi người chúng ta là một “người đánh cá người” (Lc 5:10), một người đánh cá, nhân danh Chúa Giêsu, đã “thả lưới” (xem Lc 5:5) bắt những người khác, hay là người nông phu cày những thửa đất mới của những người họ yêu thương, tìm cách khai thác được từ họ những điều tốt đẹp nhất. Tính sinh hoa trái của vợ chồng bao hàm việc giúp đỡ người khác, vì “yêu ai là mong ở họ một điều gì đó không thể xác định hay dự kiến trước được; đồng thời, một cách nào đó, điều này phải giúp họ khả năng thực hiện hoàn toàn lòng hoài mong này” (387). Tự nó, đây là một cách thờ phượng Thiên Chúa, Đấng đã gieo không biết bao nhiêu điều tốt lành nơi người khác với niềm hy vọng ta sẽ giúp làm chúng lớn lên.
323. Một cảm nghiệm linh đạo sâu sắc là chiêm ngắm người thân yêu của ta bằng con mắt Thiên Chúa và nhìn thấy Chúa Kitô ở nơi họ. Điều này đòi một sự tự do và cởi mở giúp ta biết đánh giá phẩm giá của họ. Ta chỉ có thể hiện diện trọn vẹn với người khác khi hiến trọn thân ta và quên đi mọi điều khác. Các người thân yêu của ta đáng được ta lưu tâm. Chúa Giêsu là mẫu mực của ta trong việc này, vì ở bất cứ nơi nào người ta tiến gần để nói với Người, Chúa Giêsu đều nhìn thẳng vào họ, trực tiếp và đầy yêu thương (xem Mc 10:21). Không ai cảm thấy bị làm ngơ khi ở trước mặt Người, vì lời lẽ và các cử chỉ của Người luôn chuyên chở câu hỏi này: “con muốn Ta làm gì cho con?” (Mc 10:51). Đây là điều ta cảm nghiệm trong cuộc sống hàng ngày của gia đình. Ta không ngừng được nhắc nhở rằng mỗi người đang sống với ta đều đáng được lưu tâm đầy đủ, vì họ sở đắc phẩm giá vô biên như là đối tượng của tình yêu bao la của Chúa Cha. Điều này làm phát sinh một tình âu yếm dịu dàng có thể “dấy lên nơi người kia niềm vui được yêu thương. Tình âu yếm được phát biểu một cách hết sức đặc thù bằng việc thể hiện sự lưu tâm đầy yêu thương trong lúc xử lý các giới hạn của người khác, nhất là khi những giới hạn này hiển nhiên” (388).
324. Được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, gia đình không những cởi mở đối với sự sống qua việc sinh sản ra nó ngay trong chính mình mà còn ra đi và mở rộng sự sống bằng việc săn sóc người khác và mưu cầu hạnh phúc của họ. Sự cởi mở này tìm được cách phát biểu đặc thù trong việc hiếu khách (389), một việc được lời Chúa khuyến khích một cách hùng hồn: “Đừng sao lãng việc biểu lộ lòng hiếu khách cho những người xa lạ, vì nhờ vậy, có những người đã tiếp đón các thiên thần mà không hay biết” (Dt 13:2). Khi một gia đình đón tiếp và vươn tay ra với người khác, nhất là người nghèo và người bị bỏ rơi, thì đây là “một biểu tượng, một chứng tá và tham dự vào chức phận làm mẹ của Giáo Hội” (390). Là một phản ảnh Chúa Ba Ngôi, lòng yêu thương có tính xã hội là điều thực sự thống nhất hóa ý nghĩa linh đạo của gia đình và sứ mệnh của gia đình đối với người khác, vì nó làm cho sơ truyền hiện diện đầy đủ với mọi mệnh lệnh có tính cộng đoàn của nó. Gia đình sống linh đạo của mình chính nhờ việc cùng một lúc là Giáo Hội tại gia và là tế bào sinh tử để biến đổi thế giới (391).
* *
325. Giáo Huấn của Thầy Chí Thánh (xem Mt 22:30) và của Thánh Phaolô (xem 1Cr 7:29-31) về hôn nhân đã được ấn định, không phải do tình cờ, mà là trong bối cảnh của chiều kích tối hậu và dứt khoát của hiện hữu nhân bản. Chúng ta khẩn thiết phải tái khám phá sự phong phú của giáo huấn này. Nhờ lưu tâm tới nó, các cặp vợ chồng sẽ tiến tới chỗ biết nhìn ra ý nghĩa sâu xa của hành trình đời sống họ. Như Tông Huấn này thường ghi nhận, không gia đình nào từ trời rơi xuống đã thành hình hoàn toàn; các gia đình cần phải không ngừng lớn lên và trưởng thành trong khả năng yêu thương. Đây là ơn gọi khôn nguôi phát sinh từ hiệp thông trọn vẹn của Chúa Ba Ngôi, từ sự hợp nhất sâu xa giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, từ cộng đồng yêu thương là Thánh Gia Nadarét, và từ tình huynh đệ tinh ròng giữa các thánh ở trên thiên đàng. Việc chúng ta chiêm niệm sự nên trọn mà chúng ta chưa đạt được cũng giúp ta, trong một viễn ảnh thích đáng, nhìn thấy cuộc hành trình có tính lịch sử được chúng ta thực hiện trong tư cách gia đình, và nhờ cách này, ngưng, đừng đòi hỏi các mối liên hệ liên ngã của ta phải hoàn hảo, phải tinh tuyền trong ý hướng và phải nhất quán, những điều ta chỉ gặp được trong Vương Quốc sắp đến mà thôi. Nó cũng giữ ta khỏi phán đoán khắc nghiệt những người đang sống trong các hoàn cảnh yếu đuối. Mọi người chúng ta đều được kêu gọi tiếp tục cố gắng hướng tới một điều lớn hơn chính chúng ta và các gia đình của chúng ta, và mọi gia đình phải luôn cảm nhận được sự thúc đẩy này. Ta hãy thực hiện cuộc hành trình như các gia đình này, ta hãy tiếp tục sánh bước bên nhau. Điều chúng ta đã được hứa hẹn luôn lớn hơn điều chúng ta có thể tưởng tượng ra. Ước chi chúng ta đừng bao giờ ngã lòng vì các hạn chế của mình, hay ngưng việc tìm kiếm sự viên mãn của một lòng yêu thương và sự hiệp thông mà Thiên Chúa đã hứa ban cho ta.
Kinh Thánh Gia
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse,
Nơi các ngài, chúng con được chiêm ngưỡng
vẻ sáng lạn của tình yêu đích thực,
chúng con tin tưởng chạy tới với các ngài.
Lạy Thánh Gia Thất Nadarét,
Xin ban ơn cho các gia đình chúng con
Cũng trở thành nơi hiệp thông và cầu nguyện,
trường chân chính của Tin Mừng
và các Giáo Hội nhỏ tại gia.
Lạy Thánh Gia Thất Nadarét,
Xin cho các gia đình chúng con đừng bao giờ
cảm nghiệm bạo lực, hất hủi và chia rẽ nữa:
xin cho tất cả những người bị thương tổn hay xúc phạm
sẵn sàng tìm được an ủi và chữa lành.
Lạy Thánh Gia Thất Nadarét,
Xin làm cho chúng con, một lần nữa, biết lưu tâm
tới tính thánh thiêng và bất khả vi phạm của gia đình,
và vẻ đẹp của nó trong kế hoạch Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse,
Xin nhân từ nghe lời chúng con cầu xin.
Amen
Ban hành ở Rôma, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, trong Năm Thánh Đặc Biệt Của Lòng Thương Xót, ngày 19 tháng Ba, Lễ Trọng Kính Thánh GIuse, năm 2016, năm thứ tư triều Giáo Hoàng của tôi.
Franciscus
_______________________________________________________________________________________
(367) Sắc Lệnh về Tông Đồ Giáo Dân Apostolicam Actuositatem, 4.
(368) Cf. ibid.
(369) Gaudium et Spes, 49.
(370) Thông Điệp Deus Caritas Est (25 tháng 12, 2015), 16: AAS 98 (2006), 230.
(371) Ibid., 39: AAS 98 (2006), 250.
(372) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng, Christifideles Laici (30 tháng 12, 1988), 40: AAS 81 (1989), 468.
(373) Ibid.
(374) Relatio Finalis 2015, 87.
(375) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng, Vita Consecrata (25 tháng 3, 1996), 42: AAS 88 (1996), 416.
(376) Cf. Relatio Finalis 2015, 87.
(377) Cf. Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11,1981), 57: AAS 74 (1982), 150.
(378) Ta cũng không nên quên rằng giao ước của Thiên Chúa với dân Người được phát biểu như một lễ cưới (xem Edk 16:8, 60; Is 62:5; Hs 2:21-22) và giao ước mới cũng được trình bầy như một cuộc đính hôn (xem Kh 19:7; Ep 5:25).
(379) Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, Lumen Gentium, 11.
(380) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn, Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981), 11: AAS 74 (1982), 93.
(381) Id., Bài Giảng Thánh Lễ với Các Gia Đình, Cordoba, Argentina (8 tháng 4, 1987), 4: Insegnamenti X/1 (1987), 1161-1162.
(382) Cf. Gemeinsames Leben, Munich, 1973, p. 18. Bản tiếng Anh: Life Together, New York, 1954, p. 27.
(383) Sắc Lệnh về Tông Đồ Giáo Dân Apostolicam Actuositatem, 11.
(384) Bài Giáo Lý (10 tháng 6, 2015): L’Osservatore Romano, 11 tháng 6, 2015, p. 8.
(385) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981), 12: AAS 74 (1982), 93.
(386) Diễn Văn tại Buổi Canh Thức Cầu Nguyện của Lễ Hội Các Gia Đình, Philadelphia (26 tháng 9, 2015): L’Osservatore Romano, 28-29 tháng 9, 2015, p. 6.
(387) Gabriel Marcel, Homo Viator: prolégomènes à une métaphysique de l’espérance, Paris, 1944, p. 66. Bản tiếng Anh: Homo Viator. An Introduction to a Metaphysics of Hope, London, 1951, p. 49.
(388) Relatio Finalis 2015, 88.
(389) Cf. Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981), 44: AAS 74 (1982), 136.
(390) Ibid., 49: AAS 74 (1982), 141.
(391) Về các khía cạnh xã hội của gia đình, xin xem Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình, Compendium of the Social Doctrine of the Church, 248-254.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét