02/06/2016
Thứ Năm đầu tháng, tuần 9 thường niên
Bài Ðọc
I: (Năm II) 2 Tm 2, 8-15
"Lời của Thiên Chúa không bị xiềng xích đâu, Nếu
chúng ta cùng chết với Người, thì chúng ta sẽ cùng sống lại với Người".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gởi cho
Timô-thêu.
Con thân mến, con hãy nhớ rằng Chúa Giêsu Kitô bởi
dòng dõi Ðavít đã từ cõi chết sống lại, theo như Tin Mừng cha rao giảng. Vì Tin
Mừng đó mà cha phải đau khổ đến phải chịu xiềng xích như một kẻ gian ác, nhưng
lời của Thiên Chúa đâu có bị xiềng xích. Vì thế, cha cam chịu mọi sự vì những kẻ
được tuyển chọn, để họ được hưởng ơn cứu độ cùng với vinh quang trên trời trong
Ðức Giêsu Kitô.
Ðây cha nói thật: Nếu chúng ta cùng chết với Người,
thì chúng ta cùng sống lại với Người. Nếu chúng ta kiên tâm chịu đựng, chúng ta
sẽ cùng thống trị với Người. Nếu chúng ta chối bỏ Người, thì Người cũng sẽ chối
bỏ chúng ta. Nếu chúng ta không tin Người, Người vẫn trung thành, vì Người
không thể chối bỏ chính mình Người.
Con hãy ghi nhớ những điều đó khi làm chứng trước mặt
Chúa. Con chớ tranh luận: vì cái đó không ích lợi gì cả, chỉ làm hại người nghe
mà thôi. Con hãy cố gắng đến trước mặt Chúa như một người đã chịu thử thách,
như một công nhân không bị khiển trách, như người ngay thẳng rao giảng lời chân
lý.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 24, 4bc-5ab. 8-9. 10 và 14.
Ðáp: Lạy
Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa (c. 4b).
Xướng: 1) Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của
Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Ngài. xin hướng dẫn con trong chân lý và
dạy bảo con, vì Chúa là Thiên Chúa cứu độ con. - Ðáp.
2) Chúa nhân hậu và công minh, vì thế Ngài sẽ dạy
cho tội nhân hay đường lối. Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy
bảo người khiêm cung đường lối của Ngài. - Ðáp.
3) Tất cả đường nẻo Chúa là ân sủng và trung thành,
dành cho những ai giữ minh ước và điều răn Chúa. Chúa thân mật với những ai tôn
sợ Chúa, và tỏ cho họ biết lời minh ước của Ngài. - Ðáp.
Alleluia:
Ga 10, 27
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Con chiên Ta
thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng theo Ta". - Alleluia.
Phúc
Âm: Mc 12, 28b-34
"Thiên Chúa của ngươi là Thiên Chúa duy nhất và
ngươi hãy kính mến Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, có người trong nhóm Luật sĩ tiến đến Chúa
Giêsu và hỏi Người rằng: "Trong các giới răn, điều nào trọng nhất?"
Chúa Giêsu đáp: "Giới răn trọng nhất chính là: "Hỡi Israel, hãy nghe
đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Chúa,
Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi".
Còn đây là giới răn thứ hai: "Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình
ngươi". Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó". Luật sĩ
thưa Người: "Thưa Thầy, đúng lắm! Thầy dạy phải lẽ khi nói Thiên Chúa là
Chúa duy nhất, và ngoài Người, chẳng có Chúa nào khác. Yêu mến Chúa hết lòng, hết
trí khôn, hết sức mình, và yêu tha nhân như chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn
thiêu và mọi lễ vật hy sinh". Thấy người ấy tỏ ý kiến khôn ngoan, Chúa
Giêsu bảo: "Ông không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu". Và không ai
dám hỏi Người thêm điều gì nữa.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm: Mối quan tâm hàng đầu
Văn hào Léon Tolstoi có kể câu chuyện như sau: Hai
người đàn ông nọ quyết tâm hành hương về Yêrusalem để dự Ðại lễ Phục Sinh ở đó.
Một người đặt mối quan tâm hàng đầu là đích điểm của cuộc hành trình, vì thế
ông cương quyết không dừng lại bất cứ nơi đâu, và trong suốt cuộc hành trình,
tâm trí ông chỉ nghĩ đến thành thánh. Còn người thứ hai, trên mọi nẻo đường,
nhìn thấy nhiều người cần được giúp đỡ và ông đã tốn nhiều tiền bạc và thời giờ,
đến nỗi ông không đến được đích điểm như đã dự định; thế nhưng, một cái gì đó từ
Thiên Chúa đến với tâm hồn ông mà người hành hương kia không nhận được, cũng
như một cái gì đó từ Thiên Chúa qua đôi tay ông, ảnh hưởng cuộc đời của nhiều
người mà người kia không có được qua những nghi lễ ông tham dự tại thành thánh
kéo dài suốt mùa Phục Sinh.
Mối quan tâm hàng đầu là một danh từ thời đại. Nhà
nước đặt mối quan tâm hàng đầu vào chính sách kinh tế; một học sinh đặt mối
quan tâm hàng đầu vào đèn sách để thi đậu vào đại học... Ðâu là mối quan tâm
hàng đầu của tôi, đó là câu hỏi hợp lý có thể áp dụng vào mọi sinh hoạt cuộc sống,
nhưng thiết nghĩ quan trọng hơn cả là câu hỏi: Ðâu là mối quan tâm hàng đầu của
tôi đối với cuộc sống của một người Kitô hữu?
Ðó cũng là vấn nạn mà một luật sĩ đặt ra cho Chúa
trong Tin Mừng hôm nay, khi ông ta hỏi: "Thưa Thầy, trong các giới răn, giới
răn nào đứng hàng đầu?" Câu trả lời của Chúa Giêsu rất rõ ràng và đơn sơ,
giới răn đứng đầu, mối quan tâm hàng đầu của người Kitô hữu chính là tình yêu.
Nếu tình cờ chúng ta được một người nào đó đặt câu hỏi
như trên, liệu chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Chúng ta có phát biểu được câu
trả lời tuyệt diệu, nghe êm tai và nêu bật giá trị cao đẹp của con người chúng
ta không? Và thành thật với lương tâm, liệu câu trả lời đó có phản ánh chính cuộc
sống chúng ta không, bởi lẽ khi cho một câu trả lời đúng, chúng ta có thể lừa dối
người khác và tự lừa dối mình? Thành thật với lòng mình có lẽ nhiều người trong
chúng ta sẽ phải ngạc nhiên khi khám phá ra rằng cho đến nay mối quan tâm hàng
đầu của chúng ta là tiền bạc, sức khỏe, danh vọng.
Như vậy, điều trước tiên chúng ta phải làm để hoán cải
và canh tân là thành thật thú nhận rằng cho đến nay chúng ta đã đặt sai mối
quan tâm hàng đầu của cuộc sống, kê� cả mối quan
tâm hàng đầu trong cách thức chúng ta biểu lộ niềm tin qua việc đọc kinh, dự lễ,
bởi vì những cách thức này thường được sử dụng như những phương thế giúp chúng
ta giữ đạo, chứ không dẫn chúng ta đi xa hơn trong việc sống đạo, nhất là giúp
chúng ta tìm gặp được Thiên Chúa và tha nhân.
Ước gì Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta đổi hướng cuộc
sống và đặt lại bậc thang giá trị của mối quan tâm hàng đầu của chúng ta. Xin
cho tình yêu mến là nguồn mạch và sức mạnh để chúng ta thực sự gặp gỡ Thiên
Chúa và yêu thương tha nhân như chính mình.
Veritas
Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Năm Tuần 9 TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: 2 Tim
2:8-15; Mk 12:28b-34.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Những điều kiện để được vào Nước Thiên
Chúa.
Khi con người làm điều sai, thay vì chấp nhận tính yếu
đuối của xác thịt để tìm cách sửa sai; con người lại đi tìm những lý do để biện
minh cho sự sai trái của mình; một trong những cách đó là cãi chữ. Một ví dụ dẫn
chứng: Trong ngày thành hôn, hai người có đầy đủ tự do đã cầm tay nhau thề hứa
trước bàn thờ Chúa sẽ trung thành với nhau suốt đời, khi thịnh vượng cũng như
lúc gian nguy, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu để trung thành với nhau suốt
đời. Họ biết là họ không thể vịn vào bất kỳ lý do nào để ly dị. Nhưng sau vài
năm, một trong hai tự động ra tòa xin hủy bỏ lời thề vì những lý do như: “Chịu
đựng hết nổi rồi!” hay “Không ai có thể trung thành với một người suốt đời!”
hay “Lỗi không phải tại tôi!” hay “Nếu cả hai đều không thấy hạnh phúc bên nhau
thà đường ai nấy đi tốt hơn.”
Các bài đọc hôm nay nêu bật việc thực hành lời Chúa
như điều kiện để được vào Nước Thiên Chúa. Trong bài đọc I, Phaolô nhắc nhở cho
Timothy, người môn đệ yêu quí, phải trung thành rao giảng Lời Chúa cho dù có bị
xiềng xích lao tù, để mưu cầu phần rỗi cho chính mình và cho tha nhân; chứ đừng
cãi chữ để biện minh cho sự bất trung của mình. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nhận
ra một người trong các kinh sư thành tâm tìm sự thật đến hỏi Chúa: “Điều nào
quan trọng nhất trong các giới răn?” Ngài bảo ông ấy: Điều răn thứ nhất, Phải
yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi.
Điều răn thứ hai, Phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào
khác lớn hơn các điều răn đó.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài
đọc I: Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người.
1.1/ Tôi cam chịu mọi sự để mưu ích cho những người
Thiên Chúa đã chọn.
(1) Chịu đựng đau khổ để mưu cầu phần rỗi linh hồn
cho người khác: Một trong những điểm quan trọng của thần học Phaolô là hãy bắt
chước Phaolô như Phaolô bắt chước Đức Kitô. Chúa Giêsu không có tội nhưng Ngài
sẵn sàng chịu đựng đau khổ cho phần rỗi linh hồn của mọi người. Thánh Phaolô sẵn
sàng chịu đau khổ như một tên gian phi vì rao giảng Tin Mừng, “để mưu ích cho
những người Thiên Chúa đã chọn, để họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Đức Giêsu
Kitô, và được hưởng vinh quang muôn đời.” Ngài viết Thư này cho Timothy khi
đang bị xiềng xích tại Roma để khuyên nhủ Timothy phải sẵn sàng chịu đựng đau
khổ để rao giảng Tin Mừng.
Điều quan trọng chúng ta nhận ra ngay nơi Đức Kitô
và Phaolô: cả hai đều đặt phần rỗi linh hồn phải làm ưu tiên hàng đầu của cuộc
sống đời này. Noi gương Đức Kitô, Phaolô sẵn sàng rao giảng Lời Chúa để cứu độ
mọi người cho dù phải đau khổ trong chốn lao tù. Ngài khuyên Timothy noi gương
ngài đừng xiềng xích Lời của Thiên Chúa. Người ta có thể cầm tù người rao giảng;
nhưng không ai có thể cầm tù Lời của Thiên Chúa, vì đó là Lời tồn tại muôn đời.
(2) Chịu đựng đau khổ để chứng minh lòng trung thành
với Thiên Chúa: Chỉ trong gian nan một người mới biết ai là người trung thành với
mình. Người trốn chạy bạn hữu khi gặp gian khổ không phải là bạn nghĩa thiết.
Chúa Giêsu từng nói với các môn đệ: “Ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, Thầy
cũng tuyên xưng người ấy trước mặt Cha Thầy. Ai chối Thầy trước mặt người đời,
Thầy cũng chối bỏ người ấy trước mặt Cha Thầy” (10:32-33). Thánh Phaolô lặp lại
lời tuyên xưng ấy với một nghĩa tương tự: “Đây là lời đáng tin cậy: Nếu ta cùng
chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người. Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ
cùng hiển trị với Người. Nếu ta chối bỏ Người, Người cũng sẽ chối bỏ ta.”
1.2/ Chú trọng đến nội dung của những giáo huấn, đừng
cãi chữ!
(1) Đừng cãi chữ: Phaolô khuyên Timothy: “Anh hãy nhắc
nhở lại những điều đó, trước mặt Thiên Chúa, hãy tha thiết khuyên người ta đừng
cãi chữ: chuyện không có ích lợi gì, chỉ làm cho người nghe phải diệt vong.” Điều
quan trọng Phaolô khuyên là hãy chú trọng đến sự thật đàng sau chữ. Sự thật đây
là phải kiên trì chịu gian khổ để mưu cầu phần rỗi linh hồn cho người khác và
chứng minh lòng trung thành của mình với Thiên Chúa. Người hay cãi chữ có thể
lý luận họ cũng yêu mến Thiên Chúa và không bao giờ làm hại tha nhân; nhưng
Ngài sẽ phán với họ: Không phải chỉ có ai nói Lạy Chúa! Lạy Chúa! Mà được vào
Thiên Đàng; nhưng chỉ có những ai nghe và thực hành Lời Chúa.
(2) Hãy thành thật rao giảng lời chân lý: Phaolô
khuyên Timothy: “Hãy cố gắng ra trước mặt Thiên Chúa như một người đã
được thử luyện, một người thợ không có gì phải xấu hổ, một người thẳng thắn dạy
lời chân lý.” Người đã được thử luyện là người đã trải qua gian khổ mà
không vấp ngã; người thợ làm việc cho mục đích mở mang Nước Chúa không có gì phải
xấu hổ; và người thẳng thắn dạy lời chân lý sẽ không sợ hãi bất cứ lời tố tụng
nào, vì biết Lời sự thật sẽ giải thoát họ.
2/
Phúc Âm: Phải yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu tha nhân như chính mình.
2.1/ Những cách hỏi khác nhau: Trình thuật mấy
ngày qua dẫn chứng cho chúng ta thấy những hạng người đến hỏi Chúa Giêsu với những
mục đích khác nhau.
(1) Hỏi để “chụp mũ”: Những người Pharisees và
Herodians hỏi Chúa “Có nên nộp thuế cho Caesar không?” để tìm cớ bắt Chúa hoặc
vì lý do chống lại “đế quốc” hoặc chống lại “nguyện vọng của dân.” Điều này vẫn
đang xảy ra cho những nhà lãnh đạo tôn giáo!
(2) Hỏi để “biện minh” cho cách sống chỉ biết đời
này: “Người đàn bà đó sẽ là vợ ai trong 7 anh em đó?” Những người Sadducees
không muốn tin đời sau để có lý do hưởng thụ tối đa đời này, cho dù đã có những
chứng từ của Kinh Thánh. Ngày nay vẫn còn biết bao người như thế, không muốn
tin Thiên Chúa để khỏi phải giữ những gì Ngài dạy, để an lòng ở trong tối tăm!
(3) Hỏi để tỏ ra mình là người “hiểu biết”: Có những
người hỏi để xem đối phương có biết những gì mình biết không. Mục đích là để
khinh thường hay làm cho đối phương phải bẽ mặt.
2.2/ Hỏi để biết sự thật: Những hạng người
trên có thể qua mặt con người; nhưng không thể qua mặt Thiên Chúa vì Ngài dò thấu
tâm can. Ngài biết những ai thật lòng muốn đi tìm sự thật. Đối với những người
như thế, Chúa Giêsu vạch trần sự dối trá của họ. Còn đối với những ai thành tâm
đi tìm sự thật như ông kinh-sư hôm nay đến hỏi Chúa đâu là điều răn đứng đầu
trong số các điều răn? Đức Giêsu trả lời ông mà chúng ta có thể tóm tắt là:
"mến Chúa và yêu người.”
Người kinh sư đồng ý với Chúa Giêsu. Ông nhận ra
nguyên lý đứng đàng sau các điều răn là tình yêu con người dành cho Thiên Chúa
và dành cho tha nhân biểu lộ cụ thể qua các hành động con người tuân giữ những
gì Thiên Chúa dạy và giúp đỡ tha nhân. Ai hiểu và làm như thế, họ sẽ không còn
xa Nước Thiên Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Nếu chúng ta hãy thành tâm đi kiếm sự thật, chúng
ta sẽ được Thiên Chúa cho tìm thấy sự thật. Một khi tìm thấy sự thật, hãy có
can đảm sống và làm chứng cho sự thật.
- Đau khổ là phương tiện Thiên Chúa dùng để thử sự
trung thành của các tín hữu; chỉ những ai kiên trì trong đau khổ mới chứng minh
họ là bạn nghĩa thiết của Ngài.
- Chúng ta hãy tìm cho được nguyên lý đàng sau Lời
Chúa dạy. Đừng quá chú trọng đến ngôn ngữ, vì ngôn ngữ chỉ dùng để diễn tả sự
thật, chứ ngôn ngữ không phải là sự thật.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
02/06/16 THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 9 TN
Th. Mác-se-li-nô và Phê-rô, tử đạo
Mc 12,28b-34
Th. Mác-se-li-nô và Phê-rô, tử đạo
Mc 12,28b-34
Suy niệm: Câu hỏi của vị kinh sư về điều răn trọng nhất nghe có vẻ hấp dẫn. Và Đức Giê-su đã trả lời bằng cách chỉ ra chính cốt lõi Lề Luật mà Thiên Chúa đã ban cho dân
Ít-ra-en. Yêu thương là điều răn đứng đầu của đạo cũ và là điều răn duy nhất của đạo mới. Nhìn vào Giáo Hội của Đức Giê-su hôm nay
người ta dễ có ấn tượng về một tổ chức thật cồng kềnh, phức tạp với bao nhiêu là cơ cấu, qui chế, luật lệ…; nhưng chính đạo của Đức Giêsu thì rất đơn sơ và rõ rệt: đạo đó là YÊU THƯƠNG! Và dĩ nhiên, mọi sự trong Giáo Hội phải được định hướng để phục vụ cho đạo Yêu Thương này. Yêu thương bao giờ cũng cần một tấm lòng. Nhưng lắm khi ta cảm thấy lòng mình thờ ơ, lạnh lẽo, không đủ ‘lửa’ để yêu thương; đó là lúc chúng ta thất bại, và Giáo Hội cũng đang thất bại nơi chúng ta.
Mời Bạn: Thất bại duy nhất đáng kể trong đời người Ki-tô hữu là không thể yêu thương (Cha Flor
McCarthy). Khi yêu thương chúng ta là hình ảnh Thiên Chúa rõ nét và sáng ngời nhất. Khổ nỗi, ngay cả những khi ta cảm thấy mình đang yêu thương thì cũng rất thường là ta đang yêu thương một cách thiên vị: chỉ yêu những người yêu mình, những người xinh đẹp, hiền lành, dễ thương… Còn những người xa lạ, nghèo khó, cau có, lạnh lùng với ta thì… khó quá, ta không yêu thương được! Đây cũng không phải là tình yêu Kitô giáo chính hiệu (x. Mt 5,46-47).
Sống Lời Chúa: Bày tỏ cử chỉ thân ái với người mà bạn đang ác cảm nhất.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin biến đổi tâm hồn con, để con biết yêu người như Chúa yêu. Amen.
Hai điều răn
Người Kitô hữu hôm nay cũng có thể hỏi Chúa câu hỏi tương tự: Điều răn nào quan trọng hơn cả chi phối mọi lề luật trong Giáo Hội?
Suy
niệm:
Trong
những ngày cuối tại Giêrusalem,
Đức
Giêsu bị kéo vào những cuộc tranh luận với nhiều nhóm
về
quyền, về chuyện nộp thuế, về sự sống lại (Mc 11, 27- 12, 27).
Ít
có một cuộc đối thoại đúng nghĩa khi người ta chỉ muốn giăng bẫy,
và
không thực sự muốn kiếm tìm chân lý.
Chính
vì thế bài Tin Mừng hôm nay là một bất ngờ thú vị.
Một
kinh sư nghe Đức Giêsu trả lời các đối thủ của mình
thì
ông có cảm tình và muốn hỏi Ngài câu hỏi mà ông bận tâm.
“Thưa
Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu ?” (c. 28).
Đức
Giêsu thấy thiện tâm của ông, và Ngài đã trả lời nghiêm túc.
Ông
kinh sư như reo lên khi nghe câu trả lời của Ngài.
“Thưa
Thầy hay lắm, Thầy nói rất đúng.”
Câu
trả lời của Đức Giêsu chạm đến điều dường như đã có nơi ông.
Ông
thích thú lặp lại những lời Ngài đã nói (cc. 32-33).
Theo
ông, những điều răn đó còn quý hơn hy lễ và lễ toàn thiêu (c. 33).
Đức
Giêsu vui sướng khi đứng trước một vị kinh sư khôn ngoan và cởi mở.
Ngài
nói với ông một câu mà chúng ta thèm muốn:
“Ông
không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!” (c. 34).
Vị
kinh sư hỏi Đức Giêsu về một điều răn đứng đầu.
Ngài
đã trả lời tới hai điều răn (c. 31).
Hai
điều răn này gắn kết với nhau chặt chẽ, nhưng vẫn là hai.
Cả
hai đều đòi hỏi một thái độ, một chọn lựa diễn tả qua động từ “yêu”.
Yêu
Thiên Chúa bằng tất cả con người mình
bằng
trọn cả trái tim, linh hồn, trí khôn và sức lực,
và
yêu tha nhân như yêu chính mình (cc. 29-31).
Tình
yêu đối với tha nhân không thay thế được tình yêu đối với Thiên Chúa.
Tình
yêu đối với Thiên Chúa như thanh dọc của thập giá
đỡ
lấy thanh ngang là tình yêu tha nhân.
Sống
trọn tình yêu là chấp nhận cả hai thanh gỗ làm nên cây thập giá.
Nếu
lễ toàn thiêu đòi đốt hoàn toàn lễ vật, và hy lễ đòi giết chết con vật,
thì
tình yêu đối với Chúa và tha nhân
cũng
đòi thiêu rụi và giết chết cái tôi kiêu ngạo, ích kỷ của mình.
Chẳng
thể nào yêu mà đòi giữ nguyên cái tôi khép kín.
Người
Kitô hữu hôm nay cũng có thể hỏi Chúa câu hỏi tương tự:
Điều
răn nào quan trọng hơn cả chi phối mọi lề luật trong Giáo Hội?
Chúa
cũng sẽ giữ nguyên câu trả lời như ngày xưa.
Ngài
vẫn tóm mọi điều răn và giới răn trong một động từ đơn giản: yêu.
Xin
để tình yêu chiếm lấy trái tim của tôi, chi phối mọi chọn lựa,
và
biến đời tôi thành tình yêu.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Tình Yêu của con,
nếu
Hội Thánh được ví như một thân thể
gồm
nhiều chi thể khác nhau,
thì
hẳn Hội Thánh không thể thiếu
một
chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất.
Đó
là Trái Tim, một Trái Tim bừng cháy tình yêu.
Chính
tình yêu làm cho Hội Thánh hoạt động.
Nếu
trái tim Hội Thánh vắng bóng tình yêu,
thì
các tông đồ sẽ ngừng rao giảng,
các
vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình...
Lạy
Chúa Giêsu,
cuối
cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con,
ơn
gọi của con chính là tình yêu.
Con
đã tìm thấy
chỗ
đứng của con trong Hội Thánh:
nơi
Trái tim Hội Thánh, con sẽ là tình yêu,
và
như thế con sẽ là tất cả,
vì
tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội Thánh.
Lạy
Chúa, với chỗ đứng Chúa ban cho con,
mọi
ước mơ của con được thực hiện.
(dựa
theo lời của thánh Têrêxa)
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
2
THÁNG SÁU
Triều
Thiên Của Tạo Vật
Con
người là một thể thống nhất, là duy nhất trong chính mình. Nhưng trong thể thống
nhất này có hàm chứa tính lưỡng diện. Thánh Kinh trình bày cả thể thống nhất
(ngôi vị) lẫn tính lưỡng diện (hồn và xác) của con người. Chẳng hạn, Sách Huấn
Ca viết: “Đức Chúa lấy đất mà tạo ra con người, rồi lại đưa con người trở về đất”
(Hc 17, 1 – 2). Nhưng Sách Huấn Ca cũng viết: “Người ban cho chúng trí khôn, luỡi,
mắt, tai, và trái tim để chúng suy nghĩ. Người làm cho chúng được đầy kiến thức
thông minh, tỏ cho chúng biết điều tốt điều xấu.” (câu 5 – 6)
Từ
quan điểm này, Thánh Vịnh 8 thật hết sức có ý nghĩa. Con người được tôn dương
là một tuyệt tác khi tác giả thánh vịnh nói với Thiên Chúa bằng những lời này:
“… con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến; phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận
tâm? Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy, ban vinh quang danh dự
làm mũ triều thiên, cho làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo, đặt muôn loài
muôn sự dưới chân” (câu 5 – 7).
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày
02 - 6
Thánh
Marcellinô và Thánh Phêrô tử đạo
2Tm
2,8-15; Mc 12,28-34.
Lời
suy niệm: “Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào
đứng đầu?”
Đây
là một câu hỏi do một kinh sư trong số các kinh sư của Do-thái giáo hỏi trực tiếp
với Chúa Giêsu. Và Chúa Giêsu không những chỉ trả lời riêng cho ông kinh sư
này, mà Chúa Giêsu còn nói cho toàn dân Ít-ra-en cũng như tất cả chúng ta được
biết: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn,
hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người
thân cận như chính mình. Đã làm cho vị kinh sư này cảm phục: “Thưa Thầy, hay lắm,
Thầy nói rất đúng.” Và đã được Chúa Giêsu vừa khen và vừa chúc lành: “Ông không
còn xa Nước Thiên Chúa đâu!”
Lạy
Chúa Giêsu. Xin ban cho chúng con ơn yêu mến Thiên Chúa như Chúa đã dạy, nhờ
đó chúng con biết yêu mến tha nhận như chính mình.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
02-06: Thánh MARCELLINÔ và PHÊRÔ
Tử
Đạo (+304)
Không
có tài liệu lịch sử nào nói về nguồn gốc của hai thánh tử đạo Marcellino và
Phêrô cả. Các Ngài được phúc tử đạo dưới thời Diocletianô.
Thánh
Marcellino được ơn tử đạo còn thánh Phêrô được ơn trừ quỉ.
Nhờ
được ơn trừ quỉ, thánh Phêrô được rất nhiều người mộ mến. Ngược lại cũng có nhiều
người ghen tức và thù oán tìm cách giết hại. Tỉnh trưởng Sêrênô ra lệnh tống
giam Ngài. Bạn ông là Antêmi có đứa con gái bị quỉ ám. Nghe biết Phêrô có quyền
trừ quỉ, ông giối thiệu bạn mình tới ngục thất để gặp thánh nhân. Gặp ông,
thánh nhân khuyên nhủ ông hãy tin vào Chúa Giêsu và thờ phượng Thiên Chúa. Ông
bực tức cho rằng: Chúa không cứu nổi Phêrô thì làm sao thánh nhân cứu nổi con
ông được. Rồi ngay đêm ấy khi quân canh ngục còn đang thi hành nhiệm vụ thì
thánh nhân đã có mặt ở nhà Antêmi. Cả gia đình Antêmi bỡ ngỡ và xin theo đạo.
Paulina, con gái Antêmi được lành bệnh. Từ đó gia đình Antêmi thành nơi tụ tập
thường hay lui tới dạy đạo và rửa tội cho các tân tòng.
Tức
giận, Sêrênô ra lệnh hành hạ hai thánh nhân một cách dã man rồi giam ngục tối,
nền rắc đầy miểng chai, và bỏ đói các Ngài cho chết. Tuy nhiên Chúa đã giải
thoát cho các Ngài trong một tuần lễ để lo cho các dự tòng được chịu phép rửa tội.
Nghĩ rằng gia đình Antemi lập mưu cho cuộc vượt thoát này, Sêrênô ra lệnh giết
cả gia đình ông.
Cuối
cùng hai thánh nhân Marcellinô và Phêrô bị đem hành quyết. Khi thi hành án quyết,
đao phủ Đorotê đã thấy linh hồn hai Ngài bay về trời. Quá xúc động ông đã xin
tòng giáo và qua đời cách lành thánh. Còn xác hai thánh nhân được chôn cất ở
nghĩa trang Ad Duos Lauros đường Labicana.
Khi
Giáo hội được sống trong an bình, người ta xây cất trên mộ hai Ngài một thánh
đường rất nguy nga. Tên Hai thánh nhân đã được nhắc đến trong lễ quy Roma.
(daminhvn.net)
02
Tháng Sáu
Nguồn Gốc Của Sa Mạc
Người
Ả Rập giải thích nguồn gốc của sa mạc bằng câu chuyện ngụ ngôn như sau:
"Thiên
Chúa đang sáng tạo vũ trụ. Sau khi đã hoàn tất tinh tú, trái đất, biển khơi,
sông ngòi, Thiên Chúa bắt tay vào việc tạo dựng con người. Ngài nặn được những
thân hình thật đẹp, nhưng đó chỉ là những pho tượng, vì chưa có linh hồn".
Lúc
bấy giờ, một tổng lãnh thiên thần mới đề nghị với Thiên Chúa là cần phải tạo dựng
linh hồn cho con người. Thế là Thiên Chúa miệt mài giam mình trong phòng thí
nghiệm để tác tạo linh hồn cho con người. Các linh hồn vừa mới ra lò còn rất mảnh
khảnh và yếu ớt.
Ngài
mang các linh hồn tươi tắn ấy xuống trần gian và phân phát cho loài người.
Nhưng rủi thay, hôm đó trời đổ mưa, cho nên một số linh hồn chưa đủ cứng cáp đã
biến dạng.
Một
ngày nọ, một trong những người đã lãnh nhận được linh hồn méo mó, đã buột miệng
nói ra một lời dối trá. Tuy chỉ là một lời dối trá không đáng kể, nhưng đó là một
lời dối trá đầu tiên xuất hiện trong lịch sử loài người.
Thiên
Chúa vô cùng hối hận vì đã không ngăn ngừa được sự dối trá ấy. ngài bèn tập
trung loài người lại và tuyên bố: "Từ nay, đừng có một người nào phạm thêm
một điều dối trá nữa. Nếu không, cứ mỗi lần có một lời dối trá, ta sẽ cho rơi
xuống mặt đất một hạt cát".
Nhiều
người nghe lời đe dọa của Thiên Chúa, cười thầm trong lòng. Một hạt cát có đáng
kể là bao sánh với màu xanh trùng trùng điệp điệp của cây cỏ. Thành ra, loài
người đã không đếm xỉa đến lời cảnh cáo của Thiên Chúa. Người thứ hai thêm một
lời nói láo mà vẫn đinh nih đó chỉ là một lời không đáng kể, cũng như thêm một
hạt cát trên trái đất cũng không thay đổi được bộ mặt của nó. Cứ thế, người thứ
ba, rồi người thứ tư... Người ta nói dối đến độ Thiên Chúa không còn đủ sức để
cho cát rơi xuống trên mặt đất nữa... Ngài đành phải dùng đến bàn tay của các
thiên thần để cho mưa cát xuống... Không mấy chốc, những đồng cỏ xanh tươi, những
vườn cây um tùm biến thành sa mạc khô cằn. Thỉnh thoảng một vài ốc đảo xanh
tươi mọc lên, đó là dấu hiệu sự hiện diện của một vài người còn biết tôn trọng
sự thật. Nhưng dần dà, ôn dịch dối trá lan tràn khắp nơi, trái đất chỉ còn là một
bãi sa mạc.
Tất cả
những ai sống trong một xã hội xây dựng trên dối trá, lừa đảo, đố kỵ lẫn nhau đều
biểu hiện được thế nào là sa mạc của tình người. Sa mạc nào cũng là biểu hiện của
sự chết: chết của tình người, chết của lòng tin tưởng lẫn nhau, chết của hy
sinh phục vụ, chết của lòng quảng đại. Tựu trung, dối trá cũng là tên gọi của
ích kỷ. Người dối trá là người chỉ biết sống cho mình. Nếu ơn gọi của con người,
nếu sự thật của con người là sống yêu thương, sống cho người, thì kẻ dối trá là
người chối bỏ chính mình.
Chúa
Giêsu đã lên án gắt gao thái độ dối trá. Ngài nói: "Có thì nói có, không
thì nói không, thêm điều đặt chuyện là bởi ma quỷ mà ra". Kẻ dối trá, do
đó, tự đặt mình dưới quyền thống trị và điều khiển của ma quỷ.
Mỗi một
thái độ dối trá là một hạt cát rơi xuống trên sa mạc của tình người. Nhưng mỗi
một hành động của quảng đại, của yêu thương, của phục vụ là một ốc đảo xanh
tươi của Chân lý, đó là Chân lý của tình yêu.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét