04/06/2016
Thứ Bảy đầu tháng, tuần 9 thường niên
Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ.
Lễ nhớ.
BÀI ĐỌC
I: 2 Tm 4, 1-8
"Con hãy
thi hành việc rao giảng Phúc Âm.
Phần
cha, cha đã già yếu và Chúa sẽ trao cho cha triều thiên công chính".
Trích
thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi Timôthêu.
Con
thân mến, cha khuyến cáo con trước tôn nhan Thiên Chúa và Đức Kitô, Đấng sẽ thẩm
phán kẻ sống và kẻ chết nhân danh cuộc xuất hiện của chính Người và vương quốc
của Người: Con hãy rao giảng lời Phúc Âm, hãy xúc tiến việc đó, dầu thời thế
thuận lợi hay không thuận lợi, hãy thuyết phục, hãy khiển trách, hãy khuyên lơn
với tất cả lòng kiên nhẫn và quan tâm giáo huấn. Bởi vì sẽ có một thời, bấy giờ
người ta không chịu nghe theo giáo lý lành mạnh nữa, nhưng theo tình tư dục, họ
đã thu thập cho mình thực nhiều thầy, tai họ ngứa ngáy và họ ngoảnh tai đi cho
khỏi nghe chân lý để quay về với những chuyện hoang đường. Phần con, hãy thận
trọng trong hết mọi vấn đề, hãy can trường chịu đau khổ, hãy làm phận sự người
rao giảng Phúc Âm, hãy lo chu toàn bổn phận phục vụ của con, hãy sống tiết độ.
Phần
cha, cha đã già yếu, giờ ra đi của cha đã gần rồi. Cha đã chiến đấu trong trận
chiến chính nghĩa, đã chạy đến cùng đường và đã giữ vững đức tin. Từ đây triều
thiên công chính đã dành cho cha. Và trong ngày đó, Chúa là Đấng phán xét chí
công sẽ trao lại cho cha mũ triều thiên ấy, nhưng không phải cho cha mà thôi,
mà còn cho những kẻ yêu mến trông đợi Người xuất hiện. Đó là lời Chúa.
ĐÁP
CA: Tv 70, 8-9. 14-15ab. 16-17. 22
Đáp:
Miệng con sẽ loan truyền sự Chúa công minh (x. c. 15).
1) Miệng
con đầy lời ca ngợi Chúa, và suốt ngày con ca hát vinh quang Ngài. Xin Chúa đừng
bỏ con trong lúc tuổi già, khi con đã kiệt sức, xin chớ bỏ rơi con.. - Đáp.
2) Phần
con sẽ luôn luôn trông cậy, ngày ngày con sẽ thêm lời ngợi khen Chúa. Miệng con
sẽ loan truyền sự Chúa công minh, và suốt ngày con kể ra ơn Ngài giúp đỡ, thực
con không sao mà kể cho cùng. - Đáp.
3)
Con sẽ kể ra uy quyền Thiên Chúa, lạy Chúa, con sẽ ca ngợi đức công minh của
Ngài. Lạy Chúa, Chúa đã dạy con từ hồi niên thiếu, và tới bây giờ con còn kể những
sự lạ của Ngài. - Đáp.
4) Phần
con, với cây cầm thụ, con ca lòng trung thành Ngài; lạy Chúa, với cây huyền cầm,
con sẽ hát mừng Chúa, lạy Đấng thánh của Israel. - Đáp.
ALLELUIA:
Ga 15, 15b
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy
đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết". - Alleluia.
PHÚC
ÂM: Lc 2, 41-52
"Cha Con
và mẹ đây đã đau khổ tìm Con".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Hằng
năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Lúc bấy
giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng
ngày lễ Vượt Qua. Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông bà ra về, trẻ Giêsu
đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Tưởng rằng Người ở trong
nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày đàng mới tìm kiếm Người
trong nhóm bà con và những kẻ quen biết. Nhưng không gặp thấy Người, nên hai
ông bà trở lại Giêrsalem để tìm Người.
Sau
ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến
sĩ, nghe và hỏi các ông. Tất cả những ai nghe Người nói, đều ngạc nhiên trước sự
hiểu biết và những câu Người đáp lại. Nhìn thấy Người, hai ông bà đã ngạc
nhiên, và mẹ Người bảo Người rằng: "Con ơi, sao Con làm cho chúng ta như
thế? Kìa cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con".
Người
thưa với hai ông bà rằng: "Mà tại sao cha mẹ tìm con? Cha mẹ không biết rằng
con phải lo công việc của Cha con ư?" Nhưng hai ông bà không hiểu lời Người
nói. Bấy giờ Người theo hai ông bà trở về Nadarét, và Người vâng phục hai ông
bà. Maria mẹ Người ghi nhớ tất cả những việc đó trong lòng.
Còn
Chúa Giêsu thì tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng trước mặt
Thiên Chúa và người ta. Đó là lời Chúa.
(thanhlinh.net)
SUY NIỆM : Mẫu mực trong đời sống đức tin
Một
người đàn bà Nigiêria bị tòa án Hồi Giáo kết án tử hình bằng cách ném đá về tội
ngoại hôn đã được hoãn hành quyết hai năm để bà có thể cai sữa cho đứa con.
Hôm
thứ Hai ngày 17/6/2002, tòa phá án thành phố Pontuar ở miền tây bắc Nigiêria vẫn
duy trì cuộc hành quyết này sau khi xét đơn kháng cáo của bà Amila Nawanrami.
Người phụ nữ này bị kết án tử hình hồi tháng 3/2002, sau khi bị tố cáo có thai
với một người đàn ông không chính thức là chồng của chị. Kurami là người đàn bà
thứ hai bị kết án tử hình vì có con ngoại hôn tại Nigiêria. Án tử hình của chị
sẽ được thi hành vào năm 2004 sau khi đứa con của chị dứt sữa mẹ. Bản án thật bất
công, nó ngược lại với mọi chuẩn mực văn minh của loài người. Tuy nhiên, vẫn
còn thấy ở đây một giá trị mà cho dù có độc ác tới đâu loài người vẫn còn trân
quý, đó là tình mẫu tử. Người mẹ Nawanrami sẽ chết đi nhưng ít ra đứa con của
chị vẫn còn có được những giọt sữa mẹ nuôi dưỡng cho đến khi thôi bú.
Cho
con bú mớm, đó là hình ảnh đẹp nhất mà người ta có thể nhìn thấy nơi bất cứ người
mẹ nào. Hôm nay Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, có lẽ chúng ta cũng được mời gọi
để suy niệm về tình mẫu tử của Mẹ. Mẹ đã sinh dưỡng Chúa Giêsu, Mẹ đã từng cho
Ngài bú mớm. Một hôm, vào giữa lúc Chúa Giêsu đang giảng dạy, có một người
trong đám đông đã lên tiếng ca ngợi Mẹ: “Phúc cho kẻ đã cho Ngài bú mớm”. Quả
thật, cũng như bất cứ bà mẹ nào, Mẹ đã cho Chúa Giêsu bú mớm, Mẹ đã nhìn Ngài lớn
lên từng ngày, Mẹ theo dõi và hân hoan với từng bước chân chập chững của Ngài,
Mẹ vui với sự khôn lớn của Ngài, Mẹ buồn lo vì sự bất chấp xảy ra cho Ngài.
Câu
chuyện Chúa Giêsu lạc mất trong đền thờ được thánh sử Luca ghi lại trong Tin Mừng
hôm nay cho chúng ta thấy được trái tim hiền mẫu của Mẹ: “Con ơi, sao con lại xử
với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm
con?” Lời trách móc này bộc lộ tất cả trái tim con người của Mẹ. Mẹ đối xử với
Chúa Giêsu với tất cả tình cảm của một con người và chính vì là một con người
cho nên Mẹ trở thành mẫu mực cho chúng ta trong cuộc lữ hành đức tin. Nơi Mẹ,
chúng ta nhận ra được một người tín hữu tiến bước trong mò mẫm, trong chiến đấu,
trong tin yêu và vâng phục. Nhưng Mẹ không chỉ là mẫu mực cho chúng ta trong đời
sống đức tin. Mẹ là Mẹ của chúng ta. Mẹ đã yêu thương Chúa Giêsu với tất cả
trái tim nhân loại của Mẹ. Ngày nay, Mẹ cũng tiếp tục dõi theo mỗi người chúng
ta với trái tim hiền mẫu ấy. Mẹ đã trải qua thử thách, Mẹ hiểu được thế nào là
khổ đau. Hơn ai hết, Mẹ đồng cảm với bao nỗi lo lắng và khổ đau của chúng ta. Mẹ
hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. Mẹ đã từng dõi theo từng bước
trong tiến trình trưởng thành của Chúa Giêsu Con Mẹ. Mẹ suy niệm từng biến cố của
cuộc sống.
Ngày
nay cũng thế, không có giây phút nào trong cuộc sống của mỗi người chúng ta mà
không được Mẹ ôm ấp trong lòng. Với niềm tin tưởng ấy, chúng ta phó thác cuộc sống
cho Mẹ.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
04/06/16 THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN 9
TN
Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ
Lc 2,41-51
Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ
Lc 2,41-51
Suy niệm: Nơi trái tim của Đức Ma-ri-a, Đấng được đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, chan chứa một tình yêu trong trắng và mãnh liệt. Tình yêu ấy làm cho Mẹ phản ứng trước sự việc xảy ra ngoài ý muốn một cách dịu hiền đối với con mình: “Con
ơi, sao con lại làm cho cha mẹ như thế? Con thấy không, cha con và mẹ đây đang phải cực lòng tìm con!”Mẹ không la mắng, không
cáu gắt khi gặp lại con sau ba ngày lo âu bồn chồn và vất vả tìm con.
Cách diễn tả tình yêu dịu hiền của Mẹ đối với nhân loại phát xuất từ tấm lòng từ bi, nhân ái vô biên của Mẹ. Mẹ Ma-ri-a nghiêng mình trên nhân loại với tấm lòng từ bi, nhân hậu, thông cảm và chia sẻ những đau khổ của họ. Tình yêu này có sức thức tỉnh, chỉ dạy và nâng đỡ những ai đang trên đường về quê trời.
Mời Bạn: Tình yêu có khả năng cảm hóa lòng người. Lòng chúng ta sẽ trở nên tốt hơn nếu thường xuyên ở bên Mẹ Ma-ri-a. Giáo Hội luôn cổ võ việc sùng kính Đức
Ma-ri-a. Nếu chúng ta khát khao và nhiệt tâm thực hành những việc sùng kính Đức Ma-ri-a là chúng ta đang ở gần trái tim yêu thương của Mẹ Ma-ri-a và lòng chúng ta cũng sẽ được biến đổi và phản ánh lại lòng yêu thương diệu hiền của Đức Ma-ri-a.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã ban cho Mẹ Ma-ri-a đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, xin cho chúng con biết năng chạy đến trái tim cực sạch Đức Mẹ, để qua Mẹ, chng con đón nhận dồi dào ơn Chúa, nhờ đó chúng con sống xứng đáng là người con của Chúa và con của Đức Mẹ.
Hằng ghi nhớ trong lòng
Chúng ta chẳng bao giờ nắm được Chúa, giữ chặt Chúa trong tay. Chúa vẫn là Đấng không thể thấu hiểu được, và vẫn làm chúng ta sững sờ.
Suy
niệm:
Nếu
ai hỏi Mẹ Maria điều gì quý nhất trong đời Mẹ,
hẳn
Mẹ sẽ trả lời đó là Giêsu, con của Mẹ.
Người
con này Mẹ đã cưu mang, dưỡng dục, và bảo vệ giữ gìn.
Người
con này đã đem lại cho Mẹ biết bao niềm vui và hãnh diện.
Nhưng
Mẹ cũng chịu nhiều đau khổ vì người con ấy.
Bài
Tin Mừng hôm nay vén mở một chút nỗi đau của Mẹ,
cho
thấy một chút trái tim của Mẹ khi sống bên Giêsu.
Cậu
Giêsu, mười hai tuổi, cùng với cha mẹ lên Đền thờ mừng lễ Vượt qua.
Kể
cũng lạ khi cậu ở lại Giêrusalem mà không báo cho cha mẹ biết.
Hai
ông bà đi một ngày đường mới nhận ra mình mất con,
vội
vã đi tìm trong đám bà con thân thuộc,
nhưng
không thấy, nên trở lại Giêrusalem mà tìm.
Phải
qua ba ngày đầy lo âu và nước mắt mới tìm thấy con trong Đền thờ.
Kinh
nghiệm mất- tìm kiếm-tìm thấy này thật đau đớn đối với người mẹ.
Mẹ
Maria sợ mất con, mất điều rất quý đã được Thiên Chúa trao cho mình.
Nhưng
khi thấy con mình ngồi giữa các vị thầy, rất bình an trò chuyện với họ,
thì
Mẹ lại sửng sốt, ngỡ ngàng, thay vì vui sướng.
Như
vậy là con không bị lạc, nhưng đã cố ý ở lại Đền thờ mà không báo.
Mẹ
không nén được một lời trách móc: “Tại sao con làm thế với cha mẹ?
Cha
con và mẹ đã khắc khoải tìm con” (c. 48).
Chuyện
không ngờ là cậu Giêsu đã đáp lại câu hỏi của Mẹ bằng hai câu hỏi,
đầy
vẻ sửng sốt và cũng là một lời trách: “Tại sao cha mẹ lại tìm con?
Cha
mẹ không biết là con phải ở nhà của Cha con sao ?” (c.49).
Cũng
có thể hiểu là: cha mẹ không biết con phải lo việc của Cha con sao?
Đức
Giêsu, khi lên mười hai tuổi, đã bắt đầu có ý thức mình thuộc về Cha.
Người
Cha trên trời này khác với người cha mà Ngài đang chung sống.
Ngài
phải ở với và lo việc cho người Cha này, lẽ ra cha mẹ phải biết chuyện đó.
Dĩ
nhiên hai ông bà chưng hửng, không hiểu được câu nói của cậu Giêsu (c.50).
Riêng
Mẹ Maria có thói quen nghiền ngẫm về các biến cố khó hiểu.
Mẹ
giữ kỹ trong trái tim mình những chuyện xảy ra (Lc 2, 19. 51b).
Chúng
ta tưởng Mẹ Maria luôn luôn hiểu Con mình, hiểu ngay, hiểu trọn vẹn.
Chúng
ta tưởng ai sống thánh thiện thì lúc nào cũng vui, chẳng bao giờ lo sợ.
Nhìn
Mẹ Maria, chúng ta hiểu theo Chúa là bước vào một cuộc hành trình.
Có
những lúc như đang chơi ú tim với Chúa, mất rồi lại tìm, tìm thấy rồi lại mất.
Chúng
ta chẳng bao giờ nắm được Chúa, giữ chặt Chúa trong tay.
Chúa
vẫn là Đấng không thể thấu hiểu được, và vẫn làm chúng ta sững sờ.
Mẹ
Maria đã chứng kiến Đức Giêsu lớn dần về mọi mặt (Lc 2, 40),
từ
khi sinh ra đến khi mười hai tuổi,
và
từ mười hai tuổi đến lúc trưởng thành (Lc 2, 52).
Ngài
càng lúc càng ý thức mình thuộc về Cha và ý thức về sứ mạng.
Con
của Mẹ là một mầu nhiệm khôn dò mà Mẹ phải tìm hiểu mỗi ngày.
Mẹ
để cho Con tự do sống theo Ý Cha, dù điều đó đem lại nhiều đau khổ.
Chuyện
mất Con hôm nay chuẩn bị cho việc Con sẽ chia tay Mẹ đi sứ vụ,
và
chuẩn bị cho cuộc chia tay kinh hoàng trên thập giá.
Chúng
ta cầu cho các bà mẹ đang đau khổ vì con.
Mong
sự vâng phục của con cái làm tươi trái tim người mẹ.
Cầu
nguyện:
Lạy
Mẹ Maria,
khi
đọc Phúc Âm,
lúc
nào chúng con cũng thấy Mẹ lên đường.
Mẹ
đi giúp bà Isave, rồi đi Bêlem sinh Đức Giêsu.
Mẹ
đưa con đi trốn, rồi dâng Con trong đền thờ.
Mẹ
tìm con bị lạc và đi dự tiệc cưới ở Cana.
Mẹ
đi thăm Đức Giêsu khi Ngài đang rao giảng.
Và
cuối cùng Mẹ đã theo Ngài đến tận Núi Sọ.
Mẹ
lên đường để đáp lại một tiếng gọi
âm
thầm hay rõ ràng, từ ngoài hay từ trong,
từ
con người hay từ Thiên Chúa.
Chúng
con thấy Mẹ luôn đi với Đức Giêsu
trong
mọi bước đường của cuộc sống.
Chẳng
phải con đường nào cũng là thảm hoa.
Có
những con đường đầy máu và nước mắt.
Xin
Mẹ dạy chúng con
đừng
sợ lên đường mỗi ngày,
đừng
sợ đáp lại những tiếng gọi mới của Chúa
dù
phải chấp nhận đoạn tuyệt chia ly.
Xin
giữ chúng con luôn đi trên Đường-Giêsu
để
chúng con trở thành nẻo đường khiêm hạ
đưa
con người hôm nay đến gặp gỡ Thiên Chúa.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
4
THÁNG SÁU
Một
Quá Trình Suy Tư Chậm Rãi
Chúng
ta có cơ sở Thánh Kinh để xem con người như một ngã vị duy nhất, và đồng thời
như một luỡng diện gồm hồn và xác. Quan điểm này đã được trình bày trong toàn bộ
truyền thống và trong giáo huấn của Giáo Hội. Giáo huấn này bao gồm không chỉ
Thánh Kinh mà cả những chú giải thần học về Thánh Kinh nữa.
Sự nhận
hiểu này đã phát triển dưới ảnh hưởng của một số trường phái tư tưởng Hi lạp –
trong đó có trường phái Aristôte. Một tiến trình suy tư chậm rãi đã đạt đến một
mức tròn đầy nơi các tác phẩm của Thánh Tôma Aquinô. Chúng ta nhận thấy điều
này trong các tuyên bố về con người tại Công Đồng Vienne vào năm 1312. Trong
các văn kiện Công Đồng, linh hồn được gọi là “mô thức” của thân xác: “mô thức của
thân xác con người, bởi chính nó và một cách thiết yếu” (DS 902). “Mô thức” này
ấn định chính bản chất của hữu thể con người và nó có bản tính thiêng liêng. Xa
hơn nữa, mô thức thiêng liêng ấy của con người – tức linh hồn – thì bất tử. Điều
này đã trở thành giáo huấn chính thức của Công Đồng La-tê-ra-nô V năm 1513:
“Linh hồn thì bất tử, trái lại, thân xác thì khả diệt” (DS 1440).
Trường
phái suy tư do Thánh Tôma Aquinô đặt nền móng cũng dạy rằng do bởi tính hiệp nhất
trong bản thể giữa xác và hồn, nên sau khi chết linh hồn mãnh liệt hướng đến
tái hiệp nhất với thân xác. Và quan điểm thần học này được củng cố bởi chân lý
mạc khải về sự phục sinh của thân xác.
Ngay
cả dù các thuật ngữ triết học mà chúng ta dùng để diễn tả tính duy nhất và tính
phức hợp (hay lưỡng diện) của con người có thể bị chất vấn lúc này lúc khác,
thì tính duy nhất của ngôi vị con người và tính lưỡng diện (tinh thần – xác thể)
của nó cũng hoàn toàn có nền tảng trong Thánh Kinh và trong truyền thống. Người
ta thường cho rằng con người là “hình ảnh của Thiên Chúa” bởi vì con người có
khía cạnh “hồn”. Tuy nhiên, giáo huấn truyền thống không hề loại trừ quan điểm
rằng thân xác cũng tham dự vào phẩm giá “hình ảnh của Thiên Chúa” – cũng như nó
tham dự vào trọn vẹn phẩm giá của ngôi vị xét như cả tinh thần lẫn xác thể.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày
04 – 6
Trái
tim Vô Nhiễm Đức Mẹ
Is
61, 9-11; Lc 2,41-51.
Lời
suy niệm: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết
là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?”
Trong
đoạn Tin Mừng này cho chúng ta thấy được Lễ Vượt Qua là một đại lễ của người
Ít-ra-en, Đền Thánh Giêrusalem là trái tim của quốc gia và là trung tâm tôn
giáo của It-ra-en, hành hương lên Giêrusalem là một bổn phận. Trong câu chuyện
lúc Chúa Giêsu lên Mười hai tuổi, Xong kỳ lễ Chúa Giêsu ở lại trong Đền Thờ, ngồi
giữa các thầy dạy, vừa nghe vừa đặt câu hỏi. Ai nghe Chúa Giêsu nói cũng ngạc
nhiên về trí thông minh; Trong lúc đó Đức Mẹ lại đặt câu hỏi với Chúa Giêsu:
“Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không; cha con và mẹ đây
đã phải cực lòng tìm con?” Chúa Giêsu đánh động tâm hồn Đức Mẹ: “Sao cha mẹ lại
tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?”
Lạy
Chúa Giêsu. Mỗi người tín hữu của Chúa luôn có hai bổn phận: bổn phận với Cha
trên trời và bổn phận ở nơi trần thế này. Xin cho chúng con luôn yêu thích học
hỏi và suy niệm Lời Chúa mỗi ngày để giúp chúng con chu toàn cả hai bổn phận
cùng lúc để đem lại hanh phúc đời này lẫn đời sau cho chúng con.
Mạnh
Phương
04
Tháng Sáu
Bóng Tối
Raoul
Follereau đã thuật lại một câu chuyện về một người phong cùi như sau: Từ nhiều
năm qua, ông ta sống chui rúc trong căn lều tối tăm của ông. Xa tránh ánh sáng,
đôi mắt ông đã trở thành mù lòa. Bóng tối trên đôi mắt đã đành, ông còn tự giam
hãm bóng tối của tâm hồn. Người đàn ông như đang tự chôn vùi mình trong chính
đáy mồ của ông... Mỗi ngày, có một nữ tu đến để tẩy rửa và băng bó các vết
thương cho ông. Ông chấp nhận cho người nữ tu săn sóc, vì nghĩ rằng ít nhất người
nữ tu cũng nở được nụ cười mãn nguyện.
Ngày
tôi đến thăm, người nữ tu cho tôi biết rằng người đàn ông đã không bao giờ muốn
ra khỏi căn lều tối tăm của mình... Tôi tiến lại gần con người khốn khổ ấy và
đưa cánh tay ra mời mọc. Tôi nắm lấy cánh tay của ông và dìu ông đứng dậy.
Chúng tôi ra khỏi căn lều tăm tối.. Vừa đến bên cánh cửa nơi ánh sáng mặt trời
chiếu xuyên qua, người đàn ông dã có một thái độ mà mãi mãi tôi không bao giờ
có thể quên được. Ra khỏi căn lều, đứng giữa ánh sáng, ông hô lên một tiếng kêu
lớn: "Tôi thấy!"
Kể
từ khi bóng tối của bệnh phong cùi ụp phủ xuống trên cuộc đời, thì đây là lần đầu
tiên, người bệnh mới cảm nhận thực sự có ánh sáng xung quanh mình. Lấy tất cả sức
lực còn lại, người đàn ông thét lên với cây cỏ, với núi non, với trời cao, với
tất cả mọi người: Tôi thấy! Tôi thấy!
Có những
người tự giam mình trong bóng tối. Có những người bị người khác đầy ải vào
trong bóng tối...
Vô
tình hay hữu ý, có lẽ chúng ta cũng đã xô đẩy không biết bao nhiêu người vào
trong bóng tối. Một cuộc sống thiếu chứng tá, một khước từ giúp đỡ: đó có thể
là những hành động xô đẩy người khác rơi vào bóng tối, chúng ta cũng tự giam
mình vào bóng tối hay giảm bớt cường độ ánh sáng trong chúng ta...
"Các
con là ánh sáng thế gian". Lời của Chúa Giêng nói lên bản chất của người
Khô. Người Kitô chỉ là Khô khi họ là ánh sáng thế gian... Ánh sáng không thể
sáng soi nữa, ánh sáng ấy sẽ trở thành tăm tối.
Hãy
chiếu ánh sáng bằng những việc làm của ánh sáng. Một cuộc sống đầy gương sáng,
một lờ nói nâng đỡ ủi an, một nụ cười thông cảm, một bàn tay đưa ra để dìu dắt,
để đồng hành: đó là bao nhiêu việc làm của ánh sáng mà bao nhiêu người đang chờ
đợi nơi chúng ta. Và chúng ta cũng tin rằng, một ánh lửa càng được chia sẻ, thì
càng sáng lên...
(Lẽ
Sống)
Lectio Divina: Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ
Thứ Bảy,
4 Tháng 6, 2016
Lc
2:41-51
1.
Lời nguyện mở đầu
Lạy
Chúa là Thiên Chúa,
Chúa
đã chuẩn bị một nơi cư ngụ xứng đáng của Chúa Thánh Thần trong trái tim vô nhiễm
của Đức Trinh Nữ Maria, nhờ lời cầu bàu của Mẹ, nguyện xin cho chúng con, những
kẻ tin vào Chúa, được là đền thờ sống động của vinh quang Chúa. Chúng con
cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con…
2.
Bài Đọc Tin Mừng – Luca 2:41-51
Hằng
năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua.
Lúc bấy giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo
tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua. Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông
bà ra về, trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết.
Tưởng rằng Người ở trong nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày
đàng mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những kẻ quen biết. Nhưng
không gặp thấy Người, nên hai ông bà trở lại Giêrusalem để tìm Người.
Sau
ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến
sĩ, nghe và hỏi các ông. Tất cả những ai nghe Người nói, đều ngạc nhiên
trước sự hiểu biết và những câu Người đáp lại. Nhìn thấy Người, hai ông
bà đã ngạc nhiên, và mẹ Người bảo Người rằng: “Con ơi, sao Con làm cho
chúng ta như thế? Kìa cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con”.
Người
thưa với hai ông bà rằng: “Mà tại sao cha mẹ tìm con? Cha mẹ không
biết rằng con phải lo công việc của Cha con ư?” Nhưng hai ông bà không hiểu
lời Người nói. Bấy giờ, Người theo hai ông bà trở về Nagiarét, và Người
vâng phục hai ông bà. Maria mẹ Người ghi nhớ tất cả những việc đó trong
lòng.
3.
Suy Niệm
- “Hằng năm vào dịp lễ Vượt
Qua”. Những lời này giúp chúng ta xác định rõ hơn bối cảnh tinh thần
trong đó đoạn Tin Mừng xảy ra và do đó, đối với chúng ta, trở thành cửa ngõ bước
vào mầu nhiệm của cuộc gặp gỡ giữa Chúa và công việc của ân sủng và lòng thương
xót của Người cho chúng ta.
Cùng
với Mẹ Maria và thánh Giuse, với Chúa Giêsu, chúng ta cũng có thể sống trong ân
sủng của lễ Vượt Qua mới, một “vượt qua” của sự dư thừa, một cuộc di chuyển tâm
linh đưa chúng ta “đi vượt quá”. Bài Tin Mừng thì rõ ràng và mạnh mẽ, dựa
theo trực giác mà Đức Trinh Nữ Maria có trong kinh nghiệm này với Con Ngài là
Chúa Giêsu là giai đoạn từ phố phường đến tâm điểm của sự phân tán đến nội tâm,
từ đau khổ đến bình an.
Tất cả
những gì còn lại cho cuộc hành trình của chúng ta là chúng ta bước xuống phố
phường và tham dự ngày lễ hội, lễ hội của các khách hành hương trên đường lên
Giêrusalem để mừng Lễ Vượt Qua.
- “Đường đi của hai ông
bà”. Đây chỉ là động từ đầu tiên trong các loạt động từ nói về việc
di chuyển, nối tiếp nhau dọc theo các câu trong đoạn Tin Mừng này. Có lẽ nó có
thể giúp ghi lại một “sự chú ý”; “họ đã đi”; “trở lại con đường”; “nhóm” (từ chữ
Latin cum-ire, “cùng đi chung”; “cuộc hành trình; “quay lại”; “cùng
đi xuống với họ”; “đến”.
Song
song với việc di chuyển thể lý vĩ đại này, cũng có một sự chuyển động tâm linh
sâu sắc được đặc trưng bởi động từ “nhìn”, cũng được bày tỏ qua “hai ông bà bắt
đầu đi tìm”, “trở lại để tìm Người”, “đã đau khổ tìm Con”, “tại sao cha mẹ tìm
con?”
Điều
này cho chúng ta biết rằng cuộc hành trình, con đường chân chính mà Lời Chúa
kêu gọi chúng ta, không phải là một cuộc hành trình thể lý, mà cuộc tìm kiến
tâm linh là cuộc hành trình về Chúa Giêsu, về Sự Hiện Diện của Chúa trong đời sống
chúng ta. Và ‘đây là hướng mà chúng ta đang đi, cùng với Mẹ Maria và
thánh Giuse.
- “Hai ông bà đã bắt đầu
tìm kiếm Người”. Tại đây chúng ta có thể xác định cốt lõi của văn bản,
thông điệp căn bản của nó, điều quan trọng là chúng ta mở lòng mình ra đến một
sự hiểu biết sâu sắc hơn về thực tế này. Bởi vì tác giả Luca cũng sử dụng
hai động từ khác nhau để diễn tả việc “tìm kiếm”, động từ đầu tiên là anzitéo,
các câu 44 và 45, cho thấy một trình tự chính xác, lặp đi lặp lại, cẩn thận,
như một số người đọc lướt qua, từ dưới lên trên và theo sau các câu 48 và 49,
cho thấy việc tìm kiếm vật gì đó đã thất lạc và bạn muốn đi tìm. Chúa
Giêsu là đối tượng cho mọi chuyển động và nội tâm sâu sắc này, Ngài là đối tượng
của lòng ước mong, sự khao khát của con tim…
- “Đau khổ”. Thật
tuyệt vời khi nhìn thấy cách Đức Maria mở lòng mình ra với Đức Giêsu, nói với
Người về tất cả những gì Mẹ đã trông thấy, về những gì Mẹ đã cảm thấy trong
lòng. Mẹ không ngại ngùng nói sự thật cho Chúa Con biết, nói với Người những
cảm xúc và trải nghiệm mà hai ông bà đã cảm thấy trong lòng. Nhưng nỗi
đau khổ này là gì, nỗi đau mà bạn đã trông thấy Đức Maria và thánh Giuse trong
việc đi tìm Chúa Giêsu, Đấng đã mất tích là gì?
- “Maria mẹ Người ghi nhớ tất
cả những việc đó trong lòng.” Đức Maria không hiểu những lời của Chúa
Giêsu, mầu nhiệm cuộc đời của Chúa và sứ vụ của Ngài, và vì sự im lặng này, Mẹ
chấp nhận, giữ khoảng cách, ghi nhớ trong lòng. Đây là con đường chân
chính của sự tăng trưởng trong đức tin và mối quan hệ với Chúa.
Một lần
nữa, thánh Luca cho chúng ta một từ ngữ tuyệt đẹp và có ý nghĩa, một động từ
kép “ghi nhớ” (dia-Tiree), có nghĩa đen là “giữ đến cùng”. Đó là hoạt động
tinh thần mà Mẹ Maria mang trong mình và ban cho chúng ta như là một tặng phẩm
quý giá, một di sản cho mối quan hệ tốt đẹp với Chúa, để nó có thể đưa chúng ta
vào một cuộc hành trình sâu sắc, mà không dừng lại ở bề mặt, hoặc lưng chừng;
không quay trở lại, mà đi sâu vào. Đức Maria dắt tay chúng ta và hướng dẫn
chúng ta qua khắp trái tim chúng ta, mọi cảm xúc, kinh nghiệm của Bà. Và
tại đó, trong bí mật của riêng chúng ta, trong lòng chúng ta. Chúng ta có
thể học tìm kiếm Chúa Giêsu, Đấng mà chúng ta đã lạc mất.
4.
Một vài câu hỏi gợi ý
- Lời của Chúa, trong sự đơn sơ,
cũng rất rõ ràng, rất trực tiếp. Một lời mời gọi để rời bỏ, để tham gia
vào lễ Vượt Qua, cũng được hướng đến tôi. Tôi đã có quyết định đứng lên
và bước tới, để đối diện với con đường dài mà Chúa đặt trước mặt tôi
không? Và một lần nữa, tôi có đồng ý tham gia vào bữa tiệc của những người
đã quyết định trong lòng về chuyến hành hương không?
- Tôi cảm thấy kinh nghiệm của tôi
đi tìm kiếm Chúa như thế nào? Hay là nó có vẻ không quan trọng
chăng? Tôi có bỏ lỡ nó không? Tôi có nghĩ mình có thể tự làm được
không? Trong cuộc sống của tôi, tôi có bao giờ nhận ra được rằng cuộc sống
của mình đánh mất Chúa không? Tôi có đã rời xa hay quên Chúa không?
- Lo lắng, được nói về Đức Maria,
đã có bao giờ là cuộc hành trình đồng hành, sự hiện diện buồn bã trong ngày,
hay dài hơn, trong đời tôi không? Có lẽ, nhờ vào đoạn Tin Mừng này, tôi
khám phá ra rằng, lo lắng là do sự vắng mặt của Chúa, mất Thiên Chúa, đoạn Tin
Mừng này có giúp tôi, cho tôi ánh sáng, một chìa khóa cho cuộc đời tôi không?
- Con đường của trái tim, mà Đức
Maria vạch ra rất rõ ràng trước mắt tôi bây giờ, tôi nghĩ nó có khả thi
không? Tôi có muốn tham gia vào thử thách này, với chính tôi, với môi trường
xung quanh tôi, có lẽ ngay cả với những người sống gần gũi với tôi nhất
không? Tôi có sẵn sàng lựa chọn để đi sâu hơn, học hỏi cách để “giữ đến
cùng”, để đi vào sâu, với tất cả con người tôi không? Đối với tôi, Chúa
và mối quan hệ với Ngài có rất quan trọng, có rất đòi hỏi không? Và Ngài
có là người bạn quý hóa, sự Hiện Diện thân yêu nhất mà tôi muốn mở rộng trái
tim tôi cho Người không?
5.
Lời nguyện kết
Bà
Anna cầu nguyện và nói:
“Tâm
hồn con hoan hỷ vì ĐỨC CHÚA,
Nhờ ĐỨC
CHÚA, con ngẩng đầu hiên ngang.
Con mở
miệng nhạo báng quân thù:
Vâng,
con vui sướng vì được Ngài cứu độ.
Chẳng
có Đấng thánh nào như ĐỨC CHÚA,
Chẳng
một ai khác, ngoại trừ Ngài,
Chẳng
có Núi Đá nào như Thiên Chúa chúng ta.
Các
người chớ nhiều lời huênh hoang tự đắc,
Miệng
đừng thốt ra điều ngạo mạn,
Vì ĐỨC
CHÚA là Thiên Chúa quán thông,
Mọi
hành vi, chính Người xét xử.
Cung
nỏ người hùng bị bẻ tan,
Kẻ yếu
sức lại trở nên hùng dũng.
Người
no phải làm mướn kiếm ăn,
Còn kẻ
đói được an nhàn thư thái.
Người
hiếm hoi thì sinh năm đẻ bảy,
Mẹ
nhiều con lại ủ rũ héo tàn.
ĐỨC
CHÚA là Đấng cầm quyền sinh tử,
Đầy
xuống âm phủ rồi lại kéo lên.
ĐỨC
CHÚA bắt phải nghèo và cho giàu có,
Người
hạ xuống thấp, Người cũng nhắc lên cao.
Kẻ mọn
hèn, Chúa kéo ra khỏi nơi cát bụi,
Ai
nghèo túng, Người cất nhắc từ đống phân tro,
Đặt
ngồi chung với hàng quyền quý,
Tặng
ngai vàng vinh hiển làm sản nghiệp riêng.
Vì nền
móng địa cầu là của ĐỨC CHÚA,
Người
đặt cả hoàn vũ lên trên
(1Sm
2:1-8)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét