Trang

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

15-06-2016 : THỨ TƯ - TUẦN XI THƯỜNG NIÊN

15/06/2016
Thứ Tư tuần 11 thường niên


Bài Ðọc I: (Năm II) 2 V 2, 1. 6-14
"Có một xe bằng lửa, và Êlia lên trời".
Trích sách Các Vua quyển thứ hai.
Khi Thiên Chúa muốn đem Êlia lên trời trong cơn gió lốc, Êlia và Êlisê đang rời bỏ đất Galgala. Khi cả hai đến thành Giêricô, Êlia nói với Êlisê rằng: "Con cứ ngồi đây, Chúa sai thầy đến sông Giođan". Êlisê đáp: "Nhân danh Chúa hằng sống và lấy mạng sống của Thầy, con xin thề rằng: Con sẽ không rời thầy". Thế rồi cả hai cùng đi xuống Bêthel. Có năm mươi người đồ đệ của tiên tri cũng đi theo hai vị, và đứng xa xa, còn hai vị thì đứng trên bờ sông Giođan. Êlia lấy áo choàng cuốn lại, đập xuống nước. Nước liền rẽ làm hai, và hai vị cứ lối ráo mà qua sông.
Khi đã qua rồi, Êlia nói với Êlisê rằng: "Con muốn gì thì cứ xin, để thầy làm cho, trước khi thầy được cất đi khỏi con". Êlisê đáp: "Con muốn được gấp đôi thần trí của thầy". Êlia nói: "Con xin điều khó quá, nhưng nếu con thấy được thầy trong lúc thầy được cất đi khỏi con, thì con sẽ được như ý; nhưng nếu con không xem thấy, thì không được". Hai ông tiếp tục đi và nói chuyện, thì này đây có một xe bằng lửa và ngựa cũng bằng lửa phân rẽ hai người; và trong cơn gió lốc, Êlia lên trời. Êlisê thấy vậy kêu lên: "Cha ơi, cha ơi, cha là xe và là người đánh xe Israel". Và Êlisê không thấy thầy mình nữa, người liền lấy áo mình và xé ra làm đôi, và lượm chiếc áo choàng Êlia đã thả xuống, rồi lui về, và đứng lại ở bờ sông Giođan, lấy áo choàng Êlia đã thả xuống, đập xuống nước mà nước lại không rẽ ra. Người kêu lên: "Thiên Chúa của Êlia bây giờ ở đâu?" Người lại đập xuống nước, và nước rẽ làm đôi, và Êlisê đi qua.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 30, 20. 21. 24
Ðáp: Lòng chư vị hãy can trường mạnh bạo, hết thảy chư vị là người cậy trông ở Chúa (c. 25).
Xướng: 1) Lạy Chúa, vĩ đại thay lòng nhân hậu Chúa, lòng nhân hậu Ngài dành để cho những kẻ kính sợ Ngài, lòng nhân hậu Ngài ban cho những ai tìm nương tựa Ngài, ngay trước mặt con cái người ta. - Ðáp.
2) Chúa che chở họ dưới bóng long nhan Ngài, cho khỏi người ta âm mưu làm hại. Chúa giấu họ trong lều trại của Ngài, cho khỏi miệng lưỡi người đời tranh luận. - Ðáp.
3) Chư vị thánh nhân của Chúa, hãy mến yêu Ngài, Ngài gìn giữ những kẻ trung thành. Nhưng Ngài trả miếng thực là đầy đủ cho những ai xử sự kiêu căng. - Ðáp.

Alleluia: Tv 94, 8ab
Alleluia, alleluia! - Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa, và đừng cứng lòng. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 6, 1-6. 16-18
"Cha ngươi Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho ngươi".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không, các con mất công phúc nơi Cha các con là Ðấng ở trên trời. Vậy khi các con bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng họ. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc con bố thí được giữ kín, và Cha con, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.
"Rồi khi các con cầu nguyện, thì cũng chớ làm như những kẻ giả hình: họ ưa đứng cầu nguyện giữa hội đường và các ngả đàng, để thiên hạ trông thấy. Quả thật, Ta bảo các con: họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi cầu nguyện, thì hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu xin với Cha con, Ðấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.
"Khi các con ăn chay, thì đừng làm như bọn giả hình thiểu não: họ làm cho mặt mũi ủ dột, để có vẻ ăn chay trước mặt người ta. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi ăn chay, hãy xức dầu thơm trên đầu và rửa mặt, để thiên hạ không biết con ăn chay, nhưng chỉ tỏ ra cho Cha con Ðấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Các việc đạo đức
Tại nhiều nơi, cứ vào mùa tranh cử, người ta lại dễ dàng nhìn thấy những bảng hiệu ghi ơn dân biểu này, nghị sĩ nọ, hoặc loan báo những công trình xây dựng của các nhân vật chính trị. Dĩ nhiên, ai cũng hiểu đó là những vận động gián tiếp, những hứa hẹn với dân chúng để hy vọng được bầu vào những chức vụ công quyền. Tâm thức và lối hành xử thường tình của con người là như thế đó: làm việc tốt để kể công, để được trọng vọng, khen thưởng. Người Kitô hữu cũng dễ bị cám dỗ để có tinh thần khoe khoang kể công như trên vào đời sống đạo đức.
Tin Mừng hôm nay ghi lại những lời dạy của Chúa Giêsu về tinh thần tu đức cần phải có, với nguyên tắc sống đạo: đừng làm việc lành có ý phô trương cho người ta thấy. Theo luật Môsê, bố thí, cầu nguyện, ăn chay là những việc lành cao quý, và người ta thường tổ chức các việc đạo đức đó cách công khai để thúc đẩy nhiều người tham gia. Chúa Giêsu không phản đối các việc đó, nhưng Ngài chỉ muốn người ta thực hiện chúng với ý hướng mới, đó là làm vì lòng yêu mến và tìm đẹp lòng Chúa hơn là để được người đời khen ngợi. Chẳng vậy, các việc đạo đức ấy có thể chỉ có hình thức, đấy là chưa nói đến trường hợp có nhiều người làm bộ cầu nguyện lâu giờ, ăn chay nhiều ngày, bố thí rộng rãi để dễ lừa gạt người khác.
Chúa Giêsu cảnh giác chúng ta đề phòng thứ đạo đức vụ hình thức. Nhưng việc đạo đức tự nó rất ích lợi cho bản thân, cho tha nhân và đáng được Thiên Chúa ban thưởng, với điều kiện chúng được thực hiện với ý ngay lành. Chúng ta cần thực hành các việc lành với ý hướng này, vì đó là lẽ sống, là niềm vui và là động lực cho cuộc đời hy sinh phục vụ của chúng ta.
Veritas Asia


Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Tư Tuần 11 TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: 2 Kgs 2:1, 6-14; Mt 6:1-6, 16-18.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Muốn sự khen tặng của người đời hay phần thưởng của Thiên Chúa?
Nhiều tín hữu thích được người ta khen tặng các việc mình làm như ủng hộ một số tiền lớn vào nhà thờ hay trở thành người bảo trợ cho chương trình từ thiện. Thiên Chúa muốn con người làm việc lành cách thành tâm, kín đáo, bằng cách làm phúc đừng cho tay trai biết việc tay phải làm. Người tín hữu chỉ được chọn một trong hai: hoặc được người khác khen hoặc được Thiên Chúa trả công; chứ không thể chọn cả hai.
Các bài đọc hôm nay nêu bật việc phải có ý hướng tốt lành trong khi xử dụng quà tặng Thiên Chúa ban. Trong bài đọc I, Elishah xin cho được gấp đôi thần khí của thầy mình là Elijah.
Nếu Elishah dùng quà tặng đó cho sứ vụ ngôn sứ, đó là điều tốt và Thiên Chúa sẽ ban; nhưng nếu Elishah dùng quà tặng đó để được người khác khen tặng hay để hại người khác, chắc chắn ông sẽ không được Thiên Chúa ban. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ khi cho đi, cầu nguyện và ăn chay, các ông phải làm với ý hướng tốt lành thì mới mong được hưởng phần thưởng Thiên Chúa ban; nếu không, các ông chỉ được hưởng những lời khen tặng của người thế gian.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Ngôn sứ được ban những quà tặng để chu toàn nhiệm vụ.
1.1/ Elishah xin cho được gấp hai phần thần khí của Elijah.
Đến giờ Đức Chúa gọi Elijah về và trao sứ vụ ngôn sứ lại cho môn đệ là Elishah. Elijah là một ngôn sứ được Đức Chúa cho quyền làm rất nhiều phép lạ: truyền đóng cửa trời không cho mưa, hóa bột và dầu olive ra nhiều cho bà góa thành Zarephath, truyền lửa từ trời xuống thiêu rụi của lễ, cho mưa rơi... Mục đích của uy quyền Chúa ban là để giúp cho con người nhận ra lỗi lầm của họ và ăn năn trở lại với Đức Chúa, chứ không phải để dọa nạt hay để giương oai với người khác.
Môn đệ Elishah có linh tính thầy mình sắp được Đức Chúa gọi về, nên ông bám sát thầy mình và nài xin cho được thần khí gấp hai lần của Elijah. Ông Elijah đáp: "Anh xin một điều khó đấy! Nếu anh thấy thầy khi thầy được đem đi, rời xa anh, thì sẽ được như thế; bằng không, thì không được." Các ông còn đang vừa đi vừa nói, thì này một cỗ xe đỏ như lửa và những con ngựa đỏ như lửa tách hai người ra. Và ông Elijah lên trời trong cơn gió lốc.” Ông túm lấy áo mình và xé ra làm hai mảnh để tỏ sự buồn rầu khi phải xa thầy.
1.2/ Elishah cũng được Đức Chúa ban cho uy quyền làm phép lạ.
Elishah thấy thầy mình được cuốn đi trong cơn gió lốc với một một cỗ xe đỏ như lửa và những con ngựa đỏ như lửa. Đó là lý do mà truyền thống Do-thái vẫn tin ngôn sứ Elijah không chết. Họ vẫn để hai chiếc ghế một cho ngôn sứ Elijah và một cho ông Moses mỗi năm vào ngày Lễ Xá Tội (Day of Atonement). Họ tin hai ông sẽ trở lại trước ngày Đấng Messiah tới.
Ngôn sứ Elijah cố ý để lại chiếc áo choàng cho Elishah. Ông lượm lấy áo choàng của ông Elijah rơi xuống. Ông trở về và đứng bên bờ sông Jordan. Ông lấy áo choàng của ông Elijah đã rơi xuống mà đập xuống nước và nói: "Đức Chúa, Thiên Chúa của ông Elijah ở đâu?" Ông đập xuống nước, nước rẽ ra hai bên, và ông Elishah đi qua. Ông Elishah biết mình đã có thần khí của thầy, ông có uy quyền làm phép lạ như thầy mình.
2/ Phúc Âm: Làm việc lành với các ý hướng ngay lành
Có những việc tự bản chất rất tốt như việc rao giảng Tin Mừng, giúp đỡ người nghèo, cầu nguyện và ăn chay; nhưng các kinh sư và biệt phái cũng biến chúng thành xấu vì sự giả hình của họ. Chúa Giêsu đề phòng các môn đệ cách tổng quát mọi việc lành trước khi đi vào ba lãnh vực chính của đời sống Kitô hữu là giúp đỡ người nghèo, cầu nguyện và ăn chay. Khi chúng ta làm việc lành, đối tượng chúng ta nhắm tới là Thiên Chúa, chứ không phải là bất cứ ai khác; nên đừng làm để được tiếng khen của người đời, nhưng là để được Thiên Chúa thấu suốt và ban thưởng cho chúng ta.
2.1/ Giúp đỡ người nghèo: là dùng những gì mình có để san sẻ cho những người thiếu thốn. Cha của Tobia khuyên ông như sau: “Con hãy dùng của cải bố thí cho tất cả những ai thực thi công chính, và khi bố thí, mắt con đừng có so đo. Đối với ai nghèo khổ, con đừng ngoảnh mặt làm ngơ, để rồi đối với con, Thiên Chúa cũng sẽ không ngoảnh mặt làm ngơ. Tuỳ con có bao nhiêu, hãy cho bấy nhiêu; có nhiều thì cho nhiều, có ít thì đừng ngại cho ít” (Tob 4:7-8).
Nhưng có những người cho vì miễn cưỡng, để phô trương sự giàu có, hay để được tiếng khen. Chúa Giêsu đề phòng cho các môn đệ: “Khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.” Chúng ta không thể hiểu theo nghĩa đen câu “không cho tay trái biết việc tay phải làm” vì đó là điều không thể xảy ra, nhưng Chúa chỉ có ý nói đừng phô trương cho người khác thấy việc mình làm.
2.2/ Cầu nguyện: là để nâng tâm hồn lên tới Chúa để nói chuyện, bàn thảo, hay xin ơn. Hành động cầu nguyện ám chỉ những gì xảy ra giữa hai người: Thiên Chúa và người cầu nguyện, không có sự hiện diện của người thứ ba. Khi một người có mục đích cầu nguyện để được người khác thấy và khen, làm sao họ có thể tập trung vào Thiên Chúa; vì thế, Chúa Giêsu khuyên các môn đệ: “Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”
Khi nói những điều này, Chúa không ngăn cấm việc cầu nguyện chung; vì Ngài đã từng vào các hội đường để cầu nguyện chung. Điều Chúa Giêsu muốn nói hôm nay chỉ liên quan đến việc cầu nguyện riêng: đừng đứng ở nơi công cộng cầu nguyện với mục đích cho người khác thấy.
2.3/ Ăn chay: là cố ý sống không có lương thực trong một thời gian cho mục đích tôn giáo như để ăn năn đền tội và xin Thiên Chúa tha thứ (Jon 3:5; Joe 1:14, 2:15), để xin Thánh Thần soi sáng cho biết việc phải làm (Acts 13:2); để cầu xin Thiên Chúa điều gì (2 Sam 12:16). Để việc ăn chay có hiệu quả, nhiều khi nó phải đi kèm theo với việc cầu nguyện và làm việc bác ái (Isa 58:7); nếu không, Thiên Chúa sẽ không nhận lời (Isa 58:6).
Ăn chay để người khác thấy bằng cách rầu rĩ, ủ dột chỉ là cách thức của bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Chúa dạy các môn đệ: “Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Ý hướng của chúng ta khi làm các việc đạo đức là tiêu chuẩn để được Chúa thưởng công. Nếu chúng ta làm vì để được tiếng khen của người đời, Chúa không cần phải thưởng công nữa.
- Đừng bao giờ cầu xin những ơn lành Thiên Chúa ban cho để xử dụng với mục đích trần tục.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP

15/06/16 TH TƯ TUN 11 TN
Mt 6,1-6.11-16

Suy nim: Kết thúc mùa gii bóng đá, nhng đi tuyn giành được cúp vàng, bc, hay đng được thưởng nhng món tin hu hĩnh. Ngoài ra, các cu th xut sc chng nhng s tăng mc giá chuyn nhượng, mà còn nhn được nhng li khen tng t báo chí và người hâm m. Đây cũng là mt phn thưởng không kém quan trng đi vi h. Người con cái Chúa trong “90 phút thi đu ca cuc đi” cũng ging như nhng vn đng viên xut sc, qua ba “môn đin kinh phi hp” truyn thng là cu nguyn, ăn chay và bác ái. Nếu có ý làm đ khoe khoang, nhm cho khán gi thy, thì phn thưởng ca h là li khen tiếng phc và ri chm hết! Còn nếu thc hin cách âm thm, ch qui hướng v Chúa, được Đc Giê-su din t qua kiu nói “đng cho tay trái biết vic tay phi làm” hay “vào phòng, đóng ca li”, thì chính Thiên Chúa s tr công bi hu cho h.
Mi Bn: Sau mt ngày làm được nhiu vic, gic ng s ngon lành. Sau mt đi làm được nhiu vic, cái chết s bình thn” (L. Da Vinci). Đi vi người Ki-tô hu, “nhiu vic” vn chưa đ, vì còn phi k đến ý hướng khi làm các vic đó. Ý hướng trong sáng, quy hướng v Chúa, thì các vic lành phúc đc ca bn mi được chúc lành và ghi nhn.
Sng Li Chúa: Điu chnh li ý hướng khi làm các vic cu nguyn, ăn chay và bác ái cho đúng thánh ý Chúa.
Cu nguyn: Ly Chúa Giê-su, chúng con thường thích được người khác khen ngi. Xu hướng này thâm nhp c vào các vic đo đc và làm hng các vic đo đc y. Xin cho chúng con biết điu chnh li ý hướng là ch biết làm vì lòng yêu mến Chúa mà thôi. Amen.

Đng thu sut nhng gì kín đáo
Đi Kitô hu là cuc đi kín đáo thm lng, như b che khut. Nhưng cũng là cuc đi không che giu được trước mt mi người. 


Suy nim:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất,
phải có danh gì với núi sông.”
Danh tiếng để lại cho đời là điều khiến nhiều người bận tâm.
Có người hiến mình để làm những công trình lớn lao để lại cho hậu thế.
Nhưng cũng có người rơi vào thói háo danh,
làm mọi sự chỉ để tìm cho mình chút tiếng khen mau qua.
Trong Bài Giảng trên núi mà ta nghe hôm nay,
Đức Giêsu tố giác thói háo danh của những người đạo đức giả,
khi họ làm ba việc đạo đức căn bản là bố thí, cầu nguyện, ăn chay.
Ngài cũng cho thấy cách sống đạo của người môn đệ.
Làm các việc đạo đức để tìm tiếng khen, là một cám dỗ có thật.
Có người thổi kèn trong hội đường hay ngoài phố khi bố thí.
Có người thích đứng cầu nguyện tại giữa ngã ba đường.
Có người có mang bộ mặt thiểu não khi ăn chay.
Tất cả chỉ nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người khác,
chỉ nhằm “cho người ta thấy”, “để người ta khen” (cc. 1. 2. 5. 16).
Họ làm những việc tốt lành, nhưng lại tìm mình, co quắp trên chính mình,
trong khi lẽ ra những việc này phải mở họ ra trước Thiên Chúa.
Đối với Đức Giêsu, được người ta khen là nhận được phần thưởng rồi,
nên cũng chẳng được Cha trên trời ban thưởng nữa (c. 1).
Họ được phần thưởng mau qua của người đời,
nhưng mất phần thưởng trọng hậu trong ngày sau hết.
Đức Giêsu mời các môn đệ đi vào cái kín đáo, thầm lặng,
nơi đó không có con mắt của người đời, không có tiếng khen chê.
Nơi đó kín đến mức tay trái không biết việc tay phải làm.
Nơi đó là căn phòng đóng cửa, để chỉ có Cha và anh gặp gỡ.
Cha là Đấng hiện diện ở nơi kín đáo (cc. 6. 18).
Cha cũng là Đấng thấy những gì được làm ở nơi kín đáo (cc. 4. 6. 18).
Cha thấy anh đã bố thí, cầu nguyện, ăn chay cách thầm lặng.
Chính Cha sẽ ban thưởng cho anh.
“Hữu xạ tự nhiên hương” có thể là một hình ảnh đẹp về người Kitô hữu.
Đời Kitô hữu là cuộc đời kín đáo thầm lặng, như bị che khuất.
Nhưng cũng là cuộc đời không che giấu được trước mắt mọi người.
Chính khi cái tốt được làm một cách vô cầu, thì nó lại tỏa ngát hương.
Không hẳn là chúng ta luôn luôn phải cầu nguyện trong phòng đóng cửa.
Cũng như không hẳn chúng ta phải tô son đánh phấn khi ăn chay.
Nhưng điều quan trọng là chúng ta làm mọi sự cho vinh danh Chúa.
Cầu nguyn:
Ngày lại ngày, lạy Thiên Chúa,
tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan,
hai tay cung kính, lạy Thiên Chúa muôn loài,
tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan.
Dưới bầu trời bao la,
trong cô đơn và thầm lặng,
với tấm lòng thanh tịnh,
tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan.
Trong thế giới ồn ào vì nhọc nhằn,
huyên náo vì đấu tranh,
giữa đám đông hối hả lăng xăng,
tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan.
Và khi đã hoàn tất việc đời,
lạy Thiên Chúa muôn loài,
một mình, lặng lẽ,
tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan.
(R. Tagore,
Đỗ Khánh Hoan dịch)

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
15 THÁNG SÁU
Thiên Chúa Cai Quản Mọi Sự Một Cách Tốt Đẹp
“Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha Toàn Năng, Đấng tạo thành trời đất”. Lời tuyên tín đầu tiên này của Kinh Tin Kính sẽ không bao giờ ngừng tuôn đổ sự phong phú phi thường của nó cho chúng ta. Thiên Chúa là Cha và là Đấng tạo thành “mọi sự hữu hình và vô hình”. Ngài cai quản muôn loài bằng sự quan phòng thần linh của Ngài.
Với những suy tư về công cuộc sáng tạo, đã đến lúc chúng ta bắt đầu một loạt các giáo huấn về chủ đề sự quan phòng của Thiên Chúa. Sự quan phòng này nằm trong chính cốt lõi đức tin Kitô giáo và trong đáy lòng của mọi người được mời gọi đến với đức tin. Thiên Chúa là Cha khôn ngoan và toàn năng của chúng ta. Ngài hiện diện và hành động trong thế giới. Xuyên qua sự quan phòng thần linh của Ngài, Thiên Chúa lo liệu sao cho mọi tạo vật có thể sống trọn vẹn trong sự hiện diện của Ngài. Một cách đặc biệt, Ngài lo liệu cho chúng ta và các nhu cầu của chúng ta, bởi vì chúng ta được dựng nên theo hình ảnh Ngài và giống như Ngài. Thiên Chúa – là Cha chúng ta – mong muốn rằng hành trình của chúng ta được hướng dẫn bởi chân lý tình yêu của Ngài, trong khi chúng ta tiến về mục tiêu là sự sống vĩnh cửu trong Ngài.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 15 - 6
2V 2,1.6-14; Mt 6,1-6.16-18.

Lời suy niệm: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời ban thưởng...Rồi khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rỉ như bọn đạo đức giả; chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay.”
Thói thường của người đời luôn luôn muốn phô trương mình trước thiên hạ, và mong được càng nhiều người biết càng thêm hãnh diện. Nhưng với Chúa Giêsu thì không phải vậy, Người muốn con cái của Người cần có sự khiêm nhường, cần làm nơi kín đáo thể hiện chính mình trước mặt Người và Chúa Cha, bởi tất cả không phải là công trạng của mình, mà nhờ ơn ban của Người và qua Người mọi công việc tốt lành được Người ghi nhận. Gần đây Đức Thánh Cha Phanxicô còn khuyên mỗi người chúng ta khi làm việc bác ái: “Làm phúc là một cử chỉ yêu thương đối với những người chúng ta gặp; đó là cử chỉ chân thành quan tâm đến với những người tới gần chúng ta và xin giúp đỡ. Sự giúp đỡ ấy được thực hiện trong âm thầm, nơi mà chỉ có Thiên Chúa thấy và hiểu giá trị của hành vi đã làm.”
Lạy Chúa Giêsu. Chúa đã để lại cho chúng con một giáo huấn không thể thay thế được về việc làm phúc. Chúa yêu cầu chúng con đừng làm phúc để được người đời ca ngợi và ngưỡng mộ lòng quảng đại của chúng con. Xin cho chúng con luôn ghi nhớ Lời Chúa đã căn dặn chúng con.
Mạnh Phương


15 Tháng Sáu
Thiên Chúa Không Thất Vọng Về Con Người
Văn hào Nga Dostoievski, với những tác phẩm nổi tiếng như Tội ác và Hình phạt, anh em nhà Karamazov, là người đã trải qua một cuộc đời đầy sóng gió. Sau một thời gian dài bị giam cầm vì lý do chính trị, ông bị kết án tử hình. Nhưng, như một phép lạ, vào giữa lúc sắp sửa bị hành quyết, ông bỗng nhận được lệnh tha. Người viết tiểu sử của ông kể lại như sau:
Thời gian trong tù đã in đậm nét trên quãng đời còn lại của ông. Từ trên chiếc máy chém nhìn xuống đám người đang đứng dưới chân mình, ông chỉ còn thấy họ là những người bị áp bức, những người nô lệ đáng thương. Dù họ có phạm tội ác tày trời đi nữa, tâm hồn họ vẫn là tâm hồn của những con người vô tội, do đó đáng được sự tha thứ.
Khi bước xuống khỏi máy chém, Karamazov thấy mọi sự như vô nghĩa. Ðiều duy nhất còn có ý nghĩa đối với ông chính là tình yêu, và cho dù trong suốt 30 năm sau, cuộc đời của ông đắm chìm trong bùn nhơ của tội lỗi, của khốn khổ, của ô nhục, ông luôn nhìn mọi sự qua lăng kính của yêu thương. Một lần bị đưa lên máy chém ấy cho ông hiểu rằng con người đau khổ, tất cả mọi người đều đáng cảm thông, thương mến. Ðó là sứ điệp mà Karamazov công bố suốt cuộc đời của ông.
Cả cuộc đời của ông là một cố gắng không ngừng để diễn đạt câu nói: "Hỡi người anh em, không có gì có thể ngăn cản tôi yêu thương bạn".
Nếu có những lúc chúng ta cảm thấy thất vọng về con người đốn mạt của chúng ta, nếu có những lúc chúng ta không còn tin tưởng ở tình người nữa, chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu. Chúng ta thấy ngay ánh mắt nhân từ, cảm thông của Ngài.
Khi Zakêu, thủ lãnh của phường thu thuế, leo lên cây cao để thấy Ngài, Chúa Giêsu đã ôn tồn nói với ông: "Hôm nay, tôi đến thăm nhà ông".
Khi người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình được dẫn ra trước mặt Ngài, Chúa Giêsu nhỏ nhẹ nói với bà: "Chị hãy về đi, tôi không kết án chị".
Khi Maria Madalêna đến quỳ dưới chân Ngài, Chúa Giêsu đã không hắt hủi cô.
Khi Phêrô phản bội Ngài, Chúa Giêsu nhìn ông với tất cả trìu mến, thông cảm.
Khi tên trộm cừu bị treo trên thập giá hướng về Ngài, Chúa Giêsu đã hứa với anh: "Hôm nay, anh sẽ ở cùng Ta trên Thiên Ðàng".
Ngài đã ngồi cùng bàn với phường thu thuế, bọn đĩ điếm, kẻ tội lỗi. Ngài tha thứ những kẻ đóng đinh Ngài vào thập giá.
Qua cách cư xử của Chúa Giêsu, Thiên Chúa muốn nói với chúng ta rằng: Ngài yêu thương con người, bởi vì Ngài không thể chối bỏ hình ảnh của Ngài nơi con người. Chính ánh lửa ấy khiến cho Thiên Chúa vẫn luôn nhận ra được hình ảnh của mình nơi con người, để không bao giờ thất vọng về con người.
(Lẽ Sống)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét