17/06/2016
Thứ Sáu tuần 11 thường niên
Bài Ðọc I: (Năm
II) 2 V 11, 1-4. 9-18. 20
"Người ta xức dầu cho Gioas và reo lên: Vạn tuế đức vua".
Trích sách Các Vua quyển thứ hai.
Trong những ngày ấy, khi bà Athalia, mẹ vua Ocôsia, thấy con mình chết,
nên đứng lên giết tất cả dòng dõi nhà vua. Nhưng Giô-saba, con gái của vua
Giôram và là chị của Ocôsia, cứu được Gioas, con của Ocôsia khỏi số các con của
vua bị sát hại, và giấu nó trong phòng ngủ làm một với bà vú, để bà Athalia
không thấy nó và nó khỏi bị giết. Nó ở trong đền thờ Chúa với bà Giôsaba cách
bí mật được sáu năm, thời gian bà Athalia cai trị đất nước.
Năm thứ bảy, ông Gioiađa sai người đi tìm các sĩ quan và quân lính, ông
đưa họ đi với ông vào đền thờ Chúa. Người ký giao ước với họ, bảo họ thề trong
đền thờ Chúa và cho họ thấy con của nhà vua.
Các sĩ quan làm tất cả những điều tư tế Gioiađa truyền dạy: Mỗi người đem
các thuộc hạ theo mình, những người lính vào canh ngày Sabbat cũng như kẻ ra
canh, đều đến cùng tư tế Gioiađa. Ông trao cho họ giáo mác và khí giới của
Ðavít để trong đền thờ Chúa. Mỗi người cầm khí giới đứng từ bên tả đến bên hữu
đền thờ và bàn thờ, hộ vệ chung quanh đức vua. Tư tế Gioiađa dẫn hoàng tử ra, đặt
triều thiên lên đầu người và trao cho người quyển giao ước. Người ta phong người
làm vua và xức dầu cho người. Họ vỗ tay reo lên: "Vạn tuế đức vua!"
Athalia nghe tiếng dân chúng chạy đến, thì đi với dân vào đền thờ Chúa.
Bà Athalia thấy vua đứng trên toà như thói thường, có ca sĩ và đội kèn đứng kề
bên, và toàn dân trong xứ hân hoan kèn hát, bà liền xé áo mình, kêu lên rằng:
"Mưu phản! Mưu phản!" Nhưng Gioiađa truyền cho các sĩ quan đang cầm đầu
toán binh lính rằng: "Các ngươi hãy đuổi bà ấy ra khỏi đền thờ, và hễ ai
theo bà, thì chém luôn". Vị tư tế nói: "Ðừng giết bà trong đền thờ
Chúa". Họ ra tay bắt và lôi bà đi theo đường ngựa vào đến gần cung điện và
giết bà tại đó.
Gioiađa ký kết giao ước giữa Thiên Chúa với vua và dân, để họ trở nên dân
Chúa; và ký giao ước giữa vua và dân. Toàn dân trong xứ đều ùa vào chùa Baal,
phá huỷ các đền thờ, đập tan các bức tượng, và giết luôn thầy cả Mathan trước
bàn thờ. Tư tế Gioiađa đặt các toán canh giữ đền thờ Chúa. Toàn dân trong xứ
hân hoan, và thành đô được bằng yên: vì bà Athalia bị giết trong đền vua.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 131,
11, 12.13-14. 17-18
Ðáp: Chúa đã
kén chọn Sion làm nơi cư ngụ cho mình (c. 13).
Xướng: 1) Chúa đã thề hứa cùng Ðavít một lời hứa quả quyết mà Người sẽ chẳng
rút lời. Rằng: "Ta sẽ đặt lên ngai báu của ngươi một người con cháu thuộc
dòng giống của ngươi". - Ðáp.
2) Nếu các con ngươi tuân giữ điều ước của Ta, và những luật lệ mà Ta ban
ra dạy chúng, thì cả con cháu chúng cũng được muôn đời ngồi cai trị trên ngai
báu của ngươi. - Ðáp.
3) Bởi chưng Chúa đã kén chọn Sion, đã thích lựa Sion làm nơi cư ngụ cho
mình. Người phán: "Ðây là nơi nghỉ ngơi của Ta tới muôn đời, Ta sẽ cư ngụ
nơi đây, vì Ta ưa thích". - Ðáp.
4) Tại đó, Ta sẽ gầy dựng một uy quyền cho Ðavít, sẽ chuẩn bị ngọn đèn
sáng cho người được Ta xức dầu. Ta sẽ bắt những kẻ thù ghét người tủi hổ, nhưng
triều thiên của Ta chiếu sáng rực rỡ trên mình người. - Ðáp.
Alleluia: Ga 8,
12
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Ta là sự sáng thế gian, ai theo
Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống". - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 6,
19-23
"Kho tàng con ở đâu, thì lòng con cũng ở đó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đừng tích trữ
cho mình kho tàng dưới đất: là nơi ten sét mối mọt sẽ làm hư nát, và trộm cướp
sẽ đào ngạch lấy mất, nhưng các con hãy tích trữ cho mình kho tàng trên trời:
là nơi không có ten sét, mối mọt không làm hư nát, trộm cướp không đào ngạch lấy
mất: Vì kho tàng con ở đâu, thì lòng con cũng ở đó. Con mắt là đèn soi cho thân
xác con. Nếu mắt con trong sáng, thì toàn thân con được sáng. Nhưng nếu mắt con
xấu kém, thì toàn thân con phải tối tăm. Vậy nếu sự sáng trong con tối tăm, thì
chính sự tối tăm, sẽ ra tối tăm biết chừng nào?"
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm: Hai tư
thế
Trong điện Vatican, có treo một bức họa nổi tiếng của Rafaelo mang tên là
"trường phái Athène", mô tả dung mạo và sứ điệp của hai triết gia Hy
Lạp là Aristote và Platon. Danh họa Rafaelo mô tả Aristote đứng vững trên mặt đất,
một tay cầm cuốn sách luân lý, một tay chỉ xuống mặt đất; còn Platon thì được vẽ
hai chân chỉ chạm nhẹ mặt đất, một tay cầm cuốn sách, một tay chỉ về trời cao.
Trong hai tư thế khác nhau này, Rafaelo muốn nói lên khía cạnh nổi bật của
thiên tài Hy Lạp, đồng thời là hai chiều kích căn bản của ơn gọi làm người, đó
là chinh phục mặt đất, đồng thời vượt qua vật chất, vượt khỏi tầm mức những gì
thấy được; vừa dấn thân trong lãnh vực trần thế, vừa biết hướng về trời cao và
những giá trị đời đời.
Tin mừng mà Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay cũng mời gọi chúng ta
đang sống trong ơn gọi trên trần gian, nhưng hãy biết hướng về trời cao, nơi
tích chứa của cải đích thực. Tin Mừng nhắc đến hai tư tưởng: một mời gọi con
người hướng về trời, một mời nói lên vai trò của mắt, không phải mắt thân xác,
nhưng là mắt tinh thần, mắt đức tin hướng dẫn cuộc sống con người. Suy nghĩ kỹ,
chúng ta có thể nhận ra được liên hệ giữa hai tư tưởng này. Sự tăm tối tinh thần
là điều đáng sợ hơn cả, vì không nhận thấy đâu là điều phúc thật của con người.
Do mù quáng tinh thần và chỉ nhận của cải, danh vọng, quyền bính là phúc thật,
con người sẽ tìm cách có được những thứ ấy càng nhiều càng tốt. "Kho tàmg
của con ở đâu, thì lòng con ở đó". Ðó là định luật tâm lý tự nhiên của con
người. Nếu tôi chỉ nhìn thấy lý tưởng của mình trong việc thu tích của cải,
danh vọng, quyền thế, thì làm sao tôi có thể hướng nhìn trời cao và số phận đời
đời của con người.
Xin Chúa thanh tẩy và soi sáng con mắt tinh thần chúng ta, để chúng ta có
thể nhận ra đâu là điều thiện hảo và qui hướng về đó mà tiến tới.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Sáu Tuần 11 TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: 2 Kgs
11:1-4, 9, 18-20; Mt 6:19-23.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Nếu mắt anh sáng, thì toàn thân anh sẽ sáng.
Khi Thiên Chúa hỏi vua Solomon ông muốn xin bất cứ điều gì trên đời, Ngài
sẽ ban cho ông! Ông không xin sang giàu, uy quyền, danh vọng, sức khỏe... Ông
chỉ xin cho được khôn ngoan để hiểu biết điều đúng từ những điều sai lầm. Thiên
Chúa rất hài lòng và ban cho ông được trở thành người khôn ngoan nhất trên đời
đến nỗi trước ông và sau ông, không ai được như thế. Vì có khôn ngoan, nên ông có
tất cả các thứ khác.
Các bài đọc hôm nay nhằm sáng tỏ một lần nữa tầm quan trọng của khôn
ngoan trong cuộc sống con người. Trong bài đọc I, vì thiếu khôn ngoan nên khi
chồng chết, bà hoàng hậu Dân Ngoại Athaliah ra lệnh giết tất cả các cháu của bà
để cai trị xứ Judah. Toan tính của bà không qua được sự khôn ngoan của Thiên
Chúa, vẫn còn một đứa cháu còn sót lại để làm vua nối dòng vương triều của
David. Bà đã bị dân chúng giết và vứt xác bên ngoài Đền Thờ. Trong Phúc Âm,
Chúa Giêsu dạy các môn đệ phải biết dùng khôn ngoan để phân biệt: của hư nát với
của vững bền, kho tàng hư nát với kho tàng vững bền, mắt sáng và mắt tối.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Vì thiếu khôn
ngoan, hoàng hậu Athaliah bị chết như kẻ vô danh.
1.1/ Hận thù chồng chất thêm hận thù: Bà Athaliah là con vua Ahab và hoàng
hậu Jezebel, bà và kết hôn với Jehoram, con của bà Jehosaphat (2 Kgs 8:18). Mẹ
nào con đó, Bà là người gian ác và thờ thần Baal. Khi Ahaziah là con của bà và
Jehoram bị ám sát chết bởi Jehu một năm sau khi Jehoham qua đời, Bà Athaliah đứng
lên ra lệnh tiêu diệt tất cả hoàng tộc để cai trị dân chúng.
Nhưng bà Jehosheba, ái nữ vua Joram và là chị của vua Ahaziah, đã ẵm
Joash, con vua Ahaziah, lén đưa cậu ra khỏi số các hoàng tử sẽ bị sát hại, giấu
trong phòng ngủ cùng với người vú nuôi. Như thế, cậu bé đã được giấu khuất mắt
bà Athaliah, và cậu không bị giết. Cậu Joash ở lại với bà Jehosheba trong Nhà Đức
Chúa, lẩn trốn ở đó sáu năm, suốt thời bà Athaliah cai trị xứ sở. Joash là cháu
ruột của bà Athaliah và cháu họ của bà Jehosheba.
Lịch sử Do-thái không cho bà Athaliah không phải là người cai trị hợp
pháp. Nếu bà Athaliah thành công trong kế hoạch cai trị, nhà David sẽ tuyệt tự;
nhưng Thiên Chúa đã quan phòng mọi sự và bà Athaliah phải trả nợ máu, họ đã lấy
gươm giết chết Bà trong đền vua sau 6 năm cai trị.
1.2/ Toàn dân trong xứ kéo tới đền Baal mà phá huỷ các bàn thờ và tượng
thần: Jehoiada là thượng tế trong thời bà Athaliah cai trị. Năm thứ bảy, ông
Jehoiada sai người đi mời các vị chỉ huy một trăm quân thuộc đạo binh Carites
và thuộc đoàn thị vệ. Ông cho họ vào trong Nhà Đức Chúa với ông. Ông kết ước với
họ, bắt họ tuyên thệ trong Nhà Đức Chúa, và cho họ được thấy hoàng tử. Các vị
chỉ huy một trăm quân làm đúng mọi điều tư tế Jehoiada đã truyền. Mỗi vị chỉ
huy đem theo người của họ, những người đang phiên trực ngày Sabbath, cùng với
những người hết phiên trực ngày Sabbath. Họ đến với tư tế Jehoiada. Mục đích của
thượng tế Jehoiada là muốn cho dân chúng tin tưởng vào hoàng tử Joash có đủ hậu
thuẫn để lên ngôi làm vua.
Toàn dân trong xứ kéo tới đền Baal mà phá huỷ các bàn thờ và tượng thần.
Còn Mattan, tư tế của thần Baal, thì họ giết ngay trước các bàn thờ. Rồi thượng
tế Jehoiada đem theo các vị chỉ huy một trăm quân, quân Carites, các thị vệ và
toàn dân trong xứ. Họ rước vua từ Nhà Đức Chúa xuống, sau đó đi qua Cửa Các Thị
Vệ mà tới đền vua. Vua Joash ngự lên ngai vua. Toàn dân trong xứ thì vui mừng,
mà thành vẫn không động tĩnh.
2/ Phúc Âm: Kho tàng của anh
ở đâu, thì lòng anh ở đó.
2.1/ Hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời: Con người có
thói quen tích trữ; nhưng phải biết khôn ngoan để tích trữ những gì không hư hoại
và vào nơi tích trữ an toàn không ai có thể động tới được. Chúa Giêsu mời gọi
các môn đệ so sánh về kho tàng dưới đất với kho tàng trên trời.
(1) Kho tàng dưới đất: Nhiều người nghĩ tiền là tiện nhất và nhẹ nhàng,
nên họ đã cẩn thận bao bọc tiền có được đem chôn dưới đất. Ít lâu sau cần tiền
họ đào đất mang lên, tiền đã mục nát và trở thành vô giá trị. Người khác cho chẳng
gì bằng của ăn như gạo, bột mì, khoai sắn; nên họ cho xây những vựa to để chưa
thực phẩm. Vài năm sau ra thăm, họ thấy vựa đã bị chuột cắn phá, gạo và lúa mì
bị tràn đầy mối mọt. Người khác rút kinh nghiệm và kết luận chẳng gì bằng vàng
bạc, vừa không mất giá, vừa không bị mối mọt, và họ yên trí cất giấu. Nhưng cất
đâu cũng chẳng khỏi “tai vách, mặt rừng.” Họ bị kẻ trộm đến khoét vách lấy đi
vàng bạc, và những đồ quí giá.
(2) Kho tàng trên trời: Những gì con người có thể làm và tích trữ trong
kho tàng trên trời. Trước tiên là những việc lành phúc đức được thu tóm trong 7
mối thương phần xác và 7 mối thương phần linh hồn. Bảy mối thương xác là: cho kẻ
đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ bệnh cùng kẻ ở tù,
cho khách độ nhà, chuộc kẻ làm tôi mọi, và chôn xác kẻ chết. Bảy mối thương
linh hồn: lấy lời lành khuyên người, mở lòng kẻ mê muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo
kẻ có tội, tha kẻ khinh dể ta, nhịn kẻ làm mất lòng ta, cầu nguyện cho kẻ sống
và kẻ chết. Thứ đến, là những hiểu biết về Thiên Chúa và tình yêu dành cho
Ngài. Hai điều này không thể tách rời vì chúng ta không thể yêu người ta không
biết. Kiến thức về Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta yêu Ngài mỗi ngày một hơn. Sau
cùng, Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh của Ngài, và Ngài mời gọi
chúng ta trở nên hoàn thiện giống như Ngài. Tiến trình nên hoàn thiện không phải
chỉ dứt bỏ tội lỗi; nhưng còn phải tập luyện các nhân đức nữa.
2.2/ Nếu mắt anh sáng, thì toàn thân anh sẽ sáng: Chúa Giêsu dạy:
"Đèn của thân thể là con mắt. Vậy nếu mắt anh sáng, thì toàn thân anh sẽ
sáng. Còn nếu mắt anh xấu, thì toàn thân anh sẽ tối. Vậy nếu ánh sáng nơi anh lại
thành bóng tối, thì tối biết chừng nào!” Mắt sáng mới thấy đường. Mắt mù, loạn
thị và loạn sắc sẽ ảnh hưởng trên tầm nhìn của con người. Người mù lòa sẽ khổ
vô cùng vì cả vũ trụ đối với anh là một màu đen. Đi đâu anh cũng phải có người
hướng dẫn, nếu không sẽ bị té ngã vì những đồ vật trước mặt.
Như mắt sáng cần cho thân thể thế nào, sự khôn ngoan cũng cần cho đời sống
tinh thần như vậy. Ít người chịu để ý đến sự mù lòa của trí khôn và tâm hồn;
nhưng ảnh hưởng của nó trên con người còn lớn hơn là sự mù lòa trên cơ thể. Những
người mù vẫn có thể được cứu độ nếu họ có một niềm tin vững mạnh nơi Thiên
Chúa, như anh mù Bartimê thành Jericho hay người mù từ lúc mới sinh trong
chương 9 của Tin Mừng Gioan.
Để hiểu điều này, chúng ta hãy suy niệm về câu truyện Chúa chữa người mù
từ lúc mới sinh trong Gioan. Những người biệt phái và Do-thái nghĩ họ sáng mắt
và hiểu biết mọi sự; nhưng họ đã không nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ của họ,
lại còn lên mặt kiêu căng, phách lối nên họ đã không nhận được ơn cứu độ như
người mù. Nếu chúng ta có mắt sáng nhưng không nhận ra sự thật và sự khôn
ngoan, để rồi lầm đường lạc lối trong những cám dỗ và tội lỗi của thế gian, người
khác bảo sao chúng ta làm vậy, thì mắt sáng có làm lợi gì cho chúng ta đâu!
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
Chúng ta phải học hỏi để có khôn ngoan nhận ra những sai lạc của thế gian
và những tăm tối của cuộc đời. Kho tàng ở đâu, lòng chúng ta ở đó. Hãy lo tích
trữ cho mình những của cải vững bền trong kho tàng trên trời.
Linh mục
Anthony Đinh Minh Tiên, OP
17/06/16 THỨ SÁU TUẦN 11 TN
Mt 6,19-23
Mt 6,19-23
Suy niệm: Khi người ta đang chú tâm tìm kiếm hay tập trung
suy nghĩ về một điều gì thì ngay cả những cái sờ sờ trước mắt có khi vẫn không nhìn thấy. Vì thế, không ít người bị hiểu lầm là sao thấy người quen mà làm lơ hoặc sao gật đầu chào mà không đáp lại. Tương tự như vậy, chúng ta thường nghĩ “những sự trên trời” là những gì quá xa vời; nhưng một khi chúng ta quá lo lắng tích trữ cho mình kho tàng ở dưới đất thì còn tâm trí đâu mà để ý tới kho tàng thiêng liêng ấy nữa. Bởi vì kho tàng của chúng ta ở đâu thì lòng trí của chúng ta sẽ ở đó.
Mời Bạn: Tiền của, danh vọng, kiến thức là những điều thế gian đang tìm kiếm, là những cái khó tìm nhưng lại dễ mất, tưởng rằng đem lại sự bảo đảm vững chắc, nhưng thực ra lại rất mong manh. Thế mà chúng lại có sức hút rất mạnh, chiếm được rồi thì không muốn nhả, đã có rồi lại muốn có thêm. Chỉ khi nào bạn dám “bán
tài sản của mình đi mà bố thí” thì lúc ấy tâm trí của bạn mới hoàn toàn thanh thản để tìm kiếm “kho tàng trên trời,” nơi không còn trộm cắp, mối mọt (Lc 12,33).
Chia sẻ: Điều gì khiến bạn bậm tâm nhất và chiếm phần lớn thời gian trong ngày sống của bạn?
Sống Lời Chúa: Hoạch định lại chương trình sống cho bản thân theo tiêu chí: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa” (x. Lc 12,31).
Cầu nguyện: Lạy Chúa, suốt cả ngày con toàn bận rộn với những chuyện cơm, áo, gạo, tiền. Xin cho con biết tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước và luôn tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng.
Kho tàng ở đâu, tim ở đó
Trái tim là nơi sâu thẳm của tâm linh con người. Chính vì thế thi thoảng cần kiểm tra xem tim mình đang ở đâu, kho tàng nào đang khiến mình gắn bó.
Suy niệm:
Cuộc sống con người ở đời thật mong manh
và bấp bênh.
Vì thế
con người muốn tìm cho mình một cái gì chắc chắn.
Của cải
vật chất hứa hẹn cho con người một chỗ dựa an toàn.
Càng
có nhiều của cải thì càng vững :
nhiều
người đã thành thật tin như vậy
nên
đã suốt đời lo tích trữ một kho tàng trên trần gian.
Thầy
Giêsu không tin như thế.
Đối với
Thầy, kho tàng dưới đất cũng mong manh và bấp bênh.
Thời
xưa mối mọt là kẻ thù đáng sợ của nhiều thứ tài sản (G 4, 19).
Nhà cửa,
đồ đạc đều có thể làm mồi cho chúng.
Thật
ra vật chất tự nó đã mang mầm mống hư hoại rồi.
Hơn nữa,
sự đe dọa không chỉ đến từ bên trong.
Kẻ trộm
là nguy hiểm có thực đối với những căn nhà thời ấy.
Hắn
có thể đào ngạch, khoét vách làm bằng bùn,
để lấy
đi những của cải thường được chôn dấu dưới đất (c. 19).
Kho
tàng dưới đất quả là không bền.
Thầy
Giêsu đề nghị chúng ta tích trữ một cách khôn ngoan hơn,
tích
trữ một kho tàng gì đó mà mối mọt không đục khoét được
và kẻ
trộm không sao ăn cắp được.
Đó là
thứ kho tàng trên trời được tích trữ qua bao việc lành,
những
việc ta làm theo ý Thiên Chúa.
Có một
sự khác biệt lớn giữa kho tàng trên trời và kho tàng dưới đất.
Tích
trữ kho tàng dưới đất khiến ta cậy dựa vào của cải đời này.
Tích
trữ kho tàng trên trời đòi ta hoàn toàn cậy dựa vào Thiên Chúa.
Kho
tàng ở đâu thì tim anh ở đó (c.
21).
Kho
tàng trên trời sẽ nâng tim anh lên trời cao.
Kho
tàng dưới đất sẽ kéo tim anh xuống đất thấp.
Trái
tim là nơi sâu thẳm của tâm linh con người.
Chính
vì thế thi thoảng cần kiểm tra xem tim mình đang ở đâu,
kho
tàng nào đang khiến mình gắn bó.
Chúng
ta phải ngừng theo đuổi những kho tàng mau qua
để gắn
bó với những giá trị thực sự bền vững.
Con
người thời nay cũng phải sống trong sự bấp bênh triền miên.
Càng
tiến bộ kỹ thuật lại càng có nhiều bất ổn, bất trắc,
nên đời
sống vẫn không vì thế mà được thư thái bình an.
Nhiều
người đã cảm được sự phù du của vật chất và tiếng tăm.
Tiền
bạc và quyền lực như nước trôi qua kẽ tay, chẳng ai nắm được.
Thầy
Giêsu mời chúng ta đổi mới cái nhìn.
Đừng
nhìn bằng mắt xấu, nghĩa là bằng cặp mắt thèm muốn, tham lam.
Hãy
nhìn bằng mắt tốt, nghĩa là bằng cặp mắt siêu thoát, quảng đại.
Cái
nhìn bằng mắt tốt sẽ đem lại ánh sáng cho toàn thân (c. 22).
Cái
nhìn bằng mắt xấu sẽ gây ra bóng tối kinh khủng (c. 23).
Con mắt
là ngọn đèn cho thân thể.
Ước
gì con mắt tôi biết thấy Chúa là kho tàng đích thực của mình.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
giàu sang, danh vọng, khoái lạc
là những điều hấp dẫn chúng con.
Chúng trói buộc chúng con
và không cho chúng con tự do ngước lên
cao
để sống cho những giá trị tốt đẹp hơn.
Xin giải phóng chúng con
khỏi sự mê hoặc của kho tàng dưới đất,
nhờ cảm nghiệm được phần nào
sự phong phú của kho tàng trên trời.
Ước gì chúng con mau mắn và vui tươi
bán tất cả những gì chúng con có,
để mua được viên ngọc quý là Nước Trời.
Và ước gì chúng con không bao giờ quay lưng
trước những lời mời gọi của Chúa,
không bao giờ ngoảnh mặt
để tránh cái nhìn yêu thương
Chúa
dành cho từng người trong chúng con. Amen.
Lm
Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
17
THÁNG SÁU
Sự
Quan Phòng Của Thiên Chúa
Chúng
ta được mời gọi ký thác trọn vẹn cuộc sống mình cho Thiên Chúa Quan Phòng. Như
lời tác giả thánh vịnh: “Hồn con, con vẫn trước sau, giữ cho thinh lặng giữ sao
thanh bình. Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ, trong con, hồn lặng lẽ an vui” (Tv
131,2). Thế nhưng, lúc này lúc khác, chúng ta xem ra không dám ký thác chính
mình cho Thiên Chúa là Chúa Tể và là Đấng Cứu Độ chúng ta. Tâm trí chúng ta bị
che phủ bởi các vấn đề. Chúng ta quên bẵng Đấng Tạo Thành. Cũng có thể chúng ta
đang thực sự đắm chìm trong đau khổ và ta nghi ngờ tình yêu của Thiên Chúa, Cha
của chúng ta.
Kỳ thực,
sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa vốn rất gần gũi chúng ta khi chúng ta gặp
đau khổ. Có rất nhiều ví dụ trong Thánh Kinh. Chẳng hạn, Gióp không ngần ngại
kêu van với Chúa – dù đang ở giữa nỗi khổ đau. Gióp thể hiện niềm tin tưởng lạ
lùng vào Thiên Chúa. Niềm tin tưởng này không hề vu vơ. Lời Chúa xác nhận rằng
sự quan phòng của Thiên Chúa, quyền năng cứu độ của Ngài, đổ tràn trên Dân của
Ngài trong những giờ phút quẫn bách nhất của họ, bởi vì họ là con cái của Ngài.
Trong đớn đau chất ngất cả thân xác lẫn tâm hồn, Gióp thốt lên: “Ai sẽ cho tôi
biết phải tới đâu để tìm Ngài, và làm sao đến được nơi Ngài ngự? Tôi sẽ tỏ bày
vụ việc trước nhan Ngài, miệng tôi chất chứa lời biện bạch” (G 23,3-4). Chúng
ta hôm nay cũng thế, hãy đến trước Cha với tất cả những nhu cầu của chúng ta!
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày
17 – 6
2v
11,1-4.9-18.20; Mt 6,19-23.
Lời
suy niệm: “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho
tàng dưới đất... Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời... Vì kho
tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó.”
Với
tình yêu của Thiên Chúa, mỗi người chúng ta được Ngài cho hiện diện trên thế gian
này, với vai trò là người quản lý, chứ không phải là ông chủ, bà chủ. Nên mọi của
cải được Ngài trao ban cho; chúng ta không phải để tích trữ cho riêng minh,
nhưng cần phải ban phát cho những ai đến gặp và xin cứu giúp, là người con cái
của Chúa chúng ta không thể là người phú hộ trong Tin Mừng Luca 11,13-21; nhưng
phải biết trao ban, chính của cải trao ban cho người thân cận là những của cải
chúng ta đang tích trữ trên trời để đem lại sự hạnh phúc đời đời cho chúng ta.
Lạy
Chúa Giêsu. Xin Chúa đến giải thoát chúng con khỏi mọi thứ tham lam và tích trữ
dưới đất này, nhưng xin ban cho chúng con biết hướng lòng lên trời và tích trữ
những gì cần thiết cho đời sống ngày sau.
Mạnh
Phương
17
Tháng Sáu
Ðời Vẫn Có Ý Nghĩa
Một
tác giả người Thụy Ðiển đã tưởng tượng ra một cuộc tranh luận sôi nổi diễn ra
giữa các dân cư sinh sống tại một khu rừng nọ. Ðề tài của cuộc tranh luận là:
Ðâu là ý nghĩa của cuộc sống?...
Kẻ
kên tiếng phát biểu ý kiến đầu tiên không ai khác hơn là chú chim họa mi suốt
ngày chỉ biết ca hát líu lo. Chú khẳng định rằng: "Ðời là một cuộc ca hát
không ngừng". Một chú chuột chũi phản pháo tức khắc.
Theo
chú: "Ðời là một cuộc tranh đấu không ngừng để chống lại bóng tối".
Con bướm có đôi cánh sặc sỡ thốt lên: "Ðời là vui chơi và hạnh phúc".
Con ong đang miệt mài tìm mật bên mấy cánh hoa không tán thành ý kiến ấy chút
nào. Nó bảo rằng: "Ðời là một cuộc lao động vất vả". Con kiến cũng nhất
trí với con ong để chỉ thấy rằng đời là lao động. Từ trên cao, một con phượng
hoàng cũng góp ý kiến: "Ðời là tự do". Ðó là ý kiến của động vật.
Các
thảo mộc cũng không thiếu ý kiến để đóng góp. Cây thông cao sừng sững giữa rừng
hoàn toàn tán thành ý kiến của con phượng hoàng: "Ðời là tự do". Một
cánh hoa dại giữa rừng thì lại hùa theo con ong và con kiến để khẳng định rằng
đời chỉ là lao động vất vả. Cánh hoa hồng thì lại đồng quan điểm với con bướm để
cho rằng đời là hạnh phúc và vui tươi.
Thế
giới vô tri cũng lên tiếng phát biểu. Một đám mây đen ngao ngán thốt lên:
"Ðời chỉ là đắng cay và nước mắt". Một dòng sông hiền hòa trôi chảy
cũng nhận định: "Ðời là một dòng nước chảy không ngừng".
Lời
phát biểu cuối cùng nhưng cũng là ý kiến tổng kết của cuộc tranh luận là tiếng
chuông từ một giáo đường bên cạnh khu rừng. Thật thế, tiếng chuông ấy ngân lên
những lời như sau: "Tất cả những lời phát biểu của quí vị đều đúng cả. Ðời
là hòa bình, đời là ca hát, đời là vui tươi, đời là tranh đấu, đời là bể khổ, đời
là đắng cay, nhưng tất cả đều tươi nở trong lòng người nhờ quyền lực của Chúa
Thánh Thần".
Tôi bởi
đâu mà đến? Tôi sẽ đi về đâu? Tại sao tôi đau khổ? Ðó là những câu hỏi lớn nhất
mà một lúc nào đó trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh né được.
Cám
ơn Chúa vì đã cho chúng ta giải đáp trong chính Chúa Giêsu Kitô. Chính Ngài là
Ánh Sáng chiếu rọi trên bí ẩn của cuộc đời cũng như trên chính Mầu Nhiệm của
con người. Công đồng Vatcican II trong hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng đã nói với
chúng ta rằng huyền nhiệm của con người chỉ có thể được sáng tỏ trong chính Mầu
Nhiệm của Ngôi Hai Nhập Thể.
Chúng
ta chỉ có thể tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi lớn của cuộc sống bằng
cách nhìn vào Ðức Giêsu Kitô. Quả thật, Ngài đã sống kiếp con người như mọi người.
Nhưng chính khi tiếp nhận mọi mùi vị của cuộc sống, Ngài đã mặc lấy cho cuộc sống
một ý nghĩa, một hướng đi.
Cuộc
sống có ngọt bùi, đắng cay, chua sót, cuộc sống có lao động, tranh đấu hay thảnh
thơi... Tất cả đều mang lấy một ý nghĩa. Trong Chúa Giêsu, mất mát trở thành thắng
lợi, thua thiệt trở thành cơ may, đau khổ trở thành dịu ngọt, cái chết trở thành
khởi đầu của sự sống.
Nếu
chúng ta đón nhận cuộc đời này bằng với cái nhìn ấy, thì quả thực không một thử
thách, mất mát, đau khổ nào khiến chúng ta thất vọng. Với Quyền Lực của Thánh
Thần mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta, những bể khổ, những đắng, cay chua xót
của cuộc sống đều có thể nở hoa, những niềm vui nhỏ ấy sẽ mang lấy chiều kích
vĩnh hằng, những việc làm vô danh thường ngày sẽ mang lấy giá trị vĩnh cửu.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét