Trang

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

04-07-2016 : THỨ HAI - TUẦN XIV THƯỜNG NIÊN

04/07/2016
Thứ Hai tuần 14 thường niên


Bài Ðọc I: (Năm II) Hs 2, 14. 15-16. 19-20
"Ta sẽ đính hôn với ngươi đến muôn đời".
Trích sách Tiên tri Hôsê.
Ðây Chúa phán: "Này đây Ta sẽ dụ dỗ nó, đem nó vào sa mạc, và kề lòng, Ta nói khó với nó. Ở đó nó sẽ vọng lại như ngày còn thơ, và như ngày nó lên từ đất Ai-cập. Sẽ xảy ra là trong ngày ấy, sấm của Giavê, nó sẽ gọi Ta: 'Chồng tôi', chứ nó sẽ không gọi Ta là 'Ông chủ tôi' nữa".
"Ta sẽ đính hôn với ngươi đến muôn đời. Ta sẽ đính hôn với ngươi trong công bình và chính trực, trong tình yêu và thương xót. Ta sẽ đính hôn với ngươi trong sự trung tín và ngươi sẽ biết Ta là Chúa".
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 144, 2-3. 4-5. 6-7. 8-9
Ðáp: Chúa nhân ái và từ bi (c. 8a).
Xướng: 1) Hằng ngày con sẽ chúc tụng Chúa và con sẽ khen ngợi danh Chúa tới muôn đời. Chúa vĩ đại và rất đáng ngợi khen, sự vĩ đại của Chúa không thể đo lường được. - Ðáp.
2) Thế hệ này rao giảng cho thế hệ kia hay công việc Chúa, và thiên hạ loan tin quyền năng của Ngài. Người ta nói đến vinh quang cao cả oai nghiêm, và phổ biến những điều kỳ diệu của Chúa. - Ðáp.
3) Người ta nói tới quyền năng trong những việc đáng sợ, và kể ra sự vĩ đại của Ngài. Người ta lớn tiếng khen ngợi lòng nhân hậu bao la, và hân hoan vì đức công minh của Chúa. - Ðáp.
4) Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giầu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa. - Ðáp.
  
Alleluia: Tv 144, 14cd
Alleluia, alleluia! - Chúa trung thành trong mọi lời Chúa phán, và thánh thiện trong mọi việc Chúa làm. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 9, 18-26
"Con gái tôi vừa mới chết, nhưng xin Ngài đến, nó sẽ sống lại".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu đang nói, thì có một vị kỳ mục kia đến lạy Người mà thưa rằng: "Lạy Ngài, con gái tôi vừa mới chết, nhưng xin Ngài đến đặt tay trên nó, thì nó sẽ sống lại". Chúa Giêsu chỗi dậy, và cùng với các môn đệ, đi theo ông ấy. Và này có người đàn bà bị bệnh loạn huyết đã mười hai năm, tiến lại đàng sau Người và chạm đến gấu áo Người. Vì bà nghĩ thầm rằng: Nếu tôi được chạm đến áo Người thôi, thì tôi sẽ được khỏi. Chúa Giêsu ngoảnh lại, trông thấy bà ta, liền phán rằng: "Này con, hãy vững lòng. Ðức tin của con đã cứu thoát con". Và người đàn bà được khỏi bệnh.
Khi Chúa Giêsu đến nhà vị kỳ mục, và thấy những người thổi kèn và đám đông đang xôn xao, thì bảo rằng: "Các ngươi hãy lui ra, con bé không có chết đâu, nó ngủ đó thôi". Họ liền nhạo cười Người. Và khi đã xua đám đông ra ngoài, Người vào cầm tay đứa bé và nó liền chỗi dậy. Tin này đồn đi khắp cả miền ấy.
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Thiên Chúa Yêu Thương Con Người
Với tựa đề: "Nơi Chúa, họ tin tưởng", tuần báo Kinh Tế Viễn Ðông số tháng 6/1996 dành hai trang để nói về sự hồi sinh tôn giáo tại Việt Nam. Tựa đề của bài báo lấy lại dòng chữ mà người Mỹ vốn cho in trên đồng tiền của họ: "Nơi Chúa, chúng tôi đặt tin tưởng". Nếu với người Mỹ, Chúa là một ngôi vị cá biệt, thì Chúa theo tạp chí Kinh Tế Viễn Ðông lại là thể hiện của một nhu cầu tôn giáo cơ bản nhất của con người, không gì có thể dập tắt nổi.
Con người khao khát Thiên Chúa, hay đúng hơn Thiên Chúa đã tạo dựng con người, với nỗi khao khát vô biên ấy. Con người không ngừng tìm kiếm Thiên Chúa, hay đúng hơn chính Thiên Chúa không ngừng lôi kéo con người đến với Ngài. Thiên Chúa yêu thương con người, tình yêu của Ngài vượt trên mọi thước đo, mọi dự đoán, mọi tưởng tượng của con người, đó là tất cả những gì Chúa Giêsu đã đến để mạc khải cho con người.
Tin Mừng hôm nay ghi lại một vài cử chỉ của Chúa Giêsu đối với con người: một vị kỳ mục đến xin Ngài cứu đứa con vừa chết, người đàn bà mắc bệnh loạn huyết chi khấn thầm và sờ đến gấu áo của Ngài, cả hai đại diện của đủ mọi tầng lớp mà Chúa Giêsu gặp gỡ hàng ngày. Ngài không loại trừ bất cứ hạng người nào, bất cứ giai cấp nào trong xã hội, bởi vì tất cả đều là đối tượng của tình yêu Thiên Chúa. Vị kỳ mục đã tìm đến với Chúa, người đàn bà đã len lỏi giữa đám đông để sờ vào Ngài, đó là hình ảnh của sự tìm kiếm mà con người không ngừng thực hiện để đến với Chúa. Nhưng thật ra, chính Thiên Chúa mới là Ðấng đi bước trước để đến với con người. Phép lạ đã diễn ra như một kết quả của lòng tin: "Ðức tin của con đã cứu chữa con", nhưng cũng chính niềm tin đã giúp con người khám phá ra phép lạ Thiên Chúa không ngừng thực hiện vì yêu thương con người.
Qua một cơn hải trình cam go, những người có niềm tin đã nhìn vào sự sống sót của mình như một phép lạ của tình thương. Những giờ phút hãi hùng trong cuộc sống, những thử thách phải trải qua, những đau khổ phải gánh chịu, đó là những phách mạnh trong bản trường ca về tình yêu Thiên Chúa. Có trải qua những giờ phút ấy, chúng ta mới nhận ra được cánh tay đỡ nâng của Chúa.
Xin Chúa cho chúng ta một đức tin sáng suốt để chúng ta không ngừng nhận ra tình yêu của Chúa và dâng lời cảm tạ Chúa.
Veritas Asia




LI CHÚA MI NGÀY
Thứ Hai Tuần 14 TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: Hos 2:14-16, 19-20; Mt 9:18-26.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Lấy tình yêu chinh phục tình yêu.
Thông thường, con người có thể tha thứ cho tất cả những lỗi lầm trừ sự phản bội tình yêu. Khi sự phản bội này xảy ra, con người muốn chấm dứt mối liên hệ với người phản bội bằng cách ly dị, đoạn tuyệt, và không muốn ai nhắc nhở đến tên của người phản bội nữa. Nhưng đây không phải là cách giải quyết của Thiên Chúa và của các tín hữu; vì nếu giải quyết như thế, toàn thế giới này sẽ không có cơ hội sống sót, vì đã bao nhiêu lần loài người chúng ta đã phản bội Thiên Chúa!
Các bài đọc hôm nay muốn tập trung trong cách giải quyết sự phản bội bằng tình yêu. Trong bài đọc I, ngôn sứ Hosea ví mối liên hệ giữa Thiên Chúa và con người như mối liên hệ giữa chồng vợ; và tội thờ thần ngoại của con người như tội làm điếm. Tuy con cái Israel phản bội Thiên Chúa bằng việc thờ bò vàng, Thiên Chúa vẫn trung thành yêu thương bằng làm mọi cách để họ nhận ra và quay trở lại với tình yêu đích thực của Ngài. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đặc biệt quan tâm và chữa lành hai bệnh nhân "không sạch." Một người đàn bà bị băng huyết đã 12 năm, nhưng với một niềm tin vững mạnh tới và sờ vào tua áo của Chúa Giêsu. Ngài đã chữa lành bệnh tật cho bà. Một em bé đã chết, nhưng nhờ lòng tin của người cha, đã được Chúa Giêsu cho sống lại.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Thiên Chúa muốn được con người yêu thương.
1.1/ Con cái Israel phản bội tình yêu Thiên Chúa: Khi đất nước bị chia đôi, vua Jeroboam, vì tham vọng chính trị và kinh tế, đã đúc hai con bê bằng vàng và truyền cho dân phải thờ, để họ khỏi xuống Đền Thờ Jerusalem: một con đặt tại Dan (biên giới giữa Israel và Syria) một con đặt tại nhà của Đức Chúa tại Bethel (biên giới giữa Israel và Judah). Baal trong tiếng Do-thái có nghĩa là chủ, thần, chồng; thần Baal là tiếng tổng quát dùng cho các thần không phải là Thiên Chúa.
Ngôn sứ Hosea được Thiên Chúa gởi tới nói tiên tri trong vương quốc Israel. Ông ví mối liên hệ giữa Thiên Chúa và con cái Israel như mối liên hệ vợ chồng: Thiên Chúa là người chồng luôn trung thành và con cái Israel là người vợ phản bội làm điếm, thờ thần Baal. Có người chồng nào không đau khổ khi vợ bỏ mình đi với tình nhân; lại còn đánh cắp công ơn của Thiên Chúa và trả cho tình nhân!
Thiên Chúa sẽ trừng phạt con cái Israel, không phải vì tức giận mù quáng; nhưng để họ phải lâm cơn khốn khổ để biết nhận ra ai là người thương yêu họ thật lòng. Ngài phán: “Ta sẽ biến chúng thành bụi rậm, mặc cho dã thú gặm tan hoang. Ta sẽ trừng phạt nó vì những ngày của Baal, những ngày nó đốt hương thờ kính chúng, những ngày nó đeo nhẫn, đeo kiềng chạy theo đám tình nhân của nó, còn Ta thì nó nỡ bỏ quên - sấm ngôn của Đức Chúa.”
1.2/ Thiên Chúa luôn trung thành yêu thương con cái Israel: Nếu Thiên Chúa không trừng phạt, con cái Israel sẽ tiếp tục chạy theo các thần ngoại và mất linh hồn vì sống vô luân và bất công. Ngôn sứ Hosea đã nhìn thấy trước ngày sụp đổ của Israel và dân chúng bị đem đi lưu đày. Ông ví những ngày lưu đày như những ngày trong sa mạc; trong đau khổ, Thiên Chúa dễ nói với họ hơn là trong cảnh giàu sang phú quí. Thiên Chúa phán: “Này Ta sẽ quyến rũ nó, đưa nó vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình. Ta sẽ không cho nó mở miệng gọi tên thần Baal, chẳng còn ai nhớ đến các thần này mà gọi tên chúng nữa.”
Hình phạt chỉ có mục đích dạy bảo, và làm cho con cái Israel nhận ra đâu là người chồng đích thực yêu thương mình. Khi con cái Israel nhận ra và trở lại với tình yêu Thiên Chúa, Ngài sẽ cho họ hồi hương và tái thiết xứ sở. Ngài sẽ tiếp tục chúc lành và bảo vệ họ. Chúa phán: “Trong ngày đó, vì dân Ta, Ta sẽ thiết lập một giao ước với thú vật đồng hoang, với chim chóc trên trời, với loài bò sát dưới đất: Ta sẽ bẻ gãy cung nỏ gươm đao, chấm dứt chiến tranh trên toàn xứ sở, và Ta sẽ cho chúng được sống yên hàn.”
2/ Phúc Âm: Chúa Giêsu muốn chữa con người khỏi mọi bệnh hoạn tật nguyền.
2.1/ Chúa chữa lành người đàn bà bị loạn huyết: Có hai câu hỏi liên quan đến việc chữa lành và hai trình thuật song song của Mark 5:21-43 và Luke 8:40-56 sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn trình thuật ngắn của Matthew:
(1) Tại sao người đàn bà không dám ra mặt xin Chúa chữa bệnh? Trước tiên, Luật không cho phép đụng vào người phụ nữ đang bị chảy máu như người đàn bà này, vì không sạch (Lv 15:25). Có lẽ vì lý do để tránh cho Chúa Giêsu trở thành không sạch "cách công khai," mà bà nghĩ bụng: "Tôi chỉ cần sờ được vào áo của Người thôi là sẽ được cứu!" Hay bà nghĩ với sức yếu đuối của phụ nữ bệnh tật như bà, làm sao có thể chen lấn đám đông đến trước Chúa để xin chữa bệnh. Dù sao đi nữa, bà chứng tỏ một đức tin rất mạnh vào Chúa Giêsu. Theo Mark, mặc dù chịu bệnh và cố gắng chữa đã 12 năm không khỏi, bà nghĩ bà chỉ cần chạm đến tua áo của Chúa là sẽ được khỏi bệnh.
(2) Tại sao Chúa biết và hỏi “Ai đụng đến Ta?” Trình thuật của Mark cắt nghĩa Chúa cảm thấy một năng lực thoát ra từ Ngài. Đó là phút giao hợp của niềm tin, làm sao Chúa lại không nhận ra được. Chúa biết rõ ai chạm đến mình; nhưng Chúa muốn người đàn bà xuất hiện vì nhiều lý do: Trước tiên, Chúa muốn củng cố niềm tin có thể làm được mọi sự, khi Ngài nói với Bà: “Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con." Ngài cũng muốn dạy cho đám đông biết sức mạnh của niềm tin. Sau cùng, Ngài có thể muốn cho người phụ nữ biết Thiên Chúa yêu thương chữa lành và không quan tâm đến việc “không sạch” của bà.
2.2/ Chúa cho con gái viên thủ lãnh đã chết được sống lại: Trình thuật của Luke nói rõ tên người lãnh đạo là Jairus, một Trưởng Hội Đường. Cử chỉ khiêm nhường của ông đến phục lạy dưới chân Chúa để cầu xin cho đứa con gái duy nhất, đánh động lòng thương xót của Chúa, và Ngài đồng ý đi với ông về nhà để chữa lành.
Là một Trưởng Hội Đường, ông biết Luật không cho phép đụng vào xác chết, vì ai đụng vào xác chết sẽ trở thành không sạch. Biết như thế, nhưng vì quá thương con, ông vẫn đến bái lạy Người và nói: "Con gái tôi vừa mới chết. Nhưng xin Ngài đến đặt tay lên cháu, là nó sẽ sống." Đức Giêsu đến nhà viên thủ lãnh; thấy phường kèn và đám đông xôn xao, Người nói: "Lui ra! Con bé có chết đâu, nó ngủ đấy!" Nhưng họ chế nhạo Người. Tại sao Chúa Giêsu nói đứa bé đang ngủ? Có thể Ngài muốn dạy dân chúng chết chỉ là một giấc ngủ dài, chứ không tận diệt; khi mở mắt ra, họ sẽ sống lại với Thiên Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Lấy tình yêu chinh phục tình yêu sẽ bảo đảm tình yêu và sự sống. Ly dị, đoạn tuyệt, khai trừ chỉ mang lại hận thù và chết chóc. Nếu Thiên Chúa yêu thương cho dù chúng ta phản bội Ngài, tại sao chúng ta không thể yêu người phản bội sau khi đã lãnh nhận tình yêu Chúa?
- Chỉ có Thiên Chúa là người yêu thương chúng ta đích thực và vô vị lợi. Chúng ta đừng bao giờ phản bội tình yêu của Ngài. 
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.

04/07/16 TH HAI TUN 14 TN
Th. Ê-li-sa-bét, Bồ Đào Nha
Mt 9,18-26
Suy nim: Nhà văn Công giáo lão thành người Pháp là Jean Guitton nói rng: “Nhy bén trước nhu cu ca người khác, đó là nét tinh tế nht ca tình yêu”. Nhìn vào cách ng x ca Đc Giê-su, ta thy Ngài đã nhiu ln bày t nét tinh tế nht ca tình yêu y, chng hn qua Tin Mng hôm nay. Mt người đàn bà b bnh hoi huyết đã 12 năm ln trong đám đông như bao người vô danh khác, thế nhưng, Ngài nhn ra nhu cu cp bách ca bà, đ ri cho bà lành bnh. Hơn thế na, Ngài còn ban cho bà nim tin, đ bà không còn tiếp xúc vi Ngài mt cách vô danh, n mt, nhưng mt đi mt, trái tim đến trái tim, gia hai bên: Đng Cu Đ và con người cn được cu đ. Ngài không mun bà ch dng li vic cha lành thân xác, nhưng đi đến tn ngun: ơn cu đ, s sng đi đi, là chính Ngài.
Mi Bn: Hãy tp s nhy bén trước nhu cu ca nhng người bên cnh bn: h cn li an i, s quan tâm, s ân cn, lòng du dàng, s kiên trì, mt s nâng đ vt cht. Bn hãy t ra nét tinh tế nht ca tình yêu, như Giê-su.
Chia s: Ti sao tôi chưa hoc ít nhy bén trước nhu cu ca người lân cn?
Sng Li Chúa: Thc hành cách c th tâm tình mi bn trên đây vi mt người anh em c th bên cnh tôi.
Cu nguyn: Ly Chúa Giê-su, xin c gi chúng con vào khu xóm, đem an hoà cho nhng ai bt thun, đem thanh bình cho k sng âu lo, đem i an cho người đang su kh, đem nim vui cho nhng ai bt hnh, đem vn may cho người gp ri ro. Xin c dùng chúng con làm tt c cho mi người.  
(Rabbouni)

Cm ly tay
Bàn tay là điu kỳ diu Thiên Chúa tng ban cho con người. Bao ân sng đến vi tôi qua bàn tay đón ly Mình Thánh Chúa. Bao điu tt đp tôi trao cho tha nhân qua bàn tay bé nh.


Suy nim:
Bài Tin Mừng hôm nay là câu chuyện của những bàn tay.
Vị thủ lãnh của hội đường có cô con gái mới chết,
nhờ ai đó giới thiệu, ông lật đật chạy đến với Đức Giêsu.
Lòng tin của ông thật là mạnh, diễn tả qua câu nói:
“Xin Ngài đến đặt bàn tay lên cháu, là nó sẽ sống” (c. 18).
Ông tin Đức Giêsu có thể cho con ông được hoàn sinh.
Ông mời Ngài đến nhà mình chỉ để làm một chuyện là đặt bàn tay.
Đặt bàn tay trên một xác chết còn ấm để làm cho nó sống lại.
Như thế ông tin vào uy quyền của Đức Giêsu, thể hiện qua bàn tay.
Ngài cũng là một ngôn sứ như Êlia hay Êlisa trong Kinh Thánh.
Các vị này đều có khả năng hoàn sinh kẻ chết (1V 17, 17-24; 2V 4, 32-37).
Đức Giêsu đã mau mắn nhận lời đến nhà ông.
Ngài hiểu được nỗi đau của một người cha khi mất đứa con gái nhỏ.
Khi đến nhà thì đám tang đã bắt đầu với những người thổi kèn,
và một đám đông hiếu kỳ gây ồn ào náo động.
Đức Giêsu tiến vào nhà và bảo người ta lui ra khỏi phòng của cô bé:
“Con bé có chết đâu, nó đang ngủ đấy!” (c. 24).
Khi đám đông bị tống ra rồi, thì Ngài đi vào nơi cô bé nằm.
Ngài không đặt bàn tay trên cô như yêu cầu của người cha.
Nhưng Ngài cầm lấy bàn tay cô bé, và cô bé đã trỗi dậy (c. 25).
Ngài đã đụng đến một xác chết và Ngài đã làm cho nó phục sinh.
Đám tang trở thành đám tiệc, làm sao cảm được niềm vui của người cha?
Đức Giêsu đem sự sống trở lại, để sự sống thắng cái chết.
Trên đường đến nhà vị thủ lãnh, một phụ nữ bị băng huyết đến gặp Ngài.
Không gặp diện đối diện, nhưng bà lén đến từ phía sau lưng,
bởi lẽ căn bệnh lâu năm này đã làm cho bà ra ô uế, không được đụng đến ai.
Cũng như vị thủ lãnh, bà có một niềm tin sắt đá:
“Tôi chỉ cần sờ được vào áo choàng của Ngài thôi, là sẽ được cứu” (c. 21).
Chẳng phải bà tin vào sức mạnh của cái áo choàng như một thứ ma thuật,
nhưng bà tin vào quyền năng của người mặc chiếc áo đó.
Bà đã dám đưa tay ra và sờ vào tua áo choàng của Ngài (c. 20).
Đức Giêsu nhận ra cái đụng chạm đầy lòng tin của bà.
Chính Ngài quay lại, thấy bà và bắt đầu trò chuyện.
“Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu con” (c. 22).
Lòng tin của bà đã được nhìn nhận, và bà được cứu từ giờ ấy.
Ơn chữa lành đến từ một bàn tay dám đưa ra chạm đến Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay là về chuyện của những bàn tay.
Bàn tay quyền năng của Đức Giêsu, bàn tay lạnh giá của cô bé nằm đó,
bàn tay rụt rè, e ngại, nhưng cũng rất quả quyết của người phụ nữ ốm đau.
Bàn tay là điều kỳ diệu Thiên Chúa tặng ban cho con người.
Bao ân sủng đến với tôi qua bàn tay đón lấy Mình Thánh Chúa.
Bao điều tốt đẹp tôi trao cho tha nhân qua bàn tay bé nhỏ.
Chỉ mong tay tôi đừng bị ô nhơ và đừng khép lại trước người đang xin.
Cầu nguyn:

Lạy Chúa Giêsu,
con đường dài nhất là con đường từ tai đến tay.

Chúng con thường xây nhà trên cát,
vì chỉ biết thích thú nghe Lời Chúa dạy,
nhưng lại không dám đem ra thực hành.
Chính vì thế
Lời Chúa chẳng kết trái nơi chúng con.

Xin cho chúng con
đừng hời hợt khi nghe Lời Chúa,
đừng để nỗi đam mê làm Lời Chúa trở nên xa lạ.

Xin giúp chúng con dọn dẹp mảnh đất đời mình,
để hạt giống Lời Chúa được tự do tăng truởng.

Ước gì ngôi nhà đời chúng con
được xây trên nền tảng vững chắc,
đó là Lời Chúa,
Lời chi phối toàn bộ cuộc sống chúng con.

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
4 THÁNG BẢY
Biến Cái Hỗn Mang Thành Trật Tự
Trong nhiều bản văn, Thánh Kinh ca ngợi sự quan phòng thần linh như là quyền bính tối cao của thế giới, quyền bính đầy quan tâm đối với mọi tạo vật, nhất là đối với con người. Thiên Chúa, trong tư cách là chủ nhân đầy tình yêu thương đối với tất cả những gì mà Ngài đã tạo dựng, vẫn luôn luôn làm việc trong mọi sự.
Thiên Chúa, bằng sự khôn ngoan đầy sức sáng tạo của Ngài, dự liệu mọi sự và làm việc trong mọi sự. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa vượt xa sự khôn ngoan và cẩn trọng của con người. Thật vậy, Thiên Chúa – Đấng siêu việt trên mọi sự – làm cho thế giới có thể biểu hiện trật tự lạ lùng theo ý Ngài ở nhiều cấp độ khác nhau.
Chính sự quan phòng và khôn ngoan này của Đấng Tạo Hóa làm cho thế giới có thể vận hành như một vũ trụ có hệ thống và trật tự chứ không phải như một mớ hỗn mang. “Chúa đã sắp xếp có chừng có mực, đã tính toán và cân nhắc cả rồi” (Kn 11,20). Thánh Kinh trầm trồ về sự khôn ngoan sáng tạo của Thiên Chúa.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 04 - 7
Thánh nữ Elisabeth Bồ đào Nha
Hs 2,16-18.21-22; Mt 9,18-26.

Lời suy niệm: “Người đàn bà bị băng huyết đã mười hai năm đến phía sau Người và sờ vào tua áo của Người, vì bà nghĩ bụng: tôi chỉ cần sờ được vào áo của Người thôi là sẽ được cứu.”
Trong câu chuyện Chúa Giêsu chữa người đàn bà bị băng huyết và cho con gái một vị thủ lãnh sống lại. Cho chúng ta thấy cả hai người khi đến với Chúa Giêsu, sau khi đã dùng đủ mọi cách của trần thế, đều thất bại, đứa bé gái thì đã chết, người đàn bà đã chạy thầy chạy thuốc đã mười hai năm mà không lành bệnh. Điều này cho chúng ta thấy được cả hai khi họ đến với Chúa chỉ vì niềm tin, tin vào quyền năng yêu thương, chữa lành và cứu sống; và cả hai đã toại nguyện.
Lạy Chúa Giêsu. Xin cho mỗi người trong gia đình chúng con được ơn đức tin, tin vào tình thương và quyền năng của Chúa, để chúng con nhận lãnh những ơn lành của Chúa; giúp chúng con vui sống với nhau.
Mạnh Phương
+++++++++++++++++
Gương Thánh Nhân
Ngày 04-07: Thánh ELISABETH LUSITANIA
(1271 - 1336)

Thánh Elisabeth là con vua Phêrô III nước Aragon, và là cháu vua Giacôbê I. Ngài sinh ra năm 1271 và được đặt tên là Elisabeth, để kính nhớ thánh nữ Elisabeth, hoàng hậu nước Hungari là dì của cha Ngài, mới được đức giáo hoàng Grêgôriô IX tuyên thánh 40 năm trước. Elisabeth ra đời như sứ giả hòa bình, vì khi Ngài sinh ra cha Ngài và ông nội Ngài làm hoà với hau.
Vua Giacôbê muốn tự mình giáo huấn đứa cháu gái. Elisabeth lên sáu tuổi thì ông nội từ trần. Nhưng những chỉ dẫn thánh thiện của ông nội lẫn gương sáng của bà nội đã in sâu trong tâm hồn thánh nữ. Nhận xét về đứa cháu gái của mình. Có lần nhà vua thánh thiện Giacôbê đã nói: - Đây là viên ngọc xứ Aragon.
Lên tám, Elisabeth đã tỏ ra là người trưởng thành. Vào tuổi này Ngài đã bắt đầu đọc kinh nhật tụng và sẽ trung thành đến phút cuối đời. Dầu thân xác yếu đuối, Ngài vẫn sống đời khắc khổ. Ngày áp lễ Đức Mẹ thánh nữ thường giữ chay nhiệm nhặt để dọn mình, không thích chưng diện sang trọng, Ngài sống khiêm tốn hiền hậu. Mọi người trong triều đình coi Ngài như một thiên thần được Thiên Chúa gởi xuống. Cha Ngài cũng phải nhìn nhận rằng: chính lòng đạo đức của con gái mình đã kéo ơn phúc lành từ trời cao xuống cho vương quốc.
Vào tuổi 12, Elisabeth được nhiều hoàng tử chú ý. Sau hai lần từ khước lời cầu hôn của hoàng tử nước Anh và của hoàng tử nước Ý, thánh nữ nhận lời thành hôn với hoàng tử Denis nước Bồ Đào Nha. Trở thành hoàng hậu, Elisabeth vẫn luôn hướng lòng về Thiên Chúa. Ngài dốc toàn lực để chu toàn phận vụ của một hoàng hậu. Nhưng ưu tư quan yếu của Ngài là trang hoàng các thánh đường và cung ứng của ăn áo mặc cho người nghèo. Đối với những ai biết được cuộc sống nhiệm nhặt âm thầm của thánh nữ mà muốn khuyên Ngài giảm bớt, Ngài nói: - Ở đâu cần hy sinh hãm mình hơn là ở trong triều đình là nơi có nhiều nguy hiểm lớn lao.
Ngài thường nói: - Thiên Chúa đặt tôi lên ngai là để tôi làm việc lành cho những người bất hạnh.
Mọi người đau khổ đều được Ngài săn sóc, nhưng Ngài quan tâm hơn tới trẻ mồ côi, nhưng người thiếu nữ cô độc và khốn khổ. Ngài còn tiếp đón khách hành hương, săn sóc các bệnh nhân. Mỗi ngày thứ sáu trong mùa chay, Ngài rửa chân cho 13 người hành khất. Lần kia, hoàng hậu rửa sạch, băng bó vết thương nơi chân một bệnh nhân, rồi âu yếm hôn lên vết thương ấy. Hành động anh hùng này đã được ân thưởng: vết thương được lành.
Đối với những người nghèo khổ mà mắc cỡ, thánh nữ mang của bố thí đến cho họ. Vào một ngày mùa đông, Ngài giấu đồ cứu trợ trong áo. Chồng Ngài bắt gặp và lên tiếng hỏi. Thấy chồng giận dữ, Ngài không dám trả lời. Nhà vua giật áo Ngài ra. Và lạ lùng nhà vua chỉ thấy toàn là hoa hồng. Để ghi nhớ phép lạ này, một cửa vào tu viện thánh Clara do thánh nữ thiết lập được đặt tên là hoa hồng.
Đức bác ái của thánh Elisabeth còn lan rộng tới những miền xa xôi khác nữa, hoà giải các gia đình và các dân tộc lại với nhau. Ngài đã hòa giải vua miền Aragon với vua miền Castille, rồi vua miền Castilia với vua Bồ đào Nha. Như thế Ngài đã dập tắt được nhiều cuộc chiến.
Trong khi mang hạnh phúc đến cho mọi người, thánh nữ lại là người chịu bao nhiêu cay đắng. Denis, chồng Ngài là một nhà cai trị có khả năng, nhưng lại là một người chồng thất tín. Chúng ta nhớ rằng: cuộc hôn nhân của Ngài là một cuộc dàn xếp chính trị và các vua mà giữ được sự tinh khiết thì quả là đặc biệt. Elisabeth không những đã nhẫn nhục và êm đềm chịu đựng sự bất trung của chồng mà còn tận tâm săn sóc những đứa con ngoại hôn của chồng với trọn tình mẫu tử. Dần dần những nhẫn nại và thùy mị đã cảm hóa được Denis.
Câu chuyện sau đây là một ví dụ: Hoàng hậu Elisabeth đã chọn một tiểu đồng nhân đức là Alonsô để phân phát của bố thí. Ghen tức Alonsô, một tiểu đồng khác đã vu cáo là Alonsô có những liên hệ tội lỗi với hoàng hậu. Nhà vua tin lời. Ong ra lệnh cho một chú lò vôi: - Khi một tiểu đồng đến hỏi rằng: "Lệnh nhà vua đã được thi hành chưa ?" thì cứ túm lấy cổ nó mà ném vào lò cho chết.
Hôm sau vua sai Alonsô đi hỏi như trên. Dọc đường anh vào nhà thờ dự ba thánh lễ liền. Còn nhà vua thì nóng lòng, sai tên vu cáo đi dò hỏi sự việc. Hắn tới và bị túm cổ ném vào lò vôi. Hết lễ Alonsô đến hỏi chủ lò vôi rồi về tường trình sự việc cho vua. Nhà vua ngạc nhiên và nhận biết sự vô tội của Alonsô. Ong hối cải và quyết tâm sống xứng đáng với người vợ thánh thiện của mình.
Nhưng rồi một thảm họa đã xảy ra. Hoàng tử Alfonsô nổi loạn. Hoàng hậu Elisabeth rất đau lòng. Ngài thêm lời cầu nguyện, sám hối và bố thí, Ngài đã thành công khi cỡi ngựa vào giữa trận địa, tay cầm thánh giá để ngăn cho khỏi xẩy ra việc đổ máu. Tại Lisbonne vẫn còn tấm đá cẩm thạch ghi dấu sự kiện này. Lợi dụng thời cơ bọn nịnh thần xúi giục nhà vua tin rằng: chính hoàng hậu đã thông đồng với con để khởi loạn. Elisabeth bị giam trong pháo đài Alamquer: nhưng hoàng hậu vẫn nhân từ, Ngài không chống đối theo lời khuyên của các lãnh Chúa mà còn làm cho họ trung thành hơn với vương quyền. Denis nhờ đó nhận biết sự lầm lẫn của mình. Ông công khai hối hận. Năm 1325 Denis từ trần cách thánh thiện sau một cơn bệnh lâu dài và đau đớn, dưới sự săn sóc tận tình của người vợ.
Từ đây Elisabeth cởi bỏ mọi y phục sang trọng, cắt tóc ngắn và nhập dòng ba Phanxicô. Ngài mặc áo dòng và đã sống trong một ngôi nhà cạnh dòng thánh Clara mà Ngài đã thiết lập ở Coimbra. Đời sống Ngài là một gương mẫu cho các nữ tu.
Năm 1336, con Ngài là vua Alphonsô gây chiến với vua miền Castille, người đã xử tệ với vợ mình, là con gái vua Alfonsô. Dầu đã yếu đau, thánh Elisabeth đã đuổi theo và gặp được đoàn quân ở Estremoz. Ngài đã thành công trong việc hòa giải hai nhà vua.
Trong cơn bệnh cuối đời của Ngài, có cả con và cháu hiện diện, Ngài còn được ơn an ủi đặc biệt và được Đức Mẹ đến đón trong lúc hơi thở cuối cùng. Ngài qua đời ngày 4 tháng 7 năm 1336. Đức giáo hoàng Urbanô đã suy tôn Ngài lên bậc hiển thánh.
(daminhvn.net) 
04 Tháng Bảy
Củ Cà Rốt Của Tôi

Một lão bà nọ qua đời, được các Thiên Thần mang đến tòa phán xét. Trong khi duyệt xét các hành động của bà lúc còn sống, Ðấng phán xét đã không tìm thấy bất cứ một hành động bác ái nào, ngoại trừ có một lần bà đã cho người ăn mày một củ cà rốt. Tuy nhiên, Ðấng phán xét tối cao đầy lòng nhân từ cũng xem hành động ấy có đủ sức để mang người đàn bà lên Thiên Ðàng. Dĩ nhiên, củ cà rốt sẽ được dùng như sợi xích vững để người đàn bà bám vào và leo lên các bậc trong chiếc thang dẫn về Thiên Ðàng.
Người ăn mày cũng chết vào khoảng trong thời gian ấy. Anh cũng được diễm phúc bám vào gấu áo của người đàn bà để được đưa lên Thiên Ðàng.
Một người khác cũng qua đời vào ngày hôm đó. Người này cũng níu lấy chân của người hành khất. Không mấy chốc, chiếc thang bắt đầu từ củ cà rốt mỗi lúc một dài ra đến gần như vô tận: mọi người đều níu kéo nhau để lên Thiên Ðàng. Nhưng từ trên đỉnh thang nhìn xuống, người đàn bà bỗng châu mày khó chịu. Bà thấy sợi dây mỗi lúc một dài, bà sợ nó sẽ căng ra rồi đứt chăng. Cho nên trong cơn bực tức, bà cố gắng dành riêng cho mình củ cà rốt và la lên: "Các người giang ra, đây là củ cà rốt của tôi".
Người đàn bà cố gắng giữ củ cà rốt cho riêng mình cho nên sợi dây tạo nên chiếc thang bắc lên Trời bị đứt. Bà rơi nhào xuống đất và cả đoàn người bám víu vào sợi dây ấy cũng rơi theo.
Một tác giả nào đó đã nói như sau: "Nguyên nhân của tất cả các sự dữ trên trần gian đều bắt đầu từ câu nói điều này thuộc về tôi, điều kia thuộc về tôi".
Khi con người muốn chiếm giữ cho riêng mình là lúc con người cũng muốn chối bỏ và loại trừ người khác. Nhưng càng muốn chiếm giữ cho riêng mình, con người không những chối bỏ người khác mà cũng đánh mất chính bản thân mình. Tình liên đới là điều thiết yếu cho sự thành toàn của bản thân chúng ta. Càng ra khỏi chính mình để sống cho người khác, chúng ta càng gặp lại bản thân, chúng ta càng lớn lên trong tình người. Ðó là nghịch lý mà Chúa Giêsu đã nói với chúng ta: "Ai mất mạng sống mình, người đó sẽ tìm gặp lại bản thân". Hạnh phúc của bản thân chính là làm sao cho người khác được hạnh phúc.
Lẽ Sống


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét