08/07/2016
Thứ sáu tuần 14 thường niên.
Bài Ðọc
I: (Năm II) Hs 14, 2-10
"Chúng tôi sẽ không còn nói rằng: Thần minh
chúng tôi là sản phẩm do tay chúng tôi làm ra".
Trích sách Tiên tri Hôsê.
Ðây Chúa phán: "Hỡi Israel, hãy trở về với Chúa
là Thiên Chúa ngươi, vì ngươi đã gục ngã trong đường tội ác. Các ngươi hãy mang
lời Chúa và trở về với Chúa; các ngươi hãy thưa rằng: 'Xin hãy xoá bỏ mọi tội
ác, và nhận điều lành. Chúng tôi dâng lên Chúa của lễ ca tụng. Assurô sẽ không
giải thoát chúng tôi; chúng tôi sẽ không cỡi ngựa và sẽ không còn nói rằng: Thần
minh chúng tôi là sản phẩm do tay chúng tôi làm ra, vì nơi Chúa, kẻ mồ côi tìm
được sự thương xót'.
"Ta sẽ chữa sự bất trung của họ và hết lòng yêu
thương họ, vì Ta đã nguôi giận họ. Ta sẽ như sương sa, Israel sẽ mọc lên như
bông huệ, và đâm rễ như chân núi Liban. Các nhánh của nó sẽ sum sê, vẻ xinh
tươi của nó như cây ôliu và hương thơm của nó như hương thơm núi Liban. Thiên hạ
sẽ đến ngồi núp dưới bóng mát của nó, họ sống bằng lúa mì và lớn lên như cây
nho. Nó sẽ được lừng danh như rượu Liban.
"Hỡi Ephraim, tượng thần giúp ích gì cho ngươi
không? Chính Ta sẽ nhậm lời và săn sóc ngươi, cho ngươi mọc lên như cây hương
nam xinh tươi. Nhờ Ta, ngươi sẽ sinh hoa kết quả. Ai là người khôn ngoan hiểu
được các việc này, ai là người sáng suốt biết được các việc đó? Vì chưng đường
lối của Chúa là đường ngay thẳng và những người công chính sẽ đi trên đó, còn
các người gian ác sẽ gục ngã trên đó".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 50, 3-4. 8-9. 12-13. 14 và 17
Ðáp: Miệng
con sẽ loan truyền lời ca khen Chúa (c. 17b).
Xướng: 1) Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân
hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả đức từ bi; xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm,
và tẩy con sạch lâng tội ác. - Ðáp.
2) Nhưng Chúa ưa sự thật trong tâm khảm, và trong
đáy lòng, Chúa dạy con điều khôn. Xin dùng cành hương thảo rảy con thanh khiết;
xin tẩy rửa cho con được hơn tuyết trắng tinh. - Ðáp.
3) Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch,
và canh tân tinh thần cương nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên
nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi con. - Ðáp.
4) Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh
thần quảng đại, Chúa đỡ nâng con. Lạy Chúa, xin mở môi con, miệng con sẽ loan
truyền lời ca khen. - Ðáp.
Alleluia:
Tv 129, 5
Alleluia, alleluia! - Con hy vọng rất nhiều vào
Chúa, linh hồn con trông cậy vào Chúa. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 10, 16-23
"Không phải chính các con nói, nhưng là Thánh
Thần của Cha các con".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng:
"Này, Thầy sai các con đi như những con chiên ở giữa sói rừng. Vậy các con
hãy ở khôn ngoan như con rắn và đơn sơ như bồ câu. Các con hãy coi chừng người
đời, vì họ sẽ nộp các con cho công nghị, và sẽ đánh đập các con nơi hội đường của
họ. Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho
họ và cho dân ngoại được biết. Nhưng khi người ta bắt nộp các con, thì các con
đừng lo nghĩ phải nói thế nào và nói gì? Vì trong giờ ấy sẽ cho các con biết phải
nói gì; vì chưng, không phải chính các con nói, nhưng là Thánh Thần của Cha các
con nói trong các con.
"Anh sẽ đem nộp giết em, cha sẽ nộp con, con
cái sẽ chống lại với cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, các con
sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ. Khi
người ta bắt bớ các con trong thành này, thì hãy trốn sang thành khác. Thầy bảo
thật các con: Các con sẽ không đi khắp hết các thành Israel trước khi Con Người
đến".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Số Phận Của Người Kitô Hữu
Trong chuyến hành hương Lộ Ðức tháng 8/1981, Ðức
Gioan Phaolô II nhắc đến những hình thức bách hại đạo tại một vài nơi trên thế
giới, Ngài nói: "Có những tín hữu bị bắt buộc phải hội họp một cách lén lút,
bởi vì cộng đoàn tôn giáo của họ không được phép hoạt động. Có những Giám mục,
Linh mục, Tu sĩ, bị cấm thi hành chức vụ trong nhà thờ hay tại những nơi công cộng.
Có những nữ tu bị phân tán không thể tiếp tục cuộc sống hiến thân của họ. Có những
người trẻ quảng đại nhưng không thể thực hiện ơn gọi của họ. Có những tín hữu bị
tước đoạt cả quyền có thể tận hiến cho một cuộc sống chung để cầu nguyện và thực
thi bác ái. Có những bậc cha mẹ bị người ta khước từ quyền được bảo đảm cho con
em một nền giáo dục dựa trên niềm tin của mình..."
Tin Mừng hôm nay một lần nữa cho chúng ta hiểu được
thế nào là ơn gọi và số phận của người Kitô hữu. Chúa Giêsu đã được cụ già
Simêon gọi là dấu chỉ gợi lên chống đối. Cái chết của Ngài trên Thập giá là cao
điểm của những chống đối mà con người dành cho Ngài. Tiếp tục sứ mệnh của Ngài,
Giáo Hội ở mọi nơi và mọi thời, không thể thoát khỏi số phận bị chống đối ấy.
Hình thức và mức độ của những cuộc bách hại có khác nhau, nhưng tựu trung ở đâu
và lúc nào Giáo Hội cũng bị bách hại.
Ý thức về sự bách hại không phải là một mặc cảm; lên
tiếng về những bách hại cũng không hề là một ý đồ chính trị. Giáo Hội tự bản chất
luôn bị đặt vào thế bị chống đối. Chấp nhận đi theo Chúa Kitô, sẵn sàng chiến đấu
chống lại tội lỗi, lên tiếng chống lại bất công và can đảm lội ngược dòng, sống
như thế tức là đã bị bách hại rồi. Một Giáo Hội phục vụ có thể được thương mến,
nhưng một Giáo Hội bị bách hại lại càng là Giáo Hội trung thành với Chúa Kitô
hơn. Trong một chuyến viếng thăm tại Braxin, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã
nói: "Tôi thà thấy muôn ngàn lần một Giáo Hội bị bách hại, hơn là một Giáo
Hội thỏa hiệp".
Nguyện xin Chúa gìn giữ mọi thành phần Dân Chúa được
luôn trung thành theo Chúa Kitô và thoát khỏi tinh thần thỏa hiệp vì một chút dễ
dãi, lợi lộc.
Veritas
Asia
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ
Sáu Tuần 14 TN2, Năm Chẵn
Bài
đọc: Hos 14:2-10; Mt 10:16-23.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải trông vào sự khôn ngoan và sức mạnh
của Thiên Chúa.
Sự khôn ngoan và sức mạnh của Thiên Chúa luôn đối chọi
với sự khôn ngoan và sức mạnh của thế gian. Khi phải đương đầu với sự khôn
ngoan và sức mạnh của thế gian, con người dễ gạt bỏ sự khôn ngoan và sức mạnh của
Thiên Chúa để chạy theo những gì của thế gian. Lý do, họ không nhận thức được sự
khôn ngoan và sức mạnh Thiên Chúa; trong khi sự khôn ngoan và sức mạnh của thế
gian luôn ở ngay bên. Đọc lịch sử Do-thái sẽ giúp chúng ta nhận ra sự khôn
ngoan và sức mạnh của Thiên Chúa: bất cứ khi nào họ tin tưởng vào sự khôn ngoan
và sức mạnh của Thiên Chúa, họ được giải thoát khỏi quyền lực thế gian và sống
hạnh phúc. Khi làm ngược lại, họ phải lưu đày và sống khổ cực.
Các bài đọc hôm nay muốn chúng ta nhận ra sự toàn thắng
của sự khôn ngoan và sức mạnh của Thiên Chúa. Trong bài đọc I, ngôn sứ Hosea muốn
con cái Israel nhìn ra khi họ cậy dựa vào sự khôn ngoan và sức mạnh của họ hay
của ngoại bang, họ trở thành mồi ngon cho địch thù và làm nô lệ cho các quyền lực
thế gian. Để thoát khỏi cảnh này, họ phải ăn năn quay về và nhận ra sự khôn
ngoan và sức mạnh của Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu biết Ngài sai các
môn đệ vào thế gian như sai chiên non vào giữa bầy sói. Điều cần thiết là họ phải
khôn ngoan như rắn và đơn sơ như chim bồ câu; có nghĩa, họ phải luôn trông cậy
vào sự khôn ngoan và sức mạnh của Thiên Chúa, nếu không, họ sẽ không trở thành
mồi ngon cho sói.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài
đọc I: Chính vì tội ác của ngươi mà ngươi đã vấp ngã.
1.1/ Con cái Israel phải ăn năn và trở về với Thiên
Chúa: Đứng trước những thế lực mạnh của quân thù, vua quan Israel có
khuynh hướng cầu viện nước ngoài để xin bảo trợ, và từ chối không nghe lời
Thiên Chúa dạy bảo qua các ngôn sứ. Sứ điệp của các ngôn sứ luôn là: Đừng tin cậy
vào người phàm hay các thần không cứu nổi ai; chỉ có Thiên Chúa mới có sức mạnh
giải thoát họ. Như lời ngôn sứ Hosea khuyên họ: “Hỡi Israel, hãy trở về với Đức
Chúa là Thiên Chúa của ngươi. Chính vì tội ác của ngươi mà ngươi đã vấp ngã.”
Hosea tố cáo Israel ba tội chính:
(1) Họ không tuân giữ Lề Luật Chúa dạy mà vẫn dâng của
lễ.
(2) Họ cậy nhờ sức mạnh quân sự của mình và của nước
ngoài và không trông cậy vào sức mạnh của Thiên Chúa.
(3) Họ xây dựng đền thờ và tôn kính các tà thần do
tay người làm ra. Họ đã bỏ quên Thiên Chúa.
Để được Thiên Chúa dủ lòng thương xót, họ phải trở về
với Ngài và cầu nguyện: “Chỉ ở nơi Ngài kẻ mồ côi mới tìm được lòng thương cảm."
1.2/ Thiên Chúa tha thứ và chúc lành cho
Israel: Không giống như cách cư xử của người đời: khi phản bội là sẽ bị tiêu diệt;
tình yêu của Thiên Chúa thắng vượt mọi bất trung của Israel. Ngôn sứ Hosea xác
tín sứ điệp này: “Ta sẽ chữa chúng khỏi tội bất trung, sẽ yêu thương chúng hết
tình, vì cơn giận của Ta sẽ không còn đeo đuổi chúng.”
Israel sẽ trở nên xanh tươi và tốt đẹp bởi Thiên
Chúa chứ không phải bởi thần Baal. Ngôn sứ Hosea dùng những hình ảnh được lấy từ
Sách Diễm Tình Ca để mô tả tương lai tốt đẹp của Israel khi họ sống trong tình
yêu và sự bảo vệ của Thiên Chúa: “Ta sẽ như làn sương mai làm nó vươn lên như
bông huệ, cho bén rễ sâu như cây ngàn Lebanon. Họ sẽ đâm chồi nẩy lộc, sum sê tựa
ô-liu tươi tốt, toả hương thơm ngát như rừng Lebanon. Chúng sẽ trở về cư ngụ dưới
bóng Ta, sẽ làm cho lúa miến hồi sinh nơi đồng ruộng, tựa vườn nho, chúng sẽ
sinh sôi nẩy nở, danh tiếng lẫy lừng như rượu Lebanon... Ta như một cây trắc bá
xanh tươi, chính nhờ Ta mà ngươi trổ sinh hoa trái.
Câu sau cùng (câu 10) được coi như một câu kết luận
sứ điệp của ngôn sứ Hosea: “Ai đủ khôn ngoan để hiểu được điều này, đủ thông
minh để biết được điều ấy? Quả thật đường lối Đức Chúa rất mực thẳng ngay. Trên
con đường này, người công chính sẽ hiên ngang tiến bước, còn kẻ gian ác sẽ phải
té nhào.”
2/
Phúc Âm: Kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.
2.1/ Gian khổ luôn sẵn sàng chờ đợi người môn đệ của
Đức Kitô.
(1) Chúa Giêsu không dấu diếm các môn đệ sẽ phải
đương đầu với đau khổ khi Ngài tuyên bố với các ông: "Này, Thầy sai anh em
đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Vậy anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ
câu." Chiên đi vào giữa bầy sói, chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm; nhưng với sự
khôn ngoan và sức mạnh của Thiên Chúa, chiên có thể vượt qua mọi nguy hiểm.
(2) Các môn đệ sẽ phải đương đầu với các hạng người
khác nhau:
+ Với giáo quyền: "Họ sẽ nộp anh em cho các hội
đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ." Giáo quyền không
luôn luôn chấp nhận và bênh vực sự thật.
+ Với thế quyền: "Và anh em sẽ bị điệu ra trước
mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết."
Điều này dễ hiểu vì các môn đệ Đức Kitô sống và làm chứng cho giá trị Nước Trời,
nhiều khi hoàn toàn đối nghịch với giá trị thế gian.
+ Với gia quyền: "Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh
cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm
cho cha mẹ phải chết." Sự thật mất lòng, người trong gia đình không luôn
nhìn ra, định giá đúng, và chấp nhận sự thật.
2.2/ Thiên Chúa luôn đồng hành với các môn đệ: Đối diện với
các quyền lực của thế gian và ma quỉ, người môn đệ cần có sự trợ giúp của Thiên
Chúa.
(1) Ngài ban ơn khôn ngoan để môn đệ biết đối đáp:
"Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói
gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì. Thật vậy, không
phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em."
(2) Ngài ban sức mạnh để vượt qua mọi gian khổ:
"Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến
cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát. Khi người ta bách hại anh em trong thành này,
thì hãy trốn sang thành khác. Thầy bảo thật anh em: anh em chưa đi hết các
thành của Israel, thì Con Người đã đến." Người môn đệ phải tin sức mạnh của
Thiên Chúa sẽ giúp mình vượt qua mọi gian khổ và sau cùng sẽ chiến thắng.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta phải học hỏi để nhận thức được sự khôn
ngoan của Lời Chúa, và phải luôn vững tin nơi quyền năng của Ngài. Ngài sẽ
không bỏ những ai cậy trông nơi Ngài.
- Sống theo những lời Chúa răn bảo sẽ giúp chúng ta
có sự bình an thực sự trong tâm hồn. Cho dẫu chúng ta sẽ phải chịu những đau khổ
tạm thời, nhưng sẽ tìm được hạnh phúc vĩnh cửu.
Lm.
Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
08/07/16 THỨ SÁU TUẦN 14 TN
Mt 10,16-23
Mt 10,16-23
Suy niệm: Làm chứng cho Chúa luôn là một thách đố lớn lao đối với Ki-tô hữu. Như Chúa Giê-su đã báo trước, thánh
giá sẽ quyện lấy cuộc đời người làm chứng cho Chúa. Thánh Phê-rô và
Gio-an đã bị người Do Thái giam giữ và cấm không được rao giảng về Chúa Giê-su Ki-tô trước khi được thả về. Tuy nhiên, hai thánh tông đồ đã dõng dạc tuyên bố phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm và các ngài tiếp tục loan báo Chúa Giê-su Ki-tô là
Đấng Cứu Độ, dù bị đe dọa tính mạng. Người Ki-tô hữu thời đại hôm nay vẫn đang bị sự cấm đoán vô hình đến nỗi không dám mang theo mình một cuốn Thánh Kinh, không dám làm dấu thánh giá trước mặt mọi người trong một đám tiệc. Nỗi sợ hãi làm cho nhiều người không còn nghe được tiếng Chúa mời gọi làm chứng cho Ngài và tưởng rằng họ sẽ tìm được bình an trong sự lẩn trốn. Nhưng, người ta không thể làm chứng cho Chúa mà không có can đảm và hy sinh, như Barclay quả quyết; và cần phải biết rằng con đường dễ dãi không thu hút người ta; trái lại những gì đòi hỏi sự dũng cảm rốt cuộc sẽ có sức thuyết phục hơn.
Mời Bạn: Mỗi ngày sống là mỗi cơ hội Chúa ban cho bạn làm chứng cho
Chúa. Tuy nhiên, đó cũng là thời gian thách thức đức tin của bạn vào Chúa và thách đố lòng trung thành của bạn vào việc làm chứng cho Chúa.
Sống Lời Chúa: Làm một việc bày tỏ đức tin mà trước đây bạn từng e ngại.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin thêm đức tin và lòng mến cho con, để con dám sống cho Chúa và không e thẹn vì Chúa.
Vì Danh Thầy
Sống là Kitô hữu như Đức Kitô muốn đòi ta phải lội ngược dòng. Lội ngược dòng bao giờ cũng khó và làm người khác bực bội, sợ hãi.
Suy
niệm:
Tháng
8 năm 2008, tại vùng Orissa ở đông bắc Ấn độ,
có
một người theo chủ nghĩa dân tộc thuộc Ấn giáo, bị bắn chết.
Một
tờ báo địa phương đã qui tội cho các Kitô hữu.
Lập
tức một làn sóng bạo động nổi lên từ những người Ấn giáo cực đoan.
Kết
quả là hàng chục người chết, hàng ngàn người bị thương,
50
nhà thờ bị đốt, 4000 nhà người Kitô hữu bị phá hủy,
hàng
chục ngàn người không cửa không nhà, phải sống trong các trại cứu trợ.
Nhiều
Kitô hữu thuộc giai cấp thấp nhất trong xã hội Ấn độ,
giai
cấp của những người Dalit, những kẻ bị coi là tiện dân.
Người
Dalit đã bỏ Ấn giáo để theo Kitô giáo,
và
họ đã lấy lại được nhân phẩm, cùng những quyền lợi về kinh tế xã hội.
Họ
được giáo dục tử tế, nên giai cấp thống trị không lợi dụng họ được nữa.
Chính
vì thế mà họ bị phân biệt đối xử và bị bách hại.
Trong
bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã tiên báo về các bách hại đó.
Những
gì Ngài phải chịu thì các môn đệ cũng sẽ phải chịu,
vì
tôi tớ không hơn chủ, môn đệ không hơn thầy.
Hãy
để ý đến những động từ nói lên nỗi thống khổ của các Kitô hữu:
bị
nộp, bị đánh đập, bị điệu ra nơi hội đường và trước mặt vua quan,
bị
tra hỏi, bị thù ghét và cuối cùng là bị giết, có khi bởi người nhà (c. 21).
Những
điều này Đức Giêsu đều đã trải qua.
Mọi
sự họ chịu đều “vì Đức Giêsu”, “vì Danh Đức Giêsu” (cc. 18. 22).
Nơi
tòa án, có sự hiện diện gần gũi của Thiên Chúa Ba Ngôi.
“Chính
Thần Khí của Chúa Cha sẽ nói trong anh em” (c. 20),
để
giúp anh em can đảm tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu, Con Cha.
Bởi
đó người Kitô hữu ra tòa mà lòng rất bình an, chẳng lo gì (c. 19).
Họ
được Thiên Chúa dạy điều phải nói và Thần Khí nói qua miệng họ.
Với
sự nâng đỡ đặc biệt ấy, họ có thể bền chí đến cùng và sẽ được cứu độ.
Các
Kitô hữu sẽ còn bị bách hại đến tận thế.
Họ
không phải là những người thích tỏ ra mình anh hùng, đòi tử đạo.
Nhưng
họ là những người khiêm tốn, khôn ngoan,
biết
trốn đi thành khác khi bị bắt bớ ở thành này (c. 23).
Chịu
bách hại là điều nằm trong ơn gọi của người Kitô hữu,
là
cái giá phải trả để sống mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô.
Ngay
cả ở những quốc gia tây phương tự hào là có tự do tôn giáo,
vẫn
có những kiểu bách hại ngấm ngầm và tinh vi,
khác
với kiểu đòi bước qua thánh giá thời vua Minh Mạng, Tự Đức.
Sống
là Kitô hữu như Đức Kitô muốn đòi ta phải lội ngược dòng.
Lội
ngược dòng bao giờ cũng khó và làm người khác bực bội, sợ hãi.
Làm
sao để các bạn trẻ Công Giáo dám sống theo những giá trị của Giêsu?
Làm
sao để các gia đình Công Giáo không bị thói đời lôi cuốn?
Cầu
nguyện:
Giữa
một thế giới mê đắm bạc tiền,
xin
được sống nhẹ nhàng thanh thoát.
Giữa
một thế giới lọc lừa dối trá,
xin
được sống chân thật đơn sơ.
Giữa
một thế giới trụy lạc đam mê,
xin
được sống hồn nhiên thanh khiết.
Giữa
một thế giới hận thù, tuyệt vọng, dửng dưng,
xin
được chia sẻ yêu thương, an bình và hy vọng.
Lạy
Chúa Giêsu mến thương,
xin
dạy chúng con biết cách làm chứng cho Chúa giữa cuộc đời.
Xin
giúp chúng con tìm ra những cách mới để người ta tin và yêu Chúa.
Ước
gì hơn hai tỉ người Kitô hữu
vẫn
giữ được vị mặn của muối và sức biến đổi của men,
để
chúng con làm cho thế giới này mặn mà tình người,
và
làm cho trần gian trở thành tấm bánh thơm ngon.
Xin
cho Thiên Chúa Cha được tôn vinh
qua
những việc tốt đẹp chúng con làm cho những người bé nhỏ.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
08
Tháng Bảy
Sự Hiện Diện Của Con Dê
Ðể
khuyên chúng ta chấp nhận cuộc sống, người Ðức thường kể câu chuyện sau đây:
Có
một nhà hiền triết nọ chuyên cố vấn giúp đỡ cho những ai gặp buồn phiền, chán nản
trong cuộc sống. Bất cá ai đến xin chỉ bảo cũng đều nhận được lời khuyên thiết
thực... Một hôm, có một người thợ may mặt mày thiểu não chạy đến xin cầu cứu.
Gia đình ông gồm có ông, vợ ông và bảy đứa con trai nhỏ. Tất cả chen chúc nhau
trong một căn nhà gần như đổ nát. Người vợ phải la hét suốt ngày vì bị sự quấy
phá của bảy đứa con. Xưởng may của ông lúc nào cũng lộn xộn, bẩn thỉu vì những
nghịch ngợm của lũ con. Thêm vào đó là những tiếng la hét, khóc nhè suốt ngày,
khiến người thợ may không thể chú tâm làm việc được.
Nghe
xong câu chuyện, nhà hiền triết mới đề nghị với người thợ may như sau:
"Anh hãy ra chợ mua cho kỳ được một con dê, rồi dắt nó về cột ngay trong
xưởng may của anh". Người đàn ông đàng thương không đoán được ẩn ý của nhà
hiền triết, nhưng đặt tất cả tin tưởng vào ông, cho nên anh về thu gom hết tiền
của trong nhà để ra chợ mua cho kỳ được con dê.
Chúng
ta hãy tưởng tượng: sự hiện diện của con dê trong xưởng may sẽ giúp được gì cho
anh ta? Con vật hôi hám ấy không những phóng uế nhơ bẩn lại suốt ngày còn kêu
những tiếng không êm tai chút nào. Cái xưởng may chỉ trong một ngày đã biến
thành một chuồng súc vật bẩn thỉu không thể chịu đựng được... Người thợ may lại
đến than phiền với nhà hiền triết vì sự hiện diện của con dê. Lúc bấy giờ, nhà
hiền triết mới bảo anh: "Anh hãy tức khắc mang nó ra chợ và bán lại cho
người khác". Người đàn ông cảm thấy như nhẹ nhõm cả người. Anh dắt con vật
ra chợ. Trong khi đó, ở nhà, vợ anh mang nước vào tẩy uế cái xưởng may. Bảy đứa
nhóc con của anh bắt đầu trở lại xưởng may và hò hét trở lại. Người đàn ông
nhìn xuống xưởng may rồi mỉm cười nhìn mấy cậu con trai của anh đang chạy nhảy
la hét. Anh tự nhủ: dù sao, tiếng la hét của mấy đứa con của anh, so với tiếng
kêu của con vật dơ bẩn, vẫn dễ chịu hơn... Và chưa bao giờ anh cảm thấy hạnh
phúc hơn ngày hôm đó.
Tâm
lý thông thường, chúng ta dễ có thái độ "đứng núi này nhìn núi nọ".
Những cái quen thuộc, những cái trước mặt, những cái thường ngày, những cái nhỏ
bé thường dễ bị khinh thường...
Mang
lấy thân phận con người, sống trọn vẹn kiếp người, Chúa Giêsu mặc cho tất cả mọi
thực tại của cuộc sống một ý nghĩa mới, một giá trị mới. Chỉ qua những thực tại
từng ngày, chỉ qua các sinh hoạt hàng ngày con người mới có thể gặp gỡ được
Thiên Chúa.
Giá
trị của mỗi một phút giây hiện tại chính là mang nặng sự hiện diện của chính
Chúa. Giá trị của cuộc sống chính là được dệt bằng những gặp gỡ triền miên giữa
Thiên Chúa và con người...
Không
ai trong chúng ta chọn lựa để được sinh ra. Không ai trong chúng ta chọn lựa
cha mẹ và gia đình để được sinh ra. Có người sinh ra trong cảnh giàu sang phú
quý. Có người sinh ra trong cảnh nghèo nàn. Có người thông minh. Có ngưòi đần độn...
Mỗi người chúng ta đến trong cuộc đời với một hành trang có sẵn. Chúa mời gọi
chúng ta đón nhận cuộc đời như một Hồng Ân của Chúa. Ngài mời gọi chúng ta đón
nhận từng phút giây của cuộc sống như một ân huệ... Nói như Thánh Phaolô:
"Tất cả đều là ân sủng của Chúa": tất cả đều phải được đón nhận với
lòng biết ơn và tín thác.
Lẽ Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét