25/07/2016
Thứ Hai tuần 17 thường niên
THÁNH GIACÔBÊ, TÔNG ĐỒ.
Lễ kính.
* Giacôbê là con ông Dêbêđê, là anh của
thánh Gioan và là bạn của thánh Phêrô. Đây là những người dân chài ở hồ
Ghen-nê-xa-rét đã đi theo tiếng gọi của ông Gioan Tẩy Giả trước khi theo Đức
Giêsu, làm môn đệ của Người. Thánh Giacôbê đã có mặt trong hầu hết các phép lạ
Chúa Giêsu làm, nhất là khi Chúa hiển dung trên núi và khi Người hấp hối ở vườn
Cây Dầu.
Vua Hêrôđê Ácríppa I cho chém đầu thánh nhân khoảng năm 43
hoặc 44.
Thánh nhân được đặc biệt tôn kính ở Compốttela (Tây Ban Nha),
nơi có một thánh đường danh tiếng kính người.
Bài Ðọc
I: 2 Cr 4, 7-15
"Chúng ta luôn mang trên thân xác mình sự chết
của Ðức Giêsu".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu
Côrintô.
Anh em thân mến, Chúng ta chứa đựng kho tàng ấy trong
những bình sành để biết rằng quyền lực vô song đó là của Thiên Chúa, chớ không
phải phát xuất tự chúng ta. Chúng ta chịu khổ cực tư bề, nhưng không bị đè bẹp;
chúng ta phải long đong, nhưng không tuyệt vọng; chúng ta bị bắt bớ, nhưng
không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. Bởi vì chúng ta luôn
mang trên thân xác mình sự chết của Ðức Giêsu, để sự sống của Ðức Giêsu được tỏ
hiện nơi thân xác chúng ta. Vì chưng, mặc dầu chúng ta đang sống, nhưng vì Ðức
Giêsu, chúng ta luôn luôn nộp mình chịu chết, để sự sống của Ðức Giêsu được tỏ
hiện trong thân xác hay chết của chúng ta. Vậy sự chết hoành hành nơi chúng
tôi, còn sự sống hoạt động nơi anh em.
Nhưng anh em hãy có một tinh thần đức tin như đã
chép rằng: "Tôi đã tin, nên tôi đã nói", và chúng tôi tin, nên chúng
tôi cũng nói, bởi chúng tôi biết rằng Ðấng đã làm cho Ðức Giêsu sống lại, cũng
sẽ làm cho chúng tôi được sống lại với Ðức Giêsu và sẽ đặt chúng tôi bên Người
làm một với anh em. Mọi sự đều vì anh em, để ân sủng càng tràn đầy, bởi nhiều kẻ
tạ ơn, thì càng gia tăng vinh quang Thiên Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 125, 1-2ab. 2cd-3. 4-5. 6
Ðáp: Ai gieo
trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan (c. 5).
Xướng: 1) Khi Chúa đem những người Sion bị bắt trở về,
chúng tôi dường như người đang mơ; bấy giờ miệng chúng tôi vui cười, lưỡi chúng
tôi thốt lên những tiếng hân hoan. - Ðáp.
2) Bấy giờ dân thiên hạ nói với nhau rằng:
"Chúa đã đối xử với họ cách đại lượng". Chúa đã đối xử đại lượng với
chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan. - Ðáp.
3) Lạy Chúa, xin hãy đổi số phận chúng con, như những
dòng suối ở miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan. - Ðáp.
4) Thiên hạ vừa đi vừa khóc, tay mang thóc đi gieo;
họ trở về trong hân hoan, vai mang những bó lúa. - Ðáp.
Alleluia:
Ga 15, 16
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy đã chọn
các con ra khỏi thế gian, để các con đi và mang lại hoa trái, và để hoa trái
các con tồn tại". - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 20, 20-28
"Các con sẽ uống chén của Ta".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, bà mẹ các con ông Giêbêđê cùng với hai con đến
gặp Chúa Giêsu. Bà sấp mình xuống lạy Người, có ý xin Người điều chi đó. Người
hỏi: "Bà muốn gì?" Bà ta thưa lại: "Xin Ngài hãy truyền cho hai
con tôi đây được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả Ngài, trong Nước
Ngài".
Chúa Giêsu đáp lại: "Các ngươi không biết điều
các ngươi xin. Các ngươi có thể uống chén mà ít nữa đây ta sắp uống
chăng?" Họ nói với Người: "Thưa được". Người bảo họ: "Vậy
các ngươi sẽ uống chén của Ta, còn việc ngồi bên hữu hay bên tả, thì không thuộc
quyền Ta ban, nhưng Cha Ta đã chuẩn bị cho ai thì người ấy mới được". Nghe
vậy, mười người kia tỏ ra bất bình với hai anh em.
Chúa Giêsu gọi họ lại mà bảo: "Các con biết thủ
lãnh của các dân tộc thì thống trị họ và những người làm lớn thì hành quyền
trên họ. Giữa các con thì không được thế. Trong các con, ai muốn làm lớn, thì
hãy phục vụ các con, và ai muốn cầm đầu các con, thì hãy làm tôi tớ các con.
Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và
phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người".
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
:
“Con Người đến là để phục vụ
và hiến dâng mạng sống”
(Mt 20, 20-28)
(Mt 20, 20-28)
Để hiểu hết mức độ nghiêm trọng của câu chuyện mà
bài Tin Mừng thuật lại, chúng ta được mời gọi khởi đi từ khung cảnh (c. 17-19).
Khung cảnh của câu chuyện là một lời loan báo : Đức Giê-su loan báo cuộc
thương khó lần thứ ba và cũng là lần cuối. Trong lần loan báo này, Người nói về
cuộc Thương Khó với nhiều chi tiết nhất. Dường như, với thời gian, Người cũng
nhận ra từ từ mỗi lúc mỗi rõ hơn những gì sẽ chờ đợi mình ở phía trước.
Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem, và Con Người sẽ bị nộp
cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người, sẽ nộp Người cho dân
ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá và, ngày thứ ba, Người sẽ
trỗi dậy.
(c. 18-19)
Qua lời loan báo này, chúng ta hiểu rõ nữa rằng,
thương khó là hành động của con người : người ta bắt, xét xử, kết án xử tử,
nộp cho dân ngoại, họ nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá. Như thế,
thập giá hoàn toàn không phải là hành động của Thiên Chúa, nhưng là kết quả, là
điểm tới của một tổng thể hành động vừa lớn lao vừa phức tạp của những con người
cụ thể ; và chính những con người này cũng không làm chủ được mình, vì
Sa-tan làm chủ và hành động nơi họ. Vì thế, trong cuộc Thương Khó, Đức Giê-su,
và qua Ngài là chính Thiên Chúa, chủ động để cho Sự Dữ hành động, sao cho Sự
Thiện tuyệt đối diện đối diện với chính Sự Dữ.
Như thế, một đàng Đức Giê-su đang hướng tới con đường
Thập Giá để trở nên nhỏ bé, để tự xóa mình đi, để dâng hiến và phục vụ. Đàng
khác, nơi các môn đệ, lại tồn tại một giấc mơ quyền bính, và điều này tất yếu
kéo theo sự ganh tị, tranh chấp và loại trừ. Có lẽ chúng ta không có « giấc
mơ quyền bính » như thế, nhưng chắc chắn chúng ta có những gắn bó và quyến
luyến đi ngược với con đường Thập Giá của Đức Ki-tô. Vì thế, chúng ta được mời
gọi luôn luôn soi mình vào Đức Giê-su chịu đóng đinh, cá nhân cũng như cộng
đoàn, và để được Người biến đổi.
1.
Người mẹ và hai người con
Ít ai trong Tin Mừng được nói đến cả cha lẫn mẹ, như
hai người môn đệ này : hai người là con của ông Dêbêdê, và mang tên
Giacôbê và Gioan (Mt 10, 2) và ở đây đích thân mẹ dẫn hai ông đến trước mặt Đức
Giêsu và nói thay cho hai ông !
Chúng ta hãy nhìn ngắm ba mẹ con : mẹ đi trước
các con theo sau. Kể cũng lạ, người ta đã được kêu gọi đi theo Đức Giêsu rồi mà
vẫn còn đi theo mẹ ! Dù sao chúng ta cũng phải cảm phục bà mẹ. Điều này
làm chúng ta nhớ đến bà mẹ của Giuse trong phim « Ông thánh bất đắc
dĩ » ; trong phim, Giuse khờ khạo và quá đơn sơ, nên mẹ phải lo liệu
hết. Nhưng hai ông Giacôbê và Gioan chắc chắn không quá đơn sơ và khờ khạo :
hai người đã nghe tiếng gọi, tự do từ bỏ lưới, thuyền, gia đình để đáp lại tiếng
gọi (x. Mt 4, 21-22) ; họ đã đi theo Đức Giê-su được một thời gian đáng kể
(chúng ta đang ở chương 20 của sách Tin Mừng theo thánh Mát-thêu), và Đức Giêsu
đã loan báo cuộc thương khó của Người đến lần thứ ba với nhiều chi tiết nhất.
Như thế, hai ông thực sự có ý muốn, có suy tính và có cả một kế hoạch để thực
hiện : hình ảnh lẽo đẽo theo mẹ minh hoạ điều này ; hơn nữa, mười người
còn lại sẽ tức tối với hai anh này, chứ không tức tối với người mẹ. Như thế,
tham vọng kiểu này có thể xẩy ra bất cứ lúc nào trong hành trình người môn đệ
theo Thầy Giê-su ; chúng ta được mời gọi nhận ra mình ở hình ảnh này, vì
« đi theo mẹ » cũng có nhiều cách thể hiện.
Người mẹ đến bái lạy và kêu xin người một điều.
Chúng ta hãy nhìn ngắm bà và cảm phục bà ; bà thực sự quên mình để lo cho
hai người con. Đức Giêsu hỏi bà : « Bà muốn gì ? » Bà
thưa : « Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu,
một người bên tả Thầy trong Nước Thầy ». Điều bà xin cho hai con là những
người đầu tiên được chia sẻ quyền bính của Đức Giêsu khi ngài thiết lập Vương
Quốc của Ngài. Như thế, dường như hai môn đệ đi theo Đức Giêsu chỉ là một con
đường, một cách thức để có quyền bính ! Và khi có quyền bính thì có tất cả,
trong xã hội cũng như trong Giáo Hội ; ai trong chúng ta cũng thấy hoặc có
kinh nghiệm về điều này.
Ngày nay, các bà mẹ (có thể hiểu rộng hơn là gia
đình và họ hàng) đều muốn con mình được ngồi trên cao ; và bản thân người
đi tu cũng muốn như thế ; và nhiều khi chức thánh cũng được hiểu như là một
thứ quyền bính : quyền thánh hoá, quyền giáo huấn, quyền quản trị. Vì thế,
đời sống thánh hiến của các nữ tu diễn tả tốt hơn những giá trị của Tin Mừng,
nhất là mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Ki-tô : âm thầm, hi sinh, phục vụ quên
mình, tuỳ thuộc, bé nhỏ….
2.
Đức Giê-su và hai môn đệ
Chúng ta cần lắng nghe và suy gẫm từng chữ lời đáp của
Đức Giêsu :
Đức Giê-su bảo: “Các người không biết các người xin
gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?” Họ đáp: “Thưa uống nổi.” Đức
Giê-su bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả
Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy
mới được.”
(c. 22-23)
Như thế, Đức Giê-su không quan tâm đến điều họ xin,
thậm chí Người cũng không có quyền. Ngài chỉ quan tâm đến chén Người sắp uống.
Có lẽ hai vị tông đồ tưởng là chén rượu nho thơm ngon, nên trả lời mau mắn :
« Thưa uống nổi ». Nhưng chén Người sắp uống là chén nộp mình cho sự
dữ ; và khi biến cố xẩy ra, tất cả sẽ bỏ chạy !
Đức Giêsu không có quyền bính kiểu này : thống
trị, lãnh đạo, điều khiển, áp đặt… Đúng là Ngài có quyền bính, nhưng quyền bính
của ngài không như kiểu quyền bính thế gian : « thủ lãnh thế gian thì
dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền cai quản dân »
(c. 25). Quyền bính của Đức Giê-su là quyền bính của ánh sáng, của sự thật và của
sự sống ; và ánh sáng, sự thật và sự sống được diễn tả tốt nhất bởi sự hiền
lành, khiêm nhường, phục vụ, bởi hy sinh và dâng hiến mạng sống.
3.
Muời môn đệ còn lại và Đức Giê-su
Các môn đệ khác tỏ ra tức tối, điều này có nghĩa là
các ông có cùng một tham vọng. Lòng ham muốn lây lan, sinh sôi nẩy nở từ thủa
ban đầu của sự sống con người (x. St 3) ; và chỉ có cây Thập Giá mới chữa
lành được thôi. Trình thuật Tin Mừng kể lại chỉ trong vài dòng chữ, nhưng nói
lên biết bao điều sâu kín. Chúng ta hãy nhìn ra lòng ham muốn đã tác hại như thế
nào trong tương quan với Chúa và với nhau. Nhưng trước hết, chúng ta có thể so
sánh hai ý muốn, hai cung cách và hai con đường : con đường của hai môn đệ
và của mười ông còn lại một bên, và bên kia là con đường của Đức Giêsu. Sự
tương phản lớn biết bao, và có bất cứ đâu, nơi nhóm, cộng đoàn, Dòng tu, Giáo Hội,
xã hội và cả ở những nơi sâu kín, hay tôn nghiêm nhất.
Vì thế, tương quan của chúng ta trong cộng đoàn, Nhà
Dòng, và trong Giáo Hội phải đặt nền tảng trên sự hiểu biết thâm sâu Đức Kitô,
như thánh Phao-lô khuyên bảo : « Vậy như anh em đã nhận Đức Ki-tô
Giê-su làm Chúa, thì hãy tiếp tục sống kết hợp với Người.Anh em hãy bén rễ sâu
và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Ki-tô Giê-su, hãy dựa vào đức tin mà
anh em đã được thụ huấn, và để cho lòng chan chứa niềm tri ân cảm tạ »
(Col 2, 6-7).
Chúng ta hãy cảm nếm sự hiền lành trong cách Đức
Giêsu đối diện vấn đề rất nghiêm trọng nơi các môn đệ. Thực vậy, Người gọi các
ông lại và nói :
Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống
trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì
không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh
em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em.
(c. 25-27)
Ngài nêu ra một cách thức thi hành quyền bính giữa
các môn đệ hoàn toàn ngược hẳn với cách thức bình thường. Nếu để ý, chúng ta sẽ
nhận ra rằng lời của Ngài rất triệt để : « ai muốn làm lớn… » ;
« ai muốn làm đầu… ». Ngài không nói : « ai được đặt làm lớn ;
ai được đặt làm đầu ». Nhưng Đức Giêsu nói đến ý muốn, và ý muốn này đang
có nơi tất cả các môn đệ và cũng đang có nơi tất cả chúng ta. Đức Giêsu không
nêu ra một nguyên tắc xuông, nhưng Ngài luôn luôn nói điều Ngài là, tương tự
như những lời Ngài nói trong Bài Giảng Trên núi :
Cũng như Con Người đến không phải để được người ta
phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.
(c. 28)
« Cũng như » thường được hiểu là các môn đệ
và chúng ta được mời gọi bắt chước Đức Giê-su, bắt chước cung cách của Ngài.
Nhưng thực tế cho thấy, bắt chước một hồi là chúng ta đuối ! Đức Giê-su ở
đây muốn nói tới chính lẽ sống của Ngài ; phục vụ đối với Ngài không phải
là một công trình phải cố thực hiện, nhưng phục vụ là lý do hiện hữu của Ngài.
Vì thế, phục vụ và hiến dâng cũng phải là lẽ sống của chúng ta, theo gương của
thánh Gia-cô-bê Tông Đồ mà chúng ta mừng kính hôm nay. Phục vụ và hiến dâng
cũng phải là lẽ sống của chúng ta, bởi vì chính chúng ta đã được Chúa phục vụ
trước và Ngài vẫn phục vụ chúng ta hằng ngày trong cuộc sống và trong Thánh Lễ.
Hơn nữa, trong đời sống phục vụ, chính Chúa thúc đẩy chúng ta phục vụ, Ngài phục
vụ với chúng ta và Ngài phục vụ trong chúng ta, như chúng ta vẫn tuyên xưng hằng
ngày : « Chính nhờ Đức Ki-tô, trong Đức Ki-tô và với Đức
Ki-tô » ; và như lời thánh Phao-lô xác tín : « Tôi sống,
nhưng không còn là tôi sống, nhưng Đức Ki-tô sống trong tôi » (Gl 2, 20).
* * *
Để làm phát sinh sự sống, phục vụ cho sự sống, thì
phải hy sinh mạng sống, có thể nói đó là « qui luật của muôn đời của sự sống ».
Đức Giê-su không đến để sống cái gì quá siêu nhân hay ngoại nhân, nhưng Người đến
để sống và sống đến tận cùng con đường của « hạt lúa mì », để qua đó,
nói cho chúng ta rằng, đó là con đường của sự sống, của niềm vui, của hạnh phúc
trong sự hiệp thông trọn vẹn và mãi mãi với Chúa và với nhau. Thánh Gia-cô-bê
đã đi đến cùng con đường này và chúng ta được mời gọi tiếp bước theo ngài hôm nay.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc, S.J
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thánh
Giacôbê Tông Đồ
Bài
đọc: II Cor 4:7-15; Mt 20:20-28.
GIỚI
THIỆU CHỦ ĐỀ: Sức mạnh của Thiên Chúa hoạt động trong sự yếu đuối của con người.
Con người bị bao vây bởi những yếu đuối về thể xác
cũng như tinh thần: về thể xác: nghèo đói, bệnh tật, nguy hiểm, chết chóc; về
tinh thần: ghen ghét, hận thù, tội lỗi. Tuy thế, lịch sử Giáo Hội không ngừng
chứng minh: sức mạnh của Thiên Chúa hoạt động nơi những con người yếu đuối. Ví
dụ: Phêrô chối Chúa 3 lần thành người điều khiển Giáo Hội, Phaolô nhiệt thành bắt
bớ Đạo thành người nhiệt thành rao truyền Đạo, Augustino một thanh niên chơi bời
hư hỏng thành thánh Giám-mục loan truyền tình yêu và sự khôn ngoan của Thiên
Chúa ...
Các Bài Đọc hôm nay muốn làm sáng tỏ tư tưởng Thiên
Chúa hoạt động trong sự yếu đuối và tội lỗi của con người. Trong Bài Đọc I,
thánh Phaolô so sánh sức mạnh của Thiên Chúa như kho tàng chứa đựng trong bình
sành là thân xác yếu đuối và tội lỗi của con người. Trong Phúc Âm, vì ham muốn
quyền bính và địa vị, người mẹ của Giacôbê và Gioan xin với Chúa Giêsu cho hai
con mình được một đứa ngồi bên phải và một đứa ngồi bên trái trong vương quốc của
Ngài. Điều này gây sự ghen tị và chia rẽ trong hàng ngũ các môn đệ. Chúa Giêsu
gọi các ông lại và chỉ dạy các ông con đường lãnh đạo: hy sinh chịu gian khổ và
phục vụ mọi người.
KHAI
TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I: Sự chết hoạt động nơi chúng tôi, còn sự sống thì lại hoạt động nơi anh
em.
1.1/ Kho tàng chứa đựng trong bình sành: Kho tàng là
các hồng ân của Thiên Chúa và sức mạnh của Đức Kitô. Một sự phân tích những tư
tưởng sau cho chúng ta thấy kho tàng của Thiên Chúa chứa đựng trong bình sành
là thân xác yếu đuối của con người:
+ Bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp: Phaolô phải
chịu bao áp lực nhưng ông vẫn có thể tìm cách thoát ra. Ví dụ: khi bị giam hãm
trong lao tù, ông vẫn có thể cầu nguyện và kết hiệp với Thiên Chúa. Nếu Thiên
Chúa muốn, Ngài vẫn có cách để giải thoát ông nhiều lần.
+ Bị hoang mang, nhưng không tuyệt vọng: Nhiều lần
trong đời, Phaolô cũng như chúng ta hoang mang không biết đâu là thánh ý Chúa để
theo. Thánh Gioan Thánh Giá gọi đây là "những đêm tăm tối," khi chúng
ta không cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa; nhưng chúng ta vẫn dùng đức tin
để vượt qua và tiến tới. Khi đã trải qua rồi, chúng ta nhìn lại và nhận ra sự
quan phòng khôn ngoan của Thiên Chúa.
+ Bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi: Người môn đệ
của Đức Kitô sẽ bị người đời ngược đãi: nói hành, bôi nhọ, bắt bớ, tù đày... vì
họ không sống theo tiêu chuẩn và đường lối của thế gian; nhưng Thiên Chúa không
bỏ rơi họ. Ngài hứa sẽ ở cùng các môn đệ mọi ngày cho đến tận thế, và Thánh Thần
sẽ giúp họ biết phải nói gì và làm gì khi bị thế gian ngược đãi.
+ Bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt: Phaolô cũng
như các tín hữu đã nhiều lần bị quật ngã: hoặc cách thể lý như bị ngược đãi bởi
người đời, hoặc cách tâm linh như những lúc sa ngã phạm tội. Nhưng với sức mạnh
và ơn thánh của Chúa, họ lại trỗi dậy, giao hòa với Chúa, và tiếp tục phấn đấu
cho đến hơi thở cuối cùng.
Hiểu như thế, cuộc đời mỗi tín hữu là cuộc đời luôn
vác thánh giá theo chân Đức Kitô, như Phaolô diễn tả: "Chúng tôi luôn mang
nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được
biểu lộ nơi thân mình chúng tôi. Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết
đe doạ vì Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân xác phải
chết của chúng tôi."
1.2/ Sự chết hoạt động nơi chúng tôi, còn sự sống
thì lại hoạt động nơi anh em: Trong Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa: Đức Kitô là
người đi tiên phong mở đường cứu độ bằng cách mặc lấy thân xác yếu đuối của con
người để rao truyền Tin Mừng, để huấn luyện các môn đệ trước khi sai đi, và hy
sinh chịu gian khổ để chuộc tội cho con người.
Noi gương Đức Kitô, Phaolô và các môn đệ cũng đi
theo con đường đó: Các ông được sai đi rao giảng Tin Mừng, thu thập và huấn luyện
các môn đệ để tiếp tục sai đi, và cũng phải hy sinh chịu gian khổ để làm chứng
cho Đức Kitô và cho Tin Mừng được lan rộng khắp nơi. Các môn đệ dám hy sinh tất
cả cho dẫu phải đổ máu vì các ông biết rằng: "Đấng đã làm cho Chúa Giêsu
trỗi dậy cũng sẽ làm cho các ông được trỗi dậy với Chúa Giêsu, và đặt các ông
bên hữu Người."
Các tín hữu sau khi đã nhận được đức tin từ Phaolô
và các môn đệ lại tiếp tục tiến trình đó, và cứ như vậy cho đến ngày Đức Kitô
trở lại. Nếu tất cả đều trung thành với sứ vụ của mình và làm chứng cho Đức
Kitô, toàn thế giới sẽ được nghe Tin Mừng và trở thành những môn đệ của Ngài.
Lúc đó Nước Chúa sẽ trị đến, như Phaolô hy vọng: "Như thế, ân sủng càng dồi
dào, thì càng có đông người hơn dâng lên Thiên Chúa muôn ngàn lời cảm tạ, để
tôn vinh Người."
2/
Phúc Âm: Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em.
2.1/ Tính mỏng giòn yếu đuối của con người:
(1) Lòng ham muốn địa vị: "Bấy giờ bà mẹ của
các con ông Zebedee đến gặp Đức Giêsu, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu
xin Người một điều. Người hỏi bà: "Bà muốn gì?" Bà thưa: "Xin Thầy
truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong
Nước Thầy."
Có sự khác biệt giữa hai trình thuật giữa Marcô và
Matthew về biến cố này: Theo trình thuật của Marcô, chính hai anh em yêu cầu điều
này với Chúa Giêsu. Theo trình thuật của Matthew, lời yêu cầu được làm qua người
mẹ. Dù sao chăng nữa, đây cũng là điều yếu đuối rất thường xảy ra nơi con người:
ai cũng mong được hơn người, có quyền hành và địa vị, và được người khác kính nể,
phục vụ. Hai anh em không ngại đi theo Chúa, nhưng đi theo để đạt mục đích trần
thế của mình.
(2) Lòng ghen tị khi thấy người khác hơn mình:
"Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó." Điều này cũng
là yếu đuối con người nữa: Dưới mắt các ông, chỉ có hai chỗ cao trọng nhất mà
hai anh em nhà Zebedee đã giành, còn mình ngồi đâu? Hơn nữa, hai anh em cùng với
Phêrô, thường được coi là những người "thân tín" của Chúa!
2.2/ Sự khôn ngoan của Thiên Chúa:
(1) Lãnh đạo bằng hy sinh chịu đựng gian khổ: Đức
Giêsu bảo họ: "Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi
chén Thầy sắp uống không?" Họ đáp: "Thưa uống nổi."
Đức Giêsu bảo: "Chén của Thầy, các người sẽ uống;
còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha
Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được." Lịch sử chứng minh Giacôbê
cũng uống chén đắng của Chúa bằng việc tử đạo tại Jerusalem (Acts 12:1-2), và
Gioan uống chén đắng bằng cách sống trung thành với Đức Kitô cho đến tuổi già.
(2) Lãnh đạo bằng khiêm nhường phục vụ tha nhân: Đức
Giêsu gọi các ông lại và nói: "Anh em biết thủ lãnh các dân thì dùng uy mà
thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em
thì không được như vậy. Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ
anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người
đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng
sống làm giá chuộc muôn người."
ÁP
DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta đừng bao giờ nản chí khi phải đương đầu với
yếu đuối của thân xác và sa ngã của linh hồn, vì sức mạnh của Thiên Chúa vẫn
đang hoạt động trong chúng ta.
- Chúng ta phải sống theo chỉ đạo và đường lối của
Thiên Chúa: lãnh đạo bằng hy sinh và phục vụ. Đừng sống theo tiêu chuẩn và đường
lối của thế gian để đòi danh vọng và chức quyền.
Lm.Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
Suy niệm: Kể cũng lạ, Gio-an
và Gia-cô-bê thuộc số những Tông đồ đầu tiên của Thầy Giê-su, được đem lên núi cao chứng kiến cuộc Hiển dung của Thầy, thế mà sau lần thứ ba Thầy tiên báo về cuộc Khổ nạn, các ông lại “được” mẹ mình dẫn đi “cửa sau” để “xí phần” trước hai chỗ ngồi gần Thầy trong vinh quang! May quá, vì
Thầy biết các ôngkhông
biết điều mình đang xin, và cũng vì đang nuôi hy vọng, nên các ông khẳng khái trả lời sẽ uống nổi chén Thầy sắp uống. Thầy biết các ông
cũng sẽ uống chén với Thầy, bằng chứng là Thánh Gia-cô-bê là vị Tông đồ đầu tiên được phúc tử đạo, khoảng năm 44 dưới thời Vua Hê-rô-đê A-gríp-pa.
Mời bạn: Từ những tham vọng rất trần tục, các Tông đồ đã hoàn toàn đổi khác. Sau ngày lễ Ngũ Tuần, với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, các ông đã mạnh dạn rao giảng, làm chứng về Thầy Giê-su bằng chính mạng sống của mình. “Uống chén” với Thầy, theo nghĩa Kinh Thánh, là thông phần Khổ nạn với Thầy, nên chẳng lạ gì, ngay từ buổi đầu của Giáo Hội đến nay, các môn đệ của Thầy Giê-su từ từ được biến đổi và trở nên “con người mới,” thấm nhuần gương sống và giáo huấn của Thầy, Đấng đã đến “để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (c. 28).
Sống Lời Chúa: Bạn dâng Chúa “gánh nặng” của ngày hôm nay, với tâm tình được thông phần với Chúa Ki-tô.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin biến đổi con, để con mến Chúa mỗi ngày một hơn, nỗ lực đem tinh thần Tin Mừng vào cuộc sống, sứ vụ của con. Amen.
Không được như vậy
Quyền lực và phẩm trật trong Giáo hội là để phục vụ dân Thiên Chúa. Những người làm lớn, làm đầu trong Giáo hội lại là người hầu bàn, người tôi tớ, noi gương Đức Giêsu.
Suy
niệm:
Xem
ra chức quyền vẫn là nỗi thèm thuồng của con người.
Từ
những cuộc xung đột giữa con người sống bầy đàn thời nguyên thủy,
đến
cảnh chiếu trên, chiếu dưới ở làng xã
và
cảnh chạy chức chạy quyền thời bây giờ.
Ngay
các môn đệ thân cận của Thầy Giêsu là Nhóm Mười Hai
cũng
không thoát khỏi sức hút của quyền lực.
Họ
đã từng cãi nhau xem ai là người lớn nhất trong Nước Trời (Mt 18, 1).
Bây
giờ, ngay sau khi Thầy Giêsu loan báo lần thứ ba về cuộc Khổ Nạn,
họ
lại có chuyện xích mích với nhau cũng về chuyện chức quyền.
Hai
con ông Dêbêđê là hai môn đệ được Đức Giêsu yêu quý hơn.
Chẳng
rõ có phải vì thế mà họ nuôi tham vọng
chiếm
được chỗ hai bên tả hữu của Thầy trong Nước Thầy (x. Mt 19, 28).
Họ
khéo léo nhờ mẹ của mình xin Thầy Giêsu ban cho ơn lớn đó (cc. 20-21).
Đức
Giêsu chắc không vui vì môn đệ vẫn chưa được giải thoát khỏi cái trần tục,
“Các
người không biết các người xin gì!” (c. 22).
Các
môn đệ quá xa lạ với nẻo đường Thầy sắp đi,
dù
Thầy vừa mới cho họ biết con đường ấy,
con
đường bị chế diễu, bị đánh đòn và bị đóng đinh cho đến chết (Mt 20, 18-19).
Trong
khi hai môn đệ thân tín còn loay hoay với những tham vọng thế gian
thì
Ngài kéo họ vào hiệp thông với cuộc Khổ nạn gần đến của mình.
Thầy
Giêsu mời họ chia sẻ với Thầy cùng một chén đắng:
“Các
anh có uống nổi chén Thầy sắp uống không?” (c. 22).
“Thưa
uống nổi”, đó là câu trả lời đầy tự tin và mạnh dạn của Giacôbê,
Và
ông đã thực hiện lời hứa này bằng cái chết (x. Cv 12, 2).
Nhưng
Thầy cũng khiêm tốn cho biết Cha mới có quyền sắp chỗ ngồi (c. 23).
Sự
bực tức của mười môn đệ kia khi câu chuyện vỡ lở
cho
thấy họ cũng thích được ngồi hai bên tả hữu, tuy không tiện nói ra (c. 24).
Thầy
Giêsu cho thấy cách sử dụng quyền lực của các nhà lãnh đạo ngoài đời.
Quyền
lực là để thống trị người dân, tìm cách bành trướng cái tôi của mình.
Thầy
Giêsu khẳng định dứt khoát không có chuyện đó trong Giáo hội của Thầy.
“Giữa
anh em thì không được làm như vậy” (c. 26).
Quyền
lực và phẩm trật trong Giáo hội là để phục vụ dân Thiên Chúa.
Những
người làm lớn, làm đầu trong Giáo hội
lại
là người hầu bàn, người tôi tớ, noi gương Đức Giêsu, Người Tôi Trung.
Chính
Ngài đã đưa việc phục vụ đến mức cao nhất là hy sinh tính mạng (c. 28).
Cơn
cám dỗ về quyền uy, chức tước là cám dỗ muôn thuở cho mọi người.
Các
cộng đoàn Kitô hữu cứ phải xét mình mãi
để
khỏi rơi vào thói đời mà Đức Giêsu đã nghiêm khắc cảnh báo.
Cầu
nguyện:
Giữa một thế giới đề cao quyền lực và lợi nhuận,
xin
dạy con biết phục vụ âm thầm.
Giữa một thế giới say mê thống trị và chiếm đoạt,
xin
dạy con biết yêu thương tự hiến.
Giữa một thế giới đầy phe phái chia rẽ,
xin
dạy con biết cộng tác và đồng trách nhiệm.
Giữa một thế giới đầy hàng rào kỳ thị,
xin
dạy con biết coi mọi người như anh em.
Lạy Chúa Ba Ngôi,
Ngài
là mẫu mực của tình yêu tinh ròng,
xin
cho các kitô hữu chúng con
trở
thành tình yêu
cho
trái tim khô cằn của thế giới.
Xin dạy chúng con biết yêu như Ngài,
biết
sống nhờ và sống cho tha nhân,
biết
quảng đại cho đi
và
khiêm nhường nhận lãnh.
Lạy Ba Ngôi chí thánh,
xin
cho chúng con tin vào sự hiện diện của Chúa
ở
sâu thẳm lòng chúng con,
và
trong lòng từng con người bé nhỏ.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
25
Tháng Bảy
Hạt Giống Rơi Xuống Ðất Có Thối Ði...
Giacôbê,
vị thánh mà Giáo Hội kính nhớ hôm nay là con ông Giêbêđê và bà Salomê và là anh
của thánh Gioan tông đồ. Người ta quen gọi thánh Giacôbê Tiền để phân biệt với
thánh Giacôbê, giám mục đầu tiên của Giêrusalem, được gọi là Giacôbê Hậu, kính
ngày 03/5 cùng với thánh Philipphê.
Giacôbê
và Gioan là hai anh em được Chúa Giêsu kêu gọi sau khi Ngài đã chiêu mộ hai anh
em Phêrô và Anrê. Phúc Âm thánh Matthêu thuật lại: Hai anh em ông được Chúa gọi
ở bờ hồ Genezareth, trong lúc đang ở trong thuyền vá lưới với cha. Ðược Chúa gọi,
hai ông bỏ thuyền và người cha để theo Chúa ngay lập tức. Ðiều này chứng tỏ
lòng hăng hái nhiệt thành của hai anh em, nên hai người được Ngài cho biệt hiệu
là "con cái của sấm chớp" như chúng ta thấy xảy ra ít là trong hai
trường hợp sau đây:
Trường
hợp thứ nhất khi người xứ Samaria ngăn cản không cho Chúa Giêsu và đoàn môn đệ
đi qua lãnh thổ của họ để tiến về Giêrusalem, hai anh em Giacôbê đã hỏi Thầy:
"Thưa Thầy, Thầy có bằng lòng để chúng tôi khiến lửa trên trời xuống thiêu
hủy họ không?".
Sau
đó, trong chuyến đi Giêrusalem lần cuối cùng, cả hai đã đến xin ngồi bên phải
và bên trái Thầy, khi Chúa Giêsu sẽ thống trị trong vinh quang. Và khi không hiểu
hoàn toàn ý nghĩa câu hỏi của Chúa: "Anh em có uống được chén Ta sẽ uống
không?", hai ông đã nhất quyết thưa: "Chúng tôi uống được". Vì
thế, sau khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần, như các môn đệ khác, Giacôbê cũng can đảm
làm chứng những điều mắt thấy tai nghe về Thầy Giêsu, dầu bị cầm tù, đòn vọt,
nhưng đã vui mừng vì được đau khổ vì Chúa Giêsu.
Năm
42, vua Hêrôđê, cháu của Hêrôđê cả, người đã âm mưu giết con trẻ Giêsu, đã bách
hại một số thủ lĩnh của các tín hữu Kitô, trong số đó có cả thánh Giacôbê, như
sách Tông Ðồ Công Vụ ghi: "Cùng thời kỳ ấy, vua Hêrôđê ra tay bắt bớ và
làm khổ mấy người trong Giáo Hội, vua đã truyền chém ông Giacôbê, anh của ông
Gioan. Thấy điều này làm vừa lòng người Do Thái, ông lại bắt cả ông Phêrô nữa".
Với
nguồn tin này, chúng ta biết thánh Giacôbê là vị tông đồ đầu tiên đã đổ máu đào
minh chứng cho niềm tin của mình.
Trong
thời nội chiến 1936-1939 tại Tây Ban Nha, các quân phiến loạn đốt nhà thờ, nhà
thương, tu viện và giết hại nhiều linh mục cũng như nữ tu. Ngày nọ, một vị linh
mục già nua bị phiến quân bắt và bị kết án tử hình. Khi bị trói và dẫn đến trước
mặt đội lính hành quyết, cha nói với tên trưởng toán: "Xin anh làm ơn cắt
dây trói này, để tôi có thể giơ tay chúc lành cho anh và xin Thiên Chúa cũng
tha thứ và chúc lành cho các anh".
Lịch
sử ghi nhận đa số các tông đồ đã kết thúc cuộc đời chứng tá cho niềm tn bằng những
cái chết đau thương, khởi đầu cho những lớp người chứng tá khác trải qua bao thế
hệ. Và cũng như vị linh mục trong câu chuyện trên, hàng trăm, hàng ngàn chứng
nhân của niềm tin vẫn còn đang bị giam cầm, tra vấn, đày đọa vì niềm tin. Họ chấp
nhận những khổ hình một cách bình thản, không oán hận, trái lại, noi gương Chúa
Giêsu, họ sẵn sàng tha thứ cho những ngươi làm khổ họ.
"Hạt
giống rơi xuống đất có mục nát và chết đi, mới nảy mầm và phát sinh hoa
trái". Không gì minh chứng hùng hồn cho lời tuyên bố này của Chúa Giêsu bằng
những cuộc sống chứng tá của các tín hữu Kitô đang chịu đau khổ, giam cầm và tử
hình vì niềm tin.
Tử đạo
là một ơn gọi đặc biệt, nhưng mọi tín hữu Kitô đều được kêu gọi dâng những ốm
đau, bệnh tật, những hy sinh nho nhỏ hằng ngày để cầu cho Nước Cha được trị đến.
Lẽ Sống
Lectio Divina: Thánh Giacôbê
Tông Đồ
Thứ
Hai, 25 Tháng 7, 2016
Mùa
Thường
Niên
1.
Lời nguyện mở đầu
Lạy
Chúa là Chúa chúng con,
Xin
thương xót dân Ngài,
Xin
hãy đổ đầy chúng con với ân sủng của Chúa,
Và
làm cho chúng con luôn sẵn lòng phục vụ Chúa
Trong
đức tin, hy vọng và tình yêu thương.
Chúa
là Đấng hằng sống và hiển trị cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần,
Một
Thiên Chúa, đến muôn thuở muôn đời. Amen.
2.
Phúc Âm – Mátthêu 20:20-28
Bấy
giờ, bà mẹ của các con ông Giêbêđê đến gặp Đức Giêsu, có các con bà đi theo; bà
bái lạy và kêu xin Người một điều. Người hỏi bà: “Bà muốn
gì?” Bà thưa: “Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi
bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy.”
Chúa
Giêsu bảo: “Các ngươi không biết các ngươi xin gì! Các ngươi có uống
nổi chén Thầy sắp uống không?” Họ đáp: “Thưa uống nổi.” Đức
Giêsu bảo: “Chén của Thầy, các ngươi sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay
bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai,
thì kẻ ấy mới được.”
Nghe
vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó. Nhưng Đức Giêsu gọi các
ông lại và nói: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống
trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em
thì không được như vậy. Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người
phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh
em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là
để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.”
3.
Suy Niệm
- Chúa Giêsu và các Môn Đệ đang
trên đường đi đến Giêrusalem (Mt 20:17). Chúa Giêsu biết rằng Người sẽ bị
giết (Mt 20:8). Tiên tri Isaia đã loan báo điều này (Is 50:4-6;
53:1-10). Cái chết của Chúa sẽ không thể là kết quả của một số phận không
lối thoát hay là của một kế hoạch đã được vạch sẵn, mà nó sẽ là kết quả của việc
tự hiến thân của lòng trung thành với sứ vụ mà Người nhận lãnh từ Chúa Cha trao
cho cùng với những người cùng khốn của thế gian. Chúa Giêsu đã nói rằng
ai muốn theo Thầy thì phải từ bỏ chính mình, và vác thập giá mình mà theo (Mt
16:21, 24). Nhưng các môn đệ đã không hiểu thấu những gì đang xảy ra (Mt
16:22-23; 17:23). Chịu đau khổ và cây thập giá thì không phù hợp với ý tưởng
mà các ông có về Đấng Thiên Sai.
- Mt 20:20-21: Lời cầu xin của
bà mẹ của các con ông Giêbêđê. Các môn đệ không những không hiểu mà các
ông còn tiếp tục chỉ nghĩ đến tham vọng riêng của mình. Bà mẹ của các con
ông Giêbêđê, phát ngôn viên của các con bà là Gioan và Giacôbê, đến gần Chúa
Giêsu và thỉnh cầu: “Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi
bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong Nước Thầy.”
Họ đã
không hiểu được lời đề nghị của Chúa Giêsu. Họ chỉ quan tâm đến lợi ích
cho riêng mình. Điều này rõ ràng cho thấy có những mối căng thẳng trong cộng
đoàn, vào thời Chúa Giêsu cũng như vào thời thánh Mátthêu, như chúng ta cũng thấy
điều đó trong chính cộng đoàn chúng ta.
- Mt 20:22-23: Phản ứng của
Chúa Giêsu. Chúa Giêsu phản ứng một cách kiên quyết. Người nói với
hai người con, mà không nói với người mẹ: “Các ngươi không biết các ngươi
xin gì! Các ngươi có uống nổi chén Thầy sắp uống không?” Đây là câu
hỏi về chén đau khổ. Chúa Giêsu muốn biết các ông, thay vì vị trí danh dự,
có sẽ chấp nhận dâng hiến cuộc đời mình cho đến chết không. Cả hai đồng
thanh đáp lại: “Thưa uống nổi.” Đây là câu trả lời chân thành
và Chúa Giêsu xác định điều ấy: “Chén của Thầy, các ngươi sẽ uống.”
Đồng thời, dường như đó là một câu trả lời vội vàng, bởi vì chỉ ít ngày sau đó,
các ông đã bỏ rơi Chúa Giêsu và để Người trơ trọi một mình trong giờ khắc đau
khổ (Mt 26:51). Các ông không có một lương tâm phê phán mạnh mẽ, và thậm
chí các ông cũng không ý thức được thực tế riêng của mình. Và Chúa Giêsu
đã nói tiếp: “Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có
quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được.” Điều
mà Chúa Giêsu có thể ban cho là chén đau khổ của thập giá.
- Mt 20:24-27: “Giữa anh em
thì không được như vậy.” “Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh
em đó.” Lời gửi gấm hai người con của bà mẹ, gây ra cuộc tranh cãi gay gắt
trong nhóm. Chúa Giêsu gọi các môn đệ lại và nói với các ông về việc thực
thi quyền lực: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống
trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em
thì không được như vậy. Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người
phục vụ anh em.” Vào thời bấy giờ, những kẻ nắm giữ quyền hành đã không
ngó ngàng gì đến dân chúng. Họ đã hành động theo lợi ích riêng của họ
(xem Mc 14:3-12). Đế chế La Mã cai trị thế giới với vũ lực và, theo cách
này, thông qua các loại thuế má, thuế nhập cảng, v.v. đã thành công để vơ
vét tài sản qua việc đàn áp và lạm dụng quyền lực. Chúa Giêsu đã có một
phản ứng khác. Người giảng dạy ngược lại với đặc quyền và lòng cạnh
tranh. Người phá bỏ định chế và nhấn mạnh vào thái độ phục vụ là phương
thuốc đối chọi lại tham vọng cá nhân. Cộng đoàn phải chuẩn bị cho một sự
thay đổi. Khi đế chế La Mã tan rã, nạn nhân của chính những mâu thuẫn nội
bộ của nó, các cộng đoàn nên chuẩn bị sẵn sàng để trao cho người dân một mẫu mực
chọn lựa của đời sống chung xã hội.
- Mt 20:28: Bản tóm lược cuộc
đời của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu xác định cuộc sống và sứ vụ của
mình: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục
vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.” Trong lời tự khẳng định
này của Chúa Giêsu được bao hàm ba danh hiệu xác định Chúa và cũng để dành cho
các Kitô hữu sơ khai bước khởi đầu cho nền Kitô học: Con Người, người Tôi
Tớ của Đức Chúa và người anh cả (người thân hoặc tiên tri Giôen). Chúa
Giêsu là Đấng Thiên Sai, Đấng Tôi Tớ, được công bố bởi tiên tri Isaia (xem Is
42:1-9; 49:1-6; 50:4-9; 52:13-53:12). Chúa đã học được từ mẹ mình, Đấng
đã nói: “Này, đây là tôi tớ Chúa!” (Lc 1:38). Đây là một đề nghị
hoàn toàn mới mẻ cho xã hội thời đó.
4.
Một vài câu hỏi gợi ý cho việc suy gẫm cá nhân
- Các ông Giacôbê và Gioan cầu xin
ân huệ. Chúa Giêsu hứa hẹn đau khổ. Và tôi, tôi đi tìm kiếm những
gì trong mối quan hệ của tôi với Thiên Chúa và tôi cầu xin gì trong lúc cầu
nguyện? Tôi chấp nhận đau khổ đến với cuộc đời tôi và những điều trái ngược
với những gì tôi cầu xin khẩn nguyện như thế nào?
- Chúa Giêsu nói rằng: “Giữa
anh em thì không được như vậy!” Cách sống của chúng ta trong Giáo Hội và
trong cộng đoàn có đi đúng với lời khuyên này của Chúa Giêsu không?
5.
Lời nguyện kết
Bấy
giờ trong dân ngoại, người ta bàn tán:
“Việc
CHÚA làm cho họ, vĩ đại thay!”
Việc
CHÚA làm cho ta, ôi vĩ đại!
Ta thấy
mình chan chứa một niềm vui.
(Tv
126:2-3)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét