Các chuẩn bị về nghi lễ và
giáo lý của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Krakow
Vũ Văn An7/18/2016
Vũ Văn An7/18/2016
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Krakow chú trọng nhiều tới khía cạnh thiêng liêng, nhưng không quên khía cạnh
làm thế nào để lôi cuốn tuổi trẻ đi vào nét huyền nhiệm của nó, vốn là chủ điểm
của mọi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, theo viễn kiến của người sáng lập ra nó,
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành các Thánh Lễ với các yếu tố của phụng vụ Chính Thống Đông Phương
Khía cạnh huyền nhiệm ấy được Nghi Trưởng Các Cử Hành Phụng Vụ của Đức Giáo Hoàng, Đức Ông Guido Marini, nhấn mạnh. Thực vậy, nhân chuyến viếng Krakow tuần này, ngài nói với các ký giả tại Trung Tâm Báo Chí của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới rằng các Thánh Lễ có sự tham dự của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sẽ bao gồm nhiều yếu tố của phụng vụ Chính Thống.
Trong khi lưu lại Ba Lan, Đức Ông Marini đã thăm Công Viên Blonie và Khuôn Viên Thương Xót ở Brzegi gần Wieliczka. Ngài nói chuyện với Ủy Ban Tổ Chức về các vấn đề liên quan tới việc sắp xếp âm nhạc và phụng vụ trong Thánh Lễ do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành. Đức Ông nói rằng vì Đức Giáo Hoàng Phanxicô không nói tiếng Ba Lan, nên đã có quyết định là các thánh lễ sẽ được cử hành bằng tiếng La Tinh, và Đức Giáo Hoàng sẽ giảng bằng tiếng Ý. Sẽ có phiên dịch cho các khách hành hương.
Khi được hỏi về chủ đề của các cử hành phụng vụ khác nhau, Đức Ông Marini nói rằng “Chắc chắn, mỗi ngày sẽ có đặc điểm riêng của nó, tùy theo Đức Giáo Hoàng gặp nhóm nào hay những người nào vào hôm đó, nhưng chắc chắn chủ đề chính của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, tức lòng thương xót của Thiên Chúa, sẽ nổi bật trong mỗi cuộc gặp gỡ này”.
Đức Ông Marini nói với các nhà báo rằng: “Một số yếu tố của phụng vụ Chính Thống Đông Phương sẽ được lồng vào. Điều này đã được thỏa thuận với các vị có trách nhiệm về phụng vụ tại Ba Lan, hầu đánh dấu sự hiện diện của truyền thống Đông Phương tại các khu vực này”.
Dorota Abdelmoula, phát ngôn viên của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, thì cho biết: “Trước mỗi buổi tụ họp phụng vụ, Đức Thánh Cha muốn được lái xe đưa đi giữa các khu vực để có dịp gặp gỡ các tín hữu một cách thân mật, và chúng tôi phải bảo đảm sao cho mọi sự đều theo khung thời gian, để các biến cố không quá dài cho cả Đức Thánh Cha lẫn khách hành hương”.
Mỗi buổi phụng vụ của Đức Giáo Hoàng sẽ kéo dài chừng 1 tiếng rưỡi đồng hồ.
Tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Tin Mừng sẽ được đọc bằng tiếng cổ của Giáo Hội Slav
Cha Grzegorz Nazar nói với Thông Tấn Xã Ba Lan rằng: “Trong ba biến cố chính của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Tin Mừng sẽ được đọc bằng tiếng Ba Lan và tiếng cổ của Giáo Hội Slav. Đây là cách nhấn mạnh tới tầm quan trọng của các Giáo Hội Đông Phương tại Âu Châu”.
Tiếng cổ của Giáo Hội Slav sẽ được dùng trong nghi lễ khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, trong nghi thức chào đón Đức Giáo Hoàng và trong nghi thức sai đi tại Khuôn Viên Thương Xót ở Brzegi.
Cha Nazar, người có nhiệm vụ liên lạc với các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương trong Ủy Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, nói với Thông Tấn Xã Ba Lan rằng: “Mục đích là để biểu lộ sự phân bố rộng lớn của Giáo Hội Công Giáo tại Âu Châu”.
Trong khuôn khổ Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Công Giáo Rôma và 23 Giáo Hội Đông Phương điều hành dưới thẩm quyền tối cao của Đức Giáo Hoàng. Hai mươi ba Giáo Hội Đông Phương này được chia thành 5 truyền thống, trong đó có truyền thống Byzantine, là truyền thống chung nhất tại Âu Châu. Các Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp cũng thuộc truyền thống vừa kể.
Cha Nazar giải thích: “mọi quốc gia nói tiếng Slav trung thành với truyền thống Byzantine đều sử dụng tiếng cổ của Giáo Hội Slav trong phụng vụ của họ”.
Các Giáo Hội Công Giáo theo nghi lễ Đông Phương khác với Giáo Hội Công Giáo Rôma ở phụng vụ, lịch, luật lệ, số các ngày ăn chay, nhưng không khác về tín lý hoặc bí tích.
Các bản văn Tin Mừng, được đọc tại Công Viên Blonia và tại Khuôn Viên Thương Xót, là các bản dịch trung thành từ tiếng Ba Lan sang tiếng cổ của Giáo Hội Slav. Vào các ngày 26 và 31 tháng Bẩy, các bản văn này sẽ được các phó tế đọc, trong khi vào ngày 28 tháng Bẩy, chúng được một linh mục đọc. Các bài đọc sẽ được bắt đầu và kết thúc với các ca khúc của Ca Đoàn Mikhail Werbycki đến từ Przemysl.
Phụng vụ của Giáo Hội Byzantine vốn có đặc điểm huyền nhiệm, năng động hơn và được cộng đoàn tham dự cách tích cực, dấn thân nhiều vào việc cảm nghiệm điều được cử hành. Các vị cử hành phụng vụ không tĩnh tụ, các ngài đến trước bình phong ngăn cung thánh (iconostasis) nhiều lần trong lúc cử hành. Nghi lễ Byzantine không dùng chữ Thánh Lễ, mà dùng chữ phụng vụ (tiếng Hy Lạp là leiturgia có nghĩa “việc chung”).
Theo Cha Nazar, không phải là chuyện tình cờ khi bao gồm một số phần phụng vụ bằng tiếng cổ của Giáo Hội Slav vào các cử hành của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Ngài nói: “Đức Giáo Hoàng tới Ba Lan, một nước nằm gần các lãnh thổ mà các tông đồ của người Slav, là hai thánh Cyril và Mehtodius, đã hoạt động nhiều thế kỷ trước. Tôi nghĩ chủ ý là giúp người ta lưu ý. Đây là một cách lôi cuốn giới trẻ, những người luôn muốn được biết phụng vụ đông phương”.
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới: Các Buổi Giáo Lý
Các trải nghiệm của người trẻ tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới để lại nơi họ một ấn tượng sâu sắc và lâu dài và cũng là một xúc tác và thúc đẩy để họ thực hiện các dấn thân và sáng kiến mới mẻ. Họ trải nghiệm những gì trong những ngày Đại Hội? Họ gặp gỡ những ai? Các yếu tố chính của những ngày Đại Hội đã góp phần lớn lao vào thừa tác mục vụ hữu hiệu cho người trẻ và với người trẻ. Các yếu tố này: Chúa Kitô, Sách Thánh, giáo lý, các bí tích (nhất là Hòa Giải và Thánh Thể), việc đạo đức, việc sùng kính, Thánh Giá Đại Hội, các thánh, cùng với các thời khắc hành hương, Lễ Hội Tuổi Trẻ, các dự án phục vụ xã hội, ơn gọi, hy vọng sẽ tìm được vị trí trung tâm trong các cố gắng mục vụ của chúng ta với người trẻ.
Một thành quả rất tích cực của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là chủ đề Sách Thánh dành cho mỗi biến cố. Chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 31 tại Krakow năm 2016 là “Ai có lòng thương xót ấy là phúc thật, vì họ sẽ được thương xót” (Mt 5:7).
Trong các Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lớn có tính quốc tế ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, hàng trăm các vị giám mục và Hồng Y cũng tham dự trong tư cách giáo lý viên. Mỗi ngày trong tuần Đại Hội, hàng ngàn người trẻ tụ tập quanh các vị giám mục và Hồng Y của họ để nghe các bài giảng dậy, “các bài giáo lý”, các bài suy niệm dựa trên Lời Thiên Chúa. Phát minh mới mẻ này đã nhận được đời sống riêng của nó và trở thành một phần nội tại trong các cử hành đức tin và văn hóa tuổi trẻ quốc tế.
Sau đây là một cái nhìn khái quát về cách chủ đề của việc cử hành quốc tế năm nay tại Krakow sẽ được khai triển ra sao trong các bài giáo lý hàng ngày hoặc trong các bài giảng dậy của các vị giám mục thế giới được chọn làm giáo lý viên. Bài giáo lý thường được giảng bằng tiếng mẹ đẻ của vị giám mục. Mỗi 3 bài giáo lý sẽ được trình bầy tại một địa điểm khác nhau.
Bài giáo lý các ngày 27, 28 và 29 tháng Bẩy sẽ được trình bầy bằng các ngôn ngữ khác nhau cho các người trẻ có mặt tại Krakow. Khoảng 3 trăm vị giám mục khắp thế giới sẽ là các giáo lý viên. Mỗi vị giám mục giáo lý viên sẽ trình bầy 3 bài giáo lý trên các chủ đề liệt kê sau đây. Đại Hội chia sẻ chúng ở đây không phải chỉ cho các người tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow mà còn cho nhiều nhóm không thể đến Ba Lan được và sẽ cử hành Các Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại quê nhà, tụ họp quanh các vị giám mục và mục tử của họ.
Thứ Tư, ngày 27 tháng Bẩy – Bài giáo lý thứ nhất
Đề tài: Nay là thời thương xót!
Tập chú vào đoạn trong Bài Giảng của Đức Giáo Hoàng khi đọc Kinh Chiều Thứ Nhất của Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, 11 tháng Tư năm 2015.
“Nhiều người tự hỏi trong tâm hồn: tại sao ngày nay mà còn cần Năm Thánh Thương Xót? Đơn giản chỉ vì trong thời buổi thay đổi lớn lao có tính lịch sử này, Giáo Hội được kêu gọi phải cung cấp nhiều dấu chỉ hữu hiệu hơn cho thấy Thiên Chúa hiện hữu và gần gũi ta. Đây là thời để Giáo Hội khám phá lại ý nghĩa của sứ mệnh mà Chúa của mình đã ủy thác cho mình vào ngày Phục Sinh: trở thành dấu chỉ và dụng cụ của lòng thương xót của Chúa Cha (xem Ga 20:21-23). Một năm trong đó để Chúa Giêsu đánh động và được lòng thương xót của Người biến cải, hầu trở nên các nhân chứng của lòng thương xót?” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Bài Giảng khi đọc Kinh Chiều Thứ Nhất Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, 11 tháng Tư năm 2015).
Thứ Năm, ngày 28 tháng Bẩy – Bài Giáo Lý thứ hai
Đề tài: Chúng ta hãy để lòng thương xót của Chúa Kitô đánh động
Tập chú vào đoạn trong Sứ Điệp của Đức Giáo Hoàng gửi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2016.
“Các con, các thanh nam thanh nữ thân yêu, các con có bao giờ cảm nhận được cái nhìn yêu thương hoài hoài trên các con, một cái nhìn quá bên kia các tội lỗi, các giới hạn và các sai phạm của các con, và vẫn cứ tin tưởng ở các con và hy vọng trông mong ở đời các con chưa? Các con có nhận ra rằng các con qúy báu dường bao đối với Thiên Chúa, Đấng đã ban cho các con mọi sự chỉ vì yêu các con không?” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Sứ Điệp gửi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2016).
Thứ Sáu, ngày 29 tháng Bẩy – Bài Giáo Lý thứ ba
Đề tài: Lạy Chúa, xin Chúa làm cho con trở thành khí cụ của lòng Chúa thương xót!
Tập chú vào một số đoạn trích từ Nhật Ký của Thánh Nữ Faustina Kowalska.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để mắt con biết thương xót, ngõ hầu con không bao giờ nghi ngờ hay phán đoán từ dáng vẻ bề ngoài, nhưng tìm kiếm những gì đẹp đẽ trong linh hồn các người lân cận của con và chạy tới cứu giúp họ.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để tai con biết thương xót, ngõ hầu con có thể lưu ý tới nhu cầu của các người lân cận của con và đừng dửng dưng trước các nỗi đau và buồn thảm của họ.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để lưỡi con biết thương xót ngõ hầu con không bao giờ nói tiêu cực về các người lân cận của con, nhưng có lời an ủi và tha thứ mọi người.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để tay con biết thương xót và đầy những việc làm tốt lành.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để chân con biết thương xót, ngõ hầu con mau mắn giúp đỡ người lân cận của con, thắng vượt sự mệt mỏi và kiệt sức của riêng con.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con, để trái tim con biết thương xót ngõ hầu con biết cảm nhận mọi đau khổ của người lân cận của con (Nhật Ký Thánh Nữ Faustina Kowalska, 163).
Các vị giám mục được khích lệ giảng những bài dậy ứng khẩu, trình bầy các điển hình và những giai thoại có ý nghĩa. Người trẻ đánh giá cao các câu trả lời đơn sơ nhưng có thế giá cho các câu hỏi của họ. Vì thế, các vị giám mục được mạnh mẽ khích lệ đem các câu truyện và các chứng tá riêng của các ngài vào bài giáo lý, và trình bầy với giới trẻ các điển hình mẫu gương tích cực (hạnh các thánh; các “người hùng” trẻ tuổi như Chân Phúc Pier Giorgio Frassati và Chân Phúc Chiara Luce Badano; các thánh bổn mạng của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2016: Thánh Gioan Phaolô II và Thánh Nữ Faustina).
Các giám mục giáo lý viên được yêu cầu khai triển đề tài hàng ngày để nói vào khoảng 20 phút. Sau đó dành thì giờ thoả đáng để người trẻ đặt câu hỏi và vị giám mục trả lời. Mỗi ngày, bài giáo lý sẽ kết thúc với Thánh Lễ do vị giám mục giáo lý viên chủ tế; ngài sẽ giảng một bài giảng ngắn.
Trong các ngày có giáo lý, mọi nhóm giới trẻ sẽ được lần lượt mời tham dự Cuộc Hành Hương Thương Xót từ Đền Thánh Gioan Phaolô II tới Đền Thánh Chúa Thương xót.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành các Thánh Lễ với các yếu tố của phụng vụ Chính Thống Đông Phương
Khía cạnh huyền nhiệm ấy được Nghi Trưởng Các Cử Hành Phụng Vụ của Đức Giáo Hoàng, Đức Ông Guido Marini, nhấn mạnh. Thực vậy, nhân chuyến viếng Krakow tuần này, ngài nói với các ký giả tại Trung Tâm Báo Chí của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới rằng các Thánh Lễ có sự tham dự của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sẽ bao gồm nhiều yếu tố của phụng vụ Chính Thống.
Trong khi lưu lại Ba Lan, Đức Ông Marini đã thăm Công Viên Blonie và Khuôn Viên Thương Xót ở Brzegi gần Wieliczka. Ngài nói chuyện với Ủy Ban Tổ Chức về các vấn đề liên quan tới việc sắp xếp âm nhạc và phụng vụ trong Thánh Lễ do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành. Đức Ông nói rằng vì Đức Giáo Hoàng Phanxicô không nói tiếng Ba Lan, nên đã có quyết định là các thánh lễ sẽ được cử hành bằng tiếng La Tinh, và Đức Giáo Hoàng sẽ giảng bằng tiếng Ý. Sẽ có phiên dịch cho các khách hành hương.
Khi được hỏi về chủ đề của các cử hành phụng vụ khác nhau, Đức Ông Marini nói rằng “Chắc chắn, mỗi ngày sẽ có đặc điểm riêng của nó, tùy theo Đức Giáo Hoàng gặp nhóm nào hay những người nào vào hôm đó, nhưng chắc chắn chủ đề chính của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, tức lòng thương xót của Thiên Chúa, sẽ nổi bật trong mỗi cuộc gặp gỡ này”.
Đức Ông Marini nói với các nhà báo rằng: “Một số yếu tố của phụng vụ Chính Thống Đông Phương sẽ được lồng vào. Điều này đã được thỏa thuận với các vị có trách nhiệm về phụng vụ tại Ba Lan, hầu đánh dấu sự hiện diện của truyền thống Đông Phương tại các khu vực này”.
Dorota Abdelmoula, phát ngôn viên của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, thì cho biết: “Trước mỗi buổi tụ họp phụng vụ, Đức Thánh Cha muốn được lái xe đưa đi giữa các khu vực để có dịp gặp gỡ các tín hữu một cách thân mật, và chúng tôi phải bảo đảm sao cho mọi sự đều theo khung thời gian, để các biến cố không quá dài cho cả Đức Thánh Cha lẫn khách hành hương”.
Mỗi buổi phụng vụ của Đức Giáo Hoàng sẽ kéo dài chừng 1 tiếng rưỡi đồng hồ.
Tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Tin Mừng sẽ được đọc bằng tiếng cổ của Giáo Hội Slav
Cha Grzegorz Nazar nói với Thông Tấn Xã Ba Lan rằng: “Trong ba biến cố chính của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Tin Mừng sẽ được đọc bằng tiếng Ba Lan và tiếng cổ của Giáo Hội Slav. Đây là cách nhấn mạnh tới tầm quan trọng của các Giáo Hội Đông Phương tại Âu Châu”.
Tiếng cổ của Giáo Hội Slav sẽ được dùng trong nghi lễ khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, trong nghi thức chào đón Đức Giáo Hoàng và trong nghi thức sai đi tại Khuôn Viên Thương Xót ở Brzegi.
Cha Nazar, người có nhiệm vụ liên lạc với các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương trong Ủy Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, nói với Thông Tấn Xã Ba Lan rằng: “Mục đích là để biểu lộ sự phân bố rộng lớn của Giáo Hội Công Giáo tại Âu Châu”.
Trong khuôn khổ Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Công Giáo Rôma và 23 Giáo Hội Đông Phương điều hành dưới thẩm quyền tối cao của Đức Giáo Hoàng. Hai mươi ba Giáo Hội Đông Phương này được chia thành 5 truyền thống, trong đó có truyền thống Byzantine, là truyền thống chung nhất tại Âu Châu. Các Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp cũng thuộc truyền thống vừa kể.
Cha Nazar giải thích: “mọi quốc gia nói tiếng Slav trung thành với truyền thống Byzantine đều sử dụng tiếng cổ của Giáo Hội Slav trong phụng vụ của họ”.
Các Giáo Hội Công Giáo theo nghi lễ Đông Phương khác với Giáo Hội Công Giáo Rôma ở phụng vụ, lịch, luật lệ, số các ngày ăn chay, nhưng không khác về tín lý hoặc bí tích.
Các bản văn Tin Mừng, được đọc tại Công Viên Blonia và tại Khuôn Viên Thương Xót, là các bản dịch trung thành từ tiếng Ba Lan sang tiếng cổ của Giáo Hội Slav. Vào các ngày 26 và 31 tháng Bẩy, các bản văn này sẽ được các phó tế đọc, trong khi vào ngày 28 tháng Bẩy, chúng được một linh mục đọc. Các bài đọc sẽ được bắt đầu và kết thúc với các ca khúc của Ca Đoàn Mikhail Werbycki đến từ Przemysl.
Phụng vụ của Giáo Hội Byzantine vốn có đặc điểm huyền nhiệm, năng động hơn và được cộng đoàn tham dự cách tích cực, dấn thân nhiều vào việc cảm nghiệm điều được cử hành. Các vị cử hành phụng vụ không tĩnh tụ, các ngài đến trước bình phong ngăn cung thánh (iconostasis) nhiều lần trong lúc cử hành. Nghi lễ Byzantine không dùng chữ Thánh Lễ, mà dùng chữ phụng vụ (tiếng Hy Lạp là leiturgia có nghĩa “việc chung”).
Theo Cha Nazar, không phải là chuyện tình cờ khi bao gồm một số phần phụng vụ bằng tiếng cổ của Giáo Hội Slav vào các cử hành của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Ngài nói: “Đức Giáo Hoàng tới Ba Lan, một nước nằm gần các lãnh thổ mà các tông đồ của người Slav, là hai thánh Cyril và Mehtodius, đã hoạt động nhiều thế kỷ trước. Tôi nghĩ chủ ý là giúp người ta lưu ý. Đây là một cách lôi cuốn giới trẻ, những người luôn muốn được biết phụng vụ đông phương”.
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới: Các Buổi Giáo Lý
Các trải nghiệm của người trẻ tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới để lại nơi họ một ấn tượng sâu sắc và lâu dài và cũng là một xúc tác và thúc đẩy để họ thực hiện các dấn thân và sáng kiến mới mẻ. Họ trải nghiệm những gì trong những ngày Đại Hội? Họ gặp gỡ những ai? Các yếu tố chính của những ngày Đại Hội đã góp phần lớn lao vào thừa tác mục vụ hữu hiệu cho người trẻ và với người trẻ. Các yếu tố này: Chúa Kitô, Sách Thánh, giáo lý, các bí tích (nhất là Hòa Giải và Thánh Thể), việc đạo đức, việc sùng kính, Thánh Giá Đại Hội, các thánh, cùng với các thời khắc hành hương, Lễ Hội Tuổi Trẻ, các dự án phục vụ xã hội, ơn gọi, hy vọng sẽ tìm được vị trí trung tâm trong các cố gắng mục vụ của chúng ta với người trẻ.
Một thành quả rất tích cực của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là chủ đề Sách Thánh dành cho mỗi biến cố. Chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 31 tại Krakow năm 2016 là “Ai có lòng thương xót ấy là phúc thật, vì họ sẽ được thương xót” (Mt 5:7).
Trong các Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lớn có tính quốc tế ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, hàng trăm các vị giám mục và Hồng Y cũng tham dự trong tư cách giáo lý viên. Mỗi ngày trong tuần Đại Hội, hàng ngàn người trẻ tụ tập quanh các vị giám mục và Hồng Y của họ để nghe các bài giảng dậy, “các bài giáo lý”, các bài suy niệm dựa trên Lời Thiên Chúa. Phát minh mới mẻ này đã nhận được đời sống riêng của nó và trở thành một phần nội tại trong các cử hành đức tin và văn hóa tuổi trẻ quốc tế.
Sau đây là một cái nhìn khái quát về cách chủ đề của việc cử hành quốc tế năm nay tại Krakow sẽ được khai triển ra sao trong các bài giáo lý hàng ngày hoặc trong các bài giảng dậy của các vị giám mục thế giới được chọn làm giáo lý viên. Bài giáo lý thường được giảng bằng tiếng mẹ đẻ của vị giám mục. Mỗi 3 bài giáo lý sẽ được trình bầy tại một địa điểm khác nhau.
Bài giáo lý các ngày 27, 28 và 29 tháng Bẩy sẽ được trình bầy bằng các ngôn ngữ khác nhau cho các người trẻ có mặt tại Krakow. Khoảng 3 trăm vị giám mục khắp thế giới sẽ là các giáo lý viên. Mỗi vị giám mục giáo lý viên sẽ trình bầy 3 bài giáo lý trên các chủ đề liệt kê sau đây. Đại Hội chia sẻ chúng ở đây không phải chỉ cho các người tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow mà còn cho nhiều nhóm không thể đến Ba Lan được và sẽ cử hành Các Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại quê nhà, tụ họp quanh các vị giám mục và mục tử của họ.
Thứ Tư, ngày 27 tháng Bẩy – Bài giáo lý thứ nhất
Đề tài: Nay là thời thương xót!
Tập chú vào đoạn trong Bài Giảng của Đức Giáo Hoàng khi đọc Kinh Chiều Thứ Nhất của Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, 11 tháng Tư năm 2015.
“Nhiều người tự hỏi trong tâm hồn: tại sao ngày nay mà còn cần Năm Thánh Thương Xót? Đơn giản chỉ vì trong thời buổi thay đổi lớn lao có tính lịch sử này, Giáo Hội được kêu gọi phải cung cấp nhiều dấu chỉ hữu hiệu hơn cho thấy Thiên Chúa hiện hữu và gần gũi ta. Đây là thời để Giáo Hội khám phá lại ý nghĩa của sứ mệnh mà Chúa của mình đã ủy thác cho mình vào ngày Phục Sinh: trở thành dấu chỉ và dụng cụ của lòng thương xót của Chúa Cha (xem Ga 20:21-23). Một năm trong đó để Chúa Giêsu đánh động và được lòng thương xót của Người biến cải, hầu trở nên các nhân chứng của lòng thương xót?” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Bài Giảng khi đọc Kinh Chiều Thứ Nhất Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, 11 tháng Tư năm 2015).
Thứ Năm, ngày 28 tháng Bẩy – Bài Giáo Lý thứ hai
Đề tài: Chúng ta hãy để lòng thương xót của Chúa Kitô đánh động
Tập chú vào đoạn trong Sứ Điệp của Đức Giáo Hoàng gửi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2016.
“Các con, các thanh nam thanh nữ thân yêu, các con có bao giờ cảm nhận được cái nhìn yêu thương hoài hoài trên các con, một cái nhìn quá bên kia các tội lỗi, các giới hạn và các sai phạm của các con, và vẫn cứ tin tưởng ở các con và hy vọng trông mong ở đời các con chưa? Các con có nhận ra rằng các con qúy báu dường bao đối với Thiên Chúa, Đấng đã ban cho các con mọi sự chỉ vì yêu các con không?” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Sứ Điệp gửi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2016).
Thứ Sáu, ngày 29 tháng Bẩy – Bài Giáo Lý thứ ba
Đề tài: Lạy Chúa, xin Chúa làm cho con trở thành khí cụ của lòng Chúa thương xót!
Tập chú vào một số đoạn trích từ Nhật Ký của Thánh Nữ Faustina Kowalska.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để mắt con biết thương xót, ngõ hầu con không bao giờ nghi ngờ hay phán đoán từ dáng vẻ bề ngoài, nhưng tìm kiếm những gì đẹp đẽ trong linh hồn các người lân cận của con và chạy tới cứu giúp họ.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để tai con biết thương xót, ngõ hầu con có thể lưu ý tới nhu cầu của các người lân cận của con và đừng dửng dưng trước các nỗi đau và buồn thảm của họ.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để lưỡi con biết thương xót ngõ hầu con không bao giờ nói tiêu cực về các người lân cận của con, nhưng có lời an ủi và tha thứ mọi người.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để tay con biết thương xót và đầy những việc làm tốt lành.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để chân con biết thương xót, ngõ hầu con mau mắn giúp đỡ người lân cận của con, thắng vượt sự mệt mỏi và kiệt sức của riêng con.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con, để trái tim con biết thương xót ngõ hầu con biết cảm nhận mọi đau khổ của người lân cận của con (Nhật Ký Thánh Nữ Faustina Kowalska, 163).
Các vị giám mục được khích lệ giảng những bài dậy ứng khẩu, trình bầy các điển hình và những giai thoại có ý nghĩa. Người trẻ đánh giá cao các câu trả lời đơn sơ nhưng có thế giá cho các câu hỏi của họ. Vì thế, các vị giám mục được mạnh mẽ khích lệ đem các câu truyện và các chứng tá riêng của các ngài vào bài giáo lý, và trình bầy với giới trẻ các điển hình mẫu gương tích cực (hạnh các thánh; các “người hùng” trẻ tuổi như Chân Phúc Pier Giorgio Frassati và Chân Phúc Chiara Luce Badano; các thánh bổn mạng của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2016: Thánh Gioan Phaolô II và Thánh Nữ Faustina).
Các giám mục giáo lý viên được yêu cầu khai triển đề tài hàng ngày để nói vào khoảng 20 phút. Sau đó dành thì giờ thoả đáng để người trẻ đặt câu hỏi và vị giám mục trả lời. Mỗi ngày, bài giáo lý sẽ kết thúc với Thánh Lễ do vị giám mục giáo lý viên chủ tế; ngài sẽ giảng một bài giảng ngắn.
Trong các ngày có giáo lý, mọi nhóm giới trẻ sẽ được lần lượt mời tham dự Cuộc Hành Hương Thương Xót từ Đền Thánh Gioan Phaolô II tới Đền Thánh Chúa Thương xót.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét