Một số lời cầu nguyện trong
Thánh Kinh: Lời Kinh Sám Hối Của Đavít: Chú Giải Của Thánh Tôma Tiến Sĩ: Thú Nhận
Tội Lỗi
Vũ Văn An
24/Apr/2018
Kinh Sám Hối Của Đavít, Chú Giải
Của Thánh Tôma Tiến Sĩ: Nhìn Nhận Tội Lỗi
Vì. Ở đây, Vua Đavít thú nhận tội lệ của mình: và trước hết, ông thú nhận tội lỗi của ông, sau đó, ông cho thấy sự thú tội này đã được Thiên Chúa chấp nhận. Bởi thế, trước hết, ông thú nhận tội lỗi, thứ hai, ông bàn rộng cùng một tội này khi nói : Con đã phạm tội chống lại một mình Chúa; thứ ba, ông cho thấy nguồn gốc tội ấy, khi nói, Vì, này.
Bởi thế, ông nhìn nhận tội lỗi mình bằng cách thưa: Vì (con biết) tội lỗi (con). Có một số người không nhìn nhận tội lỗi mình vì ba lý do. Vì do tính trầm trọng của tội, lý do (tính tội) sẽ nặng hơn. Châm Ngôn 18 cho hay: “Khi vào sâu trong tội, kẻ dữ sợ xâu hổ”. Thánh Vịnh 39: Tội lỗi tôi choáng ngợp tôi, nên tôi không còn nhìn thấy.
Cũng vì họ không nhớ. Sách Giảng Viên 5: “nó đã quên mọi vui thú của nó”.
Cũng còn vì con người thích được tâng bốc. Thánh Vịnh 9: Kẻ tội lỗi được ca ngợi vì các dục vọng của linh hồn họ.
Và do đó, vì người khác ca ngợi các tội lỗi của họ, nên họ không nhìn nhận. Nhưng hạnh phúc cho ai nhớ đến tội lỗi mình như Đavít. Sách Châm Ngôn 14: “Trái tim nào biết sự đắng cay của linh hồn mình, người lạ sẽ không dính vào nỗi vui của họ”.
Về điều thứ hai, ông thưa: Và tội lỗi con luôn ám ảnh con. Có những người, dù nhìn nhận tội lỗi mình, nhưng lại không tởm gớm nó; nhưng tội lỗi ấy của họ luôn chống lại họ, như một điều thù nghịch, gây tổn thương và đáng ghét. Nên ông nói: luôn luôn. Có một số người tởm gớm tội lỗi của mình trong một thời gian. Thư Giacôbê 1: “Vì họ nhìn họ, rồi cứ đường họ mà đi, và hiện quên khuấy cung cách trước đây của họ”. Isaia 38 thì nói: “Con sẽ thuật lại cho Ngài mọi năm tháng trong nỗi cay đắng của linh hồn con”. Thánh Vịnh này thì viết: Con biết tội lỗi con.
Các chữ khác, ám ảnh con, câu này muốn mô tả ông nhìn nhận tội lệ của mình và liên tục suy nghĩ tới nó. Và điều này có được là nhờ tiên tri Nathan qua một ẩn dụ ví von.
Con đã phạm tội chống lại một mình Chúa. Trên đây, Thánh Vịnh Gia trình bầy việc nhìn nhận tội lệ của mình: tuy nhiên, ở đây, ông bàn rộng thêm về tội lệ này và khi làm thế, ông đã làm hai điều. Điều thứ nhất, ông bàn rộng về nó; điều thứ hai, ông trình bầy điều tiếp theo việc bàn rộng khi ông viết, để Chúa được biện minh. Ông bàn rộng về tội lệ mình bằng lòng tôn kính Thiên Chúa trong hai tư cách như đã nói trong Giêrêmia 29: “Ta sẽ là quan tòa và nhân chứng”. Tuy nhiên, hình như người nào không sợ phạm tội chỉ vì sự phán xét của Người sẽ không ưa Thiên Chúa như một quan tòa. Cũng thế, người này không ưa Thiên Chúa như một nhân chứng, là người cũng phạm tội dưới mắt họ; và, bởi thế, ông thưa: Con đã phạm tội chống lại một mình Chúa.
Nhưng há ông đã không phạm tội chống lại Urias, người mà ông đã sát hại, hay sao? Thế mà ông lại bảo: một mình Ngài, nghĩa là một mình Chúa mà thôi; không chống tôi tớ Người, mà chỉ chống phán xét của Người. Vì khi một chủ nhân phạm tội chống tôi tớ mình, ông không phạm tội chống lại người tôi tớ mà là chống lại Thiên Chúa. Sách Khôn Ngoan 6: “Quyền lực được ban cho ngươi bởi Chúa, và sức lực bởi Đấng Tối Cao, Đấng xem xét các việc làm của ngươi, và dò la suy nghĩ của ngươi”.
Hay, chống lại một mình Chúa, nghĩa là, con phạm tội chống lại một mình Chúa: và điều này có thể nói đến Thiên Chúa hay Chúa Kitô. Phạm tội chống lại Thiên Chúa có ý nói chống lại Đấng Công Chính; và như thế, con đã phạm tội chống lại một mình Chúa, qua việc khinh ghét phán xét của Ngài. Cũng vậy, con ghét Ngài như một nhân chứng, vì con đã làm điều dữ trước mặt Ngài: Con đã làm việc này để Chúa thấy và trước sự hiện diện của Ngài. Châm Ngôn 15 “Hoả ngục và hủy diệt ở trước mặt Chúa: huống chi lòng dạ con cái con người còn như thế xiết bao?”. Giảng Viên 23: “Đôi mắt Chúa sáng hơn mặt trời rất nhiều”.
Vì, rõ ràng Thiên Chúa trừng phạt ông vì tội lỗi của ông. Tuy nhiên, việc trừng phạt này hệ ở 2 điều. Thứ nhất, Người đe dọa; thứ hai, Người đặt để hình phạt; và Người công chính cả ở hai điều. Về điều thứ nhất, ông nói trong các lời Chúa phán xử, qua đó, Người đe dọa một hình phạt. Sách Châm Ngôn 8: “lời lẽ Ta công chính”. Còn về điều thứ hai, Ông nói Chúa thắng thế khi bị phán xử; nghĩa là khi Chúa bị so sánh với người khác lúc xét xử. Thiên Chúa thường muốn được xét xử với chúng ta để biểu lộ công lý của Người và công lý của chúng ta. Isaia 5: “Hãy xét xử giữa Ta và cây nho của Ta”. Và trong việc này, Chúa được thấy là công chính hơn. Gióp 9: “nếu họ muốn cạnh tranh với Chúa, họ không thể trả lời dù chỉ 1 phần ngàn”.
Và đó là ý định của Thánh Vịnh từng được Thánh Tông Đồ minh xác. Thư Rôma 3: “Thiên Chúa chân thật; còn mọi con người đều dối trá, như có lời chép”.
Nhưng trong Bảng Liệt Kê Các Chữ Khó (Glossa), người ta cho rằng không nên nối câu để Chúa được biện minh trong các lời Chúa phán xử và Chúa thắng thế khi bị phán xử với câu Con đã làm điều dữ trước mặt Chúa; mà nên nối kết với câu chống lại một mình Chúa, nghĩa là khi so sánh với Chúa, Đấng duy nhất công chính, mọi lời Người phán đều công chính. Và bởi thế, chữ để ở đây có nghĩa nguyên nhân; như thể ông muốn nói: vì Chúa công chính, nên Chúa được biện minh
Hoặc nếu có ý nói về Chúa Kitô, thì chống lại một mình Chúa, có nghĩa là con đã phạm tội chống lại Chúa Kitô, vì Chúa công chính, và Chúa vượt trên mọi người khi Chúa bị phán xử, dù bị phán xử bởi Philatô.
Hoặc nói cách khác: để Chúa được biện minh trong việc này, con càng xin Chúa rửa sạch con, Chúa càng được biện minh trong việc đó, nghĩa là, cho các lời hứa với chúng con được trở nên chân thật hoàn toàn, tức lời hứa về việc Chúa Kitô sinh ra, Đấng đã được hứa ban. Thánh Vịnh 131 viết: “Ta sẽ đặt lên ngai ngươi chính hoa quả của lòng ngươi”. Để tội lỗi được tha thứ. Sách Các Vua II, chương 12: “Chúa đã cất đi tội lỗi ngươi”. Và Chúa thắng thế khi bị phán xử bởi con người, vì Chúa không bó buộc phải chu toàn những điều đã hứa và Chúa không bó buộc phải tẩy sạch tội lỗi con.
Vì này. Ở đây, ông nói rõ gốc rễ của tội lệ. Gốc rễ của mọi tội lỗi hiện nay là nguyên tội mắc phạm từ cha mẹ vốn bị nhơ nhuốc vì tội đó. Tội nhơ này vốn có từ chính cha của Đavít, và từ chính mẹ của ông. Về cha ông, ông nói: Con đã được tượng thai trong tội lỗi, không phải trong tội hiện nay, vì đâu phải do ngoại tình, nhưng do hôn nhân mà, vì ông sinh ra, hay nẩy ra, từ cội Jesse, như đã kể ở chương cuối cùng của Sách Rút; nhưng trong nguyên tội: vì chính trong tội này, mọi người đã được sinh ra. Thư Rôma 5: “Bởi một người mà tội lỗi đã bước vào trần gian”.
Nhưng chỉ có một nguyên tội mà tại sao ông lại nói: Con đã được tượng thai trong tội lỗi (số nhiều)?
Cần phải nói ngay rằng nguyên tội là một trong yếu tính, nhưng có thể nói nó nhiều trong năng lực: vì nó tạo dịp cho mọi tội khác. Thư Rôma 7: “tội trong xác thịt tôi có nhiều hiệu quả”. Và điều này làm giảm tội lệ, như thể ông muốn nói: không có chi phải ngạc nhiên nếu con phạm tội, vì con đã được tượng thai trong chúng.
Còn về mẹ ông, ông nói: và mẹ con mang thai con trong tội lỗi.
Nhưng há cha mẹ Đavít đã không được tẩy sạch nguyên tội nhờ phép cắt bì hay sao?
Cần phải nói rằng phép rửa và phép cắt bì tẩy sạch linh hồn khỏi nguyên tội, nhưng việc xúi giục phạm tội vẫn còn đó; và phép cắt bì được thực hiện trong thân xác, vì người nam sinh ra những đứa con xác thịt theo tính xác thịt; và do đó, đứa con trai sinh ra cần được cắt bì; cũng như nay, người ta sinh ra từ cha mẹ đã rửa tội được rửa tội vậy.
Có lời khác nói rằng: Mẹ tôi nâng đỡ tôi. Và điều này có ý nói đến tội lỗi hiện nay; vì, nơi con cái cũng thấy có những xáo trộn bất thường như Thánh Augustinô nói ở Tự Thú 6.
Có lời khác nữa cho hay: Mẹ tôi sinh ra tôi. Và dù có một số người được thánh hóa trong bụng mẹ; nhưng tất cả, trừ một mình Chúa Kitô, đều được tượng thai trong nguyên tội; cho nên, ông nói rằng ông không được thánh hóa trong bụng mẹ, mà là sinh ra trong nguyên tội.
Nhưng Chúa yêu thích sự thật. Ai muốn đền bù phải yêu mến những điều Thiên Chúa yêu mến; nhưng Thiên Chúa yêu mến chân lý đức tin. Gioan 18 “ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi”. Cả công lý nữa. Thánh vịnh 88: “lòng thương xót và sự thật luôn hiện diện trước nhan Chúa”. Và điều này cần có nơi người ăn năn, khiến họ sẽ chuốc lấy hình phạt cho mình khi vi phạm.
Việc xưng thú cũng cần thiết khiến họ phải xưng thú các tội của họ.
Những điều không chắc chắn. Ở đây ông xin được đền bù hoàn toàn: và thứ nhất, ông tỏ lòng hy vọng của mình: thứ hai, ông đưa ra lời cầu xin. Và thứ nhất, ông nhắc đến ơn ích nhận được nhờ đó ông được vực dậy để hy vọng; thứ hai, ông trình bầy sự tín thác của ông khi ông xin: Xin rẩy nước trên con.
Ông nhớ đến ơn ích của quyền lực, khi ông thưa, những điều không chắc chắn và dấu kín : vì con, là Vua, nên chắc chắn có ơn ích nói tiên tri. Sách Các Vua II, chương 23: “thần trí Chúa đã nói cùng tôi, và lời Người ở môi miệng tôi”. Sau đó, ông trình bầy 3 điều: đó là, tư liệu nói tiên tri, phương pháp, và nguyên nhân. Ông cho thấy tư liệu nói tiên tri khi nói, những điều không chắc chắn và dấu kín, những điều chỉ nhờ có khôn ngoan của Chúa mới thấu hiểu được. Nơi chúng ta, một điều gì đó không được biết tới vì 2 cách, tuy nhiên Thiên Chúa biết rất rõ. Một điều gì đó không được chúng ta biết tới hoặc do thiếu sót, hoặc do quá đáng.
Do thiếu sót, một điều gì đó không được ta biết đến diễn ra trong tương lai: vì nó chưa có chân lý nhất định.
Do quá đáng là bản thể Thiên Chúa và bản thể này vượt quá khả năng của chúng ta. Tuy nhiên, cả hai việc đều đã được mạc khải cho Đavít qua thần trí tiên tri. Amốt 3: “Thiên Chúa là Đức Chúa không làm gì mà lại không mạc khải các bí nhiệm của Người cho các tôi tớ tiên tri của Người”.
Bởi thế, Chúa đã tỏ lộ cho con những điều không chắc chắn và dấu kín, nghĩa là, những điều mà do chính bản tính của chúng, chúng vốn đa dạng; và chúng đã được mạc khải cho Đavít, như đã thấy rõ trong Thánh Vịnh. Những điều dấu kính là những điều vượt quá con mắt trí khôn tự nhiên. Sách Gióp 28: “sự khôn ngoan được rút ra từ những điều dấu kín”. Sách Giảng Viên 24: “Ta ở những nơi cao nhất, và ngai Ta ở trong cột mây”.
Và những điều trên được dấu kín trong đức khôn ngoan của Thiên Chúa; như thể ông muốn nói: chúng được dấu kín khỏi chúng con, nhưng nhờ đức khôn ngoan của Chúa, chúng được thấu hiểu; và trong những điều dấu kín này, ông kể ra mầu nhiệm nhập thể, là mầu nhiệm, Chúa đã tỏ lộ cho con.
Lòng thương xót của Thiên Chúa cũng được kể ra trong số những điều này vì nó lấy đi tội lỗi. Nhưng tốt hơn khi để nó được lãnh nhận một cách phổ quát. Cung cách mặc khải được trình bầy khi ông thưa: Chúa đã tỏ lộ cho con.
Nói tiên tri có 3 cách. Một cách, trong đó, chân lý siêu nhiên và có thể hiểu được đã được mặc khải, dưới những sự vật tương tự và có thể tưởng tượng về thể xác, và điều này đã được nói tới trong Isaia 6: “Tôi thấy Chúa ngồi trên ngai tòa cao cả”. Cách thứ hai, trong đó, việc mặc khải chân lý siêu nhiên và có thể hiểu được được thực hiện mà không cần đám mây tưởng tượng vụ hình ảnh chưa được mặc khải, như cuộc mạc khải đã làm với Môsê trong Dân Số 12: “Ngươi thấy Đức Chúa một cách tỏ tường, chứ không qua những điều khó hiểu hay hình tượng”.
Và đó là loại mặc khải cho Đavít. Sách Các Vua II chương 23: “Thiên Chúa của Israel nói với tôi”. Và ở bên dưới: “Như ánh sáng ban mai khi mặt trời mọc chiếu sáng vào buổi sáng không hề có bóng mây”.
Kỳ sau: Niềm Hy Vọng
Vì. Ở đây, Vua Đavít thú nhận tội lệ của mình: và trước hết, ông thú nhận tội lỗi của ông, sau đó, ông cho thấy sự thú tội này đã được Thiên Chúa chấp nhận. Bởi thế, trước hết, ông thú nhận tội lỗi, thứ hai, ông bàn rộng cùng một tội này khi nói : Con đã phạm tội chống lại một mình Chúa; thứ ba, ông cho thấy nguồn gốc tội ấy, khi nói, Vì, này.
Bởi thế, ông nhìn nhận tội lỗi mình bằng cách thưa: Vì (con biết) tội lỗi (con). Có một số người không nhìn nhận tội lỗi mình vì ba lý do. Vì do tính trầm trọng của tội, lý do (tính tội) sẽ nặng hơn. Châm Ngôn 18 cho hay: “Khi vào sâu trong tội, kẻ dữ sợ xâu hổ”. Thánh Vịnh 39: Tội lỗi tôi choáng ngợp tôi, nên tôi không còn nhìn thấy.
Cũng vì họ không nhớ. Sách Giảng Viên 5: “nó đã quên mọi vui thú của nó”.
Cũng còn vì con người thích được tâng bốc. Thánh Vịnh 9: Kẻ tội lỗi được ca ngợi vì các dục vọng của linh hồn họ.
Và do đó, vì người khác ca ngợi các tội lỗi của họ, nên họ không nhìn nhận. Nhưng hạnh phúc cho ai nhớ đến tội lỗi mình như Đavít. Sách Châm Ngôn 14: “Trái tim nào biết sự đắng cay của linh hồn mình, người lạ sẽ không dính vào nỗi vui của họ”.
Về điều thứ hai, ông thưa: Và tội lỗi con luôn ám ảnh con. Có những người, dù nhìn nhận tội lỗi mình, nhưng lại không tởm gớm nó; nhưng tội lỗi ấy của họ luôn chống lại họ, như một điều thù nghịch, gây tổn thương và đáng ghét. Nên ông nói: luôn luôn. Có một số người tởm gớm tội lỗi của mình trong một thời gian. Thư Giacôbê 1: “Vì họ nhìn họ, rồi cứ đường họ mà đi, và hiện quên khuấy cung cách trước đây của họ”. Isaia 38 thì nói: “Con sẽ thuật lại cho Ngài mọi năm tháng trong nỗi cay đắng của linh hồn con”. Thánh Vịnh này thì viết: Con biết tội lỗi con.
Các chữ khác, ám ảnh con, câu này muốn mô tả ông nhìn nhận tội lệ của mình và liên tục suy nghĩ tới nó. Và điều này có được là nhờ tiên tri Nathan qua một ẩn dụ ví von.
Con đã phạm tội chống lại một mình Chúa. Trên đây, Thánh Vịnh Gia trình bầy việc nhìn nhận tội lệ của mình: tuy nhiên, ở đây, ông bàn rộng thêm về tội lệ này và khi làm thế, ông đã làm hai điều. Điều thứ nhất, ông bàn rộng về nó; điều thứ hai, ông trình bầy điều tiếp theo việc bàn rộng khi ông viết, để Chúa được biện minh. Ông bàn rộng về tội lệ mình bằng lòng tôn kính Thiên Chúa trong hai tư cách như đã nói trong Giêrêmia 29: “Ta sẽ là quan tòa và nhân chứng”. Tuy nhiên, hình như người nào không sợ phạm tội chỉ vì sự phán xét của Người sẽ không ưa Thiên Chúa như một quan tòa. Cũng thế, người này không ưa Thiên Chúa như một nhân chứng, là người cũng phạm tội dưới mắt họ; và, bởi thế, ông thưa: Con đã phạm tội chống lại một mình Chúa.
Nhưng há ông đã không phạm tội chống lại Urias, người mà ông đã sát hại, hay sao? Thế mà ông lại bảo: một mình Ngài, nghĩa là một mình Chúa mà thôi; không chống tôi tớ Người, mà chỉ chống phán xét của Người. Vì khi một chủ nhân phạm tội chống tôi tớ mình, ông không phạm tội chống lại người tôi tớ mà là chống lại Thiên Chúa. Sách Khôn Ngoan 6: “Quyền lực được ban cho ngươi bởi Chúa, và sức lực bởi Đấng Tối Cao, Đấng xem xét các việc làm của ngươi, và dò la suy nghĩ của ngươi”.
Hay, chống lại một mình Chúa, nghĩa là, con phạm tội chống lại một mình Chúa: và điều này có thể nói đến Thiên Chúa hay Chúa Kitô. Phạm tội chống lại Thiên Chúa có ý nói chống lại Đấng Công Chính; và như thế, con đã phạm tội chống lại một mình Chúa, qua việc khinh ghét phán xét của Ngài. Cũng vậy, con ghét Ngài như một nhân chứng, vì con đã làm điều dữ trước mặt Ngài: Con đã làm việc này để Chúa thấy và trước sự hiện diện của Ngài. Châm Ngôn 15 “Hoả ngục và hủy diệt ở trước mặt Chúa: huống chi lòng dạ con cái con người còn như thế xiết bao?”. Giảng Viên 23: “Đôi mắt Chúa sáng hơn mặt trời rất nhiều”.
Vì, rõ ràng Thiên Chúa trừng phạt ông vì tội lỗi của ông. Tuy nhiên, việc trừng phạt này hệ ở 2 điều. Thứ nhất, Người đe dọa; thứ hai, Người đặt để hình phạt; và Người công chính cả ở hai điều. Về điều thứ nhất, ông nói trong các lời Chúa phán xử, qua đó, Người đe dọa một hình phạt. Sách Châm Ngôn 8: “lời lẽ Ta công chính”. Còn về điều thứ hai, Ông nói Chúa thắng thế khi bị phán xử; nghĩa là khi Chúa bị so sánh với người khác lúc xét xử. Thiên Chúa thường muốn được xét xử với chúng ta để biểu lộ công lý của Người và công lý của chúng ta. Isaia 5: “Hãy xét xử giữa Ta và cây nho của Ta”. Và trong việc này, Chúa được thấy là công chính hơn. Gióp 9: “nếu họ muốn cạnh tranh với Chúa, họ không thể trả lời dù chỉ 1 phần ngàn”.
Và đó là ý định của Thánh Vịnh từng được Thánh Tông Đồ minh xác. Thư Rôma 3: “Thiên Chúa chân thật; còn mọi con người đều dối trá, như có lời chép”.
Nhưng trong Bảng Liệt Kê Các Chữ Khó (Glossa), người ta cho rằng không nên nối câu để Chúa được biện minh trong các lời Chúa phán xử và Chúa thắng thế khi bị phán xử với câu Con đã làm điều dữ trước mặt Chúa; mà nên nối kết với câu chống lại một mình Chúa, nghĩa là khi so sánh với Chúa, Đấng duy nhất công chính, mọi lời Người phán đều công chính. Và bởi thế, chữ để ở đây có nghĩa nguyên nhân; như thể ông muốn nói: vì Chúa công chính, nên Chúa được biện minh
Hoặc nếu có ý nói về Chúa Kitô, thì chống lại một mình Chúa, có nghĩa là con đã phạm tội chống lại Chúa Kitô, vì Chúa công chính, và Chúa vượt trên mọi người khi Chúa bị phán xử, dù bị phán xử bởi Philatô.
Hoặc nói cách khác: để Chúa được biện minh trong việc này, con càng xin Chúa rửa sạch con, Chúa càng được biện minh trong việc đó, nghĩa là, cho các lời hứa với chúng con được trở nên chân thật hoàn toàn, tức lời hứa về việc Chúa Kitô sinh ra, Đấng đã được hứa ban. Thánh Vịnh 131 viết: “Ta sẽ đặt lên ngai ngươi chính hoa quả của lòng ngươi”. Để tội lỗi được tha thứ. Sách Các Vua II, chương 12: “Chúa đã cất đi tội lỗi ngươi”. Và Chúa thắng thế khi bị phán xử bởi con người, vì Chúa không bó buộc phải chu toàn những điều đã hứa và Chúa không bó buộc phải tẩy sạch tội lỗi con.
Vì này. Ở đây, ông nói rõ gốc rễ của tội lệ. Gốc rễ của mọi tội lỗi hiện nay là nguyên tội mắc phạm từ cha mẹ vốn bị nhơ nhuốc vì tội đó. Tội nhơ này vốn có từ chính cha của Đavít, và từ chính mẹ của ông. Về cha ông, ông nói: Con đã được tượng thai trong tội lỗi, không phải trong tội hiện nay, vì đâu phải do ngoại tình, nhưng do hôn nhân mà, vì ông sinh ra, hay nẩy ra, từ cội Jesse, như đã kể ở chương cuối cùng của Sách Rút; nhưng trong nguyên tội: vì chính trong tội này, mọi người đã được sinh ra. Thư Rôma 5: “Bởi một người mà tội lỗi đã bước vào trần gian”.
Nhưng chỉ có một nguyên tội mà tại sao ông lại nói: Con đã được tượng thai trong tội lỗi (số nhiều)?
Cần phải nói ngay rằng nguyên tội là một trong yếu tính, nhưng có thể nói nó nhiều trong năng lực: vì nó tạo dịp cho mọi tội khác. Thư Rôma 7: “tội trong xác thịt tôi có nhiều hiệu quả”. Và điều này làm giảm tội lệ, như thể ông muốn nói: không có chi phải ngạc nhiên nếu con phạm tội, vì con đã được tượng thai trong chúng.
Còn về mẹ ông, ông nói: và mẹ con mang thai con trong tội lỗi.
Nhưng há cha mẹ Đavít đã không được tẩy sạch nguyên tội nhờ phép cắt bì hay sao?
Cần phải nói rằng phép rửa và phép cắt bì tẩy sạch linh hồn khỏi nguyên tội, nhưng việc xúi giục phạm tội vẫn còn đó; và phép cắt bì được thực hiện trong thân xác, vì người nam sinh ra những đứa con xác thịt theo tính xác thịt; và do đó, đứa con trai sinh ra cần được cắt bì; cũng như nay, người ta sinh ra từ cha mẹ đã rửa tội được rửa tội vậy.
Có lời khác nói rằng: Mẹ tôi nâng đỡ tôi. Và điều này có ý nói đến tội lỗi hiện nay; vì, nơi con cái cũng thấy có những xáo trộn bất thường như Thánh Augustinô nói ở Tự Thú 6.
Có lời khác nữa cho hay: Mẹ tôi sinh ra tôi. Và dù có một số người được thánh hóa trong bụng mẹ; nhưng tất cả, trừ một mình Chúa Kitô, đều được tượng thai trong nguyên tội; cho nên, ông nói rằng ông không được thánh hóa trong bụng mẹ, mà là sinh ra trong nguyên tội.
Nhưng Chúa yêu thích sự thật. Ai muốn đền bù phải yêu mến những điều Thiên Chúa yêu mến; nhưng Thiên Chúa yêu mến chân lý đức tin. Gioan 18 “ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi”. Cả công lý nữa. Thánh vịnh 88: “lòng thương xót và sự thật luôn hiện diện trước nhan Chúa”. Và điều này cần có nơi người ăn năn, khiến họ sẽ chuốc lấy hình phạt cho mình khi vi phạm.
Việc xưng thú cũng cần thiết khiến họ phải xưng thú các tội của họ.
Những điều không chắc chắn. Ở đây ông xin được đền bù hoàn toàn: và thứ nhất, ông tỏ lòng hy vọng của mình: thứ hai, ông đưa ra lời cầu xin. Và thứ nhất, ông nhắc đến ơn ích nhận được nhờ đó ông được vực dậy để hy vọng; thứ hai, ông trình bầy sự tín thác của ông khi ông xin: Xin rẩy nước trên con.
Ông nhớ đến ơn ích của quyền lực, khi ông thưa, những điều không chắc chắn và dấu kín : vì con, là Vua, nên chắc chắn có ơn ích nói tiên tri. Sách Các Vua II, chương 23: “thần trí Chúa đã nói cùng tôi, và lời Người ở môi miệng tôi”. Sau đó, ông trình bầy 3 điều: đó là, tư liệu nói tiên tri, phương pháp, và nguyên nhân. Ông cho thấy tư liệu nói tiên tri khi nói, những điều không chắc chắn và dấu kín, những điều chỉ nhờ có khôn ngoan của Chúa mới thấu hiểu được. Nơi chúng ta, một điều gì đó không được biết tới vì 2 cách, tuy nhiên Thiên Chúa biết rất rõ. Một điều gì đó không được chúng ta biết tới hoặc do thiếu sót, hoặc do quá đáng.
Do thiếu sót, một điều gì đó không được ta biết đến diễn ra trong tương lai: vì nó chưa có chân lý nhất định.
Do quá đáng là bản thể Thiên Chúa và bản thể này vượt quá khả năng của chúng ta. Tuy nhiên, cả hai việc đều đã được mạc khải cho Đavít qua thần trí tiên tri. Amốt 3: “Thiên Chúa là Đức Chúa không làm gì mà lại không mạc khải các bí nhiệm của Người cho các tôi tớ tiên tri của Người”.
Bởi thế, Chúa đã tỏ lộ cho con những điều không chắc chắn và dấu kín, nghĩa là, những điều mà do chính bản tính của chúng, chúng vốn đa dạng; và chúng đã được mạc khải cho Đavít, như đã thấy rõ trong Thánh Vịnh. Những điều dấu kính là những điều vượt quá con mắt trí khôn tự nhiên. Sách Gióp 28: “sự khôn ngoan được rút ra từ những điều dấu kín”. Sách Giảng Viên 24: “Ta ở những nơi cao nhất, và ngai Ta ở trong cột mây”.
Và những điều trên được dấu kín trong đức khôn ngoan của Thiên Chúa; như thể ông muốn nói: chúng được dấu kín khỏi chúng con, nhưng nhờ đức khôn ngoan của Chúa, chúng được thấu hiểu; và trong những điều dấu kín này, ông kể ra mầu nhiệm nhập thể, là mầu nhiệm, Chúa đã tỏ lộ cho con.
Lòng thương xót của Thiên Chúa cũng được kể ra trong số những điều này vì nó lấy đi tội lỗi. Nhưng tốt hơn khi để nó được lãnh nhận một cách phổ quát. Cung cách mặc khải được trình bầy khi ông thưa: Chúa đã tỏ lộ cho con.
Nói tiên tri có 3 cách. Một cách, trong đó, chân lý siêu nhiên và có thể hiểu được đã được mặc khải, dưới những sự vật tương tự và có thể tưởng tượng về thể xác, và điều này đã được nói tới trong Isaia 6: “Tôi thấy Chúa ngồi trên ngai tòa cao cả”. Cách thứ hai, trong đó, việc mặc khải chân lý siêu nhiên và có thể hiểu được được thực hiện mà không cần đám mây tưởng tượng vụ hình ảnh chưa được mặc khải, như cuộc mạc khải đã làm với Môsê trong Dân Số 12: “Ngươi thấy Đức Chúa một cách tỏ tường, chứ không qua những điều khó hiểu hay hình tượng”.
Và đó là loại mặc khải cho Đavít. Sách Các Vua II chương 23: “Thiên Chúa của Israel nói với tôi”. Và ở bên dưới: “Như ánh sáng ban mai khi mặt trời mọc chiếu sáng vào buổi sáng không hề có bóng mây”.
Kỳ sau: Niềm Hy Vọng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét