14/02/2014
Thứ Sáu sau Chúa Nhật
5 Quanh Năm
THÁNH CYRILLÔ, ĐAN SĨ VÀ THÁNH MÊTHÔĐIÔ
GIÁM MỤC
(lễ nhớ)
Bài
Ðọc I: (Năm II) 1 V 11, 29-32; 12, 19
"Israel
lìa bỏ nhà Ðavít".
Trích
sách Các Vua quyển thứ nhất.
Khi
ấy, Giêroboam từ Giêrusalem đi ra, thì tiên tri Ahia, người Silô mặc áo choàng
mới, gặp ông dọc đường. Lúc đó chỉ có hai người ở ngoài đồng. Ahia cầm lấy áo
choàng mới ông đang mặc, xé ra làm mười hai phần và nói với Giêroboam rằng:
"Ông hãy cầm lấy mười phần cho ông, vì Chúa là Thiên Chúa Israel phán thế
này: 'Ðây, Ta sẽ phân chia vương quốc từ tay Salomon, và Ta sẽ cho ngươi mười
chi tộc. Vì Ðavít tôi tớ Ta, và vì thành Giêrusalem mà Ta đã lựa chọn trong mọi
chi tộc Israel, Ta sẽ dành cho Salomon một chi tộc' ". Như thế, Israel lìa
bỏ nhà Ðavít cho đến ngày nay.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 80, 10-11ab. 12-13. 14-15
Ðáp: Ta là Chúa,
là Thiên Chúa của ngươi, ngươi hãy nghe Ta răn bảo (c. 11a & 9a).
Xướng:
1) Ở nơi ngươi đừng có một chúa tể nào khác cả, ngươi cũng đừng thờ tự một chúa
tể ngoại lai: vì Ta là Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, Ta đã đưa ngươi ra ngoài
Ai-cập. - Ðáp.
2)
Nhưng dân tộc của Ta chẳng có nghe lời Ta, Israel đã không vâng lời Ta răn bảo.
Bởi thế nên Ta để mặc cho chúng cứng lòng để chúng sinh hoạt tuỳ theo sở thích.
- Ðáp.
3)
Phải chi dân tộc của Ta biết nghe lời Ta, Israel biết theo đường lối của Ta mà
ăn ở: thì lập tức Ta sẽ triệt hạ kẻ thù của chúng, và để đập tan quân địch của
chúng, Ta sẽ trở tay! - Ðáp.
Alleluia:
Tv 24, 4c và 5a
Alleluia,
alleluia - Lạy Chúa, xin dạy bảo tôi về lối bước của Chúa và xin hướng dẫn tôi
trong chân lý của Ngài. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mc 7, 31-37
"Người
làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được".
Bài
trích Phúc Âm theo Thánh Marcô.
Khi
ấy, Chúa Giêsu từ địa hạt Tyrô, qua Siđon đến gần biển Galilêa giữa miền thập tỉnh.
Người
ta đem đến cho Người một kẻ điếc và xin Người đặt tay trên kẻ ấy.
Người
đem anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi
anh.
Ðoạn
ngước mắt lên trời, Người thở dài và bảo: Ephata, nghĩa là "hãy mở
ra", tức thì tai anh được sõi sàng.
Chúa
Giêsu liền cấm họ: đừng nói điều đó với ai cả.
Nhưng
Người càng cấm, thì họ càng loan truyền mạnh hơn.
Họ
đầy lòng thán phục, mà rằng: "Người làm mọi sự tốt đẹp, Người làm cho kẻ
điếc nghe được và người câm nói được".
Ðó
là Lời Chúa.
Suy
Niệm:
Hãy
mở ra
Michel-Angelo
là một trong những danh họa đã để lại nhiều tác phẩm bất hủ nhất, bất hủ vì giá
trị nghệ thuật siêu vượt thời gian đã đành, mà còn bất hủ vì sự sống động mà
ông đã mặc cho các tác phẩm của ông, điển hình là bức tượng Môsê. Người ta kể lại
rằng sau khi hoàn thành bức tượng này, Michel-Angelo đứng chiêm ngắm một cách
say sưa, và sự sống động của pho tượng làm ông ngây ngất đến độ ông đã cầm búa
gõ vào và thốt lên: "Hãy nói đi".
Quả
thật, lời nói là một trong những biểu lộ sống động nhất của sự sống. Khi chúng
ta mở miệng thốt ra lời, là lúc chúng ta muốn biểu lộ sự sống, đồng thời nói
lên rằng chúng ta đang sống cùng và sống với người khác. Sự hiện diện của chúng
ta trong thế giới này cần phải được xác nhận bằng tiếng nói của chúng ta. Những
người câm điếc một phần nào bị hạn chế trong sự liên lạc với thế giới xung
quanh, sự hiện diện của họ dễ bị người khác quên lãng. Nhưng đáng thương hơn,
có lẽ là những người thấp cổ bé miệng, những người mà tiếng nói không được nhìn
nhận, những người bị tước đoạt quyền được lên tiếng, quyền sống của họ gần như
bị khước từ.
Sống
xứng với phẩm giá con người, đó là phải được có tiếng nói. Có lẽ đó cũng là điều
mà Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể cũng muốn khẳng định với chúng ta qua cuộc sống
và cái chết của Ngài. Phép lạ chữa người câm điếc như được ghi lại trong Tin Mừng
hôm nay, không chỉ là một chữa lành bệnh tật thân xác, mà còn là dấu chỉ của một
thực tại cao siêu hơn, đó là sự sống đích thực mà Chúa Giêsu muốn mang lại cho
con người. Khi phục hồi người câm điếc trong khả năng nghe và nói, có lẽ Chúa
Giêsu muốn nói với chúng ta rằng con người không chỉ sống bằng cơm bánh, mà còn
bằng Lời Chúa nữa; con người chỉ có thể sống thực, sống trọn phẩm giá con người,
khi nó biết mở rộng tâm hồn đón nhận và sống Lời Hằng Sống của Chúa.
Cử
chỉ Chúa Giêsu trong phép lạ chữa lành người câm điếc, đã có một thời được Giáo
Hội lặp lại khi cử hành Bí tích Rửa tội. Thật thế, Bí tích Rửa tội cũng là một
phép lạ trong đó chúng ta được chữa lành và tái sinh trong đời sống mới. Trong
phép lạ này, Chúa Giêsu cũng nói với mỗi người chúng ta: Ephrata, Hãy mở ra.
Hãy mở lớn đôi tai để nghe được tiếng Ngài trong từng biến cố, từng giây phút của
cuộc sống. Hãy mở rộng con tim và đôi tay để cảm thông và chia sẻ với người
khác. Hãy mở miệng để cảm tạ, chúc tụng và loan báo tình thương Chúa; để nói những
lời của yêu thương và hòa bình, của cảm thông và tha thứ.
Chúa
Giêsu mời gọi chúng ta mở rộng tâm hồn đón nhận Lời Hằng Sống của Chúa, chính
Ngài là lương thực mang lại sự sống đích thực cho chúng ta. Xin cho sự sống ấy
tràn ngập tâm hồn chúng ta để chúng ta lớn lên trong tình yêu Chúa và không ngừng
yêu thương, liên đới, chia sẻ với mọi người xung quanh.
(Veritas Asia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Sáu Tuần V TN2
Bài đọc: I Kgs 11:29-32,
12:19; Mk 7:31-37.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sa ngã và tội lỗi
Tại
sao con người phạm tội? Người Do-thái, qua những tài liệu của Qumran, quan niệm
cuộc đời là bãi chiến trường giữa Thiên Chúa và ma quỉ, giữa sự thiện và sự ác,
giữa con cái của ánh sáng và con cái của bóng tối. Thiên Chúa muốn con người
làm những sự tốt lành vì họ là con cái của ánh sáng. Ngược lại ma quỉ muốn con
người làm những điều gian ác, để thuộc về con cái của bóng tối giống như chúng.
Con người bị giằng co giữa hai bên, và phải xử dụng tự do để quyết định những
gì nên làm và nên tránh.
Để
giúp con người trở nên tốt lành và gìn giữ con người khỏi tội lỗi và sự chết,
Thiên Chúa dạy dỗ để con người biết phân biệt tốt khỏi xấu, và báo trước những
hậu quả của các hành động vâng phục hay bất tuân lệnh của Ngài. Ngược lại, để
cám dỗ con người phạm tội, ma quỉ phô trương ra những điều hấp dẫn bên ngoàii
và ẩn giấu đi những điều thiệt hại bên trong; vì nếu phô trương ra sự thật, làm
sao chúng có thể lôi kéo con người! Chúng làm con người hy vọng những gì Thiên
Chúa nói là sai, và hậu quả mà Thiên Chúa báo trước sẽ không như vậy.
Các
Bài Đọc hôm nay cho thấy tội lỗi xảy ra khi con người lạm dụng tự do để bất
tuân lệnh truyền của Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, năm chẵn, Thiên Chúa chia cắt
vương quốc của ông thành 12 mảnh: Ngài trao cho Jeroboam 10 mảnh, dòng họ David
chỉ còn giữ lại được một mảnh là Judah, với thủ đô đặt tại Jerusalem. Đây là hậu
quả của tội của vua Solomon, đã bỏ Thiên Chúa để tôn thờ bụt thần của các bà vợ.
Trong Phúc Âm, mặc dù Chúa Giêsu đã ngăn cấm con dân chúng đừng loan truyền
phép lạ Chúa làm, họ vẫn bất tuân và loan truyền khắp nơi.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I (năm chẵn):
Này Ta sẽ giựt vương quốc khỏi tay Solomon để trao cho ngươi mười chi tộc.
Vì
vua Solomon đã phản bội Thiên Chúa, Ngài quyết định chia cắt đất nước thành
hai. Jeroboam được Thiên Chúa chọn để lãnh đạo vương quốc Israel miền Bắc,
trong khi con vua Solomon là Rehoboam sẽ lãnh đạo vương quốc Judah miền Nam.
Jeroboam là con ông Nebat, người Ephraim, thuộc Zeredah; bà Zerua mẹ ông là một
quả phụ. Ông đã từng phục vụ vua Solomon. Vua thấy Jeroboam là người có khả
năng và đảm đang công việc, nên đặt chàng phụ trách toàn thể dân công nhà
Giuse.
1.1/
Hành động biểu tượng của việc xé áo thành 12 mảnh: "Một hôm, khi
Jeroboam từ Jerusalem đi ra, thì dọc đường gặp ngôn sứ Ahijia, người quê ở
Shiloh; ông này khoác một chiếc áo choàng mới. Lúc ấy chỉ có hai ông ở ngoài đồng.
Ông Ahijia lấy chiếc áo mới mình đang mặc, xé ra làm mười hai mảnh." Ngôn
sứ của Thiên Chúa không chỉ nói những gì Thiên Chúa muốn, nhưng đôi khi còn biểu
tỏ những hành động biểu tượng như việc xé áo thành 12 mảnh hôm nay. Mục đích là
để cho dân chúng hiểu rõ hơn những gì Thiên Chúa muốn.
1.2/
Ý nghĩa của việc xé áo: Rồi
ông nói với Jeroboam: "Anh cầm lấy mười mảnh, vì Đức Chúa, Thiên Chúa
Israel phán như sau: "Này Ta sẽ giựt vương quốc khỏi tay Solomon để trao
cho ngươi mười chi tộc. Nó vẫn còn được một chi tộc, vì nể David, tôi tớ Ta, và
vì Jerusalem thành đô Ta đã chọn trong tất cả chi tộc Israel." Một người
có thể đặt câu hỏi ngay sau khi đọc những lời này: Vẫn còn thiếu một chi tộc nữa.
Lý do có thể là lúc đó chi tộc Simeon đã được tháp nhập thành một với chi tộc
Judah.
Nhìn
lại lịch sử, vua David có công thống nhất 12 chi tộc của Israel; nhưng sự thống
nhất này chỉ được khoảng 80 năm: 40 năm cai trị của David và 40 năm cai trị của
Solomon. Sau thời của Solomon, đất nước lại bị chi cắt làm hai: 10 chi tộc phía
Bắc thành lập lên vương quốc Israel với thủ đô đặt tại Samaria, và hai chi tộc
phía Nam, Judah và Simon, làm thành vương quốc Judah, với thủ đô đặt tại
Jerusalem. Sự chia cắt này còn tồn tại cho tới ngày nay.
Giống
như trường hợp của vua David, tội lỗi cá nhân không chỉ ảnh hưởng đến nhà vua,
nhưng còn ảnh hưởng đến gia đình và quốc gia; tội của vua Solomon cũng thế, nó
không chỉ ảnh hưởng đến việc tiêu tan quyền lực của nhà vua, nhưng còn ảnh hưởng
đến sự đoàn kết của các chi tộc của Israel.
2/
Phúc Âm:
Chúa Giêsu chữa một người ngọng và điếc.
2.1/
Cách Chúa chữa bệnh: Trình
thuật kể: “Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai
anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Rồi Người ngước mắt lên trời, rên một
tiếng và nói bằng tiếng Aramaic: "Ephphatha!" nghĩa là: Hãy mở ra! Lập
tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng.” Một
người có thể nhìn thấy sự khác lạ của phép lạ này nếu đem so sánh với các phép
lạ khác; vì trong hầu hết các phép lạ khác, người bệnh cứ ở vị trí của mình,
Chúa Giêsu chỉ cần phán là người bệnh được khỏi. Sở dĩ Chúa phải kéo riêng anh
ra một nơi, vì anh điếc không nghe được những gì Ngài truyền; và cũng để tránh
việc anh có thể làm trò cười cho thiên hạ khi anh không hiểu ý Ngài. Lý do tại
sao Chúa phải dùng những cử động có lẽ cho lợi ích của bệnh nhân, để anh biết
nguyên nhân của bệnh.
2.2/
Lệnh truyền của Chúa Giêsu và phản ứng của dân chúng:
(1)
Tại sao Chúa Giêsu ngăn cấm họ không được rao truyền? Trong Tin Mừng
Marcô, chúng ta thường thấy Chúa Giêsu ngăn cấm dân chúng không cho loan truyền
những phép lạ Ngài làm, vì lý do “bí mật của Đấng Thiên Sai.” Người Do-thái,
cũng như đa số con người, dễ chấp nhận một Đấng Thiên Sai uy quyền, làm các
phép lạ vĩ đại để cứu thóat con người, và giải phóng quốc gia họ khỏi quyền lực
ngọai bang. Họ không thể chấp nhận một Đấng Thiên Sai hiền lành, chịu đánh đòn
và đóng đinh trên Thập Giá, và giải thóat con người bằng yêu thương và chịu đau
khổ. Chúa Giêsu làm phép lạ vì thương dân, không muốn dân chịu đau khổ vì bệnh
tật; đồng thời Ngài cũng muốn cho dân tin vào Ngài qua uy quyền làm phép lạ. Điều
Ngài không muốn là dân chúng chỉ quen với hình ảnh một Đấng Thiên Sai uy quyền,
không để ý đến những điều Ngài giảng dạy, và mất niềm tin khi thấy Ngài chịu
treo trên Thập Giá.
(2)
Phản ứng của dân chúng: “Nhưng
Người càng truyền bảo, họ lại càng đồn ra. Họ hết sức kinh ngạc, và nói:
"Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ
câm nói được."” Dân chúng nghĩ việc loan truyền những điều Chúa làm là phải,
để mọi người có cơ hội biết đến và tin vào Ngài. Chúa Giêsu lại không muốn những
niềm tin đặt căn bản trên phép lạ, vì nó sẽ phai lạt nhanh chóng khi không còn
phép lạ nữa. Ngài cần những niềm tin đặt trên hiểu biết và yêu thương, mới có
thể giúp con người vượt qua những sóng gió đau khổ của cuộc đời. Chỉ cần quan
sát cảnh tượng xảy ra tượng xảy ra dưới chân cây Thập Giá, một người có thể cảm
thấy sự mong manh của những niềm tin đặt căn bản trên phép lạ; cũng như những
niềm tin đặt trên cơm bánh.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Thiên Chúa dựng nên mọi sự tốt lành, và những gì Ngài truyền cho con người phải
giữ là cho sự tốt lành của con người. Chúng ta cần tuân giữ để có được và bảo vệ
những tốt lành đó.
-
Mọi sự xấu xa và tội lỗi là do ma quỉ và con người gây nên, vì con người đã
không biết xử dụng tự do Thiên Chúa ban để tuân giữ những gì Thiên Chúa truyền
dạy.
-
Chúng ta không thắng được ma quỉ bằng sức riêng của mình; chúng ta cần được hướng
dẫn bởi Lời Chúa để nhận ra tình yêu và đường lối của Thiên Chúa cho con người.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẢY MẦM
Mc
7,31-37
A.
Hạt giống...
Phép
lạ này có nhiều ý nghĩa biểu tượng :
-
Diễn ra "giữa miền Thập Tỉnh", nghĩa là miền đất lương dân.
-
Nạn nhân là một người câm và điếc, tức là một người mất khả năng tương giao với
kẻ khác : người ta nói thì anh không nghe, anh muốn nói cho người ta nghe cũng
không được.
-
Lúc chữa bệnh, Chúa Giêsu nói Epphata (Hãy mở ra), tiếng nầy ngày nay được phụng
vụ dùng lại trong bí tích Rửa tội. Khi đọc câu đó, Linh mục cũng đưa tay sờ vào
miệng và tai người thụ tẩy.
B....
nẩy mầm.
1.
Hoạt động cứu rỗi của Chúa Giêsu nhằm giúp con người được sống sung mãn cương vị
làm người của mình, trong đó khả năng tương giao rất quan trọng.
Có
những người vì một lý do nào đó nên không "nói" lên được nỗi lòng của
mình, và cũng không "nghe" được nỗi lòng của người khác. Có lẽ vì
không có người tế nhị biết lắng nghe họ và không khéo léo khuyến khích họ nói.
2.
"Có mắt miệng không nhìn không nói ; có mũi tai không ngửi không
nghe" (Tv 115,5-6). Lời Thánh Vịnh này ám chỉ dân ngoại và những tượng thần
của họ, không thấy những kỳ công của Thiên Chúa và không biết ngợi khen Ngài.
Nhưng cũng đúng cho tôi nữa, vì nhiều khi tôi cũng như câm điếc đối với Chúa.
Lạy
Chúa, xin hãy phán với miệng và tai con : Epphata.
3.
Căn bệnh của anh này làm tôi nghĩ đến căn bệnh của rất nhiều người, nhất là những
người sống trong xã hội ích kỷ ngày nay, đó là căn bệnh "đóng cửa",
đóng mắt, đóng tai, đóng tay, đóng lòng. Căn bệnh khiến người ta sống bên cạnh
nhau mà không hề để ý tới nhau và quan tâm cho nhau.
4.
"Chúa Giêsu ngước mắt lên trời và nói : "Epphata", nghĩa là hãy
mở ra. Lập tức, tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại" (Mc 7,34)
Khi
sắm một bộ đồ mới, tôi không biết rằng có nhiều người đang mong bộ đồ cũ của
tôi. Khi ngồi uống nước ngoài quán, tôi chẳng ngờ rằng có những người đang chờ
tôi đứng lên để họ vét những giọt cuối cùng. Khi đổ thức ăn thừa vào thùng rác,
tôi không biết là ngay lúc đó có biết bao con người đang chết dần vì đói.
Lạy
Cha, xin hãy mở mắt con để con nhìn thấy những người khốn cùng trong xã hội.
Xin hãy mở tay con để con đón nhận họ và nắm lấy tay mọi người (Epphata)
Lm.Carolo HỒ BẶC
XÁI – Gp. Cần Thơ
14/02/14 THỨ SÁU TUẦN 5 TN
Th. Syrilô, đan sĩ và Mêtôđiô, giám mục
Mc 7,31-37
Th. Syrilô, đan sĩ và Mêtôđiô, giám mục
Mc 7,31-37
EPPHATHA! HÃY MỞ RA!
Chúa Giêsu ngước mắt lên trời,
rên một tiếng và nói :”Epphatha” nghĩa là: hãy mở ra ! Lập tức tai anh ta mở
ra, lưỡi như hết bị buộc lại. (Mc 7,34-35)
Suy niệm: Người
điếc không nghe được điều người khác nói. Họ không bị xã hội loại trừ, nhưng
chính chứng điếc cản trở họ giao tiếp với người khác. Người ngọng, lưỡi như bị
buộc lại, muốn trình bày ý tưởng gì hay diễn tả tâm tư ước muốn thật khó khăn,
có khi còn bị hiểu lầm, chế nhạo. Người vừa điếc vừa ngọng giống như bị cắt cụt
mọi phương thế giao tiếp với tha nhân. Người ta nói mình không nghe được; mình
nói không ai hiểu được. Anh ta như người tù biệt xứ ngay ở giữa những người
thân. Để chữa lành cho anh, Chúa Giêsu nói: “Épphatha! Hãy mở ra!” Lập tức “tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại”,
anh nối lại được mối tương quan với tha nhân. Nỗi bất hạnh của anh giờ đây trở
thành niềm vui và hạnh phúc.
Mời Bạn: Có
thể chúng ta không bị điếc và ngọng thể lý nhưng rất có thể đang bị điếc và
ngọng tâm linh. Điếc khi ta làm ngơ trước điều hay lẽ phải, thích nghe lời khen
tặng nịnh nọt mà bịt tai trước những lời góp ý xây dựng. Lúc đó ta “có tai mà chẳng thể nghe chi”
(Tv 135,17). Ta ngọng khi miệng lưỡi không biết ca ngợi Chúa, không dám nói sự
thật, không có can đảm nói điều hay lẽ phải bênh vực cho chân lý. Lúc đó ta có
lưỡi mà “lưỡi
đã dính với hàm” (x. Tv 137,6).
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày chú ý lắng nghe điều hay lẽ phải và
nói lời xây dựng với tha nhân.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu là Đấng chữa lành mọi bệnh tật tâm linh, xin cho
chúng con nhận ra chứng điếc ngọng của mình và xin Chúa chữa lành chúng con.
Nói
được rõ ràng
Thế giới hôm nay thiếu cảm thông và đối thoại, vì
có nhiều người bị câm điếc về mặt tinh thần. Bệnh này làm người ta thành những
hòn đảo...
Suy
niệm:
Khi
đến thăm những trẻ em khuyết tật,
ta
thấy mình dễ tiếp xúc, gần gũi các em mù,
hơn
các em bị câm điếc.
Thật
khó làm cho các em câm điếc hiểu được chúng ta,
và
chúng ta cũng không hiểu được điều các em diễn tả.
Ðôi
bên cứ như ở hai thế giới, không gặp được nhau.
Trong
bài Tin Mừng hôm nay,
Ðức
Giêsu chữa một người vừa ngọng vừa điếc.
Người
ngọng là người gặp khó khăn khi trình bày,
khi
phải diễn đạt bằng lời nói cho người khác hiểu.
Ta
có cảm tưởng lưỡi anh bị một sợi dây trói buộc.
Ðức
Giêsu đã đụng đến lưỡi anh,
và
sợi dây đó được tháo cởi.
Giờ
đây anh có thể nói được tự nhiên và rõ ràng.
Nói
sao để người khác hiểu được mình,
đó
là ước mơ của nhiều người trong chúng ta.
Nhưng
ta lại thấy có cái gì đó trói buộc mình
khiến
mình ngần ngại, sợ hãi, né tránh...
Nhiều
người đã trở nên ngọng hay câm
vì
đã trải qua những kinh nghiệm đau đớn:
kinh
nghiệm bị châm chọc, bị khinh miệt, bị khước từ...
Bao
kinh nghiệm làm con người mất tự tin và khép lại.
Có
những đe dọa ám ảnh làm con người câm nín.
Epphatha,
xin hãy mở miệng con
để
con có thể hồn nhiên vén mở thế giới của mình,
hầu
gặp được sự cảm thông và nâng đỡ.
Nếu
bệnh ngọng làm chẳng ai hiểu tôi,
thì
bệnh điếc làm tôi chẳng hiểu ai.
Tôi
như người đang xem một phim trên truyền hình
mà
máy đột nhiên mất tiếng.
Tôi
chỉ thấy hành động, nhưng không hiểu được ý nghĩa.
Chẳng
ai muốn mình bị điếc hay lãng tai,
nhưng
trong thực tế, ta vẫn có thể mắc bệnh này,
nghĩa
là mất khả năng lắng nghe người khác.
Chúng
ta thường chỉ nghe điều mình muốn nghe,
hay
lắm khi nghe điều người khác nói
nhưng
lại hiểu dưới cái nhìn chủ quan của mình.
như
thế vẫn là chưa hiểu được điều người kia muốn nói.
Nghe
bằng tai, không đủ.
Cần
lắng nghe bằng cả trái tim.
Chỉ
trái tim yêu thương mới giúp ta hiểu đúng, hiểu đủ,
hiểu
ý nghĩa đàng sau lớp vỏ ngôn từ.
Epphatha,
xin giúp con ra khỏi cái tôi cứng cỏi,
ra
khỏi những thành kiến, những suy nghĩ cứng nhắc,
để
nghe được cái tôi của anh em.
Thế
giới hôm nay thiếu cảm thông và đối thoại,
vì
có nhiều người bị câm điếc về mặt tinh thần.
Bệnh
này làm người ta thành những hòn đảo,
chẳng
có gì để cho, chẳng có gì để nhận,
để
rồi chết dần trong sự nghèo nàn của mình.
Xin
cho con đừng câm điếc trước Thiên Chúa và anh em,
đồng
thời giúp người khác ra khỏi sự câm điếc của họ.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa, xin cứ dùng con theo ý Chúa,
làm chân tay cho những người què cụt,
làm đôi mắt cho ai phải đui mù,
làm lỗ tai cho những người bị điếc,
làm miệng lưỡi cho người không nói được,
làm tiếng kêu cho người chịu bất công.
Lạy Chúa, xin cứ gởi con ra đồng lúa,
để đem cơm cho người đói đang chờ,
và đem nước cho người họng đang khô,
đem thuốc thang cho người đang đau ốm,
đem áo quần cho người đang trần trụi,
đem mền đắp cho người rét đang run.
Lạy Chúa, xin cứ gởi con ra đường vắng,
thắp đèn soi cho ai bước trong đêm,
đốt lửa ấm cho những ai giá lạnh,
truyền cảm thông cho lữ khách đơn côi,
nâng phẩm giá cho kẻ đời chà đạp,
đem tự do cho những kiếp đọa đày.
Lạy Chúa, xin cứ gởi con vào thôn xóm,
đem
an hòa cho những ai bất thuận,
đem
thanh bình cho kẻ sống âu lo,
đem
ủi an cho người đang sầu khổ,
đem
niềm vui cho những ai bất hạnh,
đem
vận may cho người gặp rủi ro.
Lạy
Chúa, xin cứ đặt con như một sự tình cờ,
đem
may mắn cho những ai gặp được,
giữa
đường đời khi lỡ bước bơ vơ,
cứ
cho con đừng bao giờ khiếp sợ:
giữa
biển đời mang con tim núi lửa
với
đôi tay êm ái của mẹ hiền.
Lạy
Chúa, xin cứ dùng con làm tất cả
cho
mọi người được hạnh phúc yên vui ;
còn
phần con xin gởi hết nơi Ngài
là
Thiên Chúa, Tình Yêu và Lẽ Sống.
Ngài
cho con tất cả niềm hy vọng
để
tin yêu và vui sống trọn đời.
(NCĐ)
Lm
Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
* Suy niệm
Bài Tin mừng hôm nay thuật lại chuyện người ta
đem đến cho Đức Giêsu một người bị câm điếc và xin Người đặt tay trên anh,
nghĩa là chữa bệnh cho anh. Người đã chạm đến tai và đến lưỡi anh cùng với lệnh
truyền: “Hãy mở ra”. Anh đã được chữa lành: nghe được và nói được rõ ràng.
Hôm nay, nhiều Kitô hữu vẫn còn điếc lác trước
Lời Chúa, vẫn còn ‘ngọng nghịu’ khi phải nói về Chúa.
Mong sao, tai tôi luôn ‘mở ra’ để tôi có thể lắng
nghe Lời Chúa.
Mong sao, miệng lưỡi tôi luôn ‘mở ra’ khi phải
nói về Chúa cho anh chị em lương dân.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
14
THÁNG HAI
Quí Trọng Các Bậc
Lão Thành
Tuổi
già là một giai đoạn sống đầy nỗ lực và yêu thương, vì thế, chúng ta phải nhiệt
tình ủng hộ tất cả những phong trào ủy lạo người cao tuổi – để giúp giải phóng
cho người già khỏi cảnh sống lầm lũi, chán chường, cô đơn. Chúng ta phải giúp
người già phát huy vai trò của họ là nguồn khôn ngoan cho các thế hệ hậu sinh,
là chứng tá của hy vọng, và là những tấm gương của lòng bác ái.
Môi
trường đầu tiên mời gọi ta giúp đỡ người già chính là tại gia đình. Sự khôn
ngoan và kinh nghiệm của các bậc lão thành là một kho tàng cho các đôi vợ chồng
trẻ. Đứng trước những thử thách ban đầu trong cuộc sống hôn nhân của mình, các
đôi vợ chồng trẻ có thể tìm thấy nơi ông bà cha mẹ mình những người bạn tâm
tình để mình chia sẻ và tìm kiếm sự chỉ dạy. Trong những gia đình mà cha mẹ thường
vắng mặt – điều khá phổ biến trong thời đại hôm nay – các cháu sẽ tìm thấy nơi
ông bà mình sự bù đắp là chính mẫu gương sống và sự săn sóc ân cần mà ông bà
dành cho mình.
Trong
xã hội, chúng ta luôn luôn tín nhiệm sự khôn ngoan của những người từng trải –
bởi các vị ấy có một bề dày kinh nghiệm mà chúng ta không có được. Vâng, chúng
ta cần những người cao tuổi giúp đỡ mình bằng sự khôn ngoan và kinh nghiệm của
các ngài. Với sự giúp đỡ của các ngài, chúng ta có thể xây dựng một xã hội khôn
ngoan hơn và quân bình hơn.
- suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ
nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY 14-02
THÁNH CYRILLÔ, ĐAN SĨ VÀ THÁNH MÊTHÔĐIÔ
GIÁM MỤC
1V 11, 29-32; 12,19; Mc 7, 31-37.
LỜI SUY NIỆM: “Ông ấy làm việc gì cũng tốt
đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được.”
Trong câu chuyện Chúa Giêsu chữa người vừa điếc vừa ngọng
cho chúng ta thấy Chúa Giêsu rất tế nhị “Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám
đông” để được gần gũi “đặt tay” để tâm sự “không được kể chuyện đó với ai cả”,
và cuối cùng người khuyết tật nói được, nghe được. Điều này giúp cho chúng ta
biết quý trọng tai và miệng lưỡi, để nghe những gì cần nghe cho sự sống linh hồn
và thân xác, nói những gì cần nói để đem lại lợi ích cho mình, cho người và cho
Chúa, mà không làm thiệt hại cho người khác.
Lạy Chúa Giêsu. Trong ngày chúng con nhận lãnh Bí Tích
Rửa Tội chúng con được Linh mục ghi dấu Thánh Giá trên mắt, tai và môi miệng và
nói lớn tiếng: Ép-pha-tha. Xin cho mọi người trong gia đình chúng con biết dùng
tai để lắng nghe Lời Chúa, và miệng lưỡi để tuyên xưng đức tin và chia sẻ Lời
Chúa cho nhau.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
14-02
Thánh
CYRILLÔ Tu Sĩ
và
thánh MÊTÔĐIÔ Giám mục
(....869
và 884 )
Cyrillô
và Mêtođiô thuộc về một gia đình nghị viện miền Thessalônica. Triều đình đã muốn
xem người con trưởng sáng sủa xinh đẹp như thần đồng. Nhưng đối với anh sự khôn
ngoan đáng quí chuộng hơn mọi hư danh trần thế. Người con út có tính cách vừa
trầm tư vừa hung hăng hay lý sự nữa. Sau khi theo học ở tại Constantinople, hai
anh em đều chíếm giữ những chức vụ thuộc dân sự. Cyrillô làm giáo sư triết học.
Sau cùng thì lần lượt họ đạt tới lý tưởng làm linh mục.
Nhà
vua Moravia xin hoàng đế gửi các thừa sai tới. Vì biết tiếng Slave nên hai anh
em đã được chọn. Các Ngài đã phát minh ra mẫu tự Slave cũng như văn chương người
Slave sau này được mọi người chấp thuận. Cyrillô còn học tiếng Hipri để tranh
luận với người Do thái. Hai anh em thừa sai thực hiện hoạt động vừa chính trị vừa
tôn giáo. Các Ngài sẽ tổ chức Kitô giáo ở Bulgaria, Moravia và nơi những dân
Slave mà bước chân đế quốc đặt tới.
Một
giai thoại chứng tỏ tính khí mạnh mẽ và kỳ khôi của Mêtođiô. Ngài chỉ đích danh
được thù nhân người Đức của mình để phá tan họ. Ngài nói:- Các ông chống lại sắt
thép, các ông sẽ bể sọ. Và đầy nhiệt thành, Ngài lau mồ hôi và kể lại một ngụ
ngôn:
"Người
ta hỏi một triết gia, tại sao ông lại toát mồ hôi như vậy ?"
Và
Ngài thêm vào câu trả lời: - Chính vì tôi đã phải tranh luận với những người đần
độn"
Các
giám mục Đức chống lại việc nhà truyền giáo đã đưa ngôn ngữ Slave vào phụng tự
mà các Ngài coi như dụng cụ tuyệt hảo trong công cuộc chinh phục của mình. Hai
anh em phải đi Roma để biện minh cho mình và được Đức Nicola I ưng thuận.Vị kế
nhiệm Ngài còn tấn phong Ngài làm giám mục nữa. Cyrillô đã qua đời tại Roma năm
869 lúc 42 tuổi.
Mêtodiô
còn sống thêm hai mươi năm để truyền giáo cho các dâ tộc Slave. Ngài chịu đau
khổ nhiều, bị một thẩm đoàn giám mục miền Bavière tố cáo lạc giáo và bị giam giữ
hai năm trong một nơi xa vắng lạnh lẽo. Ngài lại bị mang ách, luôn bị bách hại,
bị tố cáo tới Roma là đã làm sai lạc đức tin. Hai lần Ngài phải đi biện minh với
Đức Thánh cha và Đức Thánh cha đã coi những lời tố cáo là hư từ. Hoàng đế
Basiliô xin Ngài đi Consttantinople là nơi Ngài được tiếp đón nồng hậu. Cũng vị
vua này đã muốn gửi Ngài trở lại Russi và Bulgaria, nhưng thánh nhân trở lại
Moravia và qua đời tại đó năm 884.
Hai
anh em đã mang văn minh lại cho dân Slave khi truyền bá đức tin cho họ. Các
Ngài đồng thời vừa là các tông đồ vừa là các văn hào tiên khởi của dân tộc
Slaves.
(daminhvn.net)
14
Tháng Hai
Hạt Thóc Dâng Tặng
Ðức Vua
Có
lẽ chúng ta đã có dịp đọc bài thơ sau đây của đại thi hào Tagore: "Có một
người hành khất ngồi bên vệ đường. Hôm đó, Ðức Vua sẽ ngự giá đi qua ngôi làng.
Người hành khất cố gắng lê lết đến trước cổng làng, lòng nhủ thầm: "Ðây là
dịp may duy nhất đời tôi". Từ đằng xa, khi vừa thấy xa giá xuất hiện, anh
đã cố gắng đưa tay lên vẫy chào. Có ngờ đâu, trước sự sửng sốt của mọi người,
khi xa giá vừa đến trước cổng làng, Ðức Vua đã cho dừng xe lại và chính ông là
người đưa tay ra để xin hành khất bố thí.
Người
hành khất bèn đưa tay vào trong chiếc bị cũ kỹ nhơ bẩn của mình để kéo ra một hạt
thóc. Anh trịnh trọng đặt hạt thóc vào trong tay Ðức Vua. Ðức Vua tiếp nhận món
quà từ tay người hành khất và biến đi giữa cát bụi mịt mù.
Chiều
đến, khi về tới nhà, người hành khất mới mở chiếc bị của mình ra. Lạ lùng thay,
giữa muôn hạt thóc, anh nhận ra một hạt vàng óng ánh. Lúc bấy giờ, người hành
khất mới khốc nức nở hối tiếc: "Phải chi ta đã cho Ðức Vua tất cả những gì
ta có..."
Thiên
Chúa đối xử với chúng ta cũng giống như vị Vua đối xử với người hành khất. Ngài
muốn trao ban cho chúng ta tất cả kho báu trên Thiên Ðàng. Qua người con một của
Ngài là Ðức Giêsu Kitô, Thiên Chúa muốn trao ban cho chúng ta chính Sự Sống của
Ngài. Qua Sự Sống chúng ta đã lãnh nhận, qua sự hiện diện của những người anh
em chúng ta, qua ngay cả những thất bại và tội lỗi của chúng ta, Thiên Chúa vẫn
luôn nhắc đến với từng người chúng ta như một người hành khất. Chúng ta tưởng
chúng ta đang chìa tay van xin trước. Kỳ thực, chính Ngài mới là kẻ không ngừng
đưa tay ra để xin chúng ta mở rộng đôi tay và quả tim của chúng ta. Tạo dựng
chúng ta theo hình ảnh của Ngài, nghĩa là như những con người có tự do, Thiên
Chúa vẫn tiếp tục tôn trọng chúng ta. Ngài muốn trao ban tất cả cho chúng ta vì
yêu thương. Nhưng cũng chính vì yêu thương, cho nên Ngài không làm cách nào
khác hơn là van lơn, kêu mời chúng ta. Ngài chờ đợi nơi chúng ta một cái gật đầu,
một hạt thóc nhỏ rút từ trong chiếc bị khốn cùng của chúng ta. Một nghĩa cử nhỏ
mọn làm cho người anh em, một chút tin yêu hy vọng giữa bao nhiêu thử thách khó
khăn của cuộc sống, một chút khiêm tốn và sám hối sau những lần vấp nga: đó là
những hạt thóc bé nhỏ mà chúng ta có thể trao tặng cho Chúa để từ đó lãnh nhận
trở lại tất cả kho tàng Yêu Thương của Ngài.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét