15/02/2014
Thứ Bảy sau Chúa Nhật
5 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm II) 1 V 12, 26-32; 13, 33-34
"Giêroboam
đúc hai con bò vàng".
Trích
sách Các Vua quyển thứ nhất.
Trong
những ngày ấy, Giêroboam nói trong lòng rằng: "Giờ đây vương quốc sẽ trở về
với nhà Ðavít; nếu dân này lên Giêrusalem để tế lễ trong nhà Chúa, thì lòng dân
này sẽ quy thuận với chủ mình là Roboam, vua xứ Giuđa; họ sẽ giết ta và trở về
với Roboam". Bấy giờ, ông triệu tập hội nghị và đúc hai con bò vàng, ông
nói với dân chúng rằng: "Các ngươi không cần phải lên Giêrusalem nữa. Hỡi
Israel, đây những vị thần minh đã dẫn ngươi ra khỏi đất Ai-cập". Ông đặt một
con bò vàng ở Bêthel và một con ở Ðan. Việc đó là dịp tội cho dân Israel, vì
dân chúng lên tận Ðan để thờ con bò vàng. Ông còn xây chùa miếu trên những nơi
cao, đặt các người trong dân làm tư tế, họ không phải là con cháu Lêvi. Ông chọn
ngày rằm tháng tám là ngày lễ trọng, giống như lễ trọng thường cử hành trong xứ
Giuđa. Ông lên bàn thờ để tế những tượng bò mà ông đã đúc, ông làm như thế ở
Bêthel; cũng tại Bêthel, ông đã thiết lập hàng tư tế trong các chùa miếu mà ông
đã xây cất trên những nơi cao.
Sau
các sự việc đó, Giêroboam chẳng những không dứt bỏ đàng tội lỗi, mà trái lại
ông còn tiếp tục đặt ở những nơi cao hàng tư tế chọn trong dân chúng. Do đó,
nhà Giêroboam phạm tội, bị lật đổ và xoá khỏi mặt đất.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 105, 6-7a. 19-20. 21-22.
Ðáp: Lạy Chúa, xin
nhớ chúng con khi gia ân huệ cho dân Ngài (c. 4a).
Xướng:
1) Chúng tôi đã phạm tội cũng như tổ phụ chúng tôi, chúng tôi đã làm điều gian
ác và ăn ở bất nhân. Tổ phụ chúng tôi, khi còn ở bên Ai-cập, đã không suy xét
những việc lạ lùng của Chúa. - Ðáp.
2)
Dân chúng đã đúc con bò tại Horéb, và lễ bái thần tượng đã đúc bằng vàng. Họ
đem vinh quang của mình đánh đổi lấy hình tượng con bò ăn cỏ. - Ðáp.
3)
Họ đã quên Thiên Chúa là Ðấng cứu độ mình, Ðấng đã làm những điều trọng đại bên
Ai-cập, Ðấng đã làm những điều kỳ diệu trên lãnh thổ họ Cam, và những điều kinh
ngạc nơi Biển Ðỏ. - Ðáp.
Alleluia:
Tv. 94, 8ab
Alleluia,
alleluia - Ước gì hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa, và đừng cứng lòng -
Alleluia.
Phúc
Âm: Mc 8,1-10
"Họ
ăn no nê".
Bài
trích Phúc Âm theo Thánh Marcô.
Trong
những ngày ấy, dân chúng theo Chúa Giêsu đông đảo, và họ không có gì ăn, Người
gọi các môn đệ và bảo: "Ta thương đám đông, vì này đã ba ngày rồi, họ
không rời bỏ Ta và không có gì ăn. Nếu Ta để họ đói mà về nhà, họ sẽ mệt lả giữa
đường, vì có nhiều người từ xa mà đến".
Các
môn đệ thưa: "Giữa nơi hoang địa nầy, lấy đâu đủ bánh cho họ ăn no".
Và
người hỏi các ông: "Các con có bao nhiêu bánh?"
Các
ông thưa: "Có bảy chiếc".
Người
truyền dân chúng ngồi xuống đất, rồi Người cầm lấy bảy chiếc bánh, tạ ơn, bẻ ra
và trao cho các môn đệ phân phát.
Các
ông chia cho dân chúng.
Các
môn đệ còn có mấy con cá nhỏ.
Người
cũng đọc lời chúc tụng và truyền cho các ông phân phát.
Dân
chúng ăn no nê và người ta thu lượm những miếng còn thừa lại được bảy thúng.
Số
người ăn độ chừng bốn ngàn.
Rồi
Người giải tán họ, kế đó Người cùng các môn đệ xuống thuyền đến miền
Ðammanutha.
Ðó
là Lời Chúa.
Suy
Niệm:
Lòng
quảng đại của Chúa
Tin
Mừng hôm nay nêu bật lòng quảng đại của Chúa Giêsu đối với con người. Sở dĩ
Chúa Giêsu đã có thể nuôi sống được đám đông dân chúng, dù chỉ bắt đầu với bảy
chiếc bánh và mấy con cá nhỏ, là vì Ngài đã chạnh lòng thương xót họ. Mọi sáng
kiến bác ái từ thiện và mọi chính sách phân phối thực phẩm đều phải được khởi
đi từ tấm lòng yêu thương, nếu không chúng ta sẽ dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn,
trở ngại, hoặc không sớm thì muộn, những công việc ấy cũng bị chen vào những ý
đồ ích kỷ, vụ lợi.
Một
khía cạnh khác, đó là mọi hành vi của Chúa Giêsu đều bắt đầu từ sự thật của
chính Ngài hay của những người khác. Chúa Giêsu đã không khởi sự phép lạ một
cách mơ hồ, nhưng từ chính sự thật của con người, cho dù đó là sự thật yếu kém
đến đâu đi nữa. Ngài đã làm phép lạ từ bảy chiếc bánh và mấy con cái và mấy con
cá nhỏ. Hành vi của Chúa không phải là hành vi đột xuất, bởi vì Ngài vẫn tiếp tục
phục vụ kẻ khác một cách quảng đại như thế ngay cả khi đã chết. Quả thật, các
kiểu nói và từ ngữ trong Tin Mừng hôm nay, cũng chính là các kiểu nói và từ ngữ
được áp dụng cho Bí tích Thánh Thể, như "cầm lấy bánh", "dâng lời
tạ ơn", "bẻ ra, trao cho các môn đệ". Như vậy, phải hiểu Bí tích
Thánh Thể là một hành vi cứu giúp người đói khát, là sự nối dài hành vi quảng đại
của Chúa Giêsu hôm nào, khi từ bảy chiếc bánh và mấy con cá nhỏ, Chúa Giêsu đã
cho đám đông ăn no nê chỉ vì Ngài yêu thương họ.
Ngày
hôm nay, để nuôi sống nhân loại, Chúa Giêsu đã lấy chính Thịt Máu Ngài làm
lương thực. Với lương thực này, Ngài tin chắc mọi người sẽ được no thỏa để phát
triển đến mức tối đa. Tuy nhiên, để lương thực ấy đủ cho mọi người thuộc mọi thế
hệ, Chúa Giêsu cần đến sự cộng tác của con người, đặc biệt của Giáo Hội, bằng
cách phân phát, chia sẻ. Ðám đông sẽ vẫn tiếp tục đói khát, nếu hôm ấy, các
Tông đồ không phân phát bánh và cá cho người khác, vì sợ thiếu hay sợ không còn
phần cho mình. Nếu vậy, cảnh đói khát hiện nay vẫn còn, là vì người ta từ chối
phân phát và chia sẻ cho người khác, mà chỉ bo bo giữ lấy cho mình.
Nếu
không có tấm lòng yêu thương, thì chẳng những chúng ta không thể có sáng kiến
trong việc cứu giúp người khác, mà còn biện hộ cho khả năng giới hạn của mình
và đình hoãn việc trợ giúp. Những lúc ấy, Bí tích Thánh Thể chúng ta đón nhận mỗi
ngày trở thành vô hiệu: thay vì là nguồn lương thực không bao giờ cạn thúc đẩy
chúng ta quảng đại hiến tặng người khác, nó trở thành gia sản độc quyền và cằn
cỗi của riêng chúng ta.
Xin
cho chúng ta ngày càng có tấm lòng yêu thương của Chúa, để những người xung
quanh chúng ta không còn bị đói khát vì sự ích kỷ của chúng ta.
(Veritas Asia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần V TN2
Bài đọc: I Kgs 12:26-32; Mk
8:1-10.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Lợi ích và tai hại
của thức ăn
Có
những thức ăn nuôi dưỡng và làm cho con người được sống khỏe; có những thức ăn
gây bệnh (cao đường, cao máu, cao mỡ) và làm con người phải chết. Một con người
bình dân sẽ không biết những hậu quả của thức ăn, nếu không được những nhà
chuyên môn cho biết hậu quả của nó. Để sống khỏe, con người cần tuân theo sự chỉ
dẫn của các nhà chuyên môn. Nếu ngoan cố ăn bậy theo ý mình, con người sẽ phải
lãnh hậu quả tai hại của nó.
Các
Bài Đọc hôm nay liên quan đến những lợi ích và tai hại của thức ănTrong Bài Đọc
I, năm chẵn, vua Jeroboam không chịu nghe lời Thiên Chúa để được chúc lành thịnh
vượng, nhà vua có kế hoạch riêng của mình để được phồn thịnh cho dù phải phản bội
Thiên Chúa.
Trong
Phúc Âm, Chúa Giêsu làm phép lạ cho 4,000 người ăn no nê. Vì của ăn này, tất cả
dân chúng trở nên mạnh khỏe và không bị ngất xỉu dọc đường.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I (năm chẵn):
Nếu dân này cứ lên tế lễ tại Đền Thờ Đức Chúa ở Jerusalem, thì lòng họ lại quay
về với chủ mình là Rehoboam vua Judah mất thôi.
1.1/
Lý do chính trị: Khi
con người được sống trong danh vọng quyền bính, họ không bao giờ thỏa mãn với
những gì đang sở hữu; nhưng luôn có tham vọng bành trướng thế lực. Jeroboam đã
quên hẳn lý do nhà vua được cai trị vương quốc của mình là Thiên Chúa đã giật
10 chi tộc miền Bắc ra khỏi tay của vua Solomon và trao quyền điều khiển vào
tay nhà vua, khi ông vẫn còn là một thợ xây cất của Solomon. Thiên Chúa cũng đã
giao ước với ông: "Nếu ngươi vâng nghe tất cả những điều Ta truyền cho
ngươi và bước đi theo đường lối của Ta, thi hành điều chính trực trước nhan Ta
mà tuân giữ các giới răn và mệnh lệnh của Ta như David tôi tớ Ta đã làm, thì Ta
sẽ ở với ngươi và xây cho ngươi một ngôi nhà bền vững như Ta đã xây cho David,
và Ta sẽ trao Israel cho ngươi."
(1)
Mối lo sợ của nhà vua: Khi
thấy dân chúng của mình cứ tuôn về Jerusalem mỗi ngày lễ để thờ phượng Thiên
Chúa và đóng góp ngân quĩ cho Đền Thờ theo như Lề Luật truyền, vua Jeroboam
nghĩ bụng rằng: "Rồi vương quốc lại trở về nhà David mất thôi! Nếu dân này
cứ lên tế lễ tại Đền Thờ Đức Chúa ở Jerusalem, thì lòng họ lại quay về với chủ
mình là Rehoboam vua Judah, và họ sẽ giết ta để trở về với Rehoboam vua
Judah."
(2)
Quyết định chính trị điên rồ của nhà vua: Để giải quyết mối lo sợ hão huyền, vua quyết định
cho làm hai con bò mộng bằng vàng, rồi nói với dân: "Các ngươi lên
Jerusalem như thế là đủ rồi! Này, Israel, Thiên Chúa của ngươi đây, Đấng đã đưa
ngươi lên từ đất Ai-cập." Nhà vua cho đặt hai tượng bò vàng: một ở đàng đầu
tại Dan, giáp ranh giới với Syria miền Bắc, một ở đàng chân tại Bethel giáp
ranh giới với vương quốc Judah miền Nam.
1.2/
Thay đổi tôn giáo: Vua
biết không thể tiêu diệt tôn giáo, nên hướng lòng dân vào tà thần. Sở dĩ dân
chúng tin tưởng những gì vua nói, vì truyền thống Do-thái tin Thiên Chúa luôn
nói với họ qua các nhà lãnh đạo của dân chúng. Bên cạnh việc đúc hai thần bò
vàng, vua Jeroboam còn: "đặt các tư tế lấy từ đám thường dân, không thuộc
hàng con cháu Lêvi... lập một lễ vào ngày mười lăm tháng tám, giống như lễ vẫn
mừng ở Judah, và vua tiến lên bàn thờ. Vua đã làm như thế tại Bethel mà dâng lễ
tế cho các con bò mộng vua đã làm ra. Vua đặt ở Bethel các tư tế để phục vụ tại
các nơi cao mà vua đã thiết lập." Mục đích của những hành động này là vua
muốn triệt hạ tận gốc những thói quen thờ phượng của dân chúng, để tiện bề cho
việc điều khiển.
Nhưng
gieo gió sẽ gặt bão, sóng gió sẽ xảy tới dồn dập cho triều đại của nhà vua và
các người kế vị sau này; không những thế, dân chúng cũng chịu thiệt hại vì những
quyết định điên rồ của nhà vua.
2/
Phúc Âm:
Chúa làm phép lạ cho 4,000 người ăn no nê.
2.1/
Phản ứng của Chúa Giêsu và của các môn đệ:
(1)
Chúa Giêsu biết mọi nhu cầu của con người: phần hồn cũng như phần xác. Những chi tiết của trình
thuật nói lên sự quan tâm và lòng thương xót của Ngài: "Thầy chạnh lòng
thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi mà không có gì ăn! Nếu Thầy
giải tán, để họ nhịn đói mà về nhà, thì họ sẽ bị xỉu dọc đường. Trong số đó, lại
có những người ở xa đến."
(2)
Phản ứng của các tông-đồ rất thực tế: Trong nơi hoang vắng này, làm sao tìm được bánh cho
bằng ấy người? Lấy tiền đâu mà mua nhiều bánh như vậy? Đó là trách nhiệm của họ,
đâu phải là của chúng ta! Rất nhiều người lãnh đạo phần hồn dựa vào những lý do
như thế để từ chối giúp đỡ giáo dân về phần xác; nhưng bổn phận bác ái là cho hết
mọi người, đâu trừ những nhà rao giảng. Hơn nữa, nhiều người tin vào Chúa không
do những lời giảng cao siêu, nhưng do tấm lòng thương xót của người rao giảng.
2.2/
Phép lạ hóa bánh ra nhiều: Cần lưu ý có hai phép lạ hóa bánh ra nhiều trong Tin Mừng của
Marcô:
(1)
Phép lạ hóa bánh ra nhiều từ 5 chiếc bánh và 2 con cá để nuôi 5,000 người (Mk
6): Tất
cả 4 Thánh-ký đều tường thuật phép lạ này (Mt 14:15-21, Mk 6:34-44, Lk 9:12-17,
Jn 6:1-14).
(2)
Phép lạ hóa bánh ra nhiều từ 7 chiếc bánh và vài con cá để nuôi 4,000 người: Chỉ có trong Marcô
trong trình thuật hôm nay, và được nhắc lại trong Mt 16:10.
-
Những điều giống nhau trong 2 phép lạ: Công thức chúc lành như khi lập BT Thánh
Thể trong Bữa Tiệc Ly: “Người cầm lấy bảy chiếc bánh, dâng lời tạ ơn, và bẻ ra,
trao cho các môn đệ để các ông dọn ra. Và các ông đã dọn ra cho đám đông.” Lời
thắc mắc của các tông-đồ: "Ở đây, trong nơi hoang vắng này, lấy đâu ra
bánh cho họ ăn no?"
-
Những điều khác nhau trong 2 phép lạ: Số người hiện diện, số bánh, và số cá. Số
bánh còn dư lại: 7 giỏ cho 4,000 và 12 giỏ cho 5,000. Địa điểm phép lạ xảy ra:
gần Capernaum, vùng của Do-thái, cho 5,000; và vùng Decapolis, lãnh thổ của Dân
Ngoại, cho 4,000.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta cần tuân theo sự chỉ dẫn của Thiên Chúa và các nhà chuyên môn, vì có rất
nhiều điều chúng ta không biết, hay vượt quá sự hiểu biết của con người chúng
ta.
-
Vâng lời những lệnh truyền của Thiên Chúa không hạn chế sự tự do của chúng ta;
nhưng giúp chúng ta đạt những hậu quả tốt, và vượt qua những cám dỗ của ma quỉ
và thế gian.
-
Thiên Chúa là Đấng Tốt Lành và thấu suốt mọi sự. Chúng ta cần tin tưởng tuyệt đối
và tuân giữ những gì Ngài truyền. Vì không một ai trên đời này khôn ngoan hơn
Thiên Chúa, chúng ta phải tuân theo những Lời Ngài dạy hơn là những lời của người
đời hay của chúng ta.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẢY MẦM
Mc
8,1-10
A.
Hạt giống...
Trong
các quyển Tin Mừng Mt và Mc, có tới hai phép lạ hóa bánh ra nhiều, một xảy ra ở
vùng đất do thái, một ở vùng đất lương dân. Phép lạ "lần thứ hai" này
xảy ra ở vùng đất lương dân. Có vài chi tiết đáng lưu ý :
-
Không nhắc tới những con cá, chỉ nói tới bánh thôi.
-
số lượng bánh ban đầu là 7 cái
-
Số người ăn là 4 ngàn.
-
Số bánh dư là 7 giỏ.
Những
con số 7 và 4 là những con số tượng trưng cho lương dân : các thành phố hy lạp
có một hội đồng quản trị gồm 7 thành viên, người ngoại thường nói "4
phương trời", "tứ hải giai huynh đệ"…
Như
thế, ý nghĩa chính của phép lạ này là : Chúa Giêsu không chỉ ban lương thực cho
người do thái mà còn cho lương dân.
B....
nẩy mầm.
1.
Thấy dân chúng đói khát, Chúa Giêsu động lòng thương, Ngài không muốn họ nhịn
đói mà về, sợ họ bị xỉu dọc đường. Tấm lòng Chúa Giêsu là thế và mãi mãi là thế,
ngày xưa là thế mà ngày nay vẫn là thế.
Lạy
Chúa, con đang đói khát, con sắp xỉu dọc đường, xin nhìn đến con.
2.
Phép lạ này là hình bóng của bí tích Thánh thể. Và như thế, qua phép lạ "lần
thứ hai" này, Chúa Giêsu có ý muốn cho lương dân cũng được nuôi dưỡng bằng
bí tích Thánh thể của Ngài. Nhưng thực tế là ngày nay, còn biết bao nhiêu người
lương chưa được hưởng thứ lương thực tuyệt vời ấy !
Ý
thức xã hội đã tăng nên ngày nay các kitô hữu đã biết lưu ý đến những người
nghèo đói vật chất. Nhưng chúng ta có biết xót xa khi thấy những người đói khát
tinh thần, những người chưa được ăn bánh của Chúa không ?
3.
Chúa Giêsu làm phép bánh xong, Ngài không đích thân phân phát mà trao cho các
môn đệ để các ông phân phát. Nghĩa là tuy Chúa có thể ban bánh cho lương dân,
nhưng Ngài muốn chúng ta góp phần mình vào đó. Mỗi khi chúng ta xin Chúa điều
gì thì đừng chờ Chúa làm tất cả mà hãy cùng làm với Chúa theo điều ta đã xin.
4.
"Người cầm lấy bảy chiếc bánh, dâng lời tạ ơn và bẻ ra, trao cho các môn đệ
để các ông dọn ra. Và các ông đã dọn ra cho đám đông" (Mc 8,6)
Một
lần nọ, khi dừng xe lại ở ngã tư vì đèn đỏ, tôi bất chợt thấy hai đứa trẻ nghèo
ngồi bên vệ đường, bẻ đôi chiếc bánh cho nhau và cùng ăn cách ngon lành. Bỗng dưng
tôi cảm thấy xúc động. Nhìn lại bản thân, tôi mới nhận ra rằng lâu này mình vẫn
sống trong "tháp ngà" và bàng quan với mọi chuyện của "thiên hạ".
Chỉ tích lũy và thu vén cho bản thân hơn là cảm thông và chia xẻ với mọi người.
Tôi
thực sự là kẻ nghèo và vẫn nghèo bao lâu chỉ biết thu vén và tích lũy mà không
hề biết cho đi, dù chỉ là một ánh mắt trìu mến, một nụ cười cảm thông hay
"bẻ đôi tấm bánh".
Lạy
Chúa, xin cho con thâm tín rằng mình chỉ thực sự hạnh phúc khi học biết "bẻ
đôi tấm bánh" hay chia xẻ với mọi người anh em. (Epphata)
Lm.Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ
15/02/14 THỨ BẢY TUẦN 5 TN
Mc 8,1-10
Mc 8,1-10
ĐỨC GIÊSU YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
Đám đông đã ăn và được no nê.
Người ta nhặt lấy những mẫu bánh còn thừa: bảy giỏ. Số người ăn độ chừng bốn
ngàn. (Mc 8,8-9)
Suy niệm: Chúa Giêsu làm phép lạ hoá bánh ra nhiều tới
hai lần. Lần nào cũng thế, Chúa thương dân chúng “bơ vơ như chiên không có người
chăn”. Chúa chăm lo cho cả những nhu cầu vật chất của người ta khi
người ta sẵn sàng hy sinh để lắng nghe Lời Chúa và theo Chúa. Và bao giờ cũng
thế, đã ban ơn thì Chúa ban thật dư dật: từ 7 chiếc bánh và mấy con cá nhỏ,
trên 4000 người ăn mà vẫn còn dư đến 7 giỏ.
Mời Bạn: Bạn
thấy không, có khi nào Chúa kém quảng đại hơn chúng ta đâu? Khi người ta sẵn
sàng hy sinh chấp nhận cơn đói của thể xác để thoả mãn cơn đói khát Lời Chúa
bằng cách đi theo Chúa Giêsu, thì lúc đó chẳng những Người ban cho họ no thoả
Lời Người mà còn dư đầy cả bánh và cá nữa. Nước lã hoá thành hằng trăm lít rượu
ngon tại Cana, mẻ cá lạ lùng hai chiếc thuyền đầy khẳm đến gần chìm, tất cả
những điều đó há chẳng nói lên Thiên Chúa rộng lượng quảng đại với bạn thế nào
hay sao? Bạn hãy đong cho Chúa bằng một chiếc đấu thật lớn, thật đầy đi, và
Chúa sẽ đong lại cho bạn bằng chính
chiếc đấu ấy đã dằn đã lắc hẳn hoi.
Sống Lời Chúa: Ngày mai, Chúa Nhật bạn hãy hy sinh xếp các
công việc của bạn lại để dành cho Chúa một ngày thật trọn vẹn, thật đúng ý
nghĩa Chúa Nhật là Ngày Của Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa thật quảng đại với con. Còn con lại quá nhỏ nhen,
hẹp hòi với Chúa. Xin cho con biết sống quảng đại với Chúa và với nhau, như
Chúa vẫn quảng đại với con.
Bị xỉu dọc đường
Xin Thiên Chúa là Tình Yêu viết hoa giúp các bạn
trẻ biết chấp nhận những đòi hỏi và hy sinh của tình yêu để yêu đối với họ thực
sự là bẻ ra và trao đi.
Suy niệm:
Thân xác có những nhu cầu
cơ bản của nó.
Nó biết đói, biết khát,
biết mệt và có thế bị xỉu vì kiệt sức.
Khi Đức Giêsu làm phép lạ
bánh hóa nhiều để nuôi dân,
Ngài cho thấy mình chẳng
hề duy linh hay duy tâm chút nào.
Tin mừng Máccô kể lại hai
phép lạ bánh hóa nhiều.
Lần đầu năm cái bánh và
hai con cá cho năm ngàn người (Mc 6, 32-44).
Bài Tin mừng hôm nay nói
đến một phép lạ bánh hóa nhiều khác,
bảy cái bánh và mấy con
cá nhỏ cho bốn ngàn người ăn.
Lần đầu Đức Giêsu chạnh
lòng thương
vì dân chúng bơ
vơ như chiên không người chăn dắt (Mc 6, 34).
Lần này Ngài chạnh lòng
thương đám đông vì họ không có gì ăn (Mc 8,1).
Đức Giêsu đã giải thích
cặn kẽ các lý do khiến Ngài thương họ:
vì họ đã ở với Ngài ba
ngày rồi mà không có gì ăn (c.2),
vì Ngài sợ họ sẽ bị xỉu
dọc đường nếu nhịn đói mà về nhà,
vì có một số người từ xa
đến (c.3).
Rõ ràng Đức Giêsu quan
tâm đến sức khỏe của đám đông.
Họ đã theo Ngài, ở với
Ngài và được ăn bánh tinh thần trong mấy ngày qua.
Nhưng họ cũng cần tấm
bánh vật chất cho thân xác.
Có thực mới vực được đạo.
Chính Đức Giêsu, chứ không
phải các môn đệ, đã nhận ra điều ấy.
Ngài gọi họ lại để nhắc
họ về nhu cầu của đám đông (c.1).
Bảy cái bánh được Đức
Giêsu bẻ ra và trao cho các môn đệ.
Các môn đệ lại làm cử chỉ
như vậy cho đám đông.
Bẻ ra và trao đi là những
hành vi của bác ái, chia sẻ.
Bẻ ra là chấp nhận bị vỡ,
chẳng còn nguyên vẹn như trước.
Trao đi là chấp nhận mất
mát, chẳng còn giữ lại gì cho mình.
Nhưng chỉ khi dám bẻ ra
và trao đi mới đem lại hạnh phúc dư dật.
Phép lạ bánh hóa nhiều là
phép lạ các Kitô hữu làm mỗi ngày,
khi họ dám bẻ ra và trao
đi tấm bánh của đời họ.
Họ bỗng thấy mình sung
mãn khi người khác được no nê.
Xin Thiên Chúa là Tình
Yêu viết hoa
giúp các bạn trẻ biết
chấp nhận những đòi hỏi và hy sinh của tình yêu
để yêu đối với họ thực sự
là bẻ ra và trao đi.
Cầu nguyện:
Lạy Thiên Chúa là Tình
Yêu,
xin cho con biết nhạy cảm
trước nỗi đau của con người,
những trẻ em bất hạnh,
những phụ nữ bị bạo hành,
những người trẻ mất niềm
hy vọng, những người già neo đơn.
Trong cơn khủng hoảng
hiện nay trên toàn cầu,
có bao người thất nghiệp,
bao người lâm cảnh đói ăn.
Xin cho tim con chạnh
lòng thương như Chúa,
dám chấp nhận sống nghèo
để giúp nhiều người thoát cảnh nghèo,
dám chấp nhận liên đới và
chia sẻ để thế giới được công bằng hơn.
Ước gì khi thế giới ngưng
chiến tranh và các cuộc chạy đua vũ trang,
khi nước giàu chia sẻ cho
nước nghèo,
khi bất công và thù hận
không còn thống trị,
chúng con được hạnh phúc
vì thấy Nước Chúa đã gần bên.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
* Suy niệm
Bài Tin mừng hôm nay tường thuật phép lạ bánh hóa
nhiều của Đức Giêsu. Phép lạ này phát xuất từ sự ‘chạnh lòng thương’ của Đức
Giêsu với đoàn dân đã đi theo Người suốt ba ngày, và bây giờ bụng đang đói. Từ
bảy chiếc bánh và ít con cá nhỏ mà các môn đệ mang lại, Đức Giêsu đã làm phép
lạ bánh hóa nhiều nuôi họ ăn no nê.
Hôm nay, nếu tôi chậm rãi nhìn xem, sẽ thấy chung
quanh còn biết bao người đang khổ đau nghèo đói.
Mong sao, như Đức Giêsu, tôi cũng biết ‘chạnh
lòng thương’, luôn nhạy cảm trước những nỗi đau của người khác.
Mong sao, sự ‘chạnh lòng thương’ của tôi được cụ
thể hóa bằng những liên đới, sẻ chia: bẻ ra và trao đi.
Hãy Nâng Tâm Hồn
Lên
15
THÁNG HAI
Trẻ Và Già Cùng
Chung Sức Làm Việc
Khi
nêu chứng tá đức tin của mình cho người trẻ, người già đang thể hiện một tinh
thần phong phú mà sự suy sụp về thể lý do tuổi già không thể làm phai nhạt đi:
“Già cỗi rồi vẫn sinh hoa kết quả, tràn đầy nhựa sống, cành lá xanh rờn – để
loan truyền rằng Chúa thật là ngay thẳng” (Tv 92, 15 – 16). Người trẻ có bổn phận
học tập nơi gương mẫu của người già, nhất là phải biết lắng nghe các ngài: “Đừng
bỏ qua chuyện các vị cao niên kể lại” (Hc 8, 9). “Hãy hỏi cha ngươi và người sẽ
nói cho ngươi biết, hãy hỏi các bậc lão thành và các vị sẽ chỉ bảo nguơi” (Đnl
32, 7). Người trẻ cũng có bổn phận phải giúp đỡ người già: “Con ơi, hãy săn sóc
cha con khi người đến tuổi già; bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi.
Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông, chớ cậy mình sung sức mà khinh dễ người”
(Hc 3, 12 – 13).
Giáo
huấn của Tân Ước cũng phong phú không kém. Thánh Phao-lô đề ra lý tưởng cho cuộc
sống trưởng thành bằng những lời khuyên hết sức cụ thể về sự tiết độ, đàng
hoàng, chừng mực, vững mạnh trong đức tin, đức mến và đức nhẫn nại (Tt 2, 2). Một
mẫu gương tuyệt vời có thể được nhìn thấy nơi ông già Si-mê-on, người đã sống
trong niềm ngưỡng vọng được nhìn thấy Đấng Mê-si-a. Ông cụ Si-mê-on đã rao giảng
về Đức Kitô như là sự sống sung mãn và là niềm hy vọng cho tương lai của chính
ông cũng như cho mọi người.
- suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ
nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY 15-02
1V 12, 26-32; 13, 33-34; Mc
8, 1-10.
LỜI SUY NIỆM: “`Trong những ngày ấy, lại có một đám rất đông,
và không có gì ăn, nên Đức Giêsu gọi các môn đệ lại và nói: Thầy chạnh lòng
thương đám đông, vì họ luôn ở với Thầy đã ba ngày rồi mà không có gì ăn.”
Chúa Giêsu đến trong thế
gian, là để mạc khải tình yêu của Thiên Chúa. Qua phép lạ hóa bánh ra nhiều.
Chúa Giêsu cho chúng ta thấy được sự quan tâm với một tình thương, để thể hiện
những điều này Thiên Chúa cần đến sự cọng tác của con người “Anh em có mấy chiếc
bánh” “Thưa có bảy chiếc” Chúa dùng quyền năng của Ngài thì tất cả đều no đủ.
Lạy Chúa Giêsu. Chúa đặt để
trong tâm hồn mỗi con người đều có lòng trắc ẩn trước mỗi khó khắn của tha nhân
gặp phải. Xin Chúa ban cho mọi thành viên trong gia đình chúng con biết thực
thi lòng trác ẩn bằng hành động bác ái cụ thể với tha nhân.
Mạnh
Phương
15
Tháng Hai
Bài Ca Vạn Vật
Một
tác giả nọ đã tưởng tượng ra một cuộc gặp gỡ giữa một nhà tí thức bi quan với
Thánh Phanxico thành Assisi. Như thường lệ, mỗi lần gặp bất cứ ai, vị sứ giả của
Hòa Bình thường cất lên bài ca vạn vật: "Chúc tụng Ðấng Tối cao, Thiên
Chúa toàn năng vì anh mặt trời, vì chị mặt đất, vì anh lửa, anh gió, vì chị chết".
Nhà trí thức bi quan lắng nghe hết bài ca vạn vật của vị sứ giả Hòa Bình. Nước
mắt lăn dài trên gò má của ông. Nhưng đây không phải là những giọt nước mắt của
cảm động, mà là của căm tức thì đúng hơn. Không còn kềm hãm được cơn giận của
mình nữa, nhà trí thức bi quan trút bỏ trên Thánh Phanxico tất cả những sôi sục
của ông mà ông cũng cho là của không biết bao nhiêu kẻ vô tội khác trên trần
gian. Ông nói với Thánh nhân như sau: "Hỡi người anh em kỳ diệu với cái
nhìn đầy ánh sáng. Người anh em ca tụng mặt trời. Người anh em có bao giờ thấy
người ta chết vì bị mặt trời thiêu đốt chưa? Người anh em có bao giờ thấy cả một
sa mạc nắng cháy khô cằn chưa? Người anh em có thấy người ta chết vì hạn hán
không?
Người
anh em ca tụng nước. Người anh em có bao giờ chững kiến cảnh lụt lội, màn trời
chiếu đất chưa? Người anh em ca tụng Mẹ Ðất. Hẳn người anh em đã biết run sợ
khi chứng kiến cảnh động đất: nhà cửa đổ nát, người người bị chôn vùi. Người
anh em ca tụng lửa. Người anh em có bao giờ chứng kiến cảnh núi lửa thiêu rụi
níu rừng cây cỏ và con người không?
Người
anh em ca tụng anh gió. Người anh em có lẽ chưa bao giờ ra giữa khơi để chứng
kiến cảnh chới với của những người đi biển khi gặp cuồng phong? Hằng năm có biết
bao nhiêu người chết vì gió bão? Hằng năm có biết bao nhiêu người chết vì thiên
tai?
Nghe
tất cả những lời tả oán ấy của người trí thức bi quan, vị sứ giả của Hòa Bình
chỉ biết mỉm cười. Ngài gật đầu trả lời: Phải, hỡi người anh em, ta nghe và biết
tất cả những gì người anh em mới kể ra. Ta biết rằng tất cả những điều thiện hảo
đều có thể trở thành xấu do sự sử dụng không đúng của con người. Ðó là chân lý
mà ai trong chúng ta cũng đều có thể cảm nghiệm được trong cuộc sống mỗi ngày.
Nhưng
điều Ta muốn nói: đó là ngay từ những điều xấu, Thiên Chúa có thể biến thành khởi
nguồn của những điều tốt đẹp hơn. Trong bài ca của Ta, Ta đã nhắc đến Sự Chết
và Tội Lỗi là hai điều xấu xa nhất. Cái chết có thể trở thành nguồn ơn cứu
thoát. Tội lỗi cũng có thể trở thành khởi điểm của hồng ân. Thánh Phaolô há đã
chẳng nói: "Nơi nào tội lỗi càng nhiều, nơi đó Thiên Chúa càng ban ơn dồi
dào hơn". Thiên Chúa không bao giờ thất vọng và đầu hàng trong việc thi ân
cả. Tất cả những gì Ta muốn nói lên trong bài ca vạn vật của Ta: đó là mời gọi
anh em hãy cố gằng nhìn thấy sự thiện trong mọi sự.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét