Giải đáp phụng vụ: Nghi thức thống hối trong lễ
Phục Sinh được thực hiện ra sao?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong thư luân lưu "Paschalis Solemnitatis", về sự chuẩn bị và cử hành lễ Phục Sinh, hướng dẫn mục vụ sau đây được đưa ra cho nghi thức thống hối trong lễ Phục Sinh (số 97): "Thật là thích hợp khi nghi thức thống hối ngày này mang hình thức của việc rảy nước thánh đã được làm phép trong lễ Vọng Phục Sinh, trong đó điệp ca 'Vidi aquam' (Tôi đã thấy nước) hoặc một bài hát khác có tính cách thánh tẩy được hát lên". Vì nước làm phép trong lễ Vọng không cần phải được làm phép lại, điều này có nghĩa là vào ngày lễ Phục sinh, cả lời mời gọi của linh mục và việc làm phép nước bị bỏ qua, khi thực hiện nghi thức rảy nước thánh, và vì vậy cộng đoàn bắt đầu hát ngay điệp ca “Tôi đã thấy nước”, hoặc một bài hát khác ngay sau khi làm dấu thánh giá và lời chào của linh mục; thưa cha, như thế là đúng không? - S. V. R., Breda, Hà Lan.
Đáp: Việc làm phép nước được bỏ qua trong ngày lễ Phục sinh, cũng như được bỏ qua khi làm phép Rửa tội, trong suốt 50 ngày của Lễ Phục Sinh, mà trong đó nước làm phép trong lễ Vọng Phục sinh được sử dụng.
Cần lưu ý rằng trong khi hướng dẫn trên là chính xác, khi nói đến việc rảy nước thánh cho tín hữu với nước đã làm phép trước và điệp ca được hát, cả hướng dẫn này và Sách Lễ không nói gì về nghi thức chính xác cần được thực hiện cho việc rảy nước thánh vào lễ Chúa Nhật Phục sinh.
Đầu thánh lễ, việc bắt đầu ngay rảy nước thánh và hát điệp ca có thể là vô nghĩa đối với các tín hữu. Vì vậy, tôi nghĩ rằng linh mục nên giải thích ý nghĩa của nghi thức, để cho các tín hữu hiểu sự liên kết của việc rảy nước thánh và nghi thức thống hối.
Mặc dù nó không phải là quy định, tôi tin rằng linh mục có thề sử dụng công thức quen thuộc của việc giới thiệu nghi thức thống hối, trước khi bắt đầu rảy nước thánh.
Sách Lễ cũng cung cấp một sự chọn lựa thay thế cho thủ tục này trong Chúa Nhật Phục Sinh. Nghi thức thống hối quen thuộc được sử dụng, nhưng việc nhắc lại lời hứa rửa tội được thực hiện sau bài giảng, theo nghi thức được đề nghị cho lễ Vọng Phục Sinh, và không đọc kinh Tin Kính. Trong trường hợp này, việc rảy nước thánh được làm phép trong lễ Vọng, và hát điệp ca được thực hiện như là kết luận cho việc nhắc lại lời hứa rửa tội.
Trong lễ Chúa Nhật Phục Sinh, sự chọn lựa thứ hai này có lẽ được ưa thích hơn so với việc rảy bước thánh trong nghi thức thống hối, vì chỉ vào ngày Chúa Nhật Phục sinh khả năng này là dễ thực thi.
Tuy nhiên, trong các Chúa Nhật khác của mùa Phục sinh, nghi thức làm phép nước và rảy nước thánh trên các tín hữu là được khuyến khích hơn.
Trong trường hợp này, sự thực hành là khác với việc rửa tội mùa Phục Sinh, vì nước chưa được làm phép. Phần Phụ lục của Sách Lễ cung cấp một lời nguyện làm phép nước và các điệp ca riêng cho mùa này dành cho các Chúa Nhật mùa Phục Sinh. Lời nguyện làm phép nước là như sau:
"Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con là dân Chúa, đang họp nhau cầu nguyện, để tưởng nhớ công ơn Chúa đã sáng tạo chúng con cách lạ lùng, và cứu chuộc còn lạ lùng hơn nữa. Xin Chúa thuơng nhận lời chúng con và thánh hoá + nước này do chính Chúa đã dựng nên, để làm cho ruộng đất phì nhiêu mầu mỡ, cho thân xác con người được sạch sẽ và thoải mái. Và trải qua lịch sử cứu chuộc, nước thiên nhiên đã trở nên khí cụ của tình thương hải hà: Quả vậy, Chúa dùng nước Biển Đỏ cứu dân riêng khỏi vòng nô lệ, và làm vọt lên giữa sa mạc khô cằn một nguồn nước cho dân giải khát. Các tiên tri cũng dùng hình ảnh mạch nước tuôn trào để tiên báo Chúa sẽ lập giao ước mới với loài người chúng con. Và sau hết, khi Đức Kitô chịu phép rửa tại sông Giođan, Chúa đã thánh hoá nước trong lành, để thanh tẩy con người tội lỗi chúng con, và cho chúng con được tái sinh nên con người mới. Vậy giờ đây, khi chúng con rảy nước thánh trên mình, để nhớ lại Bí Tích Thánh Tẩy chúng con đã lãnh nhận, xin Chúa cho tất cả chúng con được chia sẻ niềm vui với anh chị em chịu phép Thánh Tẩy trong mùa Vượt Qua này. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. CĐ: Amen" (Bản dịch của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Lời nguyện tuyệt đẹp này xuất hiện như một mẫu thức tương đối mới, mặc dầu nó được cảm hứng từ các mẫu thức cổ trong các thủ bản thuộc thế kỷ VI và VII.
Năm điệp ca Phục Sinh được trích từ Kinh Thánh. Điệp ca đầu tiên "Tôi đã thấy nước, Vidi aquam" được lấy cảm hứng từ Ed 47, 1 - 2, 9 . "Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra, Alleluia! Và nước ấy chảy đến những ai thì tất cả đều được cứu rỗi và reo lên Alleluia! Alleluia!"
Sau khi hoàn tất việc rảy nước thánh trên các tín hữu, linh mục trở về ngai và đọc lời sau đây để kết thúc nghi thức thống hối: "Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội chúng ta, và nhờ việc cử hành Hy tế tạ ơn này, xin làm cho chúng ta xứng đáng chia sẻ vào bàn tiệc Nước Trời. CĐ: Amen”. (Zenit.org 8-4-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong thư luân lưu "Paschalis Solemnitatis", về sự chuẩn bị và cử hành lễ Phục Sinh, hướng dẫn mục vụ sau đây được đưa ra cho nghi thức thống hối trong lễ Phục Sinh (số 97): "Thật là thích hợp khi nghi thức thống hối ngày này mang hình thức của việc rảy nước thánh đã được làm phép trong lễ Vọng Phục Sinh, trong đó điệp ca 'Vidi aquam' (Tôi đã thấy nước) hoặc một bài hát khác có tính cách thánh tẩy được hát lên". Vì nước làm phép trong lễ Vọng không cần phải được làm phép lại, điều này có nghĩa là vào ngày lễ Phục sinh, cả lời mời gọi của linh mục và việc làm phép nước bị bỏ qua, khi thực hiện nghi thức rảy nước thánh, và vì vậy cộng đoàn bắt đầu hát ngay điệp ca “Tôi đã thấy nước”, hoặc một bài hát khác ngay sau khi làm dấu thánh giá và lời chào của linh mục; thưa cha, như thế là đúng không? - S. V. R., Breda, Hà Lan.
Đáp: Việc làm phép nước được bỏ qua trong ngày lễ Phục sinh, cũng như được bỏ qua khi làm phép Rửa tội, trong suốt 50 ngày của Lễ Phục Sinh, mà trong đó nước làm phép trong lễ Vọng Phục sinh được sử dụng.
Cần lưu ý rằng trong khi hướng dẫn trên là chính xác, khi nói đến việc rảy nước thánh cho tín hữu với nước đã làm phép trước và điệp ca được hát, cả hướng dẫn này và Sách Lễ không nói gì về nghi thức chính xác cần được thực hiện cho việc rảy nước thánh vào lễ Chúa Nhật Phục sinh.
Đầu thánh lễ, việc bắt đầu ngay rảy nước thánh và hát điệp ca có thể là vô nghĩa đối với các tín hữu. Vì vậy, tôi nghĩ rằng linh mục nên giải thích ý nghĩa của nghi thức, để cho các tín hữu hiểu sự liên kết của việc rảy nước thánh và nghi thức thống hối.
Mặc dù nó không phải là quy định, tôi tin rằng linh mục có thề sử dụng công thức quen thuộc của việc giới thiệu nghi thức thống hối, trước khi bắt đầu rảy nước thánh.
Sách Lễ cũng cung cấp một sự chọn lựa thay thế cho thủ tục này trong Chúa Nhật Phục Sinh. Nghi thức thống hối quen thuộc được sử dụng, nhưng việc nhắc lại lời hứa rửa tội được thực hiện sau bài giảng, theo nghi thức được đề nghị cho lễ Vọng Phục Sinh, và không đọc kinh Tin Kính. Trong trường hợp này, việc rảy nước thánh được làm phép trong lễ Vọng, và hát điệp ca được thực hiện như là kết luận cho việc nhắc lại lời hứa rửa tội.
Trong lễ Chúa Nhật Phục Sinh, sự chọn lựa thứ hai này có lẽ được ưa thích hơn so với việc rảy bước thánh trong nghi thức thống hối, vì chỉ vào ngày Chúa Nhật Phục sinh khả năng này là dễ thực thi.
Tuy nhiên, trong các Chúa Nhật khác của mùa Phục sinh, nghi thức làm phép nước và rảy nước thánh trên các tín hữu là được khuyến khích hơn.
Trong trường hợp này, sự thực hành là khác với việc rửa tội mùa Phục Sinh, vì nước chưa được làm phép. Phần Phụ lục của Sách Lễ cung cấp một lời nguyện làm phép nước và các điệp ca riêng cho mùa này dành cho các Chúa Nhật mùa Phục Sinh. Lời nguyện làm phép nước là như sau:
"Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con là dân Chúa, đang họp nhau cầu nguyện, để tưởng nhớ công ơn Chúa đã sáng tạo chúng con cách lạ lùng, và cứu chuộc còn lạ lùng hơn nữa. Xin Chúa thuơng nhận lời chúng con và thánh hoá + nước này do chính Chúa đã dựng nên, để làm cho ruộng đất phì nhiêu mầu mỡ, cho thân xác con người được sạch sẽ và thoải mái. Và trải qua lịch sử cứu chuộc, nước thiên nhiên đã trở nên khí cụ của tình thương hải hà: Quả vậy, Chúa dùng nước Biển Đỏ cứu dân riêng khỏi vòng nô lệ, và làm vọt lên giữa sa mạc khô cằn một nguồn nước cho dân giải khát. Các tiên tri cũng dùng hình ảnh mạch nước tuôn trào để tiên báo Chúa sẽ lập giao ước mới với loài người chúng con. Và sau hết, khi Đức Kitô chịu phép rửa tại sông Giođan, Chúa đã thánh hoá nước trong lành, để thanh tẩy con người tội lỗi chúng con, và cho chúng con được tái sinh nên con người mới. Vậy giờ đây, khi chúng con rảy nước thánh trên mình, để nhớ lại Bí Tích Thánh Tẩy chúng con đã lãnh nhận, xin Chúa cho tất cả chúng con được chia sẻ niềm vui với anh chị em chịu phép Thánh Tẩy trong mùa Vượt Qua này. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. CĐ: Amen" (Bản dịch của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Lời nguyện tuyệt đẹp này xuất hiện như một mẫu thức tương đối mới, mặc dầu nó được cảm hứng từ các mẫu thức cổ trong các thủ bản thuộc thế kỷ VI và VII.
Năm điệp ca Phục Sinh được trích từ Kinh Thánh. Điệp ca đầu tiên "Tôi đã thấy nước, Vidi aquam" được lấy cảm hứng từ Ed 47, 1 - 2, 9 . "Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra, Alleluia! Và nước ấy chảy đến những ai thì tất cả đều được cứu rỗi và reo lên Alleluia! Alleluia!"
Sau khi hoàn tất việc rảy nước thánh trên các tín hữu, linh mục trở về ngai và đọc lời sau đây để kết thúc nghi thức thống hối: "Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội chúng ta, và nhờ việc cử hành Hy tế tạ ơn này, xin làm cho chúng ta xứng đáng chia sẻ vào bàn tiệc Nước Trời. CĐ: Amen”. (Zenit.org 8-4-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét