08/02/2015
Chúa Nhật 5 Quanh
Năm Năm B
(Phần I)
Bài
Ðọc I: G 7, 1-4. 6-7
"Tôi
phải buồn sầu mãi cho đến tối".
Trích
sách Gióp.
Bấy
giờ Gióp nói rằng: "Khổ dịch là đời sống của con người trên trái đất, ngày
của họ giống như ngày của người làm công. Cũng như người nô lệ khát khao bóng
mát, như người làm công ước mong lãnh tiền công thế nào, thì tôi cũng có những
tháng nhàn rỗi, có những đêm người ta bắt tôi làm việc cực nhọc. Nếu tôi đi ngủ,
thì tôi lại nói: "Chừng nào tôi mới thức dậy, và chừng nào là đến chiều?
Tôi phải buồn sầu mãi cho đến tối". Ngày của tôi qua nhanh hơn chiếc thoi
đưa, nó tàn lụn đi mà không mang lại tia hy vọng nào. Hãy nhớ rằng đời sống tôi
chỉ là một hơi thở! Mắt tôi sẽ không nhìn thấy hạnh phúc".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 146, 1-2. 3-4. 5-6
Ðáp: Hãy chúc tụng
Chúa, Ðấng cứu chữa những kẻ giập nát tâm can (c. 3a).
Hoặc
đọc: Alleluia.
Xướng:
1) Hãy ngợi khen Chúa, vì Người hảo tâm; hãy ca mừng Thiên Chúa chúng ta, vì
Người êm ái, thực Người rất đáng ngợi khen. Chúa xây dựng lại Giêrusalem, tập họp
con cái Israel phân tán. - Ðáp.
2)
Chính Người chữa những kẻ giập nát tâm can, và băng bó vết thương của lòng họ.
Người ấn định con số các ngôi sao, và gọi đích danh từng ngôi một. - Ðáp.
3)
Chúa chúng ta cao cả và mãnh liệt quyền năng, sự khôn ngoan của Người thực là
vô lượng. Chúa nâng cao những kẻ khiêm cung, Người đè bẹp đứa ác nhân xuống tận
đất. - Ðáp.
Bài
Ðọc II: 1 Cr 9, 16-19. 22-23
"Vô
phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm".
Trích
thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh
em thân mến, nếu tôi rao giảng Tin Mừng, thì không phải để làm cho tôi vinh
quang, mà vì đó là một nhu cầu đối với tôi. Vô phúc cho tôi, nếu tôi không rao
giảng Tin Mừng. Giả như nếu tôi tự ý đảm nhận việc ấy, thì tôi có công; nhưng nếu
tôi bị ép buộc, thì tôi phải làm trọn nghĩa vụ đã giao phó cho tôi. Vậy thì phần
thưởng của tôi ở đâu? Khi rao giảng Tin Mừng, tôi đem Tin Mừng biếu không, tôi
không dùng quyền mà Tin Mừng dành cho tôi. Mặc dầu tôi được tự do đối với tất cả
mọi người, tôi đã đành làm nô lệ cho mọi người, hầu thu hút được nhiều người
hơn. Tôi đã ăn ở như người yếu đau đối với những kẻ yếu đau, để thu hút người yếu
đau. Tôi đã nên mọi sự đối với tất cả mọi người, để làm cho mọi người được cứu
rỗi. Tất cả những việc đó, tôi làm vì Tin Mừng để được thông phần vào lợi ích của
Tin Mừng.
Ðó
là lời Chúa.
Alleluia:
Ga 10, 27
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Chiên của Ta nghe biết tiếng Ta; Ta biết chúng và
chúng theo Ta". - Alleluia.
Phúc
Âm: Mc 1, 29-39
"Người
chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi
ấy, Chúa Giêsu ra khỏi hội đường, Người cùng với Giacôbê và Gioan đến nhà Simon
và Anrê. Lúc ấy bà nhạc gia của Simon cảm sốt nằm trên giường, lập tức người ta
nói cho Người biết bệnh tình của bà. Tiến lại gần, Người cầm tay bà, và nâng đỡ
dậy. Bà liền khỏi cảm sốt và đi tiếp đãi các ngài.
Chiều
đến, lúc mặt trời đã lặn, người ta dẫn đến Người tất cả những bệnh nhân, tất cả
những người bị quỷ ám: và cả thành tụ họp trước cửa nhà. Người chữa nhiều người
đau ốm những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều quỷ, và không cho chúng nói,
vì chúng biết Người.
Sáng
sớm tinh sương, Người chỗi dậy, ra khỏi nhà, đi đến một nơi thanh vắng và cầu
nguyện tại đó. Simon và các bạn chạy đi tìm Người. Khi tìm thấy Người, các ông
nói cùng Người rằng: "Mọi người đều đi tìm Thầy". Nhưng Người đáp:
"Chúng ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận, để Ta cũng rao giảng
ở đó nữa". Và Người đi rao giảng trong các hội đường, trong khắp xứ
Galilêa và xua trừ ma quỷ.
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Vị tiên tri có uy quyền
Chúa
nhật trước Phụng vụ cho chúng ta thấy Ðức Yêsu là vị tiên tri có uy quyền; và Lời
của Người ở trong Giáo hội hiện nay có sức mạnh giải thoát người ta khỏi tà thần
khi người ta kết hợp với Người trong mầu nhiệm tử nạn. Hôm nay, Phụng vụ giới
thiệu với chúng ta một Ðức Yêsu đến cứu chữa nhân loại khỏi đau khổ lầm than.
Và cho được như vậy phụng vụ đã bắt đầu cho chúng ta nghe một đoạn sách Yob để
dẫn vào bài Tin Mừng. Còn bài Thánh thư có ý đề nghị với chúng ta thái độ phải
có để hành vi cứu khổ của Chúa Yêsu được tiếp nối trong đời sống con người hiện
nay.
1.
Ðời Là Bể Khổ
Chúng
ta hết thảy đã biết truyện ông Yob. Ông là người công chính, nhưng gặp toàn hoạn
nạn đau thương. Không những nhà cửa bỗng dưng trở thành tro bụi và con cái lăn
đùng ra chết mà chính thân thể ông cũng đâm ra ghẻ lở hôi thối. Người ta khiêng
ông đặt trên đống tro. Người người đàm tiếu ông bị trời phạt. Ngay bà vợ ông
cũng đay nghiến ông suốt ngày. Ông trở thành kiểu mẫu những con người khổ sở.
Và đoạn văn hôm nay cho chúng ta nghe một trong nhiều lời ông than thở.
Ôi
thôi, đời người như cảnh nô lệ, như kiếp sống làm thuê. Người nô lệ mong được
nghỉ, người làm thuê chờ đồng lương. Thế mà thân tôi chẳng bao giờ được trả
công; và ngủ nghỉ cũng chẳng được. Bởi vì vừa nằm xuống, đau khổ đã đầy ứ tâm hồn
và tôi chỉ chờ sáng... Nhưng sáng trời thì lại thấy đời mau qua như con thoi
trên khung dệt, tàn lụi không hy vọng.
Ðiều
đáng để ý trong lời than này là Yob rất thực tế và chân thực. Ông khác hẳn tác
giả bài tường thuật về việc Adong sa ngã. Ở bài sách Khởi nguyên đó, lao động bị
coi như là hình phạt của tội lỗi. Còn ở đây, Yob biết những vất vả của lao động
và ngay cả cảnh làm thuê và nô dịch nữa. Nhưng ông vẫn còn ao ước được hạnh
phúc như thế. Cái khổ của ông là không được điều kiện như những người lao động
bình thường.
Ông
cũng chân thực lắm khi khổ mà vẫn phàn nàn vì đời sống như thoi đưa, không có
hy vọng nào. Nhất là ông chân thật ở chỗ gạt bỏ hết mọi luận lý của người đời về
đau khổ... Ông ngước mắt lên Chúa mà cầu nguyện: Xin Chúa hãy nhớ...
Và
đây là điểm chúng ta phải để ý. Khi nghe tin Yob gặp tai ương hoạn nạn, bạn bè
ông đã đến. Chẳng giúp đỡ ông cụ thể thì chớ, họ còn lấy giọng đạo đức khuyên
ông nên nhận ra lỗi mình: không có tội thì làm sao lại bị trời phạt như thế?
Yob không chấp nhận được thứ triết học đó và mọi thứ triết lý khác về đau khổ.
Lương tâm của ông thấy rõ trường hợp của ông không đúng với phán quyết của mọi
luận điệu suy tư kia. Yob phủ nhận mọi lý thuyết khôn ngoan của người đời. Và
trung thành với đức tin của mình, ông quay mặt về Chúa: "Xin Ngài hãy nhớ...".
Những
ai đã đọc Thánh Kinh sẽ nhận ra đây là Lời cầu nguyện căn bản của Dân Chúa
trong những thời kỳ lầm than. Gặp cảnh tuyệt vọng, họ chỉ còn niềm tin duy nhất:
xin Chúa hãy nhớ Ngài là Ðấng nhân ái và trung tín. Ngài đã ban lời giao ước và
nhất quyết thi hành cả khi loài người bất nghĩa. Ngài sẽ ra tay cứu độ chúng
tôi khỏi cảnh lầm than khổ sở.
Như
vậy bài sách Yob hôm nay không dừng lại ở cái nhìn bi quan yếm thế và mô tả đời
là bể khổ. Nó chỉ tựa vào đó để đưa lòng chúng ta vươn lên tới Chúa. Yob khuyên
nhủ mọi kẻ đang đau khổ lầm than cầu xin ơn cứu độ. Yob là hình ảnh và hiện
thân của Cựu Ước hướng về Ðấng Thiên Sai cứu đời; và như vậy ông cũng là gương
mẫu của chúng ta đang hành trình trần gian phải nhìn về Trời mới và Ðất mới.
2.
Ðấng Cứu Ðời Ðã Ðến
Bài
Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy Ðức Yêsu sau khi đã trừ một thần ô uế, đã ra
khỏi hội đường Capharnaum. Người là vị tiên tri có uy quyền trong lời nói. Người
đã khởi sự chữa lành người ta trong hội đường Dothái, thì bây giờ Người bắt đầu
ra đi cứu đời rộng rãi hơn nữa. Trong đoạn Tin Mừng này, thánh Marcô nhấn mạnh
đến địa danh Galilêa dân ngoại để nói ảnh hưởng của Chúa phải lan đến khắp các
dân tộc.
Vậy
Người đến nhà của Simon và Anrê. Gặp bà gia của Simon nằm liệt vì sốt, Người đã
chữa bà. Câu truyện này Marcô kể rất vắn tắt; nhưng bối cảnh của nó cũng như những
từ ngữ mà Marcô dùng lại rất ý nghĩa. Người Dothái quan niệm bệnh tật là việc của
ma quỷ làm. Nên việc Ðức Kitô chữa bệnh cũng có giá trị và ý nghĩa như việc Người
trừ quỷ. Marcô lại nói Người đã cầm lấy tay bà và cho bà chỗi dậy. Ông muốn gợi
lên hình ảnh của mầu nhiệm phục sinh, làm cho người ta chỗi dậy khỏi chỗ sa ngã
mà ma quỷ đã đưa người ta vào. Và chỗi dậy rồi, tức là được ơn phục sinh xong,
người ta phải bắt chước bà gia của Simon mà "bắt đầu phục vụ Người"
như chính Người đã đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ, đến nỗi
hiến cả mạng sống mình cho người ta.
Chúng
ta phải thán phục Marcô. Với một hai câu văn, người đã nói lên được nhiều ý tưởng
thâm trầm. Và việc mà Ðức Kitô làm cho một người, Marcô còn thấy Người đã làm
cho mọi người. Vì kìa, khi mặt trời lặn, người ta đem lại cho Người mọi kẻ ốm
đau và mọi kẻ bị quỷ ám. Ðó là tất cả mặt đất đầy đau thương dưới sự khống chế
của tà thần. Ðó là thế giới đang sống trong tối tăm. Cả thành đứng đó nhưng chẳng
ai làm gì được... Loài người tất cả chờ mong Ðức Yêsu. Người chữa nhiều bệnh
nhân đủ loại và đuổi nhiều thứ quỷ.
Nhưng
tại sao Người đã không chữa hết mọi con bệnh và trừ hết mọi tà thần? Marcô có ý
để cho chúng ta suy nghĩ. Chúa không cứu được chúng ta nếu chúng ta không muốn.
Người đòi chúng ta phải có niềm tin... Hơn nữa, như bản Tin Mừng Chúa nhật trước
nói: Lời Chúa rất uy quyền. Nhưng kẻ được nghe Lời ấy và kêu cả Danh Chúa nữa
mà không muốn theo Người đi vào mầu nhiệm thánh giá, thì vẫn không lãnh nhận được
ơn cứu độ của Người. Thế nên, luôn luôn thánh Marcô nhắc đi nhắc lại điều này:
không ai được nói đến Danh Chúa Yêsu và ca tụng công việc của Người trước khi
thấy Người trên thập giá. Những lời khen ngợi ấy chỉ vụ lợi và khiến người ta
hiểu lầm rằng Ðức Yêsu đem lợi lộc trần gian đến cho con người. Phải nhìn vào
thánh giá mới hiểu được Người. Và tuyên xưng Danh Người lúc đó mới có công, vì
đó sẽ là Lời của lòng tin.
Do
đó, trong bài Tin Mừng này, thánh Marcô cho chúng ta thấy Ðức Yêsu đã đến để cứu
đời. Người xua đuổi tà thần và chữa lành mọi thương tích cho nhân loại ốm đau
vì tội lỗi. Người dùng mầu nhiệm phục sinh của Người mà nâng đỡ nhân loại chỗi
dậy, để mọi người sẽ được sức sống của Người là sự sống để phục vụ và phục vụ
cho đến chết. Nhưng với điều kiện: người ta phải có lòng tin và cùng Người đi đến
mầu nhiệm thánh giá.
Tiếc
thay, nhiều người không hiểu như vậy. Họ chỉ muốn giữ lại hình ảnh một Ðấng Cứu
thế làm nhiều phép lạ để chữa phần xác con người, tức là ban phát nhiều lợi lộc
vật chất. Thế nên Ðức Yêsu còn phải cầu nguyện cho người ta... Người cầu nguyện
khi họ đang còn ngủ, tức là đang còn sống trong tối tăm. Simon và các tông đồ
cũng sớm biết đi tìm Người. Nhưng Người còn phải đưa họ ra khỏi cái tâm lý
chung kia. Họ thưa Người: "Tất cả đang tìm Thầy", nghĩa là tất cả muốn
Thầy trở về làm phép lạ, chữa lành thân xác người ta, vì người ta chỉ muốn Thầy
cứu thế theo nghĩa trần gian. Ðó là cám dỗ Người phải đưa các môn đệ và Hội
Thánh của Người ra khỏi. Nên Người bảo họ: "Chúng ta hãy đi nơi khác, đến
các làng xã lân cận, để Ta rao giảng ở đó nữa, bởi chính vì thế mà Ta đã ra
đi".
Nhưng
tiếng cuối cùng là những lời khó hiểu nhất. Ý nghĩa của chúng chỉ hiện ra đầy đủ
khi chúng được đặt bên cạnh một câu trong sách Tin Mừng Yoan (12,24): "Lạy
Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì thế mà con đã đạt thấu giờ
này". Nghĩa là Ðức Yêsu đã đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ,
không phải để làm thỏa mãn những yêu cầu trần tục của người ta, nhưng để dâng
mình làm giá cứu chuộc mọi người, không phải để đứng mãi ở một nơi, nhưng để ra
đi không ngừng rao giảng Lời cứu thoát linh hồn người ta. Thế nên bài Tin Mừng
hôm nay đã kết luận: "Và Người đã đi khắp xứ Galilêa, rao giảng trong các
Hội đường và xua trừ ma quỷ". Người mở đường cho Giáo Hội đi khắp các dân
tộc, rao giảng Tin Mừng cứu độ để tiêu diệt ảnh hưởng của tà thần. Người kêu gọi
chúng ta đi vào đường lối cứu đời của Người.
3.
Tiếp Nối Sứ Mệnh Cứu Ðời
Thánh
Phaolô trong bài thư hôm nay chứng tỏ là người đã hiểu biết và thực hành đường
lối của Chúa. Người không đi làm tông đồ vì ham hố, hay cầu mong lợi lộc. Người
không coi chức năng rao giảng Tin Mừng là một tước hiệu đáng vênh vang theo kiểu
loài người. Ngược lại đó là một gánh nặng, một sự bó buộc, một điều khẩn thiết,
nói tắt một dịch vụ giáng xuống trên người. Chúa đã chọn người làm tông đồ. Và
khi Chúa đã chọn ai, không những họ phải vâng lời, mà còn phải đi vào đường lối
của Chúa là đường lối luôn luôn khó khăn, khổ sở.
Tất
cả Kinh Thánh làm chứng, Chúa luôn luôn chỉ cho, chỉ biếu, chỉ làm giàu cho con
người. Kẻ được Chúa chọn làm việc cho Người cũng phải như vậy, nên Phaolô chỉ
đem Tin Mừng biếu không, không hưởng cả quyền lợi của Tin Mừng. Hơn nữa, bắt
chước Ðức Yêsu, Người còn tự làm nô lệ mọi người, yếu cả với những người yếu, để
với mọi người, người trở nên mọi sự cho họ, ngõ hầu cứu được ít người, vì sự rỗi
dẫu sao vẫn còn tùy thuộc ở người ta.
Rõ
ràng thánh Phaolô đã đi vào đường lối của Chúa Yêsu. Người làm tông đồ cho mọi
người để tiếp nối sứ mệnh cứu đời của Chúa. Người trung thành theo đúng cung
cách của Chúa để việc tông đồ của Người quả thật là việc rao giảng Tin Mừng cứu
độ.
Chúng
ta có muốn bắt chước người không?
Có
lẽ để khởi sự chúng ta phải đọc lại câu truyện ông Yob để nhìn thấy chung quanh
chúng ta hiện nay có rất nhiều người giống như ông. Chúng ta đừng làm ngơ trước
những đau khổ của người khác. Hãy để cho tiếng kêu khổ vang vào tâm hồn ngõ hầu
trái tim chai đá của chúng ta mềm ra như những trái tim thịt. Chúng ta biết
thương nhân loại lầm than, không phải chỉ để hợp lời cầu nguyện cho thế giới
này đỡ khổ, nhưng còn để biết nghe tiếng Chúa gọi tiếp tay với Người để cứu đời.
Và
chúng ta phải đọc lại bài Tin Mừng hôm nay để thấy Chúa cứu nhân độ thế thế
nào. Lúc đó chúng ta sẽ hiểu rõ hơn lời của thánh Phaolô và chúng ta sẽ cố gắng
bắt chước Người. Cứu đời đối với chúng ta không phải là chức năng để vênh vang,
nhưng là một thúc bách, một bó buộc giáng xuống trên chúng ta. Nó đòi hỏi chúng
ta phải hy sinh, phải chịu thiệt, phải đi vào mầu nhiệm thánh giá của Ðức Kitô.
Mầu
nhiệm này bây giờ được tái hiện trên bàn thờ để chúng ta thấy Chúa Yêsu hy sinh
đến chết để cứu đời, hầu kêu gọi chúng ta kết hợp với Người, chia sẻ tinh thần
của Người, tiếp nối sứ mệnh cứu đời của Người ở trong thời đại chúng ta. Chúng
ta hãy sốt sắng dự lễ và trở về sống theo đường lối của Ðức Yêsu, Chúa chúng
ta.
(Trích
dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Chúa Nhật V Thường
Niên,
Năm B
Bài đọc: Job 7:1-4, 6-7; I
Cor 9:16-19, 22-23; Mk 1:29-39.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Đâu là ý nghĩa của
cuộc đời?
Câu
hỏi quan trọng nhất và đã làm trăn trở bao nhiêu con người: “Đâu là mục đích
hay ý nghĩa của cuộc đời?” Tùy vào câu trả lời cho câu hỏi này, con người có
hai cái nhìn về cuộc đời: lạc quan hy vọng hay bi quan yếm thế. Tùy theo cách
nhìn về cuộc đời, con người sẽ có thái độ sống thích ứng trong cuộc sống: hoặc
làm việc không ngơi nghỉ để đạt đích, hoặc nằm dài than thân trách phận chờ thần
chết đến giải thóat cuộc sống vô nghĩa.
Các
Bài Đọc hôm nay tập trung trong câu hỏi về ý nghĩa của cuộc đời: Trong Bài Đọc
I, ông Job thấy cuộc đời vô nghĩa vì ông không biết mình sống để làm gì. Ông
than thân trách phận vì không nhìn thấy ý nghĩa của cuộc đời. Trong Bài Đọc II,
khi đã nhìn thấy sự quan trọng của việc rao giảng Tin Mừng là để cho mọi người
đạt tới Ơn Cứu Độ, Thánh Phaolô sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời, nhiệt thành rao
giảng, và sẵn sàng trở nên mọi sự cho mọi người để chinh phục các linh hồn về
cho Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, thánh Marcô trình bày một ngày sống tiêu biểu của
Đức Kitô bận rộn đến độ không có thời giờ ăn uống: rao giảng Tin Mừng, chữa
lành bệnh tật, trục xuất quỉ thần, và cầu nguyện hiệp thông với Thiên Chúa
trong nơi thanh vắng.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Sự vô nghĩa của cuộc đời
1.1/
Những đau khổ của cuộc đời: là một thực tại con người phải đương đầu với. Những đau khổ
chính của cuộc đời: phải làm lụng vất cả mới có ăn, sự nhàm chán của ngày lên
đêm xuống, sự đe dọa của vô vàn bệnh tật chực chờ xâm nhập cơ thể, nguy hiểm của
tội lỗi và chết chóc do chiến tranh, tai ương, mất mùa đem lại. Sách Job đưa ra
một số những đau khổ này:
(1)
Làm lụng vất vả, khổ cực: “Cuộc sống con người nơi dương thế chẳng phải là thời
khổ dịch sao? Và chuỗi ngày lao lụng vất vả đâu khác gì đời kẻ làm thuê? Tựa
người nô lệ mong bóng mát, như kẻ làm thuê đợi tiền công, cũng thế, gia tài của
tôi là những tháng vô vọng, số phận của tôi là những đêm đau khổ ê chề.”
(2)
Tính độc điệu của thời gian: Cũng như tác giả của Sách Giáo Sĩ quan niệm: “chẳng
có gì lạ dưới ánh mặt trời.” Sách Job cũng cảm thấy sự nhàm chán của cuộc sống
dương gian: “Vừa nằm xuống, tôi đã nhủ thầm: "Khi nào trời sáng?" Mới
thức dậy, tôi liền tự hỏi: "Bao giờ chiều buông?" Mãi tới lúc hoàng
hôn, tôi chìm trong mê sảng.”
(3)
Đó là chưa kể đến ảnh hưởng của tội lỗi và bệnh tật mà Job phải đương đầu sau
này, khi Satan bắt ông phải chịu chứng bệnh ngòai da nghiêm trọng.
1.2/
Sống không có hy vọng: Con
người có thể chịu đựng đau khổ, nhưng không thể sống mà không có hy vọng: “Ngày
đời tôi thấm thoát hơn cả thoi đưa, và chấm dứt, không một tia hy vọng. Lạy Đức
Chúa, xin Ngài nhớ cho, cuộc đời con chỉ là hơi thở, mắt con sẽ chẳng thấy hạnh
phúc bao giờ.” Không giống như chúng ta, người xưa không có hy vọng về cuộc sống
mai sau; mặc dù hy vọng vào cuộc sống mai sau đã tiềm ẩn trong các Sách Cựu-Ước,
nhưng chưa được trình bày rõ như các Sách Tân Ước. Nhiều người xưa quan niệm:
phần thưởng của việc ăn ngay ở lành, hay vâng theo Lề Luật của Thiên Chúa, là
những chuỗi ngày sống lâu và hạnh phúc ở đời này thôi; khi đã từ giã cõi đời,
cuộc sống con người chấm dứt. Đó là lý do Job không thể nhìn ra ý nghĩa của cuộc
đời.
2/
Bài đọc II:
Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người.
2.1/
Rao giảng Tin Mừng là một bổn phận: Biến cố trở lại trên đường Damascus luôn chiếu sáng
mọi suy nghĩ của Phaolô. Ngài đang trên đường bắt đạo, chứ không phải rao giảng
Tin Mừng; nhưng Thiên Chúa đã có kế họach riêng của Ngài là biến Phaolô thành kẻ
rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngọai. Vì thế, Phaolô xác quyết: “Đối với tôi, rao
giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc
tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng! Nếu tôi tự ý làm
việc ấy, thì mới đáng Thiên Chúa thưởng công; còn nếu không tự ý, thì đó là một
nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó.”
Vì
là bổn phận phải làm, Phaolô tìm một cách khác để được lãnh nhận phần thưởng nhờ
việc rao giảng Tin Mừng: “Đó là khi rao giảng Tin Mừng, tôi rao giảng không
công, chẳng hưởng quyền lợi Tin Mừng dành cho tôi.” Giống như Chúa Giêsu, Thánh
Phaolô nhiều lần nhấn mạnh tới việc người làm việc xứng đáng được thưởng công.
Thánh Phaolô từ chối không hưởng những ân huệ này, không phải vì Ngài không xứng
đáng, nhưng là một cách để lãnh phần thưởng bởi Thiên Chúa do việc rao giảng
Tin Mừng.
2.2/
Hy sinh tất cả cho việc rao giảng Tin Mừng: Một khi đã được Thiên Chúa soi sáng và trao ban sứ vụ
rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngọai, thánh Phaolô sẵn sàng hy sinh mọi sự cho việc
rao giảng Tin Mừng. Vì việc chinh phục linh hồn con người về cho Thiên Chúa là
việc khẩn thiết trên hết mọi việc, nên mọi phương pháp được dùng để đạt mục
đích này. Một cách hiệu quả nhất theo Phaolô là trở nên mọi sự cho mọi người;
ngài cắt nghĩa: “Phải, tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi
đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người. Tôi đã
trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên
tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người. Vì Tin Mừng, tôi
làm tất cả những điều đó, để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng.” Người
tông đồ không ngại đi tới các vùng chưa ai đặt chân tới, nếu ở đó có những người
chưa được nghe Tin Mừng; người tông đồ cũng không ngại bước chân vào nhà tù,
nhà thổ, chốn ăn chơi, nếu ở đó có những linh hồn cần được chinh phục về cho
Thiên Chúa.
3/
Phúc Âm:
Một ngày sống của Đức Kitô
3.1/
Rao giảng Tin Mừng: Trình
thuật hôm nay đề cập đến việc Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng tại hội đường
Capernaum trong ngày Sabbath; nhưng Ngài không chỉ giới hạn việc rao giảng
trong các hội đường, mà ở khắp mọi nơi: trên núi, dọc đường, dưới thuyền, bên bờ
hồ … bất cứ chỗ nào có khán giả. Chúa Giêsu rao giảng những gì? Thứ nhất, triều
đại Nước Thiên Chúa đã đến; nói cách khác, Nước Thiên Chúa bắt đầu mở cửa để mọi
người có quyền vào để chung hưởng vinh quang của Thiên Chúa. Thứ hai, Ngài
chính là niềm hy vọng của con người; vì qua Ngài, con người được tẩy sạch mọi tội
lỗi và giao hòa với Thiên Chúa. Sau cùng, Ngài mời gọi con người hãy ăn năn xám
hối và tin vào những gì Ngài rao giảng; vì Ngài là chính sự khôn ngoan của
Thiên Chúa. Ngài mặc khải tất cả những gì của Thiên Chúa cho con người. Những
điều nền tảng này con người cần biết trước khi họ có thể đặt niềm tin nơi Ngài,
và hy vọng vào những gì Ngài hứa; đồng thời giúp họ sửa đổi cuộc sống cho phù hợp
với lối sống theo Tin Mừng.
3.2/
Chữa bệnh phần xác cũng như phần hồn: Một trong những đau khổ của cuộc đời là bệnh tật.
Xưa cũng như nay, không biết bao nhiêu các chứng bệnh đe dọa cuộc sống của con
người: từ những chứng bệnh thời tiết thông thường như lên cơn sốt cho đến những
chứng bệnh ung thư hiểm nghèo. Chúa Giêsu cảm thông với đau khổ do bệnh tật gây
nên và chữa lành tất cả.
(1)
Chữa mẹ vợ của Phêrô: Bệnh tật ngăn cản các dự tính của con người. Sau khi giảng
dạy trong hội đường tại Capernaum, chắc Phêrô mời Thầy và các tông-đồ khác về
nhà mẹ vợ để dùng bữa trưa. Ông yên trí cơm nước đã sẵn sàng khi Thầy trò về đến
nhà. Nhưng khi về tới nơi, cơm nước đâu chẳng thấy, mà chỉ thấy bà mẹ vợ ông
Simon đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng
của bà. Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ
các ngài. Điều này dạy chúng ta bài học phải kiên nhẫn. Nhiều khi chúng ta cảm
thấy đau khổ vì bệnh tật ngăn cản công việc và các dự án chúng ta đã vạch ra;
nhưng chúng ta phải tìm ra thánh ý Thiên Chúa trong những lúc chịu bệnh. Khi
nào khỏi bệnh, chúng ta lại tiếp tục vui vẻ phục vụ như Bà mẹ vợ của Phêrô.
(2)
Chữa mọi kẻ ốm đau và bị quỉ ám trong thành Capernaum: “Chiều đến, khi mặt trời
đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. Cả
thành xúm lại trước cửa. Đức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và
trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai.” Họ phải đợi
đến lúc mặt trời lặn vì Lề Luật không cho chữa bệnh trong ngày Sabbath. Cảm
thông với bệnh tật của dân chúng, Chúa Giêsu chữa lành tất cả. Bệnh phần xác đã
vậy, bệnh phần hồn còn đau khổ hơn. Bệnh phần hồn là những người sống dưới ảnh
hưởng của quỉ thần và làm nô lệ cho chúng. Chính Chúa Giêsu đã nhiều lần trục
xuất quỉ thần và ban quyền cho các tông-đồ để các ông giải phóng con người.
3.3/
Cầu nguyện với Thiên Chúa trước khi bắt đầu một ngày khác: Bận rộn suốt ngày để
rao giảng Tin Mừng và chữa lành mọi bệnh tật hồn xác như thế, Chúa Giêsu vẫn
tìm ra thời giờ để cầu nguyện với Thiên Chúa. Theo trình thuật, “Sáng sớm, lúc
trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó.” Một
ngày mới với những công việc mới, Chúa Giêsu bắt đầu bằng việc kết hợp với
Thiên Chúa để nhận ra những việc phải làm.
Khi
Ngài còn đang cầu nguyện, Simon và các bạn kéo nhau đi tìm. Khi gặp Người,
các ông thưa: "Mọi người đang tìm Thầy đấy!" Người bảo các ông:
"Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng
ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó." Mục đích của Ngài là rao giảng
Tin Mừng và chữa bệnh cho dân, và Chúa Giêsu chỉ có 3 năm làm việc, nên Ngài muốn
Tin Mừng được lan rộng khắp nơi có thể. Điều luôn cám dỗ người tông-đồ là lo
tìm lợi ích cho mình sau khi đã làm việc một thời gian tại một nơi cố định. Họ
quên đi sự cấp bách của việc rao giảng Tin Mừng, và bằng lòng với những tiện
nghi của địa phương dâng tặng. Người tông-đồ phải luôn sẵn sàng lên đường để đi
tới những nơi đang cần được lắng nghe Tin Mừng.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Cuộc đời có ý nghĩa hay không tùy thuộc chúng ta có nhìn ra đích điểm của cuộc
đời hay không?
-
Đích điểm của cuộc đời không do con người tự vạch ra, nhưng đã được vạch sẵn bởi
Thiên Chúa cho con người.
-
Chúng ta có bổn phận phải rao giảng Tin Mừng để giúp con người biết nhận biết
đích điểm này, và giúp họ sống làm sao để đạt đích.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Suy niệm: Người
ta nói: “Lời nói lung lay, gương bày lôi
kéo.” Quả
thế, lời nói phải luôn đi đôi với việc làm. Đó chính là yếu tố làm cho lời nói có
sức thuyết phục nhất. Sách Tin Mừng cũng như bài Tin Mừng hôm nay cho thấy Chúa
Giêsu là con người nhất quán, vì việc làm luôn song hành với lời Ngài rao
giảng; Ngài chữa trị cho người bị quỷ ám giữa cử tọa đông đúc ở hội đường, cũng
như chữa lành cho bà nhạc mẫu ông Simon trong căn nhà nhỏ bé, trước sự chứng
kiến vỏn vẹn vài người của gia đình. Cách Ngài chữa bệnh cho bà cũng rất thân
tình: đến bên giường, cầm tay người bệnh và đỡ dậy. Chúa không chỉ chữa bệnh mà
còn muốn bày tỏ tình thân, sự quan tâm gần gũi đối với bệnh nhân.
Mời Bạn: Kinh Thương người có mười bốn mối, thương xác bảy
mối dạy
ta: viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc. Bạn đã đọc nhiều lần lời kinh này, nhưng thực
hành được bao nhiêu lần? Bạn thăm viếng người bệnh, người tù vì tình thương hay
vì “chẳng đặng đừng”, hoặc “hòn đất ném đi hòn chì ném lại”? Noi gương Chúa
Giê-su, mời bạn siêng năng thăm viếng, an ủi, trao bình an và tình thương đến
các bệnh nhân, tù nhân để bạn thực hành điều bạn tuyên xưng.
Sống Lời Chúa: Tôi
tìm cách thống nhất cuộc đời: tai nghe, miệng đọc, tâm suy và bàn tay
thực hành lời Chúa trong đời sống.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin mở trí con, mở miệng con, mở tim con, mở tay và đôi
chân con, giúp con sẵn lòng đến với anh chị em yếu đau, để họ nhận được tình
thương Chúa qua con. Amen.
Bà phục vụ các
ngài - Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu
Suy niệm:
Sau
khi chữa người bị quỷ ám tại hội đường Caphácnaum, Đức Giêsu trở về một căn nhà
của một gia đình quen biết, gia đình của hai anh Simon và Anrê, những người mới
bỏ nhà để theo ngài. Không may bà mẹ vợ của Simon lại đang lên cơn sốt. Đức
Giêsu đã lại gần giường bà nằm, cầm lấy tay bà và nâng bà dậy. Lập tức cơn sốt
lui khỏi bà và bà phục vụ các ngài.
Đây
là phép lạ chữa bệnh đầu tiên của Đức Giêsu cho một phụ nữ, tại một ngôi nhà.
Sốt
chẳng phải là một bệnh quá nặng và nguy hiểm, nhưng cũng đủ để làm người bệnh
không hoạt động được, gây cản trở những sinh hoạt bình thường trong gia đình.
Đức
Giêsu đến đem lại sự chữa lành, niềm vui và sức sống.
Khi
người phụ nữ được khỏi bệnh, mọi sự như sống lại. Bếp lại có lửa, bàn lại có thức
ăn, và người ta ngồi quanh cười nói rôm rả.
Hạnh
phúc gia đình có khi chỉ tùy thuộc vào những điều be bé. Hạnh phúc bị sứt mẻ lắm
khi chỉ vì những chuyện không đâu.
Hãy
nhìn cách Đức Giêsu chữa bệnh cho người phụ nữ này. Thật gần gũi và thân tình,
ngài chẳng nói lời nào để đuổi cơn sốt.
Khi
nắm tay người bệnh nặng, ngài chấp nhận nguy cơ bị nhiễm nhơ uế. Nhưng Đức
Giêsu chẳng hề bị nhiễm gì, trái lại ngài đem đến bình an. Ngài đã nâng bà dậy
(êgeiren), có nghĩa là ngài làm bà phục sinh.
Sau
khi được phục sinh thì bà đi phục vụ các vị khách. Phục vụ hiểu theo nghĩa đơn
sơ nhất là đi chuẩn bị bữa ăn.
Các
thiên thần cũng đã phục vụ Đức Giê su sau khi ngài thắng các cơn cám dỗ (Mc 1,
13).
Tuy
nhiên có thể hiểu phục vụ theo nghĩa rộng hơn nhiều.
Sau
khi Đức Giêsu chết trên thập giá, chỉ còn các phụ nữ ở lại đến cùng.
“Họ
đã đi theo ngài và phục vụ ngài từ hồi ngài còn ở Galilê và họ đã cùng ngài lên
Giêrusalem” (Mc 15, 40-41).
Như
vậy không phải chỉ các ông môn đệ mới là người phục vụ (Mc 10, 43).
Các
bà cũng đã trung tín phục vụ đến cùng, phục vụ như Thầy Giêsu, Đấng đã đến để
phục vụ”(Mc 10, 45).
Xin
cho mọi người biết nhìn nhận vai trò quý báu của người vợ, người mẹ trong nhà,
và vai trò của người phụ nữ trong giáo xứ cũng như ngoài xã hội.
Cầu nguyện:
Giữa
một thế giới đề cao quyền lực và lợi nhuận,
xin
dạy con biết phục vụ âm thầm.
Giữa
một thế giới say mê thống trị và chiếm đoạt,
xin
dạy con biết yêu thương tự hiến.
Giữa
một thế giới đầy phe phái chia rẽ,
xin
dạy con biết cộng tác và đồng trách nhiệm.
Giữa
một thế giới đầy hàng rào kỳ thị,
xin
dạy con biết coi mọi người như anh em.
Lạy
Chúa Ba Ngôi,
Ngài
là mẫu mực của tình yêu tinh ròng,
xin
cho các Kitô hữu chúng con
trở
thành tình yêu
cho
trái tim khô cằn của thế giới.
Xin
dạy chúng con biết yêu như Ngài,
biết
sống nhờ và sống cho tha nhân,
biết
quảng đại cho đi
và
khiêm nhường nhận lãnh.
Lạy
Ba Ngôi chí thánh,
xin
cho chúng con tin vào sự hiện diện của Chúa
ở
sâu thẳm lòng chúng con,
và
trong lòng từng con người bé nhỏ.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
8
THÁNG HAI
Nghệ
Thuật Giúp Di Dưỡng Tâm Linh
Các
nghệ sĩ là những người đóng góp rất lớn cho nhân loại. Lao động của họ hậu thuẫn
một cách đầy hiệu năng cho sự cứu độ của con người – bởi vì họ giúp bồi bổ cảm
thức tâm linh của người ta. Khi người ta chiêm ngắm nghệ thuật và vẻ đẹp của
nghệ thuật, người ta đắm mình trong nguồn cảm hứng. Cảm thức tâm linh của người
ta được thăng hoa. Người ta như chạm được sức hút của cõi tinh thần thuần túy.
Người ta như thoáng bắt gặp Thiên Chúa, Đấng là nguồn gốc và cứu cánh của mọi sắc
dạng tinh thần.
Ýù
thức sâu sắc về điều này, Giáo Hội “luôn luôn đề cao nghệ thuật và luôn luôn
tìm tòi sự phục vụ cao quí của nghệ thuật… Giáo Hội vẫn thu dụng các loại hình
nghệ thuật qua mọi thời. Thật vậy, dọc theo bao thế kỷ, Giáo Hội đã vun đắp nên
một kho tàng nghệ thuật rất đáng trân trọng bảo tồn” (PV 43).
Cũng
vậy, nghệ thuật thời đại chúng ta hôm nay – của mọi dân tộc – vẫn tìm thấy
khung trời mênh mông để thể hiện chính mình giữa lòng Giáo Hội, miễn là qui hướng
phục vụ Thiên Chúa với niềm tôn kính xứng hợp.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
08- 02
Chúa
Nhật V Thường Niên
G
7,1-4.6-7; 1Cr 9,16-19.22-23; Mc 1,29-39.
LỜI
SUY NIỆM: “Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà
phục vụ các ngài.”
Trong
câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành cơn sốt cho bà mẹ vợ thánh Phêrô; cho chúng ta
thấy được, đối với Chúa Giêsu, Chúa không giới hạn việc chữa lành cho con người
bất cứ nơi chốn hay thời gian; đồng thời cũng giúp cho chúng ta thấy được cách
nhận lãnh ân huệ của Chúa của bà mẹ vợ Phêrô, sau khi bà được chữa lành, bà đứng
lên phục vụ mọi người. Chứ không phải để nghỉ ngơi.
Lạy
Chúa Giêsu. Chúa luôn sẵn sàng ban ơn và chữa lành cho bất cứ ai, nếu họ biết
chạy đến với Chúa hay được người khác giới thiệu với Chúa. Xin ban cho mọi
thành viên trong gia đình chúng con luôn biết tìm đến Chúa trong mọi lúc và mọi
nơi và giúp lời chuyển cầu cho những người chung quanh chúng con.
Mạnh
Phương
Gương
Thánh Nhân
Ngày
08-02
Thánh
HIÊRÔNIMÔ EMILIANÔ
Linh
Mục, (1481-1537)
Cộng
hoà Venitia lâm chiến với các vương quốc. Xuất thân từ một gia đình quí tộc.
Hêronimô Emilianô nhập ngũ từ hồi niên thiếu. Phục vụ cho quê hương từ hồi 15
tuổi, Ngài sống cuộc đời phóng túng trong quân ngũ, cũng như tỏ ra rất can trường.
Vì
vậy mà Ngài được nắm quyền chỉ huy cứ điểm Castelneve trên núi Trêvis. Pháo đài
bị chiếm và Hêronimô bị bắt tù. Bị xiềng cổ, tay, chân vào một quả cầu bằng thạch
cao để hết trốn thoát nổi. Ngài phải nằm bẹp trong nhà giam. Trong cơn thất vọng
tột cùng, đức tin thời còn trẻ trung chỗi dậy như một ánh sáng và như lời quở
trách... Cuộc đời Kitô hữu tồi tệ vẽ ra trước mắt. Hêronimô nhận biết mình đã
phản nghịch Chúa cách nặng nề.
Ngài
tự nghĩ lại mình không đáng chịu nỗi bất hạnh này sao ? Khi ấy với trọn tâm hồn,
Ngài nguyện cầu Đức Trinh Nữ Maria và khấn hứa nếu được giải thoát Ngài sẽ đi
chân không tới viếng đền Đức Bà Trêvisa và lôi kéo khách hành hương tới đó. Và
Ngài đã được giải thoát cách lạ lùng. Đức Trinh nữ Trêvisa trở thành Bà Chúa của
Ngài. Trên bàn thờ Đức Mẹ Ngài đặt xiềng xích và treo quả thạch cao để phổ biến
lòng nhân hậu của mẹ đối với mình.
Trở
lại Venitia, Hêronimô là một anh hùng và được lãnh nhận những vinh dự của quê
hương. Nhưng Ngài không quên rằng: chính vì một sứ mệnh đối với Tin Mừng mà
Ngài được gỡ khỏi cảnh tù đày. Hết rồi cuộc sống sáng tươi và phân tán, từ nay
Ngài sẽ sống đời bác ái cao độ và thành quả của Ngài sẽ dẫn về cho Chúa những
người nghèo, các em bị bỏ rơi, lang thang, nhơ bẩn, những kẻ không biết rằng
mình có linh hồn.
Hêronimô
trở thành cha của chúng. Ngài đi học để chịu chức linh mục. Năm (1518) 37 tuổi
Ngài thụ phong linh mục, hiến mình làm việc bác ái, chia sẻ mọi lợi quyền cho
người nghèo khó. Khi nạn đói, Ngài bán hết đồ đạc trong gia đình để phân phát
cho họ. Ngài thuê nhà để qui tụ các trẻ em không nơi cư ngụ, nuôi dưỡng giáo dục
và chuẩn bị cho chúng thành những công nhân Kitô hữu biết hòa trọn niềm vui tôn
giáo. Chẳng hạn vào những ngày lễ, người ta thấy chúng mặc đồ trắng, từng đoàn
đắt nhau đi viếng các nhà thờ ở Venitia, và ca hát trên các nhà thờ ở Venitia,
và ca hát trên các công trường. Dân chúng mừng rỡ góp phần trợ giúp công cuộc cảm
kích này.
Chân
phước Gaelan và Phêrê Caraffa, người sẽ trở thành Đức Thánh Cha Phaolô IV đã đến
Venitia. Lòng bác ái của Hêronimô làm cho các Ngài thán phục, vị tông đồ khi đã
thiết lập xong công việc bác ái của mình sẽ đi lập nhiều nhà thương và các cô
nhi vịên mồ côi ở những thành phố khác. Nơi nào Ngài nghĩ rằng không ai biết
mình thì Ngài hoà mình hoàn toàn vào các đám dân nghèo, sống của bố thí và như
họ dịu dàng truyền bá Phúc âm cho họ, Ngài cũng tìm chỗ nương thân cho các thiếu
nữ không nơi nương tựa bị đe dọa thất thân.
Trẻ
em cũng trở thành những trợ giúp đáng giá cho Ngài. Ngài dạy dỗ chúng và khiến
chúng thành giảng viên giáo lý cho các trẻ em khác. Ngài còn săn sóc cho thân
thể chúng nữa, lau gội những mái đầu bị trứng tóc như một người mẹ. Người ta
cũng thấy Ngài gặt lúa với các nông dân, vừa làm vừa nói với họ những truyện
trên trời. Rồi thánh nhân lui về một cái hang trong núi nhiều ngày đêm, để thờ
lạy Chúa trong việc cầu nguyện, chay tịnh và sám hối.
Một
nạn dịch xảy ra tàn phá xứ sở. Hêronimô Emilianô chạy ngược xuôi săn sóc bệnh
nhân, vác người chết đi chôn. Nhiều khía cạnh anh hùng trong đời sống bác ái của
thánh nhân đã ảnh hưởng tới hàng giáo sĩ và các giáo dân. Ngài lập một hội dòng
để dạy dỗ trẻ em và các linh mục tương lai. Cộng đoàn đầu tiên được Ngài thành
lập tại Somasca. Ngài sẽ thiết lập cả trăm học viện, đại học và chủng viện.
Đức
Piô XI đã đặt thánh Hêronimô Emilianô làm thánh bảo trợ các trẻ em bị bỏ rơi.
(daminhvn.net)
08
Tháng Hai
Sống Lạc Quan
Năm
1989,một cuộc thi toán quốc tế đã được tổ chức cho các thiếu nhi 13 tuổi thuộc
sáu quốc gia trên thế giới. Kết quả cuộc thi đó cho thấy giỏi toán nhất là các
em Ðại Hàn, kế đó là các em Tây Ban Nha, Anh Quốc, Ailen, Canada và đội sổ là
các thiếu nhi Hoa Kỳ.
Song
song với cuộc thi toán ấy, người ta cũng làm một cuộc thăm dò với chính các thiếu
nhi cũng thuộc lứa tuổi ấy. Người ta đặt một câu khẳng định như sau: "Tôi
là người giỏi toán". Kết quả cuộc thăm dò cho thấy lạc quan nhất là các trẻ
em Hoa Kỳ và bi quan nhất lại chính là các em Ðại Hàn. Gần 70% các em Hoa Kỳ tự
nhận mình là giỏi toán trong khi đó chỉ có khoảng 20% các em Ðại Hàn tự nhận
mình có thực tài.
Qua
cuộc thi toán và thăm dò trên đây, người ta thấy rằng có thể các thiếu nhi Hoa
Kỳ không phải là những trẻ em giỏi toán, nhưng chúng đã tiếp thu rất kỹ bài học
về tính lạc quan do các thầy cô không ngừng giảng dạy tại trường. Nhiều nhà
giáo dục người Mỹ muốn chứng minh rằng nghiện ngập, chửa hoang, bỏ học và hầu hết
các tệ đoan xã hội khác đều có thể được giảm bớt nếu con người biết sống lạc
quan, nghĩa là biết tự nhận và cảm thấy mình là những con người tốt.
Lạc
quan là đức tính cơ bản nhất để thành công trong cuộc sống. Có tin tưởng nơi
chính mình, có tin đời, có tín nhiệm nơi người khác, người ta mới dám bắt tay
vào việc. Ngay cả khi gặp thất bại, thử thách, người lạc quan cũng không lùi bước,
bỏ cuộc.
Trong
cuộc sống đức tin, lạc quan là một trong những nhân đức quan trọng nhất. Người
tín hữu lạc quan là người luôn đặt tất cả tin tưởng nơi Thiên Chúa. Người tín hữu
lạc quan là người không bao giờ thất vọng về chính mình. Người tín hữu lạc quan
cũng là người không bao giờ thất vọng về người khác.
Ðá
tảng để người tín hữu xây dựng sự lạc quan của chính mình là Tình Yêu của Thiên
Chúa, một tình yêu vượt lên trên mọi tính toán, đo lường và sự tưởng tượng của
con người, một tình yêu thủy chung.
Tình
yêu ấy nói với con người rằng, không có một con người nào đốn mạt, yếu hèn, xấu
xa đến nỗi Thiên Chúa đành phải bó tay.
Tình
yêu ấy nói với con người rằng, nơi nào có tội lỗi và phản bội càng nhiều, thì
nơi đó ân phúc được thi ân dồi dào hơn.
Tình
yêu ấy nói với con người rằng, đau khổ, cái chết chưa là tận cùng mà là khởi đầu
của vinh quang, của sự sống. Tình yêu ấy mạnh hơn sự chết, tình yêu ấy không
bao giờ bỏ cuộc, đầu hàng.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét