20/02/2015
Thứ Sáu sau Lễ Tro
Bài
Ðọc I: Is 58, 1-9a
"Có
phải đó là việc ăn chay mà Ta mong muốn không?"
Trích
sách Tiên tri Isaia.
Ðây
Chúa là Thiên Chúa phán: "Ngươi hãy hô to, và đừng ngừng tiếng; hãy làm
cho tiếng ngươi vang dội như tiếng kèn, và loan báo cho dân Ta biết sự bất
trung của họ, cho nhà Giacóp biết tội lỗi của nó. Vì hằng ngày họ tìm kiếm Ta,
và ước mong biết đường lối Ta, như một dân tộc thực hiện công lý và không bỏ lề
luật Chúa. Họ hỏi Ta về quy tắc công lý và ước mong đến gần Thiên Chúa: "Tại
sao chúng con ăn chay mà Chúa không thấy? Tại sao chúng con hãm mình mà Chúa
không hay biết?" Phải, trong ngày ăn chay, các ngươi lo dàn xếp công việc
làm ăn, các ngươi hối thúc mọi người làm công. Phải, các ngươi ăn chay trong sự
cãi vã, ẩu đả và đánh nhau hung tợn. Các ngươi đừng ăn chay như xưa nay, là cố
la lớn tiếng cho người ta nghe. Có phải đó là việc ăn chay mà Ta mong muốn, có
phải như thế là ngày hãm mình không? Gục đầu như bông sậy, mặc áo thô, nằm trên
đống tro, có phải đó là ăn chay, là ngày làm cho Chúa hài lòng không? Nào ăn
chay như Ta mong muốn không phải như thế này sao, là huỷ bỏ xiềng xích bất
công, tháo gỡ ách nặng, trả tự do cho kẻ bị áp bức, dẹp bỏ mọi gánh nặng; hãy
chia cơm bánh cho kẻ đói, tiếp rước những kẻ phiêu bạt không nhà; nếu ngươi gặp
một người trần truồng, hãy cho họ áo mặc, ngươi đừng khinh bỉ người cùng xác thịt
như mình. Như thế, sự sáng ngươi tỏ rạng như hừng đông, các vết thương ngươi sẽ
lành nhanh chóng; công lý ngươi sẽ đi trước mặt ngươi, vinh quang Chúa sẽ hậu
thuẫn cho ngươi. Như thế, khi ngươi kêu cầu, Chúa sẽ trả lời; ngươi la lên,
Chúa sẽ phán: "Này Ta đây".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 50, 3-4. 5-6a. 18-19
Ðáp: Lạy Chúa, xin
đừng chê tấm lòng tan nát khiêm cung (c. 19b).
Xướng:
1) Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng
cả đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác. -
Ðáp.
2)
Vì sự lỗi con, chính con đã biết, và tội con ở trước mặt con luôn. Con phạm tội
phản nghịch cùng một Chúa. - Ðáp.
3)
Bởi vì Chúa chẳng ưa gì sinh lễ, nếu con dâng lễ toàn thiêu, Chúa sẽ không ưng.
Của lễ con dâng, lạy Chúa, là tâm hồn tan nát; lạy Chúa, xin đừng chê tấm lòng
tan nát khiêm cung. - Ðáp.
Câu
Xướng Trước Phúc Âm: Ed 33,11
Chúa
phán: "Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn trở lại và
được sống".
Phúc
Âm: Mt 9, 14-15
"Khi
tân lang ra đi, bấy giờ họ mới ăn chay".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu sang miền Gêsarênô, các môn đệ Gioan đến gặp Người mà hỏi:
"Tại sao chúng tôi và những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ của
Ngài lại không?" Chúa Giêsu nói với họ: "Làm sao các khách dự tiệc cưới
có thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi,
bấy giờ họ mới giữ chay".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Thái độ dứt khoát
Phanxicô
được mệnh danh là người nghèo của Thiên Chúa, đã làm một cuộc đoạn tuyệt với tất
cả những gì thuộc về thế gian để nên giống Chúa Giêsu trong mọi sự.
Trên
bước đường theo Ngài, Chúa Giêsu không chấp nhận bất cứ thỏa hiệp nào nơi người
môn đệ: "Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình". Nếu chính bản thân mà còn
phải từ bỏ, thì huống chi những gì thuộc về thế gian. Thái độ dứt khoát này được
Chúa Giêsu làm nổi bật trong cách xử thế của Ngài đối với một số những luật lệ
Cựu ước. Trong khi các môn đệ của Gioan Tẩy Giả và những người Biệt phái tuân
giữ một số ngày chay tịnh, thì Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài tự miễn chước.
Hành động như thế, Chúa Giêsu muốn nói lên sự độc lập của Ngài và của các môn đệ
đối với một số truyền thống cũ. Chúa Giêsu đã minh định thái độ của Ngài khi
tuyên bố về sự hiện diện của Tân lang. Ngài chính là Tân lang, là Ðấng Cứu Thế
mà con người mong đợi.
Theo
truyền thống Do thái giáo, việc giữ chay được liên kết chặt chẽ với việc chờ đợi
Ðấng Cứu Thế. Ăn chay có nghĩa là nói lên niềm trông đợi Ðấng Cứu Thế. Căn cứ
trên ý nghĩa và mục đích của việc giữ chay như thế, Chúa Giêsu muốn cho mọi người
thấy rằng Ngài chính là Ðấng Cứu Thế, do đó các môn đệ không cần giữ chay, bởi
vì họ không cần phải trông đợi nữa. Ðó là thái độ hợp thời và hợp lý: họ đang sống
bên Chúa Giêsu: thái độ của họ không phải là thái độ buồn sầu, khóc lóc. Thời của
Ðấng Cứu Thế không phải là thời của tang chế, ủ dột, mà là thời của hân hoan.
Làm
môn đệ Chúa Giêsu, sống với Chúa Giêsu, thái độ của người theo Chúa phải là sống
tất cả cho Ngài và vì Ngài. Ðưa ra dụ ngôn chiếc áo và bình rượu, Chúa Giêsu muốn
nói rằng thái độ của người môn đệ phải là thái độ dứt khoát tận căn, một thái độ
không pha lẫn Tin Mừng với tinh thần thế tục.
Lời
Chúa hôm nay mời gọi chúng ta xét lại tương quan của chúng ta với Chúa Giêsu.
Mang danh hiệu của Ngài, làm môn đệ của Ngài có nghĩa là phải sống trọn cho
Ngài. Nói như thánh Phaolô: "Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà là
chính Chúa Kitô sống trong tôi".
Veritas Asia
Ngày Mồng 2 Tết Âm Lịch
Thánh Lễ Cầu Cho
Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ
Bài
Ðọc 1: Hc 44,1.10-15
"Chúng
ta hãy ca ngợi những vị danh nhân, cũng là cha ông của chúng ta qua các thế hệ."
Bài
trích sách Huấn Ca.
Giờ
đây, chúng ta hãy ca ngợi những vị danh nhân, cũng là cha ông của chúng ta qua
các thế hệ.
Nhưng
các vị sau đây là những người đạo hạnh, công đức của các ngài không chìm vào
quên lãng. Dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài quý báu đó là lũ cháu
đàn con. Dòng dõi các ngài giữ vững các điều giao ước; nhờ các ngài, con cháu
cũng một mực trung thành. Dòng dõi các ngài sẽ muôn đời tồn tại, vinh quang các
ngài sẽ chẳng phai mờ. Các ngài được mồ yên mả đẹp và danh thơm mãi lưu truyền
hậu thế. Dân dân sẽ kể lại đức khôn ngoan của các ngài và cộng đoàn vang tiếng
ngợi khen.
Ðó
là lời Chúa.
Bài
Ðọc 2: Ep 6,1-4.18.23.24
"Hãy
tôn kính cha mẹ. Ðể ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này".
Bài
trích thư của Thánh Phaolô Tông Ðồ các gửi tín hữu thành Êphêsô.
Kẻ
làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của chúa, vì đó là điều phải đạo.
Hãy tôn kính cha mẹ. Ðó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Ðể ngươi được
hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này. Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con
cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa
dạy.
Theo
Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu
nguyện luôn mãi. Ðể được như vậy, anh em hãy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin
cho toàn thể các thánh. Anh em cũng hãy cầu xin cho tôi nữa, để khi tôi mở miệng
nói, thì Thiên Chúa ban lời cho tôi, hầu tôi mạnh dạn loan báo mầu nhiệm của
Tin Mừng; tôi là sứ giả của Tin Mừng này cả khi tôi đang bị xiềng xích. Anh em
hãy cầu xin cho tôi để khi rao giảng Tin Mừng tôi nói năng mạnh dạn, như bổn phận
tôi phải nói.
Nguyện
xin Thiên Chúa là Cha, và nguyện xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ơn bình an
và lòng mến cùng với lòng tin. Xin Thiên Chúa ban ân sủng cho tất cả những ai
yêu mến Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta bằng một tình yêu bất diệt.
Ðó
là lời Chúa.
Phúc
Âm: Mc 7,1-2. 5-13a
"Hãy
thảo kính cha mẹ".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi
ấy, những người biệt phái và mấy luật sĩ từ Giêrusalem tụ tập lại bên Chúa
Giêsu, và họ thấy vài môn đệ Người dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch,
nghĩa là không rửa trước.
Vậy
những người biệt phái và luật sĩ hỏi Người: "Sao môn đệ ông không giữ tập
tục của tiền nhân mà lại dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch?"
Người
đáp: "Hỡi bọn giả hình, Isaia thật đã nói tiên tri rất chí lý về các
ngươi, như lời chép rằng: "Dân này kính Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng
chúng ở xa Ta. Chúng sùng kính Ta cách giả dối, bởi vì chúng dạy những giáo lý
và những luật lệ loài người". Vì các ngươi bỏ qua các giới răn Thiên Chúa,
để nắm giữ tập tục loài người: rửa bình, rửa chén và làm nhiều điều như vậy".
Và
Người bảo: "Các ngươi đã khéo bỏ giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục của
các ngươi. Thật vậy, Môsê đã nói: "Hãy thảo kính cha mẹ", và "ai
rủa cha mẹ, người đó phải chết". Còn các ngươi thì lại bảo: "Nếu ai
nói với cha mẹ mình rằng: Những của tôi có thể giúp cha mẹ được, nay tôi muốn
nó trở thành Corban (nghĩa là của dâng cúng)", rồi các ngươi không để cho
kẻ ấy giúp gì cho cha mẹ nữa. Như thế các ngươi hủy bỏ lời Chúa bằng những tập
tục truyền lại cho nhau".
Ðó
là lời Chúa.
-
- - - - - - - - - - -
Hoặc:
Lc 1,67-75
"Ðể
tỏ lòng từ bi với tổ tiên chúng ta".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi
ấy, Dacaria, cha của Gioan, được đầy Thánh Thần, liền nói tiên tri rằng:
"Chúc tụng Thiên Chúa của Israel, vì Chúa đã viếng thăm và cứu chuộc dân
Người. Chúa đã gầy dựng cho chúng ta một uy quyền cứu độ. trong nhà Ðavít là
tôi tớ Chúa, như Người đã phán qua miệng các thánh nhân từ ngàn xưa, là tiên
tri của Chúa; để giải phóng chúng ta khỏi quân thù, và khỏi tay những người
ghen ghét chúng ta; để tỏ lòng từ bi với tổ tiên chúng ta, và nhớ lại lời thánh
ước của Người: lời minh ước mà Người tuyên thệ, với Abraham tổ phụ chúng ta, rằng:
Người cho chúng ta không còn sợ hãi, sau khi thoát khỏi tay quân thù, được phục
vụ trước tôn nhan Người, trong thánh thiện và công chính trọn đời chúng
ta".
Ðó
là lời Chúa.
Suy niệm :
Quí
vị và các bạn thân mến. Một tác giả nọ đã tóm lược lại luân thường đạo lý của
dân tộc Việt Nam bằng những vần thơ sau đây:
Tổ
tiên rồi đến ông bà,
dưới
là cha mẹ, sau là cháu con.
Thờ
cha kính mẹ vuông tròn,
giữ
tròn chữ hiếu dạy trong luân thường.
Làm
người ăn ở khiêm nhường,
kính
trên nhường dưới và nhường người trên.
Luân
thường đạo lý chớ quên,
thế
hệ con cháu giữ nền móng xưa.
Tuần
hoàn hết nắng lại mưa,
có
vay có trả mới vừa lòng nhau.
Cuộc
đời trả trả vay vay,
vay
đi trả lại, biết ngày nào xong.
Chi
bằng hãy nhớ làm lòng,
ân
đền nghĩa trả mới mong tâm bình.
Tâm
bình mới có an bình,
an
bình mới có mối tình thâm sâu.
Thánh
hiền đã dạy từ lâu,
gieo
nhân gặp quả là câu luân thường.
Luân
thường đạo lý làm gương,
dạy
trong sách thánh, con đường ta đi.
Quí
vị và các bạn thân mến,
Hôm
nay ngày mồng 2 tết, chúng ta kính nhớ ông bà, tổ tiên, cha mẹ đã qua đời. Báo
hiếu là đạo của dân tộc. Người Việt Nam có thể tuyên xưng nhiều tín ngưỡng khác
nhau, nhưng nền tảng chung của mọi người vẫn là thờ kính ông bà tổ tiên. Ðạo thờ
ông bà, như chúng ta vẫn thường nói, không phải là tín ngưỡng riêng của một
nhóm người không theo một tôn giáo nào, mà là đạo lý chung của mọi người Việt
Nam, mà từ ngàn xưa, tổ tiên ông bà chúng ta đã trau dồi và truyền lại cho con
cháu. Ðón nhận đạo lý ngàn đời ấy của dân tộc, cho nên năm 1974, các Ðức Giám Mục
Việt Nam đã cho phổ biến một thông cáo xác định và đề cao các lễ nghi tôn kính
ông bà tổ tiên. Thông cáo có đoạn viết như sau: "Những cử chỉ, thái độ, lễ
nghi, có tính cách thế tục, lịch sự, xã giao, để tỏ lòng hiếu thảo, tôn kính,
và tưởng niệm các tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ, nên được thi hành và
tham dự cách chủ động". Một cách cụ thể, các Ðức Giám Mục Việt Nam cổ võ
việc thiết lập bàn thờ gia tiên để kính nhớ ông bà tổ tiên, đốt nhang hương,
đèn nến trên bàn thờ gia tiên, tổ chức những ngày cúng giỗ cũng như tham dự
nghi lễ tôn kính vị Thành Hoàng, quen gọi là Phúc Thần tại đình làng, để tỏ
lòng cung kính biết ơn những vị mà theo lịch sử đã có công với dân tộc, hoặc là
ân nhân của dân làng. Tựu trung, báo hiếu là đạo làm người, không những đã được
ghi khắc trong trái tim con người, mà còn được Thiên Chúa mạc khải thành lề luật:
"Ngươi hãy thảo kính cha mẹ". Ðạo làm người này quan trọng đến độ chỉ
đứng sau việc thờ phượng Thiên Chúa. Xét cho cùng, đạo làm người này gắn liền với
đạo thờ phượng Thiên Chúa. Có nhận ra cha mẹ, ông bà, tổ tiên, con người mới có
thể nhận biết căn nguyên và chủ tể của mình là Thiên Chúa.
Khởi
đầu một năm mới, chúng ta được mời gọi xác định lại vị trí của mình. Kính nhớ
cha mẹ, ông bà, tổ tiên, là tuyên xưng niềm tin và nói lên niềm tri ân với Ðấng
là căn nguyên của sự sống, là chủ của thời gian.
Lạy
Chúa, cảm tạ Chúa vì hồng ân sự sống mà Chúa đã ban tặng cho chúng con qua
trung gian của cha mẹ, ông bà, tổ tiên chúng con. Xin cho chúng con luôn ý thức
rằng chính qua đạo hiếu mà chúng con tôn thờ Chúa.
Xin
Chúa i a chúc lành, cho đời cha mẹ của con.
Công
ơn là như núi non, dưỡng nuôi con bao ngày vuông tròn.
Con
sinh đến trong đời, an vui nhờ có ơn trời,
và
ơn cha mẹ, suốt đời coi nhẹ khổ đau.
Xin
cho cha mẹ con thắm mãi tình son của Chúa Trời.
Cho
con giữa gia đình luôn sống theo tình người con ngoan.
An
vui cũng như đau buồn, luôn đẹp tấm lòng mẹ cha.
Ai
qua là bao chốn xa, thấy đâu vui cho bằng mái nhà.
Mai
con lớn lên rồi, ra đi tung cánh trong đời,
dù
xa vô bờ vẫn nhờ đến tình mẹ cha.
Xin
cho cha mẹ con thắm mãi tình son của Chúa Trời.
Cho
con giữa gia đình luôn sống theo tình người con ngoan.
(Lời
bài hát Cầu cho Cha Mẹ, của tác giả Phanxicô)
(Mai Hương)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Sáu sau Lễ Tro
Bài đọc: Isa 58:1-9; Mt
9:14-16.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Lý do của việc ăn
chay
Con
người hành động cho một mục đích. Rất nhiều khi con người cùng làm một hành động
cho những mục đích khác nhau; chẳng hạn việc ăn chay. Tại sao con người ăn
chay? Có người ăn chay để khoe khoang, để được người khác khen ngợi là đạo đức.
Có người ăn chay chỉ để chu tòan Lề Luật, để khỏi phạm tội. Có người ăn chay để
lấy điểm để Thiên Chúa, để xin Ngài phải ban ơn mình đang muốn. Đâu là ý hướng
tốt lành của việc ăn chay.
Các
Bài Đọc hôm nay nói lên những ý hướng khác nhau của con người trong khi thực
hành việc ăn chay. Trong Bài Đọc I, tiên-tri Isaiah nói lên những ý hướng ăn
chay mà Thiên Chúa không ưa thích; đồng thời cũng đưa ra những ý hướng ăn chay
mà Ngài ưa thích. Trong Phúc Âm, các môn đệ của Gioan Tẩy Giả có lẽ coi việc ăn
chay như là chu tòan Lề Luật, họ thắc mắc với Chúa Giêsu: “Tại sao chúng tôi và
các người Pharisees ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Cách ăn chay mà Thiên Chúa ưa thích.
Điều
quan trọng khi hành động là phải có ý hướng tốt lành; nếu không có ý hướng tốt
lành, một việc đạo đức không những không sinh lợi cho con người, mà còn gây thiệt
hại cho họ nữa. Vì thế, bổn phận của các nhà lãnh đạo tinh thần là phải dạy dỗ
dân mục đích của các việc đạo đức, để họ biết thi hành với ý hướng tốt lành.
1.1/
Ăn chay không đúng cách:
Mục đích của việc ăn chay không phải là để lấy điểm trước mặt Thiên Chúa; để rồi
khi người ăn chay xin gì, Thiên Chúa phải ban cho điều đấy. Khi thấy Ngài không
nhận lời van xin, thì họ trách Chúa: "Chúng tôi ăn chay, sao Ngài không thấy,
chúng tôi hãm mình, sao Ngài chẳng hay?" Chúng ta cần nhớ việc ăn chay
không phải để điều khiển Thiên Chúa. Con người có ăn chay hay không chẳng thêm
gì cho Ngài, nhưng việc ăn chay là cho lợi ích của con người. Con người không
thể nại cớ ăn chay để xin Thiên Chúa ban ơn.
Một
ví dụ sẽ làm sáng tỏ điều này. Chúng ta thương xót người ăn mày và giúp đỡ họ,
vì chúng ta quan tâm đến hòan cảnh khó khăn của họ. Họ không thể làm việc vì cụt
chân, cụt tay, hay mang thương tích; nhưng phản ứng của chúng ta sẽ thế nào khi
khám phá ra họ đánh lừa chúng ta? Họ giả thương tích bằng cách băng bó, nhưng
sau thời gian ăn xin, họ là người lành mạnh và dùng tiền xin được của chúng ta
để ăn uống, nhậu nhẹt!
Thiên
Chúa không nhận lời cầu xin vì con người không có ý hướng tốt lành khi ăn chay,
như tiên-tri Isaiah nói: “Chính ngày các ngươi muốn ăn chay để tiếng các ngươi
kêu thấu trời cao thẳm, thì các ngươi lại ăn chay không đúng cách.” Tiên tri
đưa ra 2 ví dụ:
(1)
Không ăn chay lòng tham muốn: “Này, ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo kiếm lợi, vẫn
áp bức mọi kẻ làm công cho mình.” Ăn chay là để san sẻ miếng ăn cho người khác;
thế mà người ăn chay đã không san sẻ miếng ăn, lại vẫn còn lo thu tích lợi lộc
cho mình và bóc lột người khác. Thế mà họ gọi như vậy là ăn chay ư?
(2)
Không ăn chay miệng lưỡi, đôi tay: “Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã,
để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn.” Ăn chay không chỉ là bớt ăn uống, nhưng còn
là bớt nói những lời xúc phạm đến tha nhân, và làm thiệt hại họ phần hồn cũng
như phần xác. Chúng ta không khỏi nhịn cười khi thấy một người giữ chay, nhưng
lại vác súng đi ăn cướp!
Thiên Chúa chất vấn con người: “Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày con người phải thực hành khổ chế? Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vải thô và tro bụi, phải chăng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Đức Chúa?”
Thiên Chúa chất vấn con người: “Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày con người phải thực hành khổ chế? Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vải thô và tro bụi, phải chăng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Đức Chúa?”
1.2/
Ăn chay đúng cách: Ngược
lại với các lối ăn chay trên, tiên-tri liệt kê những cách ăn chay tốt lành mà
Thiên Chúa ưa thích:
(1)
Trả tự do, công bằng cho tha nhân: “Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là
thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người
bị áp bức, đập tan mọi gông cùm?”
(2)
Chia cơm sẻ áo cho những anh chị em túng nghèo: “Cách ăn chay Ta ưa thích chẳng
phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ;
thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh
em cốt nhục?”
Nói
tóm, ăn chay đúng cách là cố gắng sống đúng mối liên hệ với Thiên Chúa và với
tha nhân, qua việc thi hành những gì Ngài dạy trong thương linh hồn 7 mối và
thương xác 7 mối. Khi một người sống đúng những quan hệ này, họ sẽ được Thiên
Chúa đóai thương và nhận lời cầu xin, như tiên-tri Isaiah nói: “Bấy giờ ánh
sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông, vết thương ngươi sẽ mau lành. Đức công
chính ngươi sẽ mở đường phía trước, vinh quang Đức Chúa bao bọc phía sau ngươi.
Bấy giờ, ngươi kêu lên, Đức Chúa sẽ nhận lời, ngươi cầu cứu, Người liền đáp lại:
"Có Ta đây!"”
2/
Phúc Âm:
Ăn chay có lúc.
2.1/
Không phải lúc nào cũng ăn chay: Ăn chay không phải là trào lưu, thấy người khác làm
rồi mình cũng bắt chước làm theo; và rồi cảm thấy khó chịu vì bị thiệt thòi khi
thấy người khác không làm như vậy. Trình thuật kể các môn đệ ông Gioan tiến lại
hỏi Đức Giêsu rằng: "Tại sao chúng tôi và các người Pharisees ăn chay, mà
môn đệ ông lại không ăn chay?"
2.2/
Các môn đệ sẽ ăn chay khi Chúa Giêsu rời bỏ họ: Đức Giêsu trả lời: "Chẳng
lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi
tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay. Chẳng ai lấy vải mới
mà vá áo cũ, vì miếng vá mới sẽ co lại, khiến áo rách lại càng rách thêm.” Qua
câu trả lời, Chúa Giêsu muốn lưu ý họ những điều sau:
(1)
Mục đích của ăn chay là sống đúng mối liên hệ với Thiên Chúa. Chúa Giêsu chính
là chàng rể đang ở với Giáo Hội là cô dâu; các môn đệ là khách dự tiệc cưới. Nếu
các môn đệ đang có Chúa và lắng nghe lời dạy dỗ của Ngài, cần gì họ phải ăn
chay! Khi nào Chúa Giêsu rời bỏ họ về trời, bấy giờ họ sẽ ăn chay. Việc gì cũng
phải có thời gian của nó, và phải được làm với ý hướng tốt lành.
(2)
Để có thể lãnh nhận những giáo lý mới của Chúa Giêsu, họ cần phải có một tinh
thần mới. Nếu họ cứ giữ tinh thần cũ như chiếc áo đã rách, họ không thể đón nhận
những giáo lý mới của Chúa, được ví như miếng vải mới.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta cần phải hiểu rõ ý nghĩa của việc ăn chay, để rồi khi thực hành, chúng
ta phải làm với ý hướng tốt lành.
-
Ăn chay không phải là để khoe khoang, cũng không phải để xin ơn; nhưng là để sửa
chữa những thói quen bất công và tập sống đúng mối liên hệ với Thiên Chúa và
tha nhân.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
20/02/15 THỨ SÁU SAU LỄ TRO
Mồng Hai Tết. Kính nhớ tổ tiên.
Mt 15,1-6
Mồng Hai Tết. Kính nhớ tổ tiên.
Mt 15,1-6
Suy niệm: Dân Việt mình từ ngàn xưa, khi chưa nghe biết
Tin Mừng, đã ân cần tuân giữ điều răn: “Thứ
bốn: Thảo kính cha mẹ”.
Công
cha như núi Thái Sơn
Nghĩa
mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Câu
ca dao ấy, người Việt Nam già trẻ lớn bé ai mà không biết, bởi vì đạo hiếu đã
ăn sâu trong tâm thức chúng ta từ bao đời nay rồi. Trong những ngày tết, đạo
hiếu càng được nhấn mạnh trong bầu khí gia đình thân mật ấm cúng: anh em họ
hàng đoàn tụ; con cháu chúc tuổi ông bà, tưởng nhớ tổ tiên; ông bà dạy bảo con
cháu giữ gìn nề nếp gia phong… Đạo hiếu của dân Việt thật là phù hợp luật tự
nhiên ghi khắc trong lương tâm mỗi người. Chúa Giê-su còn tiếp tục bảo vệ đạo
hiếu bằng những lời răn đe nghiêm khắc: “Thiên Chúa dạy: ngươi phải thờ cha
kính mẹ”. Thật khủng khiếp, Lời Chúa nói với ta hôm nay: “Kẻ nào nguyền rủa cha
mẹ thì phải xử tử.”
Mời Bạn: Bạn
có nhận thấy tinh thần đạo hiếu nơi người trẻ ngày nay có phần bị phai nhạt do
tác động của những chuyển biến xã hội không? Trong bối cảnh đó, khi chu toàn
giới răn “Thảo
kính cha mẹ”, bạn
cũng đồng thời chấn hưng những giá trị truyền thống của dân tộc mình và dọn
đường cho Tin Mừng đến với anh chị em đồng bào.
Chia sẻ: Bạn
sẽ làm gì để xoá đi sự hiểu lầm nơi anh chị em lương dân rằng “theo đạo là bỏ
ông bỏ bà”?
Sống Lời Chúa: Bạn
bố trí bàn thờ tổ tiên theo tinh thần dân tộc và phù hợp với đức tin. Trong
ngày giỗ, bạn mời cả những người họ hàng bên lương tham dự thánh lễ cầu cho ông
bà, tổ tiên.
Cầu nguyện: Đọc kinh Lạy Cha.
Thờ cha kính mẹ
Thật ra, người Công Giáo nhớ đến người quá cố
không qua những nghi lễ giỗ chạp hàng năm, cho bằng qua việc cầu nguyện và dâng
lễ hàng ngày.
Suy niệm:
Giáo Hội dành Mồng Hai Tết
để kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ.
Người Công Giáo thường bị
coi là bỏ rơi việc thờ cúng ông bà tổ tiên,
như thế họ có thể bị coi là
bất hiếu.
Thật ra thảo kính cha mẹ là
điều răn thứ bốn Thiên Chúa đòi chúng ta phải giữ.
Cha Đắc Lộ trong cuốn Phép
Giảng Tám Ngày (1651) cho rằng
thảo kính cha mẹ gồm bốn
phần, đó là yêu mến, kính sợ, chịu lụy và giúp đỡ.
Cha còn ghi nhận một tập tục
đặc biệt vào thời đó.
Ngày Mồng Một Tết, người dân
và cả những quan lớn,
sau khi theo vua chúa đi tế
Nam Giao về,
“ai nấy về nhà mà lạy cha mẹ
ông bà ông vải.”
Vào năm 1625, các thừa sai
cho phép cúng giỗ các vị đã khuất.
Trong các gia đình, ngoài
bàn thờ kính Chúa, còn có “bàn thờ” tổ tiên
Chỉ có hai điều không được
phép,
đó là đốt vàng mã và tin tổ
tiên về ăn đồ cúng.
Thật ra, người Công Giáo nhớ
đến người quá cố
không qua những nghi lễ giỗ
chạp hàng năm,
cho bằng qua việc cầu nguyện
và dâng lễ hàng ngày.
Nhà Vua tế Trời ở đàn Nam
Giao, nhà sư thờ Phật tại Chùa,
các bậc chức sắc trong làng
xã thờ Thành Hoàng tại đình làng,
còn việc cầu nguyện, cúng
giỗ tổ tiên được cử hành tại gia đình,
nơi người sống và người đã
qua đời vẫn thông hiệp với nhau chặt chẽ.
Trong bài Tin Mừng hôm nay
Đức Giêsu bênh vực quyền lợi của cha mẹ.
Ngài đòi người ta phải giữ
điều răn thứ tư của Thiên Chúa.
Thảo kính cha mẹ hàm chứa
việc săn sóc và phụng dưỡng cha mẹ.
Cụ thể người con phải giúp
cha mẹ về mặt tài chánh.
Đức Giêsu phản đối một
truyền thống được bày đặt bởi người Pharisêu,
đó là khi một người con lấy
số tiền lẽ ra dành để nuôi cha mẹ
mà dâng cúng cho đền thờ làm
lễ phẩm
thì anh ta khỏi phải dùng
tiền đó mà nuôi cha mẹ nữa (cc. 5-6).
Đối với Đức Giêsu, làm thế
là nhân danh một truyền thống con người
mà “vi phạm điều răn của
Thiên Chúa”và “hủy bỏ lời của Thiên Chúa” (cc. 3.6).
Khi suy nghĩ về tương quan
giữa cha mẹ và con cái,
chúng ta cần tự hỏi:
Làm sao để có sự cảm thông
giữa những thế hệ?
Làm sao để con cái biết vâng
phục và tôn kính cha mẹ?
Làm sao để cha mẹ biết giáo
dục con cái bằng khuyên răn và sửa dạy?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
sau hơn
30 năm sống dưới mái nhà ở Nadarét,
Chúa đã
thành một người chín chắn
và
trưởng thành,
sẵn
sàng lãnh nhận sứ mạng Cha giao.
Bầu khí yêu thương đã góp phần không nhỏ
trong việc hình thành nhân
cách của Chúa.
Chúa đã học nơi thánh Giuse
sự lao động miệt mài,
sự mau mắn thi hành Thánh ý
Thiên Chúa,
sự âm thầm chu toàn trách
nhiệm đối với gia đình.
Chúa đã học nơi Mẹ Maria
sự tế nhị và phục vụ,
sự buông mình sống trong
lòng tin phó thác
và nhất là một đời sống cầu
nguyện thâm trầm.
Xin nhìn đến gia đình chúng con,
xin biến nó thành nơi sản
sinh những con người tốt,
biết yêu thương tha thứ,
biết cầu nguyện và phục vụ.
Ước gì xã hội chúng con lành mạnh hơn,
Giáo hội chúng con thánh thiện hơn,
nhờ có những con người khỏe mạnh, khôn ngoan
và tràn đầy ơn Chúa.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
20
THÁNG HAI
Những
Bã Phù Vân
Sứ
điệp đầu tiên của mùa Chay – trong ngày Thứ Tư Lễ Tro – là một sứ điệp rất sâu
sắc và quyết liệt: “Hỡi người, hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro!”
Vậy,
làm thế nào chúng ta có thể thực sự tìm thấy sự viên mãn? Làm thế nào người ta
có thể hoàn thành chính mình trong cõi đời này khi mà mầm hủy diệt con người đã
có sẵn đấy và thế giới được đặt dưới qui luật của sự chết? Con người kiếm tìm sự
sống trong thế giới xung quanh mình, nhưng điểm đến của con người lại là thực tại
sự chết!
Vâng,
trong cuộc đời tạm bợ này, chúng ta có thể có một số niềm thỏa mãn ‘phù du’ nào
đó. Những niềm thỏa mãn ấy không thể kéo dài. “Nguơi sẽ trở về tro bụi” – Thiên
Chúa nói với con người như thế.
Chúng
ta phải biết lắng đọng tâm hồn và nhìn vào trong thâm sâu hữu thể của mình. Và
chúng ta sẽ nhận ra những mầm mống bất tử của chính mình. Chúng ta cũng sẽ nhận
ra tính bèo bọt vô ích của những nỗ lực nơi mình nhằm tìm kiếm các thỏa mãn phù
vân.
Và
chính khi nhận thức được như vậy, chúng ta có thể bắt đầu hiểu ra tại sao Thiên
Chúa mời gọi mình: “Hãy trở về với Ta!” Vâng, Ngài mời gọi chúng ta trở về với
Ngài bằng cả tấm lòng.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
20-02
Mồng
Hai Tết
(Kính
nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ)
Is
58,1-9a; Mt 9,14-15
LỜI
SUY NIỆM: “Các môn đệ ông Gioan tiến lại hỏi Đức Giêsu rằng: Tại sao chúng
tôi và các người Pha-ri-sêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay”
Trong
câu chuyện các môn đệ của Gioan Tẩy Giả khi thấy các môn đệ của Chúa Giêsu
không ăn chay theo luật định, họ đã đến chất vấn Người. Nhân cơ hội này Người
cho họ biết; các môn đệ của Người đang ở trong tình trạng của lễ hội, đang vui
hưởng niềm hạnh phúc vì đang được sống với Người, một lễ hội như là một tiệc cưới.
Hình ảnh của tiệc cưới theo văn hóa của Do-Thái được kéo dài nhiều ngày, và được
miễn trừ nhiều điều theo luật cấm. Nhưng khi không được sống chung với Người,
khi đó người môn đệ của Người sẽ ăn chay.
Lạy
Chúa Giêsu, Chay tịnh là để sám hối, trong sám hối là nhận mình là tội nhân,
nhưng đồng thời cũng nhận ra được yêu thương tha thứ của Thiên Chúa. Xin cho mọi
thành viên trong gia đình chúng con trong Mùa Chay luôn biết xét mình để sám hối,
đến với Bí tích hòa giải để nhận ơn tha thứ và bình an. Đặc biệt trong ngày Mồng
Hai Tết chúng ta cùng nhau nhớ đến cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ còn sống
hay đã qua đời.
Mạnh
Phương
20
Tháng Hai
Giáo Ðường
Văn
hào Aleksandr Solzenicyn đã ca tụng những ngôi giáo đường bằng những vần thơ
như sau:
"Thư
thái trên sườn đồi, ngạo nghễ trên những ngọn núi cao, hãy ẩn mình trong những
dòng sông sâu, những ngôi giáo đường đẹp như những công chúa vận xiêm y rực rỡ.
Nhìn
xuống những mái nhà gỗ tranh là những ngọn tháp chuông hùng dũng. Từ phố chợ đến
thôn quê, từ đỉnh tháp hướng về trời cao, những tiếng chuông không ngừng giục
giã gọi nhau.
Từ
thuở nào con người vẫn ích kỷ nhỏ nhen. Nhưng chiều về, khi tiếng chuông đổ hồi
trên thôn xóm, trên đồng ruộng, trên núi rừng, người người dừng lại, ngẩng nhìn
và ra khỏi cuộc sống thấp hèn của họ.
Cha
ông của chúng tôi đã để lại phần cao quý nhất cảu các ngài. Mãi mãi, tâm tình của
các ngài vẫn còn ghi khắc trong những viên đá này, trong những tháp chuông
này".
Ở
bất cứ nơi nào trên thế giới, giáo đường vẫn luôn là biểu trưng của sự sống.
Còn gì buồn thảm cho bằng một ngôi giáo đường biến thành bảo tàng viện hoặc
không còn người lui tới.
Giáo
đường là nhà của con người: gặp gỡ giữa trời cao và đất thấp, gặp gỡ giữa con
người với Thiên Chúa. Nhưng quan trọng hơn cả, giáo đường chính là nơi gặp gỡ
giữa người với người: gặp gỡ ở trong lời cầu nguyện, gặp gỡ nhau trong chia sẻ,
gặp gỡ nhau trong lời chào bình an, trong cái bắt tay của tha thứ, của hòa giải,
gặp gỡ nhau để nối kết vòng tay với người khác, gặp gỡ nhau để trở lại cuộc sống
với hăng say và nhiệt thành hơn.
Chúng
ta không thể đến nhà thờ mỗi ngày mà vẫn khước từ gặp gỡ với tha nhân. Chúng ta
không thể đến nhà thờ mỗi ngày mà lại không muốn gặp gỡ Chúa trong cuộc sống hằng
ngày. Chúng ta không thể tách biệt nhà thờ ra khỏi cuộc sống. Bao lâu ngôi giáo
đường còn đó, bấy lâu người Kitô vẫn được mời gọi để nối kết đức tin với cuộc sống
hằng ngày.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét