22/02/2015
Chúa Nhật I Mùa
Chay Năm B
(phần I)
Bài
Ðọc I: St 9, 8-15
"Giao
ước giữa Thiên Chúa và ông Nôe sau khi ông này được cứu khỏi nướt lụt".
Trích
sách Sáng Thế.
Ðây
Thiên Chúa phán cùng ông Nôe và con cái ông rằng: "Ðây Ta ký kết giao ước
của Ta với các ngươi và con cháu các ngươi, với tất cả sinh vật đang sống với
các ngươi, như chim chóc, gia súc, tất cả những thú vật đang sống trên mặt đất
với các ngươi, những gì ra khỏi tàu và toàn thể thú vật trên mặt đất. Ta ký kết
giao ước của Ta với các ngươi: nước lụt không còn tiêu diệt mọi loài nữa, cũng
không khi nào còn lụt tàn phá trái đất nữa". Và Thiên Chúa phán: "Ðây
là dấu chỉ giao ước ký kết giữa Ta với các ngươi, và tất cả sinh vật đang ở với
các ngươi và sau này mãi mãi. Ta sẽ đặt trên trời một cái mống, và nó sẽ là dấu
chỉ giao ước giữa Ta với trái đất. Khi Ta quy tụ mây lại trên trời, mống sẽ xuất
hiện trên mây, và Ta sẽ nhớ lại giao ước đã ký kết giữa Ta với các ngươi và mọi
sinh vật, và không khi nào nước lụt tiêu diệt mọi loài như thế nữa!"
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 24, 4bc-5ab. 6-7bc. 8-9
Ðáp: Tất cả đường
nẻo Chúa là ân sủng và trung thành dành cho những ai giữ minh ước và điều răn
Chúa (x. c. 10).
Xướng:
1) Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa; xin dạy bảo con về lối bước của
Ngài. Xin hướng dẫn con trong chân lý và dạy bảo con, vì Chúa là Thiên Chúa cứu
độ con. - Ðáp.
2)
Lạy Chúa, xin hãy nhớ lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót tự muôn đời vẫn
có. Xin hãy nhớ con theo lòng thương xót của Ngài, vì lòng nhân hậu của Ngài,
thân lạy Chúa. - Ðáp.
3)
Chúa nhân hậu và công minh, vì thế Ngài sẽ dạy cho tội nhân hay đường lối. Ngài
hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường lối
của Ngài. - Ðáp.
Bài
Ðọc II: 1 Pr 3, 18-22
"Hiện
giờ phép thánh tẩy cũng cứu thoát anh em giống như thể thức ấy".
Trích
thư thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.
Anh
em thân mến, Chúa Kitô đã chết một lần cho tội lỗi chúng ta, Người là Ðấng công
chính thay cho kẻ bất công, để hiến dâng chúng ta cho Thiên Chúa; thật ra Người
đã chết theo thể xác, nhưng đã nhờ Thần Linh mà sống lại. Với Thần Linh, Người
đã đến rao giảng cho những tâm hồn bị giam cầm, cho những kẻ xưa kia có lúc
không tin, đang khi lòng nhân từ Chúa còn khoan giãn lúc ông Nôe đóng tầu, nhờ
đó một số ít người, gồm tất cả tám người, được cứu khỏi nước lụt. Và hiện giờ,
phép thánh tẩy cũng cứu thoát anh em cũng giống như thể thức ấy, vì phép ấy
không phải chỉ rửa sạch thân xác, mà đó là lời cầu xin Thiên Chúa ban cho một
lương tâm ngay thẳng, nhờ sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, Ðấng ngự bên hữu
Thiên Chúa, sau khi về trời, đã bắt các thiên thần, các quyền thần và các đạo
binh suy phục Người.
Ðó
là lời Chúa.
Câu
Xướng Trước Phúc Âm: Mt 4,4b
Người
ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.
Phúc
Âm: Mc 1, 12-15
"Chúa
chịu Satan cám dỗ và các Thiên Thần hầu hạ Người".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi
ấy, Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa và Người ở đó suốt bốn mươi
đêm ngày, chịu Satan cám dỗ, sống chung với dã thú và các Thiên Thần hầu hạ Người.
Sau
khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên
Chúa, Người nói: "Thời giờ đã mãn, và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em
hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Chọn Theo Chúa Là Ðón Nhận Giao Ước
Sống
ở đời là phấn đấu và chọn lựa. Trong cuộc đời trần thế, Ðức Kitô đã không thoát
khỏi vòng thông lệ đó.
Thật
vậy, lúc khởi đầu cuộc sống công khai, Người đã được Thánh Linh đưa vào sa mạc
để chịu thử thách giống như Ađam trong vườn địa đàng và dân Dothái suốt 40 năm
trường trong sa mạc.
Nhưng
Ađam đã sa ngã.
Dothái
đã thất trung.
Còn
Ðức Kitô đã trung thành đứng hẳn về phía Thiên Chúa. Nhờ vậy, Người đã thắng
Satan.
Sau
hành động quyết liệt đương đầu với chước cám dỗ, Ðức Kitô đã xuất hiện trước
công chúng, rao giảng Tin Mừng và kêu gọi thống hối (Mt 4,12-17; Mc 1,14-15; Lc
4,14-15). Chẳng những cơn thử thách đã không cầm chân và quật ngã được Người,
mà trái lại càng làm cho Người quyết tâm chu toàn sứ mạng.
Quả
vậy, thay vì chiều theo những lời dụ dỗ mê hoặc của Satan (Mt 4,3-11; Lc
4,3-14), Ðức Kitô đã dùng lời Kinh Thánh mà khước từ mạnh mẽ. Cuối cùng Satan
đã rút lui và Người đã chiến thắng. Sức mạnh làm cho Người chiến thắng là chính
lời Kinh Thánh và thái độ cương quyết đứng về phía Thiên Chúa.
Là
tín hữu, chúng ta cũng có thể chiến thắng như Ðức Kitô, nếu biết chọn đứng về
phía Thiên Chúa và lắng nghe lời Người mà thay đổi nếp sống và để Người hướng dẫn
đời ta.
Vì
thế, có thể nói chiến thắng của Ðức Kitô cũng là chiến thắng của chúng ta. Cuộc
chiến đấu của Người đã chứng tỏ: con người có thể thắng những chước mê hoặc của
Satan, nếu dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa.
Cũng
như Ðức Kitô, ta không chấp nhận dùng Thiên Chúa như một phương tiện để thỏa
mãn những nhu cầu thế tục; hoặc như một sức mạnh ma thuật để làm những việc phi
thường; hay qụy lụy Satan để được làm chúa thiên hạ (Mt 4,3-10). Chính Thiên
Chúa mới là chủ tể vũ trụ và Người điều khiển lịch sử loài người.
Trong
lịch sử Dothái, Thiên Chúa đã trực tiếp hướng dẫn dân Người và đã chuẩn bị họ
đón nhận Giao ước như một ân huệ. Người đã đem họ ra khỏi Aicập và dẫn đưa qua
sa mạc để thanh luyện tâm hồn họ và để họ chọn lựa tin vào Thiên Chúa, nghĩa là
đứng hẳn về phía Người. Còn Người đã nuôi sống họ bằng Manna, một ân huệ từ trời
xuống, Ðức Kitô, sau khi quyết định đứng về phía Thiên Chúa và nhờ đó chiến thắng
Satan, cũng đã được Thiên Thần mang của ăn từ trời đến nuôi dưỡng và hầu hạ. Cuộc
thử thách của Ðức Kitô đã chuẩn bị Người thực hiện chương trình cứu độ của
Thiên Chúa, nghĩa là thiết lập Giao ước mới trong cái chết và cuộc phục sinh của
Người.
Trước
khi lập Giao ước với loài người, Thiên Chúa luôn dùng một khoảng thời gian để
chuẩn bị và thanh luyện. Lục Ðại Hồng Thủy 40 đêm ngày thời Noe là một bằng chứng
khác. Sau cơn tàn phá, mà chỉ một mình ông và một số ít người theo ông được cứu
thoát, Thiên Chúa đã ký kết với ông một Giao ước ân tình: từ nay Người sẽ không
bao giờ còn tàn phá mặt đất nữa. Từ đây bắt đầu một giai đoạn mới với một lớp
người biết đặt hết lòng tin tưởng vào Chúa. Biểu hiệu cho Giao ước này là một cầu
vòng hình cánh cung đặt ngang trời. Mỗi khi nhìn thấy nó là Thiên Chúa nhớ lại
tình thương vô điều kiện của Người đối với nhân loại: từ nay Người giao hòa
cùng vạn vật, gác cung lên, không còn dùng đến nữa và bảo toàn sinh mạng cho
muôn loài.
Chọn
theo Chúa là đón nhận Giao ước. Nhưng ân huệ Giao ước luôn đi kèm với thử
thách. Mà thử thách chỉ là để chuẩn bị cho loài người một cuộc sống mới tốt đẹp
hơn, vì tuy có hủy diệt nhưng là để tái tạo, tuy có đau khổ nhưng là để thanh
luyện, nhằm đưa vào Ðất Hứa. Ðức Kitô cũng đã chịu chết, nhưng Người đã sống lại
và đem đến cho ta sự sống vĩnh cửu, nhờ cái chết và cuộc Phục sinh của Người để
tiêu diệt tội lỗi và thanh luyện tâm hồn.
Giảng
Lễ
Chúng
ta đã bước vào mùa Chay Thánh từ hôm thứ Tư lễ Tro vừa rồi. Và có lẽ theo truyền
thống, chúng ta đã bắt đầu có những quan niệm nghiêm ngặt và khắc khổ về nếp sống
phải có trong mùa này; đến nỗi sau khi nghe 3 bài đọc Sách Thánh hôm nay, có lẽ
chúng ta chỉ còn nhớ tư tưởng Chúa Yêsu ngày trước đã bị cám dỗ trong sa mạc.
Quả thật, ngày Chúa Nhật thứ I mùa Chay thường được mệnh danh là ngày Chúa nhật
Chúa bị cám dỗ. Nhưng ước gì chúng ta hãy nghĩ đúng về biến cố này, như các bài
đọc Kinh Thánh hôm nay cho thấy, đã biết đúng ý của Giáo hội muốn chúng ta sống
ngày hôm nay và suốt tuần lễ này như thế nào.
Chúng
ta hãy bắt đầu nhớ lại đúng ý tưởng của bài đọc thứ I hôm nay. Yavê Thiên Chúa
ký kết Giao ước thân hữu với Noe và con cháu ông sau khi họ ra khỏi tàu. Như vậy
rõ ràng bài Cựu Ước muốn nhắc nhở lại quãng thời gian nhân loại được hạnh phúc
sống trong tình nghĩa của Chúa, sau khi Ngài đã cứu họ ra khỏi nạn lụt 40 đêm
ngày. Phải chăng Giáo hội không muốn dùng bài Sách Thánh ấy để nói lên thời đại
Ân sủng đang chờ ta 40 ngày chay thánh này? Thời đại ấy, nói cho đúng, hiện ta
đang sống đây, như bài đọc II cho thấy. Chúng ta là những người đã chịu phép Rửa
của Ðức Kitô, đã được đưa ra khỏi cảnh ngập lụt tội lỗi, để sống trong tình
thân ái của Thiên Chúa mà mầu nhiệm Phục sinh đem lại cho chúng ta.
Như
vậy thời gian chúng ta đang sống, thời gian mùa Chay Thánh, trước tiên là thời
gian Ân sủng, thời gian Chúa yêu thương chúng ta và muốn giao ước thân hữu mãi
mãi với mọi người. Thế nên không ai được sợ đi vào mùa Chay Thánh. Ðừng ai nghĩ
ngay tới việc ăn chay, hãm xác, kẻo đâm ra ngại ngùng. Ngược lại, chúng ta cần
nhớ mình là những người đã được chịu phép Rửa, đã được đưa ra khỏi trận lụt Hồng
Thủy của tội lỗi, để bây giờ được Thiên Chúa coi như con cái, như và hơn xưa Ngài
đã xử sự với Noe và con cái ông. Chỉ với những tâm tình như vậy, chúng ta mới
hiểu được hết ý nghĩa của bài Phúc Âm hôm nay và mới kết hợp được với Ðức Kitô
trong mầu nhiệm mà Phụng vụ hôm nay đang cử hành.
Thật
vậy, muốn hiểu đúng ý mấy câu Phúc Âm vắn tắt mà Marcô đã viết, chúng ta phải
nhớ lại mấy câu trước, kể việc Chúa chịu phép rửa. Chính khi vừa ở bờ sống
thanh tẩy lên, Ðức Kitô đã được Chúa Cha tuyên phong là Con rất yêu dấu và được
Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu đậu xuống trên mình. Chính khi ấy, Người
cũng đã được Thánh Thần hướng dẫn vào sa mạc. Và nếu dùng chính những chữ của
Marcô, Người đã được Thánh Thần đẩy vào sa mạc, ở đó 40 đêm ngày. Ở bờ sống
thanh tẩy lên, Ðức Kitô như nhân loại trong ngày ra khỏi tàu Noe. Ðúng hơn nữa,
Ngài như toàn thể Dân Chúa ra khỏi dòng Biển Ðỏ. Ngài cô đọng, tập trung ở nơi
mình, tất cả Dân Chúa được cứu vớt và giải thoát. Ngài thật xứng đáng được
tuyên phong là Con yêu dấu duy nhất của Thiên Chúa Cha. Ngài đi đâu bây giờ, nếu
không đi vào sa mạc, vì đừng tưởng sa mạc là nơi ghê gớm, đầy dẫy quỷ ma.
Không, theo truyền thống tiên khởi của Kinh Thánh, sa mạc là nơi thoát tục để
con người gặp gỡ và sống thân mật với Thiên Chúa tình yêu. Hôsê đã diễn tả đúng
ý nghĩa của sa mạc nhất khi ông viết thay cho Chúa: " Ta sẽ kéo người yêu
của ta vào sa mạc, để ở đó ta thủ thỉ với nàng" (2,16). Sa mạc, như vậy,
là nơi sống gần gũi với Thiên Chúa, sống trong tình thân mật của Ngài. Ðược
tuyên dương là Con yêu dấu của Thiên Chúa Cha xong và được đầy tràn Thánh Thần
yêu mến, Ðức Kitô được đẩy vào sa mạc là phải. Chính tình yêu đã đẩy bước chân
Ngài vào sa mạc để sống trong tình mật thiết với Thiên Chúa, để sống lại trọn vẹn
40 năm trời Dân Chúa xưa đã sống trong sa mạc, nhưng không được tốt lành hoàn
toàn. Một chi tiết cuối cùng khiến ta phải nghĩ: được đưa vào sa mạc, Ðức Kitô
đã sống trong tình con thảo đối với Thiên Chúa Cha.
Ðó
là mấy câu Phúc Âm Marcô viết: "Ở trong sa mạc Người sống với thú rừng, và
các thiên thần hầu hạ Người". Mấy lời mộc mạc ấy gợi lên hình ảnh của vườn
địa đàng xưa. Adong khi ấy cũng sống giữa muông thú, nhưng chúng hiền lành và
giao hảo với ông. Viết mấy câu mộc mạc trên, Marcô cũng có ý nói lên ý tưởng: Ðức
Kitô là Adong mới; Ngài đến trong thế gian để xây dựng lại vườn địa đàng xưa,
khiến mọi hiềm khích giữa loài người và vạn vật không còn nữa. Ngoài ra người
ta còn giao tiếp với những bậc thần linh như các thiên sứ.
Như
vậy, bài Phúc Âm hôm nay cho chúng ta thấy Ðức Kitô đi vào sa mạc như là Ðấng Cứu
Thế đến trong trần gian để thể hiện lời sách Isaia viết: trong thời đại thiên
sai, sư tử sẽ gặm cỏ chung với bê non. Ngài đem Nước Trời đến, hoàn tất giao ước
thân hữu mà Thiên Chúa đã ký kết với Noe. Nước Trời đó, chúng ta đã được lãnh
nhận, vì đã chịu phép Rửa tội, như bài đọc thứ II đã viết. Chúng ta đang sống
trong Nước Trời, trong Giao ước của Chúa; chúng ta đang sống trong mùa Chay 40
ngày của Chúa trong sa mạc, nơi Ngài mật thiết liên kết với Thiên Chúa Cha,
trong Thánh Thần yêu mến. Thế thì chúng ta cũng phải có thái độ như Ngài. Và đó
là ý nghĩa của việc Chúa bị cám dỗ, mà chúng ta cần phải tìm hiểu bây giờ.
Ở
trong vườn địa đàng, Adong đã bị cám dỗ. Con cái Noe sống trong Giao ước cũng
đã gặp thử thách. Dân Chúa trong sa mạc còn gặp nhiều hơn nữa. Tất cả đều nói
lên rằng hạnh phúc con người ở trần gian này có thể bị tan vỡ. Tình yêu Thiên
Chúa ở nơi ta có thể bị thử thách. Và rõ rệt tất cả loài người đã sa ngã, đã phạm
tội. Adong đã phạm tội; con cháu Noe cũng vậy; dân Chúa ngày xưa cũng thế.
Trong Cựu Ước, xem ra chỉ có một người không sa ngã. Nói đúng hơn chỉ có câu
truyện một người bị cám dỗ mà vẫn không sa ngã, để làm gương cho ta: đó là truyện
ông Yob, một truyện được xây dựng có mục đích răn bảo, nên không cần đặt vấn đề
có hay không. Nhưng điều mà sách Yob gợi lên, đề cao sự trung thành với Thiên
Chúa qua bất cứ gian nan thử thách nào, điều đó đã được thực hiện nơi Ðức Kitô.
Ở trong sa mạc, Ngài bị Satan cám dỗ, nhưng Ngài đã lướt thắng một cách bình an
chân thật, báo trước việc Ngài sẽ đi qua con đường thập giá đau thương mà cuối
cùng vẫn trung tín thưa cùng Chúa Cha: Con xin phó mạng sống con trong tay Cha.
Chúng
ta không cần đi sâu vào chi tiết để thấy Chúa bị cám dỗ và lướt thắng như thế
nào. Bài học của chúng ta hôm nay chỉ cần ghi nhận: đang sống trong Nước Trời,
chúng ta phải cẩn thận kẻo mất tình nghĩa thân mật với Chúa. Và nếu mất là rơi
vào số phận của Adong, của con cái Noe, của dân Israel ngày trước. Mọi hạng người
ấy đã không giữ giao ước, đã không giữ Lời Chúa, đã nghe theo một tiếng nói xúi
giục ngược với Lời Chúa dạy. Ngày nay và hằng ngày, không có những tiếng xúi giục,
cám dỗ như thế sao? Ðừng tưởng chỉ có tiếng nói bên ngoài. Tiếng của Satan sẽ
có thể nói lên ở ngay trong tâm hồn ta: sống theo Phúc Âm làm sao được? Như vậy
sẽ thiệt thòi quá! Sống như người ta, làm như thế gian, dễ biết bao, lợi biết mấy!
Nhưng nghe theo những tiếng xúi giục như vậy là phản bội giao ước, là từ bỏ Lời
Chúa, là lựa chọn không đi với Chúa nữa.
Chúa
đã yêu thương đi tìm ta đưa vào sa mạc. Ngài chịu gian khổ để dẫn ta qua dòng
nước Rửa tội. Ta đang sống trong Nước Trời và trong tình nghĩa của Ngài. Hôm
nay ta còn đến đây để dự lễ, để thấy Chúa thương ta như ta vừa hiểu qua các bài
đọc Sách Thánh, để còn uống thêm chén giao ước của Ngài trong Thánh Thể mà ta cử
hành bây giờ. Chúng ta còn có thể có thái độ nào khác hơn là dứt khoát đứng về
bên Chúa, chọn Lời Chúa làm lẽ sống, lấy tình Ngài làm hạnh phúc. Có như vậy
chúng ta mới thật sự sống với Ðức Kitô trong mầu nhiệm sa mạc, trong mùa Chay
40 ngày mà ta đang cử hành.
Chúng
ta hãy cương quyết đứng lên tuyên xưng đức tin của mình để suốt đời trung tín với
Phúc Âm, với Giáo Hội, với tình yêu thương của Chúa.
(Trích
dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Chủ
Nhật I Mùa Chay,
Năm B
Bài
đọc:
Gen 9:8-15; I Pet 3:18-22; Mk 1:12-15.
GIỚI
THIỆU CHỦ ĐỀ: Thiên
Chúa thực hiện mọi sự tốt đẹp qua Đức Kitô.
Nhìn lại lịch sử là điều cần thiết để hiểu biết và phê bình. Để so sánh cách
chính xác, con người thường so sánh những gì xảy ra trước và sau khi một người
nhận công việc hay chức vụ. Ví dụ, để phê bình tổng thống Obama, người ta sẽ dựa
vào tình hình chính trị và kinh tế trước và sau khi ông nhậm chức tổng thống.
Lịch sử Cứu Độ cần thiết để chúng ta nhận diện tội lỗi con người và tình thương
của Thiên Chúa. Cả ba Bài Đọc hôm nay đều cho chúng ta thấy một sự tương phản
trước và sau những biến cố lịch sử chính.
Trong Bài Đọc I, tác-giả Sách Sáng Thế cho chúng ta nhìn thấy những gì xảy ra
sau trận Lụt Hồng Thủy; điều này giả sử phải có lý do và những gì xảy ra trước
đó. Thiên Chúa đã nhìn thấy tội lỗi con người xúc phạm đến Ngài quá nhiều, nên
Ngài muốn tái tạo một trời mới đất mới, trong đó có gia đình Noah. Trong Bài Đọc
II, tác giả Thư Phêrô so sánh Lụt Hồng Thủy với cái chết của Đức Kitô. Nếu Lụt
Hồng Thủy tàn sát tất cả vì tội lỗi con người, cái chết của Đức Kitô xóa đi tất
cả tội lỗi và cứu sống con người. Điều này bảo đảm Lời hứa của Thiên Chúa: Lụt
Hồng Thủy sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Trong Phúc Âm, sau khi Chúa Giêsu được
Thánh Thần đưa vào sa mạc để chịu cám dỗ 40 đêm này, Ngài đã thắng vượt được tất
cả và bắt đầu hành trình rao giảng Tin Mừng để đem ơn Cứu Độ đến cho con người.
KHAI
TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Gia đình Noah được cứu thóat khỏi Lụt Hồng Thủy.
1.1/
Tội lỗi của con người: là một thực trạng không thể chối cãi. Sách Sáng Thế từ
chương 1-11 tường trình từ chi tiết đến tổng quát các tội của con người:
- Tội Nguyên Tổ: Tổ tiên con người, Adam và Eve, đã bất tuân lệnh Thiên Chúa ăn
trái cấm. Con người phải lãnh nhận các hình phạt của việc bất tuân.
- Tội giết người: Cain giết Abel, em mình, vì tức giận Thiên Chúa không đóai
nhìn đến lễ vật ông dâng. Cain phải chấp nhận hình phạt của Thiên Chúa.
- Tội kiêu ngạo: Con người xây tháp Babel vì muốn để lại danh tiếng và không phải
tùy thuộc vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Hậu quả là ngôn ngữ bất đồng, Thiên
Chúa phân tán họ khắp mặt đất.
- Tất cả các tội khác: là nguyên nhân của Lụt Hồng Thủy. Chúa cứu gia đình ông
Noah.
1.2/
Tình thương Thiên Chúa cứu vớt con người: Ngay cả trong khi ra hình phạt cho
con người, tình thương của Thiên Chúa vẫn thể hiện trong tất cả mọi trường hợp.
Trong trận Lụt Hồng Thủy, sau khi nhìn thấy kết quả của sự tàn phá, Chúa hứa với
Noah và gia đình ông: “Đây Ta lập giao ước của Ta với các ngươi, với dòng dõi
các ngươi sau này, và tất cả mọi sinh vật ở với các ngươi: chim chóc, gia súc,
dã thú ở với các ngươi, nghĩa là mọi vật ở trong tàu đi ra, kể cả dã thú. Ta lập
giao ước của Ta với các ngươi: mọi xác phàm sẽ không còn bị nước hồng thủy huỷ
diệt, và cũng sẽ không còn có hồng thủy để tàn phá mặt đất nữa." Dã thú ở
với Noah trên tàu mà không làm hại ông cũng như các súc vật khác trên tàu,
nhưng vâng lời con người. Khi con người sống công chính trước Thiên Chúa, tất cả
các quyền lực và dã thú phải tùng phục con người. Dã thú cũng được bao gồm
trong giao ước Thiên Chúa làm với con người.
Cầu Vồng là dấu hiệu của tình thương Thiên Chúa: Thiên Chúa phán: "Đây là
dấu hiệu giao ước Ta đặt giữa Ta với các ngươi, và với mọi sinh vật ở với các
ngươi, cho đến muôn thế hệ mai sau: Ta gác cây cung của Ta lên mây, và đó sẽ là
dấu hiệu giao ước giữa Ta với cõi đất. Khi Ta cho mây kéo đến trên mặt đất và
cây cung xuất hiện trong mây, Ta sẽ nhớ lại giao ước giữa Ta với các ngươi, và
với mọi sinh vật, nghĩa là với mọi xác phàm; và nước sẽ không còn trở thành hồng
thủy để tiêu diệt mọi xác phàm nữa.”
2/
Bài đọc II:
Lời hứa của Thiên Chúa được hiện thực nơi Đức Kitô.
2.1/
Con người vẫn tiếp tục xúc phạm đến Thiên Chúa: Từ thời Noah cho đến thời Đức
Kitô, con người vẫn tiếp tục phạm tội, nhưng Thiên Chúa giữ lời hứa không giết
con người bằng Lụt Hồng Thủy nữa. Nhưng làm sao để giải thóat con người khỏi tội?
Đó chính là Kế họach Cứu Độ của Thiên Chúa qua Đức Kitô. Ngài ban cho con người
Đức Kitô để gánh tội cho con người.
2.2/
Chúa Giêsu đã chịu phép rửa trong nước và máu để chuộc tội cho con người: Các
Thánh Giáo Phụ nhìn thấy sự giống nhau giữa Lụt Hồng Thủy và biến cố Đức Kitô:
* Trong Lụt Hồng Thủy, ai không tin vào Noah và ở trong tàu sẽ bị nước cuốn đi;
cũng vậy, ai không tin vào Đức Kitô cũng phải chịu số phận tương tự. Tác giả
Thư Phêrô quả quyết: “Chính Đức Kitô đã chịu chết một lần vì tội lỗi - Đấng
Công Chính đã chết cho kẻ bất lương - hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa.
Thân xác Người đã bị giết chết, nhưng nhờ Thần Khí, Người đã được phục sinh.”
* Lụt Hồng Thủy là hình bóng của Phép Rửa Tội: Cả hai đều rửa sạch tội lỗi con
người. “Nước đó là hình bóng phép rửa nay cứu thoát anh em.”
* Có phải chỉ cần chịu phép rửa là được cứu độ? Nhiều giáo phái tin như thế.
Nhưng tác giả Thư Phêrô cắt nghĩa: “Lãnh nhận phép rửa, không phải là được tẩy
sạch vết nhơ thể xác, mà là cam kết với Thiên Chúa sẽ giữ lương tâm trong trắng,
nhờ sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô, Đấng đang ngự bên hữu Thiên Chúa sau khi
đã lên trời, đã bắt các thiên sứ và toàn thể thần minh phải phục quyền.” Con
người vẫn phải trải qua thử thách và cám dỗ, và họ phải chứng minh sự trung
thành với Thiên Chúa.
* Đức Kitô không những có quyền năng giải thóat những người đương thời và tương
lai, mà còn cả những người đã hư mất trong và trước thời Noah: “Người đã đến
rao giảng cho các vong linh bị giam cầm, tức là những người xưa đã không vâng
phục Thiên Chúa, trong thời Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi, nghĩa là thời ông
Noah đóng tàu. Trong con tàu ấy, một số ít, cả thảy là tám người, được cứu
thoát nhờ nước.”
3/
Phúc Âm:
Đức Kitô bắt đầu triều đại của Thiên Chúa.
3.1/
Đức Kitô chịu cám dỗ trong hoang địa: “Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa.
Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ, sống giữa loài dã
thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người.” Sự kiện này xảy ra ngay sau khi Chúa
Giêsu chịu phép Rửa tại sông Jordan bởi Gioan.
“Hoang địa” không có nghĩa là sa mạc, chỉ có nghĩa là vùng không hay rất ít người
ở. Chỗ mà Marcô nói đến hôm nay là một vùng núi đá vây quanh bởi nhiều vực thẳm.
Hiện nay vẫn còn một tu viện của các đan sĩ nằm chênh vênh lưng chừng núi. Đây
là một sáng kiến rất đạc biệt. Nếu du khách đứng trên một ngọn đồi đối diện
nhìn qua Núi Cám Dỗ, họ sẽ há miệng kinh ngạc khi nhìn thấy tu viện; vì họ
không thể nào ngờ trong nơi hoang dã và hiểm trở như thế, con người có thể xây một
căn nhà như những chiếc hộp chồng lên nhau giữa lưng chừng núi. Chỉ cần sơ sót
chợt chân một tí là sẽ rơi xuống vực thẳm. Điều này tự nó nói lên nguy hiểm của
“chước cám dỗ:” chỉ cần sơ sót một tí, con người sẽ mất mạng ngay. Chúng tôi có
cơ hội leo lên chốn này để thăm tu viện, rồi từ đó leo lên tới đỉnh núi khỏang
30 phút. Núi cám dỗ không xa kinh thành Jerusalem bao nhiêu, khỏang 30 dặm lái
xe. Trên đỉnh núi một người có thể nhìn thấy Jerusalem.
Trình thuật cám dỗ của Chúa Giêsu gợi lại “biến cố cám dỗ” trong Vườn Địa Đàng:
có Satan, các dã thú, và các thiên thần. Khi con người chưa rơi vào chước cám dỗ,
họ có thể ở chung với dã thú mà không sợ hãi. Khi con người sa chước cám dỗ,
các dã thú sợ hãi và có thể gây nguy hiểm cho con người. Điều này cũng đã được
tiên tri Isaiah nói tới khi triều đại Thiên Chúa đến, chó sói sẽ ở chung với
chiên… trẻ thơ có thể thò tay vào hang rắn lục mà không sợ nguy hiểm (Isa
11:6-9). Ngay cả trong khi bị cám dỗ, các thiên thần của Chúa vẫn hiện diện để
nâng đỡ và gìn giữ con người khỏi sa chước cám dỗ và “vấp chân vào đá.”
Marcô chỉ tường thuật tổng quát Chúa Giêsu chịu cám dỗ, nhưng không tường thuật
chi tiết các cám dỗ như Matthew và Luke (Mt 4:1-11, Lk 4:1-13). Điều Marcô muốn
nhấn mạnh là sự khác biệt giữa hai biến cố: Đức Kitô, Adam mới đã thắng vượt mọi
cám dỗ, chứ không sa chước cám dỗ như Adam cũ.
3.2/
Đức Kitô rao giảng Tin Mừng: “Sau khi ông Gioan bị nộp, Đức Giêsu đến miền
Galilee rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và
Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng."”
Thời kỳ đã mãn tức là thời gian con người phải chờ đợi đã hòan tất. Triều đại
Thiên Chúa bắt đầu với sự xuất hiện của Đức Kitô. Qua Ngài, tất cả những gì
Thiên Chúa hứa được thực hiện và hòan tất tốt đẹp. Chúa Giêsu rao truyền hai điều
quan trọng:
(1) Ăn năn xám hối: Giống như Gioan, Chúa Giêsu cũng đòi con người phải nhận ra
tội lỗi và ăn năn xám hối; vì không thể nhận được sự tha thứ nếu không thú nhận
tội lỗi của mình. Ơn thánh của Thiên Chúa đòi sự cộng tác của con người.
(2) Tin vào Tin Mừng: Điều này làm Chúa Giêsu khác Gioan. Marcô muốn nói gì
trong câu “tin vào Tin Mừng?”
- Tin Mừng là chính Đức Kitô: con người của Ngài, những lời Ngài dạy dỗ và các
việc Ngài làm.
- Tất cả những gì Thiên Chúa hứa được thực hiện nơi Đức Kitô trong Kế Họach Cứu
Độ.
- Tình thương Thiên Chúa mạnh hơn tội lỗi con người: Như một người Cha, không
có tội nào của con cái có thể lấy đi tình thương; ngọai trừ tội cố tình không
chịu ăn năn trở về.
- Đức Kitô gánh tội cho con người: để bảo đảm sự công bằng của Thiên Chúa.
- Đức Kitô giải thóat con người khỏi chết và mang lại ơn Cứu Độ cho con người.
ÁP
DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Tình thương Thiên Chúa mạnh hơn tội lỗi con người. Ngài sẵn sàng tha thứ mọi
tội cho con người.
- Kế họach Cứu Độ được thực hiện qua Đức Kitô. Để được ơn Cứu Độ, con người phải
tin vào Đức Kitô và lãnh nhận BT Rửa Tội.
- Như Đức Kitô đã chịu cám dỗ và đã tòan thắng, Ngài có thể giúp chúng ta cũng
tòan thắng các chước cám dỗ của ma quỉ. Trường hợp sa chước cám dỗ, chúng ta đã
có Bí-tích Hòa Giải để tha thứ. Ma quỉ không thể làm gì chúng ta bao lâu chúng
ta luôn sẵn sàng xám hối và tin vào Tin Mừng.
- Mùa Chay là cơ hội thuận tiện để chúng ta đọc lại lịch sử và tin vào tình
thương của Thiên Chúa dành cho con người.
Lm.Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
22/02/15 CHÚA NHẬT TUẦN 1 MC – B
Mc 1,12-15
Mc 1,12-15
Suy niệm: Trước cái chết oan ức bất
công của Gio-an Tẩy giả, Chúa Giê-su không hô hào một cuộc nổi dậy, nhưng
Ngài lại lánh đi (x. Mt 4,12). Điều Ngài lập tức bắt tay thực hiện là tiếp
nối lời rao giảng của Gio-an Tẩy giả: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (x. Mt 3,2). Và rồi chính Ngài cũng bị bắt
bớ, đánh đập, bị kết án, bị giết chết cách bất công nhưng rồi “sau ba ngày, Ngài sẽ sống lại” (x. Mc 9,31) để ấn định chiến thắng chung
cuộc và tiễu trừ vĩnh viễn chính gốc rễ của mọi bất công là tội lỗi và sự
chết. Như thế, đối với Chúa Giê-su, việc hoán cải cuộc sống, thực thi những
giá trị của Tin Mừng mới là đòi hỏi cấp bách và là cách thế hữu hiệu để giải
thoát con người khỏi mọi bất công.
Mời Bạn: Bức tranh xã hội ngày nay có quá nhiều những
mảng màu ảm đạm: những cái chết tức tưởi vì chiến tranh, khủng bố; những
người thấp cổ bé miệng bị đày đoạ trong những cảnh sống lầm than, bị tước
đoạt những quyền chính đáng xứng với phẩm giá một con người. Chúng ta dễ bị
rơi vào tâm trạng bi quan: Liệu những nỗ lực nhỏ bé của mình có đem lại điều
gì tốt đẹp cho cuộc sống đang quá bi đát này không? Sứ điệp Lời Chúa “sám hối và tin vào Tin Mừng” sẽ giải thoát bạn khỏi những bất công
đang đè nặng trên bạn. Tất nhiên để điều đó trở nên hiện thực, không loại trừ
việc bạn vác thập giá mình mà đi theo Chúa (x. Mc 8,34).
Sống Lời Chúa: Dành một phút sám hối mỗi tối, và cầu nguyện
cho những người đang chịu bất công, nhất là những người đang chịu bất công vì
bạn.
Cầu nguyện: Lạy
Chúa Giê-su, xin giúp chúng con luôn tin vào sức mạnh của Tin Mừng, để chúng
con được giải thoát. Amen.
|
Cải thiện
Có
một chàng thanh niên, vừa nghiện ma tuý, lại can tội giết người, nên bị kết án
chung thân. Đêm kia anh đang nằm trên giường tại phòng giam, thì đột nhiên anh
nghĩ tới tình trạng hỗn loạn mà anh đã gây ra trong đời anh. Anh cảm thấy có một
ước muốn mãnh liệt là cầu nguyện. Đợi cho người bạn nằm cùng giường ngủ yên,
anh mới quỳ xuống cầu nguyện: Lạy Chúa, con xin tỏ bày cùng Chúa những gì chất
chứa trong trái tim con. Anh nói với Ngài bằng những lời lẽ đơn sơ mộc mạc tất
cả những gì anh muốn, từ những hy vọng đến những thất bại, từ những vui mừng đến
những khổ đau. Sau khi anh cầu nguyện xong, người bạn tưởng chừng như đã ngủ buột
miệng kêu lên: Amen. Và người bạn nói tiêp: Tôi cũng tin Chúa. Tôi nghĩ rằng
Ngài luôn ở với chúng ta, chỉ có chúng ta là không ở với Ngài mà thôi.
Từ
câu chuyện trên, chúng ta đi vào lời Chúa truyền dạy: Hãy sám hối, nghĩa là hãy
cải thiện đời sống, thành tâm thú nhận những gì xấu, không tốt, không đẹp trong
đời sống chúng ta, rồi sau đó là từ bỏ chúng, quay lưng lại với chúng, nói khác
đi là thẳng thắn đối diện với những tội lỗi trong đời sống, rồi cương quyết uốn
nắn sửa đổi.
Hẳn
rằng có những lúc chúng ta cũng đã ý thức về những hỗn loạn xảy ra trong tâm hồn
và trong cuộc sống chúng ta. Chẳng hạn về tính ích kỷ, luôn đặt nhu cầu của
chúng ta trên quyền lợi của người khác. Chẳng hạn về tính kiêu căng, không muốn
nhìn nhận những sai lỗi của mình. Chẳng hạn về sự lười biếng, không muốn giúp đỡ
một ai.
Kinh
nghiệm cho thấy: Những nhà truyền giáo thành công nhất trong việc làm cho người
khác hối cải, đều là những người thực hiện theo đoạn Tin Mừng hôm nay. Họ làm
cho người khác nhìn nhận rằng mình chỉ là những kẻ tội lỗi, rồi từ đó giúp họ
quay trở về cùng Đức Kitô mà làm lại cuộc đời. Bởi vì nếu không phải là người tội
lỗi, thì cần chi đến Đức Kitô.
Từ
khởi điểm này, hôm nay chúng ta cùng nhau bước vào mùa Chay, là thời gian đặc
biệt Chúa tuôn đổ muôn vàn ơn sủng và giúp chúng ta cải thiện đời sống. Nếu như
mùa Chay trở về, chúng ta biết cố gắng cải thiện đời sống, uốn nắn lấy một thói
hư tật xấu mà thôi, thì có lẽ lúc này chúng ta đã trở nên một con người khác, đạo
đức hơn, thánh thiện hơn, yêu thương hơn.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
22
THÁNG HAI
Quê
Hương Đích Thực Cho
Ta Trở Về
“Ngài
đã dẫn đưa chúng ta ra khỏi Ai-cập” (Đnl 26, 8). Chủ đề Thánh Kinh đầu tiên của
mùa Chay là cuộc giải phóng dân Thiên Chúa ra khỏi ách nô lệ Ai-cập. Chủ đề này
nằm ở trọng tâm của việc cử hành lễ Vượt Qua trong giao ước cũ. Nó cũng dẫn
chúng ta đến trọng tâm của mầu nhiệm Vượt Qua trong giao ước mới: cuộc giải
phóng Dân Thiên Chúa khỏi tội lỗi.
Sử dụng kiểu nói “gã Aramean lang thang”, tác giả Sách Đệ Nhị Luật muốn nói đến cuộc hành trình lang bạt của dân It-ra-en hướng về Đất Hứa. Kiểu nói ấy cho chúng ta hình dung về một lữ khách đang loay hoay tìm chốn nương thân, tìm một mảnh đất dừng chân để mình không còn là khách lạ rày đến mai đi nữa. Một lữ khách đang kiếm tìm một nơi chốn tự do thực sự để mình có thể gọi đó là quê hương của mình.
Chỉ có Thiên Chúa mới là quê hương đích thực cho ta trở về. Thiên Chúa đã nghe tiếng rên siết của dân Ngài – và Ngài đã cứu họ ra khỏi xiềng xích nô lệ bên Ai-cập. Thiên Chúa đã đưa họ vào Đất Hứa và đã thiết lập một giao ước với họ. Ngài trở thành Thiên Chúa của họ và họ trở thành dân của Ngài.
Nhưng, vì vô số lần vi phạm giao ước ấy, It-ra-en bị đưa đi lưu đày. Và, một lần nữa, Đức Chúa đã hành động. Ngài hứa với dân về một giao ước mới sẽ được đóng ấn bằng chính máu của Con Một Ngài là Đức Giêsu. Chúng ta, trong tư cách là Giáo Hội, là dân của giao ước mới này. Thiên Chúa dẫn đưa dân Ngài – là chúng ta – ra khỏi cuộc phiêu bạt để đến với ơn cứu độ trong miền Đất Hứa.
Giáo Hội là It-ra-en mới. Nhờ Đức Kitô và trong Đức Kitô, Giáo Hội được ban cho ân sủng và nghị lực để chu toàn tiếng gọi của giao ước mới giữa Thiên Chúa và con người. Giáo Hội là dân Thiên Chúa – điều đó không hệ tại ở chỗ tuân giữ lề luật Mô-sê, nhưng là hệ tại ở đức tin của chúng ta vào Đức Kitô, Đấng là Cứu Chúa và là Chiên Vượt Qua của chúng ta. Đức Kitô giải phóng chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và Người dẫn đưa chúng ta vào mối quan hệ mật thiết và đầy hoan lạc với Thiên Chúa là Cha chúng ta.
Sử dụng kiểu nói “gã Aramean lang thang”, tác giả Sách Đệ Nhị Luật muốn nói đến cuộc hành trình lang bạt của dân It-ra-en hướng về Đất Hứa. Kiểu nói ấy cho chúng ta hình dung về một lữ khách đang loay hoay tìm chốn nương thân, tìm một mảnh đất dừng chân để mình không còn là khách lạ rày đến mai đi nữa. Một lữ khách đang kiếm tìm một nơi chốn tự do thực sự để mình có thể gọi đó là quê hương của mình.
Chỉ có Thiên Chúa mới là quê hương đích thực cho ta trở về. Thiên Chúa đã nghe tiếng rên siết của dân Ngài – và Ngài đã cứu họ ra khỏi xiềng xích nô lệ bên Ai-cập. Thiên Chúa đã đưa họ vào Đất Hứa và đã thiết lập một giao ước với họ. Ngài trở thành Thiên Chúa của họ và họ trở thành dân của Ngài.
Nhưng, vì vô số lần vi phạm giao ước ấy, It-ra-en bị đưa đi lưu đày. Và, một lần nữa, Đức Chúa đã hành động. Ngài hứa với dân về một giao ước mới sẽ được đóng ấn bằng chính máu của Con Một Ngài là Đức Giêsu. Chúng ta, trong tư cách là Giáo Hội, là dân của giao ước mới này. Thiên Chúa dẫn đưa dân Ngài – là chúng ta – ra khỏi cuộc phiêu bạt để đến với ơn cứu độ trong miền Đất Hứa.
Giáo Hội là It-ra-en mới. Nhờ Đức Kitô và trong Đức Kitô, Giáo Hội được ban cho ân sủng và nghị lực để chu toàn tiếng gọi của giao ước mới giữa Thiên Chúa và con người. Giáo Hội là dân Thiên Chúa – điều đó không hệ tại ở chỗ tuân giữ lề luật Mô-sê, nhưng là hệ tại ở đức tin của chúng ta vào Đức Kitô, Đấng là Cứu Chúa và là Chiên Vượt Qua của chúng ta. Đức Kitô giải phóng chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và Người dẫn đưa chúng ta vào mối quan hệ mật thiết và đầy hoan lạc với Thiên Chúa là Cha chúng ta.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan
Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY; St 9, 8-15; 1Pr 3, 18-22; Tin Mừng theo
Thánh Mc 1, 12-15.
LỜI
SUY NIỆM: Sau khi ông Gioan bị
nộp, Đức Giêsu đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói:
“Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin
vào Tin Mừng.”
(Mc 1,14-15).
Chúa Giêsu đến là chấm dứt một thời kỳ loài người phỏng đoán, mò mẫn để tìm kiếm
Thiên Chúa. Nhưng khi Ngài đến, Ngài giúp cho con người thấy rõ Thiên Chúa là
thế nào. Họ không còn phải phỏng đoán, mò mẫn nữa. Để nhận được những mạc khải
này, con người cần phải có một sự chuẩn bị là sám hối, nhờ sự sám hối này giúp
cho con người của mình được đổi ra mới và trong sáng hơn để nhận ra Tin Mừng mà
Chúa Giêsu muốn bày tỏ và đem lại. Đó là Tin Mừng: Tin Mừng hy vọng, Tin
Mừng bình an, Tin Mừng Cứu Độ đem lại sự sống đời dời. Tin Mừng về những lời hứa
của Thiên Chúa, mà Ngài đã hứa ban. Đối với người Ki-tô hữu chúng ta cần phải
tin tuyệt đối vào những lời Chúa Giêsu đã phán dạy và tin vào tình yêu của
Ngài. Ngài đã tận hiến chính mình Ngài để đưa chúng ta trở về với Ngài..
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
22-02
KÍNH
TÒA THÁNH PHÊRÔ TÔNG ĐỒ
Thánh
Phêrô đã được Chúa Giêsu chọn làm thủ lãnh hữu hình của Giáo hội. Phụng vụ muốn
dành ngày hôm nay để tôn kính tòa thánh Phêrô, đồng thời cũng tôn kính quyền tối
thượng của đấng kế vị thánh Phêrô đã ở tại Antiokia. Bởi đó trước kia có hai lễ
riêng biệt để kính toà thánh Phêrô một tại Roma. Nhưng cả hai lễ đều mang cùng
một ý nghĩa nên ngày nay phụng vụ kính chung trong một lễ "kính tòa thánh
Phêrô".
Trong
Giáo hội sơ khai, các Kitô hữu, nhất là bên Đông phương thường mừng ngày giáp
năm chịu phép rửa tội. Vào ngày này họ lặp lại lời khấn hứa khi chịu phép rửa tội
và cảm tạ Thiên Chúa đã nhận mình vào số con cái người.
Họ
gọi ngày này là sinh nhật thiêng liêng của mình. Hợp với thực hành thánh thiện
này, các giám mục cũng mừng ngày thụ phong của các Ngài. Sau khi các giám mục
qua đời, dân chúng thường kính nhớ ngày thụ phong của các Ngài. Đó là nguồn gốc
các ngày lễ kính tòa thánh Phêrô tại Antiokia và tại Roma.
Chúng
ta vui mừng với lễ kính này, để tôn kính việc cất nhắc vị thủ lãnh các tông đồ
lên làm mục tử Giáo hội chiến đấu và để quyết tâm hiệp nhất với Ngài bằng giây
liên kết đức tin, đức cậy và đức mến.
(Daminhvn.com)
22
Tháng Hai
Lầm Lỗi Là Chuyện
Thường
Hôm
nay kỷ niệm ngày sinh của George Washington, vị tổng thống đầu tiên của Hiệp chủng
quốc Hoa Kỳ. Con người đã có công đưa nước Mỹ đến độc lập, tự do và phồn thịnh ấy
nổi tiếng là người nóng nảy, nhưng luôn biết phục thiện và yêu sự thanh liêm.
Ngay từ lúc thiếu thời, ông đã tỏ ra là người đơn thành và sẵn sàng nhận lỗi của
mình...
Ngày
kia, cậu bé George được trao cho một con dao để ra vườn làm cỏ. Trong vườn có một
cây anh đào nhỏ mà cha mẹ cậu rất quý. Chưa phân biệt được thế nào là cỏ dại thế
nào là cây trái, George đã chặt đứt cây anh đào vô cùng qúy giá của cha mẹ
mình.
Cha
của George đau lòng nhìn thấy cây anh đào đổ xuống mặt đất. Ông đã thoáng nghi
George là thủ phạm, nên mới hỏi cậu: "Con có biết ai là người đốn hạ cây
anh đào không? Cha không muốn thấy điều đó lập lại một lần nữa...". George
suy nghĩ một lúc và trả lời: "Chính con là người đã đốn cây anh đào. Cha cứ
phạt con đi".
Và
George ngạc nhiên vô cùng khi nghe cha cậu trả lời: "Ðiều con vừa làm là một
điều sai trái.Nhưng con đã chữa được điều sai trái đó khi dám nói lên sự thật.
Cha đánh giá lòng can đảm và sự thành thật của con cao hơn là trăm nghìn những
cây đẹp như thế...".
Không
ai trong chúng ta, đặc biệt là tuổi trẻ, mà lại không sống với hy vọng tốt đẹp
hơn trong tương lai. Nhưng phải thành thật mà nói thì cuộc đời không phải lúc
nào cũng là con đường trải hoa, vì nhiều lần chúng ta gặp hoàn cảnh vô cùng tệ
hại. Ðố với nhiều người, dường như hy vọng về những điều tốt đẹp chỉ thành tựu
trong mơ mộng mà thôi và thực tế rất phũ phàng.
Tuổi
trẻ đi qua rất nhanh. Ngày tháng trôi qua, chúng ta chẳng mấy chốc già đi. Tóc
trên đầu chúng ta mỗi lúc một điểm thêm nhiều muối tiêu. Sau khoảng 45, mỗi lần
nhìn vào trong gương, chúng ta giật mình thấy mình già mau quá. nhìn lại tập ảnh
của gia đình, lắm khi chúng ta không có can đảm ngắm lâu hơn. Chẳng những gương
mặt, mái tóc bên ngoài, mà tuổi già còn gặp nhiều hạn chế hơn tuổi trẻ. Những
môn thể thao trước kia ưa thích, nay không còn đủ sức để chơi nữa. Cặp mắt sắc
sảo đã phải đeo thêm kính mới đọc được sách. Khi bước vào lớp tuổi 60 trở lên,
bước đi của chúng trỏe nên chậm chạp hơn. Trí nhớ mỗi lúc một ra kém cỏi...
Tuổi
trẻ là một chuỗi những vấp ngã, tuổi già là những tháng ngày để ân hận và hối
tiếc khi chợt nhận ra giới hạn của mình. Cuộc đời là thế. Chúng ta có nên bi
quan không?
Người
Kitô chúng ta luôn được mời gọi để sống hy vọng. Ðổ vỡ, thất bại không phải là
những ngõ cụt trong cuốc sống, nhưng phải là bàn đạp để chúng ta vươn cao hơn.
Cuộc đời không phải là một chuỗi ngày giữa chiếc nôi và ngôi mộ. Cuộc đời là một
hành trình đi từ chỗ hữu hạn đến chỗ vô hạn, từ chỗ tuyệt vọng đến chỗ đầy hy vọng.
Và cuối cùng cánh cửa của sự chết mà chúng ta rồi đây sẽ bước qua chỉ là một
khúc quanh của cuộc hành trình này mà thôi...
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét