Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích công bố Tập sách “Hướng dẫn giảng thuyết”
WHĐ (12.02.2015) – Ngày 10-02-2015, Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích đã công bố Tập sáchHướng dẫn giảng thuyết, với Lời mở đầu là Sắc lệnh của Đức hồng y Antonio Cañizares Llovera,nguyên Bộ trưởng, ký ngày 29-06-2014, đại lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô. Đồng ký tên là Đức Tổng giám mục Arthur
Roche, Thư ký của Bộ.
Sau đây là nội dung của Lời mở đầu:
“Thật là ý nghĩa khi Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông huấn Evangelii Gaudium đã muốn dành sự quan tâm đặc biệtcho bài giảng. Tại Thượng Hội đồng Giám
mục, các Giám mục đã đề cập
cả hai khía
cạnh tích cực và tiêu cực của hiệntình giảng thuyết, và các
Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng “Lời Chúa” (Verbum Domini) và “Bí tích
Tình yêu”(Sacramentum Caritatis) của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI cũng đã đề ra các hướng dẫn cho các nhà giảng thuyết.
Tập sách Hướng dẫn giảng thuyết này được soạn thảo theo nhãn quan trên đây, đồng thời ghi nhớ những quy định củaHiến chế về Phụng Vụ Thánh “Công đồng thánh” (Sacrosanctum Concilium), cũng như các giáo huấn của Huấn quyềntiếp theo, và trong ánh sáng “Những điều cần biết trước trong Sách
các Bài đọc” (Praenotanda Ordo MissaeLectionum) và “Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma” (Institutio Generalis Missalis Romani).
Phần thứ nhất –Bài giảng và khung cảnh phụng vụ– mô tả bản chất, vai trò, chức năng, và khung cảnh cụ thể của bài giảng. Phần này cũng xác định một vài khía cạnh khác,
như: chỉ thừa tác viên
có chức thánh mới được giảng, bài giảng phải tham chiếu Lời Chúa, chuẩn bị bài giảng gần và xa, và người nghe giảng.
Phần thứ hai –Nghệ thuật giảng thuyết (Ars praedicandi)– trình bày các vấn đề thiết yếu về phương pháp và nội dung mà nhà giảng thuyết phải biết và ứng dụng vào việc dọn giảng và thuyết giảng. Phần này đưa ra các gợi ý giải thích –mang tính hướng dẫn chứ không
phải chỉ có thế– cho chu kỳ Phụng vụ các ngày Chúa nhật và lễ trọng, bắt đầu từ trung tâm của Năm phụng vụ (Tam nhật thánh và Mùa Phục sinh, Mùa Chay, Mùa Vọng, Mùa Giáng sinh và Mùa Thường niên), cũng như các Thánh Lễ ngày thường, lễ Hôn phối và lễ An táng. Trong những ví dụ này, các tiêu
chí nêu ra trongphần thứ nhất của Tập Hướng dẫn được áp dụng: ý nghĩa tiên trưng của Cựu Ước đối với Tân Ước, tầm quan trọng củaviệc
đọc Phúc Âm, thứ tự của các bài đọc, và mối quan hệ giữa Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh
Thể, giữa sứ điệp Kinh
Thánh và các bản văn phụng vụ, giữa cử hành và đời sống, và giữa việc lắng nghe lời Chúa với từng cộng đoàn cụ thể.
Sau bản văn chính, có hai phụ lục. Phụ lục một là các tham chiếu Sách Giáo lý theo các chủ đề giáo lý khác nhau trong
các bài đọc cho mỗi Chúa nhật và
lễ trọng của
chu kỳ ba năm, nhằm cho thấy mối liên hệ giữa bài
giảng và giáo lý củaHội Thánh Công giáo. Phụ lục hai là các tham chiếu Huấn quyền khác nhau về bài giảng.
Văn bản này đã được trình
cho từng vị trong Bộ
Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích, và đã được xem xét và thông qua tạicác Khoá họp thường lệ ngày 07 tháng Hai và 20 tháng Năm, năm 2014. Sau đó đã được đệ trình Đức
giáo hoàng Phanxicô, và ngài đã phê chuẩn việc công bố Tập sách Hướng dẫn Giảng thuyết này. Do đó, Bộ đã cho phổ biến, với mong muốn rằng “bài giảng thực sự sẽ là một trải nghiệm sâu đậm
và hân hoan về Thánh Thần, một cuộc gặp gỡ đầy
an ủi với lời Thiên Chúa, một nguồn mạch canh tân và tăng trưởng thường xuyên” (Evangelii Gaudium, 135) . Mỗi nhà giảng thuyết, khi mang lấy những tâm tình như của Thánh Tông đồ Phaolô, sẽ càng hiểu thêm rằng “Thiên Chúa đã xét chúng tôi đáng được Người ký thác cho
việc rao giảng Tin Mừng thế nào, thì chúng tôi cũng rao giảng thể ấy: không cần
đẹp lòng người ta, nhưng là đẹp lòng Thiên Chúa, Ðấng hạch xét lòng dạ chúng
tôi” (1 Thes 2,4).
Bản dịch Tập Hướng dẫn này sang các ngôn ngữ chính do Bộ Phụng tự thực hiện, và các bản dịch sang các ngôn ngữkhác do các Hội đồng Giám mục liên
hệ chịu trách nhiệm. Không được có bất cứ điều gì ngược lại”.
Văn phòng Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích,
ngày 29 tháng Sáu 2014,
Đại lễ kính Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, Tông đồ
Minh Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét