AI
YÊU MẾN THIÊN CHÚA THÌ CŨNG YÊU THƯƠNG ANH CHỊ EM MÌNH!
... Ông Jean Vanier chào đời ngày 10-9-1928 và là con của một thống
đốc Canada. Ông được thế giới biết vì các hoạt động bác ái phục vụ anh chị em
tàn tật. Xin giới thiệu cuộc phỏng vấn ông dành cho Jean-Claude Noyé ký giả
nguyệt san ”Prier - Cầu Nguyện”.
Hỏi: Trước khi thành lập cộng đoàn ”Arche - Con Tàu” ông là sĩ quan hải quân trong quân lực hoàng gia Anh. Định mệnh cuộc đời hầu như vạch rõ. Vậy tại sao ông lại đổi hướng, chọn một con đường khác?
Đáp: Khi rời hải quân, tôi chỉ có ước nguyện duy nhất: trở thành môn đệ Đức Chúa GIÊSU KITÔ và thực thi sứ điệp Phúc Âm. Lúc ấy tôi chưa biết phải sống như thế nào. Nhưng tôi tin chắc rồi sẽ tìm ra con đường vào một thời điểm thuận tiện. Tôi may mắn sinh ra và lớn lên trong một gia đình Công Giáo sống đạo chân thành. Cha Mẹ tôi - mặc dầu bận rộn với cuộc sống và địa vị xã hội - vẫn dành ra mỗi ngày nửa giờ đồng hồ để cầu nguyện trong thinh lặng. Thân phụ tôi - người có một sự nghiệp sáng chói trong ngành ngoại giao - đã thể hiện trọn vẹn vai trò một người công chính. Vào năm 1941 tôi (13 tuổi) trình bày với người về quyết định xuyên qua đại tây dương với hải quân Đức để gia nhập Trường Hải Quân Hoàng Gia bên Anh quốc, ngay giữa các cuộc dội bom dữ dội trong thời đệ nhị thế chiến, thì thân phụ tôi trả lời: ”Ba tin tưởng nơi con. Nếu đó là điều con muốn làm, thì con cứ làm!” Khi chấp thuận quyết định của tôi, thân phụ tôi quả đã trao cho tôi món quà đích thật của cuộc sống. Từ đó tôi hiểu rằng tôi có thể tự tin cũng như tin nơi tha nhân để thực thi những gì tôi phải chu toàn. Nói tóm lại, thân phụ tôi đã đồng ý cho tôi quyền có những ước muốn riêng tư, ngoại lệ. Và tôi mãi mãi dành cho thân phụ tôi một niềm tri ân bao la.
Hỏi: Rất nhanh sau đó ông đã cảm thấy lôi cuốn vào công cuộc phục vụ người nghèo phải không?
Đáp: Đúng như thế! Vào năm 1950 tôi hân hạnh gặp Cha Thomas Philippe (18-3-1905/4-2-1993), Linh Mục dòng Đa Minh, thần học gia kiêm triết gia người Pháp. Ngài trở thành Cha Linh Hướng và là người bạn của tôi. Cha đã thay đổi toàn diện cuộc đời tôi. Khi lắng nghe Cha nói hoặc chỉ nguyên sự kiện ở bên cạnh Cha, tôi cảm thấy biến đổi và cảm nghiệm sự hiện diện của THIÊN CHÚA. Cha dạy tôi rằng, để cầu nguyện, không phải chỉ đọc các kinh đã dọn sẵn, nhưng cần phải có thái độ cung kính trầm tĩnh trước sự hiện diện của Chúa và kết hiệp mật thiết với Đức Chúa GIÊSU KITÔ.
Dọc dài cuộc sống, lời giáo huấn thiêng liêng này không ngừng nuôi dưỡng tôi và kinh nguyện của tôi cũng trở thành đơn giản hơn. Cầu nguyện là kết hiệp thân tình với Đức Chúa GIÊSU KITÔ và yêu mến Ngài.
Cha Thomas Philippe cũng khuyến khích tôi dọn tiến sĩ thần học và triết học. Sau đó tôi dạy môn luân lý đạo đức cho các sinh viên ở Canada. Nhưng chỉ vỏn vẹn trong vòng một năm. Bởi vì tôi tìm kiếm một cách thức sống đâm rễ sâu trong Phúc Âm. Và thời điểm thuận tiện đã diễn ra. Hôm ấy tôi viếng thăm ”Le Val Fleuri - Thung Lũng Trổ Bông” nơi làng Trosly-Breuil thuộc vùng Oise ở miền Bắc nước Pháp. Đây là Viện dành cho người Tàn Tật Tâm Trí nơi Cha Thomas Philippe được chỉ định làm Tuyên Úy. Xúc động vì chứng kiến tận mắt khung cảnh sống của người tàn tật, đồng thời nẩy sinh ước muốn phải làm một cái gì đó giúp đỡ họ và được sống gần Cha Thomas, tôi bắt đầu thăm viếng các Bệnh Viện Tâm Thần.
Hoàn cảnh của các anh chị em tàn tật tâm trí thật vô cùng đáng thương. Tôi liền quyết định mua một căn nhà nhỏ ngay nơi làng Trosly-Breuil và đặt tên là ”Arche - Con Tàu”. Rất nhanh sau đó, ngày 5-8-1964, tôi tiếp nhận Raphael và Philippe. Đây là hai người trẻ tàn tật bị chính cha mẹ ruột giam cho chết trong một nơi vô cùng tồi tệ. Cùng với hai bạn trẻ này tôi hiểu rằng con đường dấn thân phục vụ anh chị em tàn tật đã chính thức vạch ra cho tôi mãi mãi..
Hỏi: Xin ông giải thích lý do chọn lựa?
Đáp: Tôi tìm thấy nơi những người nam nữ tàn tật một khát vọng được nhìn nhận và được yêu thương. Không thể nghi ngờ là họ đáng trang trọng dưới con mắt THIÊN CHÚA. Thật công bình và cần thiết khi xóa bỏ bất công dành cho họ. Vì không thể thực hiện điều gì to tát thì ít ra tôi có thể sống với vài người tàn tật, giúp họ có một cuộc sống đúng đắn và tự do với chính họ. Tôi có thể khẳng định rằng: ”Chính niềm tin nơi sứ điệp Phúc Âm đã mở mắt tôi nhìn ra giá trị của người tàn tật”. Hay nói đúng hơn, tôi hài lòng vì đã biết tin tưởng và yêu thương. Đối với tôi, điều này thật tự nhiên. Và tôi có thể khẳng định: ”Chính anh chị em tàn tật đã biến đổi tôi”. Cũng chính họ đã thay đổi những người giúp đỡ họ. Ngày nay rải rác khắp nơi trên thế giới có rất nhiều bạn trẻ thiện nguyện sống trong các cộng đoàn dành cho người tàn tật.
Hỏi: Xin ông trình bày thêm cho rõ hơn?
Đáp: Người tàn tật có những bất lực bất toàn thật trầm trọng. Người tàn tật tâm trí thường sống trong trạng huống bị ruồng rẫy thảm thương khiến họ trở nên giận dữ hoặc bị trầm cảm. Họ có cảm tưởng bị chúc dữ. Nhưng khi chúng ta tạo mối quan hệ thân tình và kính trọng họ thì họ có thể đạt tới niềm vui mênh mông. Điều chúc dữ ban đầu biến thành phúc lành .. Thật vậy, trong các cộng đoàn của chúng tôi dành cho người tàn tật ở nhiều nơi trên thế giới, tất cả đều chan chứa niềm hạnh phúc. Tiếng kêu thảm thiết của người tàn tật: ”Bạn có tiếp nhận tôi, có yêu thương tôi không?” cũng là câu hỏi nền tảng mà người đương thời trong thế giới đầy dẫy văn minh hiện đại không còn dám đặt ra nữa. Cuộc sống dửng dưng trôi qua y như thể mỗi người phải tự lo liệu mà không cần có sự giúp đỡ của người khác, hay tệ hơn nữa là chống lại người khác. Thật là một cái vô-lý vô-nghĩa thảm khốc!
Hỏi: Vô-lý tồi tệ hay trái lại là chấp nhận cuộc sống san sẻ với anh chị em tàn tật?
Đáp: Chắc chắn như thế! Sống bên cạnh anh chị em tàn tật chúng tôi khám phá ra cái mỏng-dòn của chính chúng tôi .. Và nếu không biết nhận ra hay cố tình làm ngơ thì đó là một bế tắc. Chỉ khi nào biết tiếp nhận đau khổ và những vết thương lòng của chúng ta thì khi đó chúng ta mới đạt đến mức độ có khả năng khiêm tốn thú nhận: ”Tôi cần bạn giúp đỡ”. Lời này nằm nơi trung tâm cuộc sống, bởi vì đó là lời tạo nên mối quan hệ. Nó là trung tâm của mọi mối thân hữu cũng như trung tâm của Hội Thánh. Nó là trung tâm của cuộc sống cộng đoàn. Đặc biệt hơn nữa, nó cũng là trung tâm của Cộng Đoàn ”Con Tàu” và của Phong Trào ”Đức Tin và Ánh Sáng”. Sống mối dây trao đổi giúp con người tái khám phá trọn niềm vui sống và sức mạnh. Không nên quên rằng chiều sâu của hữu thể con người là quan hệ. Chính vì thế khi mối quan hệ - trong gia đình, nơi làm việc, ngoài giáo xứ v.v. - giảm sút thì thật là điều đáng lo ngại. Về điểm này, tôi nhận thấy rằng sứ mệnh của tất cả các Kitô-hữu là chiến đấu xóa bỏ mọi nỗi cô đơn của những người sống lẻ loi cô độc. Chỉ cần làm một cử chỉ nhỏ nhặt như viếng thăm một vị cao niên trong một nhà hưu dưỡng chẳng hạn. Hay trở thành bạn thân của một ai đó bị gia đình xã hội ruồng rẫy. Hành động như thế chúng ta khám phá ra rằng mỗi khi tiếp cận một người nghèo là chúng ta mang đến cho họ niềm vui sống. Cùng lúc, chúng ta cũng được gia tăng niềm vui sống nhờ mối quan hệ với anh chị em kém may mắn hơn chúng ta. Vậy thì, hãy cố gắng dệt nên các mối liên hệ rồi sẽ thấy rằng chúng ta sẽ được biến đổi và được hạnh phúc. Chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ không ngừng mời gọi các Kitô-hữu hãy hành động như vậy.
Hỏi: Ông nói rằng: Tiếp nhận cái mỏng dòn tàn tật của tha nhân cũng chính là mở rộng vòng tay cho một THIÊN CHÚA bị tổn thương. Ông ngụ ý gì khi quả quyết như thế?
Đáp: Bạn không thấy rằng trong Phúc Âm có không biết bao nhiêu lần Đức Chúa GIÊSU tỏ ra yếu ớt và cả đến sầu buồn tột độ như khi Ngài ở trong vườn Giệtsêmani sao? Với Đấng mà bản thể là Tình Yêu - vì THIÊN CHÚA là Tình Yêu - thì sự mỏng dòn của Ngài không gì khác hơn là hoàn toàn cho đi, cho đi Tất Cả mà không chờ đợi được đáp trả hay được cảm thông. Sách Khải Huyền viết: ”Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (3,20). THIÊN CHÚA muốn trao một món quà vô cùng to tát cho con người, với điều kiện là con người phải niềm nỡ tiếp nhận.
THIÊN CHÚA hoàn toàn tôn trọng tự do của con người, ngay cả đến việc Ngài trở thành tù nhân. Ngài chờ đợi con người mở cửa đón tiếp Ngài. Khi sống trong Cộng Đoàn ”Con Tàu” tôi dần dần khám phá ra Đức Chúa GIÊSU thường tự tỏ lộ trong cái nhìn của trẻ thơ. Một THIÊN CHÚA bé thơ nói với chúng ta: ”Ta cần con giúp! Ta cần con yêu mến Ta!” Ngay cả Ngài nói: ”Ta cần con ẵm trong tay con!” Như mỗi người trong chúng ta, THIÊN CHÚA cũng cần sự ôm ấp che chở của Mẹ Ngài. Đức Chúa GIÊSU quả thật đã chia sẻ thân phận con người trong mọi chiều kích, ngoại trừ tội lỗi. Tội lỗi đây thật ra chính là sự khước từ mối giao hảo và tình yêu!
Hỏi: Ông cứ nhắc đi nhắc lại hoài từ TÌNH YÊU, ông không sợ làm nó bị đánh mất trọn vẹn ý nghĩa sao?
Đáp: Rất có thể! Nhưng người ta sẽ không bao giờ lập lại cho đủ rằng Tình Yêu không phải cái gì chỉ thuần túy là ”xúc cảm”. Tình Yêu đòi hỏi trí tuệ và sở năng để trở thành thực tại. Làm sao giúp một người sống và trở thành chính họ? Thật đơn giản. Chỉ cần có sự khôn ngoan chân chính của Tình Yêu. Và nhất là, đừng bao giờ sợ người khác, đừng dửng-dưng với ngưười khác. Điều đáng buồn là chính nỗi sợ hãi đó lại đang làm chủ trong xã hội ngày nay.
... ”THIÊN CHÚA là Tình Yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong THIÊN CHÚA, và THIÊN CHÚA ở lại trong người ấy. Căn cứ vào điều này mà tình yêu đã nên hoàn hảo với chúng ta: đó là chúng ta được mạnh dạn trong ngày phán xét, vì Đức Chúa GIÊSU thế nào thì chúng ta cũng như vậy ở thế gian này .. Phần chúng ta, chúng ta hãy yêu thương, vì THIÊN CHÚA đã yêu thương chúng ta trước. Nếu ai nói: ”Tôi yêu mến THIÊN CHÚA” mà lại ghét anh chị em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh chị em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến THIÊN CHÚA mà họ không trông thấy. Đây là điều răn mà chúng ta đã nhận được từ Người: Ai yêu mến THIÊN CHÚA, thì cũng yêu thương anh chị em mình” (1Gioan 4,16-17/19-21).
(”PRIER”, l'aventure spirituelle, n.321, Mai/2010, trang 4-7)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Hỏi: Trước khi thành lập cộng đoàn ”Arche - Con Tàu” ông là sĩ quan hải quân trong quân lực hoàng gia Anh. Định mệnh cuộc đời hầu như vạch rõ. Vậy tại sao ông lại đổi hướng, chọn một con đường khác?
Đáp: Khi rời hải quân, tôi chỉ có ước nguyện duy nhất: trở thành môn đệ Đức Chúa GIÊSU KITÔ và thực thi sứ điệp Phúc Âm. Lúc ấy tôi chưa biết phải sống như thế nào. Nhưng tôi tin chắc rồi sẽ tìm ra con đường vào một thời điểm thuận tiện. Tôi may mắn sinh ra và lớn lên trong một gia đình Công Giáo sống đạo chân thành. Cha Mẹ tôi - mặc dầu bận rộn với cuộc sống và địa vị xã hội - vẫn dành ra mỗi ngày nửa giờ đồng hồ để cầu nguyện trong thinh lặng. Thân phụ tôi - người có một sự nghiệp sáng chói trong ngành ngoại giao - đã thể hiện trọn vẹn vai trò một người công chính. Vào năm 1941 tôi (13 tuổi) trình bày với người về quyết định xuyên qua đại tây dương với hải quân Đức để gia nhập Trường Hải Quân Hoàng Gia bên Anh quốc, ngay giữa các cuộc dội bom dữ dội trong thời đệ nhị thế chiến, thì thân phụ tôi trả lời: ”Ba tin tưởng nơi con. Nếu đó là điều con muốn làm, thì con cứ làm!” Khi chấp thuận quyết định của tôi, thân phụ tôi quả đã trao cho tôi món quà đích thật của cuộc sống. Từ đó tôi hiểu rằng tôi có thể tự tin cũng như tin nơi tha nhân để thực thi những gì tôi phải chu toàn. Nói tóm lại, thân phụ tôi đã đồng ý cho tôi quyền có những ước muốn riêng tư, ngoại lệ. Và tôi mãi mãi dành cho thân phụ tôi một niềm tri ân bao la.
Hỏi: Rất nhanh sau đó ông đã cảm thấy lôi cuốn vào công cuộc phục vụ người nghèo phải không?
Đáp: Đúng như thế! Vào năm 1950 tôi hân hạnh gặp Cha Thomas Philippe (18-3-1905/4-2-1993), Linh Mục dòng Đa Minh, thần học gia kiêm triết gia người Pháp. Ngài trở thành Cha Linh Hướng và là người bạn của tôi. Cha đã thay đổi toàn diện cuộc đời tôi. Khi lắng nghe Cha nói hoặc chỉ nguyên sự kiện ở bên cạnh Cha, tôi cảm thấy biến đổi và cảm nghiệm sự hiện diện của THIÊN CHÚA. Cha dạy tôi rằng, để cầu nguyện, không phải chỉ đọc các kinh đã dọn sẵn, nhưng cần phải có thái độ cung kính trầm tĩnh trước sự hiện diện của Chúa và kết hiệp mật thiết với Đức Chúa GIÊSU KITÔ.
Dọc dài cuộc sống, lời giáo huấn thiêng liêng này không ngừng nuôi dưỡng tôi và kinh nguyện của tôi cũng trở thành đơn giản hơn. Cầu nguyện là kết hiệp thân tình với Đức Chúa GIÊSU KITÔ và yêu mến Ngài.
Cha Thomas Philippe cũng khuyến khích tôi dọn tiến sĩ thần học và triết học. Sau đó tôi dạy môn luân lý đạo đức cho các sinh viên ở Canada. Nhưng chỉ vỏn vẹn trong vòng một năm. Bởi vì tôi tìm kiếm một cách thức sống đâm rễ sâu trong Phúc Âm. Và thời điểm thuận tiện đã diễn ra. Hôm ấy tôi viếng thăm ”Le Val Fleuri - Thung Lũng Trổ Bông” nơi làng Trosly-Breuil thuộc vùng Oise ở miền Bắc nước Pháp. Đây là Viện dành cho người Tàn Tật Tâm Trí nơi Cha Thomas Philippe được chỉ định làm Tuyên Úy. Xúc động vì chứng kiến tận mắt khung cảnh sống của người tàn tật, đồng thời nẩy sinh ước muốn phải làm một cái gì đó giúp đỡ họ và được sống gần Cha Thomas, tôi bắt đầu thăm viếng các Bệnh Viện Tâm Thần.
Hoàn cảnh của các anh chị em tàn tật tâm trí thật vô cùng đáng thương. Tôi liền quyết định mua một căn nhà nhỏ ngay nơi làng Trosly-Breuil và đặt tên là ”Arche - Con Tàu”. Rất nhanh sau đó, ngày 5-8-1964, tôi tiếp nhận Raphael và Philippe. Đây là hai người trẻ tàn tật bị chính cha mẹ ruột giam cho chết trong một nơi vô cùng tồi tệ. Cùng với hai bạn trẻ này tôi hiểu rằng con đường dấn thân phục vụ anh chị em tàn tật đã chính thức vạch ra cho tôi mãi mãi..
Hỏi: Xin ông giải thích lý do chọn lựa?
Đáp: Tôi tìm thấy nơi những người nam nữ tàn tật một khát vọng được nhìn nhận và được yêu thương. Không thể nghi ngờ là họ đáng trang trọng dưới con mắt THIÊN CHÚA. Thật công bình và cần thiết khi xóa bỏ bất công dành cho họ. Vì không thể thực hiện điều gì to tát thì ít ra tôi có thể sống với vài người tàn tật, giúp họ có một cuộc sống đúng đắn và tự do với chính họ. Tôi có thể khẳng định rằng: ”Chính niềm tin nơi sứ điệp Phúc Âm đã mở mắt tôi nhìn ra giá trị của người tàn tật”. Hay nói đúng hơn, tôi hài lòng vì đã biết tin tưởng và yêu thương. Đối với tôi, điều này thật tự nhiên. Và tôi có thể khẳng định: ”Chính anh chị em tàn tật đã biến đổi tôi”. Cũng chính họ đã thay đổi những người giúp đỡ họ. Ngày nay rải rác khắp nơi trên thế giới có rất nhiều bạn trẻ thiện nguyện sống trong các cộng đoàn dành cho người tàn tật.
Hỏi: Xin ông trình bày thêm cho rõ hơn?
Đáp: Người tàn tật có những bất lực bất toàn thật trầm trọng. Người tàn tật tâm trí thường sống trong trạng huống bị ruồng rẫy thảm thương khiến họ trở nên giận dữ hoặc bị trầm cảm. Họ có cảm tưởng bị chúc dữ. Nhưng khi chúng ta tạo mối quan hệ thân tình và kính trọng họ thì họ có thể đạt tới niềm vui mênh mông. Điều chúc dữ ban đầu biến thành phúc lành .. Thật vậy, trong các cộng đoàn của chúng tôi dành cho người tàn tật ở nhiều nơi trên thế giới, tất cả đều chan chứa niềm hạnh phúc. Tiếng kêu thảm thiết của người tàn tật: ”Bạn có tiếp nhận tôi, có yêu thương tôi không?” cũng là câu hỏi nền tảng mà người đương thời trong thế giới đầy dẫy văn minh hiện đại không còn dám đặt ra nữa. Cuộc sống dửng dưng trôi qua y như thể mỗi người phải tự lo liệu mà không cần có sự giúp đỡ của người khác, hay tệ hơn nữa là chống lại người khác. Thật là một cái vô-lý vô-nghĩa thảm khốc!
Hỏi: Vô-lý tồi tệ hay trái lại là chấp nhận cuộc sống san sẻ với anh chị em tàn tật?
Đáp: Chắc chắn như thế! Sống bên cạnh anh chị em tàn tật chúng tôi khám phá ra cái mỏng-dòn của chính chúng tôi .. Và nếu không biết nhận ra hay cố tình làm ngơ thì đó là một bế tắc. Chỉ khi nào biết tiếp nhận đau khổ và những vết thương lòng của chúng ta thì khi đó chúng ta mới đạt đến mức độ có khả năng khiêm tốn thú nhận: ”Tôi cần bạn giúp đỡ”. Lời này nằm nơi trung tâm cuộc sống, bởi vì đó là lời tạo nên mối quan hệ. Nó là trung tâm của mọi mối thân hữu cũng như trung tâm của Hội Thánh. Nó là trung tâm của cuộc sống cộng đoàn. Đặc biệt hơn nữa, nó cũng là trung tâm của Cộng Đoàn ”Con Tàu” và của Phong Trào ”Đức Tin và Ánh Sáng”. Sống mối dây trao đổi giúp con người tái khám phá trọn niềm vui sống và sức mạnh. Không nên quên rằng chiều sâu của hữu thể con người là quan hệ. Chính vì thế khi mối quan hệ - trong gia đình, nơi làm việc, ngoài giáo xứ v.v. - giảm sút thì thật là điều đáng lo ngại. Về điểm này, tôi nhận thấy rằng sứ mệnh của tất cả các Kitô-hữu là chiến đấu xóa bỏ mọi nỗi cô đơn của những người sống lẻ loi cô độc. Chỉ cần làm một cử chỉ nhỏ nhặt như viếng thăm một vị cao niên trong một nhà hưu dưỡng chẳng hạn. Hay trở thành bạn thân của một ai đó bị gia đình xã hội ruồng rẫy. Hành động như thế chúng ta khám phá ra rằng mỗi khi tiếp cận một người nghèo là chúng ta mang đến cho họ niềm vui sống. Cùng lúc, chúng ta cũng được gia tăng niềm vui sống nhờ mối quan hệ với anh chị em kém may mắn hơn chúng ta. Vậy thì, hãy cố gắng dệt nên các mối liên hệ rồi sẽ thấy rằng chúng ta sẽ được biến đổi và được hạnh phúc. Chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ không ngừng mời gọi các Kitô-hữu hãy hành động như vậy.
Hỏi: Ông nói rằng: Tiếp nhận cái mỏng dòn tàn tật của tha nhân cũng chính là mở rộng vòng tay cho một THIÊN CHÚA bị tổn thương. Ông ngụ ý gì khi quả quyết như thế?
Đáp: Bạn không thấy rằng trong Phúc Âm có không biết bao nhiêu lần Đức Chúa GIÊSU tỏ ra yếu ớt và cả đến sầu buồn tột độ như khi Ngài ở trong vườn Giệtsêmani sao? Với Đấng mà bản thể là Tình Yêu - vì THIÊN CHÚA là Tình Yêu - thì sự mỏng dòn của Ngài không gì khác hơn là hoàn toàn cho đi, cho đi Tất Cả mà không chờ đợi được đáp trả hay được cảm thông. Sách Khải Huyền viết: ”Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (3,20). THIÊN CHÚA muốn trao một món quà vô cùng to tát cho con người, với điều kiện là con người phải niềm nỡ tiếp nhận.
THIÊN CHÚA hoàn toàn tôn trọng tự do của con người, ngay cả đến việc Ngài trở thành tù nhân. Ngài chờ đợi con người mở cửa đón tiếp Ngài. Khi sống trong Cộng Đoàn ”Con Tàu” tôi dần dần khám phá ra Đức Chúa GIÊSU thường tự tỏ lộ trong cái nhìn của trẻ thơ. Một THIÊN CHÚA bé thơ nói với chúng ta: ”Ta cần con giúp! Ta cần con yêu mến Ta!” Ngay cả Ngài nói: ”Ta cần con ẵm trong tay con!” Như mỗi người trong chúng ta, THIÊN CHÚA cũng cần sự ôm ấp che chở của Mẹ Ngài. Đức Chúa GIÊSU quả thật đã chia sẻ thân phận con người trong mọi chiều kích, ngoại trừ tội lỗi. Tội lỗi đây thật ra chính là sự khước từ mối giao hảo và tình yêu!
Hỏi: Ông cứ nhắc đi nhắc lại hoài từ TÌNH YÊU, ông không sợ làm nó bị đánh mất trọn vẹn ý nghĩa sao?
Đáp: Rất có thể! Nhưng người ta sẽ không bao giờ lập lại cho đủ rằng Tình Yêu không phải cái gì chỉ thuần túy là ”xúc cảm”. Tình Yêu đòi hỏi trí tuệ và sở năng để trở thành thực tại. Làm sao giúp một người sống và trở thành chính họ? Thật đơn giản. Chỉ cần có sự khôn ngoan chân chính của Tình Yêu. Và nhất là, đừng bao giờ sợ người khác, đừng dửng-dưng với ngưười khác. Điều đáng buồn là chính nỗi sợ hãi đó lại đang làm chủ trong xã hội ngày nay.
... ”THIÊN CHÚA là Tình Yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong THIÊN CHÚA, và THIÊN CHÚA ở lại trong người ấy. Căn cứ vào điều này mà tình yêu đã nên hoàn hảo với chúng ta: đó là chúng ta được mạnh dạn trong ngày phán xét, vì Đức Chúa GIÊSU thế nào thì chúng ta cũng như vậy ở thế gian này .. Phần chúng ta, chúng ta hãy yêu thương, vì THIÊN CHÚA đã yêu thương chúng ta trước. Nếu ai nói: ”Tôi yêu mến THIÊN CHÚA” mà lại ghét anh chị em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh chị em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến THIÊN CHÚA mà họ không trông thấy. Đây là điều răn mà chúng ta đã nhận được từ Người: Ai yêu mến THIÊN CHÚA, thì cũng yêu thương anh chị em mình” (1Gioan 4,16-17/19-21).
(”PRIER”, l'aventure spirituelle, n.321, Mai/2010, trang 4-7)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét