30/03/2015
Thứ Hai Tuần Thánh
Bài
Ðọc I: Is 42, 1-7
"Người
sẽ không lớn tiếng; không ai nghe tiếng người ở công trường".
Trích
sách Tiên tri Isaia.
Này
là tôi tớ Ta mà Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn, Ta hài lòng về người. Ta
ban Thần trí Ta trên người. Người sẽ xét xử chư dân. Người sẽ không lớn tiếng,
không thiên vị ai, không ai nghe tiếng người ở công trường. Người không bẻ gãy
cây lau bị giập, không dập tắt tim đèn còn khói. Người sẽ xét xử trong công lý.
Người sẽ không buồn phiền, không nao núng, cho đến khi đặt công lý trên mặt đất,
vì các đảo mong đợi lề luật người.
Chúa
là Thiên Chúa đã phán như thế, Người là Ðấng đã tác tạo và mở rộng các tầng trời,
đã củng cố mặt đất và các sản phẩm của nó, đã ban hơi thở cho dân sống trên mặt
đất và ban sức sống cho những kẻ trên đó. Ta là Chúa, Ta đã gọi con trong công
lý, đã cầm lấy tay con, đã gìn giữ con, đã đặt con thành giao ước của dân, và
nên ánh sáng của chư dân, để con mở mắt cho người mù, đưa ra khỏi tù những người
bị xiềng xích, đưa ra khỏi ngục những người ngồi trong tối tăm.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 26, 1. 2. 3. 13-14
Ðáp: Chúa là sự
sáng, và là Ðấng cứu độ tôi (c. 1a).
Xướng:
1) Chúa là sự sáng, là Ðấng cứu độ, tôi sợ chi ai? Chúa là Ðấng phù trợ đời
tôi, tôi sợ gì ai? - Ðáp.
2)
Khi những đứa ác xông vào để xả thịt tôi, bọn thù ghét tôi sẽ xiêu té và ngã gục.
- Ðáp.
3)
Nếu thiên hạ đồn binh hạ trại để hại tôi, lòng tôi sẽ không kinh hãi; nếu thiên
hạ gây chiến với tôi, tôi vẫn tự tin. - Ðáp.
4)
Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh.
Hãy chờ đợi Chúa, hãy sống can trường, hãy phấn khởi tâm hồn và chờ đợi Chúa! -
Ðáp.
Câu
Xướng Trước Phúc Âm:
Kính
chào Vua chúng con: Chỉ có nhà Vua là người thương hại đến những lỗi lầm của
chúng con.
Phúc
Âm: Ga 12, 1-11
"Hãy
để mặc cô ấy làm công việc chỉ về ngày táng xác Ta".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Sáu
ngày trước Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu đến làng Bêtania, nơi Ladarô đã chết được
Người cho sống lại. Tại đây người ta dọn bữa cho Người ăn. Martha hầu bàn. Còn
Ladarô cũng là một trong những kẻ đồng bàn với Người. Bấy giờ Maria lấy một cân
dầu thơm, dầu cam tùng hảo hạng, và xức chân Chúa Giêsu, rồi lấy tóc mình mà
lau. Hương thơm toả đầy nhà. Một môn đệ là Giuđa Iscariô, kẻ sẽ phản nộp Người,
liền nói: "Sao không bán dầu thơm đó lấy ba trăm đồng mà cho người nghèo
khó?" Hắn nói thế không phải vì lo lắng cho người nghèo khó đâu, mà vì hắn
là tên trộm cắp, lại được giữ túi tiền, nên bớt xén các khoản tiền người ta bỏ
vào đó. Vậy Chúa Giêsu nói: "Hãy để mặc cô ấy làm công việc chỉ về ngày
táng xác Ta. Vì các ngươi sẽ có người nghèo luôn bên cạnh các ngươi, còn Ta,
các ngươi sẽ không gặp Ta mãi đâu".
Có
đám đông người Do-thái biết Người đang ở đó, nên tuôn đến, không những vì Chúa
Giêsu, mà còn để thấy Ladarô, kẻ đã chết được Người cho sống lại. Thế là các
Thượng tế quyết định giết luôn cả Ladarô, vì tại ông mà nhiều người Do-thái đã
bỏ họ và tin theo Chúa Giêsu.
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Xức Dầu Chân Chúa
Một
cựu sĩ quan hải quân là một tu sĩ dòng Ða Minh, người Pháp, cùng với các nhà
chuyên môn thiện chí khác và cha Louis đã có công khởi xướng lập nên một học
thuyết, đồng thời cũng là một nhóm dấn thân trong xã hội, có tên gọi là:
"Kinh Tế và Nhân Bản". Nhóm này có mục đích phát động một nền kinh tế
phục vụ con người.
Sau
khi nghiên cứu và đúc kết thành một học thuyết, thì họ lần lượt cho xuất bản
nhiều sách báo, vạch ra một đường hướng phục vụ thế giới một cách mới mẻ. Ai muốn
hưởng ứng thì cứ vận dụng vào cách sáng tạo, vào hoàn cảnh sống của địa phưong
mình. Cha Louis đã du hành khắp nơi để trình bày đường lối của mình về kinh tế
và nhân bản. Cha thường nhấn mạnh rằng: "Phải làm sao để vừa phát triển
kinh tế vừa phát triển con người toàn diện về mọi mặt, vật chất cũng như tinh
thần và phát triển đồng đều trên mọi miền khắp thế giới".
Mặc
dù dấn thân hoạt động nhiều, nhưng cha không bao giờ quên canh tân chính cuộc sống
thiêng liêng của mình. Cha đã dọn ra một lời nguyện sau đây để hằng ngày dùng đến
mà kiểm điểm đời sống: Lạy Chúa, lỗi tại con; tại con không chân thành yêu
thương anh chị em. Tại con không cảm thấy đau khổ trước những cảnh khốn cùng của
anh chị em. Tại con thờ ơ lãnh đạm bên cạnh người xấu số. Tại con khinh dễ nhiều
người, nhất là những người mang thân phận nghèo hèn, những người có kiến thức
kém cỏi hơn con.
Tại
con đã để cho kẻ khác phải chờ đợi. Tại con đã quên hay thất hứa khi con đã hẹn
với người khác. Tại con không giữ đúng những lời cam kết. Tại con không ăn ở dễ
dãi với kẻ khác, không sẵn sàng với người khác. Tại con không biết tìm hiểu những
hoàn cảnh của người ta. Tại con đã chối giúp đỡ họ do tính ích kỷ của con. Tại
con đã không ra tay xoa dịu một vết thương mà đáng lẽ con phải làm. Tại con đã
làm thương tổn cho người ta nhiều, vì lời ăn tiếng nói của con. Tại con đã hạ bệ
những kẻ đối nghịch với con. Tại con đã láo xược và ăn ở bất công. Tại con đã
làm gương xấu quá nhiều, nên anh chị em con đã bị tổn thương nhiều vừa hồn vừa
xác. Lạy Chúa, lỗi tại con. Xin Chúa thương tha thứ cho con. Và con cũng xin
Chúa tha thứ cho những anh chị em đã vì lỗi của con mà sống bất xứng.
Anh
chị em thân mến!
Mẫu
gương và lời cầu nguyện trên của cha Louis mời gọi chúng ta nhìn về thái độ dấn
thân của mình trong những công tác xã hội. Chúng ta muốn phục vụ anh chị em vì
tình thương Chúa hay vì những lợi lộc riêng tư cho bản thân và gia đình mình.
Trong
bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta được dịp nhìn thấy thái độ bênh vực người nghèo
của tông đồ Giuđa phản bội Chúa. Giuđa tuyên bố như thể mình muốn phục vụ người
nghèo, nhưng thực ra chỉ nghĩ đến lợi lộc riêng tư.
Nhưng
về phần Maria, bà không thuộc nhóm 12 tông đồ được chọn sống luôn bên cạnh Chúa
để lắng nghe Ngài chỉ dạy, nhưng Maria đã hướng về Chúa với hết tâm hồn của
mình và đã thực hiện một việc được Chúa xem như là có giá trị tiên tri loan báo
mầu nhiệm khổ nạn của Chúa. Trong khi đó thì Giuđa Iscario, một trong số 12
tông đồ đã được chọn lại có tâm địa khác, ông chỉ nghĩ đến lợi lộc riêng tư.
Ông sống bên cạnh Chúa nhưng đã không thực sự gặp được Ngài.
Ðức
cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách "Ðường Hy Vọng"
đã lưu ý đến những người con tinh thần như sau: Lâu nay, cha thấy con đi kề bên
Chúa mà không thấy Chúa, không gặp Chúa, không suy tư với Chúa, không đối thoại
với Chúa, không hành động với Chúa. Con không an vui trong tâm hồn và con dấn
thân một mình ngoài Chúa. Con đã mời Chúa lui về nhà thờ. Sự ly dị giữa cuộc sống
đạo ở nhà thờ và ngoài xã hội là nguyên tố tai hại nhất trong thời đại chúng
ta. Cả cuộc sống con phải loan truyền và tuyên xưng với hết tâm hồn thống hối và
yêu thương. Và với một hành động mà người ngoài có thể cho là một hành động
điên khùng uổng phí, nhưng trước mặt Chúa, đó là một hành động nêu gương sáng
cho kẻ khác.
Lạy
Chúa, xin ban ơn thanh luyện tâm hồn con khỏi mọi hình thức vụ lợi, ích kỷ, để
con yêu mến Chúa thật lòng và phục vụ anh chị em xung quanh mỗi ngày một thiết
thực, hữu ích hơn. Amen.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Hai Tuần Thánh
Bài đọc: Isa 42:1-7; Jn
12:1-11.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Người Tôi Trung thực
thi sứ vụ tới cùng.
Chúng
ta bước vào Tuần Thánh, Tuần cực trọng nhất của Năm Phụng Vụ. Các Bài Đọc tuần
này tập trung hòan toàn vào Chúa Giêsu, Người Tôi Trung của Thiên Chúa. Chúng
ta sẽ nghe tất cả Bốn Bài Ca về Người Tôi Trung của Thiên Chúa từ tiên tri
Isaiah: Bài ca thứ nhất hôm nay, Bài ca thứ hai ngày mai, Bài ca thứ ba ngày thứ
tư, và Bài ca thứ bốn trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Mỗi Bài ca cho chúng ta
nhìn thấy những khía cạnh khác nhau của Người Tôi Trung; tổng kết tất cả bốn
Bài ca cho chúng ta cái nhìn rõ ràng về con người và sứ vụ của Đức Kitô, Người
Tôi Trung của Thiên Chúa. Chúng ta có thể đối chiếu những điều này với những gì
xảy ra cho Ngài trong tuần cuối cùng trên trần thế để biết rằng: Tất cả đã được
sắp xếp bởi Thiên Chúa, mặc khải bởi tiên-tri Isaiah 700 năm trước công nguyên,
và hòan thành bởi Đức Kitô.
Trong
Bài Đọc I, tiên tri Isaiah nói về mối liên hệ giữa Thiên Chúa và Người Tôi
Trung, sứ vụ của Ngài là làm sáng tỏ đức công chính của Thiên Chúa, và cách
Ngài đạt mục đích là qua thái độ khiêm nhường phục vụ, thương yêu mọi người, và
trung thành đến cùng. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu thẳng thắn phê bình Judah để bảo
vệ hành động yêu thương Chúa của Maria. Ngài không sợ âm mưu của bạo lực khi
cho Lazarô sống lại từ cõi chết và dùng bữa với chị em ông tại Bethany.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Bài ca thứ nhất về Người Tôi Trung của Thiên Chúa:
1.1/
Liên hệ giữa Thiên Chúa và Người Tôi Trung: Đây không phải là một người thường, nhưng là Người
được Thiên Chúa tuyển chọn: “Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển
chọn và quý mến hết lòng, Ta cho Thần Khí Ta ngự trên nó; nó sẽ làm sáng tỏ
công lý trước muôn dân.”
Thiên
Chúa, Đấng sáng tạo mọi sự trong vũ trụ, Đấng trải rộng mặt đất với hoa màu
tràn lan, Đấng ban hơi thở cho dân trên mặt đất, ban sinh khí cho toàn thể cư
dân. Người phán thế này: "Ta là Đức Chúa, Ta đã gọi ngươi, vì muốn làm
sáng tỏ đức công chính của Ta."
1.2/
Sứ vụ và cách đạt mục đích của Người Tôi Trung:
(1)
Sứ vụ của Người Tôi Trung: làm sáng tỏ công lý của Thiên Chúa trước mặt muôn
dân: “Ta đã nắm tay ngươi, đã gìn giữ ngươi và đặt làm giao ước với dân, làm
ánh sáng chiếu soi muôn nước, để mở mắt cho những ai mù loà, đưa ra khỏi tù những
người bị giam giữ, dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm.”
(2)
Cách thi hành sứ vụ: Rất khác với cách của con người thường. Những đức độ của
Người Tôi Trung được tiên tri Isaiah mô tả như sau:
-
Khiêm nhường: “Nó sẽ không kêu to, không nói lớn, không để ai nghe tiếng giữa
phố phường.”
-
Thương yêu: “Cây lau bị giập, nó không đành bẻ gẫy, tim đèn leo lét, cũng chẳng
nỡ tắt đi.”
-
Trung thành đến cùng: “Nó sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý. Nó không yếu hèn,
không chịu phục, cho đến khi thiết lập công lý trên địa cầu. Dân các hải đảo xa
xăm đều mong được nó chỉ bảo.”
2/
Phúc Âm:
Chúa Giêsu khiển trách Judah Iscariot và bảo vệ hành động của Maria.
Sáu
ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu đến làng Bethany, nơi anh Lazarô ở. Anh này
đã được Người cho sống lại từ cõi chết. Ở đó, người ta dọn bữa ăn tối thết đãi
Đức Giêsu; cô Martha lo hầu bàn, còn anh Lazarô là một trong những kẻ cùng dự
tiệc với Người.
2.1/
Hai con người với hai thái độ ngược nhau:
(1)
Maria yêu Chúa không tính tóan: “Cô Maria lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên
chất và quý giá xức chân Đức Giêsu, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm.”
Đây là lần thứ hai Maria được tường thuật ngồi dưới chân Chúa Giêsu. Trong Tin
Mừng Luca, cô được Chúa Giêsu khen, vì đã ngồi dưới dân Chúa để nghe lời Người
trong khi chị Martha bận rộn để nấu ăn đãi khách. Cách cô tỏ tình yêu cho Chúa
Giêsu cũng khác mọi người; điều này chứng tỏ khi con người sống trong tình yêu,
họ có nhiều sáng tạo trong cách bày tỏ tình yêu của họ.
-
Cô dám dùng tới một cân dầu thơm để xức chân Chúa Giêsu mà Judah uớc tính trị
giá tới 300 quan tiền; thông thường người ta chỉ xức vài giọt nếu dầu thơm quí
giá như vậy. Cô không tính toán với Chúa vì cô chắc chắn được Chúa cho biết sẽ
không còn nhìn thấy Chúa trên cõi dương gian này nữa. Cô có lẽ là người yêu
thương và hiểu biết Chúa hơn cả trong tuần lễ cuối cùng của Ngài trên dương
gian.
-
Tóc rất quí với phụ nữ và họ chăm sóc chải chuốt nó mỗi ngày; thế mà cô lại
dùng tóc để lau chân Chúa thay vì dùng khăn như thói thường. Hành động này chứng
tỏ tình yêu của cô dành cho Chúa. Thông thường người phụ nữ rất kín đáo khi tỏ
tình yêu, cô Maria can đảm làm những điều này trước mặt mọi người.
(2)
Judah Iscariot luôn tính tóan và phê bình: Thấy hành động của cô, một trong các
môn đệ của Đức Giêsu là Judah Iscariot, liền nói: "Sao lại không bán dầu
thơm đó lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo?" Judah được Chúa và các
tông đồ trao cho sứ vụ quản lý. Nếu cô Maria muốn giúp người nghèo, 300 quan tiền
đó chắc chắn sẽ được trao cho hắn. Thánh sử Gioan có lẽ đã biết tính tình của
Judah nên chú thích: “Y nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y
là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ
vào quỹ chung.” Vì Judah không ở trong tình yêu nên không biết tình yêu là gì!
Khi một người so sánh tình yêu với tiền bạc, người đó không hiểu giá trị của
tình yêu.
2.2/
Phản ứng của Chúa Giêsu và các thượng tế:
(1)
Phản ứng của Chúa Giêsu: Ngài nói: "Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm
này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy. Thật vậy, người nghèo thì bên cạnh anh
em lúc nào cũng có; còn Thầy, anh em không có mãi đâu." Chúa biết ngày
Ngài sắp chết đã gần kề và Ngài biết ý định của Maria khi cô làm những hành động
này. Chỉ có ai ở trong tình yêu mới hiểu nổi ý tưởng của nhau mà người ngọai cuộc
không bao giờ hiểu được. Chúa Giêsu trưng dẫn lý do xác đáng để bênh vực hành động
của Maria: con người không có Chúa Giêsu mãi mãi.
(2)
Phản ứng của các thượng tế: Biến cố hôm nay xảy ra sau khi Chúa Giêsu đã làm một
phép lạ cả thể: cho Lazarô đã chết 3 ngày sống lại. Đó là lý do trình thuật kể:
“Một đám đông người Do-thái biết Chúa Giêsu đang ở đó. Họ tuôn đến, không phải
chỉ vì Chúa Giêsu, nhưng còn để nhìn thấy anh Lazarô, kẻ đã được Người cho sống
lại từ cõi chết.” Khi nhìn thấy đám đông, các thượng tế quyết định giết cả Chúa
Giêsu lẫn Lazarô, vì tại anh mà nhiều người Do-thái đã bỏ họ và tin vào Chúa
Giêsu.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Giống như Chúa Giêsu được Thiên Chúa trao cho một sứ vụ khi vào cuộc trần này,
mỗi người chúng ta cũng được Thiên Chúa trao cho một sứ vụ. Chúng ta hãy tìm ra
sứ vụ đó để thi hành tới cùng.
-
Cách thức của Thiên Chúa rất khác với cách thức của con người. Để thực thi sứ vụ,
Ngài đòi chúng ta phải khiêm nhường phục vụ, trung thành yêu thương, và chấp nhận
gian khổ.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
30/03/15 THỨ HAI TUẦN
THÁNH
Ga 12,1-11
Ga 12,1-11
Suy niệm: La-da-rô,
em của Mác-ta và Ma-ri-a, là người đã được Đức Giê-su cho sống lại từ cõi chết
dù đã được chôn trong mồ bốn ngày. Sự phục sinh của anh là bằng chứng hùng hồn
về quyền năng Thiên Chúa và là câu trả lời rõ ràng cho vấn nạn người Do thái về
căn tính của Đức Giê-su. Mặc dù Tin Mừng Gio-an không đề cập gì đến việc
La-da-rô rao truyền kỳ công phục sinh ấy, nhưng sự kiện vì anh mà nhiều người
Do thái tin vào Đức Giê-su chứng tỏ anh đã thi hành cách tuyệt hảo vai trò
chứng nhân của mình. Tuy nhiên, “dấu lạ La-da-rô” đã không thuyết phục được
giới lãnh đạo Do thái tin vào Đức Giê-su. Trái lại, vì dấu lạ ấy mà họ đi đến
quyết định giết Đức Giê-su và cả La-da-rô, chứng nhân của Ngài. Như thế, sự
bách hại là điều mà các sứ giả của Đức Giê-su sẽ phải đương đầu khi dấn thân
loan báo Tin Mừng.
Mời Bạn: Là
Ki-tô hữu, bạn có bổn phận loan truyền về tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa
cho mọi người, đặc biệt cho những người chưa biết Chúa qua cuộc sống thường
nhật của mình.
Chia sẻ: Đâu
là những trở ngại khiến bạn ngần ngại làm chứng cho Đức Giê-su? Bạn sẽ thắng
vượt chúng thế nào?
Sống Lời Chúa: Tôi
thực hành một nghĩa cử bác ái với người nghèo khổ ở chung quanh để tình yêu của
Thiên Chúa được lan tỏa cho mọi người.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, làm chứng cho Chúa là một sứ mạng cao quý. Xin
ban thêm sức mạnh cho chúng con để thắng vượt những khó khăn, thử thách khi
thực thi sứ mạng làm chứng cho tình yêu Chúa giữa thế giới. Amen.
Ngày mai táng Thầy
Giuđa có vẻ không hiểu được thế nào là tình
yêu... Anh phản bội Thầy mình cũng vì đồng tiền. Mong chúng ta biết dùng tiền bạc
để diễn tả tình yêu như cô Maria.
Suy niệm:
Việc Đức Giêsu làm cho anh
Ladarô hoàn sinh đưa đến hai thái độ.
Thượng Hội Đồng họp nhau lại
và quyết định về cái chết của Đức Giêsu.
Còn chị Maria, trong bài Tin
Mừng này, lại như muốn chuẩn bị cho cái chết ấy.
Trong bữa tiệc tại nhà của
chị em Mácta, Maria, Ladarô, tại Bêtania,
Đức Giêsu được mời như một
vị khách, có cả môn đệ của Ngài nữa.
Bữa ăn tối này là một cử chỉ
diễn tả lòng kính trọng, yêu mến, và biết ơn
của cả gia đình đang vui
sướng trước sự trở lại từ nấm mồ của người thân yêu.
Ladarô hẳn sẽ được ngồi gần
Thầy Giêsu, Đấng thương mến anh (Ga 11,3),
Đấng trả lại cho anh sự
sống.
Chính trong bữa ăn do chị
Mácta phục vụ này,
cô Maria đã làm một điều đặc
biệt và rất bất ngờ.
Cô đã xức lên chân Thầy
Giêsu một cân dầu thơm cam tùng hảo hạng,
khiến cả nhà sực nức mùi
hương.
Chúng ta không hiểu tại sao
cô xức chân Thầy thay vì đổ dầu thơm trên đầu.
Người ta không xức dầu thơm
lên chân một người còn sống,
nhưng người ta có thể xức
lên chân một người đã qua đời
để chuẩn bị cho việc mai
táng người ấy.
Cô Maria không ngờ mình đã
làm một hành vi có tính tiên tri về cái chết của Thầy,
như trước đây thượng tế
Caipha đã vô tình nói tiên tri về cái chết ấy (Ga 11, 51).
Cô không ngờ việc xức dầu
tối nay của mình là cử chỉ tượng trưng
cho việc liệm xác Thầy Giêsu
sau này của ông Nicôđêmô
với một trăm cân mộc dược
trộn với trầm hương (Ga 19, 39).
Nhìn cô Maria xức dầu, ta
thấy cử chỉ trân trọng của cô đối với vị Thầy khả kính.
Cô chấp nhận sự phí phạm
này, vì tình yêu của cô đối với Thầy,
hay đúng hơn, vì tình yêu
quá lớn của Thầy đối với gia đình cô.
Cô xức dầu mà không so đo
tính toán.
Lượng dầu quý giá được đổ ra
chẳng là gì so với ân nghĩa của Thầy.
Nhưng có người thấy khó
chịu, đó là Giuđa Ítcariốt, một môn đệ của Thầy.
Anh thấy tiếc vì lượng dầu
thơm ấy thật đắt tiền,
có giá bằng lương gần một
năm của một công nhân.
“Tại sao lại không bán dầu
thơm ấy mà cho người nghèo ?”
Thầy Giêsu bênh vực cho cô
Maria khi nói lên ý nghĩa việc làm của cô.
Hành vi chuẩn bị mai táng
phải được đặt trên hành vi bố thí giúp người nghèo.
Hơn nữa, “người nghèo thì
lúc nào cũng có, còn Thầy, anh em không có mãi đâu.”
Đức Giêsu ám chỉ cái chết
sắp đến của mình.
Giuđa có vẻ không hiểu được
thế nào là tình yêu.
Anh là người giữ tiền của cả
nhóm, nhưng lại thường ăn cắp để dùng riêng. (c. 6).
Có thể đồng tiền đối với anh
là quá lớn, lớn hơn cả tình yêu.
Anh phản bội Thầy mình cũng
vì đồng tiền (Mt 26, 15).
Mong chúng ta biết dùng tiền
bạc để diễn tả tình yêu như cô Maria.
Cầu nguyện:
Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế Người là tất cả của
tôi.
Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi cảm thấy Người ở
mọi nơi,
đến với Người trong mọi sự,
và dâng Người tình yêu trong
mọi lúc.
Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi không bao giờ
muốn tránh gặp Người.
Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì,
nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn
của Người
và thực hiện ý Người trong
suốt đời tôi.
(R. Tagore)
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
30
THÁNG BA
Để
Bước Vào Tam Nhật Thánh
“Nguyện
chúc anh em ân sủng và bình an của Đức Giê-su Kitô, vị chứng nhân trung thành”
(Kh 1,4-5).
Đức
Giê-su Kitô, vị chứng nhân trung thành của Thiên Chúa vô hình, thách đố chúng
ta với uy lực của bài diễn từ mà Người đưa ra trên căn gác thượng trong phụng vụ
Thứ Năm Thánh. Đây là những lời thiết lập nên Giao Ước Mới trong máu hy tế của
Người. Những lời này mạc khải chiều sâu thẳm nhất của mầu nhiệm Thiên Chúa là
Tình Yêu.
Bằng
cách nào chúng ta có thể sửa soạn để cử hành Tam Nhật Thánh? Tam Nhật Thánh là
khoảng thời gian thánh thiêng nhất trong năm. Trong khoảng thời gian thánh
thiêng này, chúng ta cử hành: Thứ Năm Thánh, Thứ Sáu Thánh và Đêm Vọng Phục
Sinh. Thời gian đặc biệt này sẽ tái hiện cho chúng ta tình yêu của Thiên Chúa đối
với nhân trần: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và
Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1).
Trước
khi bước vào thời gian thánh này, Giáo Hội cử hành phụng vụ buổi sáng Thứ Năm
Thánh – gọi là Thánh Lễ Truyền Dầu – một phụng vụ mang đậm sắc thái của niềm
mong đợi và sự chuẩn bị thánh thiêng. Trong Thánh Lễ này, Bài Đọc thứ nhất
trích từ Sách Ngôn Sứ Isaia – về sau được Đức Giêsu dẫn lại trong Tin Mừng
Luca: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài đã xức dầu cho tôi” (Lc 4,18; Is
61,1). Đức Giêsu Na-da-rét đã tham chiếu đến những lời này của Ngôn Sứ Isaia
ngay từ buổi bắt đầu sứ mạng cứu thế của Người.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời
Chúa Trong Gia Đình
NGÀY
30-3
Thứ
Hai Tuần Thánh
Is
42,1-7; Ga 12,1-11.
LỜI
SUY NIỆM: Đức Giêsu nói: “Hãy
để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy. Thật
vậy, người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có; còn Thầy, anh em không có
mãi đâu.”
Thứ
Hai Tuần Thánh, Giáo Hội khởi đầu Tin mừng gợi ý “Sáu ngày trước lễ Vượt Qua” Để
tất cả con cái của Giáo Hội nhìn lại mình để chuẩn bị sống sốt sắng trọn vẹn
trong Tuần Thánh. Trong câu chuyện “Xức dầu thơm tại Bê-ta-ni-a” cho tất cả
chúng ta thấy được cô Ma-ri-a, cô đã hy sinh cái quý nhất của cô mà cô đã cố
tình cất giấu cho riêng mình để xức chân cho Chúa và lấy tóc mà lau. Trong khi
đó thì Giu-đa với lòng ích kỷ, đã kết án Ma-ri-a phí phạm, lấy người nghèo ra
làm màng che cho tâm địa xấu xa của mình. Chúa Giêsu cho chúng ta hay: Phải hy
sinh cho Chúa khi có cơ hội, còn muốn phục vụ người nghèo thì luôn sẵn có chung
quanh chúng ta bất cứ lúc nào.
Lạy
Chúa Giêsu. Trong thế giới hôm nay, người ta đang đem người nghèo ra làm thành
những bức bình phong để mưu cầu lợi ích, danh thơm cho riêng cá nhân mình hay tập
thể của mình. Xin ban cho mọi gia đình trong giáo xứ chúng con, luôn biết cọng
tác với nhau trong mọi công tác từ thiện cho người nghèo vì yêu mến Chúa.
Mạnh
Phương
30
Tháng Ba
Chết Thay Cho Người
Môn
đệ của một vị đạo sĩ kia muốn từ bỏ thế gian, nhưng anh ta quyến luyến gia đình
và bảo rằng: "Vợ con tôi quá thương yêu tôi, nên họ không bằng lòng cho
tôi thoát tục".
Nghe
nói thế, vị đạo sĩ muốn cho anh ta biết sự thật nên đã dạy cho anh một kỹ thuật
giả chết. Sau một thời gian học thuần thục, vị đạo sĩ bảo anh hãy áp dụng kỹ
thuậ này khi về đến nhà. Và quả thật, anh ta đã thực hành bài học cách tuyệt hảo
để nhắm mắt xuôi tay, nhưng vẫn còn nghe được mọi tiếng khóc than của vợ con và
thân nhân, bạn bè.
Ngày
hôm sau, vị đạo sĩ đến để phân ưu cùng thâm quyến. Sau những giây phút tưởng niệm
người quá cố, ông nghiêm nghị bảo thân nhân đang khóc thương người đã từ biệt
cõi đời rằng: "Tôi có bí quyết để cứu sống anh ta, nếu có ai sẵn lòng chết
thay cho anh".
Anh
chàng giả chết ngạc nhiên khi nghe mọi người trong gia đình nêu ra mọi lý do để
biện minh là mình cần phải sống. Càng ngạc nhiên hơn khi anh nghe người vợ
nghĩa thiết của mình tóm lược mọi lý lẽ trên bằng một lời quả quyết: "Tôi
nghĩ không ai cần chết thay cho chồng tôi. Không có anh ta, chúng tôi vẫn có thể
làm lụng để sống".
Câu
chuyện trên có thể xảy ra bất cứ ở đâu và trong bất cứ gia đình nào. Và theo sự
suy luận thông thường, chúng ta phải công nhận rằng: Người vợ và thân nhân của
anh chàng giả chết có lý của họ. Nhưng triết gia Pascal cũng có lý khi nhận định:
"Con tim có những lý lẽ của nó mà lý trí không thể hiểu nổi".
Ðó
là lý lẽ của con tim trong con người của cha Ðamien, tông đồ người hủi mà cách
đây không lâu nhiều người đã long trọng tưởng niệm một trăm ngày qua đời của
Ngài. Cha Ðamien đã dấn thân phục vụ những người bị bệnh phong hủi để rồi kết
thúc cuộc đời bằng chính căn bệnh của những người cha đã săn sóc với sự bình thản
được biểu lộ trong những dòng tâm sự cha viết cho bạn bè vài ngày trước khi
trút hơi thở cuối cùng: "Tôi chết vì bệnh phong cùi, nhưng tôi là một thừa
sai sung sướng nhất trên địa cầu này".
Ðó
cũng là lý lẽ của con tim trong con người của cha Maximilian Kolbe, nạn nhân của
chính sách bạo tàn tiêu hủy người Do Thái của Ðức quốc xã. Cha Maximilian đã đứng
ra chịu chết thay cho một anh bạn tù.
Có thể những người mang lý lẽ này trong con tim hiểu được câu giáo huấn của Ðức Kitô: "Không ai có tình yêu lớn hơn kẻ hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình".
Có thể những người mang lý lẽ này trong con tim hiểu được câu giáo huấn của Ðức Kitô: "Không ai có tình yêu lớn hơn kẻ hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình".
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét