Giải đáp phụng vụ: Việc đọc bài Thương Khó có được
diễn như kịch không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tại giáo xứ chúng con, có yêu cầu diễn tuồng Thương Khó, nhằm thay thế hoặc như một phần của bài Thương Khó thứ Sáu Tuần Thánh. Linh mục có thể đọc phần của Chúa Giêsu, nhưng mỗi nhân vật khác nhau trong bài Thương Khó sẽ được đại diện và thực sự được diễn bởi một "diễn viên" khác nhau trong bài. Thưa cha, việc này có được phép trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh không? Cha xứ chúng con không tìm thấy bất cứ điều gì để hỗ trợ hoặc từ chối việc này, và các chức sắc giáo phận cũng không rõ ràng trong việc cho phép hoặc từ chối cho việc này diễn ra. - J. Z., Columbia, South Carolina, Mỹ.
Đáp: Việc đọc bài Thương Khó ngày Chúa Nhật Lễ Lá và ngày Thứ Sáu Tuần Thánh cho phép một số yếu tố kịch, trong khi không nói gì đến việc diễn xuất. Các người đọc hoặc người hát duy trì tính chất trang trọng truyền thống của nghi thức, và tránh điệu bộ nét mặt và cử chỉ bề ngoài.
Thư Luân Lưu 1988 về việc chuẩn bị Lễ Phục Sinh, do Thánh Bộ Phụng Tự ban hành năm 1988, nói như sau:
"64. Trình tự cho việc cử hành cuộc Thương Khó của Chúa (phụng vụ lời Chúa, tôn thờ Thánh giá, và Rước lễ), vốn bắt nguồn từ một truyền thống cổ xưa của Giáo Hội, cần được tuân giữ một cách trung thực và theo tôn giáo, và không thể được thay đổi bởi bất cứ ai, theo sáng kiến riêng của mình.
"66. Các bài đọc sẽ được đọc toàn bộ. Thánh vịnh đáp ca và thánh ca trước bài Tin mừng cần được hát theo cách thông thường. Bài Thương Khó của Chúa theo thánh Gioan được hát hay đọc theo cách quy định cho ngày Chúa Nhật trước đó (xem số 33). Sau khi bài Thương Khó được đọc xong, linh mục có thể giảng, sau đó các tín hữu được mời gọi suy niệm trong chốc lát".
Số 33 được nêu ở trên mô tả việc đọc bài Thương Khó như sau:
"33. Việc đọc bài Thương Khó chiếm một vị trí đặc biệt. Bài Thương Khó nên được hát hay đọc theo cách truyền thống, nghĩa là, bởi ba người đóng vai Chúa Giêsu, người kể và dân chúng. Bài Thương Khó được công bố bởi các phó tế, linh mục hoặc giáo dân. Trong trường hợp giáo dân giữ hai vai trò, phần của Chúa Kitô nên được dành cho linh mục.
"Việc công bố bài Thương Khó diễn ra không có nến đốt và không xông hương; lời chào của linh mục và việc làm dấu Thánh giá bị bỏ qua; chỉ có phó tế xin phép lành của linh mục, như thầy thường làm trước khi đọc bài Tin Mừng”.
Như vậy, việc đọc bài Thương Khó gồm ba người đọc hoặc ba người hát, mỗi người đóng vai một nhân vật đặc biệt. Một người đóng vai người kể chuyện, một người khác, thường là linh mục, nói các lời của Chúa chúng ta, và một người đóng vai các nhân vật khác.
Ca đoàn hay cả cộng đoàn có thể đóng vai đám đông, hoặc thay cho nhiều nhân vật trong Tin Mừng phát biểu cùng một lúc.
Hiệu ứng "kịch tính" và thiêng liêng trên cộng đoàn, khi chính họ, chứ không phải một người, hô to “Đóng đinh nó vào Thập giá”, có thể là khá cảm động, và có thể nói rõ hơn trách nhiệm của tội lỗi cá nhân của mỗi người đối với cuộc Khổ Nạn của Chúa chúng ta.
Tại Tòa thánh Vatican, bài Thương Khó ngày Chúa Nhật Lễ Lá đã được hát trong nhiều năm qua, bằng tiếng Ý, bởi ba phó tế và ca đoàn. Các phó tế duy trì một cung giọng nghiêm trang đúng mực, mặc dù có thay đổi nhỏ trong cung giọng của mỗi người. Ca đoàn hát phần của đám đông trong đa âm.
Trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, tiến trình cũng diễn ra như vậy, nhưng dùng tiếng Latinh truyền thống, với ca đoàn Sistine giữ phần của đám đông trong đa âm. Trong mỗi buổi như vậy, bài Thương Khó kéo dài khoảng 50 phút.
Hệ thống chia bài đọc thành nhiều phần đôi khi cũng được cho phép trong Thánh Lễ dành cho Thiếu nhi, nếu tiến trình này tạo điều kiện dễ dàng cho việc hiểu bài đọc (xem số 47 của Hướng dẫn về Thánh Lễ dành cho Thiếu nhi).
Tuy nhiên, điều này là khác với việc diễn xuất bài Thương Khó, vốn có thể có tác dụng ngược lại với điều sách phụng vu mong muốn. Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma đề cập chủ đề này trong số 38 về "Cách đọc các bản văn khác nhau”:
“Khi vị tư tế, người giúp lễ hay mọi người phải đọc các bản văn cách rõ ràng và lớn tiếng, thì phải liệu sao cho giọng nói phù hợp với từng loại bản văn, tùy như đó là bài đọc, lời nguyện, lời nhắn nhủ, lời tung hô hay bài hát, đồng thời cũng phải phù hợp với hình thức cử hành và tính cách long trọng của buổi lễ. Ngoài ra, còn phải để ý đến tính chất của các ngôn ngữ khác nhau và cách cảm nghĩ của mỗi dân tộc.
Vậy trong các nghi tiết và các quy tắc sau đây, các từ "nói" hay "đọc" phải hiểu cả về hát lẫn đọc, miễn là giữ các nguyên tắc nêu trên” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Do đó, văn bản này nhắc trước hết đến cung giọng, chứ không nhắc đến việc kèm theo lời đọc cử chỉ nét mặt hoặc điệu bộ khác. Điều này là phù hợp với tính nghiêm trang đứng đắn truyền thống của nghi lễ Roma, và với bản chất thừa tác của các công việc phục vụ, như việc đọc sách chẳng hạn.
Tôi tin rằng tiêu chuẩn nền tảng chính là việc phục vụ lời Chúa. Công tác của người đọc là nêu ra và công bố ý nghĩa của sứ điệp của Chúa với hết khả năng của mình, đồng thời tránh gây sự chú ý vào người đọc bằng y phục hoặc điệu bộ.
Cũng có thể có sự nguy hiểm nào đó của người đọc, khi áp đặt sự giải thích các cảm xúc của mình, được giấu kín trong đoạn văn, hơn là cho phép lời Chúa nói tâm tình với mỗi thành viên của cộng đoàn.
Do đó, một số biến đổi trong ngữ điệu là được mong muốn, để làm rõ ý nghĩa của bản văn, chẳng hạn để phân biệt một câu hỏi với một lời khuyên, hay tiếng kêu lòng thương xót với việc ban sự thương xót.
Việc sử dụng một cung giọng không thay đổi hoặc đơn điệu cho cả đoạn văn là làm hại cho lời Chúa và cho cộng đoàn. Nhưng bất kỳ gợi ý nào về diễn xuất, cho dù bằng nét mặt, cử chỉ, thay đổi ngữ điệu hay giọng nói cho các nhân vật khác nhau, cũng cần phải tránh, vì chúng có xu hướng thu hút sự chú ý đi xa văn bản và chỉ hướng tới người đọc.
Các cung giọng Latinh truyền thống cho việc hát các bài đọc có thể gợi ý một mô hình cho việc đọc sách thánh, hoặc thậm chí cho việc soạn nhạc mới theo tiếng mẹ đẻ để hát Kinh Thánh, như đã thực hiện thành công trong một số ngôn ngữ.
Việc hát các bản văn, ít là vào các dịp lễ trọng, nhắc nhở chúng ta rằng đây không phải là bản văn bình thường, nhưng là lời Chúa nói với chúng ta. Nó cũng giúp tăng sự chú ý nhiều vào lời Chúa.
Năm 2005, một độc giả đã cung cấp một gợi ý có giá trị như sau, dựa vào kinh nghiệm, mà tôi nghĩ là đáng được nhắc lại ở đây:
"Khi dạy các người đọc sách và chủng sinh, tôi thấy là hữu ích để nói với họ là họ nên tự nghĩ mình như “đang ở tại đài phát thanh”, chứ không “như đang trình diễn trên đài truyền hình”. Điều này làm cho họ phải suy nghĩ cách tốt nhất để sử dụng giọng nói của mình để rao giảng lời Chúa, không bị xao lãng bởi việc “nhìn vào cộng đoàn, cử chỉ nét mặt, điệu bộ…”. Cách tiếp cận này cho phép người đọc quan tâm đến người nghe, làm cho ý nghĩa của văn bản trở nên rõ ràng trước mặt họ - khi Chúa đang nói qua miệng của họ. Nó cũng cho phép họ nhận ra rằng “lời họ nói” là lời Chúa sống động, và do đó, là điều quan trọng nhất. Nó cũng làm cho họ tránh diễn kịch cho bản văn". (Zenit.org 24-3-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tại giáo xứ chúng con, có yêu cầu diễn tuồng Thương Khó, nhằm thay thế hoặc như một phần của bài Thương Khó thứ Sáu Tuần Thánh. Linh mục có thể đọc phần của Chúa Giêsu, nhưng mỗi nhân vật khác nhau trong bài Thương Khó sẽ được đại diện và thực sự được diễn bởi một "diễn viên" khác nhau trong bài. Thưa cha, việc này có được phép trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh không? Cha xứ chúng con không tìm thấy bất cứ điều gì để hỗ trợ hoặc từ chối việc này, và các chức sắc giáo phận cũng không rõ ràng trong việc cho phép hoặc từ chối cho việc này diễn ra. - J. Z., Columbia, South Carolina, Mỹ.
Đáp: Việc đọc bài Thương Khó ngày Chúa Nhật Lễ Lá và ngày Thứ Sáu Tuần Thánh cho phép một số yếu tố kịch, trong khi không nói gì đến việc diễn xuất. Các người đọc hoặc người hát duy trì tính chất trang trọng truyền thống của nghi thức, và tránh điệu bộ nét mặt và cử chỉ bề ngoài.
Thư Luân Lưu 1988 về việc chuẩn bị Lễ Phục Sinh, do Thánh Bộ Phụng Tự ban hành năm 1988, nói như sau:
"64. Trình tự cho việc cử hành cuộc Thương Khó của Chúa (phụng vụ lời Chúa, tôn thờ Thánh giá, và Rước lễ), vốn bắt nguồn từ một truyền thống cổ xưa của Giáo Hội, cần được tuân giữ một cách trung thực và theo tôn giáo, và không thể được thay đổi bởi bất cứ ai, theo sáng kiến riêng của mình.
"66. Các bài đọc sẽ được đọc toàn bộ. Thánh vịnh đáp ca và thánh ca trước bài Tin mừng cần được hát theo cách thông thường. Bài Thương Khó của Chúa theo thánh Gioan được hát hay đọc theo cách quy định cho ngày Chúa Nhật trước đó (xem số 33). Sau khi bài Thương Khó được đọc xong, linh mục có thể giảng, sau đó các tín hữu được mời gọi suy niệm trong chốc lát".
Số 33 được nêu ở trên mô tả việc đọc bài Thương Khó như sau:
"33. Việc đọc bài Thương Khó chiếm một vị trí đặc biệt. Bài Thương Khó nên được hát hay đọc theo cách truyền thống, nghĩa là, bởi ba người đóng vai Chúa Giêsu, người kể và dân chúng. Bài Thương Khó được công bố bởi các phó tế, linh mục hoặc giáo dân. Trong trường hợp giáo dân giữ hai vai trò, phần của Chúa Kitô nên được dành cho linh mục.
"Việc công bố bài Thương Khó diễn ra không có nến đốt và không xông hương; lời chào của linh mục và việc làm dấu Thánh giá bị bỏ qua; chỉ có phó tế xin phép lành của linh mục, như thầy thường làm trước khi đọc bài Tin Mừng”.
Như vậy, việc đọc bài Thương Khó gồm ba người đọc hoặc ba người hát, mỗi người đóng vai một nhân vật đặc biệt. Một người đóng vai người kể chuyện, một người khác, thường là linh mục, nói các lời của Chúa chúng ta, và một người đóng vai các nhân vật khác.
Ca đoàn hay cả cộng đoàn có thể đóng vai đám đông, hoặc thay cho nhiều nhân vật trong Tin Mừng phát biểu cùng một lúc.
Hiệu ứng "kịch tính" và thiêng liêng trên cộng đoàn, khi chính họ, chứ không phải một người, hô to “Đóng đinh nó vào Thập giá”, có thể là khá cảm động, và có thể nói rõ hơn trách nhiệm của tội lỗi cá nhân của mỗi người đối với cuộc Khổ Nạn của Chúa chúng ta.
Tại Tòa thánh Vatican, bài Thương Khó ngày Chúa Nhật Lễ Lá đã được hát trong nhiều năm qua, bằng tiếng Ý, bởi ba phó tế và ca đoàn. Các phó tế duy trì một cung giọng nghiêm trang đúng mực, mặc dù có thay đổi nhỏ trong cung giọng của mỗi người. Ca đoàn hát phần của đám đông trong đa âm.
Trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, tiến trình cũng diễn ra như vậy, nhưng dùng tiếng Latinh truyền thống, với ca đoàn Sistine giữ phần của đám đông trong đa âm. Trong mỗi buổi như vậy, bài Thương Khó kéo dài khoảng 50 phút.
Hệ thống chia bài đọc thành nhiều phần đôi khi cũng được cho phép trong Thánh Lễ dành cho Thiếu nhi, nếu tiến trình này tạo điều kiện dễ dàng cho việc hiểu bài đọc (xem số 47 của Hướng dẫn về Thánh Lễ dành cho Thiếu nhi).
Tuy nhiên, điều này là khác với việc diễn xuất bài Thương Khó, vốn có thể có tác dụng ngược lại với điều sách phụng vu mong muốn. Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma đề cập chủ đề này trong số 38 về "Cách đọc các bản văn khác nhau”:
“Khi vị tư tế, người giúp lễ hay mọi người phải đọc các bản văn cách rõ ràng và lớn tiếng, thì phải liệu sao cho giọng nói phù hợp với từng loại bản văn, tùy như đó là bài đọc, lời nguyện, lời nhắn nhủ, lời tung hô hay bài hát, đồng thời cũng phải phù hợp với hình thức cử hành và tính cách long trọng của buổi lễ. Ngoài ra, còn phải để ý đến tính chất của các ngôn ngữ khác nhau và cách cảm nghĩ của mỗi dân tộc.
Vậy trong các nghi tiết và các quy tắc sau đây, các từ "nói" hay "đọc" phải hiểu cả về hát lẫn đọc, miễn là giữ các nguyên tắc nêu trên” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Do đó, văn bản này nhắc trước hết đến cung giọng, chứ không nhắc đến việc kèm theo lời đọc cử chỉ nét mặt hoặc điệu bộ khác. Điều này là phù hợp với tính nghiêm trang đứng đắn truyền thống của nghi lễ Roma, và với bản chất thừa tác của các công việc phục vụ, như việc đọc sách chẳng hạn.
Tôi tin rằng tiêu chuẩn nền tảng chính là việc phục vụ lời Chúa. Công tác của người đọc là nêu ra và công bố ý nghĩa của sứ điệp của Chúa với hết khả năng của mình, đồng thời tránh gây sự chú ý vào người đọc bằng y phục hoặc điệu bộ.
Cũng có thể có sự nguy hiểm nào đó của người đọc, khi áp đặt sự giải thích các cảm xúc của mình, được giấu kín trong đoạn văn, hơn là cho phép lời Chúa nói tâm tình với mỗi thành viên của cộng đoàn.
Do đó, một số biến đổi trong ngữ điệu là được mong muốn, để làm rõ ý nghĩa của bản văn, chẳng hạn để phân biệt một câu hỏi với một lời khuyên, hay tiếng kêu lòng thương xót với việc ban sự thương xót.
Việc sử dụng một cung giọng không thay đổi hoặc đơn điệu cho cả đoạn văn là làm hại cho lời Chúa và cho cộng đoàn. Nhưng bất kỳ gợi ý nào về diễn xuất, cho dù bằng nét mặt, cử chỉ, thay đổi ngữ điệu hay giọng nói cho các nhân vật khác nhau, cũng cần phải tránh, vì chúng có xu hướng thu hút sự chú ý đi xa văn bản và chỉ hướng tới người đọc.
Các cung giọng Latinh truyền thống cho việc hát các bài đọc có thể gợi ý một mô hình cho việc đọc sách thánh, hoặc thậm chí cho việc soạn nhạc mới theo tiếng mẹ đẻ để hát Kinh Thánh, như đã thực hiện thành công trong một số ngôn ngữ.
Việc hát các bản văn, ít là vào các dịp lễ trọng, nhắc nhở chúng ta rằng đây không phải là bản văn bình thường, nhưng là lời Chúa nói với chúng ta. Nó cũng giúp tăng sự chú ý nhiều vào lời Chúa.
Năm 2005, một độc giả đã cung cấp một gợi ý có giá trị như sau, dựa vào kinh nghiệm, mà tôi nghĩ là đáng được nhắc lại ở đây:
"Khi dạy các người đọc sách và chủng sinh, tôi thấy là hữu ích để nói với họ là họ nên tự nghĩ mình như “đang ở tại đài phát thanh”, chứ không “như đang trình diễn trên đài truyền hình”. Điều này làm cho họ phải suy nghĩ cách tốt nhất để sử dụng giọng nói của mình để rao giảng lời Chúa, không bị xao lãng bởi việc “nhìn vào cộng đoàn, cử chỉ nét mặt, điệu bộ…”. Cách tiếp cận này cho phép người đọc quan tâm đến người nghe, làm cho ý nghĩa của văn bản trở nên rõ ràng trước mặt họ - khi Chúa đang nói qua miệng của họ. Nó cũng cho phép họ nhận ra rằng “lời họ nói” là lời Chúa sống động, và do đó, là điều quan trọng nhất. Nó cũng làm cho họ tránh diễn kịch cho bản văn". (Zenit.org 24-3-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét