ĐTC
kêu gọi xây dựng một Trung Phi hòa bình, hòa giải và thịnh vượng
Ngày
thứ nhất ĐTC viếng thăm Cộng hòa Trung Phi
Sáng
Chúa Nhật hôm qua ĐTC đã từ giã Uganda để sang Cộng hòa Trung Phi là chặng thứ
ba trong chuyến tông du Phi châu lần đầu tiên của ngài.
Lúc
8 giờ sáng ĐTC đã từ giã các nhân viên Tòa Sứ Thần để đi xe ra phi trường cách
đó 45 cây số lấy máy bay đi Trung Phi. Lễ nghi từ biệt đã diễn ra tại phi trường
quốc tế Entebbe. ĐTC đã được tổng thống tiếp đón tại lối vào dành cho các nhân
vật quan trọng. Hai vị đã đàm đạo riêng với nhau trước khi lễ nghi tiễn biệt bắt
đầu. Ban quân nhạc đã cử quốc thiều Vaticăng và quốc thiều Uganda. ĐTC đã bắt
tay từ biệt tổng thống Yoweri Kaguta Museveni và các vị lãnh đạo chính trị dân
sự cũng như các Giám Mục Uganda.
Lúc
9 giờ 15 chiếc máy bay A330 của hãng hàng không Alitalia chở ĐTC và đoàn tuỳ
tùng đã cất cánh rời phi trường Entebbe để trực chỉ phi trường quốc tế M’poko của
thủ đô Bangui cách đó 1.618 cây số.
ĐTC
đã gửi diện tín chào thăm các vị tổng thống và nhân dân các nước Uganda, Cộng
hòa dân chủ Congo và Trung Phi, khi máy bay ở trên không phận các nước này.
Trong điện tín gửi tống thống Uganda Yoweri Museveni, ĐTC tái bầy tỏ lòng biết
ơn của ngài đối với tổng thống và nhân dân Uganda và bảo đảm với tổng thống sự
gần gũi tinh thần và ngài khẩn cầu Thiên Chúa ban cho dân nưóc Uganga phước
lành bình an, niềm vui và sự thịnh vượng. Trong điện tín gửi tống thống Joseph
Kabila ĐTC gửi lời chào thăm tổng thống và toàn dân cộng hòa dân chủ Congo, và
xin Thiên Chúa toàn năng ban ơn hòa bình và thịnh vượng cho mọi người. Khi máy
bay vào không phận Trung Phi ĐTC gửi điện tín chào thăm tổng thống Catherine
Samba-Panza và nhân dân Trung Phi. Ngài bầy tỏ niềm vui được đến viếng thăm nước
này và khẩn nài Thiên Chúa chúc lành cho tổng thống và dân nước Trung Phi.
Thủ
đô Bangui có 745.000 dân cư, là thành phố lớn nhất của Trung Phi, nằm ở mạn bắc
sông Ubangi, ghi dấu biên giới với Cộng hòa dân chủ Congo. Được người Pháp
thành lập năm 1889, ngày nay Bangui là trung tâm thương mại và hành chánh quốc
gia, nơi có Quốc hội, các dinh thự của chính quyền, các ngân hàng, các hãng xưởng
ngoại quốc, các tòa đại sứ, nhà thương, khách sạn và đại học. Nhưng cũng có nhiều
người sống trong các khu xóm nghèo gọi là “Kodros” được xây bằng gạch làm bằng
bùn trộn rơm. Nhiều khu phố của thủ đô Bangui thấp hơn mực nước sông, vì thế
hay bị lụt lội. Chẳng hạn các trận mưa lũ trong hai tháng 6-7 năm 2009 đã khiến
cho 11.000 người lâm cảnh không nhà. Vì Trung Phi nằm ở phía bắc đường xích đạo
nên nhiệt độ quanh năm ít khi xuống dưới 30 độ C. Trong vùng thủ đô Bangui có
26 nơi có từ thời sắt được Liên Hiệp Quốc xếp vào danh sách gia tài của thế giới.
Địa điểm gần thủ đô nhất có từ thế kỷ thứ X trước công nguyên.
Tổng
giáo phận Bangui có khoảng 1,2 triệu dân, trong đó có hơn nửa triệu tín hữu
công giáo, tức chiếm 42% tổng số dân. Giáo phận có 25 giáo xứ, 35 linh mục giáo
phận, 78 linh mục dòng, 65 tu huynh, 144 nữ tu và 20 đại chủng sinh. Giáo Hội
điều khiển 36 cơ sở giáo dục và 9 trung tâm bác ái xã hội.
Máy
bay đã hạ cánh tại phi trường Bangui sau 2 giờ 45 phút bay. ĐTGM Franco
Coppola, Sứ Thần Tòa Thánh, và vị trưởng nghi lễ đã lên máy bay chào ĐTC.
Bà tổng thống lâm thời Catherine Samba-Panza đã đón tiếp ĐTC tại chân thang máy
bay. Hai em bé đã tặng hoa cho ĐTC. Hiện diện tại phi trường cũng có một số giới
chức lãnh đạo, các Giám Mục Trung Phi, một nhóm tín hữu và một ca đoàn.
Ban
nhạc đã cử quốc thiều Vaticăng và quốc thiều Trung Phi. ĐTC đã bắt tay chào giới
lãnh đạo hiện diện. Sau đó ngài vào phòng khách của phi trường đàm đạo riêng với
bà tổng thống. Lúc 10 giờ 20 ĐTC lên xe đến thăm xã giao bà tổng thống tại Dinh
Phục Hưng cách đó 9 cây số. Mặc dù tình hình nội chiến và trời nóng 41 độ C, đã
có hàng trăm ngàn người đứng hai bên đường từ phi trường về thủ đô để chào đón
ĐTC với niềm vui ngoại thường của lễ hội phi châu. Các hướng đạo sinh công giáo
cũng đã đuợc huy động để giữ trật tự hai bên đường.
Bà
tổng thống đã đón ĐTC tại chân cầu thang và tháp tùng ngài vào thư phòng để đàm
đạo riêng. Trong khi đó ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, hội kiến với
thủ tướng Trung Phi cùng với ĐTGM Phụ tá và Đức Sứ Thần Tòa Thánh.
Tiếp
đến bà tổng thống đã giới thiệu gia đình với ĐTC và hai bên trao đổi quà tặng.
Bà Catherine Samba-Panza sinh năm 1954, đậu tiến sĩ luật tại đại học Sorbonne
bên Paris. Bà là luật sư và thương gia, phó chủ tịch Hiệp hội các nữ luật sư
Trung Phi, và dấn thân bảo vệ các quyền con người. Bà đã là thị trưởng thủ đô
Bangui, khi xảy ra xung đột vũ trang giữa lực lượng Seleka và Anti Balaka. Bà
đã được Hội đồng quốc gia lâm thời chỉ định làm tổng thống lâm thời cho tới khi
có các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội mới.
ĐTC
đã khích lệ chính quyền và toàn dân Trung Phi thăng tiến đất nước theo khẩu hiệu
của Cộng hòa Trung Phi như các ngưởi cha quốc gia đã mơ ước đề ra đó là “Hiệp
nhất, Phẩm giá và Lao động”.
Lúc
11 giờ rưỡi ĐTC đã gặp gỡ hàng lãnh đạo, đại diện các tổ chức quốc tế và ngoại
giao đoàn trong sân dinh tổng thống. Trong diễn văn chào mừng bà tổng thống bày
tỏ niềm vui lớn của toàn dân Trung Phi được ĐTC tới thăm, sau chuyến viếng thăm
của Đức Gioan Phaolô II. Bà cũng đề cập tới các vấn đề và khó khăn của dân nước
Trung Phi trong đó có thảm cảnh nội chiến, tình hình chính trị xã hội khủng hoảng,
bất an và bạo lực, chia rẽ, bất hòa, nghi ngờ, khiến xảy ra cảnh giết người
nhân danh Thiên Chúa. Con cái Trung Phi đã không biết trung thành với tôn chỉ của
Barthélémy Boganda, người của Giáo Hội người cha quốc gia, nên cần thừa nhận
các lỗi lầm của mình và xin tha thứ. Chuyến viếng thăm của ĐTC sẽ giúp họ tái
xây dựng đất nước.
Ngỏ
lời với mọi người ĐTC đã khích lệ chính quyền và toàn dân Trung Phi thăng tiến
đất nước theo khẩu hiệu của Cộng hòa Trung Phi như các ngưởi cha quốc gia đã mơ
ước đề ra đó là “Hiệp nhất, Phẩm giá và Lao động”. Ngài cũng cầu mong cộng đoàn
quốc tế dấn thân liên đới nhiều hơn nữa, và hiệp nhất với chính quyền Trung Phi
trợ giúp quốc gia này tiến triển, đặc biệt trong việc hòa giải, giải trừ vũ
khí, duy trì hoà bình, trợ giúp ý tế và thăng tiến nền văn hóa của việc quản trị
lành mạnh trên tất cả mọi bình diện cuộc sống xã hội.
ĐTC
nói đây là lần đầu tiên ngài đặt chân lên đất Trung Phi, sau vị tiền nhiệm là Đức
Gioan Phaolô II, trong thời điểm Trung Phi đang từ từ tiến tới chỗ bình thường
hóa cuộc sống xã hội chính trị của mình, mặc dầu còn có nhiều khó khăn. Ngài đến
Trung Phi như một người hành hương của hòa bình và trong tư cách là tông đồ của
niềm hy vọng. Chính vì thế ngài chào mừng cố gắng của các chính quyền quốc gia
và quốc tế đã dẫn đưa Trung Phi tới giai đoạn này. Ngài cầu mong các cuộc thăm
dò ý kiến quốc gia trong vài tuần nữa cho phép quốc gia thanh thản bắt đầu một
giai đọan mới trong lịch sử của mình.
Nhắc
đến khẩu hiệu mà các thế hệ cha ông của Trung Phi đã mơ ước và đề ra là “HIệp
nhất – Phẩm giá và Lao động” , ĐTC khẳng định:
Ngày
nay còn hơn hôm qua, ba từ này diễn tả các khát vọng của mỗi một người dân
Trung Phi, và vì thế nó là một địa bàn chắc chắn cho chính quyền, có nhiệm vụ
hướng dẫn vận mệnh của đất nước, Hiệp nhất, Phẩm giá và Lao động! Ba từ nặng
nghĩa, mà mỗi từ diễn tả một công trường cũng như một chương trình không bao giờ
hoàn tất, một nhiệm vụ cần thực hiện không ngừng.
Trước
hết là hiệp nhất. Nó là giá trị cốt yếu cho sự hòa hợp các dân tộc. Nó cần được
sống và xây đựng từ sự khác biệt tuyệt diệu của thế giới môi sinh, bằng cách
tránh cám dỗ sợ hãi người khác, sợ hãi những gì chúng ta không quen, những gì
không thuộc chủng tộc, các lựa chọn chính trị, hay tôn giáo của chúng ta. Trái
lại, sự hiệp nhất đòi hỏi tạo dựng và thăng tiến một tổng hợp các phong phú mà
mỗi người đem theo trong chính mình. Sự hiệp nhất trong khác biệt, đó là một
thách đố, mời gọi phải có óc sáng tạo, sự quảng đại, từ bỏ và tôn trọng tha
nhân.
Tiếp
đến là phẩm giá. Nó chính là giá trị luân lý đồng nghiã với lương thiện, chính
trực, thanh nhã và danh dự, định tính các người nam nữ ý thức được các quyền lợi
và bổn phận của mình khiến cho họ tôn trọng lẫn nhau. Mỗi một người đều có một
phẩm giá. Trung Phi là quốc gia của « Zo kwe zo », là đất nước, trong
đó mỗi người là một nhân vị. Vì thế phải làm tất cả để duy trì quy chế và phẩm
giá của con người. Và người có các phương tiện của một cuộc sống đứng đắn, thay
vì lo lắng cho các đặc quyền đặc lợi, thì phải tìm trợ giúp những người nghèo
nàn hơn có được các điều kiện sống xứng đáng với phẩm giá con người, nhất là
qua việc phát triển tiềm năng nhân bản, văn hóa, kinh tế và xã hội của họ. Do
đó, được giáo dục, săn sóc, chống nạn thiếu dinh dưỡng và tranh đấu để bảo đảm
cho tất cả mọi người một nơi ở xứng đáng phải nằm trong chương trình của một sự
phát triển lo lắng cho nhân phẩm. Nói cho cùng phẩm giá con người đó là làm việc
cho phẩm giá của người đồng loại.
Sau
cùng là lao động. Chính qua công việc làm mà anh chị em có thể cải tiến cuộc sống
của gia đình. Thánh Phaolô nói : « Không phải con cái có nhiệm vụ thu
tích của cải cho cha mẹ, mà là cha mẹ phải thu tích của cải cho con cái »
(2 Cr, 12,14). Nỗ lực của cha mẹ diễn tả tình yêu đối với các con nhỏ. Và anh
chị em Trung Phi, anh chị em có thể cải tiến đất nước tuyệt vời này, bằng
cách khai thác nhiều tài nguyên của nó một cách hữu lý. Xứ sở của anh chị em nằm
trong một vùng được coi là một trong hai lá phổi của nhân loại, vì sự phong phú
ngoại thường của nó liên quan tới sự khác biệt sinh học. Liên quan tới điểm
này, quy chiếu Thông điệp Laudato si’ tôi muốn đăc biệt lôi kéo dự chú ý
của từng người, các công dân, giới hữu trách quốc gia, các tổ chức quốc tế, các
hãng xưởng đa quốc, đối với trách nhiệm nghiêm trọng của mình trong việc khai
thác các tài nguyên môi sinh, trong các chọn lựa và các dự án phát triển, một
cách này hay cách khác liên lụy tới toàn trái đất. Việc xây dựng một xã hội thịnh
vượng phải là một công việc liên đới. Sự thật này, sự khôn ngoan của của dân tộc
anh chị em đã hiểu từ lâu, và diễn tả ra qua châm ngôn : «Kiến tuy nhỏ,
nhưng vì nhiều nên chúng đem chiến lợi phẩm về tổ » .
Thật
là vô ích nhấn mạnh tầm quan trọng nòng cốt mà cung cách hành xử và quản trị của
công quyền, là những người đầu tiên phải nhập thể trung thực trong cuộc sống của
mình các giá trị của sự hiệp nhất, phẩm giá và lao động, vì họ là các mẫu gương
cho các người đồng hương.
Tiếp
tục diễn văn ĐTC đã nêu bật phần đóng góp và dấn thân của Giáo Hội trong việc
thực hiện các giá trị này, như lịch sử xã hội chính trị đã cho thấy. ĐTC
bảo đảm phần đóng góp của Giáo Hội cho việc xây dựng Trung Phi như sau :
Cùng
với các Giám Mục Trung Phi tôi xin tái bầy tỏ sự sẵn sàng của Giáo Hội địa
phương này ngày càng góp phần hơn vào việc thăng tiến công ích, nhất là qua việc
tìm kiếm hoà bình và hòa giải. ĐTC chắc chắn rằng các chính quyền hiện nay cũng
như tương lai sẽ không ngừng lo lắng bảo đảm cho Giáo Hội có các điều kiện thuận
tiện giúp chu toàn sứ mệnh tinh thần của mình. Như thế Giáo Hội sẽ có thể ngày
càng góp phần « thăng tiến mọi người và toàn con người » (Populorum
progresio. S.14).
Để
kết thúc tôi xin nói lên lần nữa niềm vui được viếng thăm đất nước tuyệt vời
này nằm ở trung tâm Phi châu, có một dân tộc đạo đức sâu xa, và đưọc phú bẩm
cho một gia tài thiên nhiên và văn hóa phong phú như vậy. Tôi trông thấy ở đó một
đất nước được tràn đầy ơn lành của Thiên Chúa. Ước chi nhân dânTrung Phi, cũng
như hàng lãnh đạo và tất cả các tổ chức của nó, đánh giá đúng đắn giá trị của
các phước lành này, bằng cách không ngừng làm việc cho sự hiệp nhất, nhân phẩm
và hoà bình xây dựng trên công lý ! Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả
anh chị em !.
Diễn
văn của ĐTC đã bị ngắt quãng nhiều lần bởi các tràng pháo tay của cử tọa. Bà tổng
thống đã giới thiệu với ĐTC vài cộng sự viên thân tín nhất.
Linh
Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét