Các giám mục Hoa Kỳ đau buồn
vì cái chết của George Floyd và kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Minnesota
Biểu tình chống phân biệt chủng tộc sau cái chết của ông George Floyd (2020 Getty Images) |
Các giám mục Hoa Kỳ lên án sự kỳ thị chủng tộc và cảnh giác
rằng nó là một nguy hiểm hiện tại cần đối phó, sau cái chết của ông George
Floyd, một người Mỹ gốc Phi, và những cuộc bạo động tại bang Minnesota. Các
ngài cũng kêu gọi chấm dứt bạo lực đang diễn ra tại đây.
Hồng Thủy - Vatican News
Hôm 25/05, ông George Floyd, 46 tuổi, bị cảnh sát bắt giữ vì
nghi ngờ tiêu thụ tiền giả. Một cảnh sát da trắng đã ghìm ông Floyd xuống đường,
đè đầu gối lên cổ ông trong tám phút, trong khi tay ông bị còng. Một video được
phát tán rộng rãi cho thấy ông Floyd liên tục nói: “Tôi không thể thở được.”
Ông dường như bị mất ý thưc hoặc đã chết và sau đó được tuyên bố là chết tại bệnh
viện.
Vấn đề phân biệt chủng tộc
Một ít tuần trước, một người Mỹ gốc Phi ở bang Georgia bị bắn
chết. Ba người da trắng bị bắt và đối mặt với tội giết người. Hồi tháng 3,
một phụ nữ gốc Phi ở bang Kentucky bị chết do cảnh sát. Trước những vụ việc như
thế, các giám mục Mỹ nói đây là hồi chuông báo thức cần chúng ta trả
lời với tinh thần hoán cải quyết tâm.
Trong thông cáo đưa ra ngày 29/05, liên quan đến cái chết của
George Floyd, các giám mục chủ tịch 7 ủy ban của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ nói họ “rất
đau khổ và phẫn nộ khi xem một video về một người Mỹ gốc Phi bị giết trước mắt
chúng ta.” Các ngài nhận định: “Phân biệt chủng tộc không phải là một điều
của quá khứ hoặc chỉ đơn giản là một vấn đề chính trị không đáng quan tâm và được
giải quyết khi thuận tiện. Đó là một mối nguy hiểm thực sự và hiện tại phải được
giải quyết.”
Các giám mục Mỹ nói tiếp: “Là thành viên của Giáo hội, chúng
ta phải ủng hộ cho những hành động đúng đắn và công bằng hơn thay vì những sai
lầm dễ dãi của sự thờ ơ. Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước những hành động
tàn bạo này mà vẫn cố gắng tuyên bố tôn trọng mọi sinh mạng con người. Chúng ta
phục vụ một Thiên Chúa tình yêu, thương xót và công bằng.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét