09/08/2014
Thứ Bảy sau Chúa Nhật
18 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm II) Kb 1, 12 - 2, 4
"Người
công chính sống được nhờ trung tín".
Trích
sách Tiên tri Khabacúc.
Chớ
thì ngàn xưa Chúa chẳng phải là Thiên Chúa, Chúa của tôi, là Ðấng Thánh của
tôi? Vậy là chúng tôi không sao chết được. Lạy Chúa, Chúa đã đặt nó lên để xét
xử, làm cho nó vững mạnh để trừng phạt. Mắt Chúa tinh sạch, không thể nhìn sự dữ,
không thể xem sự gian ác. Tại sao Chúa lại nhìn những kẻ gian ác, và kẻ bất
lương nuốt người công chính hơn nó, sao Chúa vẫn làm thinh?
Chúa
để loài người như cá biển, như sâu bọ không có vua quan. Nó lấy lưỡi câu mà bắt
hết, lấy chài mà kéo mọi sự, lấy lưới mà thu lượm: bởi thế nó hớn hở vui mừng.
Vì vậy, nó cúng tế cho chài, nó dâng lễ vật cho lưới, vì bởi đấy nó được phần
béo tốt và món ăn ngon. Lẽ nào nó cứ thả lưới không ngừng và luôn luôn tàn nhẫn
sát hại các dân?
Tôi
sẽ đứng ở vọng canh của tôi, đứng yên nơi thành lũy của tôi, tôi chờ xem Chúa dạy
tôi thế nào, và trả lời ra sao cho điều tôi biện bạch? Chúa đáp lại tôi rằng:
"Hãy chép điều ngươi thấy, hãy khắc nó vào tấm bảng để đọc được dễ dàng. Bởi
hình lạ còn xa, nó sẽ xuất hiện trong thời sau hết và sẽ chẳng hư không. Nó kết
duyên với ngươi, hãy chờ đợi nó, vì nó sẽ đến không trì hoãn. Chắc chắn nó sẽ đến,
không sai. Người không có lòng ngay thì ngã gục, nhưng người công chính sẽ sống
nhờ trung tín".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 9, 8-9. 10-11. 12-13
Ðáp: Lạy Chúa,
Chúa không bỏ rơi kẻ kiếm tìm Chúa (c. 11b).
Xướng:
1) Chúa ngự trị tới muôn đời, Người dựng vững ngai vàng ngõ hầu cai trị. Người
công minh thống trị địa cầu, Người chính trực xét xử chư dân. - Ðáp.
2)
Chúa là chỗ dung thân cho người bị ức, chỗ dung thân dành cho những lúc gian
truân, để những ai nhìn biết uy danh, cậy trông vào Chúa, vì lạy Chúa, Chúa
không bỏ rơi kẻ kiếm tìm Ngài. - Ðáp.
3)
Hãy đàn ca Chúa, Người ngự ở Sion; hãy loan truyền công cuộc Chúa khắp chư dân:
vì Ðấng đòi nợ máu, Người nhớ họ, Người không quên tiếng kêu của những kẻ cơ bần.
- Ðáp.
Alleluia:
Tv 129, 5
Alleluia,
alleluia! - Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Chúa.
- Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 17, 14-19
"Nếu
các con có lòng tin, thì chẳng có gì các con không làm được".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, có một người đến gần, quỳ gối trước mặt Chúa Giêsu mà nói rằng: "Lạy
Ngài, xin thương xót con trai tôi vì nó mắc chứng kinh phong và rất trầm trọng:
nó thường ngã vào lửa và lắm lúc nó ngã xuống nước. Tôi đã đem nó đến cùng môn
đệ Ngài, nhưng các ông không thể chữa nó được". Chúa Giêsu đáp: "Ôi
thế hệ cứng lòng tin và hư hỏng! Ta phải ở với các ngươi đến bao giờ? Ta còn phải
chịu đựng các ngươi đến bao giờ nữa? Hãy đem nó lại đây cho Ta". Chúa
Giêsu quát mắng quỷ và quỷ liền ra khỏi đứa bé. Và nó được lành ngay trong lúc ấy.
Bấy giờ các môn đệ đến hỏi riêng Chúa Giêsu rằng: "Tại sao chúng con không
thể trừ quỷ ấy được?" Chúa Giêsu bảo các ông rằng: "Vì các con yếu
lòng tin! Thầy bảo thật các con: Nếu các con có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì
các con có khiến núi này rằng: 'Hãy rời khỏi đây mà sang nơi kia', thì nó liền
đi sang, và chẳng có gì các con không làm được".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Ðức
Tin Rất Cần Thiết
Thánh
Augustinô nói: "Thiên Chúa dựng nên con người không cần con người, nhưng để
cứu chuộc con người, thì Ngài cần đến sự cộng tác của con người". Sở dĩ
như vậy là vì Thiên Chúa dựng nên con người có tự do, và tự do bao hàm sự lựa
chọn tin nhận hoặc khước từ Thiên Chúa. Ðức tin cần thiết cho con người, không
những để được cứu rỗi, mà còn để biết vui tươi đón nhận những biến cố trong đời
sống theo thánh ý Chúa.
Tin
Mừng hôm nay kể lại việc Chúa Giêsu chữa một đứa bé bị kinh phong. Có thể nói,
không có gì đặc biệt, nếu phép lạ được thực hiện do Chúa Giêsu, bởi vì Ngài là
Thiên Chúa toàn năng làm được mọi sự. Nhưng điều quan trọng là phép lạ có thể xẩy
ra là do đức tin của con người. Thật thế, trong bất cứ phép lạ nào, Chúa Giêsu
cũng đòi hỏi con người phải tin, hoặc chính đương sự hoặc cha mẹ hay người bảo
trợ. Là Ðấng Cứu Thế, Chúa Giêsu yêu thương và muốn cứu chữa con người khỏi mọi
tật bệnh; nhưng mỗi khi thực hiện phép lạ để cứu chữa một người nào, Ngài cũng
đòi phải có đức tin. Nếu việc cứu chữa riêng lẻ đó chỉ là hình ảnh lu mờ của việc
cứu chữa tối hậu mà Chúa còn đòi hỏi đức tin, thì để được cứu rỗi trong thời cứu
độ viên mãn, đức tin còn cần thiết biết chừng nào.
Kết
thúc bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Nếu các con có lòng
tin lớn bằng hạt cải, thì chẳng có gì các con không làm được. Ðức tin làm cho
chúng ta từ con người tội lỗi trở thành con cái Thiên Chúa; đức tin giúp cho những
việc tầm thường trong đời sống trở thành có giá trị vĩnh cửu; đức tin cho chúng
ta có cái nhìn lạc quan tin tưởng vào mọi biến cố cuộc sống; đức tin giúp con
người làm được những điều mà người không có đức tin không hiểu nổi: các thánh tử
đạo can đảm chấp nhận cái chết đau thương, các thánh hiển tu đã từ bỏ tất cả để
hoàn toàn sống theo Chúa.
Nguyện
xin Chúa củng cố đức tin của chúng ta để nhận ra bàn tay Chúa luôn dẫn dắt
chúng ta và luôn sống trong bình an dưới sự chăm sóc của Ðấng Toàn Năng.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần 18 TN2
Bài đọc: Hab 1:12-2:4; Mt
17:14-20
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Kiên nhẫn cậy trông
trong đức tin.
Mặc
dù chúng ta là những tội nhân xứng đáng để chịu đau khổ vì những tội chúng ta
đã phạm, nhưng chúng ta rất dễ nổi nóng khi thấy những người chúng ta nghĩ là tội
lỗi hơn chúng ta, lại sống sung sướng hạnh phúc hơn chúng ta. Rồi chúng ta tự hỏi:
Chúa ở đâu? Tại sao Ngài không có mắt? Tại sao Ngài để kẻ “lương thiện” phải chịu
nhiều gian nan khốn khó trong khi kẻ ác nhân được cuộc sống dễ dãi giàu sang? Từ
câu hỏi này, chúng ta sẽ dễ dàng đi vào hai kết luận: hoặc không tin có Thiên
Chúa hay có một Thiên Chúa bất công.
Hai
bài đọc hôm nay cho chúng ta hai ví dụ tại sao phải kiên trì trong đức tin.
Trong bài đọc I, tiên tri Habakkuk không hiểu lý do tại sao Thiên Chúa để vương
quốc Israel miền Bắc rơi vào tay của Assyria, một dân tộc hung ác và không biết
gì đến Thiên Chúa. Thiên Chúa khuyên ông cứ kiên nhẫn chờ thời gian, ông sẽ biết
lý do của tất cả những việc Ngài làm. Trong Phúc Âm, các môn đệ chất vấn Chúa
Giêsu tại sao họ không thể trừ quỉ cho đứa bé mà cha nó mang tới. Chúa Giêsu trả
lời rất đơn giản: vì các con yếu lòng tin!
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Người công chính sẽ sống bởi niềm tin.
1.1/
Sao Ngài lặng thinh khi kẻ gian ác nuốt trửng người chính trực hơn mình? Tiên tri
Habakkuk có lẽ họat động đồng thời với tiên tri Nahum, trong thời gian từ
640-598 BC, thời kỳ lưu đày của Israel bên Assyria. Lý do tại sao vương quốc
Israel bị thất thủ và vua quan cùng dân chúng bị lưu đày là tội bất trung với
Chúa chạy theo các thần ngọai như tiên tri Hosea đã tuyên cáo, và tội bất công
chèn ép dân nghèo như tiên tri Amos đã tuyên cáo.
Nhưng
tiên tri Habakkuk đã mất kiên nhẫn chờ đợi khi thấy Assyria tội lỗi hơn Israel,
tại sao Chúa lại để một đứa ác nhân như thế mặc sức chà đạp Dân Chúa và ông đặt
câu hỏi với Thiên Chúa: “Từ muôn thuở, Ngài chẳng là Đức Chúa, là Thiên Chúa
con thờ, là Đức Thánh của con, là Đấng Bất Tử sao? Lạy Đức Chúa, chính vì để
xét xử mà Ngài đã đặt dân ấy lên. Lạy Đức Chúa là đá tảng, chính vì để thi hành
án phạt mà Ngài đã cho nó được mạnh sức. Mắt của Ngài thật quá tinh tuyền không
thể chịu được điều gian ác, Ngài không thể nhìn xem cảnh khốn cùng, tại sao
Ngài cứ đứng nhìn quân phản bội, sao Ngài lặng thinh khi kẻ gian ác nuốt trửng
người chính trực hơn mình?”
1.2/
“Ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính thì sẽ được sống,
nhờ lòng thành tín của mình."
Habakkuk,
cũng như Job, muốn hiểu lý do tại sao Chúa lại làm như thế: Tôi sẽ ra đứng ở
chòi canh, đứng gác trên tường luỹ canh chừng xem Người nói với tôi điều gì và
đáp lại nỗi bất bình của tôi ra sao! Và Đức Chúa trả lời và nói với tôi:
"Hãy viết lại thị kiến và khắc vào tấm bia cho ai nấy đọc được xuôi chảy.
Đó là một thị kiến sẽ xảy ra vào thời ấn định. Nó đang tiến nhanh tới chỗ hoàn
thành, chứ không làm cho ai thất vọng. Nếu nó chậm tới, thì cứ đợi chờ, vì thế
nào nó cũng đến, chứ không trì hoãn đâu.”
Chúa
có chương trình và thời giờ của Chúa, Ngài không cần ai làm cố vấn cho Ngài.
Chúa có thể dùng kẻ gian ác như Assyria như cái roi để sửa phạt Israel, Ngài
cũng có thể dùng quân thù khác để trừng trị kẻ cầm roi. Con người có tội không
có quyền để tra vấn Chúa, nhưng phải kiên nhẫn chờ đợi trong đức tin ngày Chúa
cất đi những hình phạt cho mình: “Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ
ngã gục, còn người công chính thì sẽ được sống nhờ lòng thành tín của
mình."
2/
Phúc Âm:
Đức tin của người cha có con trai bị kinh phong.
2.1/
Đức tin của người cha: Giống như người đàn bà xứ Canaan đã kiên trì trong đức tin mặc dầu
bị Chúa thử thách, người cha có đứa con trai bị kinh phong hôm nay cũng vậy.
Ông đã mang con đến cho các môn đệ của Chúa, nhưng họ không chữa được; nhưng
ông không nản lòng, ông cố tìm cơ hội cho được gặp Chúa vì ông tin chắc Chúa sẽ
cứu con ông khỏi bệnh.
2.2/
Đức tin yếu kém của các môn đệ: Khi nghe lời ông nói “Tôi đã đem cháu đến cho các
môn đệ Ngài chữa, nhưng các ông không chữa được," Chúa Giêsu phải kêu lên:
"Ôi thế hệ cứng lòng không chịu tin và gian tà! Tôi còn phải ở với các người
cho đến bao giờ, còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa? Đem cháu lại
đây cho tôi."
Tại
sao Chúa thốt lên những lời này? Chắc chắn không phải vì người cha thiếu đức
tin, nhưng là do sự cứng lòng tin của các môn đệ. Chúa mất kiên nhẫn vì Chúa đã
dạy dỗ và làm quá nhiều phép lạ trước các ông mà vẫn chưa đủ để các ông đặt trọn
vẹn niềm tin vào Ngài.
Chúa
Giêsu quát mắng tên quỷ, quỷ liền xuất, và đứa bé được khỏi ngay từ giờ đó. Bấy
giờ các môn đệ đến gần hỏi riêng Đức Giêsu rằng: "Tại sao chúng con đây lại
không trừ nổi tên quỷ ấy?" Ngài trả lời: "Tại anh em kém tin! Thầy bảo
thật anh em: nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo
núi này: "rời khỏi đây, qua bên kia!" nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có
gì mà anh em không làm được.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta rất dễ bị lung lay đức tin như tiên tri Habakkuk và các môn đệ hôm nay
khi đứng trước thử thách và đau khổ trong cuộc đời.
-
Thay vì kiên trì hy vọng trong đức tin như người cha có con bị kinh phong,
chúng ta mất kiên nhẫn và chất vấn Chúa tại sao để chúng ta phải đau khổ, tại
sao chúng ta không làm được những gì người khác làm?
-
Một đức tin vững mạnh nơi Chúa sẽ giúp chúng ta chịu đựng đau khổ cách bình an
và nhất là không bao giờ dám chất vấn Chúa.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẢY MẦM
Mt 17,14-19
A. Hạt giống...
Lúc Chúa Giêsu và 3 môn đệ thân cận đang ở trên
núi (biến hình) thì ở dưới núi, người ta đem đến cho các môn đệ một đứa trẻ bị
quý ám mắc kinh phong. Nhưng các ông không chữa được. Khi Chúa Giêsu trở lại,
Ngài nói lý do thất bại là thiếu lòng tin.
B.... nẩy mầm.
1. “Ôi thế hệ kém lòng tin và hư hỏng. Ta còn
phải ở với các ngươi đến bao giờ ? Ta còn phải chịu đựng các ngươi đến bao giờ
nữa ?” : Chúa Giêsu đang than phiền về ai thế ? Về những người do thái, về cha
của đứa trẻ, và về cả các môn đệ Ngài.
Các môn đệ đã ở với Chúa bao nhiêu năm mà vẫn kém
lòng tin và hư hỏng. Tôi cũng thế. Chúa phải buồn vì ở với tôi, Chúa phải than
vì chịu đựng tôi.
Xin tha cho con và xin thêm đức tin cho con.
2. Thất bại là do yếu lòng tin.
3. Chúa Giêsu nói đức tin có sức mạnh chuyển núi
rời non. Tôi không cần chuyển dời núi Thái Sơn hay Trường sơn, mà cần chuyển
dời những ngọn núi kiêu căng, tự ái, ích kỷ, dục vọng. Bấy lâu này dù tôi đã cố
gắng nhiều nhưng chẳng làm chúng nhúc nhích tí gì cả. Hôm nay tôi thử dùng sức
mạnh đức tin vào ơn Chúa để chuyển động chúng xem sao. Tôi hãy nhớ lời tâm sự
của Thánh Phaolô : “Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng là sức mạnh của tôi”,
vì “Khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh”.
4. Con người dễ mắc phải cám dỗ cậy vào sức riêng
mình và do đó dễ gặp thất bại trong cuộc sống. Chính các môn đệ cũng không
tránh khỏi cám dỗ đó. Ngài muốn các ông nhận thức giới hạn của mình khi để các
ông thất bại trong việc trừ quỷ câm. Trước đây, nhờ quyền năng Chúa, các ông đã
xua trừ được nhiều quỷ. Có lẽ các ông bắt đầu quên điều đó, quên rằng mình chỉ
là dụng cụ của Thiên Chúa. Bởi đó, sau khi để các ông nhận thức rõ sự bất lực
của mình, Chúa đã giải thích cho các ông biết rằng để thành công, các ông cần
có đức tin dù chỉ là đức tin nhỏ bé, cần gắn bó với Chúa, cần phải cầu nguyện
và ăn chay ("Mỗi ngày một tin vui")
Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ
09/08/14 THỨ BẢY TUẦN 18 TN
Th. Tê-rê-xe Bê-nê-đi-ta Thánh Giá, nữ tu, tử đạo
Mt 17,14-20
Th. Tê-rê-xe Bê-nê-đi-ta Thánh Giá, nữ tu, tử đạo
Mt 17,14-20
Suy niệm: Cách Chúa Giê-su trừ quỷ và dạy cách trừ quỷ
khiến cha của đứa bé và các môn đệ ngạc nhiên: phải ăn chay và cầu nguyện. Các
ông loay hoay dựa vào kinh nghiệm cá nhân hoặc kinh nghiệm dân gian, nhưng
không thành. Chỉ khi nghe Chúa mách bảo các ông mới ngộ ra rằng bấy lâu nay dù
sống bên Chúa nhưng các ông lại thiếu niềm tin, thiếu đời sống cầu nguyện.
Những căn bệnh do quỷ ám được Chúa Giê-su chữa lành minh chứng rằng Ngài là
Đấng Cứu Thế đang đến giữa con người. Tin Mừng Ngài rao giảng chính là Lời và
hành vi của Ngài có sức mạnh đánh tan mọi sai lầm ám ảnh xưa nay lôi kéo con
người vào chỗ tin vơ thờ quấy. Đó là một Tin Mừng có sức giải phóng khỏi mọi
hình thức sự dữ mà nhiều người chưa biết hay không muốn biết.
Mời Bạn: Hiện
nay có những căn bệnh trầm kha mà thuốc men không có tác dụng: trầm cảm, ham mê
sắc dục… Nếu những bệnh nhân này tìm đọc, suy niệm, tĩnh tâm, cầu nguyện bằng
Tin Mừng, nhờ các nhà linh hướng hướng dẫn… họ mới mong được chữa khỏi.
Chia sẻ: Phòng
bệnh tốt hơn chữa bệnh: khi đời sống cá nhân và gia đình bạn đã được Phúc Âm
hóa thì những bệnh tật do tính mê nết xấu, cám dỗ không còn cơ hội ảnh hưởng,
tác hại.
Sống Lời Chúa: Hằng
ngày tôi đọc, suy gẫm, cầu nguyện với Lời Chúa. Nhờ đó, lòng tin của tôi thêm
kiên vững trước những cám dỗ của cuộc sống.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa hằng
ngày, vì Lời ấy là thuốc thiêng chữa trị tật bệnh tâm hồn, cũng như là nguồn
mạch hoan lạc đời con. Amen.
Tại anh kém tin
Những thừa tác viên của Giáo Hội nhiều khi thấy
mình bất lực trước sự dữ. Chúng ta cần xin Chúa thêm cho ta đức tin để có thể
chuyển được những đồi núi nơi lòng con người hôm nay.
Suy niệm:
Thầy Giêsu và ba môn đệ
xuống từ trên núi, nơi Thầy mới hiển dung.
Bốn Thầy trò gặp ngay một
đám đông.
Một người cha chạy đến, quỳ
xuống trước mặt Đức Giêsu.
Ông xin Ngài thương xót đứa
con trai của ông bị kinh phong nặng lắm.
Những mô tả của ông về bệnh
tình của con đúng là triệu chứng kinh phong.
Cậu bé không làm chủ được
mình, dễ ngã vào nước, vào lửa.
Tính mạng cậu lúc nào cũng
bị đe dọa (c. 15).
Điều đáng lưu ý ở đây là
chín môn đệ khác đã bó tay.
“Tôi đã đem cháu đến cho các
môn đệ Ngài,
nhưng các ông không chữa
được” (c. 16).
Chính những người đã được
Thầy trao quyền để chữa bệnh và trừ quỷ
lại không thể giải quyết
được trường hợp này.
Phải chăng vì không có sự
hiện diện của Thầy, hay vì đám đông cứng lòng,
hay vì cơn bệnh quá nặng
khiến các môn đệ không đủ tự tin và mạnh mẽ?
Dù sao Thầy Giêsu cũng phải
ra tay, để làm điều cần làm.
Với thái độ hơi mất kiên
nhẫn, Ngài đã trách móc đám đông (c. 17).
Ngài gọi họ là một thế hệ
không tin và gian tà.
Đức Giêsu thấy mình vẫn còn
phải ở lại với họ và chịu đựng họ (c. 17)
“Đem cháu lại đây cho tôi”
Đức Giêsu quát mắng quỷ, quỷ
liền xuất, và cậu bé được khỏi lập tức.
Các môn đệ hẳn bối rối và
xấu hổ vì không đuổi được quỷ.
Chắc họ cũng ngạc nhiên vì
thấy mình thất bại trong trường hợp này,
tuy họ đã thành công trong
nhiều trường hợp khác (x. Lc 10, 17).
Họ chờ lúc riêng tư giữa
Thầy trò để hỏi lý do tại sao (c. 19).
Câu trả lời của Thầy Giêsu ở
đây là khá rõ ràng.
“Tại anh em kém tin!” (c.
20).
Kém tin là một từ đặc biệt chỉ có trong Tin Mừng
Mátthêu.
Từ này được dùng nhiều lần
(6, 30; 8, 26; 14, 31; 16, 8).
Người kém tin là người có
lòng tin nhỏ bé (oligopistia),
chứ không phải là hoàn toàn
không tin chút nào (apistia).
Nhưng lòng tin nhỏ bé này
thật sự cũng chẳng đem lại hiệu quả gì.
Nó chưa đáng được gọi là tin
theo đúng nghĩa.
Một lòng tin đúng nghĩa thì
dù nhỏ bé như một hạt cải
cũng có thể chuyển núi dời
non (c. 20b; 1 Cr 13, 2).
Chỉ với lòng tin nhỏ như
vậy, sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được.
Dĩ nhiên, câu này không có
nghĩa là họ làm được mọi sự.
Các môn đệ chỉ làm được
những gì liên quan đến việc loan báo Nước Trời,
như chữa mọi bệnh hoạn tật
nguyền và trừ quỷ (Mt 10).
Họ chỉ làm được phép lạ khi
người bệnh có lòng tin,
và khi việc họ làm nằm trong
ý định của Thiên Chúa.
Những thừa tác viên của Giáo
Hội nhiều khi thấy mình bất lực trước sự dữ.
Chúng ta cần xin Chúa thêm
cho ta đức tin để có thể chuyển được
những đồi núi nơi lòng con
người hôm nay.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa,
xin ban cho con đức tin lớn
hơn hạt cải,
để con làm bật rễ khỏi lòng
con
những ích kỷ và khép kín.
Xin cho con đức tin can đảm
để con chẳng sợ thiệt thòi
khi trao hiến,
chẳng sợ từ bỏ những gì con
cậy dựa xưa nay.
Xin cho con đức tin sáng suốt
để con thấy được thế giới
mà mắt phàm không thấy,
thấy được Đấng Vô hình,
nhưng rất gần gũi thân thương,
thấy được Đức Kitô nơi những người nghèo khổ.
Xin cho con đức tin liều lĩnh,
dám mất tất cả chỉ vì yêu Chúa và tha nhân,
dám tiến bước trong bóng đêm
chỉ vì mang trong tim một đốm lửa của Chúa,
dám lội ngược dòng với thế gian
và khước từ những mời mọc quyến rũ của nó.
Xin cho con đức tin vui tươi,
hạnh phúc vì biết những gì
đang chờ mình ở cuối đường,
sung sướng vì biết mình được yêu
ngay giữa những sa mù của cuộc sống.
Cuối cùng, xin cho con đức tin cứng cáp
qua những cọ xát đau thưong của phận người,
để dù bao thăng trầm dâu bể,
con cũng không để tàn lụi niềm tin
vào Thiên Chúa và vào con người.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy niệm
Chúa Giêsu
than thở: "Ôi thế hệ cứng lòng tin và hư hỏng". Ai là người
cứng lòng tin trong bài Tin mừng hôm nay?
- Người
cứng lòng tin trước hết đó là cha của đứa bé. Ông muốn các môn đệ
chữa lành con ông, nhưng không thể được vì có lẽ ông chưa đủ tin tưởng vào
quyền năng mà Chúa đã ban cho các Tông đồ. Phép lạ xuất hiện từ quyền năng của
Thiên Chúa kết hợp với lòng tin của con người.
- Người
cứng lòng tin cũng có thể là các môn đệ, các Tông đồ. Họ được van
nài để cứu chữa đứa bé nhưng lại bất lực. Chúa Giêsu nói rõ, một trong những
yếu tố khiến họ không thể chữa lành cho đứa bé là "vì các con yếu lòng
tin". Chúa Giêsu còn nói thêm điều kiện để trừ được quỷ này là phải ăn
chay và cầu nguyện.
Nhiều lần
trong đời sống chúng ta cũng sống thiếu lòng tin. Chúng ta không thể vượt qua
được những khó khăn vì chúng ta chỉ cậy dựa vào sức của mình hoặc chúng ta chạy
đến Chúa nhưng chưa đủ lòng tin vào Chúa.
Tâm hồn
chúng ta cũng chứa đầy những ô nhơ, thói hư tật xấu làm cho chúng ta trở nên
bệnh hoạn về tinh thần. Chúng ta muốn chữa lành căn bệnh này nhưng lại bất lực
vì chúng ta chưa đủ lòng tin, chưa biết cầu nguyện và ăn chay.
Hãy cầu
nguyện nhiều với Chúa để Chúa giúp chúng ta. Hãy cầu nguyện với lòng tin mạnh
mẽ thì chắc chắn Chúa sẽ trợ giúp chúng ta.
Hãy biết
chay tịnh trong ước muốn, trong suy nghĩ, trong hành động để chúng ta dành chỗ
cho ước muốn của Chúa và để Chúa hành động trong chúng ta.
Lạy Chúa,
xin giúp chúng con biết tin tưởng vào Chúa. Xin giúp chúng con biết sống và
hành động với Chúa để những gì con suy nghĩ, những gì con nói và những gì con
làm đều theo Thánh Ý của Chúa. Amen.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
9 THÁNG TÁM
Sự Quan Phòng Của Thiên Chúa Trong Ánh Sáng Của Mạc Khải
Chân lý về sự quan phòng của Thiên Chúa, vốn
nối kết chặt chẽ với mầu nhiệm sáng tạo, phải được hiểu trong bối cảnh của toàn
bộ mạc khải, toàn bộ những tín điều mà chúng ta tuyên xưng trong tư cách là
Kitôhữu. Bằng cách này, chúng ta nhận ra một mối liên kết hữu cơ giữa sự quan
phòng và mạc khải. Trong chân lý về sự quan phòng có chứa đựng mạc khải về sự
tiền định đối với con người và thế giới trong Đức Kitô. Trong đó cũng có mạc khải
về toàn bộ nhiệm cục cứu rỗi và sự hoàn thành của nhiệm cục ấy xuyên qua lịch sử.
Chân lý về sự quan phòng của Thiên Chúa
cũng gắn kết chặt chẽ với chân lý về Vương Quốc của Thiên Chúa. Đó là lý do tại
sao những lời giáo huấn của Đức Kitô về sự quan phòng có một tầm quan trọng nền
tảng cho đời sống chúng ta: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công
chính của Ngài, và mọi sự khác cũng sẽ được ban cho anh em” (Mt 6,33; Lc
12,13).
Vâng, chân lý về sự quan phòng của Thiên
Chúa được mạc khải trong sự cai quản của Thiên Chúa trên toàn thể thế giới thụ
tạo. Chân lý ấy trở thành hoàn toàn có thể nhận hiểu được đối với con người
xuyên qua chân lý về Nước Thiên Chúa. Xuyên qua Nước ấy – ngay cả trong thế giới
thụ tạo của chúng ta – Thiên Chúa thiết lập vĩnh viễn “sự tiền định trong Đức
Kitô”, Đấng là “Trưởng Tử của mọi loài thọ sinh” (Cl 1,15).
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
Ngày
09-8
Thánh
Têrêxa Bênêđicta Thánh giá, nữ tu tử đạo
Kb
1, 12-2,4; Mt 17, 14-20.
LỜI
SUY NIỆM: “Tại sao chúng con
đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?” Người nói với các ông: “Tại anh em kém tin!”
Trong
cuộc sống của người môn đệ của Chúa Giêsu luôn phải gắn liền vào Người, như
cành nho gắn liền với thân cây nho nó mới sinh nhiều hoa trái, và hoa trái sẽ tồn
tại. Trong mọi khó khăn, tất cả các vật cản trên đường sống đức tin, người môn
đệ phải có đức tin và phó thát vào Người, thành công của người môn đệ không phải
hoàn toàn do công sức của mình, nhưng là nhờ ơn Chúa ban “không có Thầy, anh em
chẳng làm gì được.” (Ga 15,5b)
Lạy
Chúa Giêsu. Chúa đòi hỏi chúng con chỉ cần có đức tin bằng hạt cải thôi, thì có
thể đổi núi dời non. Xin Chúa ban cho mọi thành viên trong gia đình chúng con vững
tin nơi Chúa, để vượt thắng những khó khăn trở ngại trên đường tiến về Nhà Cha.
Mạnh
Phương
Vị thánh trong ngày _ 09/8
Thánh Edith Stein
(1891-1942)
Trong tất cả các ngành
học hỏi, Edith Stein không chỉ tìm kiếm chân lý mà còn đi tìm chính Chân Lý và
ngài đã tìm thấy ở Giáo Hội Công Giáo sau khi đọc tự truyện của Thánh Têrêsa
Avila... ngài "học biết cách sống trong bàn tay Thiên Chúa."
Edith Stein, một nữ tu Camêlô thánh thiện, một
triết gia uyên thâm và một văn sĩ sáng giá, không những ngài có ảnh hưởng lớn ở
thời ấy mà ngày nay, ảnh hưởng ấy đang lan tràn trong giới triết gia và trí
thức ở Ðức cũng như trên toàn thế giới. Ngài là nguồn cảm hứng cho tất cả những
ai coi Thánh Giá là di sản, và cuộc đời ngài được dâng hiến cho sự đau khổ và
bách hại của dân tộc Do Thái.
Sinh ngày 12 tháng Mười 1891 trong một gia
đình Do Thái ở Breslau, nước Ðức, ngay từ nhỏ Edith Stein đã chứng tỏ năng lực
học hỏi lạ thường, và vào lúc bắt đầu Thế Chiến I, ngài đã học xong triết và
ngữ văn tại đại học Breslau và Goettingen.
Sau cuộc chiến, ngài tiếp tục cao học tại Ðại
Học Freiburg và lấy bằng tiến sĩ ưu hạng về triết. Sau đó ngài là giáo sư phụ
tá và là cộng tác viên của Giáo Sư Husserl, cha đẻ của hiện tượng học và cũng
là người có ảnh hưởng lớn đến tư duy của thánh nữ.
Trong tất cả các ngành học hỏi, Edith Stein
không chỉ tìm kiếm chân lý mà còn đi tìm chính Chân Lý và ngài đã tìm thấy ở
Giáo Hội Công Giáo sau khi đọc tự truyện của Thánh Têrêsa Avila. Edith Stein
được rửa tội vào ngày đầu năm 1922.
Sau khi trở lại đạo, Edith dùng toàn thời giờ
để dạy học, diễn thuyết, viết lách và dịch sách, và không bao lâu ngài trở nên
một triết gia và tác giả nổi tiếng, nhưng điều ngài khao khát là cuộc sống cô
độc và tịnh niệm của dòng Camêlô, là nơi ngài tận hiến cho Thiên Chúa và người
dân của ngài. Trước khi Ðức Quốc Xã bách hại người Do Thái khiến ngài phải
ngưng mọi hoạt động thì cha linh hướng đã đồng ý để ngài gia nhập dòng Camêlô
Hèn Mọn ở Cologne-Lindenthal vào tháng Mười năm 1933. Vào tháng Tư năm kế tiếp,
ngài được mặc áo dòng và lấy tên là "Têrêsa Bênêđícta của Thánh Giá."
Vào Chúa Nhật Phục Sinh năm 1935, ngài khấn trọn.
Khi sự bách hại người Do Thái gia tăng mãnh
liệt và điên cuồng, Sơ Têrêsa Bênêđícta nhận thấy sự nguy hiểm khi có mặt tại
nhà dòng Camêlô ở Cologne, và ngài đã xin phép bề trên để di chuyển đến một tu
viện ở ngoại quốc. Vào đêm 31 tháng Mười Hai 1938, ngài bí mật vượt biên giới
đến Hòa Lan là nơi ngài được tiếp đón một cách nồng nhiệt vào dòng Camêlô ở
Echt. Ở đây ngài sáng tác văn bản sau cùng là Thánh Giá Học.
Chính Thánh Giá của ngài thì ngay ở trước mặt,
vì lúc ấy Ðức Quốc Xã đã xâm lăng Hòa Lan, và khi các giám mục Hòa Lan công bố
lá thư mục vụ phản đối việc trục xuất người Do Thái và đuổi các học sinh Do
Thái ra khỏi trường Công Giáo, thì Ðức Quốc Xã ra lệnh bắt giữ mọi người Công
Giáo thuộc gốc Do Thái ở Hòa Lan. Sơ Têrêsa Bênêđícta bị bắt vào ngày 2 tháng
Tám 1942, và được chở đến trại tử thần Auschwitz. Ngài chết trong phòng hơi
ngạt ở Auschwitz ngày 9 tháng Tám 1942.
Vào ngày 1 tháng Năm 1987, Ðức Giáo Hoàng
Gioan Phaolô II phong chân phước cho Sơ Têrêsa Bênêđícta, và sau cùng sơ được
phong thánh ngày 11 tháng Mười 1998.
Lời Bàn
Các sáng tác của Sơ Têrêsa Bênêđícta có đến 17
tập, phần lớn đã được dịch sang Anh ngữ. Là một phụ nữ chính trực, ngài theo
đuổi chân lý mà bất cứ đâu chân lý đưa đẩy đến. Sơ Josephine Koeppel, O.C.D.,
người đã dịch vài cuốn sách của Sơ Têrêsa Bênêđícta, nhận xét tổng quát về vị
thánh này như sau, ngài "học biết cách sống trong bàn tay Thiên
Chúa."
Lời trích
Trong bài giảng lễ phong thánh, Ðức Giáo Hoàng
Gioan Phaolô II nói: "Vì Edith Stein là người Do Thái nên cùng với người
chị là Rosa và những người Công Giáo cũng như Do Thái khác bị đưa từ Hòa Lan
đến trại tập trung Auschwitz, là nơi ngài chết vì hơi ngạt. Ngày nay, chúng ta
tưởng nhớ ngài với lòng tôn trọng sâu xa. Một vài ngày trước khi bị trục xuất,
người phụ nữ đạo đức này đã gạt bỏ vấn đề được cứu nguy: 'Ðừng làm như vậy! Tại
sao tôi phải được miễn trừ? Không đúng sao khi tôi chẳng được ích gì từ bí tích
Rửa Tội? Nếu tôi không thể chia sẻ số phận với anh chị em của tôi, đời sống của
tôi chắc chắn bị tiêu diệt'."
Với những người trẻ có mặt trong buổi lễ, đức
giáo hoàng nói: "Cuộc đời các con không phải là một chuỗi không cùng của
những cánh cửa mở! Hãy lắng nghe tâm hồn mình! Ðừng dừng ở ngoài mặt nhưng đi
sâu vào tâm điểm của mọi sự! Và khi đến giờ, hãy có can đảm quyết định! Thiên
Chúa chờ đợi các con phó thác sự tự do của mình trong bàn tay nhân ái của
Người."
Suy
niệm hạnh thánh Edith Stein
(Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)
(Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ)
09
Tháng Tám
Xin Hãy Dùng Con
Như Khí Cụ Bình An!
Ngày
09/8 hàng năm, hàng ngàn người Nhật Bản và nhiều du khách tập trung về Ðài Hòa
Bình tại Nagasaki để tưởng niệm quả bom nguyên tử đầu tiên được ném xuống Nhật
Bản.
Ðúng
11 giờ 03 phút, giờ định mệnh của thành phố Nagasaki, từng đám đông dừng lại
trong thinh lặng, trong khi đó từ các tháp chuông trên khắp nước, từng hồi
chuông ngân vang để tưởng niệm giây phút đau thương của Nagasaki.
Ngày
09/8/1945, quả bom nguyên tử đầy tiên đã giết hại khoảng 70 ngàn người và tiêu
hủy gần như trọn vẹn thành phố Nagasaki. Ba ngày sau đó, quả bom thứ hai cũng
được trút xuống trên Hiroshima nâng tổng số những người thiệt mạng lên đến gần
140,000 người. Và gần đây, hơn hai người còn sống sót từ dạo đó cũng vừa qua đời
vì ảnh hưởng của phóng xạ.
Lên
tiếng trong một tuần lễ tưởng niệm, ông Motoshima, thị trưởng Nagasaki đã phát
biểu như sau: "Qua kinh nghiệm đau thương này, những người công dân của
thành phố Nagasaki đều nhận thấy rằng: bom nguyên tử có thể hủy diệt toàn thể
nhân loại. Do đó, chúng tôi đã không ngừng kêu gọi hủy bỏ các vũ khí hạt
nhân". Bài diễn văn trên đây của ông thị trưởng Nagasaki đã được sao gửi đến
các vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới.
Cũng
trong bài diễn văn này, ông Motoshima đã tha thiết kêu gọi Liên Xô và Hoa Kỳ
hãy ngồi vào bàn hội nghị với nhau và hãy quyết tâm cam kết thực hiện sự chung
sống hòa bình giữa Ðông và Tây cũng như làm mọi cố gắng để giải trừ vũ khí hạt
nhân...
Ðoạn
trường ai có qua cầu mới hay. Có một lần trải qua đau thương như người Nhật Bản,
cách riêng những người Nagasaki và Hiroshima, con người mới thấy được thế nào
là sự tàn phá của bom nguyên tử và sự khao khát hòa bình.
Lời
kêu gọi trên đây của ông thị trưởng thành phố Nagasaki có lẽ không chỉ được ngỏ
với các vị nguyên thủ quốc gia, hoặc hai cường quốc Hoa Kỳ và Liên Xô. Lời kêu
gọi đó cũng phải được truyền đến tận tai của từng người. Bởi vì hòa bình không
phải chỉ là vấn đề của một số người, hoặc của một số quốc gia. Hòa bình là vấn
đề của từng người. Nó là cố gắng xây dựng của từng ngày và của từng người.
Nhưng
hòa bình không chỉ là thành quả của những cố gắng. Nó còn là một ân ban mà chỉ
có Thiên Chúa mới có thể trao tặng cho con người... Ngày 27/10/1986, cuộc gặp gỡ
cầu nguyện cho hòa bình của các vị đại diện các tôn giáo trên thế giới đã nói
lên được chiều kích đích thực của hòa bình: hòa bình phải xuất phát từ tâm hồn
con người.
Con
người cần phải cầu nguyện cho hòa bình. Chính trong cuộc gặp gỡ thâm sâu trong
tâm hồn giữa con người và Thiên Chúa mà hòa bình đích thực mới phát sinh. Cho
dù có hủy bỏ mọi vũ khí hạt nhân, cho dù có ký mọi hòa ước, nếu con người chưa
dẹp bỏ mọi thứ vũ khí khác trong tâm hồn, mầm mống của chiến tranh vẫn còn
đó...
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét