10/08/2014
CHÚA NHẬT XIX QUANH NĂM năm A
(phần II)
GIÁO LÝ PHÚC ÂM CN19TN
năm A :
CHÚA NHẬT
XIX QUANH NĂM A
Sách Các Vua quyển I 19.9a.11-13; Thư Thánh
Phaolô gửi tín hữu Roma 9.1-5
và Phúc Âm Thánh Matthêô 14.22-33
I. Giáo Huấn P.Â.:
Chúa Giêsu tỏ lộ quyền năng bằng cách đi trên mặt
biển.
Ai tin vào Chúa sẽ được chuyển giao thần lực, có
thể đi trên mặt biển như Chúa.
“Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa!” Đó là điều
Chúa muốn các tông đồ nhận ra. Đó là điều mà chúng ta phải tuyên xưng, dù có
lúc chúng ta hồ nghi về sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời.
II. Vấn nạn P.Â.
Ý nghĩa bài đọc I, trích sách tiên tri Êlia…”Hãy
ra ngoài… Kìa Đức Chúa đang đi qua”
Elia sau khi chiến thắng 400 tư Tế thần Baal, đã phải
bỏ chạy vì hoàng hậu Jezebel cho lùng bắt. Ông chạy trốn trên núi Horeb và qua
đêm trong một hang động. Ông được sứ thấn Chúa cho biết là Thiên chúa sẽ xuất
hiện và Ông sẽ được nhìn thấy dung mạo Ngài. Nhưng Chúa không xuất hiện trong
gió bão hay động đất nhưng trong gió nhẹ thổi hiu hiu. Chính khi Chúa xuất hiện
Elia cũng lấy áo choàng che mặt không dám nhìn tận dung nhan Thiên Chúa. Elia
có nghĩa là Thiên Chúa là Chúa tôi. Ông làm mọi cách để giữ dân chúng trung
thành với Thiên chúa. Chúa thưởng công ông bằng cách cho ông thấy Ngài. Ông
thật diễm phúc được Chúa đến thăm. Nhưng Ông không dám hưởng nhan thánh Chúa vì
Ngài là Đấng cực thánh.
Bài đọc I liên hệ với bài Phúc Âm: Các tông đồ Chúa được chứng kiến tận mắt
Chúa tỏ quyền năng đi trên mặt biển, được Chúa sống kề cận và được Chúa trao
ban quyền năng làm nhiều việc lạ như đi trên mặt nước. Đó là sự khác biệt giữa
Tân Ưóc và Cựu Ước. Thời Tân Ước chính là thời Chúa sinh làm người và cắm lều ở
giũa dân chúng. Đây là thời hồng ân. Đây là năm hồng phúc.
Tại sao
Phêrô lại bị chìm?
Vì ông kém tin và hoài nghi như lời Chúa trách.
Nhưng tại sao ông lại kém tin và hoài nghi? Vì
gió thổi và ông đâm sợ.
Tại sao gió thổi làm ông sợ? Vì Ông nhận ra thực tại kỳ lạ là mình đang đi trên
mặt biển. Gió không làm ông chìm, nhưng gió cho ông cảm giác của con người? Ý
thức mình là người đưa đến vấn đề tại sao người lại có thể đi trên biển và ông
quên là mình đã đi trên biển nhờ thần lực của Chúa.
Bao lâu còn kém tin và hoài nghi là sẽ chìm tức sẽ không thể làm được những
điều phi thường. Nói khác đi: Không có Chúa, chúng ta không làm được gì cả.
Những lúc bị chìm cũng mang ý nghĩa tích cực của nó. Đó là lúc mà chúng ta có
thể kêu lên “Lạy Chúa! Xin cứu con!”
Những
kẻ ở trong thuyền bái lạy Ngài và nói: “Quả thật Ngài là Con Thiên chúa!” Như
vậy thiên tính của Chúa Giêsu đã được nhìn nhận ngay sau lần Chúa đi trên mặt
biển?
Như nhiều lần đã chia sẻ là Phúc Âm Thánh Matthêô
thành hình 50 năm sau khi Chúa Giêsu về trời. Phúc Âm là những bài giáo lý của
các tông đồ. Matthêô viết Phúc Âm cho người Do Thái sống ngoài Do Thái.
Câu nói tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa có thể thật sự xảy ra lúc đó.
Tuy nhiên nhiều phần trăm cho thấy rằng: Matthêô và các tông đồ đã chứng minh
về quyền năng của Chúa Giêsu khi Ngài đi trên mặt biển. Không ai có thể đi trên
mặt biển trừ người đó là thần thánh, như lúc đầu các tông đồ nghĩ là ma, sau đó
mới nhận ra Chúa Giêsu. Câu nói nầy có thể có hay không có, không quan trọng,
điều quan trọng là: Chỉ có thần thánh hay Thiên Chúa mới có thể đi trên mặt
biển thôi.
Lần tuyên tín nầy dù có xảy ra cũng chưa phải là dứt khoát và đầy đủ. Vì nhiều
lần các tông đồ Chúa hồ nghi về bản tính Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Nên có
lần Chúa đã hỏi các tông đồ: Người ta bảo Con Người là ai….. Và các con bảo
Thầy là ai? Lúc đó Phêrô tuyên tín: Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng
sống!” như trong Phúc Âm Matthêô 16,13-15
Nếu quả thật đây là lần tuyên tín dứt khoát và thật sự tin Chúa Giêsu là Con
Thiên Chúa đầy quyền năng thì các tông đồ đã không bỏ trốn khi Chúa bị bắt. Đây
cũng là thực tế đời người: Có lúc chúng ta nhìn thấy quyền năng và sự nâng đỡ
của Chúa, nhưng có lúc chúng ta bị chìm vì hồ nghi về sự hiện diện của Chúa
trong đời sống mình. Nhiều người cũng đã có câu hỏi: Nếu có Chúa sao lại có
chuyện bất công hay thiên tai bão tố như thế nầy xẩy ra?
III.
Thực Hành P.Â.
Lội ngược giòng - Đời ngược gió
Một
buổi tối nọ, viên sĩ quan trẻ tuổi người Pháp tên là Charles de Foucauld say mê
kể cho gia đình nghe những cuộc thám hiểm của anh ở Maroc. Người chăm chú theo
dõi câu chuyện của anh nhất là cô cháu bé chưa tròn 10 tuổi. Khi anh vừa chấm
dứt thì cô bé đã bất thần đặt một câu hỏi như sau: "Thưa cậu, cháu đã thấy
cậu làm được nhiều việc vĩ đại... Thế cậu đã làm được gì cho Thiên Chúa chưa?
Câu hỏi ấy như một luồng điện giật khiến anh trở thành bất động. Từ bao lâu
nay, chưa có người nào đã khiến anh phải suy nghĩ nhiều như thế. "Anh đã
làm gì cho Thiên Chúa chưa?". Charles de Foucauld lục soát trong lương tâm
của mình để chỉ thấy một lỗ hổng không đáy. Anh đã phí phạm tất cả thời giờ của
anh trong những cuộc ăn chơi trụy lạc và những danh vọng phù phiếm... Mắt anh bỗng
mở ra để thấy được nỗi khốn khổ, nghèo hèn của mình.
Ngày
hôm sau, anh tìm đến xưng tội với một vị linh mục. Anh vào dòng khổ tu, rồi xin
đến Nagiareth để sống trọn vẹn cho Chúa Giêsu. Ngày nọ, giữa lúc đang đắm mình
trong cầu nguyện, anh bỗng nghe từ căn nhà bên cạnh có tiếng than van rên rỉ
của một người Hồi Giáo. Charles de Foucauld nghĩ đến gương bác ái của Chúa
Giêsu: anh có thể giam mình cầu nguyện một mình giữa lúc những người anh em của
anh đang rên rỉ trong hấp hối, trong thất vọng sao? Nghĩ thế, anh bèn quyết
định đến sống giữa họ, trở thành bạn hữu của họ, nhất là những người cô đơn,
lạc lõng, nghèo hèn nhất trong xã hội.
Những
năm cuối cùng, Charles de Foucauld sống giữa sa mạc Sahara, chia sẻ hoàn toàn
cuộc sống với những người dân nghèo. Charles de Foucauld đã chia sẻ với họ
những giọt máu cuối cùng của anh: ngày đầu tháng 12 năm 1916, anh đã bị thảm
sát giữa lúc đang cầu nguyện... Ngày nay, các tiểu đệ và tiểu muội Chúa Giêsu
tiếp tục lý tưởng sống của anh: họ lao động và sống giữa những người nghèo hèn
nhất trong xã hội... Tất cả cuộc sống và sự âm thầm hiện diện của họ là một cố
gắng làm một cái gì cho Chúa. Có những nhà truyền giáo rời bỏ quê hương để đi
đến những nơi hoàn toàn xa lạ như Thánh Phanxicô Xaviê. Nhưng cũng có những nhà
truyền giáo dâng cả cuộc đời hy sinh cầu nguyện và đau khổ của mình như Thánh
Nữ Têrêxa Hài Ðồng Giêsu. Có những nhà truyền giáo hùng hồn giao rảng như các
tông đồ, nhưng cũng có những nhà truyền giáo âm thầm hiện diện và chia sẻ với
những người nghèo khổ như Charles de Foucauld. (Trích Lẽ Sống)
Đức
Chúa Giê-su ban sự bình an cho các môn đệ, những người đang bị thử thách trong
cơn bão tố. Các môn đệ đang bị mắc kẹt giữa biển vì những cơn gió ngược. Tuy
nhiên, Chúa Giê-su đã đến cùng họ, bước lên thuyền và dùng Lời Ngài an ủi họ.
Những loại gió ngược hay bão tố nào đang ngăn trở trong đời sống của bạn? Đừng
nản chí nhưng hãy hướng mắt về Chúa Giê-su, Đấng dẹp yên mọi sóng gió và nói
rằng "Hãy yên tâm, Ta đây, đừng sợ!" Hãy can đảm lội ngược giòng hay sống đời ngược gió. Vì Chúa
đang đi trên mặt biển và Ngài muốn chia sẻ thần quyền để chúng ta có thể lội
ngược giòng và sống đời ngược gió.
Lm Phêrô Trần Thế Tuyên
Chúa đi trên biển
Đứng bên cạnh con đang
chuẩn bị qua cơn giải phẫu nguy hiểm, người cha không ngừng trấn an con mình
với những lý luận dựa trên tài năng nổi tiếng của nhóm bác sĩ giải phẫu với
những phương tiện tối tân, ông còn trấn an con là sẽ hiện diện bên cạnh để cung
ứng mọi nhu cầu cho con.
Nghe xong lời cha khuyên,
người con trả lời cho cha:
Xin cha đừng lo lắng nhiều,
con không sợ đâu, con tin tưởng phó thác mọi sự cho Chúa Giêsu, Người hiện diện
bên con và giúp con chịu đựng, hy sinh âm thầm trong tâm trí.
Người cha cảm phục lòng tin
của con, vừa hổ thẹn vì mình không có được thái độ tin Chúa như con mình.
Chúng ta cũng thường hành
xử như vậy khi gặp những thử thách xảy ra cho anh chị em xung quanh, cũng như
và nhất là cho chính chúng ta. Phản ứng tự nhiên trước những thử thách, chúng
ta thường nghĩ ngay đến những phương thế, những tài năng riêng của con người mà
quên đi phần đóng góp tích cực và quan trọng của Chúa.
Bài Phúc Âm của Chúa Nhật
19 mùa thường niên năm A, trích từ Phúc Âm Thánh Mátthêu hôm nay trình bày cho
chúng ta một toàn cảnh thật ý nghĩa. Ở đây chúng ta thấy hai khía cạnh: trước
hết, Chúa Giêsu cầu nguyện trên núi, xem ra như Ngài xa cách không còn quan tâm
gì đến những nguy hiểm mà các Tông Đồ đang gặp sóng to gió lớn trên mặt biển hồ
Galilêa. Mặt hồ của toàn cảnh là cảnh tượng các Tông Đồ đang trên thuyền và
phải tận lực chiến đấu với những nguy hiểm. Các ngài là những ngư phủ trên biển
hồ Galilêa này, và có thể nói là đã quen thuộc với những cơn sóng to gió lớn.
Hai khía cạnh này xem ra như không có gì liên hệ với nhau; Thiên Chúa xem ra
như hoàn toàn xa lạ, vắng mặt khỏi hoàn cảnh sống của con người, xa lạ, lạnh
lùng với những thử thách của con người đang gặp phải.
Là môn đệ của Chúa Giêsu,
các ngài cũng có thể bị cám dỗ có những suy nghĩ như vậy. Chúa ở đâu mà tôi
không nhìn thấy Ngài đâu cả? Nhưng thật sự không phải như vậy. Thiên Chúa không
vắng mặt, không rời xa con người. Các Tông Đồ đang gặp sóng to gió lớn là vì
tuân lệnh Chúa Giêsu mà chèo thuyền vượt biển cực khổ giữa ban đêm để qua bên kia
bờ. Ban đêm thường có sóng to gió lớn, các Tông Đồ biết như thế, vì là những
ngư phủ trong vùng.
Thông thường các ngài có
thể lý luận với Chúa để ở lại với Chúa chờ qua ngày hôm sau đi lại ít nguy hiểm
hơn, và cũng để được nghỉ ngơi sau một ngày mệt nhọc vì bận rộn lo cho hơn năm
ngàn người ăn uống khi nghe Chúa giảng dạy. Thế nhưng lý do gì mà Chúa ra lệnh
cho các Tông Đồ lên thuyền chèo qua bên kia bờ biển hồ và giữa đêm khuya như
vậy?
Các Tông Đồ gặp thử thách
nguy hiểm kia là vì tuân lệnh Chúa, và chúng ta thấy Chúa không để cho những
người vâng phục Chúa bị thiệt hại. Phải, bị thử thách và chịu thử thách nhưng
không bị đè bẹp, Chúa để cho các Tông Đồ phải chiến đấu với thử thách trong một
thời gian mãi đến ba giờ sáng rồi Chúa mới đến với các ngài. Sau biến cố, sau
kinh nghiệm và có thể nói được là hai kinh nghiệm, tập thể các Tông Đồ đi trên
thuyền và Phêrô muốn đi trên mặt nước đang nổi sóng. Sau kinh nghiệm đó, Chúa
Giêsu rút ra bài học cho các ông: "Tại sao các con kém tin thế?", tại
sao không tin rằng Chúa hằng hiện diện bên cạnh, Ngài không xa vắng, Ngài không
ngủ quên hay bỏ mặc những kẻ Ngài đã chọn.
Đó là bài học cho các Tông
Đồ sau này khi lãnh nhận sứ mạng chính thức sau khi Chúa phục sinh: "Thầy
đã được mọi quyền năng trên trời dưới đất, chúng con hãy ra đi rao giảng Tin
Mừng cho muôn dân". Đây không phải là lời hứa suông, mà là một bảo đảm
mạnh hơn mọi thứ bảo đảm do con người đặt ra trong xã hội hôm nay. Những bảo
hiểm của con người sẽ vô ích nếu như không có sự bảo đảm của Thiên Chúa, dù con
người không chấp nhận hay không biết đến sự bảo đảm này, hơn ai hết, sau khi đã
trải qua kinh nghiệm trên biển hồ nổi sóng, các Tông Đồ sẽ xác tín hơn sau này
cho sứ mạng làm chứng cho Chúa: "Không gì có thể tách rời tôi ra khỏi tình
yêu Chúa".
Mọi gian nan thử thách đều
trở nên tốt đẹp, hữu ích cho những ai yêu mến Chúa. Chúng ta hãy nhìn lại xem
mình đã có kinh nghiệm sống như bài học của Phúc Âm hôm nay Chúa đã dạy các
Tông Đồ chưa? Cùng với các ngài vâng lệnh Chúa vào thuyền, và sau cơn giông tố
chúng ta tuyên xưng: "Thầy là Con Thiên Chúa", Chúa sống với chúng ta
thì chúng ta còn lo sợ chi nữa.
R. Veritas.
Lectio Divina: Chúa Nhật XIX Thường Niên (A)
Chúa Nhật, 10 Tháng 8,
2014
Đức Giêsu đi trên mặt
nuớc
Mt 14:22-33
1. Lời
nguyện mở đầu
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, cuộc
sống con đang trải qua cơn bão táp, những ngọn gió vị kỷ đẩy con tới nơi con
không muốn đến, nhưng con không thể cưỡng chống lại được sức mạnh của
chúng. Con thì yếu đuối và bị tước mất mọi sức lực. Chúa
là nguồn năng lượng ban cho con sự sống. Chúa là nguồn an ủi của
con, là sức mạnh và là lời khẩn nguyện của con. Lạy Chúa Thánh Thần,
xin Ngài ngự đến, xin mặc khải cho con ý nghĩa của Kinh Thánh, xin ban cho con
lần nữa sự bình an, sự thanh thản và hoan lạc của cuộc sống.
2. Bài Đọc
a) Chìa
khóa dẫn đến bài đọc:
Chúa Giêsu và các môn
đệ đang ở bên bờ hồ, màn đêm buông xuống, sau khi Chúa làm cho bánh hóa ra
nhiều. Một phần của đoạn Tin Mừng cũng được tìm thấy trong sách Tin
Mừng của Máccô (6:45-52) và sách của Gioan (6:16-21). Cảnh ông Phêrô
đi trên nước (các câu 28-32) chỉ được tìm thấy trong sách
Mátthêu. Một số nhà bình luận cho rằng đó là một vấn đề về việc Chúa
Giêsu hiện ra sau khi Phục Sinh (Lc 24:37). Đó là sự báo trước cho
những khó khăn của Giáo Hội và nhu cầu cho một đức tin lớn hơn về Chúa Giêsu
Phục Sinh.
b) Phân
đoạn bài Tin Mừng:
Mt 14:22-23: liên quan đến việc
bánh hóa ra nhiều
Mt 14:24-27: Chúa Giêsu đi trên mặt
biển
Mt 14:28-32: cảnh ông Phêrô
MT 14:33: lời tuyên xưng đức tin
c) Phúc Âm:
22 Khi dân chúng đã ăn no, lập tức Chúa
Giêsu giục các môn đệ trở xuống thuyền mà qua bờ bên kia trước, trong lúc Người
giải tán dân chúng. 23 Giải tán họ xong, Người lên
núi cầu nguyện một mình. Đến chiều tối, Người vẫn ở đó một
mình, 24 còn thuyền thì đã ra giữa biển, bị sóng đánh chập
chờn vì ngược gió. 25 Canh tư đêm tối, Người đi trên
mặt biển mà đến với các ông. 26 Thấy Người đi trên
mặt biển, các ông hoảng hồn mà nói rằng: “Ma kìa” và các ông sợ hãi
kêu la lớn tiếng. 27 Lập tức, Chúa Giêsu nói với các
ông rằng: “Hãy yên tâm, Thầy đây, đừng sợ.” 28 Phêrô
thưa lại rằng: “Lạy Thầy, nếu quả là Thầy, thì xin truyền cho tôi đi
trên mặt nước mà đến cùng Thầy.” 29 Chúa
phán: “Hãy đến.” Phêrô xuống khỏi thuyền bước đi trên mặt
nước mà đến cùng Chúa Giêsu. 30 Khi thấy gió mạnh,
ông sợ hãi và sắp chìm xuống nên la lên rằng: “Lạy Thầy, xin cứu
tôi.” 31 Lập tức, Chúa Giêsu giơ tay nắm lấy ông mà
nói: “Người hèn tin, tai sao mà nghi ngờ?” 32 Khi
cả hai đã lên thuyền thì gió liền yên lặng. 33 Những
người ở trong thuyền đến lạy Người mà rằng: “Thật, Thầy là Con Thiên
Chúa!”
3. Giây
phút thinh lặng cầu nguyện:
Ước ao giữ im lặng và
lắng nghe tiếng Chúa.
Một vài câu hỏi gợi ý:
Trong những khoảnh
khắc đen tối và bão tố nội tâm, tôi phản ứng như thế nào? Sự hiện
diện và sự thiếu vắng của Chúa đã được tổng hợp trong tôi như thế
nào? Việc cầu nguyện cá nhân và tâm tình với Chúa hiện diện ở nơi
nào trong tôi?
Chúng ta cầu xin gì
với Chúa trong đêm đen? Một phép lạ, để Người cứu chúng
ta? Một đức tin mạnh mẽ hơn? Trong trường hợp tương tự
như ông Phêrô, tôi sẽ có thái độ như thế nào?
4. Suy Niệm
Lời dẫn giải tóm tắt
22 Khi dân chúng đã ăn no, lập tức Chúa
Giêsu giục các môn đệ trở xuống thuyền mà qua bờ bên kia trước, trong lúc Người
giải tán dân chúng.
Việc bánh được hóa ra
nhiều (14:13-21) có thể đã khiến trong lòng các môn đệ sự mong đợi chiến thắng
vinh hiển của Nước Thiên Chúa. Vì thế, Chúa Giêsu giục các môn đệ
rời khỏi nơi ấy ngay. Người “bắt buộc”, thường là một động từ có ý
nghĩa mạnh mẽ. Dân chúng ca ngợi Chúa Giêsu như một vị Tiên Tri (Ga
6:14-15) và ước muốn khiến Người trở thành một người lãnh đạo chính
trị. Các môn đệ dễ bị lôi cuốn vào việc này (Mc 6:52; Mt 16:5-12),
họ có nguy cơ để cho mình bị lôi cuốn bởi sự nhiệt thành của dân
chúng. Các môn đệ phải từ bỏ tình trạng này.
23 Giải tán họ xong, Người lên núi cầu
nguyện một mình. Đến chiều tối, Người vẫn ở đó một mình.
Chúa Giêsu nhận thấy
Người đứng trước một tình huống trong đó đám đông người Galilê trở nên nhiệt
tình vì phép lạ và có nguy cơ không hiểu Sứ Vụ của Người. Vào thời
điểm rất quan trọng này, Chúa Giêsu thu mình trong lời cầu nguyện một mình,
trong vườn Cây Dầu (Mt 26:36-46).
24 còn thuyền thì đã ra giữa biển, bị
sóng đánh chập chờn vì ngược gió.
Trong câu Tin Mừng
này, khi con thuyền được nhắc đến, không có Đức Giêsu, trong sự nguy nan, có
thể được xem như gần với câu 32 sự nguy nan chấm dứt khi Chúa Giêsu và
Phêrô bước chân vào trong thuyền.
25 Canh tư đêm tối, Người đi trên mặt
biển mà đến với các ông.
Chúa Giêsu hiện ra với
các môn đệ của mình trong một cách phi thường. Người vượt qua những
hạn chế của loài người, Người có thẩm quyền tác tạo. Người hành động
như chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm được (Gióp 9:8; 38:16).
26 Thấy Người đi trên mặt biển, các ông
hoảng hồn mà nói rằng: “Ma kìa” và các ông sợ hãi kêu la lớn tiếng.
Các môn đệ đang chống
chỏi với thuyền ngược gió, các ông đã sống qua một ngày rất đáng ghi nhớ và giờ
đây là một đêm thức trắng. Vào ban đêm (khoảng từ ba đến sáu giờ
sáng), ngay giữa biển, các ông đã hoảng sợ khi thấy có người đang tiến tới về
phía mình. Các ông đã không nghĩ đó có thể là Đức
Giêsu. Nhãn quan của các ông quá ư là con người, và các ông tin vào
ma quỷ (Lc 24:37). Tuy nhiên Chúa Phục Sinh đã khống chế được những
chao đảo hiện diện bởi những đợt sóng của biển cả.
27 Lập tức, Chúa Giêsu nói với các ông
rằng: “Hãy yên tâm, Thầy đây, đừng sợ!”
Sự hiện diện của Đức
Giêsu xua tan tất cả những nỗi sợ hãi (9:2-22). Bằng lời nói “Thầy
đây”, Chúa nói lên danh tính của Người (Es 3:14) và thể hiện quyền năng của
Thiên Chúa (Mc 14:62; Lc 24:39; Ga 8:58; 18:5-6). Sợ hãi được khắc
phục bởi đức tin.
28 Phêrô thưa lại rằng: “Lạy
Thầy, nếu quả là Thầy, thì xin truyền cho tôi đi trên mặt nước mà đến cùng
Thầy.”
Ông Phêrô có vẻ như
muốn có thêm một lời xác nhận nữa về sự hiện diện của Chúa
Giêsu. Ông cầu xin một phép lạ.
29 Chúa phán: “Hãy
đến.” Phêrô xuống khỏi thuyền bước đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa
Giêsu.
Tuy nhiên, ông Phêrô
đã sẵn sàng để chấp nhận rủi ro, bước ra khỏi thuyền và thử đi trên mặt nước
trong lúc đang bị các con sóng và gió to đánh chập chờn (câu
24). Ông chấp nhận sự rủi ro vì tin tưởng vào Lời Chúa: “Hãy đến”.
30 Khi thấy gió mạnh, ông sợ hãi và sắp
chìm xuống nên la lên rằng: “Lạy Thầy, xin cứu tôi.”
Lòng kiên trì cũng
thật cần thiết trong sự chọn lựa đức tin. Các cơn gió ngược thì rất
nhiều, và có nguy cơ làm nhận chìm ông. Lời cầu nguyện nài van đã
cứu ông.
31 Lập tức, Chúa Giêsu giơ tay nắm lấy
ông mà nói: “Người hèn tin, tai sao mà nghi ngờ?”
Phêrô đã không bị bỏ
rơi trong sự yếu đuối của ông. Trong cơn bão táp của đời sống người
Kitô hữu, chúng ta không đơn độc. Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta
ngay cả những khi dường như Người vắng mặt và không ra tay.
32 Khi cả hai đã lên thuyền thì gió liền
yên lặng.
Ngay khi Chúa Giêsu
lên thuyền thì các quyền lực của sự dữ tan biến. Các quyền lực của
địa ngục sẽ không khống chế được điều ấy.
33 Những người ở trong thuyền đến lạy
Người mà rằng: “Thật, Thầy là Con Thiên Chúa!”
Giờ đây là lúc tuyên
xưng đức tin đã được chuẩn bị trong các thời gian trước với việc bánh hóa ra
nhiều, được thanh tẩy với kinh nghiệm phát xuất từ Bánh Hằng Sống (Ga
6:1-14). Bấy giờ Phêrô cũng có thể xác nhận anh em ông trong đức
tin, sau cuộc thử thách.
5. Dành cho
những ai muốn tìm hiểu sâu hơn trong bài Tin Mừng
Đức Giêsu, con người
của cầu nguyện
Chúa Giêsu cầu nguyện
trong sự cô tịch và vào ban đêm (Mt 14:23; Mc 1:35; Lc 5:16), trong bữa ăn (Mt
14:19; 15:36; 26:26-27). Vào các dịp có việc quan
trọng: chịu Phép Rửa (Lc 3:21), trước khi tuyển chọn Nhóm Mười Hai
(Lc 6:12) trước khi giảng dạy cách cầu nguyện (Lc 11:1; Mt 6:5), trước khi
tuyên xưng mình là Đấng Kitô của Thiên Chúa (Lc 9:18); trong lúc Biến Hình (Lc
9:28-29), trong vườn Cây Dầu (Mt 26:36-44), trên Thập Giá (Mt 27:46; Lc
23:46). Người cầu nguyện cho những kẻ hành quyết Người (Lc 23:34);
cho Phêrô (Lc 22:32), cho các môn đệ và cho những kẻ sẽ theo Người (Ga
17:9-24). Người cũng cầu nguyện cho chính mình (Mt 26:39; Ga 17:1-5;
Dt 5:7). Người dạy cách cầu nguyện (Mt 6:5). Người bày tỏ mối
quan hệ trường cửu với Chúa Cha (Mt 11:25-27), biết chắc rằng Chúa Cha sẽ không
bao giờ bỏ Người trơ trọi một mình (Ga 8:29), và luôn luôn nghe lời Chúa Cha
(Ga 11:22-42; Mt 26:53). Người đã hứa (Ga 14:16) sẽ tiếp tục cầu bầu trên
thiên đàng (Rm 8:34; Dt 7:25; 1Ga 2:1).
6. Cầu
Nguyện: Thánh Vịnh 33
Tôi sẽ không ngừng chúc tụng CHÚA,
câu hát mừng Người chẳng ngớt trên môi.
câu hát mừng Người chẳng ngớt trên môi.
Linh hồn tôi hãnh diện vì CHÚA
xin các bạn nghèo nghe tôi nói mà vui lên.
Hãy cùng tôi ngợi khen
ĐỨC CHÚA,
ta đồng thanh tán tụng danh Người.
ta đồng thanh tán tụng danh Người.
Tôi đã tìm kiếm CHÚA,
và Người đáp lại,
giải thoát cho khỏi mọi nỗi kinh hoàng.
Ai nhìn lên CHÚA sẽ vui tươi hớn hở,
không bao giờ bẽ mặt hổ ngươi.
Kẻ nghèo này kêu lên và CHÚA đã nhận lời,
cứu cho khỏi mọi cơn nguy khốn.
Sứ thần của CHÚA đóng trại chung quanh
để giải thoát những ai kính sợ Người.
Hãy nghiệm xem CHÚA tốt lành biết mấy:
hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người!
Kính sợ CHÚA đi, đoàn dân thánh hỡi,
vì ai kính sợ Người chẳng thiếu thốn chi.
giải thoát cho khỏi mọi nỗi kinh hoàng.
Ai nhìn lên CHÚA sẽ vui tươi hớn hở,
không bao giờ bẽ mặt hổ ngươi.
Kẻ nghèo này kêu lên và CHÚA đã nhận lời,
cứu cho khỏi mọi cơn nguy khốn.
Sứ thần của CHÚA đóng trại chung quanh
để giải thoát những ai kính sợ Người.
Hãy nghiệm xem CHÚA tốt lành biết mấy:
hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người!
Kính sợ CHÚA đi, đoàn dân thánh hỡi,
vì ai kính sợ Người chẳng thiếu thốn chi.
7. Chiêm
Niệm
Lạy Chúa Giêsu, đôi
khi chúng con có đầy sự nhiệt tình và quên rằng Chúa là nguồn mạch sự hân hoan
của chúng con: trong những giờ khắc đau buồn chúng con đã không tìm
kiếm Chúa hoặc chúng con chỉ muốn sự can dự kỳ diệu của Chúa. Giờ
đây chúng con biết rằng Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng con, và chúng con không
nên sợ hãi. Sự cầu nguyện cũng là sức mạnh của chúng
con. Xin Chúa hãy gia tăng đức tin cho chúng con, chúng con đã sẵn
sàng xông pha mạo hiểm mạng sống chúng con cho Nước Chúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét