Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Đêm Canh Thức Vọng Phục sinh
31/3/2018
J.B. Đặng Minh An dịch
31/Mar/2018
Lúc 8h30 tối Thứ Bảy Tuần Thánh,
31 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Đêm Canh Thức Vọng Phục sinh bên
trong Đền Thờ Thánh Phêrô với sự tham dự của đông đảo các vị Hồng Y, Giám Mục
trong giáo triều Rôma, Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh và khoảng 9 ngàn anh chị
em giáo dân.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta đã bắt đầu buổi lễ này ở bên ngoài, chìm trong bóng tối của đêm đen và cái lạnh. Chúng ta cảm thấy một sự im lặng đè nặng trước cái chết của Chúa Giêsu, sự im lặng mà mỗi người chúng ta có thể nhận ra, một sự thinh lặng thâm nhập vào tận đáy lòng của mỗi môn đệ, là những người lặng lẽ không nói lên lời trước thập giá.
Đây là những giờ khi các môn đệ ngỡ ngàng câm nín trước cái chết của Chúa Giêsu. Còn nói được gì đây trong những khắc như thế này? Các môn đệ Chúa im lặng nhận ra những phản ứng của chính mình trong những giờ phút quan trọng này trong cuộc sống của Chúa. Trước bản án bất công dành cho Thầy mình, các môn đệ đã im lặng. Trước những lời phỉ báng và những lời chứng dối mà Thầy đã chịu đựng, các môn đệ đã không lên tiếng. Trong những giờ phút thử thách và đau đớn của cuộc thương khó, các môn đệ của Ngài đã cảm nghiệm một cách bi đát sự bất lực của họ không dám liều mạng lên tiếng bênh vực Thầy mình. Tệ hơn nữa, không dám nhìn nhận Thầy mình đã đành, họ còn trốn đi, bỏ chạy, và giữ im lặng (xem Ga 18: 25-27).
Đó là đêm im lặng của các môn đệ Chúa là những người vẫn còn đờ đẫn, tê liệt và không biết phải làm gì trong những tình huống quá đau thương và tan nát tâm can này. Cũng thế, các môn đệ ngày hôm nay không nói nên lời khi đối mặt với những tình huống mà chúng ta không thể kiểm soát, những tình huống khiến chúng ta cảm thấy và thậm chí còn tệ hơn nữa khi tin rằng chẳng có gì có thể làm để đảo ngược mọi bất công mà anh chị em chúng ta đang phải chịu nơi thân xác của họ.
Đó là đêm im lặng của những môn đệ bị mất phương hướng bởi vì họ chìm vào một quán tính nghiền nát cướp mất ký ức, làm câm nín hy vọng và dẫn đến suy nghĩ cho rằng “đây là cách mọi thứ đã luôn luôn được thực hiện như thế”. Các môn đệ, quá choáng ngợp, không có gì để nói và kết thúc bằng cách xem là “bình thường” và không có gì là kỳ quặc những lời này của Caipha: “Các ông không thấy tốt hơn cho các ông là thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt.” (Ga 11:50)
Trong sự im lặng của chúng ta, một sự im lặng áp đảo chúng ta, những hòn đá bắt đầu phải kêu lên (xem Lc 19:40) [1] và dọn đường cho sứ điệp vĩ đại nhất mà lịch sử chưa từng nghe thấy: “Người không còn ở đây nữa, vì Người đã sống lại” (Mt 28: 6). Các hòn đá trước ngôi mộ kêu lên và công bố sự khai mở một con đường mới cho tất cả mọi người. Thiên nhiên chính là người đầu tiên vang vọng khúc khải hoàn của cuộc sống trên tất cả những gì đã cố gắng để làm câm nín và bóp nghẹt niềm vui của Tin Mừng. Hòn đá trước ngôi mộ là người đầu tiên nhảy mừng và theo cách riêng của nó vang lên một bài hát trầm trồ ngợi khen, vui mừng và hy vọng, trong đó tất cả chúng ta được mời tham gia.
Hôm qua, chúng ta đã hiệp với các phụ nữ để chiêm ngắm “Đấng bị đâm thâu qua” (xem Gioan 19:36, xem Zech 12:10). Hôm nay, cùng với họ, chúng ta được mời chiêm ngắm ngôi mộ trống và nghe những lời của thiên sứ: “Đừng sợ.. . vì Ngài đã sống lại” (Mt 28: 5-6). Những từ này nên ảnh hưởng đến những xác tín sâu xa nhất của chúng ta, đến những cách thức chúng ta đánh giá và giải quyết các biến cố trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đặc biệt là những cách thế chúng ta liên hệ đến những người khác. Ngôi mộ trống nên thách thức chúng ta và kiện cường tinh thần của chúng ta. Nó nên làm cho chúng ta suy nghĩ, nhưng trên tất cả mọi sự, nó nên khuyến khích chúng ta tin tưởng và tin rằng Thiên Chúa “có mặt” trong mọi tình huống và mọi người; và ánh sáng của Người có thể tỏa sáng trong những góc ít được mong đợi nhất và tối tăm nhất trong cuộc sống của chúng ta. Người đã sống lại từ trong kẻ chết, từ nơi mà không ai chờ đợi gì nữa cả, và giờ đây Người đang chờ đợi chúng ta – như Người đã đợi những người phụ nữ - để làm cho chúng ta có thể thông phần trong ơn Cứu Độ của Người. Trên căn bản này và với sức mạnh này, chúng ta các Kitô hữu đặt để cuộc sống và năng lượng của chúng ta, trí thông minh, tình cảm và ý chí của chúng ta, vào việc khám phá, và trên hết là tạo ra những con đường phẩm giá.
Người không ở đây.. . Người đã sống lại! Đây là thông điệp nâng đỡ niềm hy vọng của chúng ta và biến nó thành những cử chỉ cụ thể của lòng bác ái. Chúng ta cần để cho sự mỏng manh của chúng ta được xức dầu bởi kinh nghiệm này biết chừng nào! Chúng ta cần phải để cho đức tin của chúng ta được phục hồi biết là ngần nào? Những tầm nhìn xa trông rộng của chúng ta cần phải được thách thức và đổi mới bằng thông điệp này biết bao! Chúa Kitô đã sống lại, và cùng với Người, niềm hy vọng và sự sáng tạo của chúng ta được trỗi dậy, để chúng ta có thể đối mặt với những vấn đề hiện tại của chúng ta trong nhận thức rằng chúng ta không cô đơn.
Mừng lễ Phục Sinh, chúng ta phải tin tưởng một lần nữa rằng Thiên Chúa liên tục bước vào lịch sử cá nhân của chúng ta, thách thức những “quán tính” của chúng ta, là những điều cố định cách suy nghĩ và hành động của chúng ta và cuối cùng là làm tê liệt chúng ta. Mừng Lễ Phục Sinh là để Chúa Giêsu chiến thắng trên nỗi sợ hãi thường xuyên lèo lái chúng ta và cố gắng chôn vùi mọi thứ hy vọng của chúng ta.
Hòn đá trước ngôi mộ chia sẻ điều này, những phụ nữ của Tin Mừng chia sẻ điều này, và giờ đây, lời mời ấy được gởi đến anh chị em và tôi một lần nữa. Đó là lời mời gọi thoát ra khỏi các thói quen của chúng ta, canh tân cuộc sống của chúng ta, các quyết định của chúng ta, và sự tồn tại của chúng ta. Một lời mời gọi “tùy thuộc phần lớn nơi chúng ta” là chúng ta muốn đứng ở đâu, muốn làm gì và muốn là gì. Liệu chúng ta có muốn chia sẻ thông điệp của sự sống này hay chúng ta chỉ đơn thuần muốn tiếp tục đứng câm nín trước các biến cố khi chúng xảy ra.
Người không ở đây.. . Người đã phục sinh! Và Người đang chờ anh chị em ở Galilê. Ngài mời gọi anh chị em trở về với thời gian và nơi chốn của tình yêu đầu tiên và Người nói với anh chị em: Đừng sợ, hãy theo Ta.
[1] “Tôi bảo thật với các ông, nếu họ im lặng, sỏi đá sẽ la lên”.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta đã bắt đầu buổi lễ này ở bên ngoài, chìm trong bóng tối của đêm đen và cái lạnh. Chúng ta cảm thấy một sự im lặng đè nặng trước cái chết của Chúa Giêsu, sự im lặng mà mỗi người chúng ta có thể nhận ra, một sự thinh lặng thâm nhập vào tận đáy lòng của mỗi môn đệ, là những người lặng lẽ không nói lên lời trước thập giá.
Đây là những giờ khi các môn đệ ngỡ ngàng câm nín trước cái chết của Chúa Giêsu. Còn nói được gì đây trong những khắc như thế này? Các môn đệ Chúa im lặng nhận ra những phản ứng của chính mình trong những giờ phút quan trọng này trong cuộc sống của Chúa. Trước bản án bất công dành cho Thầy mình, các môn đệ đã im lặng. Trước những lời phỉ báng và những lời chứng dối mà Thầy đã chịu đựng, các môn đệ đã không lên tiếng. Trong những giờ phút thử thách và đau đớn của cuộc thương khó, các môn đệ của Ngài đã cảm nghiệm một cách bi đát sự bất lực của họ không dám liều mạng lên tiếng bênh vực Thầy mình. Tệ hơn nữa, không dám nhìn nhận Thầy mình đã đành, họ còn trốn đi, bỏ chạy, và giữ im lặng (xem Ga 18: 25-27).
Đó là đêm im lặng của các môn đệ Chúa là những người vẫn còn đờ đẫn, tê liệt và không biết phải làm gì trong những tình huống quá đau thương và tan nát tâm can này. Cũng thế, các môn đệ ngày hôm nay không nói nên lời khi đối mặt với những tình huống mà chúng ta không thể kiểm soát, những tình huống khiến chúng ta cảm thấy và thậm chí còn tệ hơn nữa khi tin rằng chẳng có gì có thể làm để đảo ngược mọi bất công mà anh chị em chúng ta đang phải chịu nơi thân xác của họ.
Đó là đêm im lặng của những môn đệ bị mất phương hướng bởi vì họ chìm vào một quán tính nghiền nát cướp mất ký ức, làm câm nín hy vọng và dẫn đến suy nghĩ cho rằng “đây là cách mọi thứ đã luôn luôn được thực hiện như thế”. Các môn đệ, quá choáng ngợp, không có gì để nói và kết thúc bằng cách xem là “bình thường” và không có gì là kỳ quặc những lời này của Caipha: “Các ông không thấy tốt hơn cho các ông là thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt.” (Ga 11:50)
Trong sự im lặng của chúng ta, một sự im lặng áp đảo chúng ta, những hòn đá bắt đầu phải kêu lên (xem Lc 19:40) [1] và dọn đường cho sứ điệp vĩ đại nhất mà lịch sử chưa từng nghe thấy: “Người không còn ở đây nữa, vì Người đã sống lại” (Mt 28: 6). Các hòn đá trước ngôi mộ kêu lên và công bố sự khai mở một con đường mới cho tất cả mọi người. Thiên nhiên chính là người đầu tiên vang vọng khúc khải hoàn của cuộc sống trên tất cả những gì đã cố gắng để làm câm nín và bóp nghẹt niềm vui của Tin Mừng. Hòn đá trước ngôi mộ là người đầu tiên nhảy mừng và theo cách riêng của nó vang lên một bài hát trầm trồ ngợi khen, vui mừng và hy vọng, trong đó tất cả chúng ta được mời tham gia.
Hôm qua, chúng ta đã hiệp với các phụ nữ để chiêm ngắm “Đấng bị đâm thâu qua” (xem Gioan 19:36, xem Zech 12:10). Hôm nay, cùng với họ, chúng ta được mời chiêm ngắm ngôi mộ trống và nghe những lời của thiên sứ: “Đừng sợ.. . vì Ngài đã sống lại” (Mt 28: 5-6). Những từ này nên ảnh hưởng đến những xác tín sâu xa nhất của chúng ta, đến những cách thức chúng ta đánh giá và giải quyết các biến cố trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đặc biệt là những cách thế chúng ta liên hệ đến những người khác. Ngôi mộ trống nên thách thức chúng ta và kiện cường tinh thần của chúng ta. Nó nên làm cho chúng ta suy nghĩ, nhưng trên tất cả mọi sự, nó nên khuyến khích chúng ta tin tưởng và tin rằng Thiên Chúa “có mặt” trong mọi tình huống và mọi người; và ánh sáng của Người có thể tỏa sáng trong những góc ít được mong đợi nhất và tối tăm nhất trong cuộc sống của chúng ta. Người đã sống lại từ trong kẻ chết, từ nơi mà không ai chờ đợi gì nữa cả, và giờ đây Người đang chờ đợi chúng ta – như Người đã đợi những người phụ nữ - để làm cho chúng ta có thể thông phần trong ơn Cứu Độ của Người. Trên căn bản này và với sức mạnh này, chúng ta các Kitô hữu đặt để cuộc sống và năng lượng của chúng ta, trí thông minh, tình cảm và ý chí của chúng ta, vào việc khám phá, và trên hết là tạo ra những con đường phẩm giá.
Người không ở đây.. . Người đã sống lại! Đây là thông điệp nâng đỡ niềm hy vọng của chúng ta và biến nó thành những cử chỉ cụ thể của lòng bác ái. Chúng ta cần để cho sự mỏng manh của chúng ta được xức dầu bởi kinh nghiệm này biết chừng nào! Chúng ta cần phải để cho đức tin của chúng ta được phục hồi biết là ngần nào? Những tầm nhìn xa trông rộng của chúng ta cần phải được thách thức và đổi mới bằng thông điệp này biết bao! Chúa Kitô đã sống lại, và cùng với Người, niềm hy vọng và sự sáng tạo của chúng ta được trỗi dậy, để chúng ta có thể đối mặt với những vấn đề hiện tại của chúng ta trong nhận thức rằng chúng ta không cô đơn.
Mừng lễ Phục Sinh, chúng ta phải tin tưởng một lần nữa rằng Thiên Chúa liên tục bước vào lịch sử cá nhân của chúng ta, thách thức những “quán tính” của chúng ta, là những điều cố định cách suy nghĩ và hành động của chúng ta và cuối cùng là làm tê liệt chúng ta. Mừng Lễ Phục Sinh là để Chúa Giêsu chiến thắng trên nỗi sợ hãi thường xuyên lèo lái chúng ta và cố gắng chôn vùi mọi thứ hy vọng của chúng ta.
Hòn đá trước ngôi mộ chia sẻ điều này, những phụ nữ của Tin Mừng chia sẻ điều này, và giờ đây, lời mời ấy được gởi đến anh chị em và tôi một lần nữa. Đó là lời mời gọi thoát ra khỏi các thói quen của chúng ta, canh tân cuộc sống của chúng ta, các quyết định của chúng ta, và sự tồn tại của chúng ta. Một lời mời gọi “tùy thuộc phần lớn nơi chúng ta” là chúng ta muốn đứng ở đâu, muốn làm gì và muốn là gì. Liệu chúng ta có muốn chia sẻ thông điệp của sự sống này hay chúng ta chỉ đơn thuần muốn tiếp tục đứng câm nín trước các biến cố khi chúng xảy ra.
Người không ở đây.. . Người đã phục sinh! Và Người đang chờ anh chị em ở Galilê. Ngài mời gọi anh chị em trở về với thời gian và nơi chốn của tình yêu đầu tiên và Người nói với anh chị em: Đừng sợ, hãy theo Ta.
[1] “Tôi bảo thật với các ông, nếu họ im lặng, sỏi đá sẽ la lên”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét