Kỳ Tích Về Kiến Trúc Và Mỹ Thuật
Độc Đáo Của Thế Giới Tạo Dựng Bởi Lòng Biết Ơn Và Sùng Kính Đức Mẹ Của Một Linh
Mục Di Dân
Anthony Nguyễn
20/Dec/2018
Lại thêm một mùa Giáng Sinh đang về trên khắp thế giới. Bộ mặt
phố phường khắp các châu lục đang khoác lên vẻ rực rỡ lấp lánh của các vật dụng
trang trí mừng ngày sinh của một hài nhi nghèo ở Bethlem đã vượt ra ngoài phạm
vi tôn giáo, trờ thành một lễ hội phổ thông nhất trong năm. Các cửa hàng mua sắm
lại tấp nập người mua sắm quà tặng cho người thân, bè bạn. Trên những phương tiện
truyền thông lại rộn rã vang lên những khúc hát đầy ý nghĩa của ngày Đấng Cứu
Thế ra đời. Một trong những bài hát được mọi người yêu chuộng nhất là bài Chú
Bé Đánh Trống (Little Drummer Boy) được nữ nhạc sĩ Katherine K. Davis sáng tác
vào năm 1941, nổi tiếng không những vì giai điệu du dương trầm bổng mà còn vì ý
nghĩa thâm sâu, thấm đẫm trong từng lời nhạc. Bài hát nói về truyền thuyết một
chú bé nghèo, người đến viếng thăm hài đồng Giê Su nơi máng cỏ Bê Lem. Chú bé bối
rối vì không có gì đem đến tặng cho hài nhi như các cư dân trong vùng thường
làm. Nhưng chú có chút tài mọn là đáng trống. Và được sự hưởng ứng của Đức Mẹ
Maria, chú đã trổ hết tài nghệ của mình ra để làm quà cho người mà chú quý mến,
và chú cho rằng hài nhi trong máng cỏ đã "mỉm cười với tôi".
Truyền thuyết về chú bé nghèo, chỉ biết đánh trống để thể hiện lòng yêu mến và cung kính với Đấng Cứu Thế đã gây hứng khởi cho Katherine K. Davis viết thành một tuyệt tác âm nhạc thuộc hạng "để đời". Bài Chú Bé Đánh Trống đã trở thành "top hit" qua bao nhiêu năm, kể từ khi nó được cho chào đời cho đến nay.
Có một câu chuyện khác cũng về lòng yêu mến và biết ơn của một cha xứ nghèo ở tiểu bang Iowa thuộc vùng trung Mỹ dành cho Đức Mẹ và cũng đã tạo nên một kỳ công bất tử. Đó là cha Paul Matthias Dobberstein, một di dân người gốc Đức. Cha Dobberstein đến Mỹ năm 1892 lúc ngài 20 tuổi và gia nhập chủng viện thánh Phan xi cô tại thành phố Milwaukee, tiểu bang Wisconsin. Trong thời gian theo học ở chủng viện, một biến cố đã xảy ra cho cha Dobberstein và chính biến cố này đã tạo hứng khởi cho ngài suốt đời theo đuổi một mục đích đã đặt ra cho mình để bày tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ và những ơn lành Mẹ đã ban cho ngài: cha bị chứng sưng phổi nặng tưởng chết. Cha hết lòng cầu nguyện, và hứa sẽ dành trọn cuộc đời còn lại của ngài để xây dựng một đền thờ vinh danh Đức Mẹ như một cử chỉ biết ơn ngài dành cho Mẹ Thiên Chúa nếu ngài sống còn. Và thực tế đã chứng minh là ngài đã thực hiện lời hứa ấy một cách trọn vẹn sau khi hồi phục từ cơn bệnh hiểu nghèo, hoàn tất các môn học, thụ phong linh mục ngày 30 tháng Sáu năm 1897 và về nhận xứ tại một miền quê chuyên nghề canh nông ở West Bend, tiểu bang Iowa.
Theo dữ liệu của Sở Thống Kê Hoa Kỳ, West Bend là một thành phố nhỏ nằm trải dài từ huyện Kossuth sang Palo Alto của tiểu bang Iowa. Với diện tích 0.9 dặm vuông (2.3 km²) và dân số chỉ vào khoảng 1000 người, Westbend thật sự chỉ là một vùng quê hẻo lánh ít ai biết đến hơn nhiều so với những thành phố lớn khác quanh khu vực như Des Moines nằm cách đó khoảng 2 giờ đồng hồ lái xe (140 dặm) về hướng Nam hoặc Minneapolis, 3 giờ lái xe (200 dặm) về hướng Bắc. Nhưng tại West Bend lại là nơi một công trình kiến trúc độc đáo có một không hai trên thế giới mà không nơi nào có được, đó là Shrine of the Grotto of the Redemption, tạm dịch là Đền Thờ Hang Đá Cứu Chuộc.
Với 9 hang đá, mỗi hang đều được tạo dựng lên với kiến trúc và hình dáng riêng biệt, cộng thêm 14 đàng thánh giá rất trang trọng,uy nghi, quần thể tại West Bend, Iowa đã được bình chọn là "kỳ quan thứ 8 trên thế giới" vì lối kiến trúc độc đáo, một công trình làm hoàn toàn bằng sức người trải qua một khoảng thời gian rất dài gần một thế kỷ, là một bộ sưu tập đá thiên nhiên, gỗ hoá thạch, đá thiên nhiên, bán quý và quý kim. Các kim loại như vàng ròng, đá bán quý như hồng ngọc (ruby), lam ngọc (turquoise), lục ngọc (emerald), bích ngọc(sapphire) cho đến các loại đá bán quý như thạch anh hồng, tím, vàng, cho đến các loại đá mã não nguyên khối mà cha nhặt về tuy không có giá trị cao như những món hàng được bày bán ở các cửa hàng, nhưng đều là đá thật không được chế biến bởi hoá chất cho thêm phần nhuận sắc. Nói chung, đá thiên nhiên thời đó đều có thể tìm gặp trên các hang động, vách núi. Người ta chỉ việc nhặt về mà không tốn khoản tiền nào. Có những khối đá tảng, thạch nhũ mà cha đem về, so với giá thị trường bây giờ có thể lên đến hàng trăm, hàng ngàn, chục ngàn đồng là thường. Những thứ này hiện nay đã trở thành hàng "quốc cấm", tuyệt đối không được thu lượm hay đem ra khỏi các khu công viên quốc gia .Với mớ kiến thức thu thập được từ thời đi học về địa chất và kiến trúc, cha Dobbertein đã một mình một ngựa hoặc bắt xe lửa đi tìm kiếm, nhặt nhạnh , các loại đá quý, bán quý, thạch nhũ, gỗ hoá thạch từ khắp miền trung Mỹ sang dến khu vực Tây Bắc như South Dakota, Wyoming ...về làm chất liệu xây dựng.
Cha Dobberstein bắt tay vào công trình này ngay lập tức kể từ khi về nhận xứ, nhưng chỉ chủ yếu là đào móng và vẽ kế hoạch trong vòng 3 năm đầu. Sau đó, ngài lại vừa làm mục vụ, vừa lặng lẽ tích luỹ đá thiên nhiên và khoáng chất về chất đầy sân. Ngài làm việc liên lục như thế suốt 10 năm không nghỉ. Giáo dân thấy thế chạnh lòng thương, rủ nhau tiếp tay cho ngài làm việc. Một trong những người này là Matt Szerence, người đã tình nguyện trở thành "cánh tay phải" của cha Dobberstein từ sau khi ông tốt nghiệp trung học vào năm 1912. Từ đó hai cha con cứ hì hục làm việc từ sáng đến chiều với những tảng đá từ nhỏ đến lớn. Tảng nào không vừa thì lại đục, đẽo. Khi ghép xong một hoạ tiết thì phải trét loại xi măng đặc biệt vào để không bị trôi đi bởi mưa gió. Mùa đông đến, họ lại rút vào trong nhà để gắn những viên đá nhỏ vào thành những chùm hoa đá nhỏ khoảng 2 bàn tay người chụm lại, gọi là những "rosette", khi hết lạnh lại đem ra gắn lên trần hang. Từng bước, từng bước, họ đã xây dựng lên 9 hang động bằng đá như thế, mỗi hang đá là một đền thờ Đức Mẹ, các thánh cả, hoặc những diễn biến trong công cuộc cứu chuộc nhân loại của chúa Giê Su. Tất cả đều được làm với sự thận trọng, say mê, từng hoạ tiết được nắn nót bằng tay, cho đến năm 1947 mới sắm được một chiếc cần trục bằng điện. Nhưng có lẽ chính nhờ vào sự cần cù, kiên nhẫn và cẩn trọng này, đến nay công trình vẫn đứng vững với thời gian, dường như mưa gió, tuyết, sương, thậm chí kẻ trộm cũng khó làm cho kiến trúc này dễ dàng bị hao mòn hay thất thoát.
Cũng cần phải nói thêm là công trình độc đáo có một không hai trên thế giới của cha Dobberstein trong thời gian radio còn chưa trở nên thông dụng nhưng đã tạo một tiếng vang không nhỏ khắp nơi. Rất nhiều người, kẻ góp của, người góp sức cho cha có thêm động lực mà tiếp tục công việc. Năm 1946, khi ngài đã 74 tuổi, sức đã yếu, đức cha địa phận (Sioux City, Iowa) đã gởi cha Greving về xứ West Bend làm mục vụ thay cho ngài, và cũng để thêm người giúp ngài tiếp tục công trình xây hang đá vào năm 1946.
Cha Greving dường như cũng bị cuốn hút bởi những công việc hết sức ý nghĩa của vị tiền nhiệm, ngài đã bỏ hết công sức vừa phục vụ cộng đoàn lẫn gánh vác trọng trách hoàn tất hang đá sau khi cha Dobberstein qua đời vào ngày 24 tháng 7 năm 1954 (chỉ 3 ngày sau khi hiệp định Geneve tại Việt Nam được ký kết) và được chôn tại nghĩa trang giáo xứ cách hang đá khoảng nửa dặm về phía tây.
Trong suốt 50 sau khi cha Dobberstein từ trần, Cha Greving và Matt Szerensce - lúc này cũng đã thành một ông cụ- kiên trì làm việc cho đến ngày công trình hoàn tất. Tính cho đến khi ngài về hưu vào năm 1996, cha Greving đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng một ngôi thánh đường khang trang đẹp đẽ có tên là Nhà thờ Thánh Phê-rô và Phao-lô, một bảo tàng viện làm nơi trưng bày di vật của cha và cộng sự, cũng như những khối đá thiên nhiên đẹp và độc đáo đến nỗi nhiều du khách đến thưởng ngoạn sau này đều trầm trồ rằng đó là những báu vật vô giá không thể kiếm được ở đâu ra dù với rất nhiều tiền. Rất nhiều tặng vật như thế vẫn đang tiếp tục tìm về bảo tàng viện của Đền thờ West Bend này sau khi các nhân vật tạo ra nó đã qua đời như một cách để tiếp nối di sản của các bậc tiên phong khả kính đã một đời cống hiến tài năng và sức lực của mình cho việc vinh danh Chúa và Đức Mẹ. Các ngài hẳn sẽ rất vui mừng nếu chúng ta cùng tiếp tay với các ngài đến viếng thăm, góp sức duy trì và quảng bá đền thánh này cho mọi người được biết đến "danh Cha cả sáng". Cha Greving đã về với Chúa trong sự tiếc thương của bao người vào ngày 14 tháng Hai năm 2002. Ngài cũng được chôn tại cùng một nghĩa trang với cha Dobberstein để ngày ngày được chứng kiến các đoàn du khách lũ lượt kéo về thăm viếng công trình vĩ đại chất chứa đầy tình yêu thương và lòng biết ơn sâu xa dành cho Đức Mẹ Maria, Chúa Giê su và các vị thánh cả.
Du khách hoặc đoàn thể nào muốn đến thăm viếng hay cắm trại, tĩnh tâm tại đây xin liên lạc:
Hang Đá:
208 1st Avenue NW, West Bend, Iowa 50597
515-887-2371
515-887-5591 (Gift Shop)
515-887-2372
Hang đá mở cửa 24/7
Văn phòng làm việc 9am-5pm, từ thứ Hai- thứ Sáu.
Nhà thờ thánh Phê-rô và Phao-lô
206 1st Avenue NW, West Bend, Iowa 50597
515-887-3333
515-887-3334
sspp@ncn.net
http://www.westbendgrotto.com/history/
Truyền thuyết về chú bé nghèo, chỉ biết đánh trống để thể hiện lòng yêu mến và cung kính với Đấng Cứu Thế đã gây hứng khởi cho Katherine K. Davis viết thành một tuyệt tác âm nhạc thuộc hạng "để đời". Bài Chú Bé Đánh Trống đã trở thành "top hit" qua bao nhiêu năm, kể từ khi nó được cho chào đời cho đến nay.
Có một câu chuyện khác cũng về lòng yêu mến và biết ơn của một cha xứ nghèo ở tiểu bang Iowa thuộc vùng trung Mỹ dành cho Đức Mẹ và cũng đã tạo nên một kỳ công bất tử. Đó là cha Paul Matthias Dobberstein, một di dân người gốc Đức. Cha Dobberstein đến Mỹ năm 1892 lúc ngài 20 tuổi và gia nhập chủng viện thánh Phan xi cô tại thành phố Milwaukee, tiểu bang Wisconsin. Trong thời gian theo học ở chủng viện, một biến cố đã xảy ra cho cha Dobberstein và chính biến cố này đã tạo hứng khởi cho ngài suốt đời theo đuổi một mục đích đã đặt ra cho mình để bày tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ và những ơn lành Mẹ đã ban cho ngài: cha bị chứng sưng phổi nặng tưởng chết. Cha hết lòng cầu nguyện, và hứa sẽ dành trọn cuộc đời còn lại của ngài để xây dựng một đền thờ vinh danh Đức Mẹ như một cử chỉ biết ơn ngài dành cho Mẹ Thiên Chúa nếu ngài sống còn. Và thực tế đã chứng minh là ngài đã thực hiện lời hứa ấy một cách trọn vẹn sau khi hồi phục từ cơn bệnh hiểu nghèo, hoàn tất các môn học, thụ phong linh mục ngày 30 tháng Sáu năm 1897 và về nhận xứ tại một miền quê chuyên nghề canh nông ở West Bend, tiểu bang Iowa.
Theo dữ liệu của Sở Thống Kê Hoa Kỳ, West Bend là một thành phố nhỏ nằm trải dài từ huyện Kossuth sang Palo Alto của tiểu bang Iowa. Với diện tích 0.9 dặm vuông (2.3 km²) và dân số chỉ vào khoảng 1000 người, Westbend thật sự chỉ là một vùng quê hẻo lánh ít ai biết đến hơn nhiều so với những thành phố lớn khác quanh khu vực như Des Moines nằm cách đó khoảng 2 giờ đồng hồ lái xe (140 dặm) về hướng Nam hoặc Minneapolis, 3 giờ lái xe (200 dặm) về hướng Bắc. Nhưng tại West Bend lại là nơi một công trình kiến trúc độc đáo có một không hai trên thế giới mà không nơi nào có được, đó là Shrine of the Grotto of the Redemption, tạm dịch là Đền Thờ Hang Đá Cứu Chuộc.
Với 9 hang đá, mỗi hang đều được tạo dựng lên với kiến trúc và hình dáng riêng biệt, cộng thêm 14 đàng thánh giá rất trang trọng,uy nghi, quần thể tại West Bend, Iowa đã được bình chọn là "kỳ quan thứ 8 trên thế giới" vì lối kiến trúc độc đáo, một công trình làm hoàn toàn bằng sức người trải qua một khoảng thời gian rất dài gần một thế kỷ, là một bộ sưu tập đá thiên nhiên, gỗ hoá thạch, đá thiên nhiên, bán quý và quý kim. Các kim loại như vàng ròng, đá bán quý như hồng ngọc (ruby), lam ngọc (turquoise), lục ngọc (emerald), bích ngọc(sapphire) cho đến các loại đá bán quý như thạch anh hồng, tím, vàng, cho đến các loại đá mã não nguyên khối mà cha nhặt về tuy không có giá trị cao như những món hàng được bày bán ở các cửa hàng, nhưng đều là đá thật không được chế biến bởi hoá chất cho thêm phần nhuận sắc. Nói chung, đá thiên nhiên thời đó đều có thể tìm gặp trên các hang động, vách núi. Người ta chỉ việc nhặt về mà không tốn khoản tiền nào. Có những khối đá tảng, thạch nhũ mà cha đem về, so với giá thị trường bây giờ có thể lên đến hàng trăm, hàng ngàn, chục ngàn đồng là thường. Những thứ này hiện nay đã trở thành hàng "quốc cấm", tuyệt đối không được thu lượm hay đem ra khỏi các khu công viên quốc gia .Với mớ kiến thức thu thập được từ thời đi học về địa chất và kiến trúc, cha Dobbertein đã một mình một ngựa hoặc bắt xe lửa đi tìm kiếm, nhặt nhạnh , các loại đá quý, bán quý, thạch nhũ, gỗ hoá thạch từ khắp miền trung Mỹ sang dến khu vực Tây Bắc như South Dakota, Wyoming ...về làm chất liệu xây dựng.
Cha Dobberstein bắt tay vào công trình này ngay lập tức kể từ khi về nhận xứ, nhưng chỉ chủ yếu là đào móng và vẽ kế hoạch trong vòng 3 năm đầu. Sau đó, ngài lại vừa làm mục vụ, vừa lặng lẽ tích luỹ đá thiên nhiên và khoáng chất về chất đầy sân. Ngài làm việc liên lục như thế suốt 10 năm không nghỉ. Giáo dân thấy thế chạnh lòng thương, rủ nhau tiếp tay cho ngài làm việc. Một trong những người này là Matt Szerence, người đã tình nguyện trở thành "cánh tay phải" của cha Dobberstein từ sau khi ông tốt nghiệp trung học vào năm 1912. Từ đó hai cha con cứ hì hục làm việc từ sáng đến chiều với những tảng đá từ nhỏ đến lớn. Tảng nào không vừa thì lại đục, đẽo. Khi ghép xong một hoạ tiết thì phải trét loại xi măng đặc biệt vào để không bị trôi đi bởi mưa gió. Mùa đông đến, họ lại rút vào trong nhà để gắn những viên đá nhỏ vào thành những chùm hoa đá nhỏ khoảng 2 bàn tay người chụm lại, gọi là những "rosette", khi hết lạnh lại đem ra gắn lên trần hang. Từng bước, từng bước, họ đã xây dựng lên 9 hang động bằng đá như thế, mỗi hang đá là một đền thờ Đức Mẹ, các thánh cả, hoặc những diễn biến trong công cuộc cứu chuộc nhân loại của chúa Giê Su. Tất cả đều được làm với sự thận trọng, say mê, từng hoạ tiết được nắn nót bằng tay, cho đến năm 1947 mới sắm được một chiếc cần trục bằng điện. Nhưng có lẽ chính nhờ vào sự cần cù, kiên nhẫn và cẩn trọng này, đến nay công trình vẫn đứng vững với thời gian, dường như mưa gió, tuyết, sương, thậm chí kẻ trộm cũng khó làm cho kiến trúc này dễ dàng bị hao mòn hay thất thoát.
Cũng cần phải nói thêm là công trình độc đáo có một không hai trên thế giới của cha Dobberstein trong thời gian radio còn chưa trở nên thông dụng nhưng đã tạo một tiếng vang không nhỏ khắp nơi. Rất nhiều người, kẻ góp của, người góp sức cho cha có thêm động lực mà tiếp tục công việc. Năm 1946, khi ngài đã 74 tuổi, sức đã yếu, đức cha địa phận (Sioux City, Iowa) đã gởi cha Greving về xứ West Bend làm mục vụ thay cho ngài, và cũng để thêm người giúp ngài tiếp tục công trình xây hang đá vào năm 1946.
Cha Greving dường như cũng bị cuốn hút bởi những công việc hết sức ý nghĩa của vị tiền nhiệm, ngài đã bỏ hết công sức vừa phục vụ cộng đoàn lẫn gánh vác trọng trách hoàn tất hang đá sau khi cha Dobberstein qua đời vào ngày 24 tháng 7 năm 1954 (chỉ 3 ngày sau khi hiệp định Geneve tại Việt Nam được ký kết) và được chôn tại nghĩa trang giáo xứ cách hang đá khoảng nửa dặm về phía tây.
Trong suốt 50 sau khi cha Dobberstein từ trần, Cha Greving và Matt Szerensce - lúc này cũng đã thành một ông cụ- kiên trì làm việc cho đến ngày công trình hoàn tất. Tính cho đến khi ngài về hưu vào năm 1996, cha Greving đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng một ngôi thánh đường khang trang đẹp đẽ có tên là Nhà thờ Thánh Phê-rô và Phao-lô, một bảo tàng viện làm nơi trưng bày di vật của cha và cộng sự, cũng như những khối đá thiên nhiên đẹp và độc đáo đến nỗi nhiều du khách đến thưởng ngoạn sau này đều trầm trồ rằng đó là những báu vật vô giá không thể kiếm được ở đâu ra dù với rất nhiều tiền. Rất nhiều tặng vật như thế vẫn đang tiếp tục tìm về bảo tàng viện của Đền thờ West Bend này sau khi các nhân vật tạo ra nó đã qua đời như một cách để tiếp nối di sản của các bậc tiên phong khả kính đã một đời cống hiến tài năng và sức lực của mình cho việc vinh danh Chúa và Đức Mẹ. Các ngài hẳn sẽ rất vui mừng nếu chúng ta cùng tiếp tay với các ngài đến viếng thăm, góp sức duy trì và quảng bá đền thánh này cho mọi người được biết đến "danh Cha cả sáng". Cha Greving đã về với Chúa trong sự tiếc thương của bao người vào ngày 14 tháng Hai năm 2002. Ngài cũng được chôn tại cùng một nghĩa trang với cha Dobberstein để ngày ngày được chứng kiến các đoàn du khách lũ lượt kéo về thăm viếng công trình vĩ đại chất chứa đầy tình yêu thương và lòng biết ơn sâu xa dành cho Đức Mẹ Maria, Chúa Giê su và các vị thánh cả.
Du khách hoặc đoàn thể nào muốn đến thăm viếng hay cắm trại, tĩnh tâm tại đây xin liên lạc:
Hang Đá:
208 1st Avenue NW, West Bend, Iowa 50597
515-887-2371
515-887-5591 (Gift Shop)
515-887-2372
Hang đá mở cửa 24/7
Văn phòng làm việc 9am-5pm, từ thứ Hai- thứ Sáu.
Nhà thờ thánh Phê-rô và Phao-lô
206 1st Avenue NW, West Bend, Iowa 50597
515-887-3333
515-887-3334
sspp@ncn.net
http://www.westbendgrotto.com/history/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét