Một tu sĩ dòng Capuchino có các vết
thương như dấu thánh Chúa Giêsu
Một tu sĩ dòng Capuchino ở miền bắc đảo Sumatra, Indonessia,
trở nên nổi tiếng, sau khi những hình ảnh lan truyền trên mạng internet cho thấy
thầy có những vết thương tương tự như những vết thương Chúa Kitô đã chịu trong
khi bị đóng đinh.
Hồng Thủy - Vatican
Trong những ngày qua, các hình ảnh tu sĩ Tedy Dundru, với những
vết thương ở bàn chân và bàn tay, ở ngực trái và ở mặt, đã lan truyền trên các
phương tiện truyền thông xã hội. Cha mẹ của thầy Dundru và các vị hữu trách của
tổng giáo phận Medan xác nhận các vết thương này là thật.
Trước khi gia nhập dòng Capuchino, thầy Dundru đã vào Hội
truyền giáo thánh Phanxicô Xavie và sống một thời gian tại đan viện Trappist ở
Lamanabi, Đông Flores. Một người trong gia đình thầy Dundru cho biết, các vết
thương cũng đã xuất hiện trên thân thể thầy trong thời gian thầy sống tại đan
viện; những vết thương mờ dần và sau đó xuất hiện lại, làm cho thầy rất đau đớn.
Dòng Capuchino đã gửi thầy sang Ý để điều trị, nhưng các bác sĩ đã không thành
công trong việc chữa trị cho thầy cũng như không thể giải thích nguyên nhân.
Dòng Capuchino thận trọng với sự kiện này
Cha Michael Manurung, tổng đại diện của tổng giáo phận
Medan, cho biết Hội dòng xem xét sự việc này với sự thận trọng. Cha nói: “sẽ đến
lúc cần chứng thực đây là kinh nghiệm thiêng liêng hay điều gì khác.” Về phía
những người lưu hành các hình ảnh trên mạng, họ yêu cầu các lãnh đạo Giáo hội
điều tra ngay lập tức xem thầy Dundru có thực là nhận được các dấu thánh hay
không.
Các dấu thánh
Các dấu thánh, như được mô tả trong Tin mừng, là các dấu
đinh ở bàn tay và bàn chân, vết hằn trên đầu do mão gai, vết roi và vết thương
do giáo đâm ở cạnh sườn. Giáo hội xem những dấu thánh là dấu hiệu của sự kết hiệp
sâu xa của con người với Thiên Chúa.
Một số vị thánh được mang dấu thánh
Trong các vị nổi tiếng được mang các dấu thánh, có thánh
Phanxicô Assisi – người đầu tiên được nhận các dấu thánh, thánh Catarina Siena;
gần gũi và được nhiều người thời đại chúng ta biết đến là thánh Pio làng
Pietrelcina, thường được gọi là cha Pio.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét