Trang

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO CHO NGƯỜI TRẺ


"YOUCAT"
(Giáo lý Công giáo cho Người Trẻ)
(web xuanha.net)
///

Lời Giới thiệu
của ĐTC về YouCat:
Tôi khuyên các bạn trẻ:
ĐỌC "SÁCH GIÁO LÝ CHO NGƯỜI TRẺ"
(ĐTC Benedictô 16)




Bạn trẻ thân mến! Hôm nay tôi giới thiệu cho bạn cuốn sách đặc biệt. Nó bất thường qua nội dung của nó,   với cách được soạn ra. Tôi muốn giải thích vắn tắt để bạn có thể hiểu được tính độc đáo của nó.

"YouCat"
 (Youth Catechism)  nguồn gốc từ những năm 1980. Đây là một thời kỳ khó khăn cho Giáo hội, cũng như xã hội trên thế giới, trong nhu cầu tìm một hướng đi mới cho tương lai.
Sau Công đồng Vatican II (1962-1965) trong môi trường văn hóa thay đổi, nhiều người không còn biết chính xác những gì Kitô hữu thực sự nên tin, những gì Hội Thánh dạy, hay dạy cách đơn giản (tout court) như sách Bổn, và làm thế nào các điều này có thể thích ứng với hoàn cảnh văn hóa mới.

Đạo Công giáo như vậy đã lỗi thời rồi chăng? Người ta có thể vẫn còn là một tín hữu hợp thời chăng? Đây là những câu hỏi mà nhiều Kitô hữu ngày nay vẫn tự hỏi . Vì vậy, Đ.Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã giải quyết vấn đề cách táo bạo: Người quyết định rằng, các giám mục cả thế giới nên viết một cuốn sách ứng phó với những câu hỏi này.

Người
 giao cho tôi nhiệm vụ điều phối công việc của các giám mục, và bảo đảm rằng sự đóng góp của các giám mục sẽ làm ra một cuốn sách: Tôi nghĩ là một cuốn sách thực sự, không phải là một sự tổng hợp nhiều bản văn. Cuốn sách này mang danh hiệu truyền thống là"Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo," tuy rằng chưa hoàn toàn phấn khởi và mới mẻ, nhưng nó đã cho thấy những gì Giáo Hội Công Giáo tin trong thời nay và tín hữu có thể tin tưởng một cách hợp lý.

Tôi đã rất sợ hãi công việc này, và tôi phải thú nhận rằng tôi nghi ngờ không biết nó có thể thành công chăng? Làm thế nào các tác giả rải rác trên khắp thế giới có thể sản xuất một cuốn sách có thể đọc được? Làm thế nào có thể con người sống trên các châu lục khác nhau, và không chỉ là quan điểm từ một miền địa lý, mà còn có những trí tuệ và văn hóa khác nhau, phải tạo ra một văn bản dễ hiểu và thống nhất từ bên trong cho tất cả các châu lục?

Điều nữa là
 các giám mục phải viết không chỉ đơn giản là của một mình, nhưng là đại diện của cả hội đồng và của Giáo Hội địa phương của họ.

Cho tới ngày nay, tôi phải thú nhận rằng,
 khi dự án này cuối cùng đã thành công, nó như một phép lạ với tôi. Chúng tôi đã gặp nhau một năm ba, bốn lần, mỗi lần gặp nhau một tuần, và chúng tôi nhiệt tình thảo luận về mỗi phần văn bản đã được viết ra.

Điều đầu tiên chúng tôi phải làm là xác định cấu trúc của cuốn sách: nó phải đơn giản, để các nhóm riêng rẽ có thể nhận ra nhiệm vụ rõ ràng và sẽ không phải cưỡng ép trình bày trong một hệ thống phức tạp.

Đây là cũng cấu trúc của cuốn sách này. Điều này đơn giản là lấy từ kinh nghiệm giáo lý từ nhiều thế kỷ: những gì chúng ta tin, những gì chúng ta cử hành các mầu nhiệm Công giáo, những gì chúng ta sống trong Chúa Kitô, những gì chúng ta cầu nguyện.

Tôi không muốn giải thích chúng tôi đương đầu với số lượng lớn các câu hỏi thế nào, cho đến khi một cuốn sách thực sự xuất bản. Trong tác phẩm loại này, nhiều câu hỏi được đặt ra: vì nếu chỉ kể những việc xảy ra thì không đủ, nó còn có những câu hỏi thêm nữa. Dù sao đâycũng là một cuốn sách tuyệt vời, một dấu hiệu của sự thống nhất trong đa dạng.

Bắt đầu với nhiều tiếng nói, nó đã có thể hình thành một dàn đồng ca, bởi vì chúng tôi đã có những điểm chung của đức tin, mà Giáo hội đã truyền lại cho chúng tôi từ các tông đồ qua các thế kỷ cho đến ngày hôm nay.

Làm
 sao giải quyết những điều này?

Trở lại việc soạn thảo "Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo," chúng tôi đã phải lưu ý không những về các  lục địa, các nền văn hóa khác nhau của các dân tộc, các xã hội khác nhau, các cá nhân khác nhau: người lao động có tâm lý khác với người nông dân,  vóc dáng khác với nhà ngôn ngữ, nhà doanh nghiệp khác với nhà báo, thanh niên khác với người cao tuổi. Vì vậy, trong ngôn ngữ và suy nghĩ, chúng tôi đã phải vượt lên trên tất cả những khác biệt, để tìm ra điểm chung giữa các vũ trụ tinh thần khác nhau. Thêm nữa, chúng tôi để ý đến các bản "dịch" trong các miền khác nhau, để có thể tiếp cận những người có tâm tính khác nhau, các vấn đề khác nhau.

*Kể từ những Ngày Giới Trẻ Thế Giới (Rome, Toronto, Cologne, Sydney), những người trẻ khắp nơi trên thế giới đã gặp những người muốn tin, những người đang tìm kiếm Thiên Chúa, người yêu Chúa Kitô trên con  đường chung. Trong bối cảnh này, chúng tôi hỏi mình có cần tìm cách dịch "Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo" sang ngôn ngữ của người trẻ để làm cho lời nói của Giáo hội  thâm nhập vào thế giới của họ chăng?
Đương nhiên, cũng có nhiều sự khác biệt giữa những người trẻ hôm nay, thế là, dưới sự lãnh đạo kinh nghiệm của tổng giám mục của Vienna, Christoph Schönborn, một "YouCat" đã được hoàn thành cho những người trẻ. Tôi hy vọng rằng nhiều người trẻ sẽ thích thú vớicuốn sách này.

Một số người nói với tôi rằng, ngày nay những người trẻ không quan tâm đến giáo lý, nhưng tôi không nghĩ vậy. Tôi chắc rằng tôi có lí.Không nên phán đoán người trẻ theo bề ngoài, những người trẻ muốn biết cuộc sống thực sự là thế nào. Một cuốn tiểu thuyết về tội phạm được hấp dẫn bởi vì nó thu hút người ta về việc của người khác, nhưng riêng chúng ta có cuốn sách giáo lý, nó hấp dẫn bởi vì nó nói với chúng ta về số phận của chúng ta, và liên quan mật thiết với mỗi người chúng ta.

Vì lý do này, tôi mời các bạn:
 Hãy nghiên cứu giáo lý! Đây là mong muốn chân thành của tôi.

Biết rằng, giáo lý không cung cấp các giải pháp dễ dàng, nó đòi các bạn một cuộc sống mới, nó giới thiệu với bạn thông điệp của Tin Mừng như "viên ngọc đáng giá tuyệt vời" (Matthew 13:45)  đổi lấy tất cả mọi thứ bạn có.
Vì vậy tôi yêu cầu bạn:
nghiên cứu các giáo lý với niềm đam mê và kiên trì!
Hy sinh thời gian của bạn cho việc này!
Nghiên cứu nó trong sự im lặng trong căn phòng của bạn,
đọc nó với người khác, nếu bạn là bạn bè,  các nhóm, các mạng lưới nghiên cứu, trao đổi ý kiến ​​trên internet. Trong bất cứ cách nào, hãy đối thoại về đức tin của bạn!


Bạn phải biết những gì bạn tin tưởng, bạn phải biết đức tin của bạn cách chính xác, như các chuyên gia điều hành một máy tính, như một nhạc sĩ biết phần trình diễn của mình.
Phải, bạn phải có nhiều hơn nữa, bắt rễ sâu trong đức tin hơn, so với thế hệ của cha mẹ bạn, để chống cự mạnh mẽ và dứt khoát chống lại sự cám dỗ của thời nay.

Bạn cần trợ giúp của Thiên Chúa,
nếu đức tin của bạn không muốn khô đi như giọt sương trong ánh mặt trời,
nếu bạn không muốn đầu hàng sự cám dỗ của thói quen tiêu dùng,
nếu bạn không muốn tình yêu của bạn bị chết đuối với vấn đề khiêu dâm,
nếu bạn muốn chống lại những yếu kém và những lạm dụng và bạo lực.
Nếu bạn dành cho mình niềm đam mê nghiên cứu giáo lý,
Tôi muốn cung cấp cho bạn một ý kiến cuối cùng:
Tất cả các bạn biết các cộng đồng tín hữu gần đây đã bị thương bởi các cuộc tấn công của tội lỗi thế nào, bởi sự xâm nhập tội lỗi từ bên trong, ngay cả vào trung tâm của Giáo Hội.
Đừng coi đây là cớ để chạy trốn khỏi sự hiện diện của Thiên Chúa,
Bạn là phần thân mình của Chúa Kitô, của Giáo Hội.
Hãy giữ nguyên vẹn ngọn lửa tình yêu của bạn trong Giáo Hội này, khi người ta che khuất nó. " Hãy nhiệt thành, không trễ nải; lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa.(Rm 12,11) 

Khi Israel đã ở vào điểm đen tối nhất lịch sử của mình, Thiên Chúa kêu gọi để giúp đỡ, không phải là người cao cả và được tôn trọng, nhưng một người trẻ tuổi tên là Gieremia; chàng cảm thấy bị lãnh một sứ mệnh quá lớn, chàng nói:
"A, Lạy Chúa, Tôi không biết làm thế nào để nói chuyện,  tôi còn quá trẻ. "
Nhưng Thiên Chúa đã không cho chàng thất đảm, Ngài nói:
"Đừng nói: Tôi còn quá trẻ, Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi. Ta bảo nói gì, ngươi cứ nói." (Giêrêmia 1,6-7).

Tôi chúc lành cho bạn và cầu nguyện cho tất cả các bạn mỗi ngày.

Giáo hoàng Bênêđictô 16



GIÁO LÝ CHO NGƯỜI TRẺ
(Youth Catechism)

(Lời thưa trước: Vì sẽ có bản dịch chính thức của giáo quyền, nên ở đây, tôi chỉ dịch câu hỏi và câu trả lời, không dịch hết phần giải nghĩa thêm và lời trích dẫn bên cạnh.
Dùng những tiếng dễ hiểu, không nặng nho nhe, trừ những tiếng chuyên môn đã quen, thêm Anh ngữ cho người trẻ quen Anh ngữ dễ hiểu.

Nói là Giáo lý cho Người trẻ, nhưng thực ra có nhiều điều nhiều người lớn cũng chưa biết tới.

ĐGH Piô 12 đã từng nói:" Giáo hội bị đe dọa chẳng những bởi các địch thù bên ngoài mà còn bởi những mầm mống suy nhược và đồi bại bên trong.(sống bừa bãi, chán đạo, bỏ đạo, đổi đạo).
Tình trạng suy nhược ngày càng trầm trọng ấy phát hiện tại nhiều nơi trong Giáo hội, chính là do sự không biết hay nói đúng hơn: biết một cách quá nông cạn về giáo lý (các chân lý Tôn giáo Chúa Kitô đã dậy)". (Đức Piô 12)

ĐTC Bênêdictô 16, trong lời giới thiệu cuốn "Giáo lý cho Người trẻ" đã khuyên:
"Chúng ta có cuốn sách giáo lý, nó hấp dẫn bởi vì sách nói với chúng ta về số phận (đời đời) của chúng ta, và liên quan mật thiết với mỗi người chúng ta.
Vì lý do này, tôi mời các bạn: Hãy nghiên cứu giáo lý. Đây là mong muốn chân thành của tôi.

Biết rằng, giáo lý không cung cấp các giải pháp dễ dàng, nó đòi các bạn một cuộc sống mới, nó giới thiệu với bạn thông điệp của Tin Mừng như "viên ngọc đáng giá tuyệt vời" (Matthew 13,45)  đổi lấy tất cả mọi thứ bạn có.
Vì vậy tôi yêu cầu bạn:
nghiên cứu các giáo lý với niềm đam mê và kiên trì,
Hy sinh thời gian của bạn cho việc này,
Nghiên cứu nó trong sự im lặng trong căn phòng của bạn,
đọc nó với người khác, nếu bạn là bạn bè,  các nhóm, các mạng lưới nghiên cứu, trao đổi ý kiến ​​trên internet. Trong bất cứ cách nào, hãy đối thoại về đức tin của bạn".

Khi đã hiểu biết giáo lý trong đạo, có sự cố gắng thực hành, với ơn Chúa giúp, sẽ thấy việc sống đạo dễ dàng, vui vẻ, sẽ thấy Lời Chúa là đúng: "Ách Ta êm ái, và gánh Ta nhẹ nhàng" (Matthêu 11,30)
...
Linh mục MarkB, CMC phỏng dịch cho xuanha.net) 4/2011
- - -

Điều cần nhớ cho dễ hiểu:
Toàn thể Giáo lý của Giáo hội Công giáo qui về 4 cột chính (của tòa nhà Giáo hội ):
Cột 1. Những điều cần tin (kinh Tin kính)
Cột 2. Những điều cần lãnh (7 Bí tích)
Cột 3. Những điều cần giữ (10 Điều răn)
Cột 4. Những điều cần xin (kinh Lạy Cha)
- - -

Cột 1. Những điều cần tin (kinh Tin kính)

TẠI SAO CHÚNG TA  TIN (Believe)

1. Vì mục đích (purpose) nào loài người chúng ta có mặt ở đời này?
-  Chúng ta có mặt ở đời này để nhận biết (know), yêu mến (love) Chúa, để làm việc lành (good) theo ý Chúa,  và ngày nào đó được về Thiên đàng (heaven).
(Thiên Chúa muốn cho mọi người được ơn cứu rỗi và nhận biết sự thật (the truth) (1 Tm 2,4)

2. Tại sao Thiên Chúa (God) dựng nên (sáng tạo-  create) ta?
-  Chúa dựng nên ta vì Người tự ý (free) muốn như vậy, và bởi Tình yêu vô vị lợi (unselfish) của Người.
(Thiên Chúa là Tình yêu (1 Ga 4,16)

Chương 1
Con người được Thiên Chúa đón nhận

3. Tại sao chúng ta tìm kiếm (seek) Chúa ?
-  Vì Chúa đã đặt trong lòng ta ước mong (a longing) tìm Người.
Thánh Augustino nói:" Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa, và lòng chúng con không nghỉ yên cho tới khi được nghỉ yên trong Chúa ". Ta gọi đó là sự ước mong tìm Chúa.
(Mức độ của yêu là yêu không mức độ. Th. Phanxicô Salesiô)

4. Ta có thể biết được Chúa hiện hữu (existence) nhờ lý lẽ (reason) tự nhiên không?
-  Có, nhờ  lý lẽ tự nhiên, ta có thể nhận biết Chúa cách chắc chắn.
(vd. Con cái bởi cha mẹ, cha mẹ bởi ông bà...ông bà đầu tiên đầu tiên phải có Ai sinh ra, làm ra?)

5. Tại sao người ta lại từ chối (deny) Chúa, khi người ta có thể nhận biết Người bằng lý lẽ tự nhiên?
-  Vì để biết Thiên Chúa vô hình (invisible) là một đòi hỏi lớn đối với tâm trí con người (human mind), nên nhiều người không muốn điều đó.
Đàng khác, một số người không muốn biết Thiên Chúa, vì họ không muốn thay đổi cuộc sống.
Bất cứ ai nói vấn đề Thiên Chúa là vô nghĩa, không thể biết được, đó là kiểu nói cho qua chuyện, họ không muốn bàn tới.
(vd. người vô thần chính cống không tin nhạn Thiên Chúa)

6. Ta có thể nói đúng về Thiên Chúa  theo các ý niệm (concepts) của loài người không?
-  Dù ta là loài người có hạn (finite), còn Chúa cao cả vô hạn (infinite greatness). Vô hạn của Chúa không bao giờ hợp với có hạn của ta, nhưng ta vẫn có thể nói đúng (rightly) về Thiên Chúa (God).

Chương 2
Chúa ở ngay bên con người

7. Tại sao Chúa phải tỏ mình ra (show) để ta có thể biết về Chúa như thế nào?
- Người ta có thể biết Chúa hiện hữu (exist) bằng lý lẽ (reason), nhưng không biết thực sự Chúa thế nào (really like). Vì Chúa thật muốn cho người ta nhận biết Chúa, nên Người đã  tỏ mình ra (mạc khải- reveal).

8. Chúa tỏ  mình ra trong Cựu ước (Old Testament) thế nào?
-  Người tỏ mình ra trong Cựu ước như là Thiên Chúa, Đấng dựng nên (sáng tạo- Creator) thế giới này vì Tình yêu. Người trung tín (faithful) với loài người, cả sau  khi nó sa ngã phạm tội xa cách Người.

9.  Chúa tỏ mình ra với loài người ta thế nào khi sai Con của Người đến với loài người chúng ta?
-  Chúa tỏ mình cho chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô, qua sự sâu thẳm (full depth) của Tình yêu Thương xót (merciful Love) của Người.

10. Qua Chúa Giêsu Kitô, mọi sự đã được tỏ ra hết, hay cả sau khi Người về trời, mạc khải vẫn còn tiếp tục?
-  Trong Chúa Giêsu Kitô, chính là Thiên Chúa đã xuống trần gian.
Chúa Giêsu Kitô là Lời mạc khải sau cùng của Thiên Chúa.
Nhờ nghe lời Người, mọi người trong mọi đời có thể nhận biết Thiên Chúa là ai, và Thiên Chúa cần thiết thế nào cho họ được cứu rỗi.
(Sau Chúa Kitô, không còn mạc khải chung, chỉ có mạc khải riêng (private revelation). Mạc khải riêng không thể thay đổi Tin mừng Chúa Kitô, nhưng giúp hiểu rõ Tin mừng hơn.
Không buộc ai tin mạc khải riêng.
Giáo hội có quyền xác định về mạc khải riêng đúng hay sai)

11. Tại sao chúng ta nói về đức tin (the faith)    
- Chúng ta nói về đức tin, vì Chúa Giêsu đã truyền dạy ta:" Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ" (Mt 28,19)

12. Làm sao ta có thể nói về đức tin chân chính (true faith)?
- Chúng ta tìm thấy đức tin chân chính trong Kinh Thánh (Sacred Scripture) và trong Truyền thống của Giáo hội (Tradition of the Church)

13. Giáo hội có thể sai lầm (err) trong vấn đề đức tin không?
- Toàn thể các tín hữu (the faithful as a whole) không thể sai lầm về đức tin, vì Chúa Giêsu đã hứa với các môn đệ Người rằng: "Người sẽ ban Thánh Thần chân thật đến với họ, và giữ họ trong sự chân thật (truth)" (Ga 14,17). 

14. Kinh Thánh có đúng (true) không?
- Các sách Kinh Thánh dạy sự thật (chân lý-  the truth) cách chắc chắc, trung tín, và không sai lầm (firmly, faithfuly, and without error) (Cđ Vatican 2, Hiến chế Mạc Khải số 11)

15. Kinh Thánh có thể là chân lý sao được, vì trong đó có những điều không đúng (right)?
- Kinh Thánh (Bible) không chuyển đạt (convey) về lịch sử cách rõ ràng (precise), cũng không dạy tìm kiếm khoa học (scientific findings).
Đàng khác, các người Chúa dùng viết ra Kinh Thánh là những người trẻ  thời đó. Họ chia sẻ những tư tưởng về văn hóa của các nước chung quanh, và những văn hóa đó thường có những sai lầm.
Nhưng tất cả những điều gì con người cần biết về Thiên Chúa và về con đường cứu độ (the way of his salvation) đều được tìm thấy trong Kinh Thánh cách chắc chắn, không thể sai lầm (infallible).

16. Đâu là cách đọc Kinh Thánh cho đúng?
- Muốn đọc Kinh Thánh cho đúng, cần đọc với tinh thần cầu nguyện, nói khác đi, là cần Chúa Thánh Thần giúp đỡ, vì nhờ Chúa Thánh Thần mà Kinh Thánh được viết ra. Đó chính là Lời của Chúa, qua đó ta liên lạc với Chúa.

17. Kinh Thánh Cựu ước có ý nghĩa gì đối với các Kitô hữu Tân ước?
- Trong Cựu ước, Thiên Chúa tỏ mình là Đấng Sáng Tạo (Creator) và gìn giữ (preserver) thế giới, là Đấng lãnh đạo (leader) và Đấng huấn luyện (intructor) của loài người. Các sách Cựu ước cũng là Lời Chúa và là Kinh Thánh. Không có Cựu ước, ta không thể hiểu về Chúa Kitô trong Tân ước sau này.

18. Kinh Thánh Tân ước có ý nghĩa gì đối với các Kitô hữu?
- Trong Tân ước, sự mạc khải của Thiên Chúa đã được trọn vẹn. 
- Bốn sách Phúc âm theo thánh Matthêu, Marcô, Luca, và Gioan là  trung tâm của Kinh Thánh và là kho báu của Giáo hội. Trong đó Chúa Kitô tỏ mình ra như Người hiện hữu và Người gặp gỡ chúng ta.
- Trong sách Công vụ Các Tông đồ, ta học biết Giáo hội thời ban đầu và công việc của Chúa Thánh Thần.
- Trong các thư các Tông đồ viết, tất cả các hoàn cảnh của cuộc sống được đặt trong ánh sáng Chúa Kitô.
- Trong sách Khải huyền (Revelation), ta thấy trước cùng tận của các thế hệ (ages).  

19. Kinh Thánh có vai trò (role) nào trong Giáo hội ?
-  Từ Kinh Thánh, Giáo hội tìm ra sự sống (life) và sức mạnh (strength) của mình.

Chương 3
Con người đáp lời Thiên Chúa
(Man Responds to God)

20. Chúng ta trả lời Thiên Chúa thế nào khi Người nói với chúng ta ?
- Chúng ta trả lời Thiên Chúa khi chúng ta tin Người.

21. Đức tin là gì?
          1- Đức tin là nhận biết (knowledge) và trông cậy (trust), nó có 7 đặc tính (characteristic) sau:
          2- Đức tin là ơn tặng tuyệt vời (sheer gift) của Chúa, ta nhận được đức tin khi ta sốt sắng cầu xin.
          3- Đức tin là sức mạnh siêu nhiên (supernatural power), tuyệt đối cần thiết (absolutely necessary) để ta đạt được phần rỗi (attain salvation)
          4- Đức tin đòi ý muốn tự do (free will) và sự hiểu biết rõ ràng (clear understanding) của người ta, khi họ đón nhận lời mời của Chúa (the divine invitation).
          5- Đức tin là sự chắc chắn tuyệt đối (absolutely certain), vì chính Chúa Giêsu bảo đảm như thế.
          6- Đức tin không đầy đủ (incomplete), trừ khi nó dẫn đến Tình yêu tỏ ra bằng hành động (active love)
          7- Đức tin lớn dần khi người ta nghe thêm, nghe thêm cách ý tứ Lời của Chúa (God's Word) và đáp lại lời Người khi họ cầu nguyện (pray).
          8- Đức tin cho ta, ngay cả ở đời này, niềm vui thấy trước nơi Thiên đàng sau này (a foretaste of the joy of heaven).

22. Làm sao để người ta tin?
- Người ta tin khi tìm cách nên một (personal union) với Thiên Chúa, họ tin vào Chúa trong mọi sự Chúa tỏ ra về chính Người.

23. Có sự xung khắc (contradiction) giữa đức tin với khoa học (science) không?
- Không có sự xung khắc nào giữa đức tin với khoa học mà không giải quyết được (insoluble), vì không thể có 2 loại chân lý.
(Chúa đã dự liệu cho có cả đức tin và khoa học để giúp đỡ nhau)

24. Đức tin của tôi về Giáo hội (the Church) Chúa phải thế nào?
- Không ai có thể tin một mình (believe alone) và tự mình (by himself), giống như không ai có thể sống một mình và tự mình.
Chúng ta nhận đức tin từ Giáo hội và sống đức tin trong tình thân hữu cộng đồng mà chúng ta chia sẻ đức tin.


PHẦN HAI
KITÔ HỮU TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

25. Tại sao đức tin đòi có định nghĩa và công thức biểu chứng (formulas)?
- Đức tin không là những lời trống rỗng (empty), nhưng là một thực tại (reality).
Trong Giáo hội, đức tin được qui tụ vào công thức là kinh Tin kính, KTK được triển nở theo thời gian. Qua kinh Tin kính, ta có thể suy gẫm, tuyên xưng, học hỏi, nắm giữ, cử hành, và sống thực tại đức tin.

26.Kinh Tin kính là gì?
- Kinh Tin kính là những công thức vắn tắt của đức tin, để các tín hữu có thể cùng nhau tuyên xưng một niềm tin chung.

27.Kinh Tin kính có diễn tiến thế nào?
- Trở lại thời Chúa Giêsu, Người đã truyền dạy các môn đệ Rửa tội. Để được rửa tội, người đó phải tuyên xưng một đức tin rõ ràng (definite faith), như là, tin vào Cha, Con, và Thánh Thần.

28.Kinh Tin  kính Các thánh tông đồ là sao?
- Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.
Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi, bởi phép Đức Chúa Thánh Thần
mà Người xuống thai sinh bởi Bà Maria Đồng Trinh,
chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô,
chịu đóng đanh trên cây Thánh giá,
chết và táng xác,
xuống ngục Tổ tông,
ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại,
lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng,
ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần.
Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này.
Các Thánh thông công.
Tôi tin phép tha tội.
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.
Tôi tin hằng sống vậy. Amen.

29.Kinh Tin kính Công đồng Nicene (Nicene- Constantino) là sao?
- Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng,
Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình.
Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa,
Sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời.
Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa,
Ánh Sáng bởi Ánh Sáng,
Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật,
được sinh ra mà không phải được tạo thành,
đồng bản thể với Đức Chúa Cha :
nhờ Người mà muôn vật được tạo thành.
Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta,
Người đã từ trời xuống thế.
Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần,
Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria,
và đã làm người.
Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta,
thời quan Phongxiô Philatô;
Người chịu khổ hình và mai táng,
ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh.
Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha,
và Người sẽ lại đến trong vinh quang
để phán xét kẻ sống và kẻ chết,
Nước Người sẽ không bao giờ cùng.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần
là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống,
Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra,
Người được phụng thờ
và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con:
Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.
Tôi tin Hội Thánh duy nhất, thánh thiện,
công giáo và tông truyền.
Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội.
Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Amen.


Ph 2- Chương 1
Tôi tin Thiên Chúa Cha

30.Tại sao chúng ta tin chỉ có Một Chúa (only One God)?
- Chúng ta tin chỉ có Một Chúa, vì theo chứng cớ Kinh Thánh, chỉ có một Chúa, và theo luật lý luận (logic) chỉ có thể có Một Chúa.
(Mc 12,29 Chúa Giêsu trả lời, "Điều răn đứng đầu là,  Nghe đây, hỡi Ítraen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức  Chúa duy nhất. 12,30 Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi).

31.Tại sao Chúa tự cho mình một tên gọi?
- Chúa tự cho mình một tên gọi để ta dễ dàng khi kêu cầu đến Người.
(Tên Chúa: Yavê trong sách Xuất hành Cựu ước có nghĩa là "Ta là Đấng Tự hữu (I am who I am).
Đối với người Do thái (Jews) cũng như Kitô hữu (Christian), Yavê chỉ Thiên Chúa của trời đất, Đấng tạo thành (Creator), Gìn giữ (Preserver), Giải thoát  khỏi ách nô lệ Ai cập ((Liberator from slavery in Egypt), Đấng phán xét (Judge), và Đấng Cứu chuộc (Savior).

32. Khi nói Chúa là Đấng Chân thật (truth) có nghĩa thế nào?
- Chúa là sự Sáng, trong Chúa không có tối tăm (1 Ga 1,5).
Lời của Chúa là sự thật (Prov 8,7), Luật của Người là sự thật (Tv 119, 142). Chính Chúa Giêsu  bảo đảm (vouch) sự thật của Thiên Chúa trước tòa Philatô "Ta sinh ra, Ta đến thế gian để làm chứng cho sự thật (Ga 18, 37).

33.Khi nói Chúa là Tình yêu (Love) có nghĩa thế nào?
 - Nghĩa là Người dựng nên mọi sự, bao bọc mọi sự với lòng nhân từ vô biên (infinite benevolence) của Người.
Người không chỉ tuyên bố Người là Tình yêu mà còn chứng tỏ Tình yêu : "Không ai có Tình yêu lớn hơn người đã chết cho bạn mình" (Ga 15,13)

34.Bạn sẽ làm gì khi bạn đã nhận biết Thiên Chúa ?
- Khi đã nhận biết Chúa, bạn phải đặt Người lên chỗ nhất (first place) trong cuộc đời bạn. Được như thế, đời sống mới của bạn sẽ bắt đầu. Bạn nên biết rằng, người Kitô hữu (Christians) còn yêu thương cả kẻ thù nghịch mình.

35.Chúng ta tin có Một Thiên Chúa hay có 3 Thiên Chúa ?
- Chúng ta tin có Một Thiên Chúa, nhưng có 3 Ngôi. Chúa không  đơn độc (solitude), nhưng hiệp thông (communion) hoàn hảo với nhau. (ĐTC Benedictô 16)

36.Chúng ta có thể nhờ suy đoán (deduce) mà lý luận rằng Thiên Chúa có 3 ngôi không (triune)?
- Không. Sự việc có 3 ngôi trong Một Thiên Chúa là điều mầu nhiệm (mystery) (vượt quá hiểu biết của trí khôn ta). Ta chỉ được biết Thiên Chúa 3 Ngôi nhờ Chúa Kitô dạy cho.

37.Tại sao lại có Thiên Chúa "Cha "?
- Chúng ta tôn vinh Thiên Chúa là Cha, trước hết vì Người là Đấng Sáng Tạo (Creator), và săn sóc  các thụ tạo (creatures) của Người cách yêu thương.
Chúa Giêsu Con Thiên Chúa đã dạy Chúng ta  điều đó, hơn nữa, còn coi Cha Người như là Cha chúng ta, và dạy ta thưa với Người "Lạy Cha chúng con".

38.Ai là Chúa Thánh Thần ?
- Chúa Thánh Thần là Ngôi thứ Ba của Ba Ngôi, và có cùng một tính  uy quyền (divine majesty) như Ngôi Cha và Ngôi Con.

39.Chúa Giêsu có là Thiên Chúa không? Người có thuộc về Ba Ngôi không?
-  Đức Giêsu Nazaret là Ngôi Con, Ngôi thứ 2 mà chúng ta kể tới khi  làm dấu Thánh giá: "Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần". 
(Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta rất hài lòng về Người (This is my beloved Son, with whom I am well pleased" (Mt 3,17)
"Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ."  (CvTđ 4,12)

40. Thiên Chúa có thể làm bất cứ việc gì không? Người có Toàn năng không (Almighty)?
-  "Đối với Thiên Chúa, Người làm được mọi sự"(Lc 1,37). Người là Đấng Toàn năng.
("Lạy Cha, Cha làm được mọi sự" (Mt 14,36)

41. Khoa học có làm cho Đấng Tạo thành ra dư thừa (superfluous) không?
- Không. Mệnh đề "Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ" không là một danh từ khoa học đã lỗi thời. Điều ta nói ở đây là nói theo thần học (theos- logical), vì thế là nói về nguồn gốc của sự vật.
("Quả thế, Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu, không ghê tởm bất cứ loài nào Chúa đã làm ra, vì giả như Chúa ghét loài nào, thì đã chẳng dựng nên".(Khôn ngoan 11,24)

 
42. Có thể vừa chấp nhận lý thuyết tiến hóa (evolution), vừa tin vào Đấng Tạo thành không?
- Được. Dù nó khác nhau trong nhận thức (knowledge). Đức tin mở rộng cho những tìm kiếm (findings) và giả thuyết (hypotheses) của khoa học.

43. Thế giới này có là sản phẩm (product) của tình cờ (chance) không?
-  Không. Thiên Chúa là nguyên nhân (cause) của thế giới, không có tình cờ,  (ngẫu nhiên, cơ hội), cũng không tình cờ dù trong nguồn gốc (origin) sáng tạo thế giới, dù trong ý định bên trong (intrinsic order), dù trong mục đích sáng tạo (purposefulness), dù trong cách thức sáng tạo (product of factor).
(Kh 4,11"Ngài đã dựng nên muôn vật, và do ý Ngài muốn, mọi loài liền có và được dựng nên."

44. Ai sáng tạo (create) thế giới ?
- Một mình Thiên Chúa, Đấng không lệ thuộc thời gian (time) và không gian (space), đã sáng tạo thế giới từ"không" (out of nothing), và đưa mọi sự ra "có" (hiện thể (being).
Mọi vật hiện hữu (exist) đều lệ thuộc vào Thiên Chúa, chúng tiếp tục hiện hữu vì Thiên Chúa muốn chúng như vậy.
(Không có "Big Bang", không có tình cờ)

45. Luật tự nhiên (laws of nature) và hệ thống tự nhiên (natural systems) cũng do bởi Thiên Chúa sao?
- Đúng. Luật tự nhiên và hệ thống trật tự thiên nhiên cũng là một phần sáng tạo của Thiên Chúa.

46. Tại sao sách Sáng thế (Genesis) tả sự sáng tạo như là "công việc trong 6 ngày"?
- Đây là cách nói tượng trưng (symbol) một tuần làm việc, nó được đề cao bởi ngày cuối cùng nghỉ việc, nó diễn tả sự tốt lành, đẹp đẽ, và sáng tạo thật khôn ngoan biết chừng nào.

47. Tại sao Thiên Chúa lại nghỉ việc vào ngày thứ Bảy?
- Thiên Chúa nghỉ việc vào ngày thứ Bảy để nói lên việc sáng tạo đã hoàn thành, nó vượt xa mọi cố gắng của cả loài người (dù lao động hoài cũng không cứu được ai).

48. Tại sao Chúa sáng tạo (dựng nên- create) thế giới ?
-  Chúa dựng nên thế giới vì vinh danh Người (CôngđồngVaticanô 1)
Chương 1-B
Thiên Chúa quan phòng
(Divine providence)

49. Thiên Chúa có hướng dẫn thế giới và đời sống tôi không?
-  Có. Nhưng Người hướng dẫn cách mầu nhiệm (mysterious way).
Chúa hướng dẫn mọi sự trong trời đất theo đường lối của Người mà chỉ mình Người biết. Người hướng dẫn chúng tới hoàn hảo.
Không lúc nào, các tạo vật Người đã dựng nên vượt ra khỏi bàn tay Người.
(Ngay cả những sợi tóc trên đầu ngươi cũng đã được đếm cả rồi (Mt 10,30)

50. Con người đóng vai trò nào trong việc quan phòng của Chúa ?
- Thiên Chúa mời gọi con người cộng tác (collaborate) vào sự hoàn thành (completion) việc sáng tạo. Sự hoàn thành việc sáng tạo nhờ sự quan phòng của Chúa không vượt trên (above) hay vượt quá (beyond) sức chúng ta.
(Xin Chúa làm cho con nên khí cụ bình an của Chúa (th. Phanxicô Assisi)

51. Nếu Chúa biết mọi sự (all- knowing) và làm được mọi sự (all powerful), tại sao Chúa không loại bỏ sự dữ (evil) đi?
- Chúa cho phép (allow) sự dữ xảy ra, chỉ vì Người muốn từ sự dữ sinh ra kết quả tốt lành hơn (better result) (Thánh Tôma Aquinô)
(Có những cái không nằm trong chương trình của ta, nó nằm trong chương trình của Chúa. (th. nữ Edit Stein)

52. Thiên đàng (heaven) là gì?
- Thiên đàng là nơi ở (milieu) của Thiên Chúa, nơi ở của các Thiên thần và các thánh, là đích điểm của việc sáng tạo (goal of creation). Qua lời "trời và đất", ta nói lên toàn thể những gì là thực tại (reality) được Thiên Chúa sáng tạo.
(Chúa Giêsu đã đến nói cho chúng ta biết: Người muốn tất cả chúng ta ở trên Thiên đàng.
Hỏa ngục mà ngày nay không mấy ai nói tới, là có thực và dành cho những người đóng cửa tâm hồn mình lại với Tình yêu Chúa (ĐGH Bênêđictô 16 )

53. Hỏa ngục (hell) là gì?
- "Hỏa ngục", theo đức tin của chúng ta,  là tình trạng cuối cùng chia cách giữa con người với Thiên Chúa.
Bất cứ ai thấy rõ cuộc sống Tình yêu  trước mặt Chúa, nhưng họ lại từ chối, không muốn được ở trong Tình yêu ấy.
(Chúa Giêsu biết Hỏa ngục là gì, Người nói: Mt 8,12   "Nhưng con cái của Nước (từ chối tin Chúa Giêsu) thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng")

54. Thiên thần (angels) là ai vậy?
- Thiên thần là các thụ tạo rất linh thiêng (pure spiritual creatures) của Thiên Chúa, các ngài có trí khôn và lòng muốn như ta, nhưng không có xác như ta, các ngài không thể chết, và thường không ai thấy được.
Các Thiên thần hằng sống trước mặt Chúa, tuân phục thánh ý Chúa, và vâng lệnh Chúa, coi sóc cho loài người.
    
55. Ta có thể giao tiếp (interact) với các thiên thần không?
- Có. Chúng ta có thể kêu xin các Thiên thần giúp đỡ, xin các ngài chuyển cầu cho ta trước mặt Chúa.
Chương 1-C.
Chúa dựng nên loài người
(Man the creature)

56. Con người có một chỗ đặc biệt (special place) trong việc sáng tạo của Chúa không?
- Có. Con người là chóp đỉnh (summit) của việc sáng tạo, vì Thiên Chúa tạo dựng nên con người theo hình ảnh (image) Chúa.
  
57. Con người phải đối xử với con vật và các vật khác thế nào?
- Con người cần tôn vinh Thiên Chúa nơi các thụ tạo khác, và cư xử với chúng cách cẩn thận và có trách nhiệm.
Con người, con vật, và cây cỏ, có cùng một Đấng Tạo hóa (the same Creator), Người đã dựng nên chúng bởi Tình yêu Người, vì vậy, yêu thương các con vật (animals) là điều có nền tảng nơi con người.

58.Khi nói con người được dựng nên theo "hình ảnh Chúa"(God's image), điều đó có nghĩa thế nào?
- Nghĩa là, con người  không như các loài bất động đất đá, cây cỏ, con vật. Con người có phần linh thiêng (spirit),
Nhờ đặc tính linh thiêng, con người được kết hợp với Thiên Chúa hơn là với các thụ tạo hữu hình (visible fellow creatures).

59. Tại sao Chúa làm ra loài người?
-Thiên Chúa làm ra con người cho Chúa (GS 24,3), làm ra loài người để chúc phúc cho chúng, cho chúng nhận biết, yêu mến, phục vụ Chúa, sống trong niềm biết ơn Đấng dựng nên mình.
Thiên Chúa đã làm ra mọi sự cho con người. 

60. Tại sao Chúa Giêsu lại là mẫu gương lớn nhất (the greatest example) trên thế giới?
-  Vì Chúa Giêsu Kitô là Đấng duy nhất (unique) không những đã tỏ cho chúng ta bản tính (nature) Thiên Chúa thật, mà còn tỏ ra là lý tưởng thật (true ideal) của con người.

61. Căn cứ vào đâu con người cư xử bình đẳng (equality) với nhau?
-  Mọi người bình đẳng với nhau, vì họ có cùng một nguồn gốc, trong một Thiên Chúa đã tạo dựng họ vì Tình yêu Người.
Mọi người có cùng một Đấng Cứu chuộc là Chúa Giêsu Kitô.
Mọi người được chỉ định tìm hạnh phúc, và có hạnh phúc muôn đời trong Thiên Chúa.

62. Linh hồn (soul) là gì vậy?
-  Linh hồn là cái gì làm cho mỗi người thành riêng biệt (individual person)  thành con người, là sự sống linh thiêng (spiritual life), là nguyên lý (principle) và sự sâu thẳm (inmost) của con người. 
Linh hồn làm cho thân xác vật chất thành trở nên con người sống động.
Nhờ linh hồn mình, con người có thể nói: "Tôi", và nó đứng trước Thiên Chúa như một cá nhân không ai thay thế được.

63. Từ đâu (from where), con người có linh hồn ?
-  Linh hồn người ta do Thiên Chúa trực tiếp dựng nên, không phải là "sản phẩm" bởi cha mẹ (The human soul is created directly by God and is not "produced" by the parents).

64. Tại sao Thiên Chúa làm ra con người có nam có nữ (male and female)?
-  Thiên Chúa là Tình yêu và là khuôn mẫu (archetype) của đời sống chung (community), Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam có nữ, để họ cùng nhau, là hình ảnh của bản tính Người (an image of his nature)

65. Người có khuynh hướng đồng tính luyến ái (homosexual) thì sao?
-  Giáo hội tin rằng, trong trật tự tạo dựng, Chúa đặt để cho người nam và người nữ cần đến nhau, bổ túc (complementary) cho nhau, liên kết với nhau để sinh sản con cái.
Vì vậy, Giáo hội không chấp nhận những người thực hành đồng tính luyến ái.
Phần các Kitô hữu, hãy kính trọng và yêu thương mọi người, vì mọi người đều được Thiên Chúa kính trọng và yêu thương.

66. Trong kế hoạch, Chúa có định cho con người phải đau khổ và phải chết không?
-  Chúa không muốn cho con người phải đau khổ và phải chết.
Tư tưởng đầu tiên của Chúa là muốn cho con người sống trên Thiên đàng (paradise), sống đời đời và bình an với Chúa, với mọi người, giữa người nam và người nữ, với cảnh vật chung quanh.
(Người ta mất địa đàng, nhưng đã  được Thiên đàng , vì vậy được nhiều hơn mất (Th. Gioan Chrysotom).

(Lạy Chúa, quay đi khỏi Chúa sẽ ngã, quay lại với Chúa sẽ đứng vững, ở lại trong Chúa sẽ chắc chắn được trợ giúp (Th. Augustinô).


Con người sa ngã
(Fallen man)

67. Tội là gì?
-  Tội là từ bỏ (reject) Chúa, từ chối (refuse) không chấp nhận Tình yêu Chúa, khinh thường (disregard) không giữ giới răn của Chúa  (commandments).
(Nơi đâu có tội, nơi đó có nhiều ơn (Rm 5, 20).

(Khi tay Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thánh giá, Chúa cũng đóng tội ta vào đó nữa (Th. Bênađô)

68. Tội Tổ tông là gì? Tội Tổ tông Ađam Evà có liên hệ gì đối với chúng ta ?
-  Theo nghĩa hẹp, tội liên can đến trách nhiệm cá nhân mỗi người.
Nhưng danh từ "Tội Tổ tông" không những liên can tới cá nhân mà còn liên can tới con cháu dòng dõi loài người. Đó là một tai họa thê thảm (disastrous). Khi con người được sinh ra đã ở trong tình trạng sa ngã (fallen state) rồi, trước khi nó phạm tội bằng ý muốn riêng của mình.

69. Vì tội Tổ tông, có bắt buộc (compel) chúng ta phải phạm tội không?
-  Không. Con người dù bị tổn thương nặng bởi tội Tổ tông, và có khuynh hướng nghiêng chiều (incline) về tội lỗi, nhưng với ơn Chúa giúp, con người có thể làm điều tốt.

70. Thiên Chúa kéo chúng ta ra khỏi vòng xoáy (whirlpool) của sự dữ thế nào?
-  Thiên Chúa không chỉ nhìn đến con người, dần dần hủy hoại mình và thế gian vây quanh con người, để đưa ra những chuỗi (chain) việc chống lại tội lỗi.
Người gửi đến cho ta Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu rỗi (Savior) và Đấng Chuộc tội (Redeemer), Người cứu chúng ta khỏi quyền lực tội lỗi. 

8-
Chương 2
Tôi tin kính Chúa Giêsu Kitô Con Một Thiên Chúa
(I believe in Jesus Christ the Only Begotten Son of God)

71. Tại sao những sách viết về Chúa Giêsu lại gọi là "Phúc âm- the Gospel" hoặc "Tin mừng- the Good News"?
-  Vì những sách viết về Chúa Giêsu: Người đã sống, đã chết, và đã sống lại là những tin hay nhất trên thế giới (the best news in the world).
Không có Phúc âm, ta không biết được Thiên Chúa, vì yêu thương ta vô cùng, đã sai Con một xuống trần, dù ta tội lỗi, để ta được tìm về tình "Cha-con" với Người đời đời. 

72. Tên Giêsu nghĩa là gì?
-  Giêsu, theo tiếng Do thái (Hebrew) nghĩa là Chúa cứu chuộc (God saves)

73. Tại sao gọi Chúa Giêsu là Kitô (Christ)?
-  Đó là tên viết tắt của "Jesus is the Christ", nói lên đức tin của người Kitô hữu. Chúa Giêsu là con bác thợ mộc thành Nazaret, là Đấng Messia (Savior- Đấng Cứu thế) được mong đợi từ lâu.

74. Khi nói Chúa Giêsu là "Con một Thiên Chúa" có nghĩa là gì?
-  Chính Chúa Giêsu gọi mình là "Con một của Thiên Chúa " (Ga 3,16). Thánh Phêrô và các tông đồ khác đã làm chứng điều này là thực. Chúa Giêsu là Con trên hết mọi con của Chúa.

75. Tại sao người Kitô hữu gọi Đức Giêsu là Chúa (Lord)?
-  Vì chính Chúa Giêsu nói: Các con gọi Ta là Thầy (Teacher) là Chúa (Lord) thì thật đúng, vì Ta là như vậy. (Ga 13,13)

76. Tại sao Thiên Chúa lại trở nên "con người" nơi Chúa Giêsu?
-  Kinh Tin kính Công đồng Nicene (năm 325) dạy: "Vì loài người chúng tôi, và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế".

77. Khi nói Chúa Giêsu Kitô "đồng thời là Thiên Chúa thật và là người thật" nghĩa là sao?
-  Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa trở nên một người như Chúng ta và là anh chúng ta, tuy nhiên, Người vẫn đồng thời là Thiên Chúa và là Chúa chúng ta.
Công đồng Calcedon (năm 451) dạy rằng: thiên tính (divinity) và nhân tính (humanity) đã nên một trong Chúa Giêsu Kitô "không chia lìa hoặc lẫn lộn (without dividion or confusion).

78. Tại sao chúng ta coi Chúa Giêsu như một mầu nhiệm (mystery)?
-  Chúa Giêsu cũng là Thiên Chúa, vì thế, ta không thể hiểu Chúa Giêsu nếu ta loại bỏ thực tại thần tính vô hình (the invisible divine reality) của Người ra.

79. Chúa Giêsu có linh hồn, tâm trí (mind) và thân xác như chúng ta có đúng không?
-  Đúng. Chúa Giêsu "làm việc với đôi tay con người, nghĩ tưởng với tâm trí con người, hành động với ý muốn con người, và yêu thương với trái tim con người" (Công đồng Vaticanô 2, Hiến chế Mục vụ 22,2).

80. Tại sao Đức Maria Đồng trinh (Virgin)?
-  Vì Thiên Chúa muốn Chúa Giêsu Kitô có một người Mẹ thật, nhưng người Cha là chính Thiên Chúa.
Chúa muốn chính Chúa làm một sự việc mới lạ, không cần thế lực trần gian (earthly forces) nào khác. 

81. Ngoài Chúa Giêsu ra, Đức Maria còn có những người con khác nữa không?
-  Không. Chúa Giêsu là người con trai duy nhất (only son) của Đức Maria xét về nghĩa thể lý (physical sense).

82. Gọi Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa  (Mother of God) có đúng  không?
-  Đúng. Ai gọi Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa thì cũng tuyên xưng Con của Mẹ là Thiên Chúa.

83. Gọi Đức Maria "Vô nhiễm Nguyên tội" (Immaculate Conception of Mary) nghĩa là gì?
-  Giáo hội Công giáo tin rằng "Rất Thánh Nữ Đồng trinh Maria, từ lúc đậu thai, bởi ơn riêng và đặc biệt (privilege) của Thiên Chúa toàn năng (almighty God) ban, và bởi công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu chuộc sau này, đã gìn giữ Đức Mẹ khỏi lây nhiễm mọi vết nhơ của tội Tổ Tông (preserved immune from all stain of original sins), vì thế chúng ta xưng hô Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.

84. Đức Maria là dụng cụ duy nhất (only an instrument) của Chúa sao?
-  Thiên Chúa đã dùng Đức Maria như phương tiện chủ động (active) trong việc Chúa mặc xác loài người (Nhập thể - Incarnation). Đức Maria đã chấp nhận một cách chủ động (active consent) qua lời "Xin vâng".

85. Đức Maria cũng là Mẹ chúng ta nữa sao?
-  Đức Maria là Mẹ chúng ta, vì Chúa Giêsu đã đặt Người làm Mẹ chúng ta khi Đức Mẹ đứng bên thập giá: "Thưa Bà, đây là con Bà: (Ga 19, 26- 27).

86. Tại sao Chúa Giêsu chờ 30 năm mới ra giảng đạo công khai?
-  Chúa Giêsu muốn chia sẻ đời sống bình thường với chúng ta và như thế, Người thánh hóa những công việc thông thường hàng ngày (every routine) của Chúng ta.

87. Tại sao Chúa Giêsu cho phép ông Gioan Tiền hô rửa tội cho mình, dù Người không có tội lỗi gì?
-  Để cứu Chúng ta khỏi tội, Chúa Giêsu chịu gìm (immerse) trong phép rửa, nói lên một ngày kia sau này, Người sẽ bị gìm trong cái chết, nhưng nhờ quyền lực của Cha (Father's power), Người sẽ sống lại.

88. Tại sao Chúa Giêsu lại chịu cám dỗ, Người có thể chịu cám dỗ thực sao?
-  Chúa Giêsu thực là con người, nên Người chịu cám dỗ.  
Thánh Phaolô viết: "Vị Thượng Tế của chúng ta là Đấng biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội. (Dt 4,15)

89. Chúa Giêsu hứa "Nước Thiên Chúa" (Kingdom of God) cho những ai?
-  "Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý (the truth)" (1 Timotheu 2,4).
Nước Thiên Chúa sẽ khởi đầu nơi những ai để Tình yêu Chúa biến đổi (transform) mình, những người nghèo khó và thấp hèn được kể trước (above all the poor and the lowly).

90. Chúa Giêsu có thực đã làm các phép lạ (miracles) hay đó chỉ là những câu chuyện đạo đức (just pious tales)?
- Chúa Giêsu thực sự đã làm những phép lạ. Các thánh viết Tân ước (New Testament) đã thuật lại những phép lạ này.

91. Tại sao Chúa Giêsu làm các phép lạ ?
-  Người làm phép lạ để tỏ ra Nước Thiên Chúa đã bắt đầu. Người tỏ ra Tình yêu của Người, và xác nhận lại  sứ mạng của Người (reaffirm his mission).

92. Tại sao Chúa Giêsu kêu gọi các tông đồ cho mình?
-  Chúa Giêsu có nhiều môn đệ nam và nữ. Trong số đông đó, Người chọn 12 ông làm tông đồ. Chúa dạy dỗ họ kĩ càng trước khi sai họ "đi rao giảng Nước Chúa, và chữa bệnh cho dân (Lc 9,2). Trong bữa Tiệc ly, Người cũng cho 12 ông tham dự, Người lập ra Thánh lễ và bảo họ: "Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy" (Lc 22, 19).

93. Tại sao Chúa Giêsu biến hình (transfigured) trên núi?
-  Vì Chúa Cha muốn tỏ ra vinh quang của Chúa Con trong cuộc đời ở thế gian, nên Chúa Giêsu đã biến hình trên núi, để giúp các môn đệ sau này hiểu biết sự chết và sống lại của Chúa.

94. Chúa Giêsu có biết Người sẽ chết khi vào thành Giêrusalem không?
- Có. 3 lần Chúa Giêsu đã nói trước về sự đau khổ và sự chết mà Người biết rõ và tự nguyện (voluntarily) (Lc 9,51) đi đến nơi chịu chết và sống lại.

95. Tại sao Chúa Giêsu chọn ngày lễ Vượt qua của người Dothái để chịu chết và sống lại?
-  Chúa Giêsu đã chọn lễ Vượt qua (Passover) của người Do thái  như một biểu tượng (symbol) cho sự chết và sống lại của Người.  Như xưa người Do thái được giải thoát khỏi ách nô lệ (slavery) người Aicập (Egypt), nay Chúa Giêsu cũng giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và sự chết.

96. Tại sao con người hòa bình (man of peace) như Chúa Giêsu lại bị xử chết trên thập giá (cross)?
-  Chúa Giêsu đã đặt ra một vấn đề quyết định (a decisive question) cho những người thời của Chúa.  Dù Người hành động với uy quyền thần linh (divine authority), hay bị coi là người lường gạt (impostor), người phạm thượng (blasphemer), người phạm luật (a violator of the law), Chúa cũng bị án chết trên thập giá.

97. Người Do thái có mang tội khi lên án chết Chúa Giêsu không?
-  Không ai kết tội cho cả một dân nước Do thái (collective guilt) về cái chết của Chúa Giêsu.
Giáo hội Công giáo tuyên bố rằng: mọi tội nhân (sinners) đều dự phần vào cái chết của Chúa.   

98. Thiên Chúa có muốn cho Con của Người phải chết không?
-  Cái chết dữ dằn (violent death) của Chúa Giêsu không xảy ra bởi những hoàn cảnh bi đát (tragic) bên ngoài.
Chúa Giêsu đã phó mình theo chương trình Thiên Chúa định trước (CVTĐ 2,23), để chúng ta, là những con cái tội lỗi và sự chết, được sống. Cha trên trời "làm cho Con của Người thành tội nhân, dù Con không có tội" (2 Cr 5, 21). Sự hi sinh lớn lao mà Chúa Cha đòi nơi Chúa Con tương xứng với sự vâng phục (obedience) của Chúa Con "Lạy Cha xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chỉ vì giờ (đau khổ) này mà con đã đến (thế gian" Ga 12, 27).
Xét cả 2 phía, ta thấy Tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người chúng ta, yêu đến tận cùng là chết trên thập giá.

(Thánh giá là thang để ta về trời, bỏ thánh giá đi, ta không còn thang nào khác (Th. nữ Rosa Lima)

99. Khi Chúa Giêsu ăn Bữa Tiệc Ly (the Last Supper) với các tông đồ, đã diễn ra những chuyện gì?
- Chúa Giêsu đã rửa chân cho các tông đồ (dạy giới răn bác ái).
- Chúa lập Bí tích Thánh Thể (Eucharist, trong lễ Misa),
- Chúa lập chức Linh mục của Giao ước mới (New Covenant)  

100. Vào đêm trước khi chết, trên núi Olive, Chúa Giêsu đã thực sự cảm thấy sợ chết phải không?
-  Vì là người như ta, Chúa thực sự cảm thấy sợ cái chết khi ở trong vườn Giessimani (vườn cây dầu) trên núi Olive.

101. Tại sao Chúa Giêsu phải cứu chuộc chúng ta bằng cái chết trên thánh giá, mà không dùng cách khác?
-  Dù vô tội, Chúa Giêsu cũng chọn cái chết dữ dằn, nhục nhã, trên thánh giá, đẻ gánh tội của thế giới và những đau khổ của thế giới.
Chúa Giêsu chịu chết như thế vì Tình yêu tuyệt vời của Người, để đem nhân loại trở về cùng Thiên Chúa.

102. Tại sao chúng ta cũng phải đau khổ trong cuộc sống để " vác thập giá mình mà theo Chúa Giêsu "?
-  Người Kitô hữu không được tìm đau khổ, nhưng khi phải đối diện với đau khổ mà không tránh được, họ nên vui lòng và kết hợp đau khổ của họ với đau khổ của Chúa Giêsu, như "Người đã chịu đau khổ vì ta và để gương cho ta bước theo Người" (1 Pr 2,21).

(Nếu bạn vác thánh giá cách vui vẻ, thì không còn là thánh giá nữa (If you carry your cross joyfully, it will carry you. (Thomas a Kempis)

103. Chúa Giêsu có chết thật không? Có lẽ để còn sống lại, Người chỉ "làm bộ như" (only appeared) đã chết thôi?
- Chúa Giêsu thực sự (really) đã chết trên Thánh giá (died on the cross). Xác Người đã được chôn táng (buried).
Tất cả các nguồn (sources) (viết về Người) đều chứng minh (testify) điều này.

(Tấm khăn liệm xác Chúa hiện còn giữ tại Turinô, nước Ý, vẫn còn đó)

104. Bạn có thể là Kitô hữu mà không tin Chúa Giêsu đã sống lại không?
-  Không. Thánh Phaolô viết: "Nếu Chúa Kitô đã không sống lại thì lời chúng tôi rao giảng sẽ vô ích, và đức tin của bạn cũng vô ích" ( 1 Cr 15, 14)

105. Các môn đệ Chúa Giêsu đã tin Người sống lại như thế nào?
-  Đầu tiên, các ông mất hết hi vọng, nhưng dần dần, các ông đã tin Chúa sống lại, vì đã thấy Người trong nhiều dịp khác nhau, các ông đã nói chuyện với Người, đã thấy rõ ràng Người đang sống.

106. Có những chứng cớ nào về việc Chúa Giêsu đã sống lại không? 
-  Không có chứng cớ theo khoa học về việc Chúa Giêsu sống lại. Nhưng có những chứng cớ (testimony) rất mạnh của cá nhân (individual) cũng như tập thể (collective) của nhiều người tại Giêrusalem thời đó. (1 Cr 15, 3- 6; Lc 24,2- 3; Ga 20,8)

107. Sau khi sống lại Chúa Giêsu có mang cùng một thân xác như trước khi Người qua đời không?
-  Chúa Giêsu đã cho các môn đệ đụng chạm đến xác Người, Người ăn uống với họ, cho họ thấy vết đâm nơi cạnh sườn Người. 
Nhưng thân xác Người không còn thuộc về trần gian, mà thuộc về Thiên đàng nơi Chúa Cha đang ngự trị.

108. Thế giới đã biến đổi thế nào sau khi Chúa Giêsu sống lại?
-  Vì cái chết bây giờ không còn là "chấm dứt" mọi sự nữa.
Niềm vui và hi vọng đã đến với thế giới. Cái chết không còn cai trị trên Chúa Giêsu (Rm 6,9). Chết cũng không còn quyền trên chúng ta, những người thuộc về Chúa Giêsu nữa. 

109. Khi nói Chúa Giêsu lên trời nghĩa là gì?
-  Chúa Giêsu đã về lại nhà (arrived home) với Thiên Chúa Cha và ở lại đó muôn đời.
Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa ở gần chúng ta trong cách thức loài người. Nhưng Chúa Giêsu đã nói: "Khi chúng treo Ta lên cao, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta" (Ga 12, 32)

(CVTD 1,11 "Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời.") 

110. Tại sao Chúa Giêsu Kitô là Chúa (Lord) của cả vũ trụ (the world)?
-  Chúa Giêsu Kitô là Chúa của cả vũ trụ và Chúa của lịch sử (history), vì nhờ Người mà mọi vật được tạo thành, mọi người được Chúa cứu chuộc, và mọi người sẽ bị Chúa  xét xử (judged)

111. Đến ngày tận thế (the world comes to an end) sẽ ra như thế nào?
-  Ngày tận thế, Chúa Giêsu sẽ lại đến, và mọi người sẽ thấy Chúa.

112. Nói rằng Chúa Giêsu xét xử chúng ta và xét xử toàn thế giới, nghĩa là làm sao?
-  Như Chúa Giêsu không thể giúp ai, nếu chính họ không muốn biết đến bác ái yêu thương, cũng vậy, Chúa không xét xử, nhưng người ta tự xét xử chính mình (a person judges himself).

9-
Chương 3
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần (Holy Spirit)

113. Khi nói: "Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần" nghĩa là gì?
-  Tin Đức Chúa Thánh Thần nghĩa là thờ phượng (worship) Người là Thiên Chúa như thờ Chúa Cha và Chúa Con.
Nghĩa là tin rằng Chúa Thánh Thần đến trong lòng ta, để ta là con cái Chúa biết Cha ta trên trời.
Được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, chúng ta có thể thay đổi bộ mặt thế giới.

114. Vai trò (role) của Chúa Thánh Thần trong đời sống Chúa Kitô là gì?
-  Không có Chúa Thánh Thần chúng ta không thể hiểu được Chúa Giêsu Kitô. 
Trong đời sống của Chúa Kitô, Chúa Thánh Thần đã hiện diện, đã tỏ ra (manifest) sự duy nhất (unique) giữa 3 Ngôi.

115. Chúa Thánh Thần đã hiện ra qua danh hiệu (name) và dấu hiệu (signs) nào?
-  Chúa Thánh Thần đã xuống trên Chúa Giêsu như hình chim câu (dove).
Các Kitô hữu ban đầu quen biết về Chúa Thánh Thần như là dầu chữa bệnh (healing ointment), nước sống (living water), cơn bão dữ (a raging storm), lửa cháy sáng (flaming fire).
Chính Chúa Giêsu nói về Đấng Cố vấn (Counselor), Đấng An ủi (Comforter), Thầy dạy (Teacher), Thánh Thần Chân lý (Spirit of Truth).
Trong các Bí tích của Giáo hội, Chúa Thánh Thần được ban xuống qua sự đặt tay (imposition of hands) và xức dầu (anointing with oil).

( 1 Cr 12,3 Không có Chúa Thánh Thần giúp, không ai có thể xưng ra Chúa Giêsu là Chúa (Lord).

116. Khi nói Chúa Thánh Thần đã "nói qua các tiên tri"nghĩa là gì ?
-  Trong Kinh Thánh Cựu ước, Thiên Chúa đã ban Thánh Thần cho một số người nam và nữ, để họ nhân Danh Chúa, nói ra lời Chúa dạy, và sửa soạn lòng dân Chúa đón Đức Messia (Đấng Cứu thế).

(Gioan 1,29 Thánh Gioan Tiền hô được ơn Chúa Thánh Thần đã xưng ra về Chúa Giêsu : Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian")

117. Chúa Thánh Thần đã hành động trong, với, và qua Đức Mẹ Maria thế nào?
-  Đức Mẹ Maria đã hoàn toàn đáp lời (responsive) và mở rộng (open) tâm hồn cho Thiên Chúa (Lc 1, 38).
Do đó, Người đã trở nên Mẹ Thiên Chúa qua hành động của Chúa Thánh Thần, Người cũng trở nên Mẹ các Kitô hữu, và đúng là Mẹ của loài người.

(Luca 1,35  Thánh Thần Chúa sẽ đến trên Ngài, và quyền phép Đấng Tối cao sẽ phủ bóng trên Ngài")

118. Ngày lễ Linh giáng (Pentecost)  đã xảy ra chuyện gì?
-  50 ngày sau khi Chúa Giêsu sống lại, Chúa đã sai Chúa Thánh Thần từ trời xuống trên các tông đồ.
Từ đó Giáo hội Công giáo khởi đầu hoạt động.

(CVTD 2,4-6  Họ được đầy Thánh Thần và nói được nhiều thứ tiếng")

119. Chúa Thánh Thần hoạt động trong Giáo hội như thế nào?
-  Chúa Thánh Thần xây dựng (build up) Giáo hội và thúc đẩy (impel) Giáo hội.
Người nhắc nhớ Giáo hội về sứ mạng (mission) của Giáo hội.  Người kêu gọi người ta phục vụ Giáo hội, và ban cho họ nhiều ơn cần thiết. Người hướng dẫn chúng ta đi sâu vào sự thông hiệp (communion) với Thiên Chúa Ba ngôi.

(Ga 16, 12-13  Thánh Thần Chân lý sẽ dẫn chúng con đến sự thật hoàn toàn)

120. Chúa Thánh Thần làm gì trong đời tôi (my life)?
-  Chúa Thánh Thần làm cho tôi đón nhận Thiên Chúa.  Người dạy tôi cầu nguyện, và giúp tôi thực hành bác ái với tha nhân.

(Galata 5,22 Hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín,  hiền hoà, tiết độ).

10-"Tôi tin Giáo hội Công giáo "
(I believe in  the Holy Catholic Church)

121. Giáo hội (Church) nghĩa là gì?
-  Giáo hội theo tiếng Hy lạp nghĩa là những người được gọi tới (ekklesia).
Tất cả chúng ta đã được rửa tội, đã tin Thiên Chúa, chúng ta  là những người được Chúa gọi tới.
Cùng nhau, chúng ta là Giáo hội. 
"Chúa Kitô là Đầu của Giáo hội" (Col 1,18)  như thánh Phaolô viết, chúng ta là thân mình mầu nhiệm của Người.

122. Tại sao Thiên Chúa muốn chúng ta ở trong Giáo hội Người ?
-  Thiên Chúa muốn như thế, vì Người muốn cứu rỗi chúng ta, không phải từng người, nhưng là tập thể với nhau. 
Người muốn tất cả nhân loại là dân của Người.

123. Giáo hội có nhiệm vụ (task) gì?
-  Nhiệm vụ của Giáo hội là mở mang Nước Thiên Chúa, Nước đã được Chúa Giêsu bắt đầu gieo trồng và lớn lên trong mọi dân nước.

124. Tại sao Giáo hội là  một tổ chức (institution) mà còn hơn thế nữa?
-  Giáo hội còn hơn là một tổ chức, vì Giáo hội là một mầu nhiệm (mystery), vừa nhân loại hữu hình, vừa thần linh vô hình (simultaneously human and divine).

125. Dân Chúa là duy nhất (unique) thế nào?
-  Nền tảng (founder) của dân này là Thiên Chúa Cha, lãnh đạo của dân là Chúa Kitô, nguồn sức mạnh của dân là Chúa Thánh Thần, lối vào của dân là phép Rửa tội, phẩm cách (dignity) của dân là sự tự do của con cái Chúa, luật của dân là bác ái yêu thương.
Nếu dân Chúa trung thành với Chúa mình, tìm Nước Chúa trước mọi sự, họ sẽ thay đổi được cả thế giới. 

126. Khi nói Giáo hội là "Thân mình Chúa Kitô " (Body of Christ) có nghĩa gì?
-  Nhờ Bí tích Rửa tội và Bí tích Thánh Thể, sinh ra sự  hợp nhất  không thể chia lìa (an inseparable union) giữa Chúa Kitô và các Kitô hữu. Sự hợp nhất mạnh đến nỗi nối kết Chúa với chúng ta như đầu nối với thân thể con người, và làm cho chúng ta nên Một.

127. Khi nói Giáo hội là "Hiền thê Chúa Kitô " (the Bride of Christ) có nghĩa gì?
-  Chúa Giêsu yêu Giáo hội như chàng rể (bridegroom) yêu cô dâu (bride). Người nối kết với Giáo hội muôn đời và hiến mình cho Giáo hội.

128. Khi nói Giáo hội là "Đền thờ của Chúa Thánh Thần " (the Temple of the Holy Spirit) có nghĩa gì?
-  Giáo hội trên thế giới là nơi (place) Chúa Thánh Thần hiện diện  cách đầy đủ (completely present).

(2 Cr 6,16       Làm sao Đền Thờ Thiên Chúa lại đi đôi với tà thần được? Vì chính chúng ta là Đền Thờ của Thiên Chúa hằng sống, như lời Người phán, Ta sẽ đến cư ngụ và đi đi lại lại giữa họ. Ta sẽ là Thiên Chúa của họ, và họ sẽ là Dân riêng của Ta). 

Tôi tin Giáo hội duy nhất (one), thánh thiện (holy), công giáo (catholic, và tông truyền (apostolic)

129. Tại sao Giáo hội là Duy nhất (One)?
-  Cũng như chỉ có một Chúa Kitô, thì cũng chỉ có một Thân mình Chúa Kitô, chỉ có một Hiền thê Chúa Kitô, do đó, chỉ có một Giáo hội Chúa Kitô. 
Chúa Kitô là Đầu, Giáo hội là Thân. Cùng nhau, mọi người làm nên "Chúa Kitô toàn thể" (Thánh Augustinô).
Giống như thân mình có nhiều chi thể,, nhưng chỉ là một. Cũng thế, một Giáo hội được hình thành bởi nhiều Giáo hội địa phương (giáo phận). Cùng nhau, tất cả các giáo phận liên kết thành Chúa Kitô toàn thể (the whole Christ).

130. Các Kitô hữu "không- Công giáo" có là anh chị em với chúng ta không?
-  Tất cả những ai đã được Rửa tội (đúng phép) đều thuộc về Giáo hội Chúa Giêsu Kitô.
Các Kitô hữu không - Công giáo đã được Rửa tội, dù không hiệp thông trọn vẹn (full communion) với Giáo hội Công giáo, họ  cũng được gọi đúng là Kitô hữu,  do đó họ là anh chị em chúng ta.

131. Chúng ta phải làm gì cho việc hợp nhất Kitô hữu (the unity of Christians)?
-  Chúng ta phải vâng lời Chúa Kitô, trong lời nói cũng như việc làm, ý muốn của Người đã tỏ ra là : "Xin cho tất cả chúng nên Một" (Ga 17, 21). 

132. Tại sao Giáo hội là thánh (holy)?
-  Giáo hội là thánh, vì Thiên Chúa là thánh, Người hành động trong Giáo hội. 
Mọi phần tử của Giáo hội được thánh hóa nhờ phép Rửa tội, dù mọi phần tử Giáo hội không hẳn là thánh.

133. Tại sao Giáo hội là công giáo (catholic)?
-  Công giáo, nguyên tiếng Hi lạp (greek) có nghĩa là toàn thể (whole). vì Chúa Kitô muốn Giáo hội:
-tuyên xưng toàn thể đức tin (whole faith),
-gìn giữ (preserve) toàn thể các Bí tích (all the Sacraments),
-công bố Tin mừng cho mọi người (all).
-Chúa Giêsu sai Giáo hội đến với mọi dân nước (all nations).
Trong Giáo hội Công giáo có những điều trên.

134. Ai thuộc về Giáo hội Công giáo?
-  Bất cứ ai:
- hợp nhất với đức Giáo hoàng và các giám mục,
- hợp nhất với Chúa Giêsu qua việc tuyên xưng đức tin Công giáo,
- lãnh nhận các Bí tích,
người đó hiệp thông đầy đủ (full communion) với Giáo hội Công giáo.

135. Đâu là tình liên kết (relation) giữa Giáo hội Công giáo và người Do thái (Jew)?
-  Người Do thái là những anh em cao niên (older brethen) của Kitô hữu, vì Thiên Chúa yêu thương họ trước, và ngỏ lời với họ trước. Chúa Giêsu Kitô là người Do thái, điều này liên kết ta với họ.
Giáo hội tin nhận Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa hằng sống, điều này phân biệt ta với họ.
Cả 2 bên cùng chờ đợi Đấng Messia đến, điều này làm cho ta với họ giống nhau. 

136. Giáo hội coi những tôn giáo khác (other religions) thế nào?
-  Giáo hội tôn trọng mọi sự (respect everything) tốt lành  và chân thật (good and true) trong các tôn giáo khác.
Giáo hội tôn trọng và thúc đẩy (promote) tự do tín ngưỡng (freedom of religion) như quyền của con người (human right).
Tuy nhiên, Giáo hội biết rằng Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu độ duy nhất (the sole redeemer) của cả loài người. Chỉ mình Chúa "là đường đi, là sự thật, và là sự sống" (Ga 14,6)

137. Tại sao Giáo hội gọi là tông truyền (apostolic)?
-  Giáo hội gọi là tông truyền, vì Giáo hội được xây dựng trên nền tảng là các tông đồ (apostles), Giáo hội nắm vững Truyền thống (Tradition), và được các đấng kế vị cai quản (governed by their successors)

138. Giáo hội tổ chức thế nào để có 4 đặc tính: duy nhất, thánh thiện, công giáo, tông truyền?
-  Trong Giáo hội có các giáo dân (laity), và giáo sĩ (clergy).
Là con cái của Chúa, cả 2 loại bậc có nhân phẩm như nhau, quan trọng như nhau, nhưng nhiệm vụ khác nhau.
*Sứ mạng của giáo dân là hướng cả thế giới về Nước Thiên Chúa. 
*Nhiệm vụ của giáo sĩ (thừa tác viên lãnh chức thánh) là:
- cai quản (ecclesiastical governance),
- giáo huấn (teaching),
- thánh hóa (sanctification).

*Trong cả 2 bậc sống, có những Kitô hữu dâng mình để phụng sự Chúa qua đời sống tu Dòng:
- độc thân (celibacy),
- nghèo khó (poverty),
- vâng phục (obediance). 

139. Ơn gọi của giáo dân (lay vocation) là gì?
-  Giáo dân sống trong xã hội đời (society) để làm cho Nước Chúa (kingdom of God) lớn mạnh nơi xã hội loài người.

140. Tại sao Giáo hội Chúa Kitô không là một tổ chức dân chủ (democratic organization)?
-  Dân chủ điều hành dựa trên nguyên tắc: "mọi quyền lực từ người dân mà đến".
Tuy nhiên, Giáo hội Công giáo điều hành dựa trên nguyên tắc: "mọi quyền lực từ Chúa Kitô mà đến". Đó là lí do tại sao Giáo hội có cơ cấu phẩm trật (a hierarchical structure), nhưng đồng thời, Chúa Kitô cũng cho Giáo hội có cơ cấu tập đoàn (collegial structure) nữa.

141. Đâu là nhiệm vụ của Đức Thánh cha (Pope)?
-  Như là đấng kế vị (successor) thánh Phêrô và là đầu của Tập đoàn giám mục (college of bishops), ĐTC là nguồn (source) và người bảo đảm (guarantor) của sự hợp nhất (unity) trong Giáo hội.
Ngài có quyền mục vụ cao nhất (the supreme pastoral authority) và quyền sau cùng (the final authority) trong những quyết định về tín lý và kỉ luật (in doctrinal and disciplinary decisions)   

142. Các giám mục có thể hành động và dạy dỗ những điều ngược với giáo hoàng, hay giáo hoàng ngược với giám mục không?
-  Giám mục không thể nói hay làm ngược với giáo hoàng, nhưng chỉ thuận với giáo hoàng. Ngược lại, giáo hoàng có thể có những quyết định làm sáng tỏ vấn đề, dù các giám mục không đồng ý.

143. Đức Thánh cha có ơn vô ngộ (really infallible-  không sai lầm) thực không?
-  Có. Nhưng Đức Thánh cha chỉ có ơn vô ngộ khi tuyên bố một cách long trọng từ ngai Tòa (ex cathedra) những điều thuộc  tín lý (dogma).
Nói cách khác, khi Ngài làm những quyết định theo quyền trong những vấn đề thuộc đức tin và luân lý (faith and moral).
Những quyết định thẩm quyền của Tập đoàn giám mục  hợp nhất với Đức Thánh cha, cũng được ơn vô ngộ, ví dụ: các quyết định của Công đồng chung (Công đồng Vaticanô 2... ).

(ĐGH xác định những điều thuộc Tín lý. Những điều này không bao giờ mang bản chất mới (substantially "new"). Rất hiếm những tín lý cần xác định. Lần chót vừa qua là năm 1950 ĐTC Piô 12 tuyên tín về Đức Mẹ lên trời cả hồn và xác)
(Chúa Thánh Thần sẽ dẫn các con tới sự thật hoàn toàn Gioan 16,13)

144. Đâu là nhiệm vụ của các giám mục (Bishop) ?
-  Giám mục có nhiệm vụ tại Giáo hội địa phương (local Church) đã trao phó cho các ngài, và chia sẻ trách nhiệm trong toàn Giáo hội Công giáo. 
Giám mục  thi hành quyền trong sự hiệp thông với các giám mục khác, và cho lợi ích của Giáo hội hoàn cầu, dưới sự lãnh đạo của Đức Giáo hoàng.

145. Tại sao Chúa Giêsu muốn có những Kitô hữu làm tu sĩ sống độc thân, nghèo khó, vâng phục?
-  Thiên Chúa là Tình yêu, Người cũng muốn chúng ta yêu Người.  Một hình thức sống Tình yêu cho Chúa là sống như Chúa Giêsu đã sống: độc thân, nghèo khó, vâng phục.
Những người sống trong tình trạng này, họ có trí, lòng và đôi tay tự do (free) không vướng bận để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân (neighbor).

( Marco 10,21 Chúa Giêsu đưa mắt nhìn người thanh niên  và đem lòng yêu mến.
Người bảo anh ta, "Anh chỉ thiếu có một điều, hãy đi bán những gì anh có mà
     cho người nghèo,  anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.")

146. Khi nói "Các thánh cùng thông công" (communion of saints) nghĩa là gì?
-  Vấn đề Các thánh cùng thông công được nêu lên cho mọi tín hữu đặt niềm hi vọng nơi Chúa Kitô, và thuộc về Người qua Bí tích Rửa tội, bất kể họ đã qua đời hay còn đang sống, vì trong Chúa Kitô, họ là một thân mình (Body).
Chúng ta sống trong sự hiệp thông  bao gồm (encompass) cả trời và đất.

(1Cr 12,26   Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung).

(Đừng khóc, tôi sẽ giúp ích cho anh em hơn sau khi tôi chết, tôi sẽ giúp đỡ anh em hiệu quả hơn khi tôi còn sống. Th. Đaminh)

147. Tại sao Đức Mẹ Mẹ lại có một chỗ cao vượt (preeminent) trong mầu nhiệm "Các Thánh cùng Thông công" như thế?
-  Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đã hợp nhất với Chúa Giêsu khi còn ở dưới thế, không ai có sự hợp nhất và có thể hợp nhất như vậy, một sự hợp nhất sâu thẳm, vẫn không ngừng khi ở trên trời.
Đức Mẹ là Nữ Vương Thiên đàng, và trong tình mẫu tử, Người chắc chắn rất gần gũi chúng ta.

148. Đức Mẹ có thực sự cứu giúp chúng ta không?
-  Có. Từ thời ban đầu của Giáo hội, kinh nghiệm đã cho biết, Đức Mẹ hằng cứu giúp chúng ta, triệu triệu Kitô hữu đã xác nhận điều này.

(Gioan 2,3 Khi thấy thiếu rượu, Mẹ Chúa Giêsu nói với Người, "Họ hết rượu rồi.". Chúa Giêsu đáp, "Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con? Giờ của con chưa đến." 2,5   Mẹ Người nói với gia nhân, "Người bảo gì, các anh cứ làm theo.")

149. Chúng ta có thờ kính Đức Mẹ (worship Mary) không?
-  Không, chúng ta chỉ thờ một mình Thiên Chúa, nhưng chúng ta tôn kính (đặc biệt) Đức Mẹ, vì Người là Mẹ Thiên Chúa chúng ta.

11- Tôi tin phép tha tội
(the forgiveness of sins)

150. Giáo hội Công giáo có thực sự tha tội  (really forgive sins) không?
-  Có. Chúa Giêsu không những chính Người tha tội, mà Người còn ban cho Giáo hội sứ mạng và quyền  tha tội cho người ta(mission and power to free man from their sins).

( Gioan 20,23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha;
 anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.")

(Linh mục đã được nhận nơi Thiên Chúa quyền năng (power) mà Chúa đã không ban cho các thiên thần hay tổng thiên thần. Chúa ở trên trời cao xác nhận điều linh mục làm ở dưới thế. Th. Gioan Chrysostom)

151. Giáo hội có thể làm gì (possibility) gì trong việc tha tội?
-  Nền tảng việc tha tội ở trong Bí tích Rửa tội.
Sau Bí tích Rửa tội, Bí tích Hòa giải (Thống hối, Giải tội) cần để tha các tội trọng (serious sins).
Khi mắc tội nhẹ ( less serious sins) chỉ khuyên xưng tội.
Nhưng đọc Kinh Thánh, cầu nguyện, ăn chay, và làm các việc đạo đức khác  cũng có hiệu quả (effects) tha tội.


Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
(Resurrection of the dead)

152. Tại sao chúng ta tin xác chết sẽ sống lại?
-  Vì Chúa Giêsu đã chết, đã sống lại và sống mãi mãi, đó là điều ta sẽ được chia sẻ trong cuộc sống đời đời.

153. Tại sao ta tin "xác sẽ sống lại"?
-  Chúa Giêsu đã mang xác thể loài người để cứu chuộc loài người. Kinh Thánh dùng danh từ "thể xác" (flesh)  nói lên đặc tính xác là yếu đuối và chết (weakeness and mortality).
Nhưng Thiên Chúa đã không coi thể xác như cái gì thấp hèn (inferior). Không những Chúa cứu chuộc phần hồn mà cả phần xác.

(Gioan 1,14     Ngôi Lời đã trở nên người phàm và tạm cư (tabernacle) giữa chúng ta).

154. Khi ta chết, xảy ra điều gì?
-   Khi ta chết, hồn lìa (separate) xác, xác thối rữa (decay), hồn đi gặp Thiên Chúa, và chờ hợp nhất lại (reunite) với xác vào ngày tận thế (the last day).

(1Cr 15,35  Nhưng có người sẽ nói, kẻ chết chỗi dậy thế nào? Họ lấy thân thể nào mà trở về?.  Đồ ngốc! Ngươi gieo cái gì, cái ấy phải chết mới được sống.   Cái ngươi gieo không phải là hình thể sẽ mọc lên, nhưng là một hạt trơ trụi, chẳng hạn như hạt lúa hay một thứ nào khác). 

155. Nếu ta trông cậy (trust) Chúa Kitô, Chúa sẽ giúp ta thế nào vào lúc ta chết?
-  Chúa Kitô sẽ tới gặp ta và đưa ta vào cuộc sống đời đời (eternal life). Thánh Têrêsa Hài đồng nói: "Không phải cái chết, nhưng Thiên Chúa sẽ tới đón tôi".

( Rm 14,8 Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa).

(Tôi muốn thấy Chúa, và để được thấy Người, tôi phải chết đi. Th. Têrêsa Avila)

(Tôi không đang chết, nhưng tôi đang bước sang sự sống. Th. Têrêsa Nhỏ) 

12 "Tôi tin hằng sống vậy"
(life Everlasting"

156. Sự sống vĩnh cửu (eternal life) là gì?
-  Sự Sống vĩnh cửu là Sự Sống tiếp tục sau khi chết và nó sẽ vô cùng tận (no end).
Sự Sống vĩnh cửu đã khởi đầu khi người ta lãnh Bí tích Rửa tội.

( 2Pr 3,8 Anh em thân mến, một điều duy nhất, xin anh em đừng quên, đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày). 

157. Chúng ta có phải chịu xét xử sau khi chết không?
-  Gọi là xét xử riêng (particular or personal judgment) sẽ xẩy ra vào lúc người nào đó chết.
Sự xét xử chung (general or last judgment) sẽ diễn ra vào ngày Tận thế (Last day)

158. Thiên đàng (heaven) là gì?
-  Thiên đàng là thời bất tận (endless moment) của Tình yêu.  Không còn chia lìa (separate) ta với Chúa nữa. Đấng mà linh hồn ta yêu mến và tìm kiếm (sought) suốt cuộc sống lâu dài.
Cùng với các thiên thần và các thánh (angels and saints), ta được vui mừng (rejoice) đời đời trong và với (in and with) Thiên Chúa.

(1 Cr 13,12     Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương,
 mai sau sẽ được mặt giáp mặt.
 Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn,
 mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi). 

159. Luyện ngục (Purgatory)?
-  Luyên ngục, thường được tưởng là một nơi, thực ra là một tình trạng (condition). Người ta chết trong ơn nghĩa Chúa (God's grace) (trong bình an với Chúa và con người), nhưng họ còn cần tẩy luyện (purification) trong Luyện ngục, trước khi họ được xem thấy Chúa mặt đối mặt (face to face).

(1 Cr 3,13       Nhưng công việc của mỗi người sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Thật thế, Ngày của Chúa sẽ cho thấy công việc đó, vì Ngày ấy tỏ rạng trong lửa; chính lửa này sẽ thử nghiệm giá trị công việc của mỗi người).

(2 Mcb 12,45 Vì thế ông Giuda Macabê đã làm việc đền tội cho người đã chết, để họ được tha thứ tội lỗi)

160. Chúng ta có thể giúp (help) được người ở trong Luyện ngục không?
-  Có. Vì ta đã được Rửa tội trong Chúa Kitô, đã "thông công" (communion) với nhau, hợp nhất với nhau, người sống có thể giúp đỡ các linh hồn trong Luyện ngục được lắm.

(Khi người ta đã chết, người ta không còn làm gì được cho mình. Thời gian thử luyện (probation) đã qua.
Nhưng người sống chúng ta có thể giúp những tín hữu đã qua đời trong chốn luyện ngục. Tình yêu của chúng ta vươn dài tới đời sau.
Qua ăn chay, cầu nguyện, làm việc lành, nhất là nhờ Thánh lễ Misa, chúng ta có thể lãnh ơn phúc cho các linh hồn đã qua đời).
  
(Ta đừng ngần ngại giúp những ai đã chết, hãy dâng những lời cầu nguyện cho họ. Th Gioan Chrysostom)

(Vào buổi chiều của cuộc sống, chúng ta sẽ bị phán xét về Tình yêu (Th. Gioan thánh giá)

161. Hỏa ngục (hell) là gì?
-  Hỏa ngục là tình trạng chia lìa đời đời với Thiên Chúa (the condition of everlasting separation from God), sự tuyệt đối thiếu vắng Tình yêu (the absolute absence of love).

(Marco 9,43 Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi;
     thà cụt một tay mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa  không hề tắt).

162. Nếu Thiên Chúa là Tình yêu thì sao lại có Hỏa ngục ?
-  Thiên Chúa không nguyền rủa (damn) con người.
Chính con người là kẻ từ chối (refuse) Tình yêu Thương xót của Chúa (God's merciful love) và tự tình từ chối mình không cho mình Sự Sống đời đời, loại mình ra khỏi sự thông hiệp với Thiên Chúa.  (voluntarily deprives himself of eternal life by excluding himself from communion with God).

(2 Pr  3,9 Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải). 

(1Tm 2,4 Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý). 

(Mt 25,31 Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người.
Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê.
Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái...
25,46   Thế là họ sẽ ra đi, bọn này để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính, để hưởng sự sống muôn đời").

163. Sự xét xử cuối cùng (last judgment-  phán xét chung) là gì?
-  Phán xét cuối cùng sẽ diễn ra vào lúc kết thúc thế giới (the end of the world), lúc Chúa Kitô đến lần thứ hai. "Mọi kẻ ở trong mồ sẽ nghe tiếng Người và bước ra. Những kẻ đã làm việc lành, sẽ sống lại để hưởng Sự Sống đời đời.  Những kẻ đã làm ác, sẽ sống lại để chịu phán xét" (Ga 5,29).

(2 Pr 3,13 Nhưng, theo lời Thiên Chúa hứa, chúng ta mong đợi trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị). 

164. Thế giới sẽ tận cùng (come to an end)thế nào?
-  Vào khi ngày giờ đã hết, Thiên Chúa sẽ làm nên trời mới đất mới. Sự dữ sẽ không cờn quyền lực (power) hay quyến rũ (attractiveness) nữa. Những ai được cứu rỗi sẽ đứng trước mặt Chúa như bạn hữu của Người.  Niềm ước mong bình an và công bằng (peace and justice) sẽ được thỏa mãn. Người vâng ý Chúa sẽ được chúc phúc. Chúa Ba Ngôi sẽ ở giữa họ, sẽ lau khô những giọt nước mắt của họ. Sẽ không còn chết, đau thương, than khóc, hoặc lo buồn nữa.

165. Tại sao chúng ta nói "Amen" vào cuối kinh Tin kính?
-  Amen nghĩa là chấp nhận những điều đức tin, vì Chúa muốn ta làm nhân chứng (witness) đức tin. Ai nói Amen là tự ý và vui lòng với công việc tạo dựng và cứu chuộc (creation and redemption) của Thiên Chúa. 

(2 Cr 1,20       Quả thật, mọi lời hứa của Thiên Chúa đều là "có" nơi Người. Vì thế, cũng nhờ Người mà chúng ta hô lên "Amen" để tôn vinh Thiên Chúa).
13 CỘT HAI
NHỮNG ĐIỀU NHẬN LÃNH
(7 BÍ TÍCH)
-----
CHÚNG TA CỬ HÀNH CÁC MẦU NHIỆM KITÔ GIÁO THẾ NÀO? (166- 278)
----------------------

166. Tại sao  Giáo hội thường cử hành phụng vụ (celebrate the liturgy)?
-  Người dân Israel nghỉ việc "mỗi ngày 7 lần" (Tv 119, 164) để ngợi khen (praise) Thiên Chúa.
Chúa Giêsu đã tham dự (paticipate) phụng vụ  và cầu nguyện với dân chúng, Người dạy các môn đệ của Người cầu nguyện và tập họp họ nơi Lầu trên (Upper room) để cùng cử hành Bữa Tiệc ly.
Giáo hội vâng lệnh Chúa, kêu gọi chúng ta tham dự Thánh lễ (phụng vụ trên các phụng vụ): "Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy" ( 1 Cr 12, 24)

167. Phụng vụ (Liturgy) là gì?
-  Phụng vụ là việc thờ phượng thần linh cách chính thức của Giáo hội (official divine worship of the Church).

(Luca 6,19      Tất cả đám đông tìm cách sờ vào Người, vì có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa lành hết mọi người).

168. Tại sao phụng vụ lại ưu tiên (priority) trong đời sống Giáo hội và cá nhân?
-  Vì phụng vụ là chóp đỉnh (summit) mà các hoạt động của Giáo hội hướng về đó. Phụng vụ cũng là nguồn suối (font) trào ra các sức mạnh (power) (Vat. 2, HcPv 10)

(Saturniô "Kitô hữu tồn tại nhờ Thánh Thể, Thánh Thể tồn tại vì Kitô hữu")

169. Khi chúng ta cử hành phụng vụ, điều gì đã xảy ra cho chúng ta ?
-   Chúng ta được lôi kéo đến Tình yêu Chúa, được chữa lành (healed), được biến đổi (transformed).

(Luca 15,20    Thế rồi anh ta đứng lên, đi về cùng cha.
 "Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để).

Chương 1
Thiên Chúa và phụng vụ thánh

170. Nguồn gốc rất sâu xa (most profound origine) của phụng vụ là gì?
-  Đó là chính Thiên Chúa. Trong Người có bữa Tiệc Tình yêu đời đời trên Thiên đàng, Niềm vui của Cha - Con - Thánh Thần.
Vì Thiên Chúa là Tình yêu, nên Người muốn chúng ta dự phần vào bữa tiệc vui vẻ của Người và ban cho chúng ta phước lành của Người.

171. Điểm chính yếu (essense) của mọi phụng vụ là gì?
-  Chỗ nhất của phụng vụ luôn luôn là sự hiệp thông (communion) hay tình bạn (fellowship) với Chúa Giêsu Kitô.
Mọi phụng vụ, không kể cử hành Thánh Thể, đều là lễ Phục sinh thu nhỏ (miniature). Chúa Giêsu mạc khải cuộc hành trình của Người (reveals his passage) từ sự chết đến cuộc sống và cử hành (celebrate) với chúng ta.  

(Xuất hành 12,12 Đêm ấy Ta sẽ rảo khắp đất Aicập, sẽ sát hại các con đầu lòng trong đất Aicập, từ loài người cho đến loài thú vật, và sẽ trị tội chư thần Aicập: vì Ta là ĐỨC CHÚA.13 Còn vết máu trên nhà các ngươi sẽ là dấu hiệu cho biết có các ngươi ở đó. Thấy máu, Ta sẽ vượt qua, và các ngươi sẽ không bị tai ương tiêu diệt khi Ta giáng hoạ trên đất Aicập).

172. Có mấy Bí tích, tên là gì?
-  Giáo hội Công giáo có 7 Bí tích:
1. Rửa tội (Baptism)
2. Thêm sức (Confirmation)
3. Mình Thánh Chúa (Thánh Thể -  Eucharist)
4. Giải tội (Penance)
5. Xức dầu bệnh nhân (Anointing of the Sick)
6. Truyền chức thánh (Holy Orders)
7. Hôn phối (Matrimony).

173. Tại sao chúng ta cần ưu tiên (first place) lãnh các Bí tích?
-  Chúng ta cần lãnh các Bí tích để sự sống nhỏ bé (petty) của chúng ta tăng triển hơn, nhờ Chúa Giêsu để nên giống Chúa Giêsu, nên con cái Thiên Chúa, trong tự do và vinh quang.

(Rm 8,21 Có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang). 

174. Tại sao tin vào Chúa Giêsu không đủ, Thiên Chúa còn cho chúng ta các Bí tích nữa?
-  Chúng ta cần đến cùng Chúa không những bằng trí tuệ (intellect) mà còn bằng cả các giác quan (senses). Đó là lí do tại sao Chúa ban mình cho chúng ta qua những dấu hiệu ta thấy được (earthly signs), nhất là qua bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô.

(2Pr   1,3 Thật vậy, Đức Kitô đã lấy thần lực của Người mà ban tặng chúng ta tất cả những gì giúp chúng ta được sống và sống đạo đức, khi Người cho chúng ta biết Đấng đã dùng vinh quang và sức mạnh của mình mà kêu gọi chúng ta. 
 1,4      Nhờ vinh quang và sức mạnh ấy, Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta những gì rất quý báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa, sau khi đã thoát khỏi cảnh hư đốn do dục vọng gây ra trong trần gian).  

175. Tại sao các Bí tích lại thuộc về quyền Giáo hội. Tại sao người ta không thể lãnh như người ta muốn?
-  Các Bí tích là quà tặng (gift) của Chúa Kitô ban cho Giáo hội.  Giáo hội có nhiệm vụ trông coi giữ gìn, để tránh xảy ra những lạm dụng (misuse) xúc phạm.

(1 Cr 11,29     Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình).

 (1 Pr 4,10 Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa). 

176. Bí tích nào chỉ được lãnh một lần (once) trong đời?
-  3 Bí tích Rửa tội, Thêm sức, Truyền chức thánh. Những Bí tích này in dấu không thể xóa nhòa (imprint an indelible mark) vào linh hồn  người lãnh. 
Rửa tội và Thêm sức làm ta nên con Chúa và nên giống Chúa Kitô một lần là đủ (once and for all). Truyền chức thánh để lại dấu vết nơi người nhận lãnh.

(Titô 3,4 Nhưng Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, đã biểu lộ lòng nhân hậu và lòng yêu thương của Người đối với nhân loại.
3:5 Không phải vì tự sức mình chúng ta đã làm nên những việc công chính, nhưng vì Người thương xót, nên Người đã cứu chúng ta nhờ phép rửa ban ơn Thánh Thần, để chúng ta được tái sinh và đổi mới).

(1 Cr 4,1 Vậy chớ gì thiên hạ coi chúng tôi như những đầy tớ của Đức Kitô, những người quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa).

(Trong Đấng Cứu chuộc chúng ta, cái hữu hình đã trở nên mầu nhiệm. Th. Leo Cả, giáo hoàng)

177. Tại sao cần có lòng tin trước (faith a prerequisite) khi nhận lãnh Bí tích?
-  Vì Bí tích không phải là ảo thuật (magic). Bí tích chỉ sinh hiệu quả (effective) khi người ta hiểu biết (understant) và lãnh nhận với đức tin (faith).
Các Bí tích không chỉ đòi có đức tin trước khi lãnh nhận (presuppose), nó còn gia tăng (strengthen) và chứng tỏ (expression) đức tin nữa.

(1 Cr  15,3 Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận).

178. Nếu Bí tích được người không xứng đáng (unworthy) cử hành, Bí tích sẽ không sinh (fail) hiệu quả phải không?
-  Không. Các Bí tích có hiệu quả tự nó (theo La ngữ: ex opere operato), nói cách khác, hiệu quả Bí tích không tùy nơi người làm, nếu thừa tác viên (minister) đã làm theo như Giáo hội dạy.
14 Chương 2
Chúng ta cử hành các mầu nhiệm của Chúa Kitô thế nào?

179. Ai cử hành (celebrate) phụng vụ ?
-  Trong các phụng vụ cử hành ở đời này, chính Chúa Kitô (himself) là Đấng cử hành phụng vụ trong trời đất (cosmic), có các thiên thần và con người (còn sống, đã chết), quá khứ, hiện tại, tương lai, trên trời dưới đất.
Linh mục và các tín hữu tham dự những cách khác nhau trong phụng vụ thần linh của Chúa Kitô.

(Cùng với các Thiên thần và các Thánh, chúng con ca tụng vinh quang Chúa, và cùng một tiếng, chúng con ca hát rằng: Thánh Thánh Thánh, Thiên Chúa cá đạo binh...(kinh Tiền tụng 2)

180. Tại sao Thánh lễ (Mass) đôi khi được coi như việc thờ phượng (a worship service)?
-  Việc thờ phượng được đặt vào chỗ nhất các việc (service) mà Thiên Chúa thực hiện (perform) cho chúng ta, rồi chúng ta tiến dâng (offer) lên Thiên Chúa.
Chúa ban mình cho ta dưới hình thức các dấu hiệu thánh (holy signs), để chúng ta làm như Chúa đã làm, hiến trọn mình cho Người (unreservedly).

181. Tại sao có quá nhiều dấu hiệu (signs) và biểu tượng (symbols) trong phụng vụ ?
-  Thiên Chúa biết, chúng ta là con người xác thịt chớ không phải thần thiêng, chúng ta cần dấu hiệu và biểu tượng để thấu hiểu (perceive) và diễn tả các thực tại (realities).
(vd. Các dấu hiệu trong thánh lễ như làm dấu Thánh giá, bái gối, cúi đầu, chắp tay, đứng, quì, xông hương...
Xông hương là biểu tượng sự tôn kính. Xông hương Thánh giá để tôn kính Chúa, xông hương bàn thờ để tỏ lòng tôn kính bàn thờ dâng lễ...(vd trên của người dịch)

(Mc 10,44  Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người.
 10,45  Vì Con Người đến không phải để được người ta hầu,
nhưng là để hầu, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.")  

182. Tại sao các dấu hiệu thánh của phụng vụ cũng cần "lời đọc" (words) nữa?
-  Cử hành phụng vụ có nghĩa là gặp gỡ (encounter) Thiên Chúa, để Người nói, lắng nghe Người, đáp lời Người.  Giống như các cuộc đối thoại (dialogues) luôn cần diễn tả bằng lời nói và cử chỉ (gestures).

(Ca hát là cầu nguyện hai lần. Th. Augustinô)

183. Tại sao trong phụng vụ còn có âm nhạc (music). Loại nhạc nào thích hợp (suitable) với phụng vụ ?
-  Khi lời (words) không đủ ca ngợi Thiên Chúa, cần âm nhạc trợ giúp chúng ta. 

(Ep 5,19   Hãy cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa). 

184. Thời giờ (time) trong phụng vụ giá trị (affect) thế nào ?
-  Trong phụng vụ, thời giờ trở thành thời giờ dâng cho Chúa.

185. Tại sao phụng vụ lặp lại (repeat) hàng năm?
-  Như việc người ta mừng ngày sinh hay ngày cưới hàng năm, phụng vụ cũng thế, những biến cố rất quan trọng (most important events) của lịch sử cứu độ (in Christian salvation history) được lặp lại hàng năm.
Mọi thời khắc đều là của Thiên Chúa. Tưởng nhớ (memories) đời sống Chúa Kitô và giáo huấn của Người (his teaching) cũng là lặp lại cuộc sống của Người.

186.  Năm phụng vụ của Giáo hội (Liturgical year, Church year) là gì?
-  Năm phụng vụ hay Năm của Giáo hội, trình bày, áp dụng (superimpose) những mầu nhiệm đời sống Chúa Kitô, từ việc Nhập thể (Incarnation) tới việc Trở lại lần thứ hai (second coming) trong vinh quang, theo thời gian một năm thông thường.
Năm phụng vụ bắt đầu từ mùa Vọng (Advent), thời gian chờ đợi Chúa Cứu thế, cao điểm là Lễ Giáng sinh (Christmas).
Sau đó, hướng về biến cố thứ hai là sự Chết và Phục sinh của Chúa, cao điểm là lễ Phục sinh (Easter).
Mùa Phục sinh kéo dài và kết thúc với lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống (Pentecost).
Trong năm Phụng vụ còn cử hành các lễ kính Đức Mẹ, kính các thánh, qua đó Giáo hội ca ngợi Thiên Chúa đã đem loài người tới ơn cứu độ (Salvation).

187. Ngày Chúa nhật quan trọng (important) thế nào?
-  Chúa nhật là trung tâm thời giờ của Kitô hữu (center of Christian time), vì trong ngày Chúa nhật, chúng ta cử hành sự Sống lại của Chúa Kitô. 
Mỗi Chúa nhật là một lễ Phục sinh thu gọn (miniature Easter)

188. Phụng vụ Các Giờ kinh (Liturgy of the Hours) là gì?
-  PVCGK  là việc cầu nguyện tổng quát và công cộng của Giáo hội (universal and public prayer of the Church). Những bài Kinh Thánh đưa người cầu nguyện GK vào sâu hơn (deeper) trong mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô.
Qua toàn thế giới, PVGK dâng lên Chúa Ba Ngôi cơ hội (opportunity) biến đổi lần lần cho người cầu nguyện GK và biến đổi thế giới vào mọi giờ khắc trong một ngày.
PVGK không chỉ dành cho các Linh mục và tu sĩ cầu nguyện.  Với lòng tin, nhiều giáo dân, đã hợp lời với hàng ngàn vạn người cùng ca ngợi (praise) và nài xin (petition) Thiên Chúa từ khắp nơi trên thế giới.

(Chúa nghe, khi ta cầu nguyện. Chúa trả lời trong các bản văn Kinh Thánh)

189. Phụng vụ ảnh hưởng đến nơi chốn (spaces) chúng ta sống thế nào?
-  Qua chiến thắng (Phục sinh), Chúa Kitô đã thấu nhập (penetrate) mọi nơi trên thế giới. Chính Người là đền thờ thật (true Temple), và là Đấng thờ phượng Thiên Chúa "trong tinh thần và sự thật"(Ga 4,24), không còn bị ràng buộc vào một nơi thờ riêng biệt nào.

Tuy nhiên trong thế giới Công giáo đã có rất nhiều thánh đường (churches) và các nơi thánh (sacred signs), vì con người cần những nơi riêng biệt đó để gặp nhau (meet) và những nơi thánh nhắc nhớ họ về thực tại mới này (new reality) (là thờ phượng Thiên Chúa trong tinh thần và sự thật).
Mọi nhà thờ của Thiên Chúa đều là biểu tượng (symbol) Nhà Cha chúng ta ở trên Trời, mà chúng ta đang hành hương tiến về nơi đó. 

190. Nhà cầu nguyện của người Kitô hữu là gì?
-  Nhà cầu nguyện (Nhà Chúa, Nhà thờ) của Kitô hữu là một nơi riêng (specific place), đó cũng là biểu tượng (symbol) của Nhà trên trời mà Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta.
Trong nhà thờ, chúng ta tụ họp nhau để cầu nguyện chung hay riêng, và cử hành các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể.

(Thiên Chúa đã cho có các nhà thờ như các bến đậu tại các bờ biển, để bạn ẩn vào đó, tránh những cơn lốc thế gian, vào đó bạn được an toàn và thinh lặng. Th. Gioan Chrysostom)

191. Nơi phụng vụ (liturgical space) nào được coi là Nhà Chúa (House of God)?
-  Nơi có Trung tâm là bàn thờ (altar), Tượng Chúa chịu nạn (cruxifix), nhà Tạm (Tabernacle), ghế chủ tế, giảng đài (ambo), giếng rửa tội (baptismal font), tòa giải tội (confessional). 

192. Giáo hội có thể thay đổi (change) và canh tân (renew) phụng vụ không?
-  Trong phụng vụ, có những phần (component) có thể đổi (changeable) và những phần không thể đổi (unchangeable).
Phần không thể đổi là phần có nguồn gốc thần linh (divine origine) ví dụ: những Lời của Chúa Giêsu trong bữa Tiệc ly.
Phần có thể đổi là phần Giáo hội thêm vào, phần này cần đổi theo thời gian.
Sau cùng, mầu nhiệm Chúa Kitô phải được công bố (proclaim), cử hành (celebrate), và đem ra mà sống (live out) ở mọi nơi mọi lúc ( all times, all places)

(Ep 4,5 Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa.  4,6     Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người). 

15 CỘT HAI
BẢY BÍ TÍCH CỦA GIÁO HỘI
----------------------------------------

193. Có lý lẽ bên trong nào nối kết các Bí tích với nhau không?
-  Bảy Bí tích đều nối kết (encounter) với Chúa Kitô, Đấng là nguồn gốc các Bí tích (original sacrament). 
Có những Bí tích khai tâm (Sacraments of Initiation) giới thiệu người nhận lãnh (recipient) vào trong đức tin, đó là Bí tích Rửa tội, Thêm sức, Thánh Thể.
Có những Bí tích chữa lành (healing): đó là Bí tích Giải tội, Xức dầu bệnh nhân.
Có những Bí tích hiệp thông và sứ mạng (communion and mission): đó là Bí tích Hôn phối và Truyền chức thánh.

( Rm 6,4 Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới). 


Chương 1
Bí tích khai tâm
Bí tích Rửa tội (Sacrament of Baptism)

194. Bí tích Rửa tội  là gì?
-  Bí tích Rửa tội là con đường ra khỏi sự chết để bước vào Sự Sống, là cổng vào (gateway) Giáo hội, là khởi đầu và kéo dài sự hiệp thông với Thiên Chúa (the beginning of a lasting communion with God).

(2 Cr 5,17 Cho nên, phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi). 

(Mt 28,19  Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần,
28,20   dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế").


 195. Bí tích Rửa tội được cử hành thế nào?
-  Theo hình thức xưa: người Rửa tội (administer) gìm (emerge) người lãnh (candidate) xuống nước 3 lần.
Ngày nay, thường đổ chút nước trên đầu (head) 3 lần, trong khi đó, người Rửa tội đọc công thức: " Tên..., cha, (tôi) rửa con, (ông, bà, anh, chị, em) NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN".

(Rm 13,12 Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu.  13,13    Chúng ta hãy sống cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày, không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương.  13,14      Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng). 

196. Ai được Rửa tội, người được Rửa tội cần điều gì ?
-  Bất cứ ai chưa được Rửa tội, họ có thể được Rửa.
Điều cần duy nhất (only prerequisite) nơi người sẽ được Rửa tội là đức tin (faith), họ  phải tuyên xưng công khai (must be professed publicly) khi lãnh Bí tích Rửa tội.

197. Tại sao Giáo hội lại Rửa tội con nít (infant Baptism)?
-  Từ xa xưa (antiquity), Giáo hội đã thực hành việc Rửa tội con nít. Có lý do để làm là: Trước khi chúng ta quyết định (decide) về Chúa, Chúa đã quyết định (decide) về ta rồi.
Bí tích Rửa tội như  vậy là một ơn phúc (grace), là món quà. Chúa đón nhận ta không điều kiện (unconditionally).
Cha mẹ con nít (believing parents) là những người muốn điều tốt nhất (the best) cho con cái họ, cũng muốn chúng được Rửa tội, để chúng được thoát khỏi ảnh hưởng tội Tổ tông (Original sin) và quyền lực sự chết (power of death).

198. Ai được làm phép Rửa tội (administer Baptism)?
-  Thông thường: giám mục (bishop), linh mục (priest), phó tế (deacon) làm phép Rửa tội.
Trường hợp khẩn cấp (emergency), bất cứ Kitô hữu nào, hay bất cứ ai (anyone) cũng có thể làm phép Rửa tội, bằng cách đổ nước trên đầu người lãnh và đọc rằng:  " Tên..., TÔI RỬA con, (ông, bà, anh, chị, em) NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN".

(1 Tim  2,4   Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý). 

(Ga 3,5 Thật, tôi bảo thật ông, không ai có thể vào Nước Thiên Chúa,
 nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí).

199. Bí tích Rửa tội có phải là cách duy nhất để được cứu rỗi không (the only way to salvation)?
-  Đối với những ai đã biết Phúc âm và đã biết lời Chúa Giêsu dạy:
"Thầy là Đường đi, là sự Thật, và là sự Sống" (Ga 14,6), Bí tích Rửa tội là con đường duy nhất cho họ tới cùng Thiên Chúa để được cứu độ.

Nhưng vì Chúa Kitô đã chết cho mọi người, nên những người không có cơ hội (opportunity) học biết (learn) về  Chúa Kitô và đức tin (faith), họ tìm Chúa cách chân thành (seek God sincerely) và sống theo lương tâm mình (live according to their conscience), họ cũng gặp ơn cứu độ (also find salvation), điều
 đó gọi là Rửa tội bằng lòng muốn (Baptism of desire).

(Rm  14,8 Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa)

(1Cr   12,13    Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Dothái hay Hylạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất).

200. Điều gì xảy ra khi lãnh Bí tích Rửa tội ?
-  Qua Bí tích Rửa tội, chúng ta được trở nên phần thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô, nên anh chị em của Đấng Cứu chuộc (Redeemer), và nên con cái Thiên Chúa.  Chúng ta được giải thoát (freed) khỏi tội lỗi, thoát khỏi sự chết, được định phần (destined) sống vui trong Đấng Cứu chuộc ta.


(Rm 8,17 Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là cùng thừa kế với Đức Kitô; vì một khi ta cùng chịu đau khổ với Người, ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người).

201. Khi lãnh phép Rửa tội, người ta nhận một tên, điều này có ý nghĩa gì?
-  Qua tên ta nhận khi lãnh Bí tích Rửa tội, Thiên Chúa như nói với ta: " Ta đã gọi tên con, con thuộc về Ta" (Is 43, 1)

202. Tại sao người Kitô hữu chọn tên thánh khi Rửa tội ?
-  Gương (exemple) thánh và sự giúp đỡ (help) của thánh đều tốt hơn cho chúng ta. Nếu tên ta trùng với tên vị thánh, ta có một người bạn của Chúa.

Bí tích Thêm sức (Sacrament of Confirmation)

203. Bí tích Thêm sức là gì?
-  Thêm sức là Bí tích hoàn tất (complete) Bí tích Rửa tội.  Nhờ Thêm sức, Đức Chúa Thánh Thần ban ơn xuống cho ta.
Bất cứ ai tự ý quyết định sống như con cái Chúa và xin ơn Thánh Thần xuống qua sự đặt tay ( imposition of hands) và xức dầu thánh (anointing with chrism) sẽ nhận được sức mạnh (strength) để làm chứng nhân cho Tình yêu Chúa ( witness to God's love) trong lời nói và việc làm.
Giờ đây, họ là phần tử có trách nhiệm đầy đủ (full pledged, responsible member) của Giáo hội Công giáo.

(2 Cr 2,15 Vì chúng tôi là hương thơm của Đức Kitô dâng kính Thiên Chúa, toả ra giữa những người được cứu độ cũng như những kẻ bị hư mất).

204. Kinh Thánh nói gì về Bí tích Thêm sức?
-  Trong Cựu ước người ta mong ước Thánh Thần xuống trên Đấng Messia.
Chúa Giêsu sống cuộc đời trong Thánh Thần Tình yêu và hoàn toàn hợp nhất với Cha trên trời. Thánh Thần Chúa Giêsu là Thánh Thần người dân Israel mong đợi.
Đây chính là Thánh Thần Chúa Giêsu đã hứa cho các môn đệ của Người,
cũng chính là Thánh Thần đã xuống trên các môn đệ vào ngày lễ Ngũ tuần (50) hoặc lễ Linh giáng sau lễ Phục sinh,
và cũng là Thánh Thần của Chúa Giêsu xuống trên những người lãnh Bí tích Thêm sức.

(Cvtđ 8,14     Các Tông Đồ ở Giêrusalem nghe biết dân miền Samari đã đón nhận lời Thiên Chúa, thì cử ông Phêrô và ông Gioan đến với họ.  8,15     Khi đến nơi, hai ông cầu nguyện cho họ, để họ nhận được Thánh Thần.  8,16 Vì Thánh Thần chưa ngự xuống một ai trong nhóm họ, họ mới chỉ chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu).

(Một phần ơn gọi của bạn là la to Phúc âm trên mái nhà, không bằng lời nói, nhưng bằng cuộc sống. Ch. phước Charles de Foucauld)

 205. Khi lãnh Bí tích Thêm sức, người lãnh được ơn gì?
-  Khi lãnh Bí tích Thêm sức, linh hồn Kitô hữu được in (imprinted) một dấu ấn vĩnh viễn (permanent seal), chỉ lãnh một lần (only once) nhưng dấu ghi mãi mãi.
Ơn sức mạnh (strength) của Chúa Thánh Thần ban xuống làm cho  họ trở nên chứng nhân (witness) của Chúa Kitô trong việc làm và cả cuộc sống.

(Tv 51,12 Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng,
đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ).

(Đnl 30, 19 Hôm nay, tôi lấy trời đất làm chứng cáo tội anh (em): tôi đã đưa ra cho anh (em) chọn được sống hay phải chết, được chúc phúc hay bị nguyền rủa. Anh (em) hãy chọn sống để anh (em) và dòng dõi anh (em) được sống)

206. Ai được lãnh Bí tích Thêm sức? Họ (candidate) phải chuẩn bị (require) thế nào?
-  Những ai là Kitô hữu (đã lãnh Bí tích Rửa tội), có ơn nghĩa Chúa (in the state of grace), đều được nhận lãnh Bí tích Thêm sức.

(Điều quan trọng nhất là bắt đầu một cách quyết định. Th. Têrêsa Avila)

207. Ai được ban phép Thêm sức?
-  Thông thường việc ban Bí tích Thêm sức dành cho giám mục (bishop).
Nhưng khi có lí do quan trọng (weighty reason), khi cần, giám mục có thể ủy cho Linh mục ban Bí tích Thêm sức thay thế (delegate a priest to do it).
Trường hợp nguy tử (in danger of death), bất cứ Linh mục nào cũng được ban Bí tích Thêm sức.

(Chắc chắn Chúa sẽ ban cho ta cái gì lớn hơn, nếu Người có cái gì lớn hơn chính Người. Th. Gioan Vianney)

16 Bí tích Thánh Thể
(Sacrament of the Eucharist)

208.  Bí tích Thánh Thể là gì?
-  Là Bí tích Chúa Giêsu ban Mình và Máu Người cho chúng ta, để chúng ta cũng hiến mình ta cho Người trong Tình yêu và kết hợp với Người khi Rước lễ (Holy Communion).
Nhờ cách này, chúng ta được liên kết với một thân mình Chúa Kitô là Giáo hội Công giáo.

(Giacôbê 4,8 Hãy đến gần Chúa và Người sẽ đến gần bạn)

209. Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể khi nào (when)?
-  Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể vào buổi chiều  trước ngày Người qua đời (the evening before his death)

210. Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể thế nào (how)?
-  Thánh Phaolô kể lại như sau: "Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em, trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói, "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói, "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy."(1 Cr 11, 23- 25).

(Ta là thức ăn của người mạnh, hãy ăn Ta để lớn lên. Nhưng con không biến đổi Ta trong con như thức ăn trong xác con, đúng ra là con sẽ được biến đổi trong Ta. Th. Augustinô)

211. Bí tích Thánh Thể đối với Giáo hội Công giáo quan trọng thế nào (how important)?
-  Việc cử hành Bí tích Thánh Thể là tâm điểm (heart) của sự thông hiệp (communion) Công giáo. Nhờ Bí tích Thánh Thể, Giáo hội trở thành Giáo hội Công giáo.  

212. Tên gọi Bữa Tiệc của Chúa Giêsu cho chúng ta, tên đó có ý nghĩa gì?
-  Có nhiều tên gọi khác nhau về mầu nhiệm phong phú không thể  lường được này (unfathomable richness of this mystery):
Gọi là Lễ Hi sinh (the Holy Sacrifice),
Thánh Lễ (Holy Mass),
Hi Lễ (Sacrifice of the Mass),
Bữa Tiệc của Chúa (the Lord's Supper),
Bẻ Bánh (Breaking of Bread),
Cuộc Tập họp Tạ ơn (the Eucharistic Assembly)
Cuộc Tưởng nhớ Cuộc Khổ nạn Chúa chết và Sống lại (the Memorial of the Lord's Passion, death and Resurection)
Phụng vụ Thần linh Thánh (the Holy and Divine Liturgy)
Mầu nhiệm thánh (Sacred Mystery)
Hiệp nhất thánh (Holy Communion)

(Trong Thánh Thể ta trở nên một với Chúa như thức ăn trong xác ta. Th. Francis de Sales)

(Đời bạn phải quyện (woven) quanh Thánh Thể, nhìn thẳng vào Chúa Giêsu, Người là sự Sáng. Đưa tim bạn rất gần tim Chúa Giêsu, xin Người ban ơn được nhận biết Người, ơn đức Ái để yêu mến Người, ơn can đảm để phụng sự Người, ơn tìm Người cách thiết tha. Chân phước Têrêsa Calcutta)

(Chúng ta không được để đời mình xa lìa Thánh Thể. Làm như thế, ta sẽ suy nhược. Người ta hỏi: Các Sơ tìm đâu ra sức mạnh và niềm vui để phục vụ? Thánh Thể có nhiều hơn những gì chúng ta nhận được. Thánh Thể còn thỏa mãn những con đói của Chúa Giêsu. Người nói: Hãy đến với Ta, những người đói các linh hồn. Mẹ Têrêsa Calcutta)

213. Những phần chính (essential element) của Thánh lễ là phần nào?
-  Thánh lễ có 2 phần chính: phụng vụ Lời Chúa (liturgy of the Word) và phụng vụ Thánh Thể (liturgy of the Eucharist).

214. Cơ cấu (structure) Thánh lễ như thế nào?
-  Thánh lễ khởi đầu, qui tụ các tín hữu,
1. Phụng vụ Lời Chúa:
Linh mục và các người giúp (giúp lễ, đọc sách, xướng hát, v.v...đi lên cung thánh. (alter servers, lectors, cantors, and so on).
Nghi thức thống hối (Penitential Rite)
Kinh vinh Danh (Glory to God),
Lời nguyện đầu lễ (Prayer) 
Bài đọc (Reading)
Đáp ca (Responsorial psalm)
Bài Phúc âm, Bài diễn giảng (homily),
Kinh Tin kính (I believe)
Lời nguyện giáo dân (general intercessions)

2. Phụng vụ Thánh Thể :
Chuẩn bị lễ vật (preparation of the gifts)
Lời nguyện trên lễ vật (Offertory prayer)
Thánh Thánh Thánh
Kinh Tiền tụng (Eucharistic Prayer), cao điểm của Thánh lễ (high point of the Mass)
Kết kinh Tiền tụng: Chính nhờ Người, với Người và trong Người...
Kinh Lạy Cha
Kinh Chiên Thiên Chúa 
Rước lễ
Lời nguyện tạ lễ
Phép lành và giải tán.

215. Ai hướng dẫn (lead) việc Cử hành Thánh lễ ?
-  Chính Chúa Giêsu hướng dẫn mọi cử hành Thánh lễ.
Giám mục (bishop), hoặc Linh mục là đại diện (represent) Chúa Giêsu.

216. Chúa Giêsu hiện diện cách nào (in what way)  khi Thánh lễ được dâng lên?
-  Chúa Giêsu hiện diện thực sự (really present), nhưng cách mầu nhiệm (mysteriously) trong Thánh lễ.
Mỗi khi Giáo hội vâng lệnh Chúa : "Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy", mà bẻ bánh, dâng chén, ngày nay cũng làm một việc như xưa, Chúa Kitô hiện diện cho chúng ta. Chúng ta thực sự chia sẻ với Người, tuy Chúa Giêsu không thể dâng hi tế như trên Thánh giá xưa, nhưng nay lại được dâng trên bàn thờ. Việc cứu chuộc chúng ta lại được hoàn thành (accomplish).

217. Khi Thánh lễ được dâng lên, điều gì xảy ra (what happens) cho Giáo hội ?
 -  Mỗi lần Giáo hội dâng Thánh lễ, Giáo hội được đổi mới trước nguồn mạch Chúa Giêsu. 
Nhờ "ăn" Mình Chúa Kitô, Giáo hội trở nên Mình Chúa Kitô, đó là một tên khác cho Giáo hội.  Trong hi sinh của Chúa Kitô, Đấng ban mình cho chúng ta, xác và hồn, có chỗ cho cả cuộc sống của ta. Chúng ta hợp nhất mọi sự: việc làm, đau khổ, niềm vui với sự hi sinh của Chúa. 
Nếu ta dâng lên Chúa qua cách này, ta sẽ được biến đổi, ta làm đẹp lòng Chúa, và như bánh nuôi sống, tốt lành cho đồng bạn của ta.   

(1Cr  11,26     Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết).

218. Cách nào là cách đúng (right way) để dâng lên Chúa hiện diện trong hình bánh và hình rượu?
-  Vì Thiên Chúa thực sự hiện diện trong hình bánh và rượu đã được truyền phép (God is truly in the consecrated species of bread and wine), nên chúng ta phải gìn giữ ơn thiêng này với lòng trọng kính hết sức (greatest reverence), và thờ lạy Thiên Chúa và là Đấng Cứu chuộc chúng ta  trong Phép Cực trọng Mình và Máu thánh Chúa. 

219. Người Công giáo thường phải tham dự (participate) bao nhiêu lễ Misa?
-  Người Công giáo buộc ( is obliged) dự lễ Misa các Chúa nhật và các lễ buộc (Sundays and holy days of obligation).
Bất cứ ai thực sự tìm làm bạn với Chúa Giêsu, sẽ đáp lời mời của Chúa bao nhiêu có thể (as often as possible) đến dự Tiệc thánh này.

220. Tôi cần dọn mình cách nào (what sort of preparation to receive Holy Eucharist) để có thể lên Rước lễ?
-  Cần phải là người Công giáo.
Phải xưng tội, nếu lương tâm nghĩ mình đang có tội trọng (serious sin).
Trước khi tới gần bàn thờ (altar), bạn phải làm hòa với người thân cận (be reconciled with his neighbors).

(Mt 8,8 "Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự  vào nhà con, nhưng xin Chúa  phán một lời thì linh hồn con sẽ được lành sạch).

221. Việc Rước lễ thay đổi (change) tôi thế nào?
-  Mỗi lần Rước lễ, tôi được kết hợp với Chúa Giêsu chặt chẽ hơn (unites me more deeply), làm cho tôi trở nên phần tử sống động (a living member) của Thân mình Chúa Kitô, đổi mới ơn thánh (renew the graces) tôi đã nhận trong Bí tích Rửa tội và Bí tích Thêm sức, và làm cho tôi mạnh sức (fortifies me) để chiến đấu chống lại tội lỗi.

222. Có thể cho người Kitô hữu ngoài- Công giáo (non- catholic christians) Rước lễ được không?
-  Rước lễ là diễn tả sự hợp nhất Thân mình Chúa Kitô. 
Để thuộc về Giáo hội Công giáo, người ta phải được Rửa tội trong Giáo hội Công giáo, chia sẻ đức tin (share her faith), sống hợp nhất với Giáo hội (live in union with her).
Điều mâu thuẫn (a contradiction) là nếu Giáo hội Công giáo mời (invitation) người chưa chia sẻ đức tin và đời sống Giáo hội Rước lễ.  Điều này làm hại (dammage) sự đáng tin (credibility of the sign) của dấu hiệu của Bí tích Thánh Thể.

(1 Cr 11,27     Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa. 11,28  Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này).

(Chúng ta chia sẻ Mình Máu Chúa Kitô chỉ có mục đích được biến đổi nên Mình Máu Chúa mà ta lãnh nhận. Th. Leo Cả giáo hoàng)

(Chúng ta bẻ một bánh để được thuốc bất tử, giải độc sự chết, và được lương thực sống đời đời với Chúa Giêsu. Th. Ignatio Antioch)

(Chúng con hi vọng được sống đời đời trong vinh quang của Chúa, khi Chúa lau sạch nước mắt chúng con, được thấy Chúa như Chúa hằng có. Chúng con sẽ được nên giống Chúa và ca ngợi Chúa muôn đời. Kinh nguyện Thánh Thể 3)

223. Việc Rước lễ cho ta được Sự Sống đời đời như thế nào?
-  Chúa Giêsu đã hứa với các môn đệ và chúng ta với các ngài rằng, một ngày kia (one day) được dự Tiệc với Chúa.
Vì thế, mọi Thánh lễ đều là "tưởng nhớ sự Khổ nạn hồng phúc" (Kinh nguyện Thánh Thể I), sự sung mãn ơn thánh (fullness of grace) và lời hứa vinh quang tương lai (a pledge of future glory).

17 Chương 2
Bí tích Chữa lành (Sacraments of healing)
Bí tích Giải tội (Hòa giải)

224. Tại sao Chúa Giêsu ban cho chúng ta Bí tích Giải tội và Xức dầu?
-  Tình yêu Chúa Giêsu tỏ ra trong việc Người tìm những ai đã lạc (lost) và chữa những ai đau yếu (sick). Đó là lí do Người ban cho chúng ta Bí tích chữa lành (healing) và hồi phục (restoration), để giải thoát ta khỏi tội (free from sin), và làm cho ta mạnh sức phần xác và phần hồn.

(Luca 19,10 Con người đến tìm và cứu những kẻ đã hư mất)

225. Bí tích Thống hối (Penance) còn có những tên gọi nào?
-  Bí tích Thống hối cũng gọi là Bí tích Hoà giải (Reconciliation), Bí tích Tha thứ (forgiveness), Bí tích Trở lại (conversion), Bí tích Giải tội (confession).

226. Qua Bí tích Rửa tội, chúng ta đã được giao hòa (reconciliation) với Thiên Chúa, vậy tại sao ta còn cần Bí tích đặc biệt Giao hòa nữa?
-  Bí tích Rửa tội đã tước bỏ (snatch) chúng ta khỏi quyền lực tội lỗi và sự chết, đưa chúng ta đến đời sống mới làm con Thiên Chúa,
Nhưng Bí tích Rửa tội không giải thoát chúng ta khỏi sự yếu đuối và hướng chiều (inclination) về đàng tội, đó là lí do tại sao, ta cần một nơi để hòa giải nhiều lần (again and again) cùng Thiên Chúa.  Nơi đó gọi là Giải tội.

(Mc  2,17 Nghe thấy thế, Chúa Giêsu nói với họ, "Người khoẻ mạnh  không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến  để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi").

(1 Ga 1,8 Nếu ta nói mình không có tội là ta nói dối mình, không có sự thật trong ta)

227. Ai đã lập ra (who instututed) Bí tích Giải tội ?
-  Chính Chúa Giêsu đã lập Bí tích Giải tội, khi Người tỏ mình ra cho các Tông đồ vào chiều lễ Phục sinh, và truyền cho các ông rằng:
 "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.
  Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha;
 anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ." (Ga 20, 22)

228. Ai được tha tội (who can forgive sins)?
-  Chỉ một mình Thiên Chúa có thể tha tội (God alone can forgive sins).
Chúa Giêsu nói" Ta tha tội cho con" (Mc 2, 5), vì Người là Con Thiên Chúa. 
Các Linh mục  chỉ (only) được tha tội khi ở vào trong địa vị của Chúa Giêsu (in Jesus's place), vì Chúa Giêsu đã ban quyền đó cho họ (Jesus has given them that authority).

(Một vài thánh tả mình như kẻ tội lỗi ghê gớm, vì họ đã thấy Chúa, họ thấy mình, thấy Chúa, thấy sự khác biệt quá xa. Mẹ Terêsa Calcutta)

229. Điều gì đưa người ta đến chỗ ăn năn thống hối (repentance)?
-  Khi con người nhìn vào tội lỗi của mình, sinh ra một ước muốn (a longing) muốn trở nên tốt hơn, điều đó gọi là ăn năn tội (contrition).
Chúng ta đạt được sự ăn năn tội, khi ta thấy có sự phản nghịch (contradiction) giữa Tình yêu của Chúa và tội lỗi chúng ta.  Ta quyết tâm thay đổi đời sống và đặt niềm trông vậy vào Thiên Chúa giúp đỡ.

(Thống hối là phép Rửa tội thứ hai, phép Rửa tội bằng nước mắt. Th. Gregory Nazianzen)

(1 Pr 4,8 Tình yêu che lấp muôn vàn tội lỗi)

230. Việc đền tội penance) là gì?
-  Đền tội là trả lại (restitution) hay đền bù (satisfaction) điều đã sai phạm. Đền tội không làm trong ý nghĩ, nhưng phải tỏ ra trong việc bác ái (charity) và liên đới (solidarity) với người khác.
Người ta cũng đền tội bằng cầu nguyện (praying), ăn chay (fasting), giúp người nghèo về tinh thần và vật chất (supporting the poor spiritually and materially).

(Sau khi sa ngã, hãy đứng dậy ngay. Đừng để tội trong lòng dù một lúc. Th. Gioan Vianney)

(Thiên Chúa yêu thích sự ăn năn thống hối rất mực, dù thống hối  nhỏ nhất, nếu thành thật, cũng là cớ cho Người quên đi mọi tội, đến nỗi dù ma quỉ có mọi tội, cũng được tha, nếu chúng ăn năn thống hối. Th. Francis de sales)

231. Đâu là 2 yếu tố căn bản (two basic elements) trong Bí tích Giải tội đòi phải có, để người tín hữu được tha tội?
-  Hai yếu tố căn bản là: người tín hữu ăn năn trở lại (conversion), và Linh mục  nhân Danh Chúa tha tội cho người ấy (priest who in God's name gives him absolution from his sins)

 (Gioan 20,23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha;
 anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.")

232. Trước khi vào toà xưng tội, tôi phải làm gì?
-  Những điều căn bản cho mọi lần xưng tội (every confession) là:
1/ xét mình (examination of conscience),
2/ ăn năn (contrition), dốc lòng chừa, có ý sửa đổi (a purpose of amendment),
3/ xưng tội (confession),
4/ đền tội (penance).

(Dấu của ăn năn thành thật là xa lánh dịp tội (avoiding the occasion of sin). Th. Benado)

233. Phải xưng những tội nào (what sins must be confess)?
-  Thông thường, phải xưng mọi tội nặng nhớ được (all serious sins that one remembers) sau khi đã xét mình, và thấy nó chưa được xưng, khi xưng ra sẽ được tha thứ.

234. Khi nào (When), người Công giáo buộc phải xưng những tội trọng?
-  Khi đủ tuối khôn (reaching the age of reason, a catholic obliged to confess his serious sins).
Giáo hội tha thiết khuyên người tín hữu xưng tội một năm ít là một lần (at least once a year). 
Bất kể thế nào (at any rate), khi biết mình mắc tội trọng, người tín hữu phải đi xưng tội trước khi Rước lễ.

235. Tôi có được xưng tội, nếu tôi không có tội nặng không?
-  Xưng tội là một ơn lớn (great gift) để được chữa lành (healing), nó làm cho người ta được kết hợp chặt chẽ hơn (closer union) với Chúa, thật ra, nếu chỉ có tội nhẹ, bạn không phải đi xưng tội.

(Điều không đúng khi nghĩ rằng: chúng tôi phải sống như thế này, chúng tôi không cần sám hối, chúng tôi phải chấp nhận sự yếu đuối của mình, phải thẳng tiến, không bỏ,  cứ tiến về phía trước, trở lại, ngay cả qua phép Giải tội để sống đời mới, và thế  là tăng trưởng trong Chúa bởi sự hiệp thông với Người. (Đức Thánh cha Benedict 16)

(Chúng ta cứ hoãn ăn năn trở lại cho tới khi chết mới ăn năn, nhưng ai dám chắc mình còn giờ còn sức cho tới khi đó? Th. Gioan Vianney)

236. Tại sao chỉ có Linh mục mới được tha tội?
-  Không ai có thể tha tội (forgive sins), nếu Thiên Chúa không ban quyền (commission) và năng lực (power) để tha tội.
Giám mục (bishop) là người ưu tiên được chỉ định (appointed) để tha tội.
Linh mục là người phụ giúp giám mục trong việc tha tội này.

237. Có tội nào nặng đến nỗi Linh mục bình thường (average) không tha được không?
-  Tội nặng đến nỗi mắc vạ "tuyệt thông" (excommunication),  linh mục thường không tha được,
chỉ có giám mục tha vạ này. Linh mục nào được giám mục ủy quyền (delegate) cũng được tha vạ tuyệt thông.
Trong ít trường hợp, chỉ có ĐGH tha vạ tuyệt thông.
Trường hợp nguy tử (danger of death) (vì phần rỗi linh hồn), bất cứ linh mục nào cũng được tha mọi tội và vạ thuyệt thông

238. Linh mục, sau khi Giải tội có được nói ra  điều mình biết trong tòa Giải tội không?
-  Không bao giờ, dù bất cứ trường hợp nào.
Sự bí mật của tòa Giải tội là tuyệt đối (absolute).
Bất cứ Linh mục nào nói ra cho người khác điều gì mình đã nghe biết trong tòa Giải tội sẽ tức khắc bị vạ tuyệt thông.
Dù cảnh sát, công an hỏi, linh mục cũng không được nói hay đề nghị điều gì biết từ tòa Giải tội.

(Cứ Yêu mến Chúa Giêsu, đừng sợ, dù bạn có phạm mọi tội trên đời. Chúa Giêsu sẽ lặp lại lời này cho bạn: "Tội con nhiều, nhưng đã được tha, vì con yêu mến nhiều". Th. Pio 5 dấu)

239. Hiệu quả tích cực (positive effects) của Bí tích Giải tội là gì?
-  Bí tích Giải tội cho tội nhân (sinner) làm hòa (reconcile) với Thiên Chúa và Giáo hội. 

18   5. Bí tích Xức dầu bệnh nhân 
(Sacrament of the Anoiting of the Sick)

240. "Bệnh nạn" (sickness) trong Cựu ước được hiểu như thế nào?
-  Trong Cựu ước, bệnh nạn thường được coi như thử thách (trial) lớn lao, là sự bất lực của con người trước bàn tay Thiên Chúa.
Các ngôn sứ cho đau khổ, bệnh tật là lời nguyền rủa (a curse), nhưng không luôn là kết quả do tội cá nhân.
Chịu đau khổ cách kiên nhẫn (patienly bearing suffering) cũng là cách chịu cho người khác.

(Mt 9,12   Chúa Giêsu nói, "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. 9,13   Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này, Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì Ta không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi".

241. Tại sao Chúa Giêsu tỏ ra quan tâm đến các bệnh nhân nhiều đến thế (so much interest)?
-   Chúa Giêsu đến trần gian để tỏ ra Tình yêu của Chúa.  Người thường tỏ ra như thế thay cho những cảm tưởng sợ hãi của chúng ta: trong sự yếu đuối và bệnh tật của cuộc sống.
Thiên Chúa muốn chúng ta khỏe mạnh (well) nơi thể xác cũng như nơi linh hồn, nhờ đó, tin tưởng và nhận biết Nước Thiên Chúa (God's Kingdom).

242. Tại sao Giáo hội săn sóc cách riêng cho người bệnh (take special care)?
-  Chúa Giêsu cho ta biết: Thiên đàng đau khổ với ta khi ta đau khổ dưới đất.
Thiên Chúa còn muốn hiện diện nơi "người anh em bé mọn nhất" (Mt 25, 40). Đó là lí do tại sao, Chúa Giêsu chỉ định cho các môn đệ săn sóc người bệnh như nhiệm vụ chính của các môn đệ. Người truyền dạy: "Hãy chữa lành bệnh tật" (Mt 10, 8), và Người hứa ban quyền thiêng cho môn đệ "Nhân danh Thầy, họ sẽ trừ quỉ, sẽ đặt tay chữa lành bệnh nhân" (Mc 16, 17).

243. Ai được lãnh Bí tích Xức dầu bệnh nhân ?
-  Bất cứ (any) người Công giáo nào sức khỏe đến hồi liệt nặng (whose health is in a critical state) đều được lãnh Bí tích Xức dầu bệnh nhân.

244. Bí tích xức dầu bệnh nhân được làm thế nào?
-  Nghi lễ cốt yếu của Bí tích xức dầu bệnh nhân  là xức dầu thánh (holy oil) trên trán và 2 bàn tay, trong khi đó linh mục đọc lời xức.

( 5,14  Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các đầu mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa).

245. Bí tích Xức dầu bệnh nhân ban những ơn nào?
-  Bí tích xức dầu bệnh nhân ban ơn an ủi (consolation), bình an (peace), sức mạnh (strength) và kết hợp tình trạng phiền não và đau đớn của bệnh nhân với những đau khổ của Chúa Kitô cách sâu xa hơn, vì Chúa đã có kinh nghiệm với sự sợ hãi (fears) và chịu những đau đớn của ta nơi thân xác Người ( bore our pains in his body).
Với nhiều bệnh nhân, Bí tích xức dầu còn ban cho họ sức khỏe phần xác.
Nhưng nếu Chúa muốn gọi họ về quê trời, Người ban cho họ sức mạnh hồn xác để chiến đấu lần cuối cùng.
Cách nào đi nữa, Bí tích xức dầu bệnh nhân cũng ban hiệu quả là ơn tha các tội lỗi đã phạm (the effect of forgiving sins).

(Tv 23,4 Dù bước đi trong thung lũng tối, tôi không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng tôi)

246. Ai được ban (who can administer) Bí tích Xức dầu bệnh nhân ?
-  Giám mục và linh mục được ban Bí tích xức dầu bệnh nhân, vì chính Chúa Kitô ban qua các vị này, bởi Bí tích Truyền chức thánh họ lãnh nhận.

247. "Của ăn đàng" (Viaticum) nghĩa là gì?
-  Của ăn đàng nghĩa là "Rước lễ " lần sau hết, bệnh nhân lãnh nhận trước khi chết.

(Gioan 6,54 Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta, sẽ được sống đời đời. Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại vào ngày sau hết)
19 Chương 3
Các Bí tích Thông hiệp và Sứ mạng
(The Sacraments of Communion and Mission)

248. Tên của các Bí tích phục vụ sự hiệp thông trong Giáo hội là gì?
-  Một số người đã được Rửa tội và Thêm sức được lãnh thêm sứ mạng đặc biệt trong Giáo hội qua 2 Bí tích này: Truyền Chức Thánh, Hôn phối.

(Chỉ có Chúa Kitô là linh mục đích thực (truly priest), các vị khác là thừa tác viên (ministers) của Chúa mà thôi. Th. Tôma Aquinô)

(Các linh mục được truyền chức thánh để nên phương tiện cứu rỗi, không cho cá nhân mình, nhưng cho cả Giáo hội. Th. Toma Aquinô)


6. Bí tích Truyền Chức Thánh
(The Sacrament of Holy Orders)

249. Bí tích Truyền Chức Thánh ban ơn gì?
-  Bí tích Truyền Chức Thánh ban ơn Chúa Thánh Thần cho người nhận lãnh, nghĩa là Chúa Kitô ban quyền thiêng (sacred authority) cho họ qua sự đặt tay của đức Giám mục truyền chức.

250. Giáo hội hiểu thế nào về Bí tích Truyền Chức Thánh?
-  Bổn phận của các tư tế Cựu ước là trung gian (mediating) giữa các việc trời và đất.
Chúa Kitô là "trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại) (1 Tm 2,5), Người đã làm hoàn hảo (perfected) và hoàn tất (ended) chức linh mục đó.
Sau Chúa Kitô có các linh mục được truyền chức trong Chúa Kitô, trong hi sinh của Chúa Kitô trên thánh giá, và qua sự kêu gọi và sứ mạng tông đồ của Chúa Kitô.

251. Cấp bậc của Bí tích Truyền Chức Thánh thế nào?
-  Bí tích Truyền Chức Thánh có 3 cấp bậc: Giám mục (Episcopate), linh mục (presbyterate), phó tế (diacolate).

252. Việc truyền chức Giám mục (episcopal ordination) ý nghĩa thế nào?
-  Việc truyền chức Giám mục là sự đầy đủ (fullness) Bí tích Truyền Chức Thánh sau chức linh mục. 
Giám mục là vị kế tiếp các tông đồ (successor of the Apostles) và gia nhập đoàn Giám mục (college of bishops). 
Cùng với các Giám mục khác và Đức Giáo hoàng, từ nay, ngài có nhiệm vụ trên toàn Giáo hội Công giáo.  Cách riêng trong giáo phận, ngài giáo huấn (teaching), thánh hóa (sanctifying) và quản trị (governing).

(Nếu người ta muốn phá Giáo hội, họ bắt đầu tấn công linh mục, vì không còn linh mục, sẽ không còn lễ hi sinh, không còn lễ hi sinh sẽ không còn đạo Công giáo nữa. Th. Gioan Vianney)

253. Giám mục quan trọng thế nào trong Giáo hội Công giáo ?
-  Như đại diện Chúa Kitô (Christ's representative), Giám mục được chỉ định trong giáo phận của ngài, có các giáo dân dưới quyền.
Giám mục thi hành trách nhiệm mục vụ (pastoral ministry)
cùng với các linh mục và các phó tế, là các phụ tá có thánh chức, là những điều hữu hình và nền tảng của một giáo phận (diocese)

(Tất cả anh em phải theo Giám mục hướng dẫn, như Chúa Giêsu theo Đức Chúa Cha hướng dẫn...Đừng ai làm gì ngoài Giám mục. Th. Ignatio Antiochia)

254. Việc truyền chức linh mục (priestly ordination) ban ơn gì?
-  Khi truyền chức linh mục, Giám mục xin sức mạnh (power) của Thiên Chúa xuống trên người lãnh chức (candidates for ordination). Dấu thánh được in vào linh hồn những người này và còn mãi không bao giờ mất.
Linh mục là người cộng tác (collaborator) của Giám mục, linh mục công bố (proclaim the Word of God), ban các Bí tích (administer the Sacraments), nhất là dâng Thánh lễ (above all, celebrate the Holy Eucharist).

(Linh mục tiếp tục công việc cứu rỗi của Chúa Kitô trên thế giới. Th. Gioan Vianney)

255. Việc truyền chức phó tế (diaconal ordination) ban ơn gì?
-  Trong việc truyền chức Phó tế, người lãnh được chỉ định một việc riêng (special service) trong Bí tích Truyền Chức Thánh.
Phó tế thay mặt Chúa Kitô Đấng đến để "phục vụ chứ không để hưởng thụ và hiến mạng làm giá chuộc muôn người" (not to be served but to serce, and to give his life as a ransom for many" (Mt 20, 28).
Trong nghi thức Truyền Chức Thánh ta đọc: " Như thừa tác viên  Lời Chúa của bàn thờ, của đức Ái, phó tế sẽ biến mình thành tôi tớ mọi người" (servant of all).

(1 Tim 3,8 Các trợ tá cũng vậy, phải là người đàng hoàng, biết giữ lời hứa, không rượu chè say sưa, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn;  Họ phải bảo toàn mầu nhiệm đức tin trong một lương tâm trong sạch.  Họ phải được thử thách trước đã, rồi mới được thi hành chức vụ trợ tá, nếu không bị ai khiếu nại. 
3,12     Các trợ tá phải là người chỉ có một đời vợ, biết điều khiển con cái và gia đình cho tốt). 

256. Ai được lãnh (who can reveive) Bí tích Truyền Chức Thánh ?
-  Người nam giới, đã được Rửa tội trong đạo Công giáo, được Giáo hội gọi lên lãnh chức Phó tế, Linh mục, Giám mục.  Họ lãnh thành phép (validly ordained) các chức vụ này.

(Không ai có thể là linh mục tốt hơn Đức Mẹ. Mẹ có thể nói cách không do dự: "Đây là Mình Tôi", vì Mẹ thực đã cho Chúa Giêsu thân mình của Mẹ.
Nhưng Mẹ đã đã giữ nguyên địa vị tôi tớ của Thiên Chúa, để chúng ta có thể hướng về Mẹ  như là Mẹ chúng ta. Mẹ là một người trong chúng ta, và chúng ta luôn luôn hợp nhất với Mẹ.
Sau khi Con Mẹ qua đời, Mẹ tiếp tục sống trên trái đất để thêm sức cho các tông đồ trong nhiệm vụ các ngài, để làm Mẹ các ngài, cho đến khi Giáo hội trẻ trung lớn mạnh. Mẹ Têrêsa Calcutta)

257. Nếu chỉ có nam giới được lãnh Bí tích Truyền Chức Thánh thì nữ giới có bị hạ phẩm giá (demeaning) không?
-  Luật nói rằng: chỉ người nam giới được lãnh chức thánh, sẽ không làm hạ phẩm giá nữ giới.
Đối với Thiên Chúa, nam hay nữ đều có phẩm giá như nhau (the same dignity), nhưng mỗi phái có những bổn phận (different duties) và đoàn sủng (charisms) khác nhau.
Giáo hội tự thấy như Chúa Giêsu buộc (bound) phải độc quyền chọn người nam (chose men exclusively), điều đó diễn ra trong bữa Tiệc ly khi lập chức linh mục.
Năm 1994, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô 2 tuyên bố rằng: "Giáo hội không có quyền cách nào (has no authority whatsoever) truyền chức linh mục cho nữ giới, và rằng sự phán đoán này nói lên tính cách xác định (definitively held) bởi mọi tín hữu của Giáo hội ".

258. Tại sao Giáo hội Công giáo đòi các linh mục và Giám mục sống đời độc thân (celibate life)?
-  Chúa Giêsu đã sống đời độc thân, và cách này nói lên Tình yêu trọn vẹn của Người với Thiên Chúa Cha.
Để theo lối sống của Chúa và sống khiết tịnh không đôi bạn " vì Nước Trời" (Mt 19, 12) đã có từ thời Chúa Giêsu như dấu hiệu Tình yêu, lòng đạo đức trọn vẹn với Thiên Chúa, sự tự nguyện hoàn toàn (a complete willingness) để phục vụ, Giáo hội Roma đòi các linh mục, Giám mục của mình theo lối sống độc thân này, trong khi các Giáo hội Công giáo Đông phương (the Eastern Catholic Churches) chỉ đòi các Giám mục của họ).

(1Pr 2,5 Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Đức Giêsu Kitô).
  
259. Chức linh mục tổng quát của các tín hữu (the universal priesthood of all the faithful) khác (different) với chức linh mục chức thánh (ordained priesthood) thế nào?
 -  Qua Bí tích Rửa tội, Chúa Giêsu đã cho chúng ta gia nhập vương quốc tư tế (kingdom of priests") của Cha Người (Kh 1,16).
Qua chức linh mục tổng quát, tất cả các Kitô hữu được gọi để làm việc trong thế giới  nhân danh Chúa, đem phép lành (blessings) và ơn phúc (grace) cho thế giới.
Tại phòng trên lầu (Upper Room), trong bữa Tiệc ly (Last Supper), và khi Chúa ủy quyền cho các tông đồ, Chúa trang bị cho các ông bằng quyền thánh để phục vụ giáo dân, những linh mục chức thánh này thay mặt Chúa Kitô như là người chăn chiên (pastor, shephers) giáo dân mình, và như đầu của Thân thể Chúa là Giáo hội (Church)

(Tôi được dựng nên để làm hay để là cái gì mà không ai khác được dựng nên. Tôi có một chỗ trong chương trình của Thiên Chúa, trong thế giới của Chúa, mà không có ai khác ở vào chỗ đó. Chân phước Henry Newman)

20   7. Bí tích Hôn phối
(Sacrament of Marriage)

260. Tại sao Thiên Chúa sắp đặt (dispose) cho người nam và người nữ cho nhau?
-  Thiên Chúa sắp đặt người nam người nữ cho nhau để họ "không còn là hai nhưng là một" (Mt 19,6). Cách này, họ sống trong Tình yêu, sinh con cái, trở nên dấu hiệu của chính Chúa, Đấng vô hình (nothing) nhưng lại tràn trề (overflowing) Tình yêu.

261. Bí tích Hôn phối diễn ra thế nào?
-  Bí tích Hôn phối diễn ra qua lời hứa (promise) mà người nam và người nữ nói lên trước Thiên Chúa và Giáo hội, lời hứa được Thiên Chúa nhìn nhận (accepted) và làm cho mạnh (confirmed), và được hoàn tất (consummated) do việc kết hợp thể xác của đôi bạn (couple).
Vì chính Chúa lập nên mối ràng buộc (bond) của Bí tích Hôn phối, nên nó nối kết (bind) cho đến khi một bên qua đời (death of one of the partners).

262. Điều gì cần (necessary) cho Kitô hữu lãnh Bí tích Hôn phối ?
-  Cần 3 điều này:
1/ tự ý muốn (free consent)
2/ quyết sống mãi, độc quyền kết hợp (the affirmation of a life- long, exclusive union)
3/ sẵn sàng sinh con cái (openess to chidren)
Tuy nhiên, điều căn bản về Bí tích Hôn phối là điều đôi hôn nhân cần biết: "Chúng tôi sống như hình ảnh Chúa Kitô yêu thương Giáo hội Người "

263. Tại sao Hôn phối không thể chấm dứt (indissoluble-  bất khả phân)?
-  Hôn phối có 3 bất khả phân:
1/ vì căn bản Tình yêu là tự hiến cho nhau không giữ lại gì hết (self giving without reservation).
2/ vì đó là hình ảnh trung tín vô điều kiện của Thiên Chúa (an image of God's unconditional faithfulness)  với thụ tạo của Người.
3/ vì nó diễn tả Tình yêu Chúa Kitô yêu Giáo hội Người, đến nỗi chết trên Thánh giá.

(Ep 5,25 Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh;
 5,28    Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình). 

264. Điều gì đe dọa (threatens) Hôn phối ?
-  Điều thực sự đe dọa Hôn phối là tội (sins).
Điều đổi mới nó là tha thứ (forgiveness)
Điều làm cho nó mạnh mẽ (make them strong) là cầu nguyện và  trông cậy vào Thiên Chúa hiện diện (pray and trust in God's presence).

(2 Tim Nếu ta không trung tín, Chúa Giêsu vẫn trung tín, vì Người không thể lừa dối mình)

265. Mọi người (all people) đều được gọi sống bậc Hôn phối phải không?
-  Không phải mọi người được kêu gọi sống đời Hôn nhân.
Người sống một mình (live alone) cũng có thể làm xong bổn phận mình trong cuộc sống.
Kết hôn là đường riêng.
Chúa Giêsu mời gọi người ta sống không kết bạn: "vì Nước Trời" Mt 19, 12) 

(Nếu Chúa Kitô không có tay, thì tay của chúng ta làm thay cho Người. -Ẩn danh, thề kỉ 14)

(1 Pr 5,7 Hãy trút mọi lắng lo cho Người vì Người săn sóc chúng ta )

(Ruth 1, 16-17 Bà Rút đáp: "Xin mẹ đừng ép con bỏ mẹ mà trở về, không theo mẹ nữa, vì mẹ đi đâu, con đi đó, mẹ ở đâu, con ở đó, dân của mẹ là dân của con, Thiên Chúa của mẹ là Thiên Chúa của con.
17 Mẹ chết ở đâu, con chết ở đó, và nơi đó con sẽ được chôn cất.  Xin ĐỨC CHÚA phạt con thế này và thêm thế kia nữa, nếu con lìa xa mẹ mà không phải vì cái chết! ")

266. Tại sao Giáo hội cử hành Bí tích Hôn phối ?
-  Luật cưới hỏi (wedding) phải làm công cộng.
Dâu, rể được hỏi về ý định thành hôn (intention to marry), linh mục, phó tế làm phép nhẫn (rings). Dâu rể trao đổi nhẫn cưới và lời hứa
"chung thủy với nhau khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh nạn cũng như lúc khỏe mạnh, để tôn trọng nhau suốt đời".
Linh mục phê chuẩn chấp nhận đám cưới (ratifies wedding) và (administers the blessings) ban phép lành.

267. Nên làm gì khi một người Công giáo muốn thành hôn với người Kitô hữu không Công giáo?
-  Đây là cuộc Hôn phối "hỗn hợp" (mixed), Giáo hội đòi phải đôi bên phải đặc biệt trung thành với Chúa Kitô, tránh gương xấu chia rẽ giữa 2 Giáo hội, vẫn chưa được chữa lành (remedied), sẽ không xảy ra kiểu thu hẹp nữa, nó có thể đưa đến chỗ bỏ thực hành đức tin (giving up the practice of the faith).

268. Người Công giáo có được kết hôn với người khác đạo không (another religion)?
-  Người Công giáo kết hôn và sống với người đạo khác (vd Phật giáo), có thể là nguyên nhân gây khó khăn cho đức tin mình, và khó khăn cho con cái sau này.
Bởi trách nhiệm của Giáo hội đối với các tín hữu, Giáo hội lập ra những ngăn trở khác đạo (impediment disparity of religion).
Nhưng những cuộc Hôn phối như thế vẫn thành phép (validly) khi có phép chuẩn (dispensation) của Giáo hội trước khi thành hôn.
Hôn phối này không phải là Bí tích (the marriage is not sacramental).

269. Người chồng và người vợ luôn "gây chiến" với nhau (always fighting) có được li dị (divorce) không?
-  Giáo hội luôn rất trọng kính khả năng của người ta trong việc giữ lời hứa và tự buộc mình vào sự trung tín của cuộc sống lâu dài. Giáo hội nhớ lời họ đã đoan hứa.
Mọi cuộc Hôn phối đều có nguy cơ khủng hoảng (crisis).
Họ cần giải quyết với nhau (talking things over together), cầu nguyện với nhau (prayer together), năng đi thăm cố vấn trị liệu (often therapeutic counseling), cũng như  mở những đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng (open up ways out of the crisis).
Trên hết, nhớ rằng trong Bí tích Hôn phối còn luôn luôn có Người thứ ba ràng buộc (a third party to the bond), đó là Chúa Kitô, người ta có thể gợi lên niềm trông cậy hoài hoài (again and again).

Có những người không thể chịu được nữa (unbearable), khi ai đó bị bạo hành (violence) thể xác hay tinh thần, họ có thể li dị.
Điều này gọi là "chia giường, chia bàn" trường hợp như thế phải trình Giáo hội.  Trong những trường hợp này, ngay cả khi đời sống chung bị bể (broken off), Hôn phối vẫn còn giữ nguyên tính thành phép" (valid).

(Không ai trên đời này không có gia đình. Giáo hội là nhà và gia đình cho mọi người, nhất là cho những "lao lực và mang gánh nặng". Á thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô 2, Familiaris Consortio)

270. Giáo hội có lập trường thế nào (what is the Church stance) với những người li dị rồi tái hôn (remarried)
-  Theo gương Chúa Giêsu, Giáo hội chấp nhận họ cách yêu thương.
Bất cứ ai thành hôn trong Giáo hội, sau đó li dị, rồi tái hôn. Điều này  nghịch lại đòi hỏi rõ ràng (clear) của Chúa Giêsu "Hôn phối bất khả phân" (indissolubility of marriage). Giáo hội không thể xóa bỏ (abolish) đòi hỏi  (demand) yêu cầu này. Rút lại (retraction) sự trung tín như thế, phản lại với Bí tích Thánh Thể, là Bí tích nói lên đặc tính Tình yêu Thiên Chúa không thể lấy lại, mà Giáo hội cử hành.
Đó là lí do tại sao những người tái hôn này không được Rước lễ.

271. Khi nói gia đình là Giáo hội thu nhỏ (miniature) nghĩa là gì?
-  Giáo hội ở trên qui mô lớn (large scale), gia đình ở trên qui mô nhỏ, đó là hình ảnh Tình yêu Chúa trong tình bạn nhân loại (human fellowship).
Thực vậy, mọi cuộc Hôn phối đều hoàn toàn mở ra cho người bạn đời, cho con cái Thiên Chúa gửi đến, cho sự chấp nhận nhau, cho sự hiếu khách với tha nhân. 
21   Chương 4
Các cử hành phụng vụ khác
(Other Liturgical Celebrations)

Các Á Bí tích
272. Các Á Bí tích (Sacramentals) là gì?
-  Là các dấu tích thánh (sacred signs), hoặc các việc thánh (sacred actions) ban phép lành.
(ví dụ: làm phép nước phép, làm phép chuông, đàn, làm phép nhà, xe, cổ họng  vào lễ thánh Blasio, làm phép tro ngày xức tro, lá dừa, nến phục sinh, làm phép hoa quả lễ Đức Mẹ Lên trời).

(Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta hãy tiến vào nhà Chúa". Chân chúng ta đã đứng nơi của tiền đình. Ôi Giêrusalem. (Tv 122,1-2)

(1Pr  5,8 Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.  5,9      Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế). 



273. Giáo hội vẫn còn trừ quỉ (excorcism) sao?
-   Trong các lần Rửa tội có nghi lễ tạm gọi là "trừ quỉ", lời cầu nguyện xin cho người sắp được Rửa tội thoát khỏi quỉ dữ và được mạnh sức chống lại "tên thủ lãnh và quyền lực  của nó" đã bị Chúa Giêsu chiến thắng.
Hầu hết những cuộc trừ quỉ là lời cầu nguyện lên Chúa Giêsu uy quyền và mạnh sức, nhờ đó người được Rửa tội  được giải thoát khỏi ảnh hưởng và quyền lực tà thần. Giáo hội ít khi dùng lời nguyện này, và chỉ sau khi kiểm tra rất nghiêm ngặt (the most rigorous) mới dùng.

274. "Đạo đức bình dân" (popular devotions) quan trọng ra sao?
-   Lòng đạo đức bình dân tỏ ra qua sự tôn kính các xương thánh (relics), kiệu (processions), đi hành hương (pilgrimages) và tôn sùng (devotions) là những lối quan trọng khi đức tin trở nên hội nhập văn hóa (inculturates).
Chúng tốt, bao lâu còn thuộc về Giáo hội, đưa dẫn tới Chúa Kitô, và không gắng "vào" Thiên đàng nhờ việc đó, nhưng cần nhờ ơn Chúa (God's grace).

275. Có được tôn kính xương thánh (venerate rilics) không?
-   Tôn kính xương thánh là nhu cầu tự nhiên con người (a natural human need), là cách tỏ lòng tôn kính sùng mộ những vị được tôn trọng. Xương cốt các thánh  thích hợp để tôn kính, khi các tín hữu ca ngợi hành động của Thiên Chúa,  trong con người đã dâng hiến (devote) mình hoàn toàn cho Thiên Chúa.

(Giáo hội bước đi vững vàng, tiến về đường hành hương của mình, giữa những thử thách trên đời và những an ủi của Thiên Chúa.Th. Augustinô)

276. Đi "Hành hương" (a pilgrimage) có mục đích gì?
-   Một ít người đi hành hương để "cầu nguyện với đôi chân", họ có kinh nghiệm với các giác quan (his senses) và cả cuộc đời mình là một cuộc hành trình dài tiến về cùng Thiên Chúa.

277. Đàng Thánh giá (Stations of the Cross) là gì?
-  Theo Chúa Giêsu trên đường Thánh giá do cầu nguyện và suy gẫm 14 chặng đàng là sự sùng kính rất cổ xưa trong Giáo hội, nhất là trong mùa Chay và Tuần Thánh.

(Thiên Chúa hằng hữu, trong sự khôn ngoan thấy trước từ đời đời, thánh giá mà giờ đây Người gửi cho bạn như là món quà từ trong lòng sâu thẳm của Người. Thánh giá lúc này Người gửi xuống cho bạn, Người đã quan tâm (consider) bằng con mắt toàn tri (all knowing) của Người, hiểu biết bằng trí linh thiêng của Người, thử lại bằng sự công bằng khôn ngoan (wise justice) của Người, sưởi ấm bằng ôm ấp yêu đương của Người, cân lường bằng đôi tay của Người để nó không rộng quá một ly, không nặng quá một chỉ (ounce) cho vừa với sức bạn. Người đã chúc lành nó với Danh thánh Người, xức dầu nó với sự an ủi của Người, nhìn nó lần chót, nhìn  bạn và sự can đảm của bạn. Rồi từ Thiên đàng Người gửi nó xuống, kèm lời chào đặc biệt của Thiên Chúa tới bạn, như một của bố thí (alms) của Tình yêu toàn thương xót của Thiên Chúa. Th. Francis de Sales).

278. Mục đích an táng Kitô hữu (Christian funeral) là gì?
-  An táng Kitô hữu là việc được cộng đoàn Công giáo thực hiện để cầu cho người quá cố được ơn phúc.
Nó tỏ ra nỗi đau buồn của người còn sống, tuy nhiên, nó luôn có đặc tính Phục sinh.  Trên hết, ta chết trong Chúa Kitô, ta cử hành lễ Phục sinh với Người.

22 CỘT BA
10 ĐIỀU RĂN
- - -
CHÚNG TA SỐNG TRONG CHÚA KITÔ THẾ NÀO?

Phần một
- Tại sao ta sinh ra ở đời?
- Ta dự tính làm gì?
- Chúa Thánh Thần giúp ta làm việc đó như thế nào?

279. Tại sao chúng ta cần đức tin và Bí tích để sống đời sống tốt lành (a good), và ngay thẳng (upright)?
-  Nếu ta chỉ cậy dựa vào chính mình, vào sức riêng mình (our own strength), chúng ta không thể đi xa hơn, dù cố gắng trở nên tốt lành.
Nhờ đức tin, ta thấy mình là con Thiên Chúa, Chúa sẽ giúp ta mạnh sức. Khi Chúa làm ta mạnh, ta gọi đó là "ơn Chúa "(grace), nhất là trong dấu tích thánh (sacred signs) mà ta gọi là các Bí tích (sacraments), Lúc đó, Chúa ban cho ta năng lực (ability) để làm việc lành mà ta đang muốn làm.

(Không có Thầy, các con không thể làm được việc gì (Without Me, you can do nothing. Gioan 15,5)

(Đừng để điều gì làm bạn xao xuyến, đừng để điều gì làm bạn sợ hãi. Chúa không bao giờ thay đổi. Kiên nhẫn đạt được tất cả. Ai có Chúa thì không còn muốn gì nữa. Mình Chúa là đầy đủ rồi. Th. Têrêsa Avila)

(St 1,27 Thiên Chúa dựng nên con người theo hình ảnh của Mình)

(Khi Thiên Chúa biến mất, con người trở nên thấp bé, chúng mất đi nhân phẩm linh thiêng, mất đi sự huy hoàng của Thiên Chúa, chúng chỉ còn là sản phẩm của sự tiến hóa mù quáng, bị sử dụng và bị lạm dụng. ĐTC Benedict 16)


Chương 1
Nhân phẩm của con người
(The Dignity of the Human Person)

280. Lý do nào làm cho người Kitô hữu có nhân phẩm?
-  Mọi người, từ giây phút đầu tiên trong bụng mẹ, đã có một nhân phẩm không ai được xâm phạm (inviolable dignity), vì từ đời đời, (from all eternity) Thiên Chúa đã muốn, đã yêu, đã dựng nên và đã cứu chuộc người đó (willed, loved, created, redeemed that person), và đã định cho họ được hạnh phúc muôn đời (destined him eternal happiness)

281. Tại sao chúng ta mong mỏi (yearn) được  hạnh phúc ?
-   Thiên Chúa đã đặt vào trong lòng ta một ước ao vô tận như thế, đến nỗi không có gì thỏa lòng ta nếu không phải là chính Chúa.
Tất cả những thỏa mãn đời này là để chỉ cho ta biết trước những hạnh phúc đời sau.
Trên hết, chúng ta phải đến cùng Chúa.

282. Kinh Thánh có cho ta biết đường dẫn đến hạnh phúc không?
-  Chúng ta sẽ được hạnh phúc nếu tin vào Lời Chúa trong 8 mối phúc (Beatitudes)

283. 8 mối phúc là mối nào?
-  Matthêu 5,3 "Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó (poor in spirit), vì Nước Trời là của họ
5,4          Phúc cho ai sầu khổ (mourn), vì họ sẽ được ủi an.
5,5          Phúc cho ai hiền lành (meek), vì họ sẽ được đất làm gia nghiệp.
5,6          Phúc cho ai đói khát sự công chính (hunger and thirst for rightousness), vì họ sẽ được thoả lòng.
5,7          Phúc cho ai xót thương (merciful), vì họ sẽ được  xót thương.
5,8          Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch (pure in heart), vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
5,9          Phúc cho ai xây dựng hoà bình (peacemakers), vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
5,10 Phúc cho ai bị bách hại vì lẽ công chính (persecuted for rightousness' sake), vì Nước Trời là của họ.
5,11 Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. 5,12 hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế. (Mt 5, 3- 12)

284. Tại sao 8 mối phúc (Beatitudes) lại quan trọng?
-   Những người mong mỏi Nước Trời cứ nhìn vào bảng liệt kê ưu tiên (priority)trên của Chúa Giêsu sẽ biết.

285. Hạnh phúc đời đời (eternal happiness) là gì?
-  hạnh phúc đời đời là tìm Chúa (seeking God) và được đem lên hưởng hạnh phúc với Chúa.

(Con người ta quá cao cả, không có gì trên đời thỏa mãn được nó, chỉ khi nào nó quay về cùng Thiên Chúa, nó mới vừa lòng.)

(Chỉ có Đấng dựng nên con người mói làm con người được  hạnh phúc. Th. Augustinô)

(1Ga 1,2 Chúng ta sẽ thấy Người như Người hiện hữu)
  
286. Tự do (freedom) là gì và để làm gì?
-  Tự do là sức mạnh Chúa ban  để người ta có thể làm theo sự phù hợp với mình (freedom is the God- given power to be able to act of one's own accord).  Người tự do không còn hành động dưới ảnh hưởng của người khác.

(Người nào phó mình hoàn toàn trong tay Chúa, họ không trở nên con bup bê của Chúa, không trở nên "người dạ dạ" khó chịu,  họ không mất tự do.
Chỉ có người phó thác mình trọn vẹn cho Thiên Chúa mới có tự do thực, cao cả, tự do sáng tạo mênh mông của sự thiện.
Người hướng về Thiên Chúa không ra nhỏ bé hơn, nhưng cao cả hơn, vì qua Chúa và với Chúa, họ nên cao cả, nên linh thiêng, nên thực sự là mình. ĐTC Bênedict 16 2005)

287. Tự do có cho người ta chọn sự dữ không (to be able to choose evil)?
-  Sự dữ chỉ coi như đáng giá khi người ta gắng đạt được nó. Quyết định  đạt được sự dữ chỉ cho người ta tự do bên ngoài.
Sự dữ không làm cho ta hạnh phúc, nhưng thực ra nó tước bỏ (deprive) điều tốt lành thật. Nó xiềng xích (chain) ta lại  với cái vô bổ (futile) và cuối cùng tiêu hủy hoàn toàn tự do của ta.

288. Người ta có trách nhiệm (is responsible for everything) về mọi việc mình làm không?
-  Người ta có trách nhiệm về mọi việc mình làm với hiểu biết và ý muốn (consciously and voluntarily).

(Người tốt là người tự do, cả khi họ là người nô lệ (slave). Người độc ác là người nô lệ, cả khi họ là ông vua. Th. Augustinô)

289. Ta có phải để một người tự do theo ý họ, dù họ quyết định làm điều xấu không (must we allow a person to use his free will, even when he decides in favor of evils)?
-  Người ta có thể dùng quyền tự do là quyền căn bản (fundamental right) dựa trên nhân phẩm con người của họ.
Tự do cá nhân chỉ có thể bị giảm bớt (curtaile), khi ai đó vì tự do của mình gây bất lợi (detrimental) cho tự do của người khác.

290. Thiên Chúa giúp chúng ta thành người "tự do" thế nào?
-  Chúa Kitô muốn chúng ta "được tự do" (Galata 5,1) và có thể thực hiện tình bác ái huynh đệ. Vì thế, Người đã sai Chúa Thánh Thần đến với chúng ta, Đấng cho ta tự do và độc lập với quyền lực đời này, thêm sức cho ta sống trong Tình yêu và trách nhiệm.

(Rm  8,15-16  Vì Thần Khí mà anh em đã lãnh nhận được, đâu phải là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ sệt như xưa; nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên, "Ápba! Cha ơi!". Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa). 

291. Làm sao một người có thể nói hành động của mình tốt hay xấu?
-  Người ta có thể phân biệt (distinguish) hành động của mình tốt hay xấu nhờ họ có lí trí (reason) và lương tâm (conscience), 2 cái đó giúp họ phán đoán rõ ràng (make clear judments).

( Lương tâm là trung tâm điểm sâu thẳm nhất và bí ẩn nhất của con người, đó là cung thánh nơi mà con người ở một mình với Thiên Chúa và là nơi con người nghe thấy tiếng của Ngài" (HC Mục vụ).

292. Người ta có thể làm việc xấu (bad) để sinh ra kết quả tốt (good) không?
-  Không. Không bao giờ chúng ta được tự ý làm việc xấu (deliberately do something evil) hoặc tha thứ (tolerate) cho việc xấu, để có kết quả tốt (good can result from it)

293. Tại sao Thiên Chúa cho chúng ta có "đam mê" (passion) hoặc "cảm xúc" (emotions)?
-  Chúng ta có nhiều đam mê để nhờ các đam mê mạnh mẽ và những cảm giác riêng biệt (distinct) ấy, ta có thể hướng tới điều phải (right),  điều thiện (good), và cự tuyệt (repel) điều dữ (evil), điều xấu (bad).

294. Có phải người nào đó là kẻ tội lỗi, nếu họ thấy mình có những đam mê nặng nề không?
-  Không, đam mê có thể rất đáng kể. Nó được coi như dẫn tới (lead to) và làm cho mạnh thêm (reinforce) những việc tốt.
Chỉ khi nào đam mê ra vô trật tự (disordered), nó mới đưa tới sự dữ (evil).

(Nhân đức là điều người ta làm cách đam mê (passionately). Nết xấu là điều người không thể ngừng vì đam mê. Th. Augustinô)

295. Lương tâm (conscience) là gì?
-  Lương tâm là tiếng nói bên trong (inner voice) con người, bảo nó làm thiện (good) dưới bất cứ hoàn cảnh nào (any circumstances) và tránh làm dữ bằng mọi cách (by all means).
Đồng thời, lương tâm là khả năng (ability) phân biệt việc này với việc kia.
Thiên Chúa nói với ta qua tiếng lương tâm.

(Bất cứ việc gì được làm nghịch lại lương tâm, đều là tội. Th. Tôma Aquinô)

296. Người ta có thể bị ép, bắt buộc (compelled) làm gì trái với lương tâm mình không?
-  Không ai bị bắt buộc hành động trái với lương tâm mình, nếu họ hành động vì ích chung (common good).

297. Người ta có thể huấn luyện lương tâm mình không?
-  Có. Cần phải tự huấn luyện lương tâm mình.
Lương tâm được Chúa phú bẩm (innate) cái lý lẽ (reason) cho mọi người, nó có thể bị lừa (misled) hay bị chết (deadened), vì vậy cần được điều chỉnh (fine- tuned) sao cho nó biết hành động tốt.

298. Có ai có lương tâm tốt mà lại làm quấy (wrongly guilty) trước mặt Chúa không?
- Không. Nếu ai đã xét mình và phán đoán đúng (certain judgment), họ phải theo tiếng lương tâm mình, dù họ có không may (risk) làm sai.

299. Nhân đức (virtue) nghĩa là gì?
-  Nhân đức là khuynh hướng (disposition) bên trong, một thói quen tích cực (positive habit) để làm việc lành (good).

(Mt 5,6 Phúc cho ai đói khát sự công chính, vì họ sẽ được thoả lòng).

300. Tại sao chúng ta phải tập tư cách (character)?
-  Chúng ta phải tập tư cách để có thể tự do, vui vẻ, dễ dàng làm việc lành.
Trước tiên, có một đức tin vững chắc nơi Chúa, sẽ giúp ta có tư cách và thực hành các nhân đức, nghĩa là, với ơn Chúa giúp, phát triển nơi ta, các khuynh hướng vững vàng, không để mình cho các đam mê hỗn loạn, nhưng hướng các khả năng lí trí và lòng muốn ngày càng liên tục (constantly) tới các việc lành.

(Để sống tốt, không có gì hơn là mến Chúa hết lòng hết sức, hết linh hồn. Th. Augustine)

301. Làm sao người ta được khôn ngoan (prudent)?
-  Người ta nên khôn ngoan nhờ học biết phân biệt cái gì chính yếu (essential) cái gì không chính yếu (non- essential), đặt cái đích đúng (right goals) và chọn phương tiện tốt nhất (the best means) để đạt đích.

(Khôn ngoan có 2 mắt: một thấy trước điều phải làm, một xem lại điều đã làm. Th. Ignatio Loyola)

302. Người ta hành động thế nào là công bình (act justly)?
-  Người hành động công bình là người luôn luôn chắc chắn (sure) trả cho Thiên Chúa cái gì của Thiên Chúa, cho tha nhân (neighbor) cái gì của tha nhân.

303. Đức đại đảm (fortitude) là gì?
- Là người kiên nhẫn (persevere) dấn thân (commitment) trong việc tốt, khi họ đã nhận ra, dù cực điểm (extreme) họ phải hy sinh tính mạng mình (own life)
(2 Tim 4,2 Hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ). 

(Người can đảm, dù may hay rủi (misfortune) cũng coi như họ có 2 tay, họ dùng cả 2. th nữ Catarina Siena)

304. Tại sao tiết độ (moderate) là nhân đức ?
- Vì thái độ vô tiết độ (immoderate bihavior) chứng tỏ sức tiêu  hủy (destructive force) trong mọi lãnh vực (aereas) của đời sống.

(Titô 2:11 Quả thế, ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. 2:12 Ân sủng đó dạy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này).

305. Ba đức siêu nhiên (supernatural) là những đức nào?
- Là đức tin, đức cậy, đức mến (faith, hope, charity).
Chúng được gọi là "siêu nhiên", vì chúng có nền tảng (foundation) trong Thiên Chúa, và trực tiếp hướng về Thiên Chúa. Chúng ta có thể nhờ 3 đức này trực tiếp đạt tới (reach) Thiên Chúa.

(1 Cr   13,13 Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại,
 nhưng cao trọng hơn cả là đức mến).

306. Tại sao tin, cậy, mến là nhân đức?
- Vì là những sức mạnh thực được Chúa ban, và nhờ ơn Chúa giúp, được người ta gia tăng (develop) và củng cố (consolidate) để đạt được Sự Sống sung mãn (the abundant life) (Ga 10,10).

307. Đức tin là gì?
- Là sức mạnh giúp ta đi lên (ascent) tới Thiên Chúa, nhận biết sự thật, và hiến thân mình cho Thiên Chúa.

(1 Ga 2,4 Ai nói rằng mình biết Người mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối, và sự thật không ở nơi người ấy).

(Mt  10,32 "Ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.
10,33   Ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời).

308. Trông cậy (hy vọng) (hope) là gì?
- Là sức mạnh giúp ta chắc chắn và bền lòng mong ước điều ta phải làm ở đời này để phụng sự Chúa (serve God), và tìm hạnh phúc thật trong Chúa, là nơi ở cuối cùng: trong Thiên Chúa.

(Rm  8,26 Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả).

309. Bác ái (charity) là gì?
- Là sức mạnh giúp ta, kẻ được Chúa yêu trước, có thể hiến mình cho Chúa để kết hợp với Người, và đón nhận tha nhân vì Chúa không điều kiện (unconditionally) và chân thành (sincerely) như ta đón nhận ta.
(1Cr 13,2  Giả như tôi được ơn nói tiên tri,
 và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu,
 hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non,
 mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì).

(1Ga 4,16  Thiên Chúa là tình yêu,
 ai ở lại trong tình yêu
 thì ở lại trong Thiên Chúa,
 và Thiên Chúa ở lại trong người ấy).  

310. Bảy ơn Chúa Thánh Thần (gifts of the Holy Spirit) là những ơn nào?
- 7 ơn Chúa Thánh Thần là :
-1 Ơn khôn ngoan (wisdom)
-2 Ơn thông minh (understanding)
-3 Ơn cố vấn (council)
-4 Ơn sức mạnh (fortitude)
-5 Ơn hiểu biết (knowledge)
-6 Ơn đạo đức (piety)
-7 Ơn kính sợ Chúa (fear of the Lord)
Dức Chúa Thánh Thần ban cho các tín hữ những ơn này để họ được trở nên những dụng cụ đặc biệt (special instruments) của Chúa ở đời này.

(Ga 14,12 Thật, Thầy bảo thật anh em,  ai tin vào Thầy,
 thì người đó cũng sẽ làm được  những việc Thầy làm.
 Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa,
 bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha).

311. Hoa quả của Chúa Thánh Thần (fruits of the Holy Spirit) là gì?
-  12 Hoa quả của Chúa Thánh Thần là
bác ái (charity), vui vẻ (joy), bình an (peace),
nhẫn nhục (patience), tử tế (kindness), tốt lành (goodness),
quảng đại (generosity), nhã nhặn (gentleness), trung tín (faithfulness),
tiết độ (modesty), tự chế (self control), thanh sạch (chastity) (Thư Galata 5, 22-23)

(Hãy rút ra sức mạnh đơn giản từ niềm vui trong Chúa Giêsu. Hãy hạnh phúc và bình an.
Hãy đón nhận bất cứ cái gì Chúa ban, và cho đi bất cứ cái gì Chúa lấy, với một nụ cười lớn. Á thánh Mẹ Têrêsa Calcutta)

312. Khi người ta thấy mình là kẻ tội lỗi (sinner) thì làm sao?
- Người ta thấy mình tội lỗi qua tiếng lương tâm. Nó kết án (accuse) họ và giục họ (motivate) xưng thú những lỗi phạm đến Chúa (confess his offenses to God).

(1 Ga 1,8 Nếu chúng ta nói rằng chúng ta không có tội là chúng ta dối gạt mình, và sự thật không có trong chúng ta.

313. Tại sao tội nhân phải hướng về Chúa để xin ơn tha thứ?
- Vì mọi tội đều phá hủy (destroy), che khuất (obscure) và từ chối (deny) những gì tốt lành.
Nhưng Thiên Chúa gồm mọi sự lành và là tác giả mọi sự lành.
Tội đã phản nghịch Chúa, nên phải về cùng Chúa để tìm lại sự lành.

(1Ga  1,9 Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi,
 Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính  sẽ tha tội cho chúng ta,
 và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính). 

314. chúng ta biết Thiên Chúa Thương xót (merciful) thế nào?
- Trong sách Kinh Thánh có nhiều đoạn nói về lòng Thương xót Chúa, đặc biệt đoạn về "người cha thương xót" (Luca 15).
Ông đã đi đón đứa con phung phá, đón nhận nó vô điều kiện, đã làm tiệc mừng khi nó về, và cho hòa giải với tiệc vui.

(Đừng bao giờ nghi ngờ lòng Thương xót Chúa. Th nữ Benedict Nursia)

(Bên cạnh lòng Thương xót Chúa, không còn nguồn nào khác để loài người trông cậy. Á thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô 2)

(1 Ga  3,20      Nếu lòng chúng ta  có cáo tội chúng ta,  Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta,  và Người biết hết mọi sự).  


315. Tội (sin) là gì?
- Tội là tư tưởng, lời nói, việc làm, người ta tự ý và cố tình phạm đến trật tự  Chúa quan phòng yêu thương đã sắp đặt. (intention, word, deed, deliberately and voluntarily offends against the true order of things, as God's loving providence has arranged them)

(Nhiều người nói: "Tôi đã làm nhiều điều xấu xa độc ác, Chúa chẳng còn tha cho tôi". Đó là sự phạm thượng rõ ràng (outright blasphemy), nó đặt giới hạn cho lòng Thương xót Chúa, nhưng không đúng, Chúa thương xót vô cùng. Không có gì phạm đến Chúa bằng nghi ngờ lòng Thương xót Người. th Gioan Vianney)

(Chỉ có ai suy gẫm cách nghiêm minh thánh giá nặng nề như thế nào, mới hiểu được tội trọng ghê gớm ra sao. Th. Ansel Cantebury)

316. Làm sao phân biệt tội nặng (serious sin, mortal sin) và tội nhẹ (less serious, venial sin)?
- Tội nặng cắt đứt (destroy) mối quan hệ  Tình yêu Chúa trong lòng người ta (God's love in person's heart).
Tội nhẹ làm căng thẳng (straine) mối quan hệ với Chúa ( the relationship with God)

(Tôi vừa làm ra tro đắt giá. Tôi đã đốt giấy bạc 500 tiền franc. Ồ, việc đó không tệ bằng, nếu tôi phạm một tội nhẹ. Th. Gioan Vianney)

317. Người phạm tội trọng có thể  nối kết lại (reunite) với Chúa được không?
- Họ được phép làm hòa với Chúa qua việc xưng tội (confession)

(Nếu trong Giáo hội không có việc tha tội, sẽ không có hi vọng được sống đời đời, và sự giải thoát đời đời. chúng ta hãy cảm tạ Chúa đã ban cho Giáo hội ơn lớn lao dường ấy. Th. Augustinô)

318. Thói xấu (vice) là gì?
- Là những thói quen tiêu cực (negative) làm cho lương tâm ra đần độn và chết (dull and deaden) nữa, con người hướng chiều (incline) về sự dữ, và quen dần (habitually) tới phạm tội.

319. Ta có trách nhiệm (responsible) về tội của người khác không?
- Không. Ta không mang trách nhiệm về tội của người khác,
trừ khi ta hướng dẫn sai (misleading) hoặc dụ dỗ (seducing) người khác phạm tội, khuyến khích (encouraging) ai phạm tội, cẩu thả không nhắc nhớ, không giúp ai tránh phạm tội (hiểu là khi có bổn phận).

320. Có tội gọi là tội cơ cấu (structure) không?
- Tội cơ cấu hiểu là tội của tổ chức nào đó, nghịch với Giới răn Chúa  thì có tội. Thực ra nó là tội của nhiều cá nhân. Luôn có tội theo cá nhân từng người.

23  Chương 2
Cộng đồng con người
(Human Community)

321. Người Công giáo có nên theo cực đoan cá nhân (a radical individualist) không?
- Không, người Kitô hữu không bao giờ nên theo cực đoan cá nhân, vì con người tự nhiên được ấn định theo tình đồng đội (fellowship)

(Dù bạn không sợ ngã một mình, bạn có nghĩ rằng bạn sẽ chỗi dậy một mình không? Hãy biết rằng: Hai người với nhau có thể làm nhiều hơn một. Th. Gioan thánh giá)

(Mỗi người chúng ta là kết quả tư tưởng của Thiên Chúa. Là kết quả ý muốn của Thiên Chúa. Được Thiên Chúa yêu mến. Mỗi người chúng ta đều cần thiết. ĐTC Benedict 16)

322. Xã hội (society) hay cá nhân (individual) bên nào trọng hơn (more important)?
- Trước mặt Chúa, mọi vấn đề cá nhân của con người được xếp trước, sau đó là con người thuộc về xã hội.

323. Trong xã hội, cá nhân  có thể để tự do phát triển (develop freely) không?
- Cá nhân được phát triển tự do trong xã hội, nếu giữ "nguyên tắc lệ thuộc" (principle of subsidiarity)

324. Xã hội nên được xây dựng trên nguyên tắc (principle) nào?
- Mọi xã hội nên được xây dựng trên nguyên tắc "hệ thống các giá trị" (hierarchy of values), nghĩa là thực thi công bằng, bác ái (justice and love).

325. Quyền bính (authority) trong xã hội nên dựa trên căn bản (basic) nào?
-  Mọi xã hội nên dựa trên quyền bính hợp pháp (legitimate authority) để bảo đảm trật tự, nối kết, vận hành trôi chảy và thúc đẩy phát triển (orderly, cohesive, smooth running and promote development).

326. Khi nào gọi là quyền bính hợp pháp?
- Những hành vi gọi là hợp pháp khi nó hành động cho công ích (common good) và áp dụng những phương pháp công bình (just methods) để đạt đích.

327. Công ích (common good) nên được cổ động (promote) thế nào?
- Công ích phải theo những quyền lợi nền tảng tôn trọng (respect) con người. Người ta phải được tự do phát triển trí thức và khả năng tôn giáo (religious potential)
Công ích nhấn mạnh, con người có thể sống trong tự do, hòa bình, yên ổn.
Trong thời hoàn cầu hóa (globalization) ngày nay, công ích phải trương tới phạm vi (scope) cả thế giới và bao gồm các quyền lợi và bổn phận của cả nhân loại.

(Cvtđ 5,29 Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người ta)

328. Cá nhân có thể cung cấp (contribute) cho công ích thế nào?
- Cá nhân cung cấp bằng cách khi hành động để ý tới người khác (assuming for other).

(Không ai có thể nói như Cain đã nói, nói (không trông coi Abel) là vô trách nhiệm với số phận người em. Á thánh GH Gioan Phaolô 2)

(Hãy kính trọng tiếng tốt của kẻ thù anh em. Th. Gioan Vianney)

(Mt 25,40 khi ngươi làm việc gì cho kẻ rốt hèn, là ngươi làm cho Ta đó)

(Chúa Giêsu đã không bao giờ chịu đau khổ cho đơn độc một người (single person(. Công đồng Quiercy 853)

(Mọi người phải cư xử công bằng và văn minh (justice and civility) với đồng loại (Công đồng Vaticanô 2, DH)

329.  Trong xã hội, nên có công bình xã hội (social justice) thế nào?
-  Công bình xã hội đòi tôn trọng nhân phẩm (dignity) mọi người, không thể người này có, người kia không.
Nó đòi chia sẻ trong các việc chính trị, kinh tế, đời sống văn hóa xã hội.

330. Mọi người đều bình đẳng (equal) trước Thiên Chúa thế nào?
-  Mọi người bình đẳng trước Thiên Chúa, vì mọi người đều do Thiên Chúa tạo thành, mọi người là "hình ảnh Chúa", có linh hồn biết suy luận, có cùng một Đấng Cứu chuộc.

(Chúa nói: Ta muốn người này cần người kia, và mọi người là người thừa hành của Ta để phân phát các ơn, các quà tặng, chúng đã nhận được nơi Ta. Th. Catarina Siena)

(Lc 3,11 Ai có 2 áo, hãy chia cho người không có, ai có đồ ăn chũng chia như vậy).

331. Tại sao trong loài người lại có những bất công (injustice)?
- Mọi người đều có nhân phẩm, nhưng có những điều kiện sinh sống khác nhau (not all of them meet with the same living conditions). 
Nơi nào ngươi ta tạo ra bất công, nơi đó nghịch Phúc âm.
Thiên Chúa ban cho con người những ơn phúc (gifts) và tài năng (talents) khác nhau. Chúa đòi trả lại để giúp đỡ người khác. Trong bác ái, người ta nên làm những việc cho người khác.

(Hãy thương người nghèo, và đừng quay lưng lại với họ, nếu bạn quay lưng với người nghèo là bạn quay lưng với Chúa Kitô. Người làm cho mình thành người đói, người trần, người không nhà,, để các bạn và tôi có dịp (opporunity) yêu Người. Á thánh Têrêsa Calcutta)

332. Người Kitô hữu nên đoàn kết (solidarity) với những người khác như thế nào?
- Người Kitô hữu dấn thân vào một cơ cấu xã hội công bằng. Một phần của cơ cấu này là sản phẩm vật chất, trí tuệ và tinh thần của thế giới.
Người Kitô hữu cũng bảo đảm rằng nhân phẩm con người phải được tôn trọng, nó bao gồm đồng lương công bình (just wage).
Thực hành đức Tin cũng là hành động đoàn kết với mọi người.

333. Có luật tự nhiên (a natural law) nào mà mọi người có thể biết không?
- Khi người ta tự nhiên biết làm lành lánh dữ, vì những điều đó đã được ghi khắc trong tâm rồi. Những điều thuộc luật luân lý như thế gọi là luật tự nhiên cho con người, và được mọi người tự biết qua lí trí.
(Luật luân lý tự nhiên thành sự (valid) cho mọi người, nó nói cho con người về những bổn phận và quyền lợi căn bản họ có, nhờ đó làm nên nền tảng thực sự cho cuộc sống với nhau trong gia đình, xã hội, quốc gia.
Vì sự hiểu biết tự nhiên của ta thường bị khuấy động bởi tội và sự yếu đuối của con người, nên con người cần Thiên Chúa giúp. Sự giúp của Thiên Chúa là mạc khải để con người đứng vững trong đường ngay lành.)

334. Có gì liên kết giữa luật tự nhiên và luật Cựu ước (the Law of the Old Covenant) không?
- Luật Cựu ước diễn tả những sự thật rằng bởi tự nhiên chúng rõ ràng cho lí trí con người, nhưng bây giờ được tuyên bố và coi như Luật do thẩm quyền của Thiên Chúa.

(Thiên Chúa đã viết Luật trên bảng những điều con người đã không đọc trong lòng họ. Th. Augustinô)

(Mt 5,19 Ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời).

335. Luật Cựu ước có ý nghĩa (significance) gì?
- Trong luật (Torah) và nhất là 10 điều răn, Thiên Chúa tỏ ý (the will) Người cho dân Israel để nếu tuân giữ, họ sẽ được cứu rỗi (salvation).
Người Kitô hữu cũng biết phải giữ Luật, nhưng không phải vì Luật mà họ được cứu độ.

336. Chúa Giêsu coi Luật Cựu ước có giá trị thế nào?
- Chúa nói trong bài giảng trên Núi: "Ta không đến hủy bỏ Luật, nhưng để làm hoàn tất" ( Mt 5,7)

(Bạn là con trẻ của ơn thánh. Nếu Chúa ban cho bạn ơn thánh, vì Người ban cách tự ý, vì vậy bạn phải yêu Người cách tự nguyện. Đừng mến Chúa vì lý do phần thưởng. Hãy để chính Chúa là phần thưởng của bạn. Th. Augustinô)

337. Vậy chúng ta được cứu rỗi thế nào?
- Không ai có thể tự cứu rỗi mình.
Người Kitô hữu tin rằng họ được Thiên Chúa cứu độ. Chính Thiên Chúa đã sai Con của Người là Giêsu Kitô xuống trần.
Đối với chúng ta, cứu rỗi nghĩa là được Chúa Thánh Thần giải thoát khỏi quyền lực tội lỗi, đem con người từ lãnh vực (realm) sự chết tới sự sống vô tận, sự sống trước nhan Thiên Chúa (God's presence).

(Ep 2,8-9  Quả vậy, chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ, đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa;  cũng không phải bởi việc anh em làm, để không ai có thể hãnh diện).

338. Ơn thánh (grace) là gì?
- Ơn thánh là sự tự do của Chúa, là quà (gift) của Chúa ban cho ta, sự giúp đỡ tốt lành của Người, sự sống động (vitality) từ Người mà đến.
Qua thập giá và sự sống lại, Chúa hiến trọn cho ta, và thông hiệp với ta trong ơn thánh.
Ơn thánh là những gì (everything) Chúa ban cho ta, không kể đến sự bất xứng của ta chút nào.

(Chúa không bao giờ ban ít hơn chính Người. Th. Augustinô)

339. Ơn thánh Chúa làm gì cho ta?
- Ơn thánh đưa ta vào đời sống bên trong của Thiên Chúa Ba Ngôi, trong sự trao đổi (exchange) Tình yêu giữa Cha, Con và  Thánh Thần. Ơn thánh giúp ta sống trong Tình yêu Chúa và hành động nhờ Tình yêu này.

(1Cr 4,7 Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh, tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh?

(Mọi sự là ơn phước. Th. Têrêsa HĐ)

(Quá khứ của tôi không liên can (concern) đến tôi nữa, nó thuộc về lòng thương xót Chúa.
Tương lai của tôi chưa liên can đến tôi, nó thuộc về Chúa quan phòng.
Điều liên can đến tôi, điều thử thách tôi là hôm nay, nó thuộc về ơn Chúa và về lòng chân thành mộ đạo (devotion) của lòng tôi và thiện chí của tôi. Th. Francis de sales)

340. Ơn thánh Chúa và tự do của ta liên quan thế nào?
- Ơn thánh Chúa ban cách tự ý trên con người, nó giúp con người hoàn tất tự do. Ơn thánh không ép buộc, Tình yêu Chúa muốn con người chấp nhận (assent).

(Lc 1,38 Đức Maria nói: Đây tôi là tôi tá Chúa, tôi "xin vâng" như lời thiên thần dạy)

(Rm  3,23-24  Thật vậy, mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa,  nhưng họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban không, nhờ công trình cứu chuộc thực hiện trong Đức Kitô Giêsu).

(1Pr   1,15-16 Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em,  vì có lời Kinh Thánh chép, Hãy sống thánh thiện, vì Ta là Đấng Thánh). 

(Thánh thiện không phải là chuyện xa xỉ cho một số người, nhưng đơn giản là bổn phận (duty) của bạn và của tôi. Á thánh Têrêsa Calcutta)

341. Người ta có thể nhờ làm việc lành (good works) mà lên Thiên đàng (heaven) không?
- Không. Không ai có thể lên Thiên đàng chỉ nhờ cố gắng của mình (no man can gain heaven merely by his own efforts).
Chúng ta được cứu độ nhờ ơn Chúa, đơn thuần và đơn giản (pure and simple) là thế, tuy nhiên, ơn Chúa đòi sự cộng tác tự do của mỗi cá nhân.

342. Mọi người chúng ta có thể giả thử rằng (supposed) mình sẽ trở nên "thánh" được không?
- Có chứ. Mục đích cuộc sống là kết hợp vói Thiên Chúa trong Tình yêu và nên giống mọi mặt (correspond entirely) như ý Chúa muốn. Chúng ta cần để "Chúa sống trong ta"(Mẹ Têresa Calcutta). Đó là thánh: ông thánh, bà thánh.
24   Chương 3
Giáo hội  (The Church)

343. Giáo hội giúp chúng ta nên tốt, nên người có trách nhiệm thế nào?
- Trong Giáo hội, ta được Rửa tội.
Trong Giáo hội, ta nhận được đức Tin mà Giáo hội đã gìn giữ qua bao thế kỷ.
Trong Giáo hội, ta nghe Lời Chúa và học biết sống sao cho đẹp lòng Chúa.
Qua các Bí tích, Chúa Giêsu trao phó cho các môn đệ, Giáo hội được thiết lập, củng cố (strengthen) và an ủi (console) chúng ta.
Trong Giáo hội, có lửa bừng sáng của các thánh, nhờ đó tâm hồn ta được sưởi ấm.
Trong Giáo hội, Thánh lễ được dâng hiến, Chúa Giêsu hi sinh, ban sức mạnh và đổi mới chúng ta, để ta kết hợp với Người, trở nên Mình Người và sống bởi Sức Người.
Dù con người yếu đuối, xa Giáo hội, không ai có thể trở nên Kitô hữu.

344. Tại sao Giáo hội lại tuyên bố những vấn đề đạo đức (ethical questions) và phẩm hạnh cá nhân (personal conduct)
- Tin là con đường (path), người ta học cách làm sao ở lại trên con đường này, nói cách khác, làm sao hành động đúng, và sống tốt.
Chỉ có cách sống theo lời răn dậy của Phúc âm. 
Quyền giáo huấn của Giáo hội cũng nhắc cho người ta về những đòi hỏi của luật luân lý tự nhiên.

345. Năm Điều răn của Giáo hội (five precepts of the Church) Công giáo là điều nào?
- 1- Dự lễ ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc (days of obligation), kiêng việc xác phản lại đặc tính (character) ngày lễ buộc.
2- Xưng tội trong một năm ít là một lần (at least once a year).
3- Chịu Mình Thánh Đức Chúa Giêsu trong mùa Phục sinh.
4- Giữ chay, kiêng thịt nhũng ngày Giáo hội dạy (Thứ Tư lễ Tro, thứ Sáu Tuần thánh)
5- Đóng góp tiền bạc giúp Giáo hội.

346. Điều răn của Giáo hội có mục đích (purpose) gì? Buộc (binding) những ai giữ?
- Năm Điều răn Giáo hội qua những đòi hỏi tối thiểu (minimum requirements) nhắc cho ta rằng: ta không thể là người Công giáo nếu không tự mình cố gắng, không chia sẻ trong đời sống Giáo hội, không hợp nhất với Giáo hội.
Điều răn Giáo hội buộc mọi người Công giáo.

(1Ga 3,18 Các con thân mến, đừng yêu thương bằng lời nói nhưng hãy yêu thương bằng việc làm và trong sự chân thật).

347. Tại sao "không thực hành điều mình giảng" (not practicing what you preach) lại là điều thiếu sót nặng (serious deficiency) của người Kitô hữu ?
- Điều thỏa thuận nơi mỗi người Kitô hữu sống và làm chứng (witness) là công bố (proclaim) Phúc âm.
Khôngthực hành điều mình tuyên xưng (profess) là giả mạo (hypocrisy), phản lại bổn phận Kitô hữu là "muối ướp đời" và "sáng soi dân".

MƯỜI ĐIỀU RĂN
(TEN COMMANMENTS)

348. "Thưa Thầy, tôi phải làm gì (what must I do) để được sống đời đời (to have eternal life)
- Chúa Giêsu nói: "Nếu anh muốn vào Sự Sống (enter life), hãy giữ các Điều răn" (Mt 19,17). Rồi Người nói thêm:"Hãy đi theo tôi (come, folow me" (Mt 19, 21)

349. Mười Điều răn là những điều nào?
- Kinh mười điều răn
Đạo Đức Chúa Trời có mười điều răn:
Thứ nhất, thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự,
Thứ hai, chớ kêu Tên Đức Chúa Trời vô cớ,
Thứ ba, giữ ngày Chúa nhật,
Thứ bốn, thảo kính cha mẹ,
Thứ năm, chớ giết người,
Thứ sáu, chớ làm sự dâm dục,
Thứ bảy, chớ lấy của người,
Thứ tám, chớ làm chứng dối,
Thứ chín, chớ muốn vợ chồng người,
Thứ mười, chớ tham của người,
Mười điều răn ấy tóm về hai này mà chớ: Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen

350. Mười Điều răn có phải là bản danh sách ngẫu nhiên may rủi (random) không?
Không. 10 Điều răn làm nên một bản thống nhất (unity), điều nọ liên quan tới điều kia, bạn không thể tách ra từng điều. Ai bẻ ra từng điều là xâm phạm cả toàn Lề Luật.

351. Mười Điều răn có phải lỗi thời ( outmoded) rồi không?
- Không. Mười Điều răn không phải là sản phẩm (product) của thời nào đặc biệt. Nó là những bổn phận (obligations) đối với Thiên Chúa và tha nhân, có giá trị mọi nơi, mọi thời (always and everywhere) 

(1Ga 4,19 Chúng ta yêu mến, vì Chúa đã yêu thương chúng ta trước)

(Chúa ở đâu? Làm sao chúng ta yêu mến Người được?
Nói "Lạy Chúa, con kính mến Chúa " thì không đủ.
Chúng ta kính mến Chúa ở đời nay bằng cách bỏ đi một số điều (give up, give away). Dĩ nhiên, ta có thể ăn đường (sugar), nhưng ta cũng có thể cho nó đi. Á thánh Têrêsa Calcutta).

Chương 1
Mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn

Điều răn thứ nhất: Ta là Thiên Chúa, Chúa ngươi. Ngươi không được có thần lạ trước mắt Ta.

352. Ý nghĩa Điều răn " Ta là Thiên Chúa, Chúa ngươi" (Ex 20, 2) là gì?
- Vì Đấng Toàn năng (Almighty) đã mạc khải (reveal) mình cho chúng ta  như là Thiên Chúa (God) và là Chúa (Lord), nên ta không được đặt bất cứ cái gì trên Ngài, coi cái gì quan trọng hơn Ngài, cho người và vật nào ưu tiên (priority) hơn Ngài. Nhận biết, phụng sự (serve) và thờ phượng (worship) Ngài, phải là ưu tiên (absolute priority) tuyệt đối trong đời sống của ta.

353. Tại sao chúng ta thờ phượng Thiên Chúa (wordship God)?
- Vì thờ phượng, tôn kính là điều xứng hợp đáp lại việc Thiên Chúa hiện hữu (presence) và mạc khải (reveletion) của Người. "Ngươi phải thờ lạy Thiên Chúa Chúa ngươi và phụng sự mình Người thôi" (Mt 4,10).

(Khi mến Chúa, ta nên sợ Chúa. Khi sợ Chúa, ta nên mến Chúa. Th. Francis de sales)

354. Người ta có bị cưỡng ép tin (force to beleive)  Thiên Chúa không?
- Không. Không ai được cưỡng ép người khác tin, ngay cả ép con cái riêng mình, cũng như không ai được cưỡng ép người khác tin.
Người ta có thể quyết định tin bởi hoàn toàn tự do.
Nhưng Kitô hữu cần giúp người khác bằng lời nói, bằng gương lành để họ tìm thấy con đường đức tin.

355. "Ngươi sẽ không có thần lạ trước mắt Ta" nghĩa là gì?
- Điều răn này cấm chúng ta :
* thờ lạy những thần khác, thần ngoại, thần đất, thần tài (money), ảnh hưởng (influence), thành công (success), thần đẹp (beauty), thần trẻ (youth) v.v...
* mê tín dị đoan, bí truyền, ma thuật, huyền bí, hành nghề thời đại mới, xem bói, thông tinh học (superstitious, esoteric, magic, occult, new age practice, fortune telling, spiritualism) thay cho tin vào quyền phép Thiên Chúa, sự quan phòng (providence) và ơn phúc của Chúa.
* đạt quyền lực linh thiêng nhờ mua bán như simon xưa (simony).

356. Ngày nay có Phái Tự cứu mình (Esotericism) mà nhiều người trẻ tin, họ coi như tương đương với đức Tin Kitô hữu có được không?
- Không. Nhóm này không kể sự hiện hữu của Thiên Chúa, Đấng là Tình yêu và nguồn gốc Sự Sống Người không là năng lực lạnh lùng trong vũ trụ.
Con người được Thiên Chúa dựng nên, nhưng con người không phải là thần thiêng, đúng hơn, con người là thụ tạo bị tổn thương vì tội lỗi, bị sự chết đe dọa, và cần được cứu độ.
Người Kitô hữu tin rằng chỉ có Chúa Giêsu Kitô và Ơn thánh Chúa cứu rỗi họ, không phải thiên nhiên hay chúa vũ trụ (phiếm thần (pantheism).
Đúng hơn là, Đấng Tạo hóa, dù Người thương ta mênh mông, là sự vĩ đại vô tận, Người không giống như những thụ tạo Người đã dựng nên.
Trong khi đó, Phái Tự cứu mình (Esotericism) cho là con người có thể cứu độ chính mình, không cần Thiên Chúa.

(Không ai chối Thiên Chúa, trừ khi họ có lý do gì đó không muốn Người hiện hữu. Th. Augustinô)

(Người không tin là người đáng cười nhất trong mọi người. Pascal)

357. Có phải vô thần (atheism) luôn là tội chống lại Điều răn thứ 1 không?
- Vô thần không phải là tội, nếu người ta không được học biết gì về Thiên Chúa, hoặc không được  kiểm tra xem xét (examine) vấn đề về Thiên Chúa hiện hữu cách có ý thức (conscientiously) và không thể tin.

358. Tại sao Cựu ước cấm hình ảnh Thiên Chúa (images of God), và Tại sao người Công giáo không giữ điều cấm này nữa?
- Để bảo vệ mầu nhiệm Thiên Chúa và để tránh cho dân Israel khỏi thờ cúng những thần ngoại giáo, Điều răn thứ nhất dạy: " Các ngươi không được chạm trổ cho mình những hình tượng (Xh 20,4).
Tuy nhiên, từ khi Thiên Chúa mang bộ mặt con người qua Chúa Kitô, người Công giáo không bị cấm chạm trổ hình ảnh Chúa nữa.
Trong Giáo hội Đông phương, những hình ảnh về Chúa cũng được coi như ảnh thánh (sacred).
5- Điều răn thứ hai: Các ngươi không được lấy Danh Thiên Chúa các ngươi vào sự hư không hão huyền (in vain).

359. Tại sao cần tôn kính Danh Chúa ?
- Nói tên cho ai là tin tưởng (trust) người đó. Chúa đã nói tên mình, Người làm cho Người được nhận biết, và cho ta qua Tên Người mà đến với Người. Người tuyệt đối chân thật (absolute truth).
Có mấy người cũng cho mình là chân chính (truth) khi nêu Tên Chúa, nhưng họ lại phạm tội nói dối cách nặng (lie sins seriously)
(Cách trả lời khác: Vì Thiên Chúa cao cả vô cùng, nên Tên của Ngài cũng cao cả, không thể xúc phạm cách nào.
Không được nói Tên Chúa cách bất kính (irreverently), không phạm thượng (blaspheme God, không dùng Tên Chúa mà chửi thề (curse),dùng Tên Chúa mà hứa hẹn giả dối.
Phải bảo vệ (protect) nơi, vật, tên, người được Chúa là Thánh đụng đến (touch)

(Tv 113,2 Chúc tụng Danh Chúa từ bây giờ đến muôn đời)

360. Thánh giá có ý nghĩa gì?
- Nhờ dấu hiệu Thánh giá, chúng ta đặt mình trong sự che chở (protection) của Thiên Chúa Ba Ngôi.
(Khi thức dậy, trước khi cầu nguyện, khi ăn cơm, trước việc quan trọng, khi gặp khó khăn, khi bị cám dỗ, người Công giáo làm dấu Thánh giá trên mình để xin ơn phù giúp)

(Chúng ta đừng xấu hổ tuyên xưng Đấng chịu đóng đinh. Hãy ghi dấu thánh giá trên trán, hãy làm dấu thánh giá trên mọi nơi, trên bánh khi ăn, trên nước khi uống. Hãy làm dấu thánh giá khi đi khi về, trước khi ngủ, khi nằm xuống, khi thức dậy, khi ra đi, khi nghỉ ở nhà. Th. Cyrilô Giêrusalem)

361. Tại sao người Kitô hữu khi được Rửa tội có thêm tên nữa?
- Trước khi được Rửa tội nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần, người ta nhận một tên trong các tên các thánh, để xin các Ngài phù hộ cho trước mặt Chúa và để noi gương thánh thiện của  các Ngài.

(Kh 3,5 Như thế, ai thắng sẽ được mặc áo trắng; Ta sẽ không xoá tên người ấy khỏi Sổ Trường Sinh; Ta sẽ nhận người ấy trước mặt Cha Ta và trước mặt các thiên thần của Người). 

(Xh 20, 8-10  Ngươi hãy nhớ ngày sabát, mà coi đó là ngày thánh.9 Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi.10 Còn ngày thứ bảy là ngày sabát kính ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, gia súc và ngoại kiều ở trong thành của ngươi).

Điều răn thứ ba: Giữ ngày của Chúa
(Remember keep Holy The Lord's Day)

362. Tại sao người Dothái (Jew) giữ ngày thứ Bảy (Sabbath)?
- Ngày Sabbat đối với người Dothái là một dấu hiệu ghi nhớ lớn lao đến Thiên Chúa, Đấng Tạo thành và Cứu chuộc của họ.

363. Chúa Giêsu đối với ngày Sabbat thế nào?
- Chúa Giêsu giữ ngày Sabbat, nhưng đồng thời, Người cũng cư xử rất thoải mái (very liberally), như một người đến để làm hoàn tất (complete) ngày đó, Người nói: " Ngày Sabat có vì người ta chứ không phải người ta có vì ngày Sabbat" (Mc 2,27).

364. Tại sao người Công giáo thay thế ngày Sabbat bằng ngày Chúa nhật ?
- Vì Chúa Giêsu Kitô đã chết và sống lại vào ngày Chúa nhật, tuy nhiên "Ngày Chúa nhật, ngày của Chúa, vẫn giữ những yếu tố (elements) của ngày Sabbat.

365. Người Công giáo giữ ngày của Chúa thế nào?
- Ngày Chúa nhật, người Công giáo dự thánh lễ, vào chiều hôm trước hay chính ngày lễ.
Họ cũng kiêng làm những việc xác nào ngăn cản dự lễ thờ phượng Chúa và khuấy động (dixturb) ngày lễ, niềm vui, sự nghỉ ngơi, và
đặc tính ngày lễ nghỉ.

366. Tại sao nhà Nước (State) cần quan trọng giữ lại (preserve) ngày Chúa nhật ?
- Chúa nhật thực là nghỉ tốt cho xã hội, vì nhờ nghỉ Chúa nhật, người dân không bị "mệt người" trong thế giới hoạt động (liên tục).

Chương 2
Yêu người lân cận như yêu mình
You shall love your Neighbor as yourself

Điều răn thứ 4: Hãy Tôn kính cha mẹ ngươi
(Honor your father and your mother)

367. Điều răn thứ 4 liên quan tới ai? Người ta phải làm gì về Điều răn này?
- Điều răn thứ 4 liên quan tới cha mẹ phần xác, nhưng cũng liên quan tới những ai chúng ta mắc nợ (owe) trong cuộc sống, sự thịnh vượng (well-being), sự an toàn (security), và cuộc sống đức tin nữa.

(Xh 20, 12 Ngươi hãy tôn kính cha mẹ, để được sống lâu trên đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi).

(Đời sống cha mẹ là cuốn sách con cái đọc. Th. Augustine)

(Gia đình là sự lành cần cho con người, nền tảng không thể thiếu cho xã hội, kho báu lớn lao và lâu dài cho đôi bạn. Gia đình là điều tốt độc nhất cho con cái, chúng là kết quả của Tình yêu, của sự đại lượng hoàn toàn bỏ mình của cha mẹ. Đức Benedictô 16)

(Gia đình cầu nguyện với nhau, bền vững với nhau. Linh mục Patrick Peyton, linh mục Irish, cổ võ kinh Mân côi) 

368. Gia đình có vị trí nào (what place) trong chương trình tạo dựng của Thiên Chúa ?
- Người nam, người nữ thành hôn với nhau, và cùng với con cái, thành một gia đình.
Thiên Chúa muốn rằng, qua Tình yêu của đôi bạn, nếu xuôi xắn, họ sẽ sinh con cái. Những con cái này được trao phó cho cha mẹ bảo vệ, họ cũng có nhân phẩm (dignity) như cha mẹ họ.

(Bệnh lao và ung thư không phải là bệnh kinh khủng nhất. Theo tôi, bệnh kinh khủng nhất là không muốn và không yêu (unwanted and unloved. Á thánh Têrêsa Calcutta)

369. Tại sao gia đình không thể thay thế được (irreplaceable)
-  Mọi con trẻ là dòng giống của cha mẹ, chúng mong lớn lên trong sự ấm cúng và an toàn của gia đình để chúng được an bình, hạnh phúc.

370. Tại sao quốc gia cần bảo vệ (protect) và cổ võ (promote) gia đình?
- Vì lợi tức (welfare) và tương lai quốc gia dựa trên khả năng của đơn vị (unit) nhỏ nhất là gia đình, để sống còn và phát triển.

371. Con cái cần kính trọng (respect) cha mẹ thế nào?
- Con cái cần kính trọng và làm vẻ vang (honor) cha mẹ qua kính mến và biết ơn (gratitude) cha mẹ.

(Mc 10,13 Người ta dẫn trẻ em đến với Chúa Giêsu, để Người chạm
     tay vào chúng.  Nhưng các môn đệ xẵng giọng với chúng. Thấy vậy, Người bực mình nói với các ông, "Cứ để trẻ  em đến với Thầy,  đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng).

372. Cha mẹ cần tôn trọng (respect) con cái thế nào?
- Thiên Chúa trao gửi con cái cho cha mẹ.
Cha mẹ cần cho chúng được yên ổn (steady) và nêu gương tốt (rightous exemples), yêu thương và tôn trọng con cái, làm những gì có thể cho con cái, để con cái phát triển về thể xác cũng như tinh thần.

373. Làm sao để gia đình cùng sống đức tin với nhau?
- Gia đình Kitô hữu hẳn là một Giáo hội thu nhỏ, mọi người trong gia đình được mời tiếp sức (strengthen) cho nhau trong đức tin, và tỏ ra cho nhau lòng nhiệt thành với Thiên Chúa. Họ nên cầu nguyện cho nhau và với nhau (for and with each other), cộng tác với nhau trong những việc bác ái.

(Người trẻ nên kính trọng người lớn. Người lớn nên yêu thương người trẻ. Th. Benedict Nursia)

(Rm  12,10 Thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình; 
nhiệt thành, không trễ nải; lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa). 


374. Tại sao Thiên Chúa quan trọng hơn (more important) gia đình ?
-  Không có tình liên kết (relationship), con người không thể sống. Người có mối liên kết quan trọng nhất là người liên kết với Thiên Chúa. Mối liên kết này có ưu tiên hơn mọi liên kết với con người, hơn cả liên kết với gia đình.

375. Hành xử quyền bính (authority) thế nào cho đúng?
- Hành xử quyền bính cho đúng là khi nó được hiểu theo gương phục vụ (service) của Chúa Giêsu. Không bao giờ được tùy tiện (be arbitrary) theo ý mình.

376. Người dân có bổn phận nào đối với quốc gia?
- Mọi công dân có bổn phận trung thành hợp tác (cooperate) với nhà cầm quyền dân sự, và cung cấp cho công ích trong sự thật (truth), công bình (justice), tự do (freedom) và đoàn kết solidarity)

(Tôi là người sinh ra tại Albany, là công dân Ấn độ, là nữ tu Công giáo,sứ mạng tôi là cả thế giới, trái tim tôi chỉ dành cho một Chúa Giêsu. Á thánh Têrêsa Calcutta)

377. Khi nào chúng ta phải từ chối, không tuân lệnh Nhà nước (refuse to obey the State)?
- Không ai được theo lệnh Nhà nước, khi Nhà nước xâm phạm Luật Chúa (violate God's Laws)

(Mt 22,21 Hãy trả cho Cesar những gì thuộc về Cesar, trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa)

Điều răn thứ 5:
Chớ giết người
(You shall not kill)

378. Tại sao không được giết mình (tự tử) hoặc giết người.
- Chỉ có Thiên Chúa là có quyền trên Sự Sống và Sự Chết.
Ngoại trừ trường hợp tự vệ chính đáng cho mình hoặc cho người (case of legitimate self-defence of one self or another), không một ai có quyền giết người khác.

(Mt 5,21 "Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng, Chớ giết người. Ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà.
Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết, ai giận (angry) anh em mình, thì phải bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc (Hi lạp viết là “raca” nghĩa là đầu rỗng),thì phải bị đưa ra trước thượng hội đồng (sanhedrin). Còn ai chửi anh em mình là khùng (fool) thì phải bị lửa hoả ngục (gehenna) thiêu đốt).

(Không ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào, tự cho mình quyền trực tiếp giết người vô tội. Donum vitae 1987)

379. Điều răn thứ 5 cấm xâm phạm mạng sống thế nào?
- Giết người hoặc đồng lõa (accomplice) giết người đều bị cấm (be forbid).
Trong chiến trận (war), giết người không có khỉ giới (unarmed), cũng bị cấm.
Phá thai (abortion) từ sau khi thành thai (the moment of conception on) cũng bị cấm.
Tự tử (suicide), cắt chặt thân thể (self-mutilation), phá hủy thân thể (self-destructive) đều bị cấm.
Cho chết êm (euthanasia), giết người tàn tật (killing the handicaped), người bệnh (sick), người đang chết (the dying), đều bị cấm.

380. Tại sao được phép giết người để tự vệ (self-defense)
- Người nào đang thực sự tấn công mạng sống của người khác, phải ngưng ngay lập tức.
Nếu cần (if necessary), phải giết kẻ đang tấn công ấy.

381. Tại sao Giáo hội Công giáo chống lại án tử hình (capital punishment)?
- Vì án tử hình "vừa tàn bạo vừa không cần thiết" (both cruel and unnecessary" (Pope John Paul 2)

382. Có được phép giúp người ta chết êm (euthanasia) (trợ tử-offer assistance in dying) không?
-  Đem người ta tới chết trực tiếp, luôn luôn phạm Điều răn " Ngươi không được giết người" (Xh 20,13).
Ngược lại, ở bên và giúp đỡ người hòng chết (dying person) là nhân đạo và bắt buộc nữa (even obligatory)

(Ngươi không được hủy bào thai, và không được hủy diệt con thơ. Didache 2,2. thế kỉ 3)

(Phá thai và giết con thơ là tội ác ghê tởm. Vat. 2)

(Thiên Chúa cho chúng ta can đảm để bảo vệ các trẻ chưa sinh. Con trẻ là quà tặng quí nhất của Thiên Chúa ban cho gia đình, cho quốc gia và cho thế giới. Mẹ AT Têrêsa calcutta)

(Khám ra bào thai bệnh tật (disability) không thể là lý do phá thai, vì sự sống bệnh tật như thế cũng được Thiên Chúa ước muốn và khen ngợi (desired and appreciated by God). Và không ai dám chắc nó sẽ sống không đủ thuốc men cũng như không đủ giúp đỡ tinh thần. ĐTC Benedict 16)

383. Tại sao không thể chấp nhận phá thai bất cứ giai đoạn nào? (abortion unaceptable at any phase in the development of an embryo)
- Mạng sống con người do Thiên Chúa ban thuộc quyền sở hữu của một mình Chúa: Nó là thánh thiêng (sacred) từ lúc nó hiện hữu đầu tiên, và nó không chịu bất cứ con người nào kiểm soát (control).
"Trước khi ngươi được thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi, và trước khi ngươi được sinh ra, Ta đã thánh hiến ngươi" (Jer 1,5).

384. Có được phá bào thai tàn tật (handicapted child be aborted) không?
- Không. Phá bào thai dù nó tàn tật luôn là tội ác nặng (crime), cả khi phá nó với chủ ý để nó khỏi đau khổ về sau (sparing that person suffering later on).

385. Có thể làm thí nghiệm trên phôi sống và các tế bào gốc phôi không?(can experiments be performed on living embryos and embryonic stem cells)
Không. Phôi thai là con người, vì sự sống con người bắt đầu với sự hợp nhất của một tế bào tinh trùng và trứng(the fusion of a spem cell and an egg)

(Mt 18,6 Nhưng ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà đeo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn. (vào cổ nó tức là kẻ làm gương xấu)

386. Tại sao Điều răn thứ 5 bảo vệ sự toàn vẹn thể lý và tinh thần của con người? (protect the physical and spiritual intergrity of a human being)
- Vì quyền sống (right to life) và nhân phẩm (dignity) con người kết thành một (a unity), cả 2 không thể chia cách. Giết chết linh hồn (death spiritually) người ta khi dụ họ vào đường tội lỗi, cũng là giết.

(Thiên Chúa yêu thương ta hơn là chính ta yêu mình. Th. Têrêsa Avila)

387. Ta nên đối xử với thân xác ta (our body) thế nào?
- Điều răn thứ 5 cũng cấm dùng bạo lực với thân xác mình (use of violence against one's own body).
Chúa Giêsu dạy yêu bản thân mình " Ngươi phải yêu tha nhân như chính mình ngươi" (Mt 22,39).

(1Cr 6,19  Hay anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa).

388. Sức khỏe (health) quan trọng thế nào?
- Sức khỏe có giá trị quan trọng, nhưng không tuyệt đối (not an absolute one). Ta nên đối xử với thân xác như của Thiên Chúa ban cách biết ơn và cẩn trọng (gratefully and carefully), nhưng không để
bị ám ảnh vì nó (be obsessed with it)

(Pl 3,19 chung cục là họ sẽ phải hư vong. Chúa họ thờ là cái bụng, và cái họ lấy làm vinh quang lại là cái đáng hổ thẹn. Họ là những người chỉ nghĩ đến những sự thế gian). 

389. Tại sao hút xì ke (drugs) lại là tội?
- Hút xì ke là một tội, vì đó là tự hủy mình (self destruction), là phạm đến sự sống mà Thiên Chúa đã ban cho ta vì yêu ta.

390. Có được phép thí nghiệm trên người sống (permissible to experiment on a live human being) không?
- Những thí nghiệm y học (medical), tâm lí học (psychological), và khoa học (science) trên sự sống con người, chỉ được phép (allow) khi nhắm kết quả quan trọng cho sức khỏe con người (human well being), không nhắm cái khác (otherwise).
Tuy nhiên, đòi có sự tự do và sự ưng ý của thân chủ bị thí nghiệm.

391. Việc hiến tặng cơ thể (organ donation) có gì quan trọng không?
- Hiến cơ thể có thể giúp kéo dài hoặc cải thiện phẩm chất sự sống (quality of life), đó là việc phục vụ đích đáng cho tha nhân, nhưng không được ép ai (be force) hiến tặng.

392. Hành vi xâm phạm quyền lợi con người toàn vẹn (violate the human rights) là hành vi nào?
- Khi dùng bạo lực (violence), bắt cóc (kidnaping), bắt làm con tin (hostage taking), khủng bố (terrorism), hành hạ (torture), cưỡng hiếp (rape), ép triệt sản (forced sterilization), cắt bỏ bộ phận (amputation and mutilation)

393. Người Kitô hữu giúp đỡ người hòng chết (dying) thế nào?
- Không để người hòng chết ở một mình, giúp họ chết trong niền tin cậy, trong nhân phẩm và bình an. Cầu nguyện với họ và giúp họ lãnh Bí tích cuối cùng vào đúng lúc.

394. Người Kitô hữu đối xử với xác chết (corpe) ra sao?
- Tỏ ra kính trọng và yêu mến, nhận ra rằng Thiên Chúa đã gọi họ từ cõi chết tới sự phục sinh.

(Mt 5,9 Phúc cho ai đem lại hòa bình)

395. Hòa bình (Peace) là gì?
- Là kết quả của công bình (justice), và dấu hiệu của Tình yêu trong hành động. Nơi có hòa bình, "mọi thụ tạo có thể tới nghỉ yên trong trật tự tốt" (Thánh Tôma Aquinô).
Hòa bình dưới thế là hình ảnh của hòa bình của Chúa Kitô, Đấng giao hòa đất với trời.

(Ep 2,14 Người là bình an của chúng ta)

396. Người Kitô hữu cư xử khi nóng giận  (anger) thế nào?
- Thánh Phaolô dạy: "Nóng giận, nhưng đừng phạm tội. Chớ để mặt trời lặn mà vẫn còn giận" ( Ep 4,26).

(Mt 5,43  "Anh em đã nghe Luật dạy rằng, Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. (Sách Huấn ca (12,3-7) nói đến gớm ghét kẻ tội lỗi, những con cái của sự tối tăm, kẻ thù của các con sự sáng)
5,44   Còn Thầy, Thầy bảo anh em, hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. (Yêu kẻ thù đây không bằng cảm tình như yêu người thân, nhưng cứ làm ơn cho họ như Cha trên trời làm ơn trong câu 45 sau đây. Cầu nguyện cho họ là dấu chắc chắn về sự đã tha thứ: Lạy Cha chúng con…)

397. Chúa Giêsu nghĩ gì về bất bạo động (nonviolence)?
- Chúa Giêsu đặt một giá trị cao cho việc bất bạo động. Người dạy các môn đệ: " Đừng chống cự người ác. Ai vả các con bên má phải, hãy giơ má bên kia ra nữa" (Mt 5,39).

(Mica 4,3 Người sẽ đứng làm trọng tài giữa muôn nước và phân xử cho các dân hùng mạnh mãi tận xa. Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến).

(Chiến tranh thì không luôn luôn tránh được, nhưng nó luôn luôn là thất bại cho nhân loại. Á thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô 2)

398. Các Kitô hữu có phải là người xây dựng hòa bình (pacifist) không?
- Giáo hội gắng sức (strive) cho hòa bình, nhưng không rao giảng loại hòa bình quá khích (radical pacifism).
Quả thực, không ai có thể từ chối cá nhân hoặc nhà cầm quyền và liên hiệp những quyền lợi nền tảng của võ khí tự vệ.
Chiến tranh, có thể giải nghĩa hợp với luân lý chỉ khi được coi là phương cách cuối cùng (a last resort).

(Không phải quyền lực, nhưng là Tình yêu đã cứu chúng ta. Đó là dấu hiệu của Thiên Chúa. Chính Người là Tình yêu.
Đã bao nhiêu lần chúng ta muốn Thiên Chúa tỏ ra mạnh mẽ hơn, muốn Người quyết liệt cầm hãm, làm quân thù thất bại, làm cho thế giới huy hoàng hơn. Mọi ý thức hệ về sức mạnh tự biện minh đúng như thế, chúng biện minh cho sự hủy diệt bất cứ cách nào, chúng sẽ đứng vững trong đường tiến bộ và giải phóng nhân loại.
Chúng ta đau khổ vì sự kiên nhẫn của Thiên Chúa. Tuy nhiên, chúng ta cần sự kiên nhẫn của Người. Thiên Chúa đã trở nên Con Chiên, cho chúng ta biết rằng, thế giới chỉ được cứu bằng Đấng bị đóng đinh (Cruxified One), chớ không phải bằng những người đóng đinh Chúa.
Thế giới được cứu bằng sự kiên nhẫn của Thiên Chúa. Chính sự kiên nhẫn phá hủy sự bất nhẫn của con người. ĐGH Benedictô 16.24.4.2005)

399. Khi nào được sử dụng lực lượng quân sự (military force)?
- Được sử dụng lực lượng quân sự khi tối khẩn (extreme emergency).
Có vài tiêu chuẩn (criteria) cho chiến tranh hợp lý (just war):
1/Nhà cầm quyền hợp pháp (competant authority)
2/Nguyên cớ chiến tranh hợp lý
3/Mục đích chiến tranh hợp lý.
4/Chiến tranh là giải pháp cuối cùng
5/Phương pháp (methods) xứng hợp (must be proportionate)
6/Xảy ra tiến bộ rõ rệt (must be a prospect of success)

26- Điều răn thứ 6:
"Ngươi không được ngoại tình
(You shall not commit adultery)

400. Khi nói con người là nhân vật có phái tính (sexual being) nghĩa thế nào?
- Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.
Chúa dựng nên họ để giúp nhau và yêu nhau.
Chúa dựng nên họ với những ước muốn tính dục (erotic desires) và khả năng thú vui thể xác (physical pleasure).
Chúa dựng nên họ để truyền thông sự sống (transmit life).

401. Có ưu tiên (priority) tình dục cho người nọ hơn người kia không?
- Không. Thiên Chúa ban cho người nam người nữ cùng một nhân phẩm như là con người (identical dignity as person).

(St 2, 18 ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa phán: "Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ  giúp tương xứng với nó. 22 ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người.
23
 Con người nói:"Này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!
Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút ra từ đàn ông."24
 Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành nên một xương thịt).

 
(Diễm ca  8,6 Xin đặt em như chiếc ấn trên trái tim anh,
như chiếc ấn trên cánh tay anh.
Phải, tình yêu mãnh liệt như tử thần,
cơn đam mê dữ dội như âm phủ.
Lửa tình là ngọn lửa bừng cháy,
một ngọn lửa thần thiêng.
7
 Nước lũ không dập tắt nổi tình yêu,
sóng cồn chẳng tài nào vùi lấp.
Ai đem hết gia tài sự nghiệp mà đổi lấy tình yêu,
ắt sẽ bị người đời khinh dể).
(Gal 3,28        Không còn chuyện phân biệt Dothái hay Hylạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô). 
402. Tình yêu là gì?
- Yêu là tự do ban mình tự trong lòng (Love is the free self giving of the heart)

(Mọi lý do ủng hộ việc "phục tùng nam giới của nữ giới trong hôn phối, phải được hiểu trong ý nghĩa "tùng phục nhau" (mutual subjection) của cả 2 trong niềm tôn kính Chúa Kitô. Á thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô 2)

(1Ga 4,7 Anh em thân mến,
 chúng ta hãy yêu thương nhau,
 vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa.
 Phàm ai yêu thương,
 thì đã được Thiên Chúa sinh ra,
 và người ấy biết Thiên Chúa).

(Người ta không thể sống thử (trial) hoặc chết thử. Người ta không thể yêu thử, hoặc đón nhận một người thử trong một thời gian. Đức Giáo hoàng GP2)

403. Dục tính (sexuality) liên kết với Tình yêu thế nào?
- Không được tách rời dục tính với Tình yêu, cả 2 phải đi liền với nhau.
Dục tính đòi một Tình yêu chân thành và đáng tin cậy (true and dependable love)

(Nhờ dục tính, người nam người nữ trao mình cho nhauqua những hành vi riêng biệt, lựa chọn trong hôn nhân, không thể coi đó là nguyên sinh lí, nhưng liên quan đến sự sâu xa nhất của con người.  Điều đó phải được hiểu như sự kéo dài Tình yêu tới chết. Những hành vi thể lí coi như sự lừa dối, nếu nó không phải là kết quả của hoàn toàn tự hiến cho nhau. Đức Giáo hoàng GP2)

404. Tình yêu trong sạch (chaste love) là gì? Tại sao người Công giáo sống Tình yêu trong sạch?
- Tình yêu trong sạch là Tình yêu tự bảo vệ mình chống lại sức ép bên trong và bên ngoài muốn hủy diệt nó (destroy it).
Người giữ trong sạch đón nhận dục tính cách ý thức (conciously) và cư xử đúng mục đích theo nhân cách (personality) của mình.
Sự trong sạch (chastity) và tiết dục (continence)  không phải là một chuyện.  Một số người có những hành vi tính dục trong đời sống hôn nhân cũng vẫn có sự trong sạch.
Người hành động cách trong sạch khi những hành vi thể xác họ diễn tả một Tình yêu chung thủy và đáng tin cậy (dependable).

405. Người ta có thể sống đời trong sạch (live a chaste life) thế nào?
Cái gì giúp (what can help) họ được như thế?
- Một số người sống trong sạch khi họ tự do yêu đương (free to be loving), và họ không nô lệ (slave) trong các xúc cảm kích thích.
Tuy nhiên, bất cứ cái gì giúp người ta chín chắn hơn (more mature), tự do hơn (freer), yêu thương hơn, liên kết hơn, người đó cũng biết yêu trong sạch hơn.

(1Pr    5,8        Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.

406. Mọi người (everybody) có phải sống trong sạch không? Ngay cả người ở trong bậc đôi bạn (married people)?
- Có. Mọi người Công giáo cần yêu thương trong sạch, dù là người trẻ hay già, sống độc thân hay đôi bạn (young or old, live alone or is married).
(1 Thes 4, 3 Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh, tức là xa lánh gian dâm,  4,4 mỗi người hãy biết lấy cho mình một người vợ để sống cách thánh thiện và trong danh dự,  4,5 chứ không buông theo đam mê dục vọng như dân ngoại, là những người không biết Thiên Chúa). 

407. Tại sao Giáo hội chống lại những liên kết dục tình trước khi thành hôn (against primarital sexual relations)?
- Vì Giáo hội muốn bảo vệ Tình yêu (protect love).
Người ta không thể cho ai món quà nào quí hơn cho bản thân mình.
"Tôi yêu anh, tôi yêu em"có nghĩa cả 2: Tôi chỉ muốn anh, tôi chỉ muốn em. Tôi muốn tất cả những gì của anh, của em. Tôi muốn cho anh, cho em tất cả của tôi mãi mãi".
Vì thế, Ta không thể đem cả con người mình ra mà nói: tôi chỉ yêu tạm thời, tôi chỉ yêu thử.

(Trao thân xác bạn cho người khác là nói lên tất cả món quà mình cho người ta. Đức Giáo hoàng GP2)

(Chúa Kitô đã không hứa ban một cuộc sống dễ dãi. Người nào muốn những tiện nghi thoải mái (comforts) đã quay số lộn rồi. Đúng hơn, Người tỏ cho chúng ta những chuyện lớn, chuyện tốt về cuộc sống chân thực của con người. Đức Giáo hoàng Benedict 16)

408. Làm sao bạn có thể sống như một người Công giáo trẻ, nếu bạn sống trong giao kết dục tình trước khi thành hôn (living in a primarital relationship), hoặc đã có những giao kết dục tình trước hôn phối (already had primarital relationship) rồi?
-  Thiên Chúa yêu chúng ta mọi lúc và trong mọi "hoàn cảnh phức tạp" (complicated situation), cả trong tình trạng tội lỗi (even in a state of sin). Thiên Chúa giúp chúng ta tìm ra toàn thể sự thật (the whole truth) về Tình yêu và tìm cách sống Tình yêu ngày càng rõ ràng và dứt khoát (unambiguously and decisyvely). 

(Kinh nghiệm cho thấy rằng, liên hệ phái tính trước thành hôn, làm cho sự lựa chọn về quyền lợi  kéo dài Tình yêu cả cuộc sống trở nên khó khăn hơn cho mỗi bên. 
Hãy  chuẩn bị để có cuộc hôn phối tốt,  huấn luyện và củng cố  tư cách của bạn.
Cũng nên vun trồng những hình thức Tình yêu và dịu dàng này, nó thích hợp với bản chất tình bạn tạm thời của bạn.
Hãy chờ đợi và đừng vội hành động phái tính lúc này, sẽ dễ hơn cho bạn về sau để tỏ những quan tâm Tình yêu cho người bạn đời của mình. Đức Giáo hoàng GP2)

409. Thủ dâm (masturbation) có phạm Tình yêu không?
- Thủ dâm phạm đến Tình yêu, vì nó kích thích khoái lạc nhục dục và thỏa mãn trong chính mình chứ không trong đôi bạn. Đó là lý do thủ dâm phạm đến Tình yêu.

(GLGHCG 2352 Thủ dâm là cố ý kích thích các cơ quan sinh dục để tìm một thú vui sắc dục. "Trong đường lối của một truyền thống lâu bền, Huấn quyền của Giáo Hội cũng như cảm thức luân lý của các tín hữu vẫn không do dự khẳng định rằng thủ dâm là một hành vi hỗn loạn nặng nề tự bản chất nó". "Dù với lý do nào, cố ý sử dụng khả năng sinh dục bên ngoài những quan hệ phu phụ thông thường, đều nghịch với cùng đích của khả năng sinh dụcơ. Như thế, người ta đã tìm khoái lạc sắc dục bên ngoài "quan hệ tính dục theo luật luân lý, là quan hệ thực hiện một sự hiến thân trọn vẹn cho nhau và thực hiện việc sinh sản con cái trong một khuôn khổ của tình yêu đích thựcơ.
Để đưa ra một phán quyết quân bình về trách nhiệm luân lý của các đương sự, và để định hướng cho hành vi mục vụ, người ta phải lưu tâm đến sự thiếu trưởng thành về đời sống tình cảm, về sức mạnh của các tập quán họ đã mắc phãi, về tình trạng xao xuyến và các nhân tố tâm thần hoặc nhân tố xã hội khác, vì tất cả các nhân tố này có thể giảm bớt, thậm chí xoá luôn sự quy tội luân lý).

410. Thông dâm (fornication) là gì?
- Thông dâm là mọi hình thức dâm dục ngoài hôn phối, nó diễn ra giữa 2 người nam nữ không kết hôn.

411. Tại sao bán dâm (prostitution) là hình thức của thông dâm?
-  Khi bán dâm, Tình yêu trở nên món hàng (commodity), con người bị hạ giá (degraded) thành đối tượng nhục dục.
Bán dâm xúc phạm nặng đến nhân phẩm con người, và là tội nặng phạm đức ái (charity).

412. Tại sao những sản phẩm (production) và tiêu thụ (consumption) hình ảnh khiêu dâm (pornography) là tội chống lại đức ái?
- Một số người lạm dụng (misuses) Tình yêu, đã tách rời tính dục con người ra khỏi giao kết tính dục đôi bạn. Người lạm dụng đã biến tính dục thành những món hàng hóa. Họ đã mắc tội nặng (sins seriously).
Bất cứ ai sản xuất, mua bán tiêu xài những sản phẩm khiêu dâm, đều xâm phạm nhân phẩm con người, và quyến rũ người khác phạm tội.

413. Tại sao cưỡng dâm (rape) là tội nặng?
- Những người cưỡng hiếp người khác cách nặng và hoàn toàn làm nhục người khác, đã xâm phạm đến sự thân mật sâu xa nhất của nạn nhân, làm tổn thương đến khả năng yêu đương của họ.

(Ai giữ im lặng chuyện này là có trách nhiệm. Th nữ Edith Stein)

414. Lập trường của Giáo hội Công giáo ra sao về sử dụng bao chắn (condoms) phòng chống bệnh Aids?
- Bao chắn không tuyệt đối an toàn (safe) giữ khỏi lây bệnh Aids. Giáo hội từ chối việc dùng bao chắn là phương pháp cơ khí (mechanical method) để phòng bệnh này.

(Trung thành trong hôn phối và kiêng cữ ngoài hôn phối là những cách tốt nhất để tránh nhiễm bệnh và cầm giữ gieo rắc vi trùng bệnh. Thục vậy, các giá trị gia tăng từ những hiểu biết chân thực về hôn phối và đời sống gia đình tạo nên nền tảng chắc chắn duy nhất cho xã hội vững bền. Đức Giáo hoàng Benedict 16)

415. Giáo hội phán đoán thế nào về đồng tính luyến ái (homosexuality)?
- Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ và ấn định cho họ cả về đường thể xác cho nhau.
Giáo hội chấp nhận những người thấy mình có khuynh hướng đồng tính luyến ái. Ta không nên kì thị (discriminate) chống đối họ.
Nhưng, Giáo hội tuyên bố rằng: những giao kết đồng tính luyến ái trong bất cứ hình thức nào đều nghịch lại trật tự của tạo dựng.

(Diễm ca 8,6 Xin đặt em như chiếc ấn trên trái tim anh,
như chiếc ấn trên cánh tay anh.
Phải, tình yêu mãnh liệt như tử thần,
cơn đam mê dữ dội như âm phủ.
Lửa tình là ngọn lửa bừng cháy,
một ngọn lửa thần thiêng.

7
 Nước lũ không dập tắt nổi tình yêu,
sóng cồn chẳng tài nào vùi lấp.
Ai đem hết gia tài sự nghiệp mà đổi lấy tình yêu,
ắt sẽ bị người đời khinh dể.

416. Yếu tố nòng cốt (essential elements) của hôn phối Công giáo là gì?
1/ Một vợ một chồng (duy nhất- unity). Hôn phối là giao ước (covenant) do tự nhiên đòi sự liên kết hợp nhất về xác (bodily), về trí (intellectual), về tinh thần (spiritual) của 2 người nam-nữ.
2/ Mãi mãi có nhau (bất khả phân chia-indissolubility) hôn phối đòi kéo dài tới chết.
3/ Sẵn sàng đón nhận con cái (openness to offsprings)
4/ Cam kết cho phúc lợi của người phối ngẫu (commitment to the spouse's welfare)

(Ngày nay, sự cần thiết tránh những hôn phối lầm lẫn với các loại kết hợp khác dựa trên Tình yêu yếu kém là điều khẩn thiết đặc biệt. Đó chính là tảng đá duy nhất trong tất cả, Tình yêu không rút lại giữa nam nữ nó có thể làm nền tảng trên đó xây xã hội trở nên nơi ở cho cả nhân loại. Đức Giáo hoàng Benedict 16)

417. Sự giao kết phái tính (giao hợp) trong hôn phối có ý nghĩa gì?
- Theo thánh ý Chúa, vợ chồng kết hợp thể xác với nhau để nói lên sự kết hợp sâu xa trong Tình yêu nhau và đón nhận con cái sinh ra từ Tình yêu của họ (children to proceed from their love).

(Mt 19,5         và Người đã phán, "Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt".
19,6 Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly").

(1Tim  4,4      Thật vậy, tất cả những gì Thiên Chúa tạo dựng đều tốt, và không có gì phải loại bỏ, nếu biết dùng trong tâm tình tri ân cảm tạ) 

418. Con cái (child) trong hôn phối có ý nghĩa gì?
- Con cái là thụ tạo và quà tặng (ơn phúc) (a creature and a gift) của Thiên Chúa, chúng ra đời qua Tình yêu của cha mẹ chúng.

(Con cái có quyền được tôn trọng như là con người từ lúc thụ thai (conception). Donum vitae)

419. Cha mẹ nên có bao nhiêu con (how many children)?
- Cha mẹ Công giáo sẽ có bao nhiêu con cái tùy Chúa ban (as God gives them) và tùy trách nhiệm (responsibility) họ có thể chu toàn. 

(Mọi con trẻ đều quí báu, vì mọi con trẻ đều là tạo vật của Thiên Chúa. Mẹ Têrêsa Calcutta)

420. Đôi vợ chồng Công giáo có nên điều hòa (regulate) số con cái của họ không?
- Có. Cha mẹ Công giáo được và nên (may and should) có trách nhiệm trong việc dùng món quà và đặc ân  lưu truyền sự sống (gift and privilege transmitting life).

(Kế hoạch gia đình tự nhiên (Natural family planning NFP) không là gì khác hơn là tự kiềm chế trong Tình yêu đôi bạn (Mẹ Têrêsa Calcutta)

421. Tại sao các phương pháp ngừa thai (all methods of preventing the conception of a child) không tốt như nhau (not equally good)?
- Giáo hội khuyến khích dùng kế hoạch gia đình tự nhiên (NFP) là quan sát chu kỳ kinh nguyệt nơi người nữ hàng tháng.
Phương pháp này tôn trọng nhân phẩm người nam và người nữ trong Tình yêu.

(Khi đôi bạn bằng cách dùng các phương thế chống thụ thai (contraception), tách rời hai ý nghĩa mà Thiên Chúa đã ghi khắc nơi người nam và người nữ cũng như trong tác động đầy năng lực hiệp thông tính dục của họ, họ đã coi mình là "trọng tài" cho ý định của Thiên Chúa, họ "xoay trở" và hạ giá tính dục của con người và cùng với tính dục hạ giá cả ngôi vị riêng của họ và của bạn họ vì làm suy thoái giá trị của việc trao hiến "trọn vẹn" cho nhau. Như thế, thay vì là cách biểu lộ tự nhiên diễn tả được sự trao hiến trọn vẹn cho nhau giữa vợ chồng, việc chống thụ thai là một kiểu biểu lộ mâu thuẫn ngược hẳn lại, theo đó không còn là tự hiến cho người kia một cách trọn vẹn; từ đó không những có sự chủ tâm khước từ không chịu mở ngõ cho sự sống, mà còn làm sai lệch sự thật bên trong của tình yêu vợ chồng, được mời gọi phải là một sự trao ban toàn thể ngôi vị. (Familiaris Consortio. Linh mục Nguyễn Văn Dụ dịch).

422. Đôi vợ chồng không có con (a childless couple) có thể làm gì?
- Họ có thể dùng thuốc nào không trái với nhân phẩm (any medical assistance that does not contradict of the human person), trái với  quyền lợi của đứa trẻ được thụ thai, và trái với Bí tích hôn phối.
(họ có thể có con nuôi, làm việc xã hội, săn sóc trẻ bị bỏ rơi)

423. Giáo hội nói gì về mang thai mướn (surrogate mother) và thụ tinh nhân tạo (artificial fertilization)?
- Giáo hội cho biết: Mọi sự giúp đỡ thụ thai qua sự nghiên cứu tìm kiếm và thuốc men phải chấm dứt (research and medicine must stop) khi không có vai trò của cha mẹ (parenthood), khi người thứ ba chen vào, khi thụ thai con trẻ ngoài sự kết hợp của đôi hôn phối.

(Đừng quên rằng có nhiều trẻ em, nhiều phụ nữ, nhiều người nam trong thế giớ này không có cái bạn có, và chắc chắn rằng bạn cũng yêu thương họ, cho tới khi thấy đau. Mẹ Têrêsa Calcutta)

424. Thế nào là ngoại tình (adultery)?
Li dị (divorce) có là giải pháp thích hợp (appropriate response) không?
- Ngoại tình là tội phạm của 2 người giao hợp xác thịt, mà ít nhất, một người đã có vợ hay chồng.
Ngoại tình phản bội lại từ nền tảng Tình yêu, xâm phạm giao ước được kí kết trước Thiên Chúa, hành xử bất công với người thân cận (neighbor).
Chúa Giêsu đã tuyên bố sự bất khả phân ly của hôn nhân (indissolubility of marriage) khi nói: Điều gì Thiên Chúa đã liên kết, loài người không được phân ly" (Mc 10, 9). Khi nêu lên ý muốn của Đấng Tạo Hóa, Chúa Giêsu đã hủy bỏ sự khoan dung (tolerance) về phép ly dị của Cựu ước.

(Trung tín thì trung tín mọi nơi cách tuyệt đối hoặc không có gì. Đức Gioan Phaolô 2)

(Cái gốc của khủng hoảng hôn nhân và gia đình ở tại những quan niệm sai về tự do (false notion of freedom) Đức Gioan Phaolô 2)

(Giáo luật Điều 1141:  Hôn phối thành nhận và hoàn hợp không thể bị tháo gỡ bởi một quyền bính nhân loại hay một nguyên do nào khác, ngoài sự chết).

425. Giáo hội Công giáo chống lại những đôi hôn phối không có Chứng chỉ (không làm lễ hôn phối trong nhà thờ) thế nào?
- Người Công giáo sẽ không có hôn phối, nếu không cử hành trong nhà thờ.
Trong nghi lễ đó, Chúa Giêsu đến với đôi vợ chồng, Người ban dồi dào trên họ những phúc lành.

(Mt 5,37 Có thì nói có, không thì nói không, thêm bớt là do thằng Dữ mà ra)

(Anh nhận em làm vợ của anh,
và hứa giữ lòng chung thủy với em,
khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan,
khi mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu,
để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời anh. Nghi thức Hôn phối)


Điều răn thứ 7:
Chớ lấy của người
(You shall not steal)

426. Điều răn thứ 7 đòi buộc những gì?
- Điều răn thứ 7 không những cấm lấy của cải người ta, nó cũng đòi quản trị cách công bình (just management) và phân phát của cải thế gian cách công bằng nữa. Nó bao gồm vấn đề tư hữu (private property) và sự phân chia những lợi tức phát sinh do công việc của con người  (distribution of the proceeds)
Sự phân chia bất công những nguyên liệu (raw materials) cũng thuộc Điều răn thứ 7.

(2Cr 8,9 Dù Người giầu, nhưng đã ra nghèo vì ta, để ta nghèo được trở nên giầu)

427. Tại sao quyền tư hữu (right to private property) không tuyệt đối (no absolute)?
- Không tuyệt đối mà chỉ tương đối (relative), vì Thiên Chúa dựng nên trái đất và mọi sản vật trong đó cho mọi người trong nhân loại.

(Quyền tư hữu không tuyệt đối và có điều kiện. Đức Phaolô 6)

428. Ăn trộm (theft) là gì? Điều răn thứ 7 nói sao?
- Ăn trộm là chiếm đoạt bất hợp pháp của cải thuộc về người khác (unlawful appropriation of goods belonging to another).
(Là tội Điều răn thứ 7, cả khi luật đời không truy tố (indicted), là tội bất công. Cũng là tội khi cầm giữ lương người ta cách bất công, giữ của người ta khi có thế trả lại, và nói chung là lừa đảo (defrauding)

429. Có luật nào áp dụng cho tài sản trí tuệ (intellectual property) không?
- Sự biển thủ (ăn cắp) sở hữu (tài sản) trí tuệ cũng bị ăn cắp (the misappropiation of intellectual property is theft also)
(chép bài của bạn trong trường, lấy bài của người trong internet, và nhiều thứ khác trong truyền thông...)

430. Công bằng giao hoán (commutative justice) là gì?
- Công bằng giao hoán là sự trao đổi giữa các con người với nhau về sự tôn trọng quyền lợi của họ. Nó đoan chắc rằng quyền sở hữu được bảo đảm, nợ được trả lại bổn phận khế ước được hoàn tất, sự đền bù được trả cho những bất công và tổn hại, và những của cải bị ăn cắp được trả lại.

431. Có được phép trốn thuế (tax dodges) không?
- Thật là vô luân (immoral) khi trốn thuế (evade taxes) và gian lận thuế (fraud), nói cách khác là giả dối, không báo cáo, che giấu sự thật, ngăn chặn một đánh giá chính xác các khoản thuế) (falsity, fail to report, conceal facts, prevent a correct assessment of taxes due)

(Luca 19,8  Còn ông Dakêu thì đứng mà thưa với Chúa rằng, "Thưa Ngài, này đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã cưỡng đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn". 

(Eccles 5,10 Ai yêu tiền sẽ không thỏa mãn với tiền)

(Tiền của hắn chiếm hắn hơn là hắn chiếm tiền. Th. Cyprian Carthage)

432. Người Công giáo có thể đầu cơ (speculate) trong thị trường chứng khoán, hoặc chứng khoán trong liên mạng (internet stocks) không?
- Có thể đầu cơ trong thị trường chứng khoán, trong liên mạng, trong các kinh doanh bình thường, nhưng nên khôn ngoan thận trọng khi đầu tư về tiền của mình hay tiền của người,  để không phá vỡ Điều răn khác. (parameters of normal business practices for prudently investing one's own or someone else money and does not thereby break any other commandments)

433. Phải đối xử với tài sản thuộc về mọi người (property belong to everyone) thế nào?
- Phá hoại và cố ý làm hư hỏng công trình và tài sản chung là các dạng hành vi trộm cắp, và  phải được bồi thường)(Vandalism and deliberately damaging public facility and common property are forms of theft, and restitution must be made)

434. Người Công giáo có được chơi cá cược (make bets) và chơi cờ bạc (play games) không?
-  Cá cược (cá độ) và cờ bạc (bài bạc) là hành vi vô luân và nguy hiểm khi cờ bạc phương hại cuộc sống. Nó trở nên nguy hiểm hơn khi liên quan đến cuộc sống của người khác, nhất là những người tín nhiệm vào sự săn sóc của mình. (con cái tín nhiệm cha mẹ...)
(Cá độ và cờ bạc làm cho người ta đâm nghiện ngập và trở thành nô lệ)

435. Có được phép mua bán con người (buy and sell human being) không?
- Không được buôn bán con người hoặc bộ phận con người, con người cũng không được bán mình như một món hàng.
Con người thuộc về Thiên Chúa, con người có tự do và nhân phẩm.
Ngày nay, thường có chuyện mua bán con người, không chỉ trong "bán thân (prostitution) mà thôi. Thực là chuyện rất đáng khiển trách (a profoundly reprehensible act).

(Như là những người chứng kiến sự tàn tệ của thuyết tư bản (capitalism), nó hạ cấp con người xuống hàng đồ vật...chúng ta đã
Tìm được sự lượng giá (appreciation) nơi Chúa Giêsu khi Người cảnh cáo những người giầu có, khi người ta hủy hoại của cải thiêng liêng, nó nắm phần lớn trên thế giới trong cái nắm cổ tàn bạo. Đức Benedictô 16)

436. Chúng ta đối xử với cảnh vật chung quanh (environment) thế nào?
- Thiên Chúa đã trao phó trái đất cho con người săn sóc (St 1,28), nên ta phải coi trọng ý Chúa, phải giữ luật sinh học (biological law), để ý các thay đổi chung quanh, vẻ đẹp thiên nhiên, sự suy giảm tài nguyên (dwindling resources), sống ở đâu giữ gìn ở đó, để các thế hệ con cháu về sau cũng được sống vui trên trái đất này.

(Kinh nghiệm cho ta thấy, sự vô tâm đối với môi trường chung quanh luôn có hại cho sự hiện hữu con người, không có ngược lại. Điều đó luôn chứng tỏ rằng, có sự không chia lìa, giữa bình an và tạo dựng, giữa bình an và con người. Đức Benedictô 16)

437. Phải đối xử với các con vật (treat animals) thế nào?
- Các con vật cũng là tạo vật Thiên Chúa dựng nên. Ta cần để ý chăm sóc chúng, vui có chúng như Thiên Chúa vui trong các thụ tạo của Người.
(Không nên đánh đập, hành hạ chúng, bắt chúng đau đớn, giết chúng khi không cần, nhưng không nên yêu chúng hơn yêu con người)

(Các bạn đúng khi dấn thân bảo vệ  cảnh vật, cây cối, loài vật. Các bạn cũng phải nói "Có" cách quyết đáp với sự sống con người nữa, vì con người, trong hàng ngũ các tạo vật, ở một bậc cao hơn các tạo vật khác trong thế giới hữu hình. Đức Gioan Phaolô 2)

438. Tại sao Giáo hội Công giáo có những giáo huấn riêng (own social teaching) về xã hội?
- Vì con người như là con cái Thiên Chúa đều có một nhân phẩm con người, nên Giáo hội có những giáo huấn cho mọi con người sinh sống trong một bầu khí chung.
Giáo hội không muốn sắp đặt trước (preempt) những luật pháp về tự do chính trị, kinh tế.
Tuy nhiên, khi nhân phẩm con người bị xâm phạm  vào thực tế  của 2 lãnh vực này, Giáo hội phải can thiệp (intervene). 

(Đức ái là trung tâm học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo. Đức Benedictô 16 Tđ Caritas in veritate)

(Tv 65, 10-14 10 Thăm trái đất, Ngài tuôn mưa móc,
cho ngập tràn phú túc giàu sang,
suối trời trữ nước mênh mang,
dọn đất sẵn sàng đón lúa trổ bông.

11
 Tưới từng luống, san từng mô đất,
khiến dầm mưa cho hạt nẩy mầm,

12
 bốn mùa Chúa đổ hồng ân,
Ngài gieo mầu mỡ ngập tràn lối đi.

13
 Vùng hoang địa xanh rì ngọn cỏ,
cảnh núi đồi hớn hở tươi xinh,

14
 chiên cừu phủ trắng đồng xanh,
lúa vàng dưới lũng rung rinh dạt dào,
câu hò tiếng hát trổi cao).

439. Giáo huấn về xã hội của Giáo hội phát triển (develop) thế nào?
- Giáo huấn về xã hội của Giáo hội phát triển vào thế kỉ 19, để đáp ứng vấn đề giữa chủ nhân và công nhân (factory owners and laborers): Khi nền kinh tế hóa dẫn đến gia tăng thịnh vượng, giới chủ nhân lợi dụng gia tăng lợi tức, giới công nhân trở nên nghèo khó, mất quyền lợi.
Từ tình huống này, lí thuyết Cộng sản (Communism) ra đời, họ cho rằng không thể dung hòa (irreconcilable)  giữa 2 tầng lớp công nhân  lao động (labor) và chủ nhân tư bản (capital), nên phải có chiến tranh giai cấp (class war) để giải quyết.
Ngược lại, Giáo hội Công giáo  cổ võ dung hòa sự công bằng (just balance) giữa lợi tức (interest) của giới công nhân và chủ nhân.

(Tư bản không thể thiếu nhân công, nhân công không thể thiếu tư bản. Chủ không thể thiếu thợ, thợ không thể thiếu chủ. Đức Leo 13. TĐ Rerum novarum 1891)

440. Người Công giáo có buộc can thiệp vào các việc chính trị và xã hội (politic and society) không?
- Đây là một nhiệm vụ đặc biệt (special duty) của người Công giáo.
Giáo dân can dự vào việc chính trị, xã hội, thương mại trong tinh thần của Phúc âm : bác ái, sự thật, công bằng.
Giáo huấn về xã hội của đạo Công giáo đã cung cấp những chỉ thị rõ ràng về vấn đề này.

(Điều thích hợp để nhấn mạnh rằng, vai trò nổi bật thuộc về giáo dân, cả nam lẫn nữ...Chính nhiệm vụ của họ linh động thực tại trần thế với sự dấn thân Kitô hữu, qua đó, họ tỏ ra rằng, họ là những chứng nhân và tác nhân (agents) của công lí và hòa bình. Đức GP2. Sollicitudo rei socialis)

441. Giáo hội Công giáo nói gì về dân chủ (democracy)?
- Giáo hội hỗ trợ (support) dân chủ, để các hệ thống chính trị  có điều kiện tốt nhất đạt tới sự bình đẳng (equality) trước pháp luật và quyền con người được bảo đảm.
Nhưng dân chủ thực, chỉ có thể, khi Nhà Nước nhận ra chính Thiên Chúa là nền tảng, đã ban quyền (rights) cho mọi người, và nhà Nước bảo vệ những quyền ấy, nếu cần, nhà nước phải đi ngược lại với đa số (majotity).

(Nền dân chủ không đúng cách, sẽ dễ trở nên chủ nghĩa độc tài (totalitarialism) méo mó. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô 2)

442. Lập trường Giáo hội Công giáo thế nào về chủ thuyết tư bản (capitalism) và kinh tế thị trường tự do (the free-market economy)?
- Chủ thuyết tư bản thường tách rời công ích (common good) mà chú trọng tới lợi tức cá nhân. Giáo hội Công giáo từ bỏ thuyết này.
Giáo hội ủng hộ thuyết thị trường tự do, nó phục vụ mọi người, nó cung cấp cho mọi người có việc làm (employment) và có những hàng hóa cần thiết (necessary goods).

443. Bổn phận của nhà thầu và doanh nhân (managers and entrepreneurs) là gì?
-  Bổn phận của họ, ngoài những lợi tức cho mình và cho hãng, họ có trách nhiệm để ý đến người thợ (employees), vật liệu (supplies), khách hàng, môi trường chung quanh (environment) trong xã hội con người.

444. Giáo hội nói gì về lao công (labor) và thất nghiệp (unemployment)?
- Thiên Chúa đặt con người vào trong vườn địa đàng để con người trông coi và làm việc (St 2,15).
Đối với hầu hết mọi người, làm việc là nền tảng của sự sống.
Thất nghiệp là một bất hạnh nặng nề cần phải được giải quyết.

(Lao động thì tốt cho người, tốt cho loài người, vì nhờ lao động, con người biến đổi thiên nhiên, đáp ứng với nhu cầu của con người, họ cũng đạt được đầy đủ ý nghĩa con người hơn. Đức Gioan Phaolô 2)

445. Nguyên tắc: lao động đi trước tư bản (labor before capital) nghĩa là gì?
- Giáo hội luôn dạy: "Lao động ưu tiên (priority of labor over capital) vượt trên tư bản" (Đức J.Paul  2).
Tư bản coi con người như sự vật để kiếm tiền. Lao động coi người khác sự vật kiếm tiền.
Đó là lý do tại sao nhu cầu căn bản của lao công ưu tiên trên lợi tức của tư bản.
446. Giáo hội nói toàn cầu hóa (globalization) nghĩa là gì?
- Toàn cầu hóa thực ra không xấu cũng không tốt (neither good nor bad). Nó bắt nguồn từ những nước đang phát triển về kinh tế (economically developed countries), nó bắt buộc các nước kém mở mang (underdevelopment of whole rigions) phải hành động chung.
Tuy nhiên, nếu không có sự hướng dẫn của đức ái trong sự thành thật (charity in truth), sức ép toàn cầu có thể thiệt hại không lường trước được (unprecedented), nó đưa đến những chia rẽ mới trong gia đình nhân loại (Pope Benedict 16).

447. Toàn cầu hóa có nghĩa độc quyền (exclusively) về vấn đề chính trị và kinh tế không?
- Người ta thường nói đến chia rẽ lao động: kinh tế cần chú trọng đến làm giầu, chính trị cần phân chia cho công bằng.
Tuy nhiên, trong thời toàn cầu hóa, lợi tức (profits) được kiếm chung cho các nước, trong khi chính trị lại còn giới hạn trong biên giới quốc gia (within national boundaries),
Vì thế, điều cần ngày nay, không phải chỉ là củng cố (strengthen) thể chế chính trị liên quốc gia (transnational political institution), nhưng là cần các nhóm xã hội bao gồm các cá nhân hành động trong các nước nghèo hơn trên thế giới, không ưu tiên kiếm lợi nhuận (not primary for the sake of profit), nhưng ưu tiên cho tinh thần đoàn kết và yêu thương ( rather out of a spirit of solidarity and love).
 Thị trường (market) và quốc gia là cần thiết, nhưng cần trong một xã hội dân sự mạnh mẽ hơn. (a strong civil society).

(Xã hội trở nên hoàn cầu hóa hơn bao giờ hết, nó làm cho chúng ta trở nên láng giềng với nhau, nhưng không làm ta nên anh em với nhau. lý do là nó có thể làm cho bình đẳng, và cùng hiện hữu vững bền, nhưng không thể thiết lập tình huynh đệ. Đức Bênêdict 16)

448. Sự nghèo khó và kém phát triển (poverty and undevelopment) có phải là số phận không thể tránh được chăng (inescapable fate)?
- Thiên Chúa đã trao phó cho con người một trái đất giầu có (a rich earth), nó có thể cho mọi người đủ thức ăn và nơi sinh sống (sufficient food and living space).
Tuy nhiên, có những miền, Nước, châu lục (continents) trong đó nhiều người hầu như thiếu ăn để sống.
Có những nguyên nhân lịch sử phức tạp (complex historical causes) về sự chia rẽ trong thế giới này, mà không thể  đảo lại đuợc (irreformable).
Các Nước giầu có bổn phận đạo đức (moral obligation) là giúp những Nước kém phát triển thoát khỏi cảnh nghèo nhờ sự giúp đỡ mở mang (development aid) và tạo ra những điều kiện kinh tế và thương mại công bằng (the establishment of just economic and commercial conditions).

(Những nước nghèo trên thế giới kêu than với những nước giầu có phồn vinh. Giáo hội cắt nhanh những tiếng than này, xin từng người và mọi người lắng tiếng kêu của anh chị em mình và trả lời họ cách yêu thương. Đức Phaolo 6)

449. Sự nghèo khó có ý nghĩa gì (what significance) với người Công giáo ?
- Người Công giáo trong mọi thời phải yêu thương người nghèo (love for the poor). Người nghèo không phải chỉ đáng được một ít của bố thí (a few alms), nhưng đòi sự công bằng (justice)
Người Công giáo bị buộc cách riêng, là chia sẻ của cải (share goods) cho người nghèo khó.
Gương mẫu yêu thương người nghèo của chúng ta là chính Chúa Kitô.

(Không cho người nghèo chia sẻ của cải của ta, là lấy cắp đi mạng sống họ. Những của cải ta có không phải của ta, nhưng là của họ. Th. Gioan Chrysostom)

(Cho người nghèo, bạn sẽ nên giầu. Tục ngữ Arập)

450. Những việc thương xác (corporal works of mercy) người ta là gì?
- Thương xác 7 mối:
thứ nhất cho kẻ đói ăn (to feed the hungry),
thứ hai cho kẻ khát uống (give drink to the thirsty),
thứ ba cho kẻ rách rưới ăn mặc ( clothe the naked),
thứ bốn viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc ( visit the sick and the imprisoned),
thứ năm cho khách đỗ nhà (shelter the homeless),
thứ sáu chuộc kẻ làm tôi (không còn)
thứ bảy chôn xác kẻ chết (bury the dead),

(Ở xởi lởi, Trời cởi ra cho. Ở xo đo, Trời co ro lại. Tục ngữ Việt nam)

(Vì khi hiến thân là khi nhận lãnh, khi chết đi là khi vui sống muôn đời. Kinh hòa bình. Th. Phanxicô nghèo)

451. Những việc thương linh hồn (the spiritual works of mercy) là gì?
- Thương linh hồn 7 mối:
Thứ nhất lấy lời lành mà khuyên người (to instruct the ignorant),
Thứ hai mở dạy kẻ mê muội (to councel the doubtful),
Thứ ba yên ủi kẻ âu lo (comfort the sorrowful),
Thứ bốn răn bảo kẻ có tội (admonish the sinner),
Thứ năm tha kẻ dể ta (forgive all injuries),
Thứ sáu nhịn kẻ mất lòng ta (bear wrongs patienly),
Thứ bảy cầu cho kẻ sống và kẻ chết (pray for the living and the dead).

(Khi con làm như thế cho kẻ rốt hèn, là con làm cho chính Ta (Mt 25,40)


Điều răn thứ 8:
Chớ làm chứng dối hại người lân cận (Xh 20,16)
(You shall not bear false witness against your neighbor)

452. Điều răn thứ 8 đòi ta (require) điều gì?
- Điều răn thứ 8 dạy chúng ta không nói dối (not to lie).
Nói dối là biết và cố ý nói hay làm ngược sự thật (consciously and intentionally speaking or acting against the truth).
Người nói dối lừa chính mình và dẫn sai người khác là người có quyền biết đầy đủ sự thật của vấn đề.

(Xuất hành 20, 16 Đừng làm chứng gian chống người lân cận)

(Tôi chỉ có một nết xấu là nói dối!)

453. Ta phải giữ sự thật trước mặt Thiên Chúa thế nào?
- Tôn trọng sư thật nghĩa là không những tôn trọng với mình (true to oneself), mà còn tôn trọng trước mặt Chúa nữa (be true to God), Người là nguồn mạch sự thật (chân lý).
Người ta tìm thấy sự thật về Thiên Chúa và về Chúa Giêsu Kitô, Người là "Đường đi, là Sự Thật, và là Sự Sống" (Gioan 14,6).

454. Sự thật về đức tin (the truth of the faith) buộc mạnh thế nào?
- Mọi người Công giáo phải làm chứng (testimony) cho sự thật, theo gương Chúa Giêsu, trước tòa Philatô, Người nói "Ta ra đời và đến trong thế gian là để làm chứng cho Sự Thật" (Ga 18,37).

(Sống thế nào để ngày mai bạn có thể chết như vị tử đạo. Charles de Foucauld)

455. Trung thực (truthful) có nghĩa là gì?
-  Sự trung thực (truthfulness) nghĩa là ai đó hành động một cách chân thành (sincerely) và nói một cách lương thiện (thành thật) (honesty).
Sự trung thực giữ cho cá nhân (individual) không hai lòng (double-dealing), trình bày sai lạc, lường gạt độc hại, vàgiả dối.
Hình thức tồi tệ nhất của sự thiếu thành thật là tội khai man (misrepresentation, malicious deception, and hypocrisy. The worst form of untrusfulness is perjury).

456. Bạn nên làm gì khi bạn nói dối (lied), lừa dối (deceived) và phản bội một người nào đó (betrayed someone)
- Mọi sự xâm phạm chống lại sự thật (truth) và sự công bằng (justice), dù nó được tha thứ (forgiven), đòi phải sửa chữa, đền bù (reparation)

457. Tại sao nói sự thật đòi sự cẩn trọng (discretion)?
- Thông báo một sự thật, đòi ai đó phải làm cách khôn ngoan (prudently) trong cả một toàn cảnh đức bác ái (charity).
Thường sự thật  được dùng như một võ khí (wielded as a weapon), nó có thể sinh hiệu quả phá (destructive hơn là xây (constructice effect)

458. Bí mật Tòa Giải tội (secret of the confession) phải giữ thế nào?
- Sự bí mật trong Tòa giải tội là thánh thiêng (sacred), không thể được xâm phạm bất cứ cách nào (cannot violated for any reason). Đây là điều buộc nặng (weighty).

459. Các phương tiện truyền thông (communications media) có trách nhiệm đạo đức nào không?
- Nhà sản xuất phương tiện truyền thông có trách nhiệm với khách hàng (consumers). Họ phải trung thành với sự thật khi lượm tin và khi loan tin. Họ phải tôn trọng quyền lợi (rights) và nhân phẩm (dignity) của khách hàng.

460. Truyền thông có hiệu quả nguy hại (dangers) thế nào?
- Nhiều người, nhất là trẻ em nghĩ rằngnhững gì chúng coi trên  truyền thông (media) đều là thực (real).
Nếu vì sự giải trí (entertainment) mà những cảnh bạo động (violence) được ca tụng (glorified), những thái độ chống xã hội được chấp nhận (anti-social behavior is approved), dục tính con người được (human sexuality is trivialized), thì đó là tội trong truyền thông mà cả 2 phía phải chịu trách nhiệm: phía người làm truyền thông và phía người kiểm duyệt (supervisory), lẽ ra phải chặn đứng nó ngay, (put a stop it).

(Mt 6,21 Của ngươi ở đâu, lòng ngươi ở đó)

461. Vẻ đẹp (beauty) và sự thật (truth), 2 nghệ thuật này hòa hợp (mediate) thế nào?
- Vẻ đẹp và sự thật sánh bước với nhau, vì Thiên Chúa là nguồn làm nên cả 2. Nghệ thuật (Art) tôn vinh vẻ đẹp, do đó nghệ thuật là đường đặc biệt dẫn con người tới Thiên Chúa.
(Điều không nói lên được bằng lời thì được diễn tả bằng nghệ thuật.)

Điều răn thứ 9:
Chớ muốn vợ chồng người
(You shall not covet your neighbor's wife)

462. Tại sao Điều răn thứ 9 cấm ước muốn xác thịt (sexual desire)?
- Điều răn thứ 9 không cấm (forbids) những ước muốn con người (desires per se), nhưng cấm những ước muốn lộn xộn (disordered desires).
Sự tham lam (covetousness) chống lại Điều răn thứ 9 mà Kinh Thánh đã cảnh cáo, đó là những tưởng tượng trong trí, (impulses over the mind), những dấy động trong thân xác (the dominion of urges over the whole person), đó là những căn cớ gây tội (the sinfulness that causes)
( Những quyến rũ khiêu dâm (erotic attractions) giữa người nam và nữ do Thiên Chúa tạo nên là tốt, nó là phần tự nhiên phái tính con người, cốt để kéo đến sự giao kết nam nữ và từ Tình yêu 2 người sinh ra con cái. Điều răn thứ 9 bảo vệ sự hợp nhất này. Hôn nhân và gia đình không được đùa với lửa.
Một luật tốt cho việc này là: Giữ đôi tay bạn đừng động vào người nam người nữ đã có đôi bạn ("Keep your hands off married men and women".)

(Cl 3,5  Hãy giết những sự đời trong con: vô luân, không sạch, đam mê, ước muốn xấu, tham lam, giống như thờ quấy.)

463. Làm sao để giữ "trong sạch trong lòng" (purity of heart)?
- Muốn giữ "trong sạch trong lòng" đòi Tình yêu phải chiếm chỗ nhất trong sự kết hợp với Thiên Chúa trong sự cầu nguyện.
Khi ơn thánh (grace of God) Chúa chạm tới (touch) ta, nó cũng sinh ra đường trong sạch (pure).
Người trong sạch (a chaste person) có thể yêu mến với tấm lòng không chia sẻ và chân thật (a sincere and undivided heart).

(Mt 5,8 Phúc cho ai thanh sạch trong lòng, họ sẽ được thấy Chúa )

(Gl 5, 19-21 5,19        Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là, dâm bôn, ô uế, phóng đãng,  thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái,  ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy. Tôi bảo trước cho mà biết, như tôi đã từng bảo, những kẻ làm các điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa).

464. Sự mắc cỡ (shame) tốt như thế nào?
- Sự mắc cỡ bảo vệ (safeguard) khoảng cách thân mật (intimate space) cho người ta. Đây là điều khó hiểu (mystery), rất riêng tư (most personal), rất sâu thẳm trong cong người (inmost being), là nhân phẩm (dignity), nhưng lại là khả năng đặc biệt để yêu và tự hiến (capacity for love and sexual self-giving). Nó cũng liên can tới Tình yêu mà nó cảm thấy.

(Tv 51,12-14 Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng,
đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ.
13
 Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh, đừng cất khỏi lòng con thần khí thánh của Ngài.
14
 Xin ban lại cho con niềm vui vì được Ngài cứu độ, và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con)

(Hôm nay hành động thế nào để ngày mai khỏi phải xầu hổ. Th. Gioan Boscô)


Điều răn thứ 10:
Chớ tham của người
(You shall not covet your neighbor's goods)

465. Người Công giáo nên có thái độ (attitude) nào đối với tài sản (property) của người khác?
- Người Công giáo phải học biết để phân biệt những ước muốn chính đáng (distinguish reasonable desires) và những ước muốn không chính đáng và không công bằng (unreasonable and unjust) và có lòng tôn trọng (respect) tài sản của người ta.

(Xh 20, 17 Ngươi không được ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam nữ, bò lừa, hay bất cứ vật gì của người ta."

(Lc 12,15  Người nói với họ, "Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không phải hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu". 

466. Ghen tương (envy) là gì? Làm sao thắng được nó?
- Ghen tương là buồn và bực (sadness and annoyance) khi thấy người khác giầu có (well-being), và ước ao chiếm đoạt cách bất công cái họ có (desire to acquire unjustly what others have).
Bất cứ ai muốn điều ác cho người ta,  đều phạm tội nặng (wish other people ill, commits a serious sin).
Ghen tương sẽ giảm (decrease) khi người ta gắng (try) vui hơn khi thấy người khác thành công (accomplishment) và được ơn phúc (gifts), khi ta tin vào sự quan phòng nhân lành của Thiên Chúa cho cả chúng ta nữa (God's benevolent providence for ourselves as well).

467. Tại sao Chúa Giêsu muốn chúng ta thực thi "nghèo khó trong lòng (porvety in spirit)?
- Vì chính Người là Đấng "Dù giầu có, nhưng đã trở nên nghèo khó vì chúng ta, để chúng ta là những kẻ nghèo trở nên giầu có" (2 Cr 8, 9).
(Như rỉ sét ăn mòn sắt, tính ghen cũng ăn mòn linh hồn người ghen như vậy. Th. Basil cả)

(Đừng ghét ai, đừng ghen ai, đừng làm như ghen, đừng thích cãi lẫy, hãy trốn khỏi kiêu ngạo. Th. Benedicta Nursia)

468. Điều gì người ta nên mong ước nhất (yean for most)?
- Điều đáng mong ước nhất của con người ta ở đời này là chính Thiên Chúa (GOD). Được thấy Người là Đấng tạo dựng nên ta, là Chúa ta, là Đấng Cứu chuộc ta, đó là phúc vô tận (unending blessedness).

(Chính Chúa cũng không làm gì được cho người không dành chỗ cho Chúa. Người ta phải nên trống rỗng, để Chúa có thể vào, và Chúa làm nơi họ những gì Người muốn. Mẹ Têrêsa Calcutta)

(Tv 130,6 Linh hồn tôi mong mỏi Chúa trời, như lính canh khát mong trời rạng đông.

(Chính Chúa sẽ là đích cho chúng ta mong ước, chúng ta se chiêm ngắm Người không cùng, mến Người không đủ, ngợi khen Người không mệt. Th. Augustinô)

27- CỘT BỐN
NHỮNG ĐIỀU PHẢI CẦU NGUYỆN
KINH LẠY CHA
---
CẦU NGUYỆN THẾ NÀO?
(HOW WE SHOUD PRAY?)

Tiết một
Cầu nguyện trong đời người Công giáo

469. Cầu nguyện (prayer) là gì?
- Cầu nguyện là hướng lòng lên cùng Thiên Chúa (prayer is turning the heart toward God).
Khi một người cầu nguyện, họ vào trong sự liên kết sống động với Thiên Chúa

(Đối với tôi, cầu nguyện là đợt sóng của trái tim, nó đon giản là cái nhìn hướng về trời. Nó là tiếng kêu của nhận biết và yêu mến, ôm lấy cả thử thách cả niềm vui. Th. Têrêsa HĐ)

(Hãy làm điều bạn có thể làm, và cầu xin điều bạn không thể làm, rồi Chúa sẽ ban cho bạn năng lực để làm. Th. Augustinô)

Chương một
Cầu nguyện thế nào:
Thiên Chúa hiện diện là một Ơn (gift)

470. Động lực (prompt) nào khiến người ta cầu nguyện ?
- Chúng ta cầu nguyện vì chúng ta có những ước mong vô tận, và Thiên Chúa, Đấng dựng nên con người cho chính Mình, như lời thánh Augustinô viết: "Tim con không ngưng nghỉ cho tới khi nó an nghỉ trong Chúa ".
Nhưng chúng ta cũng cầu nguyện vì chúng ta cần Chúa như Mẹ Têrêsa Calcutta nói: "Vì tôi không thể cậy dựa vào tôi (rely on myself). Tôi cậy dựa vào Chúa 24 giờ một ngày".

(Tđcv 17, 27  Như vậy là để họ tìm kiếm Thiên Chúa; may ra họ dò dẫm mà tìm thấy Người, tuy rằng thực sự Người không ở xa mỗi người chúng ta). 

471. Tại sao cụ Abraham là gương mẫu  cầu nguyện (a model of prayer)?
- Cụ Abraham đã lắng nghe tiếng Chúa (listened to God). Ngài đã sẵn sàng đi bất cứ nơi nào Chúa bảo đi (wherever God commanded), làm tất cả những gì Chúa muốn (do what God willed).
Nhờ lắng nghe và sẵn sàng khởi sự mới (new start), Cụ là gương mẫu cho chúng ta về cầu nguyện.

472. Cụ Mose cầu nguyện thế nào?
- Từ Cụ Mose, ta học được cách cầu nguyện, nghĩa là "THƯA TRUYỆN VỚI CHÚA".
Trong bụi gai cháy, Chúa nói truyện thực sự (real conversation) với Mose và cho Cụ một "lệnh sai đi"(assignment).
Mose nêu lên những chướng ngại (raises objections) và câu hỏi (asks questions).
Cuối cùng, Thiên Chúa tỏ mình (revealed) cho Cụ, cho Cụ biết Tên Thánh của Người. Thế rồi Mose tin cậy Chúa và hết lòng phục vụ Chúa.
Chúng ta cũng cần cầu nguyện như thế, và gia nhập trường của Chúa.
(Kinh Thánh nhắc đến tên Mose 767 lần, chú tâm đến Cụ là người giải phóng và lập Luật của dân Israel. Đồng thời Mose cũng là người chuyển cầu (intercessor) cho dân Israel.
Nhờ cầu nguyện, Cụ nhận được sứ mạng (mision), nhận được sức mạnh.
Cụ được liên kết tư riêng và thân mật với Thiên Chúa (intimate, personal relationship with God).
Thiên Chúa thường nói truyện đối mặt (face to face) với Cụ như hai người bạn nói chuyện với nhau (Xh 33,11).
Trước khi Mose hành động và nhắn bảo dân chúng, Cụ đi lên núi và cầu nguyện. Do đó, Cụ là người dẫn đầu việc cầu nguyện chiêm ngắm (the original exemple of contemplative prayer).

473. Các Thánh vịnh (Psalms) quan trọng để chúng ta cầu nguyện thế nào?
- Các Thánh vịnh cùng với kinh Lạy Cha (Our Father) là thành phần trong kho tàng rất quí báu việc cầu nguyện của Giáo hội (great treasury of prayers). Trong đó, lời ca ngợi Thiên Chúa được ca hát (sung) tới muôn đời.

(Tv 23, 1 CHÚA là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
2
 Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành
3
 và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính
vì danh dự của Người.
4
 Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u
con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.
Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.
5
 Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù.
Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,
ly rượu con đầy tràn chan chứa.
6
 Lòng nhân hậu và tình thương CHÚA
ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời,
và tôi được ở đền Người
những ngày tháng, những năm dài triền miên.

474. Chúa Giêsu đã học biết (learn to pray) để cầu nguyện thế nào?
- Chúa Giêsu đã học cầu nguyện trong gia đình Nazaret của Người và nơi hội đường (synagogue). Nhưng Chúa Giêsu vượt qua ranh giới của cầu nguyện truyền thống (traditional prayer). Sự cầu nguyện của Chúa chứng tỏ Người kết hợp chặt chẽ với Cha Người trên trời. Chúng ta là con cái Chúa cũng được học cách đó.

(Lc 2,49 Cha mẹ không biết rằng con phải ở nhà Cha con sao?

(Cầu nguyện là tưởng nghĩ cách yêu mến về Chúa Giêsu. cầu nguyện là sự chú ý của linh hồn, nghĩa là tập trung vào Chúa Giêsu. Bạn càng yêu mến Chúa Giêsu bạn càng cầu nguyện tốt hơn. CP Charles de Foucauld)

475. Chúa Giêsu cầu nguyện thế nào?
- Tất cả đời sống Chúa Giêsu là một lời cầu nguyện.
Vào những lúc quyết định (chịu cám dỗ trong sa mạc, trước khi chọn các tông đồ, trên thập giá).
Lời cầu nguyện của Người đặc biệt sốt sắng (intense).
Người thường lui vào nơi vắng vẻ (solitude) để cầu nguyện, nhất là về đêm.
Hợp nhất với Cha trong Thánh Thần, đó là nguyên tắc hướng dẫn (guiding principle) cuộc đời Chúa Giêsu trên dương thế.

(Gioan 10, 30 Thầy và Cha Thầy là một)

476. Chúa Giêsu cầu nguyện thế nào khi Người đối diện với cái chết (facing his death)?
- Khi đối diện với cái chết gần kề, Chúa Giêsu đã cảm nghiệm sâu xa về nỗi sợ hãi của kiếp làm người (utmost depths of human fear).
Tuy vậy, vào lúc đó, Người đã tìm được sức mạnh (strength) trong sự tin cậy (trust) vào Cha trên trời của Người. Người nói: "Cha ơi, nếu được, xin Cha cất chén (chalice) này đi khỏi con, nhưng đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha"(Mc 14, 36). 

(Mt 6,6 Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh).

(Mc 11,24 Vì thế, Thầy nói với anh em, tất cả những gì anh em cầu
     nguyện và xin,  anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý).

477. Khi nói: Học nơi Chúa Giêsu để biết cách cầu nguyện, nghĩa là gì?
- Học nơi Chúa Giêsu để biết cách cầu nguyện như thế nào (how to pray) nghĩa là đi vào sự tin cậy vô biên của Chúa (entering his boundless trust), nối kết trong sự cầu nguyện với Người (joining in his prayer), để Người dẫn dắt, từng bước từng bước tới Chúa Cha (being led by him step by step to the Father).

478. Tại sao chúng ta cậy trông (confidence) rằng lời cầu nguyện của chúng ta được Thiên Chúa lắng nghe?
- Nhiều người đã kêu cầu cùng Chúa Giêsu, khi Người còn sống ở đời này để xin ơn chữa lành, và lời cầu nguyện của họ đã được nhận lời. Chúa Giêsu đã từ cõi chết sống lại, Người lắng nghe lời cầu nguyện của chúng ta và đem chúng đến cùng Chúa Cha.

(Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta như là linh mục. Người cầu nguyện trong chúng ta như là Đầu. Chúng ta cầu nguyện với Người như là Thiên Chúa. Vì thế chúng ta nghe tiếng chúng ta trong Người và tiếng Người trong chúng ta. Th. Augustine)

(Nếu bạn thực lòng cầu nguyện với Chúa để xin ơn trở về cùng Chúa, Chắc chắn Chúa sẽ ban cho bạn. Th. Gioan Vianney)

479. Chúng ta có thể học cách cầu nguyện nơi Mẹ Maria (learn from the way in which Mary prayered) thế nào?
- Học cùng Mẹ Maria cầu nguyện như thế nào nghĩa là nối kết với lời cầu nguyện của Đức Mẹ : "Xin làm cho tôi như lời thiên thần đã nói" (Lc 1,38).
Cầu nguyện là từ bỏ mình tới cực điểm để đáp lại Tình yêu Chúa  (ultimately self-giving in response to God's love).
Nếu chúng ta thưa "Xin vâng" như Đức Mẹ đã thưa, Thiên Chúa sẽ có cơ hội đem đời sống của Người vào đời sống của ta (God has the opportunity to lead his life in our life).

(Cầu nguyện với Mẹ Maria với lòng sốt sắng, Mẹ sẽ không làm ngơ, vì Mẹ thương xót, quả thực Mẹ còn là Mẹ của Lòng Thương xót nũa. Th. Benado)

480. Kinh Kính mừng đọc làm sao (What are the words of the "Hail Mary"?
- Kính mừng Maria đầy ơn phúc,
Đức Chúa Trời ở cùng Bà,
Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ,
và Giêsu Con lòng Bà gồm phúc lạ.
Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời,
cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử.
Amen.
 (Hail Mary, full of grace.
Our Lord is with you.
Blessed are you among women,
and blessed is the fruit of your womb,
Jesus.
Holy Mary, Mother of God,
pray for us sinners,
now and at the hour of our death.
Amen).
(Kinh Mân côi là kinh tôi kính trọng yêu thích (my favorite prayer). Kinh tuyệt diệu (marvelous). Tuyệt diệu trong sự đơn giản và sâu xa (simplicity and its depth...).
Không kể hậu cảnh (background) của lời kinh Kính mừng Maria, còn có các biến cố chính của cuộc đời Chúa Giêsu Kitô hiện lên trong con mắt linh hồn...
Đồng thời lòng trí chúng ta có thể ôm ấp (embrace) trong chục kinh Mân côi tất cả những biến cố làm nên đời sống mỗi người, gia đình, quốc gia, Giáo hội và cả nhân loại.
Sự quan tâm cá nhân của chúng ta, của những người lân cận (neighbor, nhất là những người gần gũi ta, những người ta yêu mến nhất.
Những lời đơn sơ của kinh Mân côi đánh dấu nhịp điệu (rhythm) của cuộc sống con người" (ĐTC Gioan Phaolo2 29-10-1978).

481. Lần hạt Mân côi như thế nào (How to pray the Rosary)?
- 1. Làm dấu thánh giá: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.

2. Kinh Tin kính Các thánh tông đồ:
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.
Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi/ bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai sinh bởi Bà Maria Đồng Trinh/ chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô/ chịu đóng đanh trên cây Thánh giá/ chết và táng xác/ xuống ngục Tổ tông/ ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại/ lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng/ ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần.
Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này.
Các Thánh thông công.
Tôi tin phép tha tội.
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.
Tôi tin hằng sống vậy. Amen.

3. Kinh Lạy Cha :
Lạy Cha chúng con ở trên trời,
Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng,
Nước Cha trị đến,
Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày,
Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con,
Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ,
Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

4. 3 kinh Kính mừng:
Kính mừng Maria đầy ơn phúc,
Đức Chúa Trời ở cùng Bà,
Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ,
và Giêsu Con lòng Bà gồm phúc lạ.
Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời,
cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử.
Amen.

5. Kinh Sáng danh:
Sáng Danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng.  Amen.

6. 5 chục kinh, mỗi chục đọc 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính mừng, 1 kinh Sáng danh.
Kinh Mân côi đầy đủ gồm: Mầu nhiệm Vui (Joyful), Sáng (Luminous), Thương (Sorrowful), Mừng (Glorious).

-5Mầu nhiệm Vui (Joyful Mysteries):
1.Truyền tin Chúa Nhập thể (The Annunciation)
2.Đức Mẹ Thăm viếng, Chúa thánh hóa Tiền hô Gioan (the Visitation)
3.Chúa Giáng sinh (Christmas: The Nativity)
4.Đức Mẹ Dâng Chúa (The Presentation of the Child Jesus)
5.Đức Mẹ Tìm Chúa trong đền thờ (The Finding of the Child Jesus)

-5Mầu nhiệm Sáng (Luminous Mysteries)
1.Chúa chịu rửa trong sông Giodan (The Baptism in the Jordan)
2.Chúa ăn cưới tại Cana (The wedding feast at cana)
3.Chúa rao giảng Nước Trời và thống hối (The Proclamation of the kingdom of God and Repentance for sin)
4.Chúa biến hình sáng láng (The Transfiguration)
5.Chúa lập phép Thánh Thể (The Institution of the Holy Eucharist)

-5Mầu nhiệm Thương (Sorrowful Mysteries)
1.Chúa cầu nguyện trong vườn Giessimani (The Agony in the Garden)
2.Chúa bị đánh đòn (The Scourging at the Pillar)
3.Chúa chịu đội mũ gai (The Crowning with Thorns)
4.Chúa vác Thánh giá (The Carrying of the Cross)
5.Chúa chịu đóng đinh (The Cruxifixion)

-5Mầu nhiệm Mừng (Glorious Mysteries).
1.Chúa sống lại (The Resurrection)
2.Chúa lên trời (The Ascension)
3.Chúa Thánh Thần xuống (The Descent of the Holy Spirit)
4.Đức Mẹ lên trời (The Assumption of the Blessed Virgin Mary)
5.Đức Mẹ được chức Nữ vương (The Crowning of the Blessed Virgin Mary as Queen of Heaven)

482. Các Kitô hữu thời ban đầu (the first christian) đã coi việc cầu nguyện như thế nào?
- Các Kitô hữu thời ban đầu đã cầu nguyện rất sốt sắng (intensively). Họ được Chúa Thánh Thần thúc đẩy. Sách Công vụ Tông đồ viết: "Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng.  (CvTđ 2,42)

483. Kể tên 5 cách cầu nguyện (five main types of prayer)?
- 1/ Cầu phúc (blessing), 2/ Cầu xin (prayer of petition), 3/ Cầu chuyển  (prayer of intercession), 4/ Cầu tạ ơn (prayer of thanksgiving), 5/ Cầu ca ngợi (prayer of praise).

484. Cầu phúc là gì? (blessing)
- Là xin ơn lành, vì Chúa là nguồn mọi ơn, Chúa nhân lành, Chúa thương xót: "Xin Chúa ban ơn" ("May the Lord bless you") là lời cầu phúc vắn nhất.

(Đối với tôi, Cầu nguyện không là gì khác hơn là sự chia sẻ gần gũi (a close sharing)  giữa 2 người bạn, có nghĩa là năng dành giờ ở một mình với bạn mà ta biết là bạn yêu ta. Th. Têrêsa Mẹ)

485. Tại sao lại thờ phượng (adore) Chúa ?
- Vì Chúa là Đấng Cao cả, Toàn năng, Thánh thiện (the Almighty, omnipotence, holiness) nên là thụ tạo thấp hèn, ta phải thờ lạy Chúa.

(Thờ phượng...không phải là chuyện xa xỉ, nhưng là một ưu tiên.
Để tìm Chúa Giêsu, phải là ước vọng bền bỉ của các tín hữu, trẻ cũng như già, giáo dân cũng như cha sở của họ. Đức Benedictô 16).

(Mọi ngày từ mặt trời lên tới khi lặn xuống, người tín hữu phải đổi mới "sự thờ phượng " của mình, sự ý thức Chúa đang hiện diện. Ngài là Đấng Tạo hóa và là Chúa của vũ trụ. Sự nhận biết này với đầy lòng biết ơn vọt lên từ đáy lòng và tràn ra cả con người. Đó là sự thờ phượng và mến yêu duy nhất dành cho Thiên Chúa, trên mọi sự khác, con người có thể chu toàn. (Đức Benedict 16)

486. Tại sao phải xin ơn (petition) Chúa ?
- Chúa biết mọi sự, Chúa biết ta cần những gì.
Nhưng Chúa muốn ta xin (ask), hướng về Chúa khi thiếu thốn (need), khóc lên (cry out),van nài (implore), than van (lament), kể cả vùng vằng với Người khi cầu nguyện (struggle with him in prayer).

Những cử chỉ khi cầu nguyện, có thể là:
Đứng (standing) để trọng kính Chúa,
Ngồi (sitting) để nghe Lời Chúa nói trong lòng,
Quì (kneeling) để nhận mình nhỏ bé, cậy dựa vào Chúa,
Sấp mình (prostrating) để thờ lạy Chúa,
Chắp tay (folding the hands) chắp bàn tay, cánh tay để nên một với Chúa. 

(Chúa đáng yêu của chúng ta thích được quấy rầy. Th. Gioan Vianney)

(Ôi con người, ngươi là thụ tạo nghèo khó, ngươi phải xin Chúa mọi sự. Th. Vianney)

487. Tại sao ta cầu xin Chúa cho người khác (petition for other people)?
- Noi gương Cụ Abraham cầu xin cho dân thành Sodoma xưa.
Chúa Giêsu cầu cho các môn đệ.
Giáo dân thời đầu "không những cầu cho mình, còn cầu cho tha nhân" (Philip 2,4).
Chúng ta cầu cho người thân, người xa, ngay cả kẻ thù nghịch ta (dear to our hearts, not close to us, enemies).

(Rm 8,34 Ai sẽ kết án họ? Chẳng lẽ Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta? 
8,35     Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?) 

488. Tại sao cám ơn Chúa (thank God)
- Vì mọi sự ta là (are), ta có (have) đều do Chúa ban cho.
Thánh Phaolô viết: "  Có ơn nào anh em không nhận? (1 Cr 4,7).
Hãy biết ơn Chúa, Đấng ban mọi ơn lành, làm cho ta hạnh phúc.

(1 Thess  5,18 Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu). 

489. Ngợi khen Chúa (praise God) là gì?
- Chúa không cần ta ca ngợi, nhưng ta cần  bầy tỏ niềm vui trong Chúa, niềm vui trong lòng ta.
Chúng ta ngợi khen Chúa vì Người hiện diện, Người nhân lành.
Ngay bây giờ chúng ta liên kết với sự ngợi khen đời đời của các thiên thần, các thánh trên Thiên đàng.

(Cl  4,2  Anh em hãy siêng năng cầu nguyện; hãy tỉnh thức mà cầu nguyện và tạ ơn).

28- Chương 2:
Nguồn gốc cầu nguyện
(The Sources of Prayer)

490. Khi nào người ta thích cầu nguyện (feel like praying) thì cầu nguyện có đúng không?
- Không. Người chỉ cầu nguyện khi nào họ thích, là họ không coi Thiên Chúa ra gi, vá họ có thể bỏ cầu nguyện dễ dàng.
Cầu nguyện dựa trên sự trung thành.

(Trên hết, sách Phúc âm nân đỡ tôi trong cả giờ cầu nguyện, trong đó, tôi tìm được mọi sựmà linh hồn nghèo khó của tôi cần đến. Tôi tiếp tục khám phá ra trong đó những soi sáng mới, những kín ẩn, ý nghĩa mầu nhiệm. Th. Têrêsa HĐ)

491. Có thể học cầu nguyện từ Kinh Thánh không?
- Kinh Thánh là nguồn suối cầu nguyện. Cầu nguyện với Lời Chúa nghĩa là dùng Lời Chúa và những biến cố (events) trong Kinh Thánh  cho việc cầu nguyện của mình.
Thánh Giêrônimô nói: "Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô " (To be ignorant of Scripture is to be ignorant of Christ).

492. Lời cầu nguyện riêng của tôi có "ăn nhập" gì với lời cầu nguyện của toàn Giáo hội không?
- Trong phụng vụ chung của Giáo hội, trong Các Giờ kinh phụng vụ (Liturgy of the Hours), trong Thánh Lễ (Holy Mass), những lời cầu nguyện chung trích từ Kinh Thánh (Sacred Scripture) và Thánh truyền (Tradition of the Church), chúng kết hợp các lời cầu nguyện cá nhân mỗi người với lời cầu nguyện cộng đồng (community) của toàn Giáo hội.

(Tv 118, 164 Mỗi ngày 7 lần con ca ngợi Chúa về những mệnh lệnh công chính của Chúa)

(Lạy Chúa, Chúa cao cả, Chúa rất đáng ca ngợi...Con người, là thành phần của thụ tạo, lại quá nhỏ mọn, nó muốn ngợi khen Chúa...Chính Chúa khích lệ nó vui trong việc ngợi khen Chúa, vì Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa, và lòng chúng con chỉ yên nghỉ cho tới khi nó nghỉ yên trong Chúa. Th. Augustinô)

493. Lời cầu nguyện của người Công giáo có đặc tính (characteristic) nào?
- Lời cầu nguyện Công giáo có đặc tính của đức tin, đức cậy, đức mến (faith, hope, charity). Nó kiên tâm bền bỉ (persevering) và hàng phục (resigns) thánh ý Thiên Chúa.

(Tv 40,1 Con vựng lòng trông đợi Chúa, Chúa nghiêng về bên con và nghe lời con)

494. Làm sao hàng ngày có thể thường xuyên đều đều (routine) vào trường cầu nguyện được?
-  Mọi chuyện thường xảy ra, mọi chuyện cũng có thể trở nên cơ hội (occasion) kích thích ta cầu nguyện. Ta càng sống trong sự kết hợp sâu xa với Chúa, ta càng hiểu rõ ý nghĩa thế giới chung quanh ta.

(Bí mật của tôi rất đơn giản: Tôi cầu nguyện và qua lời cầu nguyện tôi trở nên một với tình yêu mến Chúa Kitô, và thấy rằng, cầu nguyện là yêu mến Người cầu nguyện là sống với Người, và do đó làm cho lời Người thành sự thực...Đối với tôi, cầu nguyện là nên một với ý muốn của Chúa Giêsu 24 giờ mỗi ngày, sống cho Người, nhờ Người, và với Người. Mẹ Têrêsa Calcutta)

495. Ta có thể chắc lời cầu nguyện của ta được lắng nghe không (be sure that our prayers are heard)?
- Lời cầu nguyện của ta, được dâng lên nhân danh Chúa Kitô, sẽ đi tới nơi lời cầu nguyện của Chúa Giêsu đã đi,nghĩa là tới tận lòng (heart) của Cha trên trời (our heavenly Father).

496. Tại sao ta cần Chúa Thánh Thần (Holy Spirit) khi ta cầu nguyện?
- Vì Kinh Thánh viết: "Thánh Thần giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thánh Thần cầu nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả (Rm 8,26). 

497. Tại sao chúng ta hướng về các Thánh khi chúng ta cầu nguyện ?
- Các thánh là những người đầy lửa mến nhờ Chúa Thánh Thần.
Các Ngài giữ lửa mến đó cháy trong Giáo hội.
Ngay khi còn ở dưới thế, các thánh vẫn cầu nguyện sốt sắng (ardently), và có ảnh hưởng lây lan (contagious), vì thế, khi gần các Ngài người ta cũng thích cầu nguyện.
Chúng ta không bao giờ thờ phượng các thánh (never worship saints), nhưng chúng ta được phép kêu cầu cùng các Ngài trên Thiên đàng, cốt để các thánh trình bày lời cầu xin của chúng ta nơi tòa Thiên Chúa.

(Rm 8,26 Thánh Thần giúp đỡ ta là những kẻ yếu hèn)

(Nếu bạn đang tìm Thiên Chúa, nhưng không biết bắt đầu thế nào, hãy học cầu nguyện, và gắng cầu nguyện hàng ngày. Mẹ Têrêsa Calcutta)

(Bạn càng quảng đại với Chúa, bạn càng thấy Chúa quảng đại đến với bạn. Th. Ignatio Loyola)

(Không phải thánh nào cũng có số phận như nhau, có một đường đi như nhau. Có những vị không bao giờ sống với các thánh khác, nhưng tất cá đều đến cùng Chúa. Th. Vianney)

498. Chúng ta có thể cầu nguyện ở bất cứ nơi nào không? (pray anywhere)
- Có. Chúng ta được phép cầu nguyện ở bất cứ nơi nào, nhưng người Công giáo thường tìm những nơi riêng, có Chúa "ngự (dwells)", đó là những nhà thờ, nơi có Chúa Giêsu ngự trong Nhà Chầu (Tabernacle) dưới hình bánh đã được truyền phép trong thánh lễ.

(Trong con đường thiêng liêng, chúng tôi vươn tới, (qua lời cầu nguyện) mọi thụ tạo của Chúa, từ những hành tinh (planets) xa nhất tới những vực thẳm đại dương, từ nhà nguyện đơn lẻ của tu viện cũng như nhà thờ bị bỏ quên, viện phá thai trong đô thị, phòng giam trong nhà tù nơi khác, thực thế, trời và hỏa ngục. chúng tôi nối kết với mọi người, để tật cả cho máu Con Thiên Chúa đã đổ ra được cứu chuộc và được thánh hóa. Mẹ Têrêsa Calcutta)
29- Chương 3
Con đường cầu nguyện
(The Way of Prayer)

499. Khi nào (when) người ta nên cầu nguyện ?
- Từ thời đầu của Giáo hội, người Công giáo đã cầu nguyện vào ban sáng, lúc dùng bữa, vào ban chiều.
Người không năng cầu nguyện, dần dần sẽ chẳng cầu nguyện gì nữa.

(Người ta nên năng nhớ tới Chúa thường hơn là hơi thở. Th. Gregory Nazianzen)

(Tôi mời các bạn, mọi ngày tìm đến với Chúa, Đấng không muốn gì hơn là cho các bạn được hạnh phúc. Hãy nuôi dưỡng sự liên kết chặt chẽ và bền bỉ với Chúa  trong cầu nguyện, và khi có thể, tìm những lúc thuận tiện trong ngày để ở một mình với Người trong tình bạn. Nếu bạn không biết cầu nguyện, hãy xin Người dạy cho, và xin Mẹ Thiên đàng cầu nguyện với bạn và cho bạn. Đức Benedict 16. 21.11.2005)

500. Có nhiều cách cầu nguyện không?
- Có. Cầu nguyện bằng lời (vocal prayer), suy gẫm (meditation), chiêm niệm (contemplative prayer). Cả 3 cách này đều cần hợp tác cả trí cả lòng (recollecting one's mind and heart).

501. Cầu nguyện bằng lời là sao?
- Đầu tiên, nâng lòng lên cùng Chúa, cầu nguyện như Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ: Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng...Đó là cầu nguyện bằng lời tuyệt hảo.

502. Đâu là chính cốt (essence) của suy gẫm?
- Là nhờ vào đoạn văn thánh (sacred text), ảnh thánh ( sacred image), để tìm ra thánh ý, dấu hiệu, sự hiện diện của Chúa.

(Hiểu biết nhiều, không thỏa mãn linh hồn và làm nó hài lòng, tốt hơn, hãy suy gẫm trong lòng về các sự vật và thưởng thức chúng (savoring them). Th. Ignatio Loyola)

503. Bên trong (interior) của chiêm niệm là gì?
- Là yêu mến (love), im lặng (silence), lắng nghe (listening), và ở với Chúa (being in the presence of God).

(Giữ linh hồn bình an. Đế Chúa hành động trong bạn. Đón nhận những tư tưởng nâng lòng bạn lên cùng Chúa. Mở rộng cửa sổ linh hồn bạn ra. Th. Ignatio Loyola)

(Con nhìn Chúa và Chúa nhìn con. Lời bác nhà quê trả lời th. Vianney)

504. Người Công giáo đạt được (accomplish) điều gì qua suy gẫm?
- Khi suy gẫm, người ta tìm thinh lặng, để có kinh nghiệm thân tình (intimacy) với Chúa, tìm bình an (peace) trong sự hiện diện của Người. Người ta mong đợi thấy được sự hiện diện của Chúa, qua ơn Chúa ban như món quà (gift of grace), dù không mong, nhưng đó như là kết quả đặc biệt của kĩ thuật suy gẫm (technique of meditation)

505. Tại sao đôi khi phải chiến đấu (struggle) khi cầu nguyện ?
- Thời nào cũng thế, trong những vấn đề thiêng liêng, sự gia tăng đức tin, sống trong Tình yêu với Thiên Chúa, là sự chiến đấu thiêng liêng giữa sống và chết.
Chiến trường (battle field) xẩy ra trong đời sống bên trong  con người (interior life).
Khí giới (weapon) của người Công giáo là CẦU NGUYỆN.
Ta sẽ thất bại, nếu ta để cho ích kỉ (selfishness) và những sự vật không đáng giá (worthless things) thắng ta, hoặc ta sẽ thắng Thiên được Thiên Chúa (win God).

(Chúng ta nên có sự cứng rắn thánh thiện (holy boldness), vì Chúa giúp người can đảm (courageous) và không sợ người đời. Mẹ Terêsa Avila)

(1 Tim 6,12 Hãy chiến đấu can đảm trong đức tin)

506. Có phải cầu nguyện là một thứ nói chuyện với chính mình không (conversation with yourself)?
- Một số người cầu nguyện đã thấy rằng: có khi Thiên Chúa nói, cũng có khi Người không nói gì, dù người ta lắng nghe.
(Khi ta sống, là ta chiến đấu, khi ta chiến đấu là dấu hiệu ta chưa thua, Thần lành đang ở trong ta.
Nếu sự chết không bắt được bạn, bạn là kẻ thắng (victor), nó thấy bạn là một lính chiến đấu (warrior) (Thánh Augustinô).

507. Phải làm sao khi bạn thấy rằng: cầu nguyện không giúp bạn gì hết (does not help)?
- Cầu nguyện không tìm thành công trên mặt nổi (superficial), cầu nguyện tìm Thánh ý Chúa  và sự thân mật với Người.
Khi Thiên Chúa im lặng (silence) là Người muốn mời gọi bạn tiến một bước xa hơn (an invitation to take a step farther), trong sự tôn sùng hoàn toàn (total devotion), niềm tin vô bờ bến (boundless faith), trông cậy vô bến bờ (endless expectation).
Bất cứ ai cầu nguyện, phải theo ý Chúa, để Người tự do nói khi nào Người muốn, ban ơn khi nào Người muốn, ban mình Người bao nhiêu như Người muốn.
(Người ta thường nói: Tôi cầu nguyện nhưng chả giúp được gì. Có lẽ ta chưa cầu nguyện sốt sắng đủ. Cha thánh xứ Ars một hôm hỏi linh mục bạn là người "càm ràm" về sự thất bại của mình rằng: "Anh cầu nguyện, anh thở dài... nhưng anh đã ăn chay (fast) chưa? Anh đã canh thức (vigil) chưa? Có lẽ anh xin Chúa cách không đúng (St. John Vianey). Một lần thánh nữ Têrêsa Avila nói: " Đừng xin cho ách trên vai nhẹ hơn (lighter burdens), nhưng hãy xin cho cái lưng khỏe hơn để vác ách (a stronger back)"

(Giacobe 4, 2-3  Thật vậy, anh em ham muốn mà không có, nên anh em chém giết; anh em ganh ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột với nhau, gây chiến với nhau. Anh em không có, là vì anh em không xin. Anh em xin mà không được, là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc)

(Mọi người thấy khó khăn khi cầu nguyện, đều có một nguyên nhân là: họ cầu nguyện như không có Thiên Chúa ở đó vậy. Mẹ Têrêsa Avila) 

508. Nếu bạn cầu nguyện mà không cảm thấy gì (do not feel anything when you pray), hay nếu bạn uể oải khi cầu nguyện (reluctance to pray), bạn sẽ làm sao?
- Chia trí khi cầu nguyện (distraction), cảm thấy mình trống rỗng, khô khan (interior emptiness, dryness), dù không thích cầu nguyện (aversion to prayer) là những kinh nghiệm (experiences) của mọi người khi cầu nguyện.
Nhưng cứ gắng kiên tâm trung thành (persevere faithfully) đó là dấu sẵn sàng cầu nguyện.
(Thánh nữ Têrêsa nhỏ, trong một thời gian lâu dài, chẳng cảm thấy Tình yêu Chúa đâu cả. Ít lâu trước khi chết, một đêm, chị Céline đến thăm em tại phòng liệt. Céline thấy Terêsa chắp tay, Céline hỏi:
- Sao không ngủ đi, làm gì vậy?
- Em không ngủ được, em đau đớn lắm, em đang cầu nguyện.
- Em nói với Chúa Giêsu điều gì?
- Em không nói gì cả, em chỉ yêu mến Chúa thôi.)

(Thuốc chữa khô khan thiêng liêng hay nhất, là bắt chước kẻ ăn mày bên đường xin bố thí. Trước sự hiện diện của Chúa và các thánh, như kẻ ăn mày, ta đi từ ông thánh nọ tới bà thánh kia, để xin của bố thí thiêng liêng (ask for spiritual alms) (thánh Philip Neri).

509. Cầu nguyện có phải là trốn khỏi thực tại (flight from reality) đang xảy ra không?
- Có những người khi cầu nguyện không trốn tránh thực tại, nhưng họ mở mắt nhìn vào thực tại.
Và từ nơi Thiên Chúa Toàn năng, họ đón nhận sức mạnh (strength to cope with reality) để đương đầu với thực tại.

510. Người ta có thể cầu nguyện luôn luôn (pray always) không?
- Có thể cầu nguyện luôn luôn.
Cầu nguyện cần thiết cách cực kì (vitally).
Cầu nguyện và sống động không thể tách biệt (cannot be separated)

(Hãy suy nghĩ rằng, Chúa ở đó, trong những cái nồi, cái chảo (pots and pans), Người ở bên cạnh chị em, trong các bổn phận bên trong trong và bên ngoài (tu viện) của chị em. Mẹ Têrêsa Avila)

30- Tiết hai
Kinh cầu nguyện của Chúa : Kinh Lạy Cha
(The Lord Prayer: Our Father)

511. Kinh Lạy Cha thế nào?
Lạy Cha chúng con ở trên trời,
Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng,
Nước Cha trị đến,
Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày,
Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con,
Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ,
Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

(Our Father, Who art in heaven
Hallowed be Thy Name;
Thy kingdom come,
Thy will be done,
on earth as it is in heaven.
Give us this day our daily bread,
and forgive us our trespasses,
as we forgive those who trespass against us;
and lead us not into temptation,
but deliver us from evil. Amen.)

512. Làm sao có kinh Lạy Cha ?
- Có kinh Lạy Cha là nhờ một môn đệ Chúa Giêsu thấy Chúa cầu nguyện và muốn được Chúa dạy cách cầu nguyện. Chúa Giêsu đã dạy họ cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha với Cha Người và là Cha chúng ta.

(Lc  11,1  Có một lần Chúa cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người, "Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy môn đệ của ông".

(Chúng ta hãy cầu nguyện như Chúa Giêsu đã dạy. Đó là kinh cầu nguyện thân mật và sốt sắng. Khi chúng ta cầu nguyện cùng Chúa Cha, lời cầu nguyện bay lên tới tai Người. Cha nhận ra những lời của Con. Chúng ta như đứng trước mặt Thiên Chúa. Th. Cyprian Carthage)

513. Kinh Lạy Cha có mấy phần?
- Kinh Lạy Cha có 7 lời cầu xin cùng Cha Thương xót ở trên trời:
3 lời cầu xin trước liên can tới Chúa và là cách đúng để phụng sự Chúa.
4 lời cầu xin sau  trình bày những nhu cầu căn bản của con người chúng ta với Cha trên trời. 

514. Kinh Lạy Cha có địa vị nào trong những lời cầu nguyện?
- Kinh Lạy Cha là "Lời cầu nguyện tuyệt hảo nhất" (th Tôma Aquino), là bản tóm tắt toàn bộ Phúc âm" (linh mục.Tertulianô)

515. Từ đâu chúng ta có niềm tin tưởng phó thác (confidence) để gọi Chúa là "Cha"?
- Chúng ta rất được mạnh dạn gọi Thiên Chúa là Cha, vì Chúa Giêsu đã kêu gọi chúng ta tới gần mối liên kết với Ngườivà làm cho chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa.
Trong sự hiệp nhất với Người "Đấng ở trong lòng (bossom) Chúa Cha" (Ga 1,18) chúng ta được đặc ân kêu lên "Cha ơi".  

516. Làm sao người ta có thể gọi Chúa là "Cha", khi người ta bị cha hoặc cha mẹ dưới đất (earthly) hành hạ bỏ rơi (tormented or abandoned)?
  - Các cha mẹ loài người thường bóp méo (distort) hình ảnh Thiên Chúa là Cha nhân lành và đầy tình cha.
Nhưng Cha chúng ta ở trên trời, không giống như cha mẹ chúng ta ở dưới đất.
Chúng ta phải làm cho sạch (purify)mọi hình ảnh Thiên Chúa trong những ý tưởng riêng của chúng ta, để có thể gặp gỡ (encounter) Người với niềm tin cậy vô điều kiện (unconditional trust).

(Rm  8,15 Vì Thần Khí mà anh em đã lãnh nhận được, đâu phải là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ sệt như xưa; nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên, "Ápba! Cha ơi!"

(Thiên Chúa không bao giờ ngưng là Cha của các con. Th. Aontôn Padua)

(Mọi người đều là con một Cha, vì thế họ là anh em với nhau. Th. Phanxicô Nghèo)

(Người Công giáo không nói "Cha con", nhưng nói "Cha chúng con", ngay cả trong phòng kín, vì họ biết rằng ở mọi nơi mọi lúc, họ là phần tử của một và cùng Thân thể. Đức Benedict 16)

517. Chúng ta được Cha trên trời biến đổi (change) thế nào?
- Cha chúng ta cho phép chúng ta khám phá ra (discover) một các vui vẻ rằng: chúng ta là con cái của một Cha duy nhất.
Ơn gọi chung của chúng ta là ca ngợi (praise) Cha chúng ta, và cùng nhau sống như là có "một lòng, một linh hồn " (CvTđ 4,32).

(Mọi người đều là con một Cha, bởi vậy chúng ta là anh em với nhau (Th. Phanxicô nghèo)

518. Nếu Cha chúng ta ở trên trời (heaven), trời đó ở đâu (where is that heaven)?
- Trời là nơi Thiên Chúa hiện diện (Heaven is wherever God is).
Danh từ "Trời" không xác định nơi, nhưng đúng hơn, nói lên  Thiên Chúa hiện diện, nó không bị giới hạn bởi không gian và thời gian (heaven does not designate a place but, rather, indicates God's presence, which is not bound by space and time.)

(Kinh của Chúa mà chúng ta cùng đọc :Lạy Cha cúng con". Dù là vua, người ăn mày, người nô lệ, ông chủ, tất cả là anh chị em, con cùng một Cha. Th. Augustinô)

519. Khi nói Danh Cha cả sáng (Halowed be thy name) nghĩa là sao?
-Để Danh Cha cả sáng, kêu cầu Danh Cha như sự thánh thiện, nghĩa là đặt Cha lên trên mọi sự khác (to place him above everything else).
(Nhận biết Cha (acknowledge), ca ngợi Cha (praise), trả cho Cha xứng với danh dự Cha (give him due honor), và sống theo giới răn Cha (to live according to his commandments).

520. Nước cha trị đến (Thy Kingdom come) nghĩa thế nào?
- Khi ta cầu nguyện "Nước Cha trị đến", ta xin Chúa Kitô lại đến như Người đã hứa, và Nước Chúa, đã bắt đầu nơi trần gian, chiến thắng hoàn toàn.

(Cl 3,2 Hãy hướng tâm trí về những sự trên trời, đừng hướng về những sự dưới đất).

(Rm 14,17 Nước Thiên Chúa là công chính ngay thẳng, bình an và niềm vui trong Chúa Thánh Thần"(righteousness, peace and joy in the Holy Spirit)

521. Khi cầu nguyện " Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời" nghĩa là gì?
- Chúng ta cầu nguyện cho thánh ý Chúa được hoàn thành trong mọi nơi mọi người  trên thế giới này (universal accomplishment), trong lòng (heart) ta, cũng như ý Chúa đã hoàn thành nơi các thần thánh trên Thiên đàng.

(Trung tâm điểm của các lời Chúa Giêsu công bố về Nước Trời (Kingdom of God) là, Chúa là nguồn mạch  và trung tâm cuộc sống chúng ta, và Người cho ta biết: Chỉ mình Chúa cứu rỗi con người. Chúng ta có thể thấy trong lịch sử của thế kỉ trước, các nước đã xóa bỏ Thiên Chúa, không những kinh tế bị tiêu huỷ, nhưng nhất là các linh hồn. Đức Benedict 16)

522. Khi cầu nguyện "Xin cho chúng con lương thực hằng ngày" nghĩa là gì?
- Lời xin về bánh ăn hàng ngày nhắc ta là loài người đanh chờ đợi mọi sự từ lòng nhân lành của Cha trên trời, gồm những của vật chất và tinh thần, đó là những sự cực kì cần thiết (vitally necessary).
Không người tín hữu nào kêu cầu những lời này mà không nghị tới trách nhiệm thực sự đối với những người trên thế giới đang thiếu thốn những nhu cầu căn bản cho cuộc sống (basic necessities of life).

(Lạy Cha trên trời, con cầu nguyện không để cho con khỏe hay bệnh, cho con sống hay con chết, nhưng để Cha cho con sức khỏe, bệnh tật, sự sống, sự chết cho vinh danh Cha, và cho phần rỗi con. Chỉ mình Cha biết điều nào lợi ích cho con. Amen. Blaise Pascal)

523. Khi nói "con người sống không nguyên bởi cơm bánh" nghĩa là gì?
- "Người ta sống không nguyên bởi cơm bánh, nhưng còn sống bằng Lời từ miệng Thiên Chúa phán ra" (Mt 4,4 hoặc Thứ luật 8,3)
(Con người có những cơn đói thiêng liêng mà của ăn vật chất không làm no đủ được.
Trong ý nghĩa thâm sâu, chúng ta  được nuôi dưỡng bởi Đấng có "Lời ban sự sống đời đời " (Ga 6,68), và Của ăn không hư nát là Mình Thánh Chúa (Ga 6,27).

(Có những cơn đói bánh ăn hàng ngày, nhưng cũng có những cơn đói Tình yêu, sự tử tế, sự kính trọng nhau, và đó là sự nghèo khó to tát mà người ngày nay đau khổ rất nhiều. Mẹ Têrêsa Calcutta)

(1 Tim 2,4 Thiên Chúa ước muốn cho mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý (truth)

(Từ bó mình hoàn toàn, nghĩa là đón nhận với nụ cười bất cứ điều gì CHÚA ban và trả lại cho CHÚA bất cứ điều gì Chúa lấy đi...Cho bát cứ cái gì Người đòi, dù là danh giá hay sức khỏe, đó là từ bỏ mình, và bạn sẽ được tự do. Mẹ Terêsa Calcutta)

524. Khi nói: "Tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con" có nghĩa thế nào?
- Thiên Chúa là Đấng Thương xót vô cùng đã tha cho ta biết bao nhiêu tội lỗi.
Ta cũng phải noi gương Chúa  Thương xót tha thứ cho tha nhân những điều họ phạm tới ta.
Nếu ta không Thương xót, không tha thứ, sự Thương xót của Chúa không chạm vào lòng ta.

(1Ga  4,20 Nếu ai nói, "Tôi yêu mến Thiên Chúa"
 mà lại ghét anh em mình,
 người ấy là kẻ nói dối;
 vì ai không yêu thương người anh em
 mà họ trông thấy,
 thì không thể yêu mến Thiên Chúa
 mà họ không trông thấy).

(Lc 6,36 Hãy Thương xót như Cha các con là Đấng Thương xót).

(Ai không bị cám dỗ (tempted)thì không biết mình tiến hay lùi (test), ai không biết mình tiến hay lùi thì không có tiến bộ (progress) được. Th. Augustinô)

525. "Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ" nghĩa là gì?
- Vì từng ngày, từng giờ, chúng ta sống trong sự nguy hiểm sẽ ngã thua phạm tội, sẽ nói không nhìn nhận Thiên Chúa (falling into sin and saying  no to God).
Chúng ta xin Chúa đừng để chúng ta thiếu đề phòng trong sức cám dỗ (defenseless in the power of temptation)

(1Pr  5,8          Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé). 

526. "Xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ" là gì?
- Sự dữ (evil) đây không có nghĩa là "sự", nhưng có ý nói là "ngôi vị" (person) mà Kinh Thánh nói là "tên cám dỗ (the tempter), "cha kẻ dối trá" (father of lies), Satan, kẻ dữ (devil).

(1Ga  5,19       Chúng ta biết rằng
 chúng ta thuộc về Thiên Chúa,
 còn tất cả thế gian
 đều nằm dưới ách thống trị của Ác thần). 

(Cái lừa dối xảo trá nhất của quỉ là làm cho chúng ta nghĩ rằng không có quỉ. Charles Beaudelaire)

527. Tại sao cuối kinh Lạy Cha có "Amen"?
- Người đạo Dothái và Kitô hữu Dothái thường kết thúc lời cầu nguyện với Amen, nghĩa là Ước mong được như vậy (Yes,so it be).  

(Amen của đức tin chúng ta không chết, nhưng vẫn sống. Micheal Faulhaber)

Hết

MB Carthage, ngày 2 tháng TTCGS 2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét