Thứ Ba sau Chúa Nhật 3 Quanh Năm
Bài Ðọc I: (năm I) Dt 10, 1-10
"Lạy Chúa, nầy tôi đến để làm theo thánh ý
Chúa"
Bài trích thơ gởi tín hữu Do thái.
Anh em thân mến, lề luật là bóng dáng của những việc tốt
lành tương lai, chớ không phải chính hình ảnh chân chính của sự thật.
Lề luật ấy với những hy tế được hiến dâng liên tiếp hằng
năm không bao giờ có thể làm cho những kẻ đến tham dự được hoàn hảo.
Chẳng vậy, người ta sẽ chấm dứt việc tế lễ, vì lẽ những
người làm việc phượng tự nầy, đã được tẩy sạch một lần rồi, nên không còn ý thức
mình có tội nữa.
Ngược lại, các lễ tế hằng năm nhắc nhở người ta nhớ đến tội
lỗi.
Bởi chưng máu bò dê không thể xóa bỏ tội lỗi.
Vì thế, khi đến trong thế gian, Chúa Giêsu phán:
"Chúa đã không muốn của hy tế và của lễ hiến dâng, nhưng đã tạo nên cho
tôi một thể xác.
Chúa không nhận của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội.
Nên tôi nói: Lạy Chúa, nầy tôi đến để thi hành thánh ý
Chúa, như đã nói về tôi ở đoạn đầu cuốn sách.
Sách ấy bắt đầu như thế này: Của lễ hy tế, của lễ hiến
dâng, của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội, Chúa không muốn cũng không nhận, mặc
dầu được hiến dâng theo lề luật".
Ðoạn Người nói tiếp: "Lạy Chúa, nầy đây tôi đến để
thi hành thánh ý Chúa".
Như thế đã bãi bỏ điều trước để thiết lập điều sau, chính
bởi thánh ý đó mà chúng ta được thánh hóa nhờ việc hiến dâng Mình Chúa Giêsu
Kitô một lần là đủ.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv. 39,2 và 4ab, 7-8a, 7-9, 10, 11
Ðáp: Lạy Chúa, nầy tôi xin đến, để
thực thi ý Chúa. (8a và 9a)
Xướng 1) Tôi đã cậy trông, tôi đã cậy trông ở Chúa, Ngài
đã nghiêng mình về bên tôi, và Ngài đã nghe tiếng tôi kêu cầu. Ngài đã đặt
trong miệng tôi một bài ca mới, bài ca mừng Thiên Chúa chúng ta. - Ðáp.
2) Hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng, nhưng Ngài đã mở
tai tôi. Chúa không đòi hỏi hy lễ toàn thiêu và đền tội, bấy giờ tôi đã thưa:
"Nầy tôi xin đến". - Ðáp.
3) Như trong cuốn sách đã chép về tôi: lạy Chúa, tôi sung
sướng thực thi ý Chúa, và pháp luật của Chúa ghi tận lòng tôi. - Ðáp.
4) Tôi đã loan truyền đức công minh Chúa trong Ðại Hội,
thực tôi đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi. - Ðáp.
5) Tôi chẳng có che đậy đức công minh Chúa trong lòng
tôi: tôi đã kể ra lòng trung thành với ơn phù trợ Chúa, tôi đã không giấu giếm
gì với Ðại Hội về ân sủng và lòng trung thành của Chúa. - Ðáp.
* * *
Bài Ðọc I: (năm II) 2 Sm 6, 12b-15, 17-19
"Ðavít và toàn dân Israel hân hoan đi rước hòm bia
Thiên Chúa".
Trích sách Samuel quyển thứ hai.
Trong những ngày ấy, Ðavít hân hoan đi mang hòm bia Thiên
Chúa từ nhà Obêđê về thành Ðavít. Vua dẫn theo bảy ca đoàn và đàn bò con làm của
lễ. Khi những người mang hòm bia Thiên Chúa đi được sáu bước, thì Ðavít hiến tế
một con bò và một con bê. Ngài tận lực nhảy múa trước Thiên Chúa. Ngài mang
khăn vải điều ngang lưng. Ngài và toàn thể nhà Israel mang hòm bia Thiên Chúa
hân hoan và trong tiếng kèn trống. Họ rước hòm bia Thiên Chúa vào đặt giữa nhà
tạm mà Ðavít đã dựng sẵn. Rồi ngài hiến dâng của lễ toàn thiêu và của lễ bình
an; ngài nhân danh Chúa các đạo binh mà chúc lành cho dân chúng, đoạn ngài phân
phát cho toàn dân Israel, nam cũng như nữ, mỗi người một ổ bánh mì, một miếng
thịt và một chiếc bánh chiên dầu. Và toàn dân giải tán, ai về nhà nấy.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 23, 7. 8. 9. 10
Ðáp: Vua hiển vinh là ai vậy? Chính
Người là Thiên Chúa (c. 8a).
Xướng: 1) Các cửa ơi, hãy ngẩng đầu lên; vươn mình lên, hỡi
cửa ngàn thu, để vua hiển vinh Người ngự quá! - Ðáp.
2) Nhưng vua hiển vinh là ai vậy? Ðó là Chúa dũng lực
hùng anh, đó là Chúa anh hùng của chiến chinh. - Ðáp.
3) Các cửa ơi, hãy ngẩng đầu lên, vươn mình lên, hỡi cửa
ngàn thu, để vua hiển vinh Người ngự quá. - Ðáp.
4) Nhưng vua hiển vinh là ai vậy? Ðó là Chúa đạo thiên
binh, chính Người là Hoàng Ðế hiển vinh. - Ðáp.
* * *
Alleluia: Ga 15,15b
Alleluia, Alleluia. - Chúa phán: "Thầy gọi các con
là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho
các con biết". - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 3,31-35
"Ai làm theo ý Thiên Chúa, thì người ấy là anh chị
em và là mẹ Ta".
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Marcô.
Khi ấy, mẹ
Chúa Giêsu và anh em Người đến và đứng ở ngoài sai người vào mời Chúa ra.
Bấy giờ có
đám đông ngồi chung quanh Người và họ trình với Người rằng: "Kìa mẹ và anh
em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy".
Người trả
lời rằng: "Ai là mẹ Ta? Ai là anh em Ta?"
Rồi đưa mắt nhìn những người ngồi vòng quanh, Người nói:
"Ðây là mẹ Ta và anh em Ta. Vì ai làm theo ý Thiên Chúa, thì người ấy là
anh chị em và là mẹ Ta".
Ðó là Lời Chúa.
Suy Niệm:
"Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh
chị em và là mẹ Ta". Phải chăng câu trả lời của Ðức Giêsu nhắc cho mỗi người
chúng ta rằng: ngoài sợi dây theo huyết nhục nhưng còn một sợi dây thiêng liêng
cao quý hơn do Lời Chúa liên kết biến chúng ta thành anh chị em với nhau. Thật
vậy, mối dây bền chặt nhất là liên hệ với Thiên Chúa bằng con đường. Nghe và thực
thi ý Ngài. Vậy Chúa sẽ làm cho chúng ta trở nên thân thiện với nhau và sống
trong hạnh phúc.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, chỉ có Chúa là Người Thầy duy nhất liên kết
chúng con. Xin cho mỗi người chúng con luôn biết sống và chia sẻ niềm tin của
mình, sống tình bác ái huynh đệ, vì mỗi người chúng con là anh chị em với nhau
trong Chúa. Amen.
Thứ Ba sau Chúa
Nhật 3 Quanh Năm
Ai là Mẹ Ta
(Mc 3,31-35)
Phúc Âm: Mc 3,31-35
"Ai làm theo ý Thiên Chúa, thì người ấy là anh chị
em và là mẹ Ta".
Khi ấy, mẹ Chúa Giêsu và anh em Người đến và đứng ở ngoài
sai người vào mời Chúa ra.
Bấy giờ có đám đông ngồi chung quanh Người và họ trình với
Người rằng: "Kìa mẹ và anh em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy".
Người trả lời rằng: "Ai là mẹ Ta? Ai là anh em
Ta?"
Rồi đưa mắt nhìn những người ngồi vòng quanh, Người nói:
"Ðây là mẹ Ta và anh em Ta. Vì ai làm theo ý Thiên Chúa, thì người ấy là
anh chị em và là mẹ Ta".
Suy Niệm:
Ai là Mẹ Ta
Khổng Tử có một người cháu tên là Khổng Liệt và một người
học trò tên là Bật Thứ Thiên, cả hai ra làm quan cùng một thời. Một hôm Khổng Tử
hỏi người cháu:
- Từ khi ra làm quan đến giờ, ngươi đã được điều gì và mất
điều gì?
Khổng Liệt trả lời:
- Từ khi làm quan, tôi chưa được điều gì, mà đã mất ba điều:
không có giờ học tập vì thế trình độ vẫn thấp, lương bổng không đủ giúp người
thân, công việc bề bộn nên không có giờ thăm viếng bạn bè.
Nghe thế, Khổng Tử rất buồn lòng.
Một ngày nọ, Khổng Tử cũng hỏi Bật Thứ Thiên cùng một câu
như đã hỏi Khổng Liệt, Bật Thứ Thiên đáp:
- Từ khi
ra làm quan, tôi chưa mất điều gì, mà đã được ba điều: Những điều đã học nay
đem ra thực hành, vì thế việc học được rõ ràng thêm; lương bổng tuy ít nhưng
cũng có thể giúp người thân phần nào, do đó mà thân thiện hơn; công việc tuy
nhiều, những cũng bớt chút thời giờ thăm bạn bè khiến tình bạn càng thân thiết.
Câu trả lời
của Bật Thứ Thiên được Khổng Tử khen là chí lý và thực là câu trả lời của người
quân tử.
Câu trả lời
của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay, thoạt nghe người ta dễ hiểu lầm là từ
khi bắt đầu đời công khai, Chúa Giêsu đã đánh mất gia đình và người thân của
mình. Thật vậy, khi Chúa đang ngồi giảng giữa một đám đông, có kẻ nói với Ngài:
"Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang tìm Thầy". Chẳng những Chúa
Giêsu không ra gặp mẹ, mà Ngài còn nói: "Ai là mẹ Ta, ai là anh em Ta?
Chính những ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là mẹ Ta và là anh em
Ta".
Thật ra,
qua câu nói này, Chúa Giêsu gián tiếp khen ngợi Mẹ Ngài, bởi vì Mẹ là người
hoàn toàn tuân theo ý Chúa. Mẹ đã hiểu rõ sứ mạng của Chúa Giêsu, con của Mẹ.
Như thế câu nói của Chúa Giêsu cho thấy Ngài đặt quan hệ tình nghĩa trên nền tảng
đức tin, thể hiện niềm tin của mình bằng việc thực thi thánh ý Chúa.
Chúa Giêsu
là Con Một Thiên Chúa, đồng bản tính với Chúa Cha; còn chúng ta được trở nên
con cái Thiên Chúa nhờ Chúa Giêsu trong Chúa Thánh Thần, và nhờ tình yêu Chúa,
chúng ta được liên kết với nhau trong một quỹ đạo mới, một tình nghĩa mới, cao
đẹp hơn tình nghĩa cha mẹ, anh chị em ruột thịt.
Ước gì Lời
Chúa hôm nay giúp chúng ta luôn biết sống theo thánh ý Chúa, để chúng ta được nối
kết trong tình nghĩa với Chúa, với Mẹ và với tất cả mọi người.
Đánh giá con đường đã
đi qua
Giáo hội không hiện diện bên ngoài mầu nhiệm do chính mình loan báo; Giáo hội thuộc về mầu nhiệm này, như mầu nhiệm đức tin. Trước khi là một cơ chế, Giáo hội hiện diện nơi các tín hữu biết lắng nghe Lời Chúa. Mọi người trong thời đại chúng ta đi tìm những nguổn hy vọng. Chúng ta sẽ đem lại gì cho họ, nếu không phải là những chứng cứ đòi sông nghèo nàn của chúng ta cho đêh cực độ. Bản văn của Phúc Âm Thánh Matthêu: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quôc dọn sẵn cho các ngươi... Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn, Ta khát, Ta là khách lạ, đau ôm, bị tù đày, các ngươi đã đến với Ta" (Mt 25,34).
Đức Giêsu đã gợi lên niềm tin cho các môn đệ; chính Người sai đi, và thật ngạc nhiên, chính Người mà người ta tìm thấy nơi kẻ nghèo khổ nhất. Người đổng hóa với tâ't cả những ai đang gặp khó khăn về vật chất cũng như tinh thẩn. Ngay lúc trao trả lại cho Thiên Chúa sứ vụ mà Người đã ban cho chúng ta, Người không hỏi chúng ta về ngôn từ đã được sử dụng trong phượng tự, nhưng trên thực tế về một cuộc gặp gỡ: "Ta thực sự ở gẩn ngươi mà ngươi đã không thây Taễ. ẳ" Thánh Francois de Sales đã sông sự đơn sơ của sứ điệp "nghèo khó", ngài gia tăng của bô' thí một cách thầm kín cũng như công khai. Hoàn toàn nghèo khó, chỉ vì ngài muôn sông như các tông đổ.
Giáo hội không hiện diện bên ngoài mầu nhiệm do chính mình loan báo; Giáo hội thuộc về mầu nhiệm này, như mầu nhiệm đức tin. Trước khi là một cơ chế, Giáo hội hiện diện nơi các tín hữu biết lắng nghe Lời Chúa. Mọi người trong thời đại chúng ta đi tìm những nguổn hy vọng. Chúng ta sẽ đem lại gì cho họ, nếu không phải là những chứng cứ đòi sông nghèo nàn của chúng ta cho đêh cực độ. Bản văn của Phúc Âm Thánh Matthêu: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quôc dọn sẵn cho các ngươi... Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn, Ta khát, Ta là khách lạ, đau ôm, bị tù đày, các ngươi đã đến với Ta" (Mt 25,34).
Đức Giêsu đã gợi lên niềm tin cho các môn đệ; chính Người sai đi, và thật ngạc nhiên, chính Người mà người ta tìm thấy nơi kẻ nghèo khổ nhất. Người đổng hóa với tâ't cả những ai đang gặp khó khăn về vật chất cũng như tinh thẩn. Ngay lúc trao trả lại cho Thiên Chúa sứ vụ mà Người đã ban cho chúng ta, Người không hỏi chúng ta về ngôn từ đã được sử dụng trong phượng tự, nhưng trên thực tế về một cuộc gặp gỡ: "Ta thực sự ở gẩn ngươi mà ngươi đã không thây Taễ. ẳ" Thánh Francois de Sales đã sông sự đơn sơ của sứ điệp "nghèo khó", ngài gia tăng của bô' thí một cách thầm kín cũng như công khai. Hoàn toàn nghèo khó, chỉ vì ngài muôn sông như các tông đổ.
P. Didier Milani
THÁNH PHANXICO DE SALES
Giám Mục Tiến Sĩ.
Pháp- Ý (1567-1622)
1. Thân thế: Phanxicô là anh cả
trong số 13 người con, chào đời trong một gia đình quý phái tại Sales, nước
Pháp, ngày 21 tháng 8 năm 1567.
Cha cậu cho đi theo học tại đại học Paris.
Trong thời gian này, người thuật truyện ngài đã viết:
"Hồi chừng 17 tuổi, thánh nhân lên trọ học tại Paris. Ngài rất
mê học, nhưng cũng không vì thế mà quên sống cuộc đời đạo hạnh mến yêu Thiên
Chúa, Đấng đã cho ngài nếm trước được những khoái thú chân thật, như được hưởng
trước nước Trời.
Để thử sức và nối kết ngài lại với tình yêu chí thánh mạnh mẽ hơn
nữa, Chúa cho phép ma quỉ bày ra cho ngài thấy tất cả những việc ngài làm đều
là căn cớ bị sa hỏa ngục. Ngài thấy như là Chúa đã quyết định phạt ngài rồi. Đồng
thời, Chúa cũng muốn bỏ rơi ngài ít lâu trong khô lạnh thiêng liêng. Những ý tưởng
cảm kích nhất về lòng Chúa nhân từ cũng vẫn làm cho ngài vô cảm; chước cám dỗ tấn
công ác liệt hơn, và người thanh niên thánh thiện ấy cảm thấy tâm hồn tràn ứ u
buồn. Bị dằn vật giữa những sợ hãi, những chán nản đó, ngài ăn mất ngon, ngủ mất
yên, da dẻ hồng hào và niềm vui hồn nhiên trước kia tiêu tan hết cả, coi ngài
như một hiện thân của thất vọng, ai trông thấy cũng phải ái ngại mủi lòng.
Trong suốt cơn bão táp kinh hoàng ấy, tâm trí ngài lúc nào cũng
nghẹn chứa những ý tưởng thất vọng, chỉ thốt ra những lời đau đớn. “Thế là tôi
mất nghĩa cùng Chúa rồi hay sao? Chúa đáng mến và nhân từ đến thế, mà ...! Ôi
Tình yêu, ôi Mỹ diệu mà tôi đã hiến phú trót tình yêu của tôi để yêu mến, tôi sẽ
không được vui thú gì nữa ư? Ôi Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, thiếu nữ diễm lệ xuất
chúng của Giêrusalem trên trời, con sẽ không được diễm phúc chiêm ngưỡng Mẹ ở
trên thiên đàng nữa ư? Ôi! Lạy Nữ Vương, nếu sau này con không được ngắm nhìn vẻ
diễm lệ trên gương mặt Mẹ, thì ít ra Mẹ đừng để con nguyền rủa xúc phạm đến Mẹ!”
Những tâm tình dịu dàng phát xuất từ tâm hồn sầu héo nhưng say mê yêu mến Chúa
và Mẹ Maria của thánh nhân hồi đó, tương tự như thế cả.
Sau hơn một tháng trời thử thách, Chúa muốn ban bình an cho thánh
nhân qua trung gian của Đấng Ủi An thế giới, tức là Mẹ Đồng Trinh Maria, Người
mà thánh nhân đã hiến dâng đức đồng trinh thanh sạch của mình cho ngay từ tuổi
hoa niên, Người mà ngài đã tuyên xưng đặt vào trọn mọi niềm hi vọng. Một buổi
chiều, từ trường học trở về nhà, ngài vào một nhà thờ, thấy trên tường có treo
một bảng nhỏ, ngài lại gần xem thì thấy trên bảng viết lời kinh của thánh
Âutinh: “Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh
Maria là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến
cùng Đức Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp, mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhậm lời...” Ngài liền sấp mình xuống trước bàn thờ Đức Mẹ, đem hết tâm hồn đọc
kinh đó, khấn lại lời khấn đức thanh tịnh, hứa lần hạt hằng ngày, rồi thêm rằng:
- Lạy Nữ Vương, xin hãy làm trạng sư biện hộ cho con
bên Con Mẹ. Giờ đây con không dám bạo gan đến gần Người nữa rồi. Lạy Mẹ, nếu đời
sau con vô phúc không được yêu mến Chúa mà con xưng nhận là rất đáng mến, thì
ít là xin Mẹ cho con được hết sức mến Chúa ở đời này. Con chỉ xin Mẹ có thế, và
con chờ đợi Mẹ ban cho con.
Cầu xin như vậy rồi, ngài phó trót mình vào cánh
tay thương xót của Chúa, xin vâng theo thánh ý Chúa hoàn toàn. Nhưng ngài cầu
nguyện vừa xong, thì trong giây lát, nhờ Mẹ dịu dàng, ngài được giải thoát khỏi
cơn cám dỗ. Tâm hồn ngài lại được bình an, và bình an đó tràn ra trả sức khỏe lại
cho thân xác. Từ đó, ngài tiếp tục tha thiết tôn sùng Mẹ Maria, và suốt đời
ngài, ngài đã không ngừng cao rao vinh quang và tình thương của Mẹ Maria, trong
sách vở cũng như trong lời giảng thuyết.
Sau 6 năm tại Paris, Phanxicô hiểu biết về nhiều phương diện: đấu gươm, cỡi ngựa,
khiêu vũ, nhưng cha cậu muốn cậu làm luật sư. Sau đó Phanxicô theo học tại đại
học Padua. Sau khi tốt nghiệp, cha cậu muốn cậu thành hôn, nhưng cậu lại muốn
đi tu làm linh mục để phục vụ Thiên Chúa . Cha cậu đồng ý, và 6 tháng sau khi
đi tu, cậu được lãnh chức linh mục.
2. Sự nghiệp: Phanxicô cùng người em họ là
linh mục Louis đi thăm viếng gia đình, giảng giải cho họ, nhưng sau 4 tháng,
Louis bỏ cuộc, Phanxicô quay ra viết thông tin hàng tuần phổ biến giáo lý, gửi
đi nhiều nơi, kết quả rất tốt, nhiều người nhận biết đức tin.
Vì tài đức và lòng nhiệt thành phụng sự Chúa, năm 1602 ngài được bầu làm Giám Mục Geneva. Ngài hướng dẫn các linh mục,
các dòng tu, huấn luyện giáo dân để họ mở lớp giáo lý. Ngài giúp thánh Jane
Frances de Chantal lập dòng Thăm viếng.
Để giúp nhiều người hơn, ngài viết sách: The Introduction to the devout life
(Nhập môn đời đạo hạnh), cho mọi người tiến trong đường thánh, trong đó ngài nhấn
mạnh: "Mỗi người cần nên thánh bằng cách làm trọn bổn phận bậc
mình". Khẩu hiệu của ngài là: "Làm mọi việc
vì lòng mến".
3. Ông thánh hiền: Khi còn nhỏ, Phanxicô có tính rất nóng
nảy, nhưng càng ngày, ngài càng biết hãm dẹp, nên người ta gọi là "Ông
thánh hiền". Ngài ăn ở hiền hòa nhân hậu đối với mọi người. Ngài
lại nhịn nhục tha thứ, nói năng dịu dàng luôn. Ngài luôn khuyên
bảo :"Hãy ăn ở hiền lành, vì người ta có thể bắt được nhiều ruồi với một chút mật
hơn là với một thùng dấm", . Đối với kẻ nhục mạ ngài, ngài
thường nói với họ : "Nếu
ông móc một con mắt, tôi sẽ nhìn ông bằng mắt kia với lòng yêu mến!". Mỗi khi ngài nóng nảy với ai, ngài làm
việc đền tội bù lại ngay. Ngài tập nghĩ trước khi nói hoặc làm.
Người ta kể: Có anh giúp việc nhà trong tòa Giám
mục đột nhiên muốn lập gia đình. Đây không phải là điều xấu xa tội lỗi, nhưng
theo tâm trí người thời bấy giờ, một biến cố như thế đã gây nhiều ngạc nhiên và
sự bực tức cho các nữ Tu dòng Thăm viếng. Các chị nặng nhẹ cằn nhằn anh ta.
Thế nhưng, Đức cha Phanxiô Salêsiô lại có lập trường hoàn toàn khác với lập
trường của các chị nữ tu kia. Khi anh giúp việc đến xin ngài thảo giùm anh bức
thư tỏ tình với người anh yêu, đề nghị đi đến hôn nhân, ngài sẵn
lòng nhận lời. Với lối văn dễ mến, ngài đã viết 1 bức thư chí tình đến nỗi khi
đọc thư xong, người thiếu nữ đã nhận ngay lời cầu hôn của anh thanh
niên giúp việc trong tòa Giám mục kia.
Thánh nhân qua đời ngày 26 tháng 12 năm 1622. Đức
Giáo Hoàng Alexandre thứ 7 phong ngài lên bậc thánh.
Sau đó năm 1877, Đức Thánh Cha
Piô 11 lại phong ngài làm tiến sĩ Giáo Hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét