Thứ Tư sau Chúa Nhật 5 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm I) St 2, 4b-9. 15-17
"Thiên
Chúa đặt con người vào vườn địa đàng".
Bài
trích sách Sáng Thế.
Trong
ngày Thiên Chúa tạo dựng trời đất, thì chưa có bụi cây nào mọc ngoài đồng,
không có một cây rau cỏ nào nẩy mầm ngoài đồng ruộng, vì Chúa là Thiên Chúa
chưa cho mưa rơi xuống đất, và chưa có người để trồng trọt, nhưng lúc đó mạch
nước từ đất vọt lên, tưới khắp mặt đất.
Vậy
Thiên Chúa lấy bùn đất nắn thành con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người
trở thành một vật sống.
Thiên
Chúa lập một vườn tại Eđen
về phía đông và đặt vào đó con người mà Ngài đã dựng nên.
Thiên
Chúa cho từ đất mọc lên mọi thứ cây trông đẹp, ăn ngon, với cây sự sống ở giữa
vườn, và cây biết lành dữ.
Vậy
Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để họ trồng tỉa và coi sóc vườn.
Và
Thiên Chúa truyền lệnh cho con người như sau: "Ngươi được ăn mọi thứ trái
cây trong vườn, nhưng chớ ăn trái cây biết lành dữ, vì ngày nào ngươi ăn nó,
ngươi sẽ phải chết".
Ðó
là Lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv. 103, 1-2a 27-28, 29bc-30
Ðáp: Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa (1a).
Xướng
1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, lạy Chúa là Thiên Chúa của tôi, Ngài rất
ư vĩ đại! Ngài mặc lấy oai nghiêm huy hoàng, ánh sáng choàng thân như mang áo
khoác. - Ðáp.
2)
Hết thảy mọi vật đều mong chờ ở Chúa, để Ngài ban lương thực cho chúng đúng thời
giờ. Khi Ngài ban cho thì chúng lãnh, Ngài mở tay ra thì chúng no đầy thiện hảo.
- Ðáp.
3)
Ngài rút hơi thở chúng đi, chúng chết ngay, và chúng trở về chỗ tro bụi của
mình. Nếu Ngài gởi hơi thở tới, chúng được tạo thành, và Ngài canh tân bộ mặt
trái đất. - Ðáp.
* * *
Bài Ðọc I: (Năm II) 1 V 10, 1-10
"Nữ hoàng Saba đã nhìn thấy mọi sự
khôn ngoan của vua Salomon".
Trích sách Các Vua quyển thứ nhất.
Trong những ngày ấy, nữ hoàng Saba
nghe biết Salomon nổi tiếng vì danh Chúa, bà đến hỏi thử ông nhiều câu đố. Bà đến
Giêrusalem với đoàn tuỳ tùng đông đảo và nhiều của cải, gồm có lạc đà chở thuốc
thơm, vô số vàng và đá ngọc quý báu. Bà yết kiến Salomon và bày tỏ cùng vua mọi
nỗi niềm tâm sự. Salomon giải đáp mọi vấn nạn bà nêu ra, và không một lời bí ẩn
nào mà không được vua giải đáp.
Nữ hoàng Saba nhìn thấy sự khôn ngoan
của Salomon, thấy nhà ngài xây cất, món ăn ngài dùng, nhà của quần thần, trật tự
của các công thần và y phục của họ, các quan chước tửu, và các của lễ toàn
thiêu mà ngài hiến dâng trong đền thờ Chúa, thì bà hết hồn. Bà thưa cùng vua rằng:
"Thật đúng như lời tôi nghe đồn trong xứ tôi về các công trình và sự khôn
ngoan của ngài. Và lúc đó tôi không tin những điều người ta kể cho tôi, cho tới
khi tôi đến đây, chính mắt tôi đã trông thấy, và tôi quả quyết rằng những điều
đồn đại tôi nghe chưa bằng một phân nửa. Sự khôn ngoan và các công trình của
ngài còn vĩ đại hơn tiếng đồn tôi đã nghe. Phúc cho thần dân của ngài, và phúc
cho các cận vệ của ngài, luôn luôn được ở trước mặt ngài và nghe lời khôn ngoan
của ngài. Chúc tụng Thiên Chúa của ngài là Ðấng yêu thương ngài, và đặt ngài
lên ngôi báu Israel. Vì Chúa yêu quý Israel muôn đời, nên đã đặt ngài làm vua,
để ngài cai trị công minh chính trực". Vậy bà tặng vua một trăm hai mươi
nén vàng, một số rất lớn thuốc thơm và đá ngọc quý giá. Người ta không khi nào
thấy một số thuốc thơm nhiều hơn thuốc thơm mà nữ hoàng Saba tặng cho vua
Salomon. Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 36, 5-6. 30-31. 39-40
Ðáp: Miệng người hiền thuyết đức khôn ngoan (c. 30a).
Xướng: 1) Bạn hãy phó thác đường lối
mình cho Chúa, hãy trông cậy vào Người và để chính Người hành động. Người sẽ
làm cho chính nghĩa bạn sáng như bình minh, và quyền lợi bạn tỏ như giờ ngọ. - Ðáp.
2) Miệng người hiền thuyết đức khôn
ngoan, và lưỡi người nói điều đoan chánh. Luật Thiên Chúa ở trong lòng người,
và bước chân người không xiêu té. - Ðáp.
3) Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ,
trong cơn khốn khó, Người là chỗ họ dung thân. Chúa bang trợ và giải thoát họ,
Người giải thoát và cứu họ khỏi lũ ác nhân, vì họ đã nương tựa vào Người. -
Ðáp.
* * *
Alleluia: Ga. 15, 15b
Alleluia, alleluia - Chúa phán:
"Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha
Thầy, thì Thầy đã cho các con biết.- Alleluia.
Phúc Âm: Mc 7,14-23
"Những gì từ con ngùi ta xuất ra,
đó là cái làm cho người ta ra ô uế"
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu lại gọi dân chúng
mà bảo rằng: "Hết thảy hãy nghe và hiểu rõ lời Ta. Không có gì từ bên
ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế. Chỉ có những gì từ con
người ta xuất ra, chính những cái đó mới làm cho họ ra ô uế. Ai có tai để nghe
thì hãy nghe".
Lúc Người lìa dân chúng mà về nhà, các
môn đệ hỏi Người về ý nghĩa dụ ngôn ấy.
Người
liền bảo các ông: "Các con cũng mê muội như thế ư? Các con không hiểu rằng
tất cả những gì từ bên ngoài vào trong con người không thể làm cho người ta ra
ô uế được, vì những cái đó không vào trong tâm trí, nhưng vào bụng rồi xuất
ra".
Như
vậy Người tuyên bố mọi của ăn đều sạch.
Người
lại phán: "Những gì ở trong người ta mà ra, đó là cái làm cho người ta ô uế.
Vì từ bên trong, từ tâm trí người ta xuất phát những tư tưởng xấu, ngoại tình,
dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ganh tị, vu
khống, kiêu căng, ngông cuồng.
Tất
cả những sự xấu đó đều ở trong mà ra, và làm cho ngươì ta ô uế".
Ðó
là Lời Chúa.
Suy
Niệm:
Nhân
sự kiện các môn đệ Ðức Giêsu bị người biệt phái trách móc vì không rửa tay trước
khi ăn. Ðức Giêsu đã so sánh để họ thấy rõ cái dơ, cái sạch đích thực. Ðiều
quan trọng không phải là giữ gìn của ăn, thân xác cho sạch sẽ, nhưng phải giữ
gìn cho tâm hồn đơn sơ, trong trắng để không thoát ra những hận thù, ghen ghét
làm dơ bẩn cuộc đời.
Cầu
Nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu, người đời chỉ thấy mặt ngoài, nhưng Chúa thấu tỏ lòng mọi người.
Con người chủ tâm vào thế giới vật chất, phàm tục; nhưng Chúa đề cao cái chính
yếu thuộc thế giới vĩnh hằng.
Xin
Chúa giúp chúng con sửa đổi tận căn nội tâm của chúng con. Chỉ khi tâm hồn
chúng con chưa đầy sự thiện hảo, chúng con mới phát sinh tình yêu làm đẹp cho
cuộc đời. Amen.
Suy
Niệm:
Vấn
đề sạch dơ
Khi
bàn về chế độ ăn uống của các dân tộc và của cá nhân, những nhà văn hóa xã hội
phải thú nhận không thể đưa ra một tiêu chuẩn chung để qui định đâu là thức ăn
ngon, đâu là thức ăn dở, đâu là thức ăn sạch sẽ bổ dưỡng, đâu là cái bẩn thỉu
và độc hại. Bởi vì, đối với dân tộc này, món óc khỉ chẳng hạn là một món ăn bổ
dưỡng và sang trọng, nhưng đối với dân tộc khác, đó là một thức ăn của người
còn mang nặng thú tính, chưa có nhân tính thuần thục. Người Do thái ngày xưa
cũng tự qui định cho mình một số thức ăn được phép và một số thức ăn không được
phép. Còn thái độ của Chúa Giêsu đối với vấn đề này như thế nào?
Trước
hết, phải nhìn nhận rằng cả Chúa Giêsu lẫn người Do thái đều không đứng trên
bình diện sinh học để cứu xét thức ăn sạch hay dơ, tốt hay xấu, nhưng cả hai
phê phán giá trị thức ăn theo quan điểm luân lý. Người Do thái qui định một số
thức ăn không được phép dùng, ban đầu có thể là do yếu tố vệ sinh, y học, nhưng
về sau họ đánh giá theo một góc độ khác. Chẳng hạn người Do thái không ăn máu
và những thú vật bị chết ngạt, vì họ cho rằng máu tượng trưng cho sự sống, mà sự
sống là độc quyền của Thiên Chúa, do đó con người không được phép đụng tới.
Quan niệm này tiếp tục tồn tại trong Giáo Hội Kitô tiên khởi và các tín hữu gốc
ngoại giáo được yêu cầu nhượng bộ các Kitô hữu gốc Do thái ở điểm này.
Thắc
mắc của các môn đệ và giải đáp của Chúa Giêsu được tác giả Marcô ghi lại ở đây,
có lẽ phản ánh bầu khí tranh luận của Giáo Hội tiên khởi lúc ấy và hướng giải
quyết vấn đề mà Giáo Hội dần dần phải theo, đó là mọi thức ăn đều thanh sạch;
điều quan trọng hơn chính là tâm hồn con người, bởi vì thức ăn sạch, chén đĩa sạch,
tay chân sạch có ích gì cho việc mưu cầu ơn cứu độ, nếu con người còn có tâm hồn
lừa dối Thiên Chúa và phỉnh gạt người khác.
Có
một lần Phêrô đã phản ứng như mọi người Do thái. Trong một thị kiến, Phêrô được
lệnh phải giết và ăn các thú vật nằm trên tấm khăn lớn từ trời buông xuống,
nhưng Phêrô lập tức từ chối vì cho đó là thức ăn dơ. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã sửa
sai quan niệm của ông: những gì Thiên Chúa tuyên bố là thanh sạch, thì con người
chớ gọi là ô uế. Thật ra, thị kiến này chỉ có ý nghĩa tượng trưng: Phêrô được lệnh
phải tiếp đón lương dân vào Giáo Hội, những người mà Do thái giáo cho là nhơ uế.
Như vậy, khi trả lời cho câu hỏi về vấn đề sạch, dơ ở đây, Chúa Giêsu muốn nói
rằng người ta không thể đánh giá người khác dựa trên mầu da, chủng tộc, văn
hóa, ngôn ngữ, giai cấp, vì tất cả những điều ấy chỉ là những hình thức phụ thuộc;
mỗi người sẽ bị Thiên Chúa đánh giá dựa vào tâm địa tốt hay xấu của mình và những
hành vi xuất tự tâm địa ấy.
Từ
chỗ không kỳ thị về các sự vật, Kitô giáo tiến tới chỗ không kỳ thị về con người.
Bằng chứng là trong giáo lý Công giáo hiện nay, không hề có dị ứng trước các thực
tế của nhân loại, cũng không đặt bảng phân loại con người để tiếp nhận và Giáo
Hội hay lập thang giá trị để đáng giá các phần tử trong Giáo Hội. Trái lại Kitô
giáo mang tinh thần đại đồng và phổ quát, xứng đáng được gọi là đạo Công Giáo.
Xin
cho chúng ta là những người mang danh hiệu Kitô, không bao giờ có óc kỳ thị đối
với các thực tại cuộc sống cũng như đối với nhau.
Thánh
Giêrônimô Emilien, linh mục
Thánh Joséphina Bakhita, trinh nữ
Gương mặt Thiên Chúa nơi Đức Giêsu
Chúng ta nhìn con người, thế giới, bằng những xét đoán, hoặc tình cảm sâu xa nhất của chúng ta, tắt một lời nội tâm của chúng ta chuyển đổi ữong ánh sáng nhân tính thần linh của Đức Kitô. Và không phải chỉ, có trái tìm mới thay đổi. Đó là tâ't cả liên hệ nhân bản của chúng ta. Hình ảnh Thiên Chúa, môi ngày một lớn trong chứng ta, hướng đến biến cô' một cộng đoàn mới của nhân loại, trong đó không có người thông trị và người bị thông trị, nơi; đó quyền lực là để phục vụ và nơi đó mọi người sẽ là anh em với nhau, như Đức Giêsu đòi hỏi các môn đệ: "Anh em biết; thủ lãnh các dân thì lây quyền mà thống trị dân, những người lớn thì dùng uy mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muôn làm lớn giữa anh em, thì phải làm ngượi phục vụ anh em. ấ. Cũng như Con Người đêh không phải đểiđược người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ..." (Mt 20,24-28):
Như thế, Thánh Thần khi giúp chúng ta khám phá gương mặt Chúa Cha nơi Đức Giêsu, sẽ sinh gương mặt của Người trong chúng ta: "Tất cả chúng ta, mặt không che màn, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúạ như một bức gương; như vậy, chúng ta được biến đổi nên,giong cùng một hình ảnh đó, ngày càng trờ nên rực rỡ hon, như do bởi tác động của Chúa là Thần Khí (2Cr 3,18).
Thánh Joséphina Bakhita, trinh nữ
Gương mặt Thiên Chúa nơi Đức Giêsu
Chúng ta nhìn con người, thế giới, bằng những xét đoán, hoặc tình cảm sâu xa nhất của chúng ta, tắt một lời nội tâm của chúng ta chuyển đổi ữong ánh sáng nhân tính thần linh của Đức Kitô. Và không phải chỉ, có trái tìm mới thay đổi. Đó là tâ't cả liên hệ nhân bản của chúng ta. Hình ảnh Thiên Chúa, môi ngày một lớn trong chứng ta, hướng đến biến cô' một cộng đoàn mới của nhân loại, trong đó không có người thông trị và người bị thông trị, nơi; đó quyền lực là để phục vụ và nơi đó mọi người sẽ là anh em với nhau, như Đức Giêsu đòi hỏi các môn đệ: "Anh em biết; thủ lãnh các dân thì lây quyền mà thống trị dân, những người lớn thì dùng uy mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muôn làm lớn giữa anh em, thì phải làm ngượi phục vụ anh em. ấ. Cũng như Con Người đêh không phải đểiđược người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ..." (Mt 20,24-28):
Như thế, Thánh Thần khi giúp chúng ta khám phá gương mặt Chúa Cha nơi Đức Giêsu, sẽ sinh gương mặt của Người trong chúng ta: "Tất cả chúng ta, mặt không che màn, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúạ như một bức gương; như vậy, chúng ta được biến đổi nên,giong cùng một hình ảnh đó, ngày càng trờ nên rực rỡ hon, như do bởi tác động của Chúa là Thần Khí (2Cr 3,18).
Eloi Leclerc - DDB
Suy niệm:
Sách Lêvi chương 11 nói đến một số cấm kỵ về ăn uống
dành cho người Do thái.
Chỉ được ăn những con vật vừa có móng chẻ hai, vừa nhai lại.
Bởi đó không được ăn thịt lạc đà, thỏ, heo (Lv 11, 3-8).
Chỉ được ăn những con vật ở dưới nước nếu chúng có vây và có vẩy.
Chỉ được ăn các côn trùng có cánh đi bằng bốn chân,
nếu chúng có thêm càng để nhảy trên đất.
Bởi đó được ăn dế, châu chấu, cào cào (Lv 11, 20-23).
Nếu ai ăn những thức ăn bị cấm, người đó sẽ trở nên ô uế,
không được tham dự những nghi lễ ở nơi thờ tự.
Chúng ta không quên chuyện bảy anh em bị vua Antiôkhô ép ăn thịt heo,
và họ đã chấp nhận cái chết hơn là vi phạm luật Chúa (2 Mcb 7).
Chỉ được ăn những con vật vừa có móng chẻ hai, vừa nhai lại.
Bởi đó không được ăn thịt lạc đà, thỏ, heo (Lv 11, 3-8).
Chỉ được ăn những con vật ở dưới nước nếu chúng có vây và có vẩy.
Chỉ được ăn các côn trùng có cánh đi bằng bốn chân,
nếu chúng có thêm càng để nhảy trên đất.
Bởi đó được ăn dế, châu chấu, cào cào (Lv 11, 20-23).
Nếu ai ăn những thức ăn bị cấm, người đó sẽ trở nên ô uế,
không được tham dự những nghi lễ ở nơi thờ tự.
Chúng ta không quên chuyện bảy anh em bị vua Antiôkhô ép ăn thịt heo,
và họ đã chấp nhận cái chết hơn là vi phạm luật Chúa (2 Mcb 7).
Ngày nay chúng ta ngạc nhiên về chuyện cấm đoán
này,
nhưng vấn đề ăn uống đã từng là chuyện nóng bỏng trong Giáo Hội sơ khai.
Một câu hỏi đã khiến Giáo Hội phải suy nghĩ:
Sau khi trở nên Kitô hữu, dân ngoại có phải giữ những cấm kỵ trên không?
Công đồng đầu tiên chỉ cấm họ không được ăn huyết và thú chết ngạt (Cv 15, 20).
nhưng vấn đề ăn uống đã từng là chuyện nóng bỏng trong Giáo Hội sơ khai.
Một câu hỏi đã khiến Giáo Hội phải suy nghĩ:
Sau khi trở nên Kitô hữu, dân ngoại có phải giữ những cấm kỵ trên không?
Công đồng đầu tiên chỉ cấm họ không được ăn huyết và thú chết ngạt (Cv 15, 20).
Lập trường của Đức Giêsu trong đoạn Tin Mừng hôm
nay rất khác thường.
Ngài nói một nguyên tắc có vẻ như đi ngược với sách Lêvi:
“Không có gì từ ngoài vào trong con người, lại có thể làm nó ra ô uế” (c.15),
“Mọi thứ từ bên ngoài vào trong con người không thể làm nó ra ô uế” (c. 18).
Đối với Đức Giêsu, chính cái xấu xa từ bên trong, từ trái tim con người,
cái ấy mới làm cho con người nên ô uế. (cc. 15, 20, 23).
Ngài nói một nguyên tắc có vẻ như đi ngược với sách Lêvi:
“Không có gì từ ngoài vào trong con người, lại có thể làm nó ra ô uế” (c.15),
“Mọi thứ từ bên ngoài vào trong con người không thể làm nó ra ô uế” (c. 18).
Đối với Đức Giêsu, chính cái xấu xa từ bên trong, từ trái tim con người,
cái ấy mới làm cho con người nên ô uế. (cc. 15, 20, 23).
Con người hôm nay dễ mắc bệnh tim mạch.
Trái tim, một cơ quan nhỏ bé nằm ở bên trái lồng ngực,
thường bị căng thẳng và quá tải, dẫn đến đột quỵ.
Đức Giêsu mời chúng ta đi vào trái tim mình (c.21),
khám phá ra thế giới tối tăm ẩn khuất của nó.
Chúng ta có thể ngỡ ngàng khi thấy ở đó không có tình yêu bác ái vị tha,
mà chỉ có những tình cảm hỗn độn của lòng vị kỷ (cc. 21-22).
Đức Giêsu mời chúng ta nhận ra
những cái ô uế từ ngoài đi vào bên trong trái tim (c. 19),
và những ý định ô uế từ trong trái tim xuất ra ngoài.
Những ý định này có thể biến thành hành động hết sức nguy hiểm.
Trái tim, một cơ quan nhỏ bé nằm ở bên trái lồng ngực,
thường bị căng thẳng và quá tải, dẫn đến đột quỵ.
Đức Giêsu mời chúng ta đi vào trái tim mình (c.21),
khám phá ra thế giới tối tăm ẩn khuất của nó.
Chúng ta có thể ngỡ ngàng khi thấy ở đó không có tình yêu bác ái vị tha,
mà chỉ có những tình cảm hỗn độn của lòng vị kỷ (cc. 21-22).
Đức Giêsu mời chúng ta nhận ra
những cái ô uế từ ngoài đi vào bên trong trái tim (c. 19),
và những ý định ô uế từ trong trái tim xuất ra ngoài.
Những ý định này có thể biến thành hành động hết sức nguy hiểm.
Vấn đề không phải là khám tim định kỳ hay khi thấy
đau ngực.
Vấn đề là thanh lọc trái tim khỏi những đam mê tội lỗi
đang làm nó bị hư hỏng từ bên trong.
Vấn đề là thanh lọc trái tim khỏi những đam mê tội lỗi
đang làm nó bị hư hỏng từ bên trong.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
xin dẫn con vào nhà của con,
căn nhà của trái tim,
căn nhà vừa quen vừa lạ.
xin dẫn con vào nhà của con,
căn nhà của trái tim,
căn nhà vừa quen vừa lạ.
Xin hãy cho con thấy
những phức tạp, rắc rối, những che đậy, giằng co,
những mâu thuẫn và vô lý nơi con.
Xin hãy cho con thấy
những nhỏ mọn, ích kỷ,
những yếu đuối, khô khan,
những cứng cỏi và tự ái nơi con.
những phức tạp, rắc rối, những che đậy, giằng co,
những mâu thuẫn và vô lý nơi con.
Xin hãy cho con thấy
những nhỏ mọn, ích kỷ,
những yếu đuối, khô khan,
những cứng cỏi và tự ái nơi con.
Xin cho con ý thức
những lo âu, sợ hãi
đang đè nặng làm con ngột ngạt,
những nỗi đau thầm kín khiến đời con mất vui,
những vết thương không biết bao giờ lành,
những đổ vỡ khiến lòng con khép lại.
những lo âu, sợ hãi
đang đè nặng làm con ngột ngạt,
những nỗi đau thầm kín khiến đời con mất vui,
những vết thương không biết bao giờ lành,
những đổ vỡ khiến lòng con khép lại.
Lạy Chúa Giêsu,
xin giúp con dọn những bề bộn nơi tim con.
Xin biến đổi tim con, để nó trở nên đơn sơ hơn,
hồn nhiên hơn và tươi tắn hơn.
xin giúp con dọn những bề bộn nơi tim con.
Xin biến đổi tim con, để nó trở nên đơn sơ hơn,
hồn nhiên hơn và tươi tắn hơn.
Ước gì con nhìn mọi sự, mọi người,
bằng trái tim bao dung của Chúa.
Và ước gì khi đã ra khỏi nỗi bận tâm về mình,
trái tim con được nhẹ nhàng hơn và tự do hơn
để yêu mến mọi người. Amen.
bằng trái tim bao dung của Chúa.
Và ước gì khi đã ra khỏi nỗi bận tâm về mình,
trái tim con được nhẹ nhàng hơn và tự do hơn
để yêu mến mọi người. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J.
08/02/12 THỨ TƯ TUẦN 5 TN
Th. Giêrônimô
Êmiliani
Mc 7,14-23
*****
SẠCH TỪ TRONG TÂM HỒN
“Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể
làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái
làm cho con người ra ô uế.” (Mc 7,15)
Suy niệm: Trên báo chí thường có mục “mẹo vặt” bày cách giữ sạch:
nào là làm sạch cơ thể, nào là làm sạch đồ dùng, thức ăn… Những điều “lặt vặt”
này xem ra ăn khách vì có lợi ích thực tế cho cuộc sống. Đạo Do Thái có nhiều
luật lệ chi li về việc làm sạch, được coi là luật lệ không thể thiếu, nằm trong
613 khoản luật buộc, đó là rửa sạch chén đĩa, đồ dùng, rửa tay trước khi ăn…
Nhưng đây tẩy rửa không phải vì lý do vệ sinh mà là những nghi thức tôn giáo,
ai không tuân giữ sẽ bị coi là tội lỗi. Chúa Giêsu lên án gắt gao thói nệ luật
đó. Chẳng những nó không thể thanh tẩy tâm hồn mà còn làm cho con người ra cứng
cỏi và ảo tưởng mình đã là công chính chỉ dựa vào hình thức bề ngoài.
Mời Bạn: Chủ trương “sống và hành động theo pháp luật” thật cần
thiết đối với sinh hoạt xã hội, nhưng đưa điều đó vào đời sống đạo thì thật là
bất cập. Lúc đó người ta chỉ bị coi là có tội khi vi phạm một điều luật cấm có
qui định trong bộ luật với khung hình phạt hẳn hoi, và nhất là chỉ khi việc vi
phạm đó bị bắt và bị kết tội. Với não trạng đó, nhiều tín hữu giản lược đời sống
đạo vào việc tuân giữ một số nghi thức luật lệ tối thiểu mà quên rằng tội lỗi
là xấu xa vì xúc phạm đến Đấng Thánh và việc thanh tẩy phải bắt đầu từ trong
tâm hồn.
Sống Lời Chúa: Không nói lời có ý phê bình hay chỉ trích người
khác.
Cầu nguyện: Xin ban cho con cặp mắt đức tin, để con biết nhìn ra
giá trị thật sự giúp con sống xứng đáng là con cái Chúa, con cái của Sự Sáng.
Amen.
(5 Phút Lời Chúa)
++++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
THÁNH GIÊRÔNIMÔ ÊMILIANÔ
St 2, 4b-9. 15-17; Mc 7, 14-23.
LỜI SUY NỆM: “Sau đó, Đức Giêsu lại gọi
đám đông tới mà bảo: Xin mọi người nghe tôi nói đây, và hiểu cho rõ. Không có
cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được;
nhưng cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế.!” (Mc 7,
14-15). Chúa Giêsu phán những lời được ghi lại ở đây, thì hầu như đó là một
trong những phần có tính cách mạng nhất trong Tân Ước.
Thật ra
Chúa Giêsu muốn nói tự chúng thì vật này vật nọ không thể là sạch hay không sạch
theo bất luận tôn giáo nào. Chỉ có con người mới có thể thật sự bị ô uế mà
thôi, điều làm ô uế con người chính là hành động của người ấy, vì chúng vốn xuất
phát từ lòng người ta. Đây là một giáo lý mới mẻ, một giáo lý có sức mạnh đập
tan mọi sự. Dân Do-Thái vốn có, hiện tại vẫn còn có cả một hệ thống các vật kể
là sạch và không sạch. Bằng một câu nói quết sạch tất cả. Chúa Giêsu tuyên bố
đó là đều không thích hợp, điều ô uế chẳng dính dấp đến các vật người ta đưa từ
ngoài vào thân thể, nhưng vốn liên hệ với những gì từ trong lòng con người đưa
ra.
Mạnh Phương
++++++++++++++++++
Gương Thánh Nhân
Ngày 08-02
Thánh HIÊRÔNIMÔ EMILIANÔ
Linh Mục, (1481-1537)
Cộng hoà Venitia lâm chiến với các vương quốc.
Xuất thân từ một gia đình quí tộc. Hêronimô Emilianô nhập ngũ từ hồi niên thiếu.
Phục vụ cho quê hương từ hồi 15 tuổi, Ngài sống cuộc đời phóng túng trong quân
ngũ, cũng như tỏ ra rất can trường.
Vì vậy mà Ngài được nắm quyền chỉ huy cứ điểm
Castelneve trên núi Trêvis. Pháo đài bị chiếm và Hêronimô bị bắt tù. Bị xiềng cổ,
tay, chân vào một quả cầu bằng thạch cao để hết trốn thoát nổi. Ngài phải nằm bẹp
trong nhà giam. Trong cơn thất vọng tột cùng, đức tin thời còn trẻ trung chỗi dậy
như một ánh sáng và như lời quở trách... Cuộc đời Kitô hữu tồi tệ vẽ ra trước mắt.
Hêronimô nhận biết mình đã phản nghịch Chúa cách nặng nề.
Ngài tự nghĩ lại mình không đáng chịu nỗi bất hạnh
này sao ? Khi ấy với trọn tâm hồn, Ngài nguyện cầu Đức Trinh Nữ Maria và khấn hứa
nếu được giải thoát Ngài sẽ đi chân không tới viếng đền Đức Bà Trêvisa và lôi
kéo khách hành hương tới đó. Và Ngài đã được giải thoát cách lạ lùng. Đức Trinh
nữ Trêvisa trở thành Bà Chúa của Ngài. Trên bàn thờ Đức Mẹ Ngài đặt xiềng xích
và treo quả thạch cao để phổ biến lòng nhân hậu của mẹ đối với mình.
Trở lại Venitia, Hêronimô là một anh hùng và được
lãnh nhận những vinh dự của quê hương. Nhưng Ngài không quên rằng: chính vì một
sứ mệnh đối với Tin Mừng mà Ngài được gỡ khỏi cảnh tù đày. Hết rồi cuộc sống
sáng tươi và phân tán, từ nay Ngài sẽ sống đời bác ái cao độ và thành quả của
Ngài sẽ dẫn về cho Chúa những người nghèo, các em bị bỏ rơi, lang thang, nhơ bẩn,
những kẻ không biết rằng mình có linh hồn.
Hêronimô trở thành cha của chúng. Ngài đi học để
chịu chức linh mục. Năm (1518) 37 tuổi Ngài thụ phong linh mục, hiến mình làm
việc bác ái, chia sẻ mọi lợi quyền cho người nghèo khó. Khi nạn đói, Ngài bán hết
đồ đạc trong gia đình để phân phát cho họ. Ngài thuê nhà để qui tụ các trẻ em
không nơi cư ngụ, nuôi dưỡng giáo dục và chuẩn bị cho chúng thành những công
nhân Kitô hữu biết hòa trọn niềm vui tôn giáo. Chẳng hạn vào những ngày lễ, người
ta thấy chúng mặc đồ trắng, từng đoàn đắt nhau đi viếng các nhà thờ ở Venitia,
và ca hát trên các nhà thờ ở Venitia, và ca hát trên các công trường. Dân chúng
mừng rỡ góp phần trợ giúp công cuộc cảm kích này.
Chân phước Gaelan và Phêrê Caraffa, người sẽ trở
thành Đức Thánh Cha Phaolô IV đã đến Venitia. Lòng bác ái của Hêronimô làm cho
các Ngài thán phục, vị tông đồ khi đã thiết lập xong công việc bác ái của mình
sẽ đi lập nhiều nhà thương và các cô nhi vịên mồ côi ở những thành phố khác.
Nơi nào Ngài nghĩ rằng không ai biết mình thì Ngài hoà mình hoàn toàn vào các
đám dân nghèo, sống của bố thí và như họ dịu dàng truyền bá Phúc âm cho họ,
Ngài cũng tìm chỗ nương thân cho các thiếu nữ không nơi nương tựa bị đe dọa thất
thân.
Trẻ em cũng trở thành những trợ giúp đáng giá
cho Ngài. Ngài dạy dỗ chúng và khiến chúng thành giảng viên giáo lý cho các trẻ
em khác. Ngài còn săn sóc cho thân thể chúng nữa, lau gội những mái đầu bị trứng
tóc như một người mẹ. Người ta cũng thấy Ngài gặt lúa với các nông dân, vừa làm
vừa nói với họ những truyện trên trời. Rồi thánh nhân lui về một cái hang trong
núi nhiều ngày đêm, để thờ lạy Chúa trong việc cầu nguyện, chay tịnh và sám hối.
Một nạn dịch xảy ra tàn phá xứ sở. Hêronimô
Emilianô chạy ngược xuôi săn sóc bệnh nhân, vác người chết đi chôn. Nhiều khía
cạnh anh hùng trong đời sống bác ái của thánh nhân đã ảnh hưởng tới hàng giáo
sĩ và các giáo dân. Ngài lập một hội dòng để dạy dỗ trẻ em và các linh mục
tương lai. Cộng đoàn đầu tiên được Ngài thành lập tại Somasca. Ngài sẽ thiết lập
cả trăm học viện, đại học và chủng viện.
Đức Piô XI đã đặt thánh Hêronimô Emilianô làm
thánh bảo trợ các trẻ em bị bỏ rơi.
(Daminhvn.com)
+++++++++++++++++
08 Tháng Hai
Sống Lạc Quan
Năm 1989,một cuộc thi
toán quốc tế đã được tổ chức cho các thiếu nhi 13 tuổi thuộc sáu quốc gia trên
thế giới. Kết quả cuộc thi đó cho thấy giỏi toán nhất là các em Ðại Hàn, kế đó
là các em Tây Ban Nha, Anh Quốc, Ailen, Canada và đội sổ là các thiếu nhi
Hoa Kỳ.
Song song với cuộc thi
toán ấy, người ta cũng làm một cuộc thăm dò với chính các thiếu nhi cũng thuộc
lứa tuổi ấy. Người ta đặt một câu khẳng định như sau: "Tôi là người giỏi
toán". Kết quả cuộc thăm dò cho thấy lạc quan nhất là các trẻ em Hoa Kỳ và
bi quan nhất lại chính là các em Ðại Hàn. Gần 70% các em Hoa Kỳ tự nhận mình là
giỏi toán trong khi đó chỉ có khoảng 20% các em Ðại Hàn tự nhận mình có thực
tài.
Qua cuộc thi toán và
thăm dò trên đây, người ta thấy rằng có thể các thiếu nhi Hoa Kỳ không phải là
những trẻ em giỏi toán, nhưng chúng đã tiếp thu rất kỹ bài học về tính lạc quan
do các thầy cô không ngừng giảng dạy tại trường. Nhiều nhà giáo dục người Mỹ muốn
chứng minh rằng nghiện ngập, chửa hoang, bỏ học và hầu hết các tệ đoan xã hội
khác đều có thể được giảm bớt nếu con người biết sống lạc quan, nghĩa là biết tự
nhận và cảm thấy mình là những con người tốt.
Lạc quan là đức tính cơ
bản nhất để thành công trong cuộc sống. Có tin tưởng nơi chính mình, có tin đời,
có tín nhiệm nơi người khác, người ta mới dám bắt tay vào việc. Ngay cả khi gặp
thất bại, thử thách, người lạc quan cũng không lùi bước, bỏ cuộc.
Trong cuộc sống đức tin,
lạc quan là một trong những nhân đức quan trọng nhất. Người tín hữu lạc quan là
người luôn đặt tất cả tin tưởng nơi Thiên Chúa. Người tín hữu lạc quan là người
không bao giờ thất vọng về chính mình. Người tín hữu lạc quan cũng là người
không bao giờ thất vọng về người khác.
Ðá tảng để người tín hữu
xây dựng sự lạc quan của chính mình là Tình Yêu của Thiên Chúa, một tình yêu vượt
lên trên mọi tính toán, đo lường và sự tưởng tượng của con người, một tình yêu
thủy chung.
Tình yêu ấy nói với con
người rằng, không có một con người nào đốn mạt, yếu hèn, xấu xa đến nỗi Thiên
Chúa đành phải bó tay.
Tình yêu ấy nói với con
người rằng, nơi nào có tội lỗi và phản bội càng nhiều, thì nơi đó ân phúc được
thi ân dồi dào hơn.
Tì�nh yêu ấy nói với con
người rằng, đau khổ, cái chết chưa là tận cùng mà là khởi đầu của vinh quang, của
sự sống. Tình yêu ấy mạnh hơn sự chết, tình yêu ấy không bao giờ bỏ cuộc, đầu
hàng.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Tư Tuần V TN2
Bài đọc: Gen 2:5-9, 15-17; I
Kgs 10:1-10; Mk 7:14-23.
1/ Bài đọc I (năm lẻ):
5 Ngày
Đức Chúa là Thiên Chúa làm ra đất và trời, chưa có bụi cây ngoài đồng nào trên
mặt đất, chưa có đám cỏ ngoài đồng nào mọc lên, vì Đức Chúa là Thiên Chúa chưa
cho mưa xuống đất và không có người để canh tác đất đai. 6 Nhưng có một dòng nước từ đất trào lên
và tưới khắp mặt đất. 7 Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất
nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật. 8 Rồi Đức Chúa là Thiên Chúa trồng một
vườn cây ở Ê-đen, về phía đông, và đặt vào đó con người do chính mình nặn ra. 9 Đức Chúa là Thiên Chúa khiến từ đất mọc
lên đủ mọi thứ cây trông thì đẹp, ăn thì ngon, với cây trường sinh ở giữa vườn,
và cây cho biết điều thiện điều ác. 15 Đức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt
vào vườn Ê-đen, để cày cấy và canh giữ đất đai. 16 Đức Chúa là Thiên Chúa truyền lệnh cho
con người rằng: "Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn; 17 nhưng trái của cây cho biết điều thiện
điều ác, thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải
chết."
2/ Bài đọc I (năm chẵn):
1 Nữ
hoàng Sơ-va nghe biết vua Sa-lô-môn nổi tiếng vì danh Đức Chúa, thì đến đặt câu
đố để thử tài vua. 2 Bà đến Giê-ru-sa-lem cùng với đoàn tuỳ
tùng đông đảo, nhiều lạc đà chở đầy hương liệu, và một số lượng rất lớn vàng
cùng đá quý. Bà vào hội kiến với vua Sa-lô-môn và nói với vua tất cả những gì
bà suy nghĩ trong lòng. 3 Vua Sa-lô-môn giải đáp tất cả những vấn
đề bà đưa ra; không có chuyện gì là bí ẩn mà vua không giải đáp được cho bà.
4 Nữ
hoàng Sơ-va thấy tất cả sự khôn ngoan của vua Sa-lô-môn và cung điện vua đã
xây,
5 những
món ăn trên bàn của vua, dinh thự của quần thần, cung cách và trang phục của họ,
các thứ rượu của vua, các lễ toàn thiêu vua tiến dâng tại Đền Thờ Đức Chúa, bà
hết hồn, 6 bà nói với vua: "Những điều tôi
đã nghe nói ở nước tôi về ngài và sự khôn ngoan của ngài quả là sự thật.
7 Tôi
đã không tin những điều người ta nói, cho tới khi tôi đến và thấy tận mắt;
nhưng thực ra người ta cho tôi biết chưa tới một nửa. Ngài còn khôn ngoan và
giàu có hơn tiếng đồn tôi đã nghe.
8 Phúc
thay thần dân của ngài! Phúc thay quần thần của ngài, những kẻ luôn luôn được
túc trực trước mặt ngài và nghe biết sự khôn ngoan của ngài!
9 Chúc
tụng Đức Chúa Thiên Chúa của ngài, Đấng đã ưu ái đặt ngài lên ngai Ít-ra-en;
chính vì lòng yêu thương Ít-ra-en đến muôn đời, mà Đức Chúa đã đặt ngài làm
vua, để ngài thi hành luật pháp và công lý." 10 Và bà tặng vua ba ngàn sáu trăm ký
vàng, một số rất lớn hương liệu và đá quý. Chưa từng có một số lượng hương liệu
nhiều như nữ hoàng Sơ-va đã tặng vua Sa-lô-môn.
3/ Phúc Âm:
14 Sau
đó, Đức Giêsu lại gọi đám đông tới mà bảo: "Xin mọi người nghe tôi nói
đây, và hiểu cho rõ: 15 Không có cái gì từ bên ngoài vào trong
con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người
xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế.
16 Ai
có tai nghe thì nghe!" 17 Khi Đức Giêsu đã rời đám đông mà vào
nhà, các môn đệ hỏi Người về dụ ngôn ấy. 18 Người nói với các ông: "Cả anh em
nữa, anh em cũng ngu tối như thế sao? Anh em không hiểu sao? Bất cứ cái gì từ
bên ngoài vào trong con người, thì không thể làm cho con người ra ô uế, 19 bởi vì nó không đi vào lòng, nhưng vào
bụng người ta, rồi bị thải ra ngoài?" Như vậy là Người tuyên bố mọi thức
ăn đều thanh sạch.
20 Người
nói: "Cái gì từ trong con người xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô
uế.
21 Vì
từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết
người,
22 ngoại
tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông
cuồng.
23 Tất
cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế."
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Sự cần thiết của khôn ngoan
Có người cho việc sống
gần gũi với những kẻ tội lỗi là điều không nên làm, vì “gần mực thì đen, gần
đèn thì sáng.” Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra, chứ không nhất thiết phải xảy
ra. Chẳng hạn, người quân tử “sống gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.” Hay như
Chúa Giêsu chủ trương: Ngài như một thầy thuốc đến tìm các con bệnh để chữa
lành, mặc dù các biệt-phái và kinh-sư nghĩ Ngài cũng tội lỗi như những người
thu thuế và gái điếm vì Ngài giao thiệp với họ. Điều làm cho bậc quân tử khác kẻ
tiểu nhân và Chúa Giêsu khác với người thường là vì họ có khôn ngoan: biết cách
hành xử đúng đắn và không dễ bị lây nhiễm bởi những điều xấu.
Các Bài Đọc hôm nay
nêu bật sự quan trọng của khôn ngoan. Trong Bài Đọc I, năm lẻ, tác-giả tường
thuật một trình thuật khác về việc tạo dựng. Thiên Chúa tạo dựng nên con người
và đặt vào vườn Địa Đàng mà Ngài đã tạo dựng sẵn. Thiên Chúa truyền lệnh: Con
người có thể ăn mọi trái cây trong Vuờn, ngoại trừ cây cho biết thiện và ác. Lệnh
truyền này dẫn tới sự sa ngã của con người trong ít ngày tới, khi con người bất
tuân lệnh Thiên Chúa. Chính hành động bất tuân ngu xuẩn này làm cho con người
nhận ra sự xấu xa của tội lỗi mình. Trong Bài Đọc I, năm chẵn, nữ hoàng Sheba từ
xa đến triều kiến vua Solomon; vì muốn thử xem sự khôn ngoan của ông. Bà phải
nhìn nhận sự khôn ngoan của Solomon còn hơn tiếng đồn. Trong Phúc Âm, truyền thống
Do-thái cho con người ra xấu xa tội lỗi là vì không cẩn thận giữ các luật thanh
tẩy. Chúa Giêsu phủ nhận truyền thống này khi Ngài tuyên bố chỉ có những gì
phát ra từ tâm hồn, mới làm con người ra xấu xa tội lỗi mà thôi. Ngài cắt nghĩa
cho các môn đệ hiểu điều này.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I (năm lẻ): Ngươi
đừng ăn trái của cây cho biết điều thiện điều ác.
1.1/ Phân biệt hai trình thuật khác nhau về việc
tạo dựng vũ trụ, P và J: Nếu một người chú ý đến việc thay đổi cách gọi Thiên
Chúa, người đó sẽ thấy có 2 trình thuật khác nhau về việc tạo dựng. Các nhà chú
giải phân biệt 2 trình thuật tạo dựng khác nhau trong việc tạo dựng. Trình thuật
của truyền thống giáo sĩ, P, gọi “Thiên Chúa;” trong khi trình thuật Yahweh, J,
gọi “Đức Chúa là Thiên Chúa.” Kiểu trình thuật của J sống động và cụ thể hơn P;
kiểu mô tả về Thiên Chúa có vẻ con người hơn; tổng quan nhắm tới trái đất và
con người, chứ không tới vũ trụ và thần tính như P. Theo nội dung của toàn thể
trình thuật theo J hôm nay, việc tạo dựng là phần giới thiệu vào việc sa ngã,
và là hệ quả của sự xa cách dần dần giữa con người và Thiên Chúa. Tất cả những
điều này là phần giới thiệu của những câu truyện của các tổ-phụ, và cách tối hậu,
cho những hành động cứu con người trong biến cố Xuất Hành. Vì thế, trình thuật
của việc tạo dựng theo J, cũng như theo P, là bắt đầu của Lịch sử Cứu Độ.
Cũng như trình thuật của P, tác-giả nhấn mạnh đến
tất cả là do Thiên Chúa tạo dựng. Ngài tạo dựng nên con người và ban cho người
sự sống bằng cách “thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật.”
Điều này làm cho con người khác với các sinh vật khác, vì sự sống của con người
là chính hơi thở của Thiên Chúa. Thiên Chúa làm lên Vườn Địa Đàng Eden , và đặt con người
vào đó. Nước để tưới cũng do Thiên Chúa dựng nên thay vì đã có sẵn như trình
thuật của P. Theo tiếng Do-Thái, con người “adam”
và đất “adamah” có chung mối
liên hệ: con người bởi đất mà ra (câu 7); con người xử dụng đất để sinh sống
(câu 5b); và con người sẽ trở về với đất (3:19).
1.2/ Lệnh truyền của Thiên Chúa cho con người:
(1) Hai cây hay một
cây? Trình thuật kể: “Đức Chúa là Thiên Chúa khiến từ đất mọc lên đủ mọi thứ cây
trông thì đẹp, ăn thì ngon, với cây trường sinh ở giữa vườn, và cây cho biết điều
thiện điều ác.” Theo câu này, có 2 cây ở giữa vườn: cây trường sinh và cây cho
biết điều thiện điều ác. Chúng ta sẽ trở lại điều này trong trình thuật về sự
sa ngã của con người.
(2) Lệnh truyền của Thiên Chúa: Đức Chúa là
Thiên Chúa truyền lệnh cho con người rằng: "Hết mọi trái cây trong vườn,
ngươi cứ ăn; nhưng trái của cây cho biết điều thiện điều ác, thì ngươi không được
ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết." Hạnh phúc của con
người có được là do việc tuân giữ lệnh truyền của Thiên Chúa. Tội lỗi và chết
chóc xảy ra là khi con người bất tuân lệnh Ngài.
2/ Bài đọc I (năm chẵn): "Chính
vì lòng yêu thương Israel
đến muôn đời, mà Đức Chúa đã đặt ngài làm vua, để ngài thi hành luật pháp và
công lý."
2.1/ Nữ hoàng Sheba khao khát được lắng nghe sự
khôn ngoan của vua Solomon: Chúng ta đã được nghe biết lý do Solomon được khôn
ngoan là vì ông đã cầu xin với Thiên Chúa. Tiếng lành đồn xa đến nỗi nữ hoàng Sheba từ Phi
Châu, khi nghe biết vua Solomon nổi tiếng vì danh Đức Chúa, thì đến đặt câu đố
để thử tài vua. Bà vào hội kiến với vua Solomon và xin vua giải đáp tất cả những
gì bà suy nghĩ trong lòng. Vua Solomon giải đáp tất cả những vấn nạn bà đưa ra;
không có chuyện bí ẩn nào mà vua không giải đáp được cho bà. Bà khen ngợi nhà
vua: "Những điều tôi đã nghe nói ở nước tôi về ngài và sự khôn ngoan của
ngài quả là sự thật. Tôi đã không tin những điều người ta nói, cho tới khi tôi
đến và thấy tận mắt; nhưng thực ra người ta cho tôi biết chưa tới một nửa. Ngài
còn khôn ngoan và giàu có hơn tiếng đồn tôi đã nghe."
2.2/ Những lợi ích vua Solomon được hưởng từ
khôn ngoan: Trình thuật hôm nay liệt kê một số lợi ích vua Solomon nhận lãnh do
sự có được khôn ngoan.
(1) Lợi ích cá nhân: Danh tiếng khôn ngoan đồn
ra khắp nơi. Nữ hoàng Sheba
tặng vua: "ba ngàn sáu trăm ký vàng, một số rất lớn hương liệu và đá quý.
Chưa từng có một số lượng hương liệu nhiều như nữ hoàng Sheba đã tặng
vua Solomon."
(2) Lợi ích cho quốc gia: Nữ hoàng nhận xét:
"Phúc thay thần dân của ngài! Phúc thay quần thần của ngài, những kẻ luôn
luôn được túc trực trước mặt ngài và nghe biết sự khôn ngoan của ngài!"
Triều đại của vua Solomon được mệnh danh là triều đại phồn thịnh nhất trong lịch
sử của Israel .
Bà cũng nhận ra nguồn gốc khôn ngoan mà vua
Solomon có được: "Chúc tụng Đức Chúa Thiên Chúa của ngài, Đấng đã ưu ái đặt
ngài lên ngai Israel; chính vì lòng yêu thương Israel đến muôn đời, mà Đức Chúa
đã đặt ngài làm vua, để ngài thi hành luật pháp và công lý."
2.3/ Đặc điểm của khôn ngoan của vua Solomon:
Khi suy nghĩ về cuộc đời của vua Solomon và những lời khen tặng của nữ hoàng Sheba , chúng ta
có thể nhận ra những đặc điểm khôn ngoan của vua Solomon:
(1) Nguồn gốc của khôn ngoan đến từ Thiên Chúa:
Ngài là căn nguyên mọi sự và cùng đích muôn loài. Người khôn ngoan không chỉ bằng
lòng với một số những kiến thức; nhưng khao khát truy tầm đến căn nguyên và mục
đích của những sự việc. Để thấu triệt khôn ngoan, con người phải tìm đến với
Thiên Chúa. Kính sợ Thiên Chúa là nguồn gốc mọi khôn ngoan. Người khôn ngoan lắng
nghe Lời Chúa và cư xử theo những gì Ngài dạy dỗ.
(2) Người khôn ngoan không bằng lòng với những kết
quả tạm thời; nhưng muốn sở hữu kết quả vững bền. Vua Solomon không tìm tiền bạc,
uy quyền, danh vọng, hay sức khỏe, vì vua biết tất cả những thứ này đều chóng
qua. Vua tìm sự khôn ngoan vững bền vì nó gúp vua giải quyết mọi sự khác.
(3) Người khôn ngoan biết cách cư xử với Thiên
Chúa và với tha nhân: Người khôn ngoan là người biết mình trong mối tương quan
với Thiên Chúa, với tha nhân, và với mọi tạo vật của Thiên Chúa. Người khôn
ngoan biết tôn thờ một Thiên Chúa thay vì những loài thọ tạo Ngài dựng nên. Người
khôn ngoan biết cách tránh tội bằng cách nhìn trước được những hậu quả của tội,
những nguyên nhân đưa đến tội, và luôn thực hành lề luật của Thiên Chúa. Người
khôn ngoan biết những yếu điểm và giới hạn của mình, những nguy hiểm và âm mưu
của địch thù; đồng thời cũng biết nhận ra những ưu điểm của người khác để học hỏi
và tôn trọng. Nói tóm, có được khôn ngoan của Thiên Chúa là có tất cả.
3/ Phúc Âm: Con
người lẫn lộn giữa dơ bẩn bên ngoài và xấu xa tội lỗi bên trong.
3.1/ Truyền thống Do-thái và việc thanh tẩy: Họ
tin việc giữ luật thanh tẩy không phải cho những lý do vệ sinh bên ngoài; nhưng
cho sự thanh sạch bên trong để xứng đáng dâng lễ vật cho Thiên Chúa và được
Ngài nhận lời cầu xin. Ví dụ, nếu một tư-tế đụng phải xác chết, ông sẽ không
còn thanh sạch để dâng lễ vật; ăn vật dơ bẩn làm ô uế toàn thể con người.
3.2/ Giáo huấn về sự thanh sạch của Chúa Giêsu:
(1) Phân biệt giữa dơ bẩn thân xác và xấu xa tâm
hồn. Chúa Giêsu giải thích: "Xin mọi người nghe tôi nói đây, và hiểu cho
rõ: Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người
ra ô uế được… Bất cứ cái gì từ bên ngoài vào trong con người, thì không thể làm
cho con người ra ô uế, bởi vì nó không đi vào lòng, nhưng vào bụng người ta, rồi bị thải ra ngoài?"
Tác giả dùng cẩn thận 2 danh từ Hy-lạp khác nhau: tim, “kardia” và bao tử, “koilia.”
Thực phẩm có dơ bẩn đến đâu chăng nữa, cũng
không thể làm tâm lòng con người ra xấu xa tội lỗi; vì thực phẩm không thể nào
vào tim, nhưng qua bao tử và rồi những chất dơ được thải ra ngoài. Thực phẩm có
thể làm cho con người bệnh về phần xác, nhưng không bao giờ có thể đem bệnh tật
về phần linh hồn.
(2) Xấu xa tội lỗi bên trong gây thiệt hại hơn:
Chúa Giêsu tiếp tục giải thích: "Cái gì từ trong con người xuất ra, cái đó
mới làm cho con người ra ô uế. Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những
ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo
trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu
xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế." Ngài có ý
muốn nói cho họ biết Thiên Chúa là Đấng nhìn thấu suốt mọi sự trong tâm hồn con
người. Họ không thể đánh lừa Thiên Chúa bằng việc quan sát qua loa những luật lệ
thanh tẩy bên ngoài. Rất nhiều lần trong Cựu Ước cũng như trong Tân Ước, Thiên
Chúa đã từng nói với dân chúng: của lễ Ngài ưa thích không phải là những hiến tế
hay nghi lễ bên ngoài, nhưng là một tâm hồn thống hối và một trái tim ước muốn
thi hành thánh ý của Thiên Chúa.
Lối giải thích của Chúa Giêsu đảo ngược những
giá trị mà người Do-thái vẫn tin từ bao đời. Họ khó chịu vì Chúa Giêsu đã vô hiệu
hóa bao nhiêu luật thanh tẩy của họ. Rất khó cho họ chấp nhận cách giải thích của
Chúa Giêsu, vì một số trong họ, như 7 anh em nhà Maccabees sẵn sàng chấp nhận
cái chết chứ không ăn thịt heo mà họ coi là con vật dơ bẩn.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta cần xin cho được sự khôn ngoan của
Thiên Chúa như vua Solomon để giúp chúng ta biết cách phán đoán và hành xử
trong cuộc đời.
- Điều làm con người ra xấu xa tội lỗi không phải
là thực phẩm, hoàn cảnh, hay làm bạn với tội nhân; nhưng chính là những ước muốn
và việc làm xấu của con người.
- Chúng ta không thể đánh lừa Thiên Chúa, Đấng
thấu suốt mọi sự trong tâm hồn, bằng những lễ nghi và lề luật hời hợt bên
ngoài.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
****************
Thánh Giêrônimô
Emilianô linh mục
Người Ý (1481-1537)
Bổn mạng kẻ mồ
côi, bị bỏ rơi
1. Từ lính đến linh mục: Giêronimô sinh tại Venice nước Ý.
Khi đi lính, ông bị bắt giam tù. Trong tù, ông nghĩ về cuộc đời, nơi không có
gì là nhân đức.. Ông quyết định đổi đời, dâng mình cho Đức Mẹ. Sau phép lạ trốn
khỏi nhà tù, ông trở về Venice, ông săn sóc người bệnh, người nghèo trong nhà
thương ở đó. Ông cũng học làm linh mục và được thụ phong năm 1518, lúc 37 tuổi.
2. Cha kẻ mồ côi: Mười năm sau bệnh dịch bùng nổ,
cha săn sóc cho bệnh nhân và nuôi người đói bằng tiền của cha. Khi ấy có
nhiều trẻ mồ côi, không nhà ở, bị bỏ rơi. Cha quyết định hiến mình săn sóc
chúng. Cha đi mấy tỉnh chung quanh, và lập được 3 nhà mồ côi, nhà thương và nơi
ở cho phụ nữ hoàn lương. Cha đặt thời khoá biểu cho các em, như kiểu huấn luyện
ơn gọi ngày nay. Cha dạy giáo lý cho chúng.
Khi được 51 tuổi,
cha và 2 linh mục khác lập dòng săn sóc các trẻ mồ côi, huấn luyện ơn gọi
linh mục, huấn luyện trẻ em.
3. Chết vì lây bệnh: Thánh Giêrônimô khi săn sóc bệnh
nhân, đã bị lây bệnh và chết vì bị lây. Người qua đời đang khi kêu Tên Giêsu
Maria.
JOSEPHINE
BAKHITA (1869-1947)
người Sudan
Phi châu, 78 tuổi
Josephine Bakhita sinh tại Olgossa tỉnh
Darfur miền Nam nước Sudan (Phi châu) năm 1869.
Hồi 7 tuổi,
bé bị bắt cóc, bị bán làm nô lệ, và người mua đặt tên bé là Bakhita, nghĩa là
may mắn.
Bé bị bán đi
bán lại nhiều lần, Cô đã trải qua những thời gian nhục nhã và đau khổ xác
hồn không thể tả.
Cuối cùng vào năm 1883 người ta bán cho ông Callisto Legnani, lãnh sự người
Ý tại Khartoum, Sudan.
Trong ngôi nhà của ông lãnh sự, Bakhita cảm thấy được an vui êm ấm, nhưng
không khỏi nhớ đến ba má, gia đình mà không bao giờ có cơ hội gặp lại.
2 năm sau, vì tình hình chính trị thay đổi, ông lãnh sự phải rời Sudan để về
Ý. Bakhita đã xin và được cùng ông về miền đất xa lạ.
Về Ý, Bakhita ở với gia đình ông Augusto Michielli là bạn của ông cựu lãnh
sự trên. Bakhita coi giữ bé Mimmina Michieli con ông bà chủ mới.
Vì bên Ý
không có chế độ nô lệ, nên năm 1885 Bakhita được tòa án phán quyết như người tự
do.
Khi theo
Mimmina đi học giáo lí Công giáo , Bakhita cũng xin học và tỏ ý muốn theo đạo.
Chị được Rửa tội và Thêm sức năm 1890, lấy tên là Josephine.
Ít lâu sau,
ông Michielli muốn đưa con là Mimmina và Bakhita trở lại Phi châu với ông,
nhưng Bakhita từ chối.
Josephine vào
Dòng bác ái thánh nữ Magdalene of Canossa năm 1893 và 3 năm sau được tuyên khấn.
Năm 1902, Sơ
được chuyển sang tỉnh Schio (miền Bắc Verona), tại đây, Sơ giúp bếp, khâu vá,
giữ cửa đón khách nhà Dòng. Với tính đơn sơ và nụ cười trên môi, chẳng bao lâu,
Sơ được các trẻ em thương mến khi giúp việc trong trường địa phương của nhà
Dòng. Tại Schio (Vicenza), Sơ sống tới 45 năm. Mọi người gọi Sơ là "Mẹ
đen" “our Black Mother”.
Sơ thường nói với các trẻ: “Hãy ngoan,
Yêu mến Chúa . Cầu cho những ai chưa biết Người . Yêu mến Thiên Chúa là
ơn lớn lao chừng nào”
Trong khi chịu đau khổ bệnh nạn, Sơ nói như đang chịu ách nô lệ. Một lần
xin y tá: “Làm ơn nới lỏng những giây xích này, chúng nặng lắm!”
Chính Đức Mẹ đã giải thoát Sơ khỏi những đau khổ. Lời cuối cùng của Sơ là: “Lạy
Đức Mẹ, lạy Đức Mẹ (Our
Lady! Our Lady!)”, và nở nụ cười sau hết để về kết hợp với Đức Mẹ Chúa Trời.
Má Bakhita qua đời ngày 8 tháng 2 năm 1947, tại tu viện Schio, chung quanh
có các chị em trong Dòng từ biệt.
Tiếng thơm nhân đức đã lan tỏa, và nhiều người đã hưởng ơn phúc nhơ sự bầu
cử của thánh nữ Bakhita.
Năm 1959, thủ
tục phong thánh khởi sự. Sơ được phong Chân phước năm 1992. Và sau 8 năm, Sơ được phong hiển thánh.
Thiên Chúa Quan
phòng "săn sóc cho hoa đồng và chim trời" đã dẫn dắt người nữ nô lệ
này qua nhiều đau khổ gian nan tới tự do con người và tới niềm tin, sau cùng
là tới Nước Trời,
Trong bài giảng lễ phong thánh tại công
trường thánh Phêrô, Đức thánh cha Gioan Phaolô 2 nói: "Qua thánh nữ Josephine
Bakhita, chúng ta tìm thấy vị trạng sư sáng chói về sự giải phóng chân thật. Tiểu
sử cuộc đời thánh nữ nói lên sự chấp nhận không phải thụ động, nhưng là
giải quyết cách hiệu quả việc giải thoát các chị em phụ nữ khỏi những áp bức và
tàn bạo, đồng thời trả lại cho họ nhân phẩm đầy đủ về những bổn phận và quyền lợi."
---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét