Chúa Nhật
Ngày 09/06/2013
Tuần X
Thường Niên – Năm C
(Phần II)
Giáo Lý Phúc Âm - Chúa Nhật X
Quanh Năm C – ngày 9.6. 2013
CHÚA NHẬT X QUANH NĂM, NĂM C
Sách Các Vua quyển I 17.17-24; Thư Thánh
Phaolô gửi tín hữu Galata 1.11-19
và Phúc Âm Thánh Luca 7.11-17
I. Giáo Huấn P.Â.:
Thiên Chúa, Đấng toàn năng ban cho con
người sự sống. Trong Cựu Ước, tiên tri Êlia, người của Thiên chúa, cầu xin Chúa
ban sự sống cho con trai bà góa thành Sarépta.
Trong Tân Ước, Thiên Chúa toàn năng được
nhìn thấy qua con người của Chúa Giêsu, đấng quyền năng và giàu lòng thương
xót. Chúa chạnh lòng thương xót bà góa thành Naim và dùng quyền năng ban sự
sống cho con trai bà.
II.
Vấn nạn P.Â.
Tiên Tri Êlia
Elia sống
dưới thời vua Ahab, Ahaziah và Giêhôram, tức tiền bán thế kỷ 9
trước Công Nguyên. Elia có nghĩa “Yahvê là Chúa” Tên gọi nầy nhằm diễn tả sứ
mệnh của Elia: Bênh vực Thiên Chúa, chống lại thần Baal. Thời ấy Vua Omri, nước
Israel
đã cưới Izabel, công chúa nước Tyr, cho Akhab hoàng tử kế vị ông. Những hoàng
hậu ngoại giáo du nhập thần ngoại giáo vào Israel , cụ thể là hoàng hậu Izabel
của vua Ahab. Bà này đưa tà giáo vào cung điện, quảng bá thần Baal, một
thần được coi như nắm giữ mưa nắng ở trên trời và do đó cả mùa màng dưới mặt
đất. Tiên tri Êlia chủ trương độc thần: Yahvê là Chúa duy nhất của Israel ..
Tiên tri Elia thi tài và chiến thắng 450 tư tế của Hoàng hậu Izabel. Dân chúng
nổi dậy, giết hết tư tế ngoại giáo. Hoàng hậu Izabel ra lệnh lùng bắt Elia. Ông
trốn chạy lên núi thánh Chúa là Horeb mất 40 ngày (Sách các vua quyển I, chương
18 và 19)
Tiên Tri Êlia
là người được thấy Chúa và vinh quang Thiên Chúa trên núi Horeb.
Nhưng Ông cũng là người bị săn đuổi và bị bách hại vị bảo vệ niềm tin độc
thần của Do Thái. Ông đã đói lã nằm hôn mê trên đường lên núi Chúa. Sứ thần
Chúa đã hiện ra cho Ông bánh và nước để tiếp tục hành trình lên núi thánh (Sách
Các Vua quyển I chương 19) Cuộc đời của Tiên Tri là cuộc đời chiến đấu với tà
giáo để bảo vệ độc thần.
Trong bài đọc một, trích sách các Vua quyển I hôm nay cho thấy Tiên
Tri Êlia là người của Thiên Chúa. Ông đã áp người lên mình cậu bé con trai bà
góa Sarépta ba lần để truyền thần lực, tức sức sống của Thiên Chúa từ Ông sang
người chết. Quyền năng Chúa đã làm cho cậu bé sống lại. Chúng ta nghĩ ngay đến
câu chuyện sáng tạo, “Chúa thổi hơi vào cục đất sét và ban cho con người sự
sống. Thân thể người chết vô tri có khác gì đất sét, nhưng với quyền năng Chúa,
sự sống truyền sang và thân thể người chết sống dậy.
Chúng ta cũng không quên là Tiên Tri Êlia đã tuyên sấm chúc dữ cho Israel
vì tôn thờ Baal là phải bị hạn hán đói kém. "Yavê hằng sống! Thiên Chúa
của Israel ,
Ðấng tôi chầu hầu, những năm tới đây sẽ không có sương, cũng không có mưa, trừ
phi là thừa lệnh của tôi" (I Các Vua 17.1). Ông muốn chứng minh cho quyền
năng Thiên Chúa, chính Thiên Chúa làm chủ thời tiết chứ không phải Baal.
Tiên tri trốn chạy hoàng hậu Izabel độc ác và đến với góa phụ nghèo
và giàu lòng nhân ái thành Sarépta. Bà đã đón người của Thiên Chúa vào nhà, làm
bánh thết đãi Tiên tri bằng chính mớ bột và dầu sau cùng trong mà bà có ý
dành cho con trai và cho bà ăn lần cuối. Lòng nhân ái bà đã được đãi ngộ: bột
và dầu không bao giờ cạn và như hôm nay, con trai bà được cứu sống. Thiên Chúa
quyền năng tỏ lòng nhân ái với những ai có lòng nhân ái.
Qua những ơn
lạ Chúa ban cho bà góa Sarepta, chúng ta thấy Êlia, là người chuyển cầu hay là
khí cụ của lòng thương xót Chúa.Trong Sách Các Vua, cuốn I, Êlia thách thức 450
tiên tri của Baal dám thử các vị thần của họ xem ai là người đáp ứng lời cầu
nguyện bằng cách thiêu đốt hy lễ: Thần Baal hay Thiên Chúa? Dĩ nhiên, ngẫu thần
Baal không đáp lại được lời cầu xin, dù bị Êlia khéo léo nói khích (Các Vua
quyển I. chương 8.27).
Phần Êlia,
khi chuẩn bị dâng hy lễ, ông nói với dân: “Hãy đến gần tôi” (Các Vua quyển I.
18.30). Êlia nói thế là để mời dân cùng cầu nguyện với ông để xin cho dân từ bỏ
ngẫu thần. Đáp lại lời cầu nguyện của Êlia, Thiên Chúa đã biểu lộ lòng trung
thành, lòng thương xót và sức mạnh cứu rỗi của Người qua việc cho lửa từ trời
xuống thiêu đốt hy lễ của ông. Người cũng giúp dân trở lại với Người và tiếp
tục giữ lại Giao Ước Người từng ký với cha ông họ.
“Một ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng
ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân người!”- Liên hệ giữa Tiên Tri Êlia và Chúa
Giêsu
Phúc Âm nói: Đó là thái độ mọi người sau
khi chứng kiến việc Chúa cho con trai bà góa thành Naim sống lại. Lời ca
ngợi nầy không phải tự phát hay ngẫu hứng, nhưng đã có trong Sách Đệ Nhị Luật
chương 18.15-19 khi Ông Môisen tiên báo về một Đấng Messiah, một tiên tri lớn
sẽ xuất hiện giữa dân. Người Do Thái rất thấm nhuần Kinh Thánh Cựu Ước,
nên những phản ứng của họ rất “có đạo” hay rất là Kinh Thánh. Họ có thể nói
vanh vách những câu Kinh Thánh trong Cựu Ước để tỏ lòng ngưỡng mộ kỳ công của
Chúa. Bài Magnificat của Đức Mẹ Maria được ghi lại trong Luca 1.46-55 cũng thế.
Nó được mô phỏng theo bài ca của bà Anna trong Sách Tiên Tri Samuel quyển I
chương 2.1-10 khi bà biết mình mang thai Samuel theo chương trình của Thiên
Chúa.
Niềm mong đợi Đấng Messiah luôn âm ỉ trong
tâm hồn người Do Thái. Nên khi thấy Chúa Giêsu làm được những việc lạ phi
thường như cho người chết sống lại thì họ sẽ tôn vinh là tiên tri vĩ đại xuất
hiện ở giữa dân. Kinh Thánh Tân Ước ghi nhận Chúa Giêsu đã được ca tụng là tiên
tri lớn ở giữa dân như trong Phúc Âm Matthêô 13.57; Luca 7.16; Gioan 4.19 và
TĐCV. 3.22. Khi ca tụng Chúa Giêsu là tiên tri lớn qua việc cho con trai bà góa
thành Naim sống lại, chắc chắn người Do Thái không quên việc Êlia cho con trai
bà góa Thành Sarépta sống lại. Nếu Êlia là một tiên tri thì chắc chắn Giêsu
cũng phái là một tiên tri.
Nhưng sao Chúa Giêsu lại được coi là tiên
tri cao trọng hơn các tiên? Chúng ta hãy so sánh giữa việc Elia cho con trai bà
góa Sarépta sống lại và việc Chúa Giêsu cho con trai bà góa Thánh Naim sống
lại:
Mục
đích đạt được là sự phục sinh từ trong cõi chết.
Trình
bày cho mọi người thấy quyền năng của Thiên chúa: Chúa là Đâng ban sự sống và
giàu long thương xót.
Cách
thức có khác nhau:
Tiên
tri Êlia bồng lấy đứa bé trai, đưa lên phòng, đặt trên giường và kêu cầu Thiên
Chúa. Ông nằm áp trên cậu bé ba lần và kêu cầu Thiên chúa cứu sống cậu bé.
Còn
Chúa Giêsu “chạnh lòng thương và nói: bà đừng khóc nữa! Rồi người sờ vào quan
tài và phán “Này thanh niên! Tôi bảo anh chổi dậy!” Người chết liền ngồi lên và
bắt đầu nói. Chúa Giêsu không cầu khẩn, nhưng truyền lệnh cho thanh niên sống
lại. Chúa Giêsu không chạm vào thanh niên nhưng phán.. Trước mắt mọi người,
Chúa Giêsu quả thật cao trọng hơn các tiên tri. Trong tín lý thần học, chúng ta
nhận ra ngay một hành động sáng tạo của Thiên Chúa. Chúa muốn có ánh sáng! Ánh
sáng liền có. Ý muốn thành hiện thực là sáng tạo. Chỉ có Tạo Hóa mới sáng tạo.
Vậy Chúa Giêsu là Thiên Chúa, là Đấng Tạo Hóa quyền năng.
Khi Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor, có
Môsê và Êlia đến đàm đạo. Có 17 tiên trị Cựu Ước, tại sao chỉ có Êlia được chọn
để đàm đạo với Chúa? Như chúng ta đã nói: Êlia có nghĩa ‘Yahvê là Chúa’. Ông
được chọn làm tiên tri để chống tà thần và giúp dân thờ phượng Thiên chúa
độc thần. Ông bị bách hại và trốn chạy. Ông được diện kiến Thiên Chúa trên núi
Horeb. Kinh Thánh còn nói là ông về trời bằng xe lửa trong Sách các Vua quyển
II chương 2.11 “ Hai ông tiếp
tục đi và nói chuyện, thì này đây có một xe bằng lửa và ngựa cũng bằng lửa phân
rẽ hai người; và trong cơn gió lốc, Êlia lên trời. Êlisê thấy vậy kêu lên:
"Cha ơi, cha ơi, cha là xe và là người đánh xe Israel ".
Chúa Giêsu biến hình
trên đường xuống Giêrusalem để chịu khổ hình và chịu chết. Chúa Giêsu thực sự
mang thân phận bị bách hại của một tiên tri vì sứ mạng cứu độ. Elia xuất hiện
đàm đạo trong lần biến hình để nói lên ý nghĩa: hai cuộc đời nhưng một mục đích
là trung thành với sứ mạng, là để thánh ý Cha được tròn..Elia đã từng gặp Chúa
trên núi cao. Trong lần biến hình, ông xuất hiện và muốn chứng minh rằng: Chúa
Giêsu là Thiên Chúa, là Đấng mà Ông đã phụng thờ và diện kiến.
III. Thực hành P.Â.:
1) Chúa chạnh lòng thương xót bà góa thành Naim mất con và cho con bà
sống lại.
Tôi nhận tin
dữ từ những người thân quen. Người chồng, người Cha mới 48 tuổi bị ung thư gan,
trướng bụng và chết. Người vợ thành góa phụ. Những đứa con chưa thành thân đã
thành mồ côi Cha. Nợ nhà cửa còn đó. Tương lai gia đình thật bấp bênh. Những
tiếng kêu khóc thật buồn thảm qua điện thoại. Tiếng người đàn bà góa chồng nấc
nghẹn: Không dám trách phiền gì cả, nhưng thật quá đau lòng, chồng chết.. con
chưa thành người… làm sao một thân một mình có thể gồng gánh nỗi hỡi trời! Chết
còn sướng hơn là sống mà gánh chịu quá nhiều đau khổ thế nầy.
Tôi nghe lời
than tiếng khóc mà chạnh lòng thương xót, nhưng tôi làm được gì cho người thân
quen? Chúa còn “chạm đến quan tài, người khiêng đứng lại và Chúa truyền cho :
thanh niên chổi dậy! Người chết ngồi lên và bắt đầu nói!” Còn tôi chỉ chạnh
lòng thương xót và bó tay bất lực.
Nhưng tôi
cũng nhớ rằng: Trong suốt ba năm truyền đạo, Chúa chỉ cho có 3 người chết sống
lại: Con trai bà góa thành Naim; Con gái Ông Giairô và Lazarô… Chắc chắn số
người chết nhiều hơn 3 người nầy. Nhưng tại sao Chúa không cho họ sống lại tất
cả? Không! Chúa cho người chết sống lại để chứng tỏ quyền năng Thiên Chúa, Chúa
là sự sống và Chúa có lòng thương xót từ tâm trước cảnh khổ của người khác. Tuy
nhiên Chúa không cho tất cả người chết sống lại vì: sinh ra làm người, ai cũng
phải chết. Chết thể xác không là kết thúc nhưng là chuyển tiếp sang cuộc sống
lại mai sau trên thiên quốc. Ba người chết được cho sống lại rồi cũng sẽ chết.
Và nếu Chúa cứ tiếp tục cứu sống người chết này sang người chết khác thì không
thể có giai đoạn chuyển tiếp sang cuộc sống vĩnh cửu.
Cái Chúa muốn
tôi làm khi chứng kiến hay khi nghe biết cảnh tượng thương tâm là chạnh lòng
thương xót và chạm đến quan tài, tức nhìn ra thực tế của đời người và cầu cho
người chết được có cuộc sống trường sinh hạnh phúc. Tôi không thể nói mình bó
tay trong việc tỏ lòng thương xót và cầu nguyện cho người chết.
2) Góa bụa – Góa phụ - cô phụ.
Tất cả những danh từ trên đều diễn tả người
đàn bà chết chồng, sống cảnh cô đơn. Kinh Thánh ca ngợi nhiều bà góa, như bà
góa thành Zarépta, bà góa bỏ hai xu vào hòm tiền dâng cúng. Kinh Thánh cũng nói
rằng Chúa bênh vực góa phụ và con côi. Phong tục và văn chương Việt Nam
đều nói đến cảnh đáng thương của “mẹ góa con côi!”
Nhưng lạ thay không có từ đặc biệt nào để
gọi người đàn ông chết vợ. Dường như họ bị quên lãng chăng? Chết vợ cũng không
có gì đáng thương và giúp đỡ chăng? Thật sự không phải thế, nhưng người đàn
Ông, cả trong Kinh Thánh và trong văn chương Việt Nam được ví như cây tùng cây bách,
đứng sừng sững giữa trời. Còn phụ nữ thì ví như liễu yếu đào tơ. Người yếu đuối
thì được quan tâm nâng đỡ đặc biệt. Tâm lý chung là vậy.
Tôi muốn nói đến long thương xót dành cho
đời sống cô đơn của những người già nua tuổi tác nói chung, cả những người góa
vợ hay góa chồng. Tôi có dịp sống chung với 7 linh mục hưu trí. Tất cả đã ngoài
tám mươi. Ngày sống của họ thật dài và buồn. Tuy nhiên, bản chất con người
không bao giờ muốn mình trở thành vô dụng hay hết xài. Nên các Ngài rất vui khi
được nhờ làm chuyện gì đó. Cuộc tiếp xúc hay nói chuyện bao giờ cũng quá ngắn
với họ. Họ không thích ai đó chỉ đứng ở cửa nói đôi câu cần thiết rồi bỏ đi,
nhưng vào phòng, từ từ ngồi ghế, uống tách trà và chuyện trò lai rai kéo dài.
Họ có khuynh hướng quan trọng hóa vấn đề
như chỉ cần làm một việc nhỏ thôi, các Ngài cũng dành giờ để chuẩn bị và thiết
kế làm cho mọi chuyện thành nghiêm trọng và mất giờ. Chỉ nhờ chụp hình thôi,
nhưng cũng mang chân máy chụp ra dàn dựng, rồi kiểu ngắm, bộ đứng sao cho đúng
cách….Nếu ai không biết chạnh lòng thương xót, sẽ nản lòng và không còn nhờ họ
nữa. Họ rất buồn khi không được nhờ…
Cuốn Phim tôi tạm đặt tên là “Chạnh lòng
thương xót” mô tả những linh mục già yếu ở Việt Nam đã gây xúc động cho vô số
giáo dân Việt Nam khi nhìn thấy những linh mục già nua, sau nhiều năm tháng phục
vụ, giờ đây sống cô đơn, tay run run không sao cầm nổi ly nước uống hay tô cháo
mà ăn. Cần ít là thêm một cuốn phim “Chạnh lòng thương xót” khác để trình bày
về cảnh sống cô đơn, đôi khi buồn chán và có cảm tưởng bất cần, vô dụng của
những nữ tu già nua, bệnh hoạn hay gần chết.
Rối cũng cần thêm vài cuốn phim “Chạnh lòng
thương xót” để mô tả những ông bà cao niên người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước. Họ
từng là những người có tên tuổi và hữu dụng, nhưng giờ đây sống âm thầm trong
một căn hộ mướn, ở xứ người. Họ cố gắng đi lễ và nhất là đóng góp tài chánh cho
giáo xứ theo số tiền hạn chế của mình…. nhưng nhiều khi bị khinh thường, bị đào
thải và bị lãng quên. Mong các giáo xứ hải ngoại có một “chạnh lòng thương xót”
thật sự với người cao niên, già yếu, cô đơn. Tuổi già, sức yếu, cô đơn! Ai rồi
cũng sẽ trải qua. Hãy chạnh lòng thương xót để được xót thương. Amen
Lm. Phêrô Trần thế Tuyên
09/06/13 CHÚA
NHẬT TUẦN 10 TN – C
Lc 7,11-17
Lc 7,11-17
SỰ VĨ ĐẠI CỦA THIÊN CHÚA
“Một vị ngôn sứ vĩ đại xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa
thăm dân Người.” (Lc 7,16)
Suy niệm: Dân chúng vô cùng thán phục khi
chứng kiến việc Chúa Giê-su làm cho con trai bà góa thành Na-in chỗi dậy từ cõi
chết. Họ ca tụng Ngài là vị ngôn sứ vĩ đại, và qua Ngài, Thiên Chúa đã viếng
thăm dân Người. Dấu chỉ để họ nhận ra sự vĩ đại của Thiên Chúa là làm cho kẻ
chết sống lại –bởi đặc tính của Ngài là làm cho sống. Nhưng một vài trường hợp
được sống lại từ cõi chết –như trường hợp này, hay La-da-rô chết chôn bốn ngày
sống lại (Ga 11,1-45)– chỉ là dấu chỉ cho một công trình vĩ đại hơn. Thiên Chúa
viếng thăm không chỉ một số người Ít-ra-en, mà là toàn thể nhân loại; không chỉ
hoàn sinh để rồi lại chết, mà là sự sống trường cửu, sự sống đời đời mà được
ban cho nhân loại nhờ sự phục sinh của chính Ngài. Rất tiếc, nhiều người không
nhận ra sự vĩ đại này của Thiên Chúa!
Mời Bạn: Có khi chính chúng ta cũng
không nhận ra sự vĩ đại đó: Chúng ta tạ ơn Chúa khi được tai qua nạn khỏi, nhưng lại rất khó chấp nhận
–chẳng hạn– việc Chúa gọi chúng ta từ bỏ cõi đời này để vào cõi vĩnh hằng với
Ngài. Tin vào sự vĩ đại của Thiên Chúa để được sống đời đời: Thật đơn giản, đó
chính là tin vào Đức Ki-tô, bởi: “Ai tin vào Ngài thì dù có chết cũng sẽ được sống” (Ga 11,25).
Sống Lời Chúa: Hãy siêng năng đến với Bí tích
Thánh Thể, vì Đấng Vĩ Đại từng nói: “Ai ăn thịt và uống máu Ta sẽ có sự sống đời đời” (Ga 6,54).
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa là sự sống
lại và là sự sống. Xin ban thêm niềm tin cho chúng con, để chúng con cùng vác
thập giá với Chúa trong cuộc đời để sẽ được cùng sống lại với Chúa.
THIÊN
CHÚA VIẾNG THĂM DÂN NGƯỜI
Suy niệm:
Thánh Luca đã viết câu chuyện này như một người
quay phim.
Ngài bắt đầu từ cảnh Đức Giêsu và các môn đệ
cùng đi với một đám đông.
Thầy trò và mọi người đang trên đường tiến vào
thành Nain.
Khi gần đến cửa thành thì lại gặp một đám đông
khác đi ra.
Đây là một đám tang lớn có đông người theo ra
mộ.
Sau đó là cận cảnh Đức Giêsu gặp bà mẹ của
người chết.
Cuối cùng trở lại với cảnh của hai đám đông
kinh sợ ngỡ ngàng,
và câu chuyện kỳ diệu lan ra khắp Giuđê và các
vùng lân cận.
Chuyện Đức Giêsu gặp đám tang là chuyện tình cờ
trên đường.
Nhưng điều đánh động trái tim Ngài lại không
phải là chuyện người chết,
dù anh thanh niên này chết khi còn cả một tương
lai.
Điều thu hút cái nhìn và mối quan tâm của Đức
Giêsu chính là bà mẹ.
Đó là một bà góa không còn chỗ nương tựa.
Bà đã dự đám tang của người chồng.
Và bây giờ bà lại dự đám tang của đứa con trai
duy nhất.
Chỗ dựa còn lại và cuối cùng cũng bị lấy đi.
Đức Giêsu hiểu rất nhanh về nỗi đau của người
phụ nữ.
Bà biết mình bị trắng tay cả về tình cảm lẫn
vật chất.
Có lẽ bà đã nhiều lần tự hỏi: Thiên Chúa ở đâu?
Đức Giêsu trông thấy bà, thấy nỗi đau và nước
mắt.
Ngài bảo: Bà đừng khóc nữa (c. 13).
Dường như Ngài không có khả năng chịu được nước
mắt của người khác.
Khi thấy cô chị Maria khóc em là Ladarô đã chết
(Ga 11, 33),
Đức Giêsu đã thổn thức và xao xuyến, rồi Ngài
bật khóc (Ga 11, 34).
Sau này Ngài hỏi chị Maria Mađalêna khóc bên mộ
vì mất xác Thầy:
Này bà, tại sao bà khóc? (Ga 20, 15).
Đức Giêsu hiểu rõ nỗi đau của sự chia ly bởi
cái chết.
Ngài cũng hiểu rõ về nước mắt của phận người,
dù vì bất cứ lý do gì.
Nhiệm vụ của Ngài là lau khô nước mắt và làm
cho con tim vui trở lại.
Đức Giêsu đã chạm đến quan tài, hay đúng hơn,
chạm vào cái cáng khiêng xác được chôn theo
kiểu người Do Thái.
Ngài nói với anh như ra lệnh: Tôi bảo anh, hãy
trỗi dậy (c.14).
Anh thanh niên ngồi dậy và bắt đầu nói: anh đã
được hoàn sinh.
Như Êlia ngày xưa, Ngài trao anh cho bà mẹ (1 V
17,23).
Ai là người vui
nhất? Bà mẹ, người con, đám đông, hay Đức Giêsu?
Có lẽ là Đức
Giêsu, người đã đem lại hạnh phúc cho người khác.
Khi đứa con lao
vào vòng tay mẹ,
khó lòng Ngài giấu
được giọt nước mắt vì vui.
Đám đông kêu lên:
Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người (c.16).
Thiên Chúa không
chỉ thăm dân Do Thái qua Đức Giêsu (Lc 1, 68.78; 19, 44),
Chương trình làm
việc mỗi ngày của Ngài là thăm cả thế giới.
Thiên Chúa Ba Ngôi
vẫn đến thăm tôi qua bao người khác,
và Ngài muốn tôi
đi thăm để lau khô nước mắt cho người bạn gần bên.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
Khi làm người, Chúa đã nhận trái đất này làm
quê hương.
Chúa đã ban nó cho chúng con như một quà
tặng tuyệt vời.
Nếu rừng không còn xanh, dòng suối không còn
sạch,
và bầu trời vắng tiếng chim.
thì đó là lỗi của chúng con.
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã đến làm người để tôn vinh phận
người,
vậy mà thế giới vẫn có một tỷ người đói,
bao trẻ sơ sinh bị giết mỗi ngày khi chưa
chào đời,
bao kẻ sống không ra người, nhân phẩm bị chà
đạp.
Đó là lỗi của chúng con.
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đến đem bình an cho người Chúa thương,
vậy mà trái đất của chúng con chưa một ngày
an bình.
Chiến tranh, khủng bố, xung đột, có mặt khắp
nơi.
Người ta cứ tìm cách giết nhau bằng thứ vũ
khí tối tân hơn mãi.
Đó là lỗi của chúng con.
Lạy Chúa Giêsu ở Belem,
Chúa đã cứu độ và chữa lành thế giới bằng
tình yêu khiêm hạ,
nhưng bất công, ích kỷ và dối trá vẫn thống
trị địa cầu.
Chúa đến đem ánh sáng, nhưng bóng tối vẫn
tràn lan.
Chúa đến đem tự do, nhưng con người vẫn bị
trói buộc.
Đó là lỗi của chúng con.
Vì lỗi của chúng con, chương trình cứu độ
của Chúa bị chậm lại,
và giấc mơ của Chúa sau hai ngàn năm vẫn
chưa thành tựu.
Mỗi lần đến gần máng cỏ Belem,
xin cho chúng con nghe được lời thì thầm gọi
mời của Chúa
để yêu trái đất lạnh giá này hơn,
và xây dựng nó thành mái ấm cho mọi người.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Lectio: Chúa Nhật X Thường Niên (C)
Chúa Nhật, 9 Tháng 6, 2013
Đức Giêsu cho con trai một bà góa thành Na-in
sống lại
Chúa Giêsu chạnh lòng thương
Lc 7:11-17
1. Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa Thánh Thần, sức sống của linh hồn con,
con thờ lạy Chúa. Xin Chúa soi sáng, hướng dẫn con, tăng
sức, phù trợ con, dạy cho con luôn tuân theo Thánh Ý của Chúa Cha. Xin Chúa hãy giúp con biết Chúa muốn
gì: con hứa là sẽ dâng trọn tất cả những gì
Chúa muốn nơi con và chấp nhận tất cả những gì xảy đến với con.
Amen.
(ĐHY Désiré Mercier)
2. Bài Đọc
a) Chìa khóa dẫn đến bài đọc:
Bài Phúc Âm của Chúa
Nhật hôm nay cho chúng
ta câu chuyện con trai của bà góa
thành Na-in được sống lại. Một
cái nhìn vào bối cảnh văn học của chương 7 theo sách Tin Mừng Luca sẽ giúp
chúng ta hiểu được câu chuyện này. Tác
giả Phúc Âm muốn cho thấy rằng Chúa Giêsu mở đường cho chúng ta bằng cách cho
chúng ta thấy một điều gì đó mới mẻ về Thiên Chúa như nó đến với chúng ta trong
lời loan báo Tin Mừng. Đây
là cách mà sự chuyển đổi và cởi mở sắp xảy ra: Đức Giêsu lắng nghe lời cầu khẩn của
dân ngoại, không phải là người Do Thái (Lc 7:1-10) và cho con trai một bà góa
sống lại (Lc 7:11-17). Cách
thức mà Chúa Giêsu mặc khải về Nước Thiên Chúa đến như một sự bất ngờ cho những
người anh em Do Thái lá những người không quen với lối cởi mở này. Đó cũng là một điều ngạc nhiên cho ông
Gioan Tẩy Giả là kẻ đã sai người đến hỏi thăm: “Thầy có thật là Đấng phải đến không,
hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?” (Lc
7:18-30). Chúa Giêsu chế
giễu tính hay thay đổi của những kẻ đương thời với Người: “Họ giống như lũ trẻ ngồi ở giữa chợ
mà gọi nhau: ‘Tụi tôi thổi
sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa; tụi tôi hát bài đưa đám, mà các anh
không khóc than’” (Lc 7:31-35). Cuối
cùng, chúng ta trông thấy sự cởi mở của Chúa Giêsu đối với phụ nữ (Lc 7:36-50).
b) Bài đọc
Trích Tin Mừng theo
thánh Luca (7:11-17)
11 Sau đó, Đức Giêsu đi đến thành kia gọi
là Na-in, có các môn đệ và một đám rất đông cùng đi với Người. 12 Khi Đức Giêsu đến gần cửa thành, thì
đang lúc người ta khiêng một người chết đi chôn, người này là con trai duy
nhất, và mẹ anh ta lại là một bà góa. Có một đám đông trong thành cùng đi với
bà. 13 Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương
và nói: "Bà đừng khóc nữa! " 14 Rồi Người lại gần, sờ vào quan tài.
Các người khiêng dừng lại. Đức Giêsu nói: "Này người thanh niên, tôi bảo
anh: hãy trỗi dậy! " 15 Người chết liền ngồi lên và bắt đầu
nói. Đức Giêsu trao anh ta cho bà mẹ. 16 Mọi người đều kinh sợ và tôn vinh
Thiên Chúa rằng: "Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và
Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người".17 Lời này về Đức Giêsu được loan truyền
khắp cả miền Giuđêa và vùng lân cận.
c) Phần
phân đoạn văn bản để trợ giúp cho bài đọc:
Lc 7:11-12: Cuộc
gặp gỡ của hai đám rước
Lc 7:13: Lòng
trắc ẩn trong hành động
Lc 7:14-15: “Này
người thanh niên, Ta bảo anh: hãy trỗi dậy!”
Lc 7:16-17: Các
hệ quả
3. Giây phút thinh lặng cầu nguyện
Để Lời Chúa có thể thấm
nhập và soi sáng đời sống của chúng ta.
4. Một vài câu hỏi gợi ý
Để giúp chúng ta trong
phần suy gẫm và cầu nguyện cá nhân.
a) Văn bản cho chúng ta biết rằng có hai
nhóm người. Nhóm người nào
được Chúa Giêsu để ý đến?
b) Động lòng trắc ẩn, Chúa Giêsu cho con
trai bà góa sống lại. Sự
đau khổ của người khác có làm tôi động lòng trắc ẩn như thế không?
c) Tôi phải làm những gì để giúp đỡ người
khác vượt qua được sự đau khổ và mở ra một đời sống mới cho họ?
d) Thiên Chúa đã ghé thăm dân
Người. Tôi có nhận ra được
nhiều chuyến viếng thăm của Thiên Chúa trong đời tôi và trong đời sống người ta
không?
e) Tôi có biết ơn, tôi có ngợi khen và tạ
ơn Chúa vì rất nhiều những điều tốt đẹp tôi đã nhận được không?
5. Dành cho những người muốn đào sâu hơn
vào chủ đề
a) Lời bình giải về văn bản
Lc 7:11-12: Cuộc
gặp gỡ của hai đám rước
“Sau đó, Đức Giêsu đi
đến thành kia gọi là Na-in, có các môn đệ và một đám rất đông cùng đi với
Người. Khi Đức Giêsu đến
gần cửa thành, thì đang lúc người ta khiêng một người chết đi chôn, người này
là con trai duy nhất, và mẹ anh ta lại là một bà góa. Có một đám đông trong
thành cùng đi với bà.”
Thánh Luca giống như một
họa sĩ. Với một ít chữ, ông
đã phác họa ra một bức tranh rất đẹp về cuộc gặp gỡ của hai đám đông hay đám
rước, một đám tang đang rời thành và cùng đi với bà mẹ góa đưa người con trai
duy nhất của bà ra nghĩa trang; một đám đông khác đang đi theo Chúa Giêsu tiến
vào thành. Cả hai gặp nhau
tại một quảng trường nhỏ gần cổng thành Na-in.
Lc 7:13: Lòng
trắc ẩn trong hành động
“Trông thấy bà, Chúa
chạnh lòng thương và nói: ‘Bà đừng khóc nữa!’" Vì chạnh lòng thương nên đã khiến Chúa
Giêsu nói và làm. Lòng
thương xót hay lòng trắc ẩn, theo nghĩa đen, có nghĩa là cùng chịu đau khổ với,
cảm thông được nỗi đau khổ của người khác, đặt mình trong cùng hoàn cảnh và
đồng cảm với nỗi đau khổ của người khác. Đó là lòng thương xót đã khơi nên
quyền năng trong Chúa Giêsu, quyền năng của sự sống vượt thắng cái chết, quyền
năng của sự tác tạo.
Lc 7:14-15: “Này
người thanh niên, Ta bảo anh: hãy trỗi dậy!”
“Rồi Chúa Giêsu tiến lại
gần, chạm vào quan tài và nói: ‘Này người thanh niên, Ta truyền cho anh: hãy
trỗi dậy!’ Người chết liền
ngồi lên và bắt đầu nói. Đức
Giêsu trao anh ta cho bà mẹ”. Đôi
lúc, khi có nỗi đau khổ lớn lao vì cái chết của người thân yêu, người ta nói
rằng: “Vào thời của Chúa
Giêsu, khi Chúa bước đi trên trái đất này, đã có hy vọng không mất đi người
thân yêu bởi vì Chúa Giêsu có thể làm cho người ta sống lại”. Những người như thế đã nghĩ đến việc
con trai bà góa thành Na-in được cho sống lại như là một việc gì đó đã xảy ra
trong quá khứ, khiến chúng ta nghĩ về quá khứ và nhất định có chút ghen
tị. Tuy nhiên, ý định của Tin Mừng không phải là để chúng ta nghĩ về quá
khứ hoặc đưa đến lòng đố kỵ, mà là để giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về sự hiện
diện sống động của Chúa Giêsu ở giữa chúng ta. Chính Chúa Giêsu, Đấng có
quyền năng chiến thắng cái chết và nỗi đau đớn về cái chết, và là Đấng tiếp tục
sống ở giữa chúng ta. Người
đang ở với chúng ta hôm nay và khi đối mặt với các khó khăn có khả năng dìm
chúng ta xuống thì Người lại nói một lần nữa: “Ta truyền cho ngươi, hãy chỗi dậy!”
Lc 7:16-17: Các
hệ quả
“Mọi người đều kinh sợ
và tôn vinh Thiên Chúa rằng: ‘Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta,
và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người’. Lời
này về Đức Giêsu được loan truyền khắp cả miền Giuđêa và vùng lân cận.” Đây là vị ngôn sứ đã được báo trước
bởi ông Môisen (Đnl 18:15). Thiên
Chúa Người đến viếng thăm chúng ta là “Cha của các cô nhi và là Đấng che chở
cho các quả phụ (TV 68:6; xem Gđt 9:11).
6. Lời nguyện – Thánh Vịnh 68:5-9:
5 Hãy hát mừng Thiên Chúa, đàn ca kính
danh Người,
hãy dọn đường cho Đấng ngự giá đằng vân.
Danh Người là ĐỨC CHÚA;
trước Thánh Nhan, hãy vui mừng hớn hở.
6 Cha nuôi dưỡng cô nhi, Đấng đỡ bênh quả phụ,
chính là Thiên Chúa ngự trong thánh điện Người.
7 Kẻ cô thân, Thiên Chúa cho nhà cửa,
hạng tù đày, Người trả lại tự do hạnh phúc,
còn quân phản nghịch phải ở nơi khô cằn.
8 Lạy Thiên Chúa,
thuở Ngài lãnh đạo đoàn dân riêng xuất trận,
thuở Ngài tiến bước trong sa mạc hoang vu,
hãy dọn đường cho Đấng ngự giá đằng vân.
Danh Người là ĐỨC CHÚA;
trước Thánh Nhan, hãy vui mừng hớn hở.
6 Cha nuôi dưỡng cô nhi, Đấng đỡ bênh quả phụ,
chính là Thiên Chúa ngự trong thánh điện Người.
7 Kẻ cô thân, Thiên Chúa cho nhà cửa,
hạng tù đày, Người trả lại tự do hạnh phúc,
còn quân phản nghịch phải ở nơi khô cằn.
8 Lạy Thiên Chúa,
thuở Ngài lãnh đạo đoàn dân riêng xuất trận,
thuở Ngài tiến bước trong sa mạc hoang vu,
9 đất đã chuyển rung, trời cũng tan chảy,
trước mặt Thiên Chúa, Đấng xuất hiện tại núi Xi-nai,
trước mặt Thiên Chúa là Thiên Chúa của Ít-ra-en.
trước mặt Thiên Chúa, Đấng xuất hiện tại núi Xi-nai,
trước mặt Thiên Chúa là Thiên Chúa của Ít-ra-en.
7. Lời Nguyện
Kết
Lạy Chúa Giêsu, chúng
con xin cảm tạ Chúa về Lời Chúa đã giúp chúng con hiểu được ý
muốn của Chúa Cha. Nguyện
xin Thần Khí Chúa soi sáng các việc làm của chúng con và ban cho chúng con khả năng để thực thi Lời Chúa đã mặc khải cho
chúng con. Nguyện xin cho
chúng con, được trở nên giống như Đức Maria, thân mẫu Chúa, không những chỉ
lắng nghe mà còn thực hành Lời Chúa. Chúa
là Đấng hằng sống hằng trị cùng với Đức Chúa Cha trong sự hiệp nhất với Chúa
Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét