Chúa Nhật Ngày 23/06/2013
Chúa Nhật Tuần XII Thường
Niên – Năm C
(Phần
II)
CHÚA NHẬT XII QUANH NĂM, NĂM C
Sách Tiên Tri Giacaria 12.10-11; Thư Thánh
Phaolô gửi tín hữu Galata 3. 26-29
và Phúc Âm Thánh Luca 9.18-24
I. Giáo Huấn P.Â.:
Phêrô tuyên tín “Thầy là Đức Kitô của Thiên
Chúa”.
Thân phận của Đức Kitô là chịu nhiều đau
khổ, bị ghét bỏ, bị giết chết nhưng rồi sẽ phục sinh vinh hiển.
Theo Chúa là làm như Chúa làm: từ bỏ chính
mình và vác thánh giá theo Chúa.
II. Vấn nạn
P.Â.
Sự khác biệt giữa các tường thuật liên quan
đến việc Phêrô tuyên tín.
Phúc Âm Luca 9, 18-21 hôm nay tường thuật:
Hôm ấy Chúa cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng ở đó. Chúa đã chất vấn
dư luận dân chúng về mình. Phêrô tuyên tín: Thầy là Đức Kitô của Thiên Chúa.
Phúc Âm Marcô 8, 27-30 tường thuật: Trên
đường đi về một làng gần thành Cêsarêa Phillipphê , Chúa hỏi các tông đồ cho
biết dư luận bàn tán về Chúa như thế nào. Phêrô tuyên tín, “Thầy là Đấng
Messia”
Phúc Âm Matthêô 16, 13-20 tường thuật: Chúa
Giêsu đến lãnh thổ gần Cêsarêa Phillipphê và hỏi các môn đệ mình về dư luận dân
chúng nói Chúa là ai. Phêrô tuyên tín “Thầy là Đấng Messia, Con Thiên Chúa hằng
sống”. Ngay sau đó, Chúa xác nhận là chính Thiên Chúa Cha đã soi sáng cho Phêrô
biết nói như vậy. Chúa đã trao chìa khoá nước trời và quyền cầm buộc cho Phêrô
ngay lúc đó.
Thầy là Đức Kitô của Thiên Chúa.
Thầy là Đấng Messia.
Thầy là Đấng messia, Con Thiên Chúa hằng
sống.
Cũng từ miệng Phêrô nhưng ba lời tuyên tín
có sự khác biệt.
Tên gọi Kitô, dịch từ
Christos trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là Đấng được xức dầu. Trong tiếng Do Thái
từ Kitô được dịch là Masiah, chúng ta quen gọi là Đấng Messia, cũng cùng nghĩa
là “Đấng được xức dầu”
Kitô không phải
là tên họ của Chúa Giêsu mà là tước vị của người mang tên là Giêsu. Nên chúng
ta thường hay gọi Chúa Giêsu Kitô hay Chúa Giêsu Đấng được xức dầu.
Nên khi Phêrô tuyên
tín: Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa hay Thầy là Đấng Messia đếu có cùng ý
nghĩa: Thầy là Thiên Chúa. Phúc Âm Matthêô thêm: Thầy là Đấng Messia, Con Thiên
Chúa hằng sống. Matthêô làm trọn vẹn lời tuyên tín của Phêrô hơn: Giêsu
thành Nazaret là Đấng được xức dầu, là Thiên Chúa và là Con Thiên Chúa hằng
sống.
Matthêô viết Phúc Âm cho người Do Thái
chính gốc, nên Ông muốn dùng miệng của Phêrô để tuyên bố công khai rằng: Người
mang tên Giêsu, con Bác Thợ Mộc Giuse và bà Maria làng Nazarét là Con Thiên
Chúa xuống làm người và ở giữa chúng ta. Người Do Thái luôn mong đợi Đấng Cứu
Thế, nhưng không thể chấp nhận anh thanh niên Giêsu nầy là Kitô hay Messia.
Trong phiên toà xử đêm Tối Thứ Năm, Thượng Tế Caipha đã xé áo mình ra và tuyên
bố là: Giêsu đáng chết vì phạm thượng, dám tự nhận mình là Con thiên Chúa. Tội
nầy là đáng chết rồi, không cần thêm chứng cớ nào khác!
Kết luận: Lời tuyên tín cùng đến từ miệng
Phêrô, cùng một ý nghĩa nhằm tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng được xức dầu, là
Thiên Chúa. Nhưng Matthêô đã nhấn mạnh hơn khi thêm “Con Thiên Chúa Hằng sống!”
nhằm xác định với người Do Thái về việc Thiên Chúa sinh làm người. Lời tuyên
xưng nầy chỉ có thể đến từ Trời cao, từ Thiên Chúa. Chính vì thế, Phêrô thành
người giữ chìa khoá Nước Trời để nhận những ai biết tuyên xưng rằng: Giêsu là
Thiên Chúa và là Con Thiên Chúa hằng sống như Ông tuyên xưng hôm nay.
Con Người phải chịu nhiều đau khổ, bị khai
trừ, bị giết chết và phục sinh vinh quang.
Những đau khổ cùng cực
của Chúa Giêsu trong 24 giờ cuối đời: Bữa tiệc ly và âm mưu phản Thầy của
Giuđa. Mồ hôi mướt máu trong vườn cây dầu, bị bắt, bị xét xử như tên tội phạm,
bị lăng nhục, bị dân chúng la ó đòi giết chết, bị môn đệ bỏ rơi và chối bỏ, bị
đánh dòn, bị vác thánh giá và bị giết chết trên thánh giá.
Đây là những đau
khổ thấy được hay nói khác hơn nó xảy ra sờ sờ trước mắt người đương thời và
còn ghi lại rõ ràng trong các Phúc Âm và sách sử ngoài đời. Tuy nhiên có nhiều
đau khổ mà Chúa phải âm thầm chịu đựng. Có lần Chúa ngồi buồn nhìn thành thánh
tráng lệ và tương lai sẽ bị phá sập. Chúa đã khóc thương cho Giêrusalem cứng
cổ, không để Chúa qui tụ trong bóng cánh cứu độ của Ngài. Có lần Chúa buồn vì
dân chúng bỏ đi sau khi phép lạ hoá bánh ra nhiều và tuyên bố “Thịt Ta là của
ăn và máu Ta là của uồng” Nguời ta rút lui dần, các môn đệ cũng vậy, đến
nỗi Chúa phải hỏi họ: Còn các con, chắc cũng định bỏ đi? Nhưng Phêrô đã nhanh
miệng an ủi: Bỏ Thầy con biết theo ai?
Từ trên Thánh Giá, Chúa
đã nhìn thấy gì? Gươm dáo và bỏ rơi, kẻ thù nhiều vô kể. Bạn bè, môn đệ đôi ba
người. Còn cảnh nào khổ cho bằng cảnh bị bỏ rơi?
Con Người phải chịu nhiều
đau khổ:
NHIỀU có nghĩa là những
gì có thể đếm và những gì không có thể kể ra.
NHIỀU có nghĩa là những
gì thấy và cả những gì không thấy.
NHIỀU có nghĩa không chỉ
vào cuối đời nhưng là SUỐT ĐỜI.
NHIỀU có nghĩa bị nhiều
người khai trừ, ruồng bỏ và nhiều lần.
NHIỀU có nghĩa là nặng
nề, trầm trọng và gây ra cái chết.
Chúng ta thường nói: Chúa
chết trên Thánh Giá để cứu chúng ta. Điều nầy không sai, nhưng chưa đủ: Cứu
chuộc là một chuỗi những hành động cứu độ: Sinh ra làm người – chịu nhiều đau
khổ - Bị giết chết và Phục sinh Vinh quang và lên Trời vinh hiển. Đó là toàn bộ
bức vẽ của ơn cứu độ mà Chúa thực hiện cho con người.
Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình,
vác thập giá mình hằng ngày mà theo.
Nói khác đi, Chúa có thể nói như thế nầy:
Ai muốn theo tôi, thì hãy sống như tôi sống, làm những gì tôi đã làm, nói những
gì tôi đã nói, đau khổ như tôi đã đau khổ, chết như tôi chết và sống lại như
tôi đã sống lại.
Chúng ta là những người theo Chúa. Người ta
cũng hay nói chúng ta là những Kitô khác. Tức chúng ta được kêu gọi thành một
bản photo copy của Chúa Kitô. Không ai thấy Chúa cả, nhưng làm sao để người ta
thấy chúng ta và nhận ra Chúa. Tiếng bây giờ gọi là chứng nhân.
Từ bỏ chính mình và vác
thập giá.
Người ta thích cắt nghĩa
dài dòng thế nào là từ bỏ chính mình và vác thập giá. Một cách hết sức đơn
giản: Bỏ cái mình thích và nhận lấy cái mình không thích. Chúng ta có thể liệt
kê hàng trăm thứ mình thích: thích ăn, thích ngủ, thích tiền, thích tình, thích
lè phè vô trách nhiệm…. Xin từ bỏ. Chúng ta có thể liệt kê hàng trăm thứ mình
không thích: không thích làm việc nghiêm túc, không thích vâng lời hay lắng
nghe, không thích bị lăng nhục, chê cười hay chỉ trích…. Xin nhận lấy.
Nhiều người
cho rằng: Phi lý, ai đời lại bỏ cái mình thích và nhận lấy cái mình không
thích. Nhưng đó là luật của Phúc Âm và là luật của Thánh Giá. Phúc Âm tức lời
giảng của Chúa nhằm mang ơn phúc cho con người. Chúa đã giảng: Yêu thương kẻ
thù và làm ơn cho kẻ ghét các người. Chúa đã giảng: Không ai yêu người khác cho
bằng dám chết cho người mình yêu. Chúa đã giảng rằng: Sắp dâng của lễ mà nhớ có
gây bất hoà với người khác. Hãy bỏ đó, đi làm hoà trước rồi đến dâng của lễ
sau. Chúa đã giảng: Thời giờ đã điểm và Nước Thiên Chúa đã gần. Hãy sám hối và
tin vào Phúc Âm! Chúa đã giảng về chuyện Ông Phú hộ giàu có ăn uống linh đình
thừa mứa, còn Ladarô nghèo khổ, chực chờ những mẫu bánh vụn rơi từ bàn ăn mà
không có….. Đó là Phúc Âm. Phúc Âm là những nghịch thường nhưng là Lời mang ân
phúc.
Chúa đã nói:
Tớ không hơn chủ! Trò không qua thầy! Chúa là Chủ và là Thầy mà còn phải từ bỏ
chính mình, chịu nhiều đau khổ, bị thù ghét, lăng nhục và bị giết thì làm sao
chúng ta có thể làm khác hơn qui luật Phúc Âm và qui luật của Thánh Giá nầy?
III. Thực hành P.Â.:
1) Tuyên tín: Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa. Thầy là Đấng được xức
dầu.
Tuyên tín, tức tuyên xưng những điều mình
tin. Chúng ta phải tin những gì?
Tin những gì Chúa dạy và Hội Thánh truyền?
Điều Chúa dạy và Giáo Hội truyền chúng ta
tin, gọi là tín điều.
Tất cả tín điều gói gọn trong Kinh Tin
Kính.
Khi nói tín điều, tức điều mình tin, rất
khác biệt với điều mình hiểu. Tín điều là đối tượng của đức tin chứ không của
trí tuệ. Nên hiều rõ hay đã chứng kiến tận mắt thì không cần tin. “Tôi tin” có
nghĩa tôi không hiểu và không thấy.
Trong Kinh Tin Kính của các tông đồ dạy
chúng ta tuyên xưng: Tôi tin Hội Thánh Công Giáo. Hội Thánh Công Giáo là
Hội Thánh nào? Thưa là Hội Thánh do chính Chúa thiết lập trên nền tảng các
thánh Tông Đồ và trao quyền lãnh đạo cũng như cầm giữ cho Phêrô, đại diện cho
các tông đồ thời bấy giờ. Từ đó, Giáo Hội được gọi là Thánh thiện và tông
truyền.
Nhưng các tông đồ truyền tới đâu và ai gọi
là thực sự kế vị tông đồ và lãnh trách nhiệm cầm chìa khoá nước trời và quyền
cầm buộc nầy? Tín điều về Hội Thánh Công Giáo dạy rằng: Giáo Hoàng kế vị Thánh
Phêrô chăm sóc Giáo Hội Công Giáo toàn thế giới. Các Giám Mục kế vị các Thánh
Tông đồ chăm sóc một phần dân Chúa gọi là địa phận.
Mấy tháng nay người Công Giáo và cả thế
giới hướng về Vatican để chiêm ngưỡng một tân Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxiô
thứ I. Người ta ngưỡng mộ Ngài không vì Ngài cao sang trên ngai Giáo Hoàng hay
quyền hành bậc nhất thế giới, nhưng vì Ngài là một con người như chúng ta: Ngài
sống đơn giản và gẫn gũi với mọi người. Ngài thương yêu người nghèo đặc biệt.
Ai cũng thấy Ngài là mẫu gương tuyên tín về Đức Kitô Con Thiên chúa hằng sống
giống như Phêrô. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống, nhưng là một thanh niên
lớn lên trong thôn làng Nazarét nghèo hèn, Cha Mẹ nghèo, bà con nghèo, xóm
riềng nghèo, sống nghèo “không chỗ gối đầu!” và chết nghèo không quần áo và
không mồ chôn.
Đại đa số dân chúng trên thế giới nghèo khổ
và nhiều cuộc đời rất bất hạnh. Làm sao để tuyên tín về Đức Kitô, con Thiên
Chúa hằng sống cho họ, nếu chúng ta không giống như Đức Giáo Hoàng Phanxicô:
sống đơn giản, bình dân và giàu lòng thương xót. Người dân nông thôn vủng Tắc
Sậy Cà Mau phần nhiều không là Công giáo, nhưng họ đến với Cha Phanxicô Trương
bửu Diệp, không vì Cha là một linh mục trí thức hay nỗi tiếng giảng thuyết,
nhưng Cha là một người nghèo và có lòng thương người đặc biệt. Người ta không
thấy Chúa như thế nào, nhưng người ta nhận ra Chúa của Cha Diệp rất giàu lòng
thương xót qua lối sống bình dân của Cha.
2) Luật Thánh Giá: Con Người phải chịu nhiều đau khổ
Trong bàn ăn hôm nay, Đức Cha biết tôi cũng
có ở tù bên Việt Nam .
Nên Ngài nói: Có thể Cha cũng là thánh như Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn văn Thuận
lúc còn trong tù. Tất cả những sách về Đức Hồng Y Thuận, tôi đều có mua tặng
Đức Cha. Nên Ngài biết nhiều về Đức Hồng Y và nhiều lần Ngài nói với tôi: Đức
H.Y Thuận là Thánh.
Nghe Đức Cha nói: Cha cũng là thánh! Tôi
chối phăng lập tức: Thưa Đức Cha! Không, không chút nào cả. Đức Hồng Y Thuận ở
tù hơn 13 năm. Ngài không hề than trách một lời hay hận thù hay chưởi bới kẻ
giam cầm mình. Trái lại, Ngài còn được đội cai tù thương. Ngài còn hoán cải cà
người ghét Ngài và bỏ tù Ngài. Còn con, ở tù không có bao lâu mà con cằn nhằn
suốt ngày, chưởi bới và trù ẻo người bắt con bỏ tù. Con hoàn toàn khác với Đức
H.Y Thuận… Con không thể làm thánh được. Đức Cha tôi mỉm cười bảo: really?
Tôi có đeo thánh giá. Tôi có hôn thánh giá.
Tôi có đi đàng thánh giá. Tôi có gắn thánh giá nhỏ trên xe. Tôi làm dấu thánh
giá nhiều lần trong ngày. Tôi hiểu rõ ý nghĩa Thánh giá và giải thích khá rành
mạch… Tôi hơi bực bội khi thấy ai cầm đủa ăn cơm mà không làm dấu thánh giá.
Thánh giá trong người tôi, trong văn phòng tôi làm việc, trong phòng tôi ngủ…
Nhưng rất nhiều khi tôi quên qui luật thánh giá hay sống ngược lại đòi hỏi của
Thánh Giá. Tôi thích treo hay trưng bày Thánh giá chứ không thích vác chút nào.
Qui luật của Thánh Giá là: chịu nhiều đau
khổ, bị khước từ, bị giết chết. Tôi quên thể lệ của người môn đệ Chúa là:
Hãy từ bỏ mình và vác thập giá hàng ngày mà theo Ta. Làm linh mục nhưng bất cứ
ai không giữ đúng giờ, không giữ cái gọi là “POLICY” của tôi thì sẽ bị tôi
chối giúp đỡ lãnh nhận bí tích. Muốn làm đám cưới trong nhà thờ, phải gặp
linh mục ít nhất là sáu tháng trước. nếu không …. You will be in trouble!
Muốn rửa tội con cái, phải lấy mẫu đơn, điền đơn và tham dự khoá dành cho Cha
Mẹ có con muốn rửa tội… Nếu không.. con của anh chị em sẽ không được rửa tội.
Sau cùng thì tôi thấy mình quá yêu mình.
Yêu cái “POLICY” do mình đặt ra nhân danh lợi ích thiêng liêng cho giáo dân.
Nhưng thực ra, tôi đã không từ bỏ chính mình chút nào. Thánh giá vẫn còn trên
tường trong nhà thờ hay trong văn phòng làm việc. Tôi chả bao giờ vác! Thánh
giá nhiều khi đối với tôi chỉ là thứ để chiêm ngưỡng, nhìn ngắm hay suy niệm…
chứ không là những gánh nặng hay đau khổ mà tôi cần phải mang vác để theo Chúa.
Không vác thánh giá theo Chúa thì làm sao được gọi là môn đệ Chúa hay người
theo Chúa!
Vấn đề của tôi cũng là của nhiều người
khác. Chúng ta có là môn đệ đích thực của Chúa không? Chúng ta có vác thánh giá
theo Chúa không? Hay chúng ta dùng thánh giá để trang trí hay mang thánh giá
đặt trên vai cho người khác vác. Rồi chúng ta đứng bên lề hô hào khuyến khích:
Rất tốt! Hãy hy sinh thêm! Hãy từ bỏ mình thêm… Nước thiên đàng đang chờ anh
chị em…
Lm. Phêrô Trần
thế Tuyên
Thầy là ai
Suy Niệm
Ðám đông bảo Thầy là ai?
Nói chung đám đông coi Ngài là một ngôn sứ
đã khuất, nhưng nay sống lại:
một Gioan Tẩy Giả, một Êlia hay một ngôn sứ nào khác.
Hiểu như thế đã là kính trọng lắm rồi,
nhưng tiếc thay lại không đúng,
vì Ðức Giêsu chẳng phải là người của kiếp trước hiện về…
Hôm nay tôi cũng cần biết người quanh tôi nghĩ gì về Ngài:
một nhà cách mạng xã hội? Một nhà cải cách tôn giáo?
một người đã dám sống và đã chịu chết,
để khai sinh một xã hội bình đẳng và huynh đệ đại đồng?
Có cái nhìn còn khiếm khuyết,
nhưng đã là một con đường rộng mở về chân lý.
Nói chung đám đông coi Ngài là một ngôn sứ
đã khuất, nhưng nay sống lại:
một Gioan Tẩy Giả, một Êlia hay một ngôn sứ nào khác.
Hiểu như thế đã là kính trọng lắm rồi,
nhưng tiếc thay lại không đúng,
vì Ðức Giêsu chẳng phải là người của kiếp trước hiện về…
Hôm nay tôi cũng cần biết người quanh tôi nghĩ gì về Ngài:
một nhà cách mạng xã hội? Một nhà cải cách tôn giáo?
một người đã dám sống và đã chịu chết,
để khai sinh một xã hội bình đẳng và huynh đệ đại đồng?
Có cái nhìn còn khiếm khuyết,
nhưng đã là một con đường rộng mở về chân lý.
Các con bảo Thầy là ai?
Phêrô trả lời đúng: Thầy là Ðức Kitô của Thiên Chúa.
Bản thân tôi cũng phải trả lời câu hỏi trên,
sau khi đã theo Chúa một thời gian dài.
Ðức Giêsu là một mầu nhiệm không ngừng mở ra và lớn mãi.
Ngài không thay đổi, nhưng sau mỗi biến cố,
tôi lại khám phá ra những nét mới nơi con người Ngài.
Ngài vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay,
nhưng Ngài thường đến với tôi dưới nhiều dáng dấp.
Ðời tôi là một chuỗi những câu trả lời cho câu hỏi:
“Con bảo Thầy là ai?”
Càng lúc câu trả lời càng được thanh luyện.
Tôi sẽ sống dựa trên câu trả lời của mình.
Phêrô trả lời đúng: Thầy là Ðức Kitô của Thiên Chúa.
Bản thân tôi cũng phải trả lời câu hỏi trên,
sau khi đã theo Chúa một thời gian dài.
Ðức Giêsu là một mầu nhiệm không ngừng mở ra và lớn mãi.
Ngài không thay đổi, nhưng sau mỗi biến cố,
tôi lại khám phá ra những nét mới nơi con người Ngài.
Ngài vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay,
nhưng Ngài thường đến với tôi dưới nhiều dáng dấp.
Ðời tôi là một chuỗi những câu trả lời cho câu hỏi:
“Con bảo Thầy là ai?”
Càng lúc câu trả lời càng được thanh luyện.
Tôi sẽ sống dựa trên câu trả lời của mình.
Ðức Kitô bảo mình là ai?
Ngài thường định nghĩa mình bằng những hình ảnh cụ thể.
Tôi là Cửa (Ga 10,7), là Mục Tử (10,11), là Ánh Sáng (12,46).
Tôi là Ðường (14,6), là Cây Nho (15,1), là Bánh (6,51).
Ðịnh nghĩa nào cũng gắn chặt Ngài với con người.
Cửa để chiên ra vào. Mục Tử để chiên được sống.
Ánh Sáng để ta dễ bước đi, Ðường để đưa ta đến với Cha.
Thân Nho để các cành sinh trái, Bánh để nuôi nhân loại.
Ðức Kitô sống cho con người và sống với con người.
Ngài nhận mình là Chúa, là Thầy, là Bạn,
là Anh Trưởng của mọi người chúng ta.
Ngài nhận mình là Ðức Kitô dân Do thái mong đợi.
Nhưng Ngài không giấu ta thân phận của Ngài:
phải vượt qua khổ đau và cái chết mới được vào cõi sống.
Ngài thường định nghĩa mình bằng những hình ảnh cụ thể.
Tôi là Cửa (Ga 10,7), là Mục Tử (10,11), là Ánh Sáng (12,46).
Tôi là Ðường (14,6), là Cây Nho (15,1), là Bánh (6,51).
Ðịnh nghĩa nào cũng gắn chặt Ngài với con người.
Cửa để chiên ra vào. Mục Tử để chiên được sống.
Ánh Sáng để ta dễ bước đi, Ðường để đưa ta đến với Cha.
Thân Nho để các cành sinh trái, Bánh để nuôi nhân loại.
Ðức Kitô sống cho con người và sống với con người.
Ngài nhận mình là Chúa, là Thầy, là Bạn,
là Anh Trưởng của mọi người chúng ta.
Ngài nhận mình là Ðức Kitô dân Do thái mong đợi.
Nhưng Ngài không giấu ta thân phận của Ngài:
phải vượt qua khổ đau và cái chết mới được vào cõi sống.
Ðức Kitô bảo tôi là ai?
Kitô hữu là người vác thập giá theo sau Ðấng vác thập giá.
Chẳng có con đường nào khác ngoài con đường Ngài đã đi.
Thân phận Kitô hữu gắn liền với thân phận Thầy mình:
“Nếu ta cùng chết với Ngài, ta sẽ cùng sống với Ngài” (2Tm2,11).
Mầu nhiệm Vượt Qua nằm ở trung tâm đời sống Kitô hữu.
Vượt qua lớn nhất là vượt qua chính mình mỗi ngày.
Từ bỏ chính mình là để có thể sống cho tha nhân.
Mất mạng sống mình là để tín trung với Chúa.
Ước gì tôi là tôi hơn, khi tôi ra khỏi tôi.
Kitô hữu là người vác thập giá theo sau Ðấng vác thập giá.
Chẳng có con đường nào khác ngoài con đường Ngài đã đi.
Thân phận Kitô hữu gắn liền với thân phận Thầy mình:
“Nếu ta cùng chết với Ngài, ta sẽ cùng sống với Ngài” (2Tm2,11).
Mầu nhiệm Vượt Qua nằm ở trung tâm đời sống Kitô hữu.
Vượt qua lớn nhất là vượt qua chính mình mỗi ngày.
Từ bỏ chính mình là để có thể sống cho tha nhân.
Mất mạng sống mình là để tín trung với Chúa.
Ước gì tôi là tôi hơn, khi tôi ra khỏi tôi.
Cầu Nguyện
Lạy Thầy Giêsu,
Thầy không gọi chúng con là tôi tớ,
Thầy cũng không chỉ coi chúng con là môn đệ.
Thầy còn coi chúng con như bạn hữu của Thầy,
vì Thầy đã thổ lộ cho chúng con
những điều riêng tư thầm kín nhất
trong tương quan giữa Thầy và Cha.
Hơn nữa, sau phục sinh,
Thầy đã gọi các môn đệ là anh em.
Mặc nhiên Thầy tự nhận mình là Anh Trưởng
đứng đầu một đoàn em đông đúc.
Thầy không gọi chúng con là tôi tớ,
Thầy cũng không chỉ coi chúng con là môn đệ.
Thầy còn coi chúng con như bạn hữu của Thầy,
vì Thầy đã thổ lộ cho chúng con
những điều riêng tư thầm kín nhất
trong tương quan giữa Thầy và Cha.
Hơn nữa, sau phục sinh,
Thầy đã gọi các môn đệ là anh em.
Mặc nhiên Thầy tự nhận mình là Anh Trưởng
đứng đầu một đoàn em đông đúc.
Xin cho chúng con luôn thi hành ý muốn của Cha
để trở nên những người em cùng huyết nhục với Thầy.
để trở nên những người em cùng huyết nhục với Thầy.
Lạy Thầy Giêsu, Thầy đã nâng chúng con lên
làm môn đệ, làm bạn, làm anh em của Thầy.
Còn Thầy lại hạ mình xuống
phục vụ chúng con như người tôi tớ,
rửa chân cho chúng con như một nô lệ
và chết thay cho chúng con trên thập giá.
làm môn đệ, làm bạn, làm anh em của Thầy.
Còn Thầy lại hạ mình xuống
phục vụ chúng con như người tôi tớ,
rửa chân cho chúng con như một nô lệ
và chết thay cho chúng con trên thập giá.
Xin cho chúng con hiểu được tấm lòng của Thầy
và sống yêu thương mọi người như anh em. Amen.
và sống yêu thương mọi người như anh em. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J.
LẠY ĐỨC CHÚA GIÊSU, LÀ THẦY VÀ LÀ CỨU THẾ, XIN CỨU CHÚNG CON!
(CHÚA NHẬT XII/C)
SUY NIỆM
Tín hữu Công Giáo khiêm tốn khẩn cầu cùng Đức Chúa Thánh Thần, xin Người trợ giúp trong việc suy niệm, hiểu biết, tin nhận, yêu mến và tuyên xưng, như thánh Phêrô tông đồ: ”Thầy là Đấng KITÔ của THIÊN CHÚA”.
Đức Chúa GIÊSU KITÔ là Đấng Cứu Độ con người. Trong danh thánh GIÊSU KITÔ ẩn chứa những đặc tính chính yếu của THIÊN CHÚA như: Cao-cả, Vĩnh-cửu, Thánh-thiện, Hiệp-nhất, Tình-Yêu, Cứu-độ, Vô-biên, Khôn-ngoan, Ba-Ngôi và Toàn-Năng. Cũng có thể kể thêm: Công-chính, Vương-quyền và Sáng-Tạo. Danh thánh GIÊSU KITÔ gồm tóm mọi lời tôn vinh dâng lên THIÊN CHÚA.
Danh thánh GIÊSU KITÔ khi được xướng lên với trọn lòng kính trọng sẽ làm cho ma quỉ khiếp kinh và hoảng sợ chạy trốn. Danh thánh GIÊSU KITÔ cũng trao ban Sự-Sống, Ánh-Sáng và Sức-Mạnh cho tất cả những ai kêu cầu với thành tâm tin tưởng và yêu mến. Danh thánh GIÊSU KITÔ cũng nói lên uy quyền chiến thắng của Đấng Cứu Thế trên sự dữ và sự chết. Chúng ta hãy can đảm tuyên xưng cùng với tâm tình nài van với trọn lòng phó thác rằng: ”Lạy Đức Chúa GIÊSU, là Thầy và là Đấng Cứu Độ, xin cứu chúng con!”
Đức Chúa GIÊSU KITÔ đã cứu chuộc con người bằng chính cái chết của Ngài. Không bao giờ con người suy cho cùng, hiểu cho thấu Tình Yêu nhân hậu bao la của Đấng Cứu Thế dành cho con người. Không bao giờ! Chỉ duy nhất THIÊN CHÚA là Đấng Từ Bi thương xót vô biên mới có thể kiên nhẫn đợi chờ loài người tội lỗi ăn năn trở về với Đấng dựng nên nó và đã cứu chuộc nó bằng giá máu châu báu của Ngài! Phải, THIÊN CHÚA là Đấng Kiên Nhẫn vô cùng, Đấng chậm giận và hay tha thứ, nên đã không bao giờ rút lại tức khắc bất cứ ân huệ nào Ngài đã trao ban cho con người. THIÊN CHÚA luôn luôn nhẫn nại đợi chờ, cho đến lúc Giờ điểm: Giờ của ân thưởng và của luận phạt. THIÊN CHÚA kiên nhẫn bởi vì Ngài là Tình Yêu.
Mỗi một thời kỳ đều là thời điểm thuận lợi giúp mỗi tín hữu Công Giáo suy tư và trở về với THIÊN CHÚA là Đấng Tạo Thành và là Đấng Cứu Chuộc. Tín hữu không thể dửng dưng. Tín hữu cũng không thể tiếp tục sống như những người con bất hiếu, hoặc tệ hại hơn, như những kẻ thù đối nghịch cùng THIÊN CHÚA. Trái lại, tín hữu Công Giáo được mời gọi trở về với Đấng Cứu Độ, tiếp nhận Ngài làm trung tâm điểm cho cuộc sống của mình cũng như cho cuộc sống của xã hội và toàn thế giới.
Thế nhưng, Đức Tin là một hồng ân nhưng không đến từ THIÊN CHÚA. Do đó, các tín hữu Công Giáo khiêm tốn khẩn cầu Đức Chúa GIÊSU KITÔ xin cùng THIÊN CHÚA CHA để Ngài gởi Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần đến. Ngài là Thần Khí của Sự Thật. Chính Ngài sẽ dạy chúng ta biết mọi điều về Đức Chúa GIÊSU KITÔ, và nhất là, tin nhận cùng tuyên xưng và làm chứng rằng: Đức Chúa GIÊSU KITÔ chính là Đấng Cứu Độ duy nhất của con người, hôm qua, hôm nay và mãi mãi ..
Ngoài ra còn thêm lời mời gọi khẩn thiết sinh tử của Đức Chúa GIÊSU KITÔ: ”Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Thầy”. Đúng thế. Không có con đường nào khác chắc chắn hơn bởi vì đó là con đường của từ bỏ và của hy sinh. Từ bỏ là nét đẹp sang giàu của lòng quảng đại, của đấng anh hùng và của bậc quân tử. Hy sinh là muối ướp cuộc đời. Hy sinh là kết quả của lòng khiêm tốn. Không bao giờ coi mình trọng hơn kẻ khác và luôn luôn đặt trọn niềm tin tưởng nơi THIÊN CHÚA. Chính THIÊN CHÚA mới là đích điểm chung cục của vận mệnh con người. Rồi để có thể cứu mạng sống mình thì cần phải đánh mất nó. Đánh mất nó không bằng cách khinh khi hoặc giết chết nó nhưng dâng hiến nó cho lý tưởng cao đẹp, cho Đấng tạo dựng nên nó. Chính THIÊN CHÚA mới là Chủ Tể mạng sống con người.
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
(radiovatican.org)
Tín hữu Công Giáo khiêm tốn khẩn cầu cùng Đức Chúa Thánh Thần, xin Người trợ giúp trong việc suy niệm, hiểu biết, tin nhận, yêu mến và tuyên xưng, như thánh Phêrô tông đồ: ”Thầy là Đấng KITÔ của THIÊN CHÚA”.
Đức Chúa GIÊSU KITÔ là Đấng Cứu Độ con người. Trong danh thánh GIÊSU KITÔ ẩn chứa những đặc tính chính yếu của THIÊN CHÚA như: Cao-cả, Vĩnh-cửu, Thánh-thiện, Hiệp-nhất, Tình-Yêu, Cứu-độ, Vô-biên, Khôn-ngoan, Ba-Ngôi và Toàn-Năng. Cũng có thể kể thêm: Công-chính, Vương-quyền và Sáng-Tạo. Danh thánh GIÊSU KITÔ gồm tóm mọi lời tôn vinh dâng lên THIÊN CHÚA.
Danh thánh GIÊSU KITÔ khi được xướng lên với trọn lòng kính trọng sẽ làm cho ma quỉ khiếp kinh và hoảng sợ chạy trốn. Danh thánh GIÊSU KITÔ cũng trao ban Sự-Sống, Ánh-Sáng và Sức-Mạnh cho tất cả những ai kêu cầu với thành tâm tin tưởng và yêu mến. Danh thánh GIÊSU KITÔ cũng nói lên uy quyền chiến thắng của Đấng Cứu Thế trên sự dữ và sự chết. Chúng ta hãy can đảm tuyên xưng cùng với tâm tình nài van với trọn lòng phó thác rằng: ”Lạy Đức Chúa GIÊSU, là Thầy và là Đấng Cứu Độ, xin cứu chúng con!”
Đức Chúa GIÊSU KITÔ đã cứu chuộc con người bằng chính cái chết của Ngài. Không bao giờ con người suy cho cùng, hiểu cho thấu Tình Yêu nhân hậu bao la của Đấng Cứu Thế dành cho con người. Không bao giờ! Chỉ duy nhất THIÊN CHÚA là Đấng Từ Bi thương xót vô biên mới có thể kiên nhẫn đợi chờ loài người tội lỗi ăn năn trở về với Đấng dựng nên nó và đã cứu chuộc nó bằng giá máu châu báu của Ngài! Phải, THIÊN CHÚA là Đấng Kiên Nhẫn vô cùng, Đấng chậm giận và hay tha thứ, nên đã không bao giờ rút lại tức khắc bất cứ ân huệ nào Ngài đã trao ban cho con người. THIÊN CHÚA luôn luôn nhẫn nại đợi chờ, cho đến lúc Giờ điểm: Giờ của ân thưởng và của luận phạt. THIÊN CHÚA kiên nhẫn bởi vì Ngài là Tình Yêu.
Mỗi một thời kỳ đều là thời điểm thuận lợi giúp mỗi tín hữu Công Giáo suy tư và trở về với THIÊN CHÚA là Đấng Tạo Thành và là Đấng Cứu Chuộc. Tín hữu không thể dửng dưng. Tín hữu cũng không thể tiếp tục sống như những người con bất hiếu, hoặc tệ hại hơn, như những kẻ thù đối nghịch cùng THIÊN CHÚA. Trái lại, tín hữu Công Giáo được mời gọi trở về với Đấng Cứu Độ, tiếp nhận Ngài làm trung tâm điểm cho cuộc sống của mình cũng như cho cuộc sống của xã hội và toàn thế giới.
Thế nhưng, Đức Tin là một hồng ân nhưng không đến từ THIÊN CHÚA. Do đó, các tín hữu Công Giáo khiêm tốn khẩn cầu Đức Chúa GIÊSU KITÔ xin cùng THIÊN CHÚA CHA để Ngài gởi Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần đến. Ngài là Thần Khí của Sự Thật. Chính Ngài sẽ dạy chúng ta biết mọi điều về Đức Chúa GIÊSU KITÔ, và nhất là, tin nhận cùng tuyên xưng và làm chứng rằng: Đức Chúa GIÊSU KITÔ chính là Đấng Cứu Độ duy nhất của con người, hôm qua, hôm nay và mãi mãi ..
Ngoài ra còn thêm lời mời gọi khẩn thiết sinh tử của Đức Chúa GIÊSU KITÔ: ”Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Thầy”. Đúng thế. Không có con đường nào khác chắc chắn hơn bởi vì đó là con đường của từ bỏ và của hy sinh. Từ bỏ là nét đẹp sang giàu của lòng quảng đại, của đấng anh hùng và của bậc quân tử. Hy sinh là muối ướp cuộc đời. Hy sinh là kết quả của lòng khiêm tốn. Không bao giờ coi mình trọng hơn kẻ khác và luôn luôn đặt trọn niềm tin tưởng nơi THIÊN CHÚA. Chính THIÊN CHÚA mới là đích điểm chung cục của vận mệnh con người. Rồi để có thể cứu mạng sống mình thì cần phải đánh mất nó. Đánh mất nó không bằng cách khinh khi hoặc giết chết nó nhưng dâng hiến nó cho lý tưởng cao đẹp, cho Đấng tạo dựng nên nó. Chính THIÊN CHÚA mới là Chủ Tể mạng sống con người.
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
(radiovatican.org)
Lectio: Chúa Nhật XII Thường Niên (C)
Chúa Nhật, 23 Tháng 6, 2013
Lời tuyên xưng của thánh
Phêrô
“Phần các con,
các con bảo Thầy là ai?”
Lc 9:18-24
1. Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa Thánh Thần, Người là Đấng hợp nhất linh hồn con với Thiên Chúa: xin hãy tác động linh hồn con với lòng mong muốn nồng nhiệt và xin
nhóm lại trong hồn con ngọn lửa của tình yêu
Chúa. Ôi lạy Chúa Thánh Thần, Người đã đối xử đại lượng với con dường bao: chớ gì Người được tán tụng và chúc phúc cho tình yêu tuyệt vời mà Người đã tuôn
đổ trên con! Lạy Thiên Chúa và Đấng Tạo Hóa của con, có thể nào mà lại có người không yêu mến Chúa được chăng? Vì chính con đã không yêu mến Chúa trong thời gian dài! Lạy Chúa, xin hãy tha thứ cho con. Ôi lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy ban cho linh hồn con có thể được hoàn
toàn thuộc về Thiên Chúa, và xin cho con có thể phụng sự Người không vì một mảy may tư lợi cá nhân nào, nhưng chỉ vì Người là Cha con và vì Người yêu thương con. Lạy Thiên Chúa của con và là Đấng con tôn thờ, còn có việc gì đáng để cho con mong ước hơn chăng? Chỉ có Chúa mới đáp ứng được khát vọng của con. Amen.” (Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu)
2. Phúc Âm – Luca 9:18-24
Việc xảy ra là khi Chúa Giêsu cầu nguyện riêng một nơi, và có các môn đệ ở với Người, thì Người hỏi các ông
rằng: “Những đám dân chúng bảo Thầy là ai?” Các ông thưa rằng: “Người thì bảo là Gioan
Tẩy Giả, kẻ khác lại cho là
Êlia, còn người khác thì
cho là một trong các tiên tri thời xưa, đã sống lại.” Người lại hỏi các ông
rằng: “Phần các con, các con bảo Thầy là ai?” Simon Phêrô thưa rằng: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa.” Và Người ngăn cấm các ông
không được nói điều đó với ai mà rằng: “Con Người phải chịu nhiều đau khổ, bị các kỳ lão, các thượng tế, và các
luật sĩ từ bỏ và giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại.” Người lại phán
cùng mọi người rằng: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình vác
thập giá mình
hằng ngày mà
theo ta. Vì kẻ nào muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất nó. Còn kẻ nào mất mạng sống mình vì Ta, thì sẽ cứu được mạng sống mình”.
3. Giây phút thinh lặng cầu nguyện
Để Lời của Chúa có
thể thấm nhập và soi sáng đời sống chúng
ta.
4. Một vài câu
hỏi gợi ý
· Tất cả chúng ta tin vào Đức Giêsu. Nhưng có một số người hiểu về Người theo cách này lại có những người hiểu theo cách khác. Ngày nay,
trong lối suy nghĩ
của người ta, Chúa Giêsu nào thì phổ biến hơn?
· Việc tuyên
truyền đã ảnh hưởng tới lối nhìn của tôi về Chúa Giêsu như thế nào? Tôi phải làm gì để không cho phép bản thân mình bị lôi cuốn bởi lời tuyên truyền? Ngày nay, điều gì đã ngăn cản chúng ta không công nhận và đảm đương kế hoạch của Chúa
Giêsu?
· Chúng ta đang mong đợi Đấng Cứu Thế, theo cách riêng của mỗi chúng
ta. Đấng Cứu Thế mà tôi đang tìm kiếm và mong đợi là Đấng nào?
· Điều kiện cần thiết để theo chân Đức Giêsu là thập giá. Tôi
đã phản ứng như thế nào với cây thập giá của đời tôi?
5. Ý chính của bài Tin
Mừng
Dành cho những ai muốn đào sâu hơn vào trong chủ đề
· Bài Tin Mừng hôm nay
theo cùng một chủ đề như những câu trước đó: quan
điểm của mọi người về Chúa Giêsu. Những câu Tin Mừng dẫn trước trong chương 9, bắt đầu với Hêrôđê, hôm nay tới phiên Chúa Giêsu, Người hỏi về ý kiến của dân chúng, dư luận và các
Tông Đồ đáp ứng cho cùng một ý kiến đã được đưa ra hôm trước. Ngay
sau lời loan báo
đầu tiên về cuộc Thương Khó, cuộc tử nạn và sự Phục Sinh của Chúa
Giêsu.
· Luca 9:18: Câu
hỏi của Chúa
Giêsu sau khi Người cầu nguyện. “Một ngày, khi Chúa Giêsu cầu nguyện riêng một nơi, có các môn đệ ở với Người, thì Người hỏi các ông
rằng: “Những đám dân chúng bảo Thầy là ai?” Trong sách Tin Mừng của Luca, vào những dịp quan trọng và có tính cách quyết định, Chúa Giêsu được mô tả trong lời cầu nguyện: trong lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa khi Người đảm nhận sứ vụ của mình (Lc
3:21); trong 40 ngày nơi sa mạc, khi Người đã vượt qua được những cám dỗ của ma quỷ (Lc
4:1-13); đêm trước ngày Chúa tuyển chọn mười hai tông
đồ (Lc
6:12); lúc Chúa Biến Hình,
cùng với Môisen
và Êlia đàm đạo về cuộc thương khó của Người tại
Giêrusalem (Lc 9:29); trong vườn Cây Dầu khi Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi (Lc
22:39-46); lúc bị đóng đinh
trên Thập Giá, Người cầu nguyện cùng
Chúa Cha tha thứ cho những người lính (Lc 23:34) và khi Người phó thác linh hồn mình cho Thiên Chúa (Lc 23:46).
· Luca 9:19: Ý kiến của dân
chúng về Chúa
Giêsu. Các ông thưa rằng: “Người thì bảo là Gioan
Tẩy Giả; kẻ khác lại cho là
Êlia, còn người khác thì
cho là một trong
các tiên tri thời xưa đã sống lại”. Giống như Hêrôđê,
nhiều người đã nghĩ là Gioan Tẩy Giả đã sống lại trong thân xác của Chúa Giêsu. Một điều tin tưởng thông
thường là tiên
tri Êlia đã trở lại (Mt 17:10-13; Mc 9:11-12; Ml
3:23-24; Hc
48:10). Và tất cả mọi người nuôi dưỡng niềm hy vọng về sự xuất hiện của bậc tiên tri
đã hứa bởi Môisen (Đn 18:15). Đây là một câu trả lời không thỏa đáng.
· Luca 9:20: Câu hỏi của Chúa
Giêsu đặt ra cho
các môn đệ. Sau khi nghe ý kiến của những người khác, Chúa Giêsu hỏi các môn đệ rằng: “Phần các con, các con bảo Thầy là ai?” Phêrô thưa rằng: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa!” Phêrô nhận thức được Chúa Giêsu chính là Đấng mà mọi người đang trông đợi và Người đến để làm tròn lời hứa. Thánh Luca bỏ qua phản ứng của ông
Phêrô là
người đã cố gắng khuyên
can Chúa Giêsu đừng chọn con đường thập giá
và cũng bỏ qua những lời quở trách gay
gắt của Chúa Giêsu nói với Phêrô (Mc 8:32-33; Mt 16:22-33).
· Luca 9:21: Việc cấm tiết lộ rằng Chúa
Giêsu là Đấng Cứu Độ của Thiên
Chúa. “Rồi Chúa ngăn cấm các ông không được nói điều đó với ai”. Các
môn đệ bị cấm không được tiết lộ cho dân chúng biết Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ của Thiên Chúa. Tại sao Chúa Giêsu lại cấm điều này? Vào thời điểm ấy, như chúng ta đã biết, mọi người đang
trông đợi sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế, nhưng mỗi người trông đợi theo ý riêng của họ: một số thì trông
đợi một vị vua, số
khác thì nghĩ là một thày cả, người thì nghĩ
một thày chữa bệnh, một chiến bình, một người thẩm phán hoặc một vị tiên tri! Dường như chẳng có ai
mong đợi một Đấng Cứu Thế Tôi Tớ, đã được loan báo
bởi tiên tri Isaia (Is 42:1-9). Bất cứ ai nhất quyết duy trì ý tưởng của Phêrô,
đó là một Đấng Cứu Thế vinh hiển, không có cây thập giá, thì không
hiểu điều gì và sẽ không bao giờ có thể đảm đương được thái độ của một người môn đệ thực sự. Người ấy sẽ tiếp tục là người mù, nhầm lẫn người ta với cây cối (xem Mc
8:24). Bởi vì nếu không có cây thập giá, người ta không thể nào hiểu nổi Chúa Giêsu là ai và đi theo Chúa Giêsu thì có
ý nghĩa gì. Bởi vì điều này, Chúa Giêsu khẳng định một lần nữa trên
Thập Giá và
loan báo lần thứ hai về sự thương khó, cái chết và sự phục sinh của Người.
· Luca 9:22-24: Đi theo Chúa Giêsu. Người lại phán
cùng mọi người rằng: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác
thập giá mình
hằng ngày mà
theo Ta. Vì kẻ nào
muốn cứu mạng sống mình
thì sẽ mất nó. Còn kẻ nào mất mạng sống mình vì Ta, thì sẽ cứu được mạng sống mình.” Sự hiểu biết đầy đủ về việc đi theo Chúa Giêsu không thể có được qua việc giảng dạy lý thuyết, nhưng phải qua sự dấn thân thực tiễn, cùng đi
với Người trên con đường phục vụ, từ Galilê đến Giêrusalem. Con đường đi theo Chúa là con đường của tự hiến thân
mình, của sự từ bỏ, của sự phục vụ, của sự sẵn lòng, của chấp nhận sự xung đột, và biết rằng sẽ có sự sống lại. Cây thập giá không là một biến cố ngẫu nhiên,
nhưng nó là một phần của cuộc hành trình này, bởi vì trong
một thế giới được tổ chức trên các nguyên tắc vị kỷ, tình yêu và sự phục vụ chỉ có thể tồn tại như kẻ chịu đóng đinh! Người ấy phải biến cuộc đời mình
thành sự phục vụ cho kẻ khác, sẽ làm phiền hà đến các kẻ sống bám víu vào những đặc quyền, và sẽ phải chịu đau khổ ….
6. Đáp Ca: Thánh Vịnh 1
1 Phúc thay người chẳng nghe theo lời bọn ác nhân,
chẳng bước vào đường quân tội lỗi,
không nhập bọn với phường ngạo mạn kiêu căng,
2 nhưng vui thú với lề luật CHÚA,
nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày.
3 Người ấy tựa cây trồng bên dòng nước,
cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh,
cành lá chẳng khi nào tàn tạ.
Người như thế làm chi cũng sẽ thành.
4 Ác nhân đâu được vậy:
chúng khác nào vỏ trấu gió thổi bay.
5 Nên ngày xử án, bọn ác nhân làm sao đứng vững,
quân tội lỗi đâu được hợp đoàn với chính nhân!
6 Vì CHÚA hằng che chở nẻo đường người công chính,
còn đường lối ác nhân đưa tới chỗ diệt vong.
chẳng bước vào đường quân tội lỗi,
không nhập bọn với phường ngạo mạn kiêu căng,
2 nhưng vui thú với lề luật CHÚA,
nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày.
3 Người ấy tựa cây trồng bên dòng nước,
cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh,
cành lá chẳng khi nào tàn tạ.
Người như thế làm chi cũng sẽ thành.
4 Ác nhân đâu được vậy:
chúng khác nào vỏ trấu gió thổi bay.
5 Nên ngày xử án, bọn ác nhân làm sao đứng vững,
quân tội lỗi đâu được hợp đoàn với chính nhân!
6 Vì CHÚA hằng che chở nẻo đường người công chính,
còn đường lối ác nhân đưa tới chỗ diệt vong.
7. Lời Nguyện Kết
Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin cảm tạ Chúa về Lời Chúa đã giúp chúng con có thể hiểu cặn kẽ hơn Thánh ý của Chúa Cha. Nguyện xin Chúa Thánh
Thần soi sáng cho những việc chúng con đang làm và ban cho chúng con sức mạnh để chúng con có thể thực thi Lời Chúa đã mặc khải cho chúng con. Chúng con nguyện xin được giống như Đức Maria, mẹ Người, không những chỉ lắng nghe mà còn thực hành Lời Chúa. Chúa là Đấng hằng sống hằng trị cùng với Đức Chúa Cha trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét