06/07/2014
Chúa Nhật 14 Quanh Năm
Năm A
(phần I)
Bài
Ðọc I: Dcr 9, 9-10
"Này
vua ngươi khiêm tốn đến với ngươi".
Trích
sách Tiên tri Dacaria.
Ðây
Chúa phán: "Hỡi thiếu nữ Sion, hãy nhảy mừng; hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy
reo mừng! Này vua ngươi đến với ngươi. Người là Ðấng công chính và là Ðấng cứu
độ; Người khiêm tốn ngồi trên lừa con, con của lừa mẹ. Người đã loại bỏ các chiến
xa khỏi Ephraim, và ngựa khỏi Giêrusalem. Cung tên chiến trận sẽ được phá huỷ.
Người sẽ công bố hoà bình cho các dân tộc. Quyền bính của Người sẽ bành trướng
từ biển này đến biển nọ, từ sông cái đến tận cùng trái đất".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 144, 1-2. 8-9. 10-11. 13cd-14
Ðáp: Lạy Chúa, lạy
Thiên Chúa, con sẽ chúc tụng danh Chúa tới muôn đời (c. 1).
Xướng:
1) Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa, con sẽ ca khen Chúa, và con sẽ chúc tụng danh
Chúa tới muôn đời. Hằng ngày con sẽ chúc tụng Chúa, và con sẽ khen ngợi danh
Chúa tới muôn đời. - Ðáp.
2)
Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi
loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa. - Ðáp.
3)
Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hãy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Ngài
hãy chúc tụng Ngài. Thiên hạ hãy nói lên vinh quang nước Chúa, và hãy đề cao
quyền năng của Ngài. - Ðáp.
4)
Chúa trung thành trong mọi lời Ngài phán, và thánh thiện trong mọi việc Ngài
làm. Chúa nâng đỡ hết những ai sa ngã, và cho mọi kẻ khòm lưng đứng thẳng lên.
- Ðáp.
Bài
Ðọc II: Rm 8, 9. 11-13
"Nếu
nhờ thần trí mà anh em đã giết được hành động của xác thịt, thì anh em sẽ được
sống".
Trích
thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh
em thân mến, anh em không sống theo xác thịt, nhưng sống theo tinh thần, nếu thật
sự Thánh Thần Chúa ở trong anh em. Nếu ai không có Thánh Thần của Ðức Kitô, thì
kẻ ấy không thuộc về Người. Và nếu Thánh Thần của Ðấng đã làm cho Ðức Giêsu
Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh em, thì Ðấng đã làm cho Ðức Kitô từ cõi
chết sống lại, cũng cho xác phàm hay chết của anh em được sống, nhờ Thánh Thần
Người ngự trong anh em.
Anh
em thân mến, chúng ta không phải là những kẻ mắc nợ xác thịt, để chúng ta sống
theo xác thịt. Vì chưng, nếu anh em đã sống theo xác thịt, anh em sẽ phải chết;
nhưng nếu nhờ Thần Trí mà anh em đã giết được các hành động (xấu xa của) thân
xác, thì anh em sẽ được sống.
Ðó
là lời Chúa.
Alleluia:
Ga 10, 17
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và
chúng theo Ta". - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 11, 25-30
"Ta
dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu lên tiếng nói rằng: "Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng
Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những
điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như
vậy. - Mọi sự đã được Cha Ta trao phó cho Ta. Và không ai biết Con, trừ ra Cha.
Và cũng không ai biết Cha, trừ ra Con và kẻ Con muốn mạc khải cho.
"Tất
cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho
các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm
nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì
êm ái, và gánh của Ta thì nhẹ nhàng".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Hãy
Sống Theo Thần Khí
Ngày
Chúa Nhật, chúng ta họp nhau đông đủ để được Chúa dạy dỗ và nhất là nuôi dưỡng,
hầu mạnh sức hơn tiếp tục cuộc sống ở giữa trần gian như những người con Chúa.
Hôm nay Chúa tỏ ra tha thiết. Người kêu gọi chúng ta đang gồng gánh nặng nề,
hãy đến với Người để Người bổ sức, hồi sinh. Vậy, chúng ta hãy chú ý đón nhận mọi
lời từ miệng Chúa phán ra để chuẩn bị rước lấy chính Thịt Máu Người hầu thánh lễ
này sẽ thật sự bổ sức cho chúng ta.
Chúa
bắt đầu nói với chúng ta về chính Người qua bài sách Zacarya. Rồi tựa vào gương
sáng của Người, Người khuyên nhủ chúng ta đi vào đường lối Người đã đi. Và nếu
chúng ta chấp nhận, Người sẽ ban Thần Linh của Người đến giúp đỡ.
A.
Trước Hết, Ðây Là Khuôn Mặt Thật Của Chúa
Nhiều
ngôn sứ đã được sai đến nói với loài người về Thiên Chúa chúng ta. Ðặc biệt
trong những giai đoạn bi thảm của lịch sử Dân Chúa. Dần dần người ta đã biết chờ
mong một vị thiên sai cứu thế. Nói đúng hơn, Dân Chúa đã dần dần trông cậy Chúa
là Cứu Chúa. Người sẽ cứu Dân như đã làm trong lịch sử, đặc biệt khi đưa Dân ra
khỏi Aicập. Hơn nữa, lần cứu độ này sẽ có tầm mức rộng lớn. Chúa sẽ thi hành Lời
Hứa với tổ phục Abraham và đưa mọi dân tộc vào hạnh phúc vô tận của dòng dõi được
tuyển chọn.
Nhưng
ở thời tâm lý Dân Chúa còn nặng mặt thế tục và cụ thể, người ta chỉ biết mong đợi
một cuộc cứu độ trong uy quyền và võ lực. Người ta tin Chúa sẽ cứu Dân, nhưng
chắc Người sẽ cứu với cánh tay mạnh mẽ của Ðấng uy hùng chiến sĩ. Người ta khó
hiểu được những lời ngôn sứ Zacarya hôm nay nói. Lời của ông thật rõ ràng. Chúa
sẽ đến. Chắc chắn như vậy. Người sẽ đến như Ðấng công chính, hay nói đúng hơn,
với tư cách của Vị đến để xét xử công minh, phân biệt dứt khoát người lành-kẻ dữ.
Người cũng sẽ đến như Ðấng cứu chuộc, và nói đúng hơn như Vị được cứu vớt, tức
là như đấng được lãnh trọn ơn cứu độ của Thiên Chúa.
Bằng
hai từ ngữ và danh xưng đó, Zacarya đã loan báo chính Ðấng mà muôn dân đang
trông đợi. Người ta đang chờ Ðấng đến tái lập công chính, đem ơn cứu độ cho mọi
dân. Thế mà vị Ngôn sứ lại nói Ðấng công chính xét xử và cứu thế độ nhân sẽ đến.
Hơn nữa, ông còn tuyên bố Người là Hoàng đế, và lời này thật hợp với tâm lý những
người đang chờ mong vì họ không thể nào không tưởng tượng Cứu Chúa sẽ là Hoàng
đế của Dân Người.
Nhưng
Zacarya đã bắt đầu đi xa quan niệm của người ta và đi ngược với suy nghĩ của họ
khi mô tả thêm: Cứu Chúa sẽ là Ðấng khó nghèo và sẽ đến ngồi trên lưng lừa, một
con lừa con rất nhỏ. Ai chấp nhận được những lời như thế? Nhất là người ta đang
nhìn thấy một vị tân hoàng đế đi lên: một nhà vua Hylạp mà danh hiệu là A-lịch-sơn.
Ông đang đánh đông dẹp tây. Ðế quốc của ông không ngày nào không bao trùm thêm
một số đất đai. Danh tiếng của ông nơi nào cũng biết. Ông lại còn trẻ, khoảng độ
30. Ðó mới thật là hình ảnh về Vị Hoàng đế thống trị hoàn vũ. Thế mà Zacarya lại
tuyên bố Cứu Chúa là con người nghèo khó, cỡi lừa chứ không ngồi trên ngựa trận,
mà lại là một con lừa rất nhỏ, hiền từ nếu không phải là yếu đuối. Không, Cứu
Chúa không thể như vậy, vì như vậy Người sẽ là một đứa con nít đứng cạnh hoàng
đế A-lịch-sơn đại thắng. Các người nghe Zacarya đã bịt tai, đã cố quên những điều
vừa nghe, để cố bám lấy hình ảnh quen thuộc về Cứu Chúa. Thế nên khi Ðức Yêsu
Kitô đến cứu đời, phần đa số dân chúng đã không nhận ra Người là Ðấng muôn dân
trông đợi. Chỉ có một lần khi Ðức Yêsu vào Yêrusalem ngồi trên lừa con, những
trẻ thơ ngây đã đón nhận Người như Vị Cứu Thế. Nhưng chỉ trong giây lát thôi.
Và những đầu óc suy nghĩ trong Dân là kỳ mục và biệt phái vẫn phủ nhận vị tiên
tri nghèo khó đến ngồi trên lưng lừa.
Thật
uổng, bởi vì người ta đã không chịu nghe tiếp những lời tiên tri của Zacarya.
Ông đã nói thêm: "Xe trận, Ta sẽ cất phăng khỏi Ephraim, và ngựa trận khỏi
Yêrusalem. Và Ta sẽ nói lên thái bình cho chư quốc". Ðó là những lời thật
thích hợp về Chúa cứu dân. Mọi ngôn sứ đều loan báo và mọi người đều tin tưởng.
Ðấng Thiên sai cứu thế sẽ hủy bỏ chiến tranh cho cả hai miền Bắc Nam Dân Chúa,
sẽ tái lập hòa bình cho Ðất Nước của họ và triển khai thái hòa cho chư quốc.
Zacarya
nói đúng truyền thống các tiên tri và y như Lời Chúa đã từng hứa hẹn. Ông chỉ
cho thấy một điểm khác, nói đúng hơn, một điều mới: Ðấng thi hành công cuộc cứu
thế sẽ khó nghèo và hiền lành. Nhưng tại sao lại không có thể như thế! Ðavít
không là vị hoàng đế khó nghèo và hiền lành sao? Ngay cả Môsê khi được mang tên
"cứu vớt" cũng chỉ là một trẻ nhỏ nằm trong một cái thúng ọp ẹp, trôi
nổi trên dòng sông Nil. Người ta ít nhìn vào lịch sử Dân Chúa. Họ hay ngưỡng vọng
nề nếp của các dân tộc chung quanh. Họ hy sinh lời nói của Zacarya để duy trì
hình ảnh về một hoàng đế A-lịch-sơn chẳng hạn. Nhưng suy nghĩ của họ không giống
như của Chúa. Ngài không chịu người ta tưởng tượng ra Ngài. Người ta muốn chấp
nhận Ngài thì phải chấp nhận đúng Ngài và chính Ngài, chứ không phải là ngẫu tượng
xuyên tạc bản chất của Ngài.
Và
bản chất của Ngài, Zacarya hôm nay đã loan báo rõ ràng. Và Chúa Yêsu đã thực hiện
như vậy. Người bảo ta hôm nay hãy đến học với Người để trở nên như Người là Ðấng
có lòng hiền từ và khiêm nhường. Không ý tứ, hôm nay chúng ta cũng sẽ giống như
người Dothái ngày xưa. Họ đã bỏ rơi Lời Chúa. Muôn khỏi như vậy, chúng ta phải
làm gì?
B.
Hội Thánh Là Môi Trường Ðón Nhận Chúa
Không
phải Zacarya đã không chuẩn bị tâm hồn người nghe đón nhận mạc khải của ông.
Trước khi tuyên bố Ðấng đem hòa bình đến cho muôn dân không cỡi ngựa trận nhưng
ngồi trên lưng lừa con, ông đã muốn tạo bầu khí khi viết: "Hãy nhiệt liệt
nhảy mừng, nữ tử Sion! Reo hò lên, nữ tử Yêrusalem!" Ðó là những tiếng kêu
mời đi vào một cuộc liên hoan thánh. Một cuộc rước phụng vụ chẳng hạn. Vì những
lời ấy gợi lên hình ảnh một Ðavít hôm nào nhảy múa trước Hòm Bia Thánh đang được
người ta khiêng về đặt ở Sion. Nói cách khác, để đón nhận lời mạc khải về Thiên
Chúa đến cứu dân trong khó nghèo và khiêm nhu, người ta phải đặt mình vào bầu
khí đạo đức, phải trở nên đơn sơ vô tội để có thể thấy tất cả những gì cao cả
thì đơn sơ và thanh bạch.
Trước
khi kêu gọi chúng ta đến trường học hiền từ và khiêm nhu trong lòng, Chúa Yêsu
cũng đã làm như thế. Người đã ngước mắt lên trời cầu nguyện. Người cho người ta
thấy ở trước mắt Thiên Chúa không có những hạng thông thái và khôn ngoan kiểu
thế gian, nhưng chỉ có những trẻ nhỏ. Thiên Chúa là Thượng đế nhưng lại không
như các hoàng đế. Càng những hoàng đế như Nabucôđônôsor lại càng xa với Người.
Vị hoàng đế này cỗ tiệc linh đình với quần thần và tài cán trong nước. Nhưng
không một ai đọc được mấy chữ mà một ngón tay vừa viết ra ở trên tường. Những
khối óc nổi tiếng thông thái nhất cũng tái mét mặt đi không biết đọc làm sao.
Thế mà một em bé, một đứa nhỏ trong Nước Trời, tên là Ðaniel đã đứng ra đọc
vanh vách, rồi giải nghĩa phân minh. Quả thật, Thiên Chúa đã ban trí tuệ cho những
kẻ khiêm nhường và bé mọn hiểu các mầu nhiệm của Người.
Chúa
Yêsu đã ý thức rõ điều ấy, Người chắc chắn rằng chỉ những trẻ thơ ấu mới được
Chúa Cha mạc khải sự thật về Thiên Chúa. Thế nên, trước khi kêu gọi chúng ta đến
với Người để học biết Người, và nhận biết Người đến giải cứu chúng ta khỏi các
gánh nặng tội lỗi, Người đã muốn tạo một bầu khí cầu nguyện và đạo đức. Người
là như Zacarya khi muốn mạc khải con người đích thực của Cứu Chúa. Thái độ ấy
cho phép chúng ta kết luận: phải sống trong bầu khí phụng vụ, phải ở trong cộng
đoàn cầu nguyện, phải hiệp nhất với Hội Thánh mới đón nhận và hiểu được Thiên
Chúa với đường lối cứu thế của Người. Không ra khỏi não trạng của thế gian, xác
thịt, sẽ không sẵn sàng đón nhận mạc khải cứu sống của Chúa; sẽ không chấp nhận
đường lối khó nghèo của Phúc Âm để được an thái trong tâm hồn.
Vậy
làm thế nào để có tinh thần đơn sơ bé mọn? Bài thư Phaolô đã trả lời cho chúng
ta.
C.
Anh Em Hãy Sống Theo Thần Khí
Chúng
ta hết thảy đều vất vả và gánh nặng. Không nói đến những gánh nặng bên ngoài đè
trên vai chúng ta, để có cuộc sống đầy đủ và an vui cho bản thân và gia đình.
Những gánh nặng đó sẽ trở nên nhẹ nhõm khi trong mình có sức mạnh và vui tươi.
Nhưng khốn nỗi chính trong lãnh vực của tâm linh thường khi chúng ta cũng vất vả
và nặng nề. Xác thịt đè nặng trong các ham muốn của tính dục. Nhiều tật xấu nào
đó kìm hãm tinh thần chúng ta. Và sức mạnh của con người cũ không chịu buông
tha để chúng ta đi theo Chúa. Dùng tiếng của thánh Phaolô trong bài thư hôm
nay, chúng ta dường như còn mắc nợ xác thịt, nghĩa là còn sống theo nó nhiều
quá. Và như vậy, chúng ta còn sống xa Thiên Chúa, chưa đi vào đường lối khó
nghèo Người vạch ra và còn cảm thấy nặng nề chưa được giải thoát.
Hôm
nay Chúa Yêsu gọi chúng ta đến với Người. Người muốn cất gánh nặng đi cho chúng
ta. Ðúng hơn Người muốn đặt trên vai chúng ta một ách khác nhẹ nhàng thoải mái
đến nỗi sẽ phục hồi con người vất vả của chúng ta. Chính Người nói: Hãy mang lấy
ách của Ta vào mình, hãy thụ giáo với Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong
lòng và các ngươi sẽ tìm thấy sự nghỉ ngơi cho tâm hồn.
Chúng
ta có thể lấy làm lạ vì sao Chúa lại dùng tiếng "ách". Cựu Ước đã
dùng tiếng đó để nói về Lề Luật. Chúa tiếp tục dùng theo nghĩa đó. Người công
nhận Luật nào cũng có khi làm cho khó chịu. Hơn nữa đối với Chúa, Luật nào cũng
chỉ làm khổ con người. Luật Dothái không đem lại giải thoát. Luật lương dân
cũng vậy. Không phải bản chất lề luật là làm khổ người ta. Chính lề luật vẫn tốt.
Nhưng con người đã thêm thắt vào lề luật. Họ áp dụng theo dục vọng, khiến cuối
cùng luật tốt lành của Thiên Chúa đã bị lãng quên vì bộ mặt rườm rà của các
truyền thống loài người.
Luật
Dothái ở thời Chúa Yêsu là một thí dụ điển hình. Nội dung cốt yếu của nó là lòng
nhân nghĩa trong giao ước; nhưng dần dần người ta không còn nhớ các bổn phận
nhân nghĩa nữa mà chỉ còn thắc mắc về việc giữ lễ lạc. Vì thế Chúa Yêsu mới thấy
người ta đang vất vả dưới ách lề luật. Người kêu gọi họ đến để Người cất ách nặng
ấy đi cho và thay vào ách của Người tức là Luật mới của Người. Luật của Người
có lòng hiền từ và khiêm nhường. Nói đúng hơn nữa, Người sẽ đổ Thánh Thần xuống
trong lòng chúng ta để chúng ta có Luật mới của Người là tình mến.
Thế
nên thánh Phaolô khuyên chúng ta hãy sống theo Thánh Thần. Nếu có Thánh Thần ở
trong mình thì tuy thân xác còn vất vả ở đời này vì tội lỗi, tâm hồn cũng đã được
sinh động và hân hoan nhờ sự sống của Thần Khí. Và như Thần Khí đã khiến Ðức
Kitô phục sinh thế nào, thì Người cũng làm cho chúng ta được phục hồi mạnh sức
khi thân xác còn vất vả vì thân phận tội lỗi.
Chúng
ta có thể nói lên kinh nghiệm về những lần có dồi dào tình mến ở trong lòng thì
mọi vất vả bề ngoài trở nên nhẹ nhõm. Chúng ta hãy từ đó suy lên lời của Thánh
Tông đồ và sẽ hiểu Lời Chúa khi kêu gọi chúng ta nhận lấy ách của Người để được
nghỉ ngơi trong tâm hồn.
Giờ
đây Chúa cũng đến với chúng ta trong Bí tích khó nghèo và khiêm cung. Tấm bánh
nhỏ có là gì ở trước mắt thế gian. Nhưng đức tin nói đấy là Thần Khí Ðức Kitô đến
với chúng ta, để khi ở trong tâm hồn, Chúa dạy chúng ta sống hiền lành và khiêm
nhường như Người là Ðấng khó nghèo. Những ai cố gắng đi vào con đường đó sẽ cảm
thấy nhẹ nhõm thật sự ngay cả khi đang vất vả gánh nặng. Chúng ta hãy tin, hãy
đến, hãy tham dự Bí tích khó nghèo, hãy nhận lấy Thần trí của Chúa; và Thần trí
của Chúa sẽ giúp chúng ta sống.
(Trích
dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Chủ Nhật XIV Thường Niên,
Năm A
Bài đọc: Zec 9:9-10; Rom 8:9, 11-13; Mt 11:25-30.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sống hiền hậu và khiêm nhường như Đức Kitô.
Khi
so sánh tiêu chuẩn của Nước Trời với tiêu chuẩn của thế gian, chúng ta nhận ra
những khác biệt quan trọng: tiêu chuẩn của Nước Trời thường đối nghịch với tiêu
chuẩn của thế gian. Các bài đọc hôm nay chỉ cho ta thấy những khác biệt và lý
do của chúng.
Trong
bài đọc I, ngôn sứ Zechariah (6 BC) tiên báo Đấng Thiên Sai sẽ vào Thành, không
bằng những cỗ xe ngựa dành cho những vị vua chiến thắng khải hoàn; nhưng Ngài sẽ
cỡi trên lưng một lừa con, vẫn còn theo sau một lừa mẹ. Trong bài đọc II, thánh
Phaolô khuyên các tín hữu không được làm nô lệ cho tính ích kỷ của xác thịt; nếu
không, họ sẽ chết. Các tín hữu đã được Đức Kitô giải thoát để sống theo Thánh
Thần, nếu họ để cho Thánh Thần hướng dẫn, họ sẽ được sống. Trong Phúc Âm, Chúa
Giêsu mặc khải Mầu Nhiệm Nước Trời không được mặc khải cho những người khôn
ngoan, thông thái; nhưng được mặc khải cho những người bé mọn (nêpios).
Ngài mời gọi tất cả những ai đang cảm thấy những gánh nặng, mệt mòi, và chán
chường của cuộc sống, hãy đến với Ngài và học hỏi hai nhân đức hiền hòa và
khiêm nhường của Ngài, họ sẽ cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Người thống trị từ biển này qua biển nọ, từ sông Cả đến tận cùng cõi đất.
1.1/
Đấng Thiên Sai sẽ đến cách hiền lành và khiêm nhường: Trình thuật chúng
ta đọc hôm nay được các học giả xếp loại thuộc về Zechariah thứ hay đệ nhị. Phần
này ít nhấn mạnh tới việc xây dựng Đền Thờ sau khi lưu đày, nhưng tập trung
trong việc loan báo triều đại của Đấng Thiên Sai sắp tới. Trong số 12 tiên tri
nhỏ, Zechariah có lẽ là ngôn sứ cho chúng ta biết nhiều chi tiết nhất về cuộc đời
của Đấng Thiên Sai.
Trình
thuật hôm nay là một điển hình. Ông cho chúng ta thấy trước Ngày Đấng Thiên Sai
long trọng vào thành Jerusalem. Đây là dấu chỉ để nhận ra Đấng Thiên Sai: “Kìa
Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng,
khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ.” Khi thấy dấu hiệu
này, “Hỡi thiếu nữ Sion, hãy vui mừng hoan hỷ! Hỡi thiếu nữ Jerusalem, hãy vui
sướng reo hò!” Biến cố long trọng vào thành Jerusalem của Chúa Giêsu hoàn thành
lời tiên tri này (Mt 21:5-11; Jn 12:12-15).
1.2/
Đấng Thiên Sai sẽ cai trị cả hoàn cầu: Tuy hiền hòa và khiêm nhường như thế; nhưng Ngài sẽ
chinh phục cả hoàn cầu và lên ngôi cai trị toàn cõi đất, chứ không phải chỉ cai
trị dân tộc Israel mà thôi. Cách Ngài chinh phục và cách Ngài thống trị hoàn
tòan khác biệt với cách của các hoàng đế của thế gian: “Người sẽ quét sạch chiến
xa khỏi Ephraim và chiến mã khỏi Jerusalem; cung nỏ chiến tranh sẽ bị Người bẻ
gãy, và Người sẽ công bố hoà bình cho muôn dân. Người thống trị từ biển này qua
biển nọ, từ sông Cả đến tận cùng cõi đất.”
2/
Bài đọc II:
Nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh
em, thì anh em sẽ được sống.
Chương
8 của Thư Rôma phải được đọc chung với chương 6-7. Lý do là vì con người đã được
Đức Kitô giải phóng để khỏi làm nô lệ cho tội lỗi, Lề Luật, và sự chết để sống
theo Thần Khí. Nhiều người hiểu lầm thánh Phaolô là ngài quảng bá tư tưởng: con
người chỉ cần đặt niềm tin vào Đức Kitô là được cứu độ và không cần làm gì cả.
Trong chương 8, thánh Phaolô cắt nghĩa con người được Đức Kitô giải phóng khỏi
phải làm nô lệ cho tính xác thịt, để được tự do sống theo Thần Khí.
2.1/
Sống theo tính xác thịt: là
sống theo các cảm xúc của con người như sự tham lam của con mắt, sự ham muốn của
trái tim, và mọi đam mê dục vọng. Người sống theo tính xác thịt chẳng khác chi
loài cầm thú, vì chúng hành động theo bản năng tự nhiên; nhưng con người không
được phép sống như thế, vì ngoài thân xác, Thiên Chúa còn ban cho con người có
linh hồn, trí tuệ, và ý chí để điều khiển các quan năng của xác thịt. Thánh
Phaolô diễn tả điều này như sau: “Nhưng anh em không bị tính xác thịt chi phối,
mà được Thần Khí chi phối, bởi vì Thần Khí của Thiên Chúa ngự trong anh em.” Thần
Khí của Thiên Chúa cũng là Thần Khí của Đức Kitô ngự trong các tín hữu để hướng
dẫn và ban sức mạnh để các tín hữu có thể sống theo sự thật, những gì Đức Kitô
dạy bảo: “Những ai bị tính xác thịt chi phối thì không thể vừa lòng Thiên
Chúa.”
2.2/
Sống theo thần khí của Đức Kitô: Thánh Phaolô liệt kê ba lợi điểm của những người sống
theo Thần Khí:
(1)
Thần Khí làm cho con người được sống: Sống theo thần khí mới là sống thật, sống theo tính
xác thịt là làm nô lệ cho tội lỗi và hậu quả là cái chết.
(2)
Thần Khí làm cho con người được trở nên công chính: bằng tin và thực
hành những gì Đức Kitô truyền dạy. Lề Luật không có sức mạnh làm cho con người
nên công chính.
(3)
Thần Khí sẽ làm cho con người sống lại từ cõi chết: “Nếu Thần Khí ngự
trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, thì
Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người
đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới.”
3/
Phúc Âm:
Hãy học với Ta, vì Ta hiền hậu và khiêm nhường trong lòng.
3.1/
Thiên Chúa thích mặc khải cho những kẻ bé mọn: Có mấy từ chuyên môn chúng ta cần
hiểu ở đây:
-
Giấu (krupto): có hai trường hợp: (1) Cất giấu đi để đừng ai nhìn thấy;
ví dụ: giấu vàng trong ruộng. (2) Giấu kín để đừng ai khám phá ra; ví dụ: giấu
tông tích hay những điều bí ẩn của mình. Chúa Giêsu muốn nói về trường hợp thứ
hai này.
-
Mặc khải (apo krupto) có nghĩa làm cho những gì đã giấu kín được tỏ
lộ ra, mang ra ánh sáng những gì đang ở trong bóng tối, hay làm cho một người
hiểu những gì họ chưa biết hay còn mù mờ.
-
Kẻ bé mọn (nêpios): có thể chỉ một trẻ nhỏ hay những ai chưa tới tuổi
thành niên như luật pháp ấn định (ví dụ, 18 tuổi).
Chúa
Giêsu so sánh giữa những người khôn ngoan và thông thái (sophos, sunetos)
với kẻ bé mọn (nêpios), để nói với khán giả: họ cần có thái độ của trẻ
thơ là tin tưởng, khiêm nhường, ham học hỏi, để Ngài chuyển thông cho họ những
kiến thức về Thiên Chúa. Một thái độ kiêu hãnh và nghi ngờ sẽ ngăn cản họ nhận
ra những gì Ngài muốn mặc khải cho họ. Khi con người muốn lãnh nhận kiến thức về
Thiên Chúa, họ phải có thái độ của trẻ: cái gì cũng là mới cả với các em.
3.2/
Kiến thức về Thiên Chúa: "Cha
tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha;
cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc
khải cho."
(1)
Chúa Giêsu là người biết về Chúa Cha rõ ràng hơn ai hết: Động từ Hy-lạp dùng
ở đây là "epiginôskô," biết như một con người hay sự vật là.
Con người hiểu biết về Thiên Chúa với nhiều cấp độ khác nhau; nhưng chỉ có Chúa
Giêsu hiểu biết Thiên Chúa trong cấp độ hoàn hảo nhất. Điều này không ngạc nhiên,
vì Chúa Giêsu là chính Lời hay tư tưởng của Thiên Chúa. Ngài và Cha Ngài là một.
(2)
Con người biết Thiên Chúa qua mặc khải của Chúa Giêsu: Nếu Thiên Chúa
không chọn để mặc khải cho con người, con người không bao giờ có thể biết Thiên
Chúa. Đức Kitô chính là mặc khải của Thiên Chúa; Ngài đến để mặc khải cho con
người biết về Chúa Cha, như Ngài đã tuyên bố với các môn đệ: “Ai thấy Thầy là
thấy Cha.” Hơn nữa, để con người có thể hiểu những mặc khải này, họ cần được
Thánh Thần do Chúa Cha sai tới để hướng dẫn và thúc đẩy từ bên trong.
3.3/
Xét mình trước tôn nhan Thiên Chúa: Mệt mỏi có thể là do lao động (thể xác) hay do sức
ép của cuộc sống (tinh thần). Mệt mỏi thể xác có thể được phục hồi bằng việc
nghỉ ngơi; mệt mỏi tinh thần phải được chữa trị bằng phương cách tâm linh. Chúa
chỉ cho con người biết làm sao để tránh những mệt mỏi tinh thần này.
Tại
sao chúng ta đã cố gắng hết sức mà vẫn không thành công? Có thể chúng ta đã
không biết cách làm việc để đạt kết quả tốt đẹp? Có thể chúng ta lo lắng quá độ
những gì không cần phải lo quá như vậy? Có thể chúng ta đang làm theo ý, theo
cách, và theo đường hướng của chúng ta mà không phải là ý, cách, hay đường hướng
của Thiên Chúa? Đức Kitô mời gọi chúng ta nhìn lại để học cách làm việc sao cho
thành công hơn! Ngài muốn chúng ta quẳng đi những mối lo không cần thiết! Hay
chú trọng đến những gì là quan trọng thay vì những cái quá nhỏ nhặt thiển cận!
3.4/
Hai điều quan trọng chúng ta cần học hỏi cùng Chúa Giêsu: Người môn đệ tuy vẫn
phải mang ách và mang gánh nặng; nhưng họ không mang chúng theo cách của thế
gian, mà mang chúng theo cách của Đức Kitô. Để biết mang ách và gánh đúng cách,
họ cần phải học với Đức Kitô. Hai nhân đức quan trọng họ cần học nơi Ngài:
(1)
Hiền lành: Đây
là mối thứ hai trong Bát Phúc. Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Ngài có quyền tiêu diệt
những ai nói những lời xúc phạm, đánh đòn, và giết chết Ngài; nhưng Ngài đã
không làm những chuyện đó. Ngài chọn con đường tha thứ: “Lạy Cha! Xin tha cho
chúng vì chúng không biết việc chúng làm.” Ngài hòa giải con người với nhau và
với Thiên Chúa. Ngài dạy phải thương yêu, cầu nguyện và làm ơn cho kẻ thù. Con
người cũng thường có khuynh hướng yêu thích những ai hiền lành, nhã nhặn, và
tha thứ.
(2)
Khiêm nhường: là
nhân đức diệt trừ tính kiêu ngạo, tội đầu tiên trong bảy mối tội đầu. Không ai
thích người kiêu ngạo và tâm lý chung chẳng ai thích người hay “nổ.” Khiêm nhường
là biết mình trong mối tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân. Người khiêm
nhường biết mọi sự mình có được là do Thiên Chúa ban, nên họ không huyênh hoang
lên mặt với người khác; nhưng biết dùng tài năng để mở mang Nước Chúa và phục vụ
anh em. Người kiêu ngạo đánh cắp công ơn Thiên Chúa và luôn bất an vì sợ người
khác hơn họ. Họ bất an khi không nhận được những gì họ muốn và khó chịu với mọi
người.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta cần học nơi Đức Kitô cách lãnh đạo: không bằng cách phô trương quyền
hành và danh vọng; nhưng bằng cách khiêm nhường phục vụ và yêu thương mọi người.
-
Vì Đức Kitô đã giải thoát chúng ta khỏi làm nô lệ cho xác thịt và ban Thánh Thần,
chúng ta phải luôn cố gắng để sống theo sự hướng dẫn và thúc đẩy của Chúa Thánh
Thần.
-
Chúng ta cần học nơi Đức Kitô hai nhân đức: hiền lành và khiêm nhường. Hiền
lành để luôn biết đối xử nhân hậu với tất cả mọi người. Khiêm nhường để nhận ra
chỗ đứng hèn hạ của mình trong mối tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân.
Lm.Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
06/07/14 CHÚA NHẬT TUẦN
14 TN – A
Mt 11,25-30
Mt 11,25-30
Suy niệm: Hơn
bao giờ hết, con người ngày nay chịu nhiều áp lực của cuộc sống: nào là công
việc làm ăn, nào là cuộc sống gia đình... và vì thế, người ta rất cần những lúc
thư giãn, người ta đã nghĩ ra biết bao trò giải trí để giải toả những áp lực,
để phục hồi năng lực hoạt động. Thế nhưng, xem ra sau những giây phút thư giãn
ấy, hoặc ta cảm thấy không hoàn toàn hài lòng, hoặc thậm chí đã có không ít
xung đột hay đổ vỡ sau đó. Đức Giê-su không hứa sẽ cất khỏi chúng ta những vất
vả, gánh nặng cuộc đời, nhưng Ngài chỉ vẽ cho chúng ta giải pháp để làm cho
gánh đó trở nên nhẹ nhàng. Giải pháp ấy đó là đến với Ngài để “nghỉ ngơi bồi dưỡng”;
đó là mặc lấy tâm tình của Ngài là “lòng hiền hậu và khiêm nhường”.
Đến với Chúa Giê-su thì “cây thập giá” sẽ trở thành “cây thánh giá” như chính
Chúa đã làm.
Mời Bạn: Bạn
thường làm gì khi cuộc sống có quá nhiều căng thẳng? Nghỉ ngơi? Giải trí? Bạn
đã thử đến với tâm sự với Chúa Giê-su, chiêm ngắm Ngài trên thánh giá để họckhiêm nhường và hiền hậu với Ngài chưa?
Chia sẻ: “Chỗ
nào có lòng mến thì không còn cảm thấy vất vả, mà giả như có vất vả đi nữa, thì
người ta cung sẽ thích cái vất vả đó” (thánh Âu-tinh). Bạn có cảm nghiệm như
thế chưa?
Sống Lời Chúa: Bạn
sống hiền hậu và khiêm nhường,
để góp phần làm vơi nhẹ đigánh nặng nề của
những anh chị em đang đau khổ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin cho con biết yêu mến kết hiệp với Chúa trong
mọi sự, dù vui hay buồn, để con thấy Chúa là nguồn ủi an duy nhất của đời con.
Amen.
Một vị quan tể tướng đời
Đường rất lừng danh và có lòng mộ đạo chân thành. Thầy của ông là một bậc cao
tăng. Hai thầy trò rất tâm đồng ý hiệp với nhau, không phân biệt địa vị hay
chức quyền. Ngày kia quan tể tướng bèn hỏi: Xin thầy giải thích kiêu căng nghĩa
là gì? Thầy liền đổi sắc mặt, trợn mắt hỏi với một giọng khinh miệt: Mi hỏi ta
gì đó, đồ ngu. Cử chỉ và lời nói bất ngờ ấy làm cho gương mặt quan tể tưởng đỏ
bừng lên. Bấy giờ vị cao tăng mới ôn tồn nói: Thưa, đó chính là sự kiêu căng đấy.
Câu chuyện trên như muốn
vạch trần cái gốc rễ của tính kiêu căng. Đó là không chấp nhận những giới hạn
của mình, không sẵn sàng đón nhận sự thật. Và tệ hơn nữa, sự kiêu căng còn là
nguyên nhân làm cho con người không còn biết mở rộng cõi lòng để đón nhận Thiên
Chúa. Chính vì thế mà Kinh Thánh đã xác quyết: Chúa hạ bệ những kẻ quyền hành
và nâng cao những người khiêm nhu. Hay nói một cách khác, Chúa chán ghét những
kẻ kiêu căng và yêu thương những người khiêm nhường.
Thực vậy, một Lucifer kiêu
căng, dám ngang nhiên tuyên bố: Tôi không phục tùng Thiên Chúa nữa. Một Adong
Eva kiêu căng muốn trở nên bằng Thiên Chúa, số phận họ như thế nào hẳn chúng ta
cũng đã biết: Lucifer và các thần dữ thì lãnh nhận bản án lưu đày hoả ngục. Còn
Adong Eva thì bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng với cảnh khổ đau và chết chóc.
Trong khi đó, một David
khiêm nhường sám hối đã được Thiên Chúa tha thứ và chọn dòng dõi ông làm nơi
phát sinh Đấng Cứu Thế. Một Maria khiêm nhường với thân phận người tôi tá Chúa
nên đã được đặt làm Mẹ Ngôi Hai giáng trần. Một Gioan khiêm nhường không xứng
đáng cúi xuống cởi dây giày cho Ngài, đã được khen ngợi là cao trong hơn hết
mọi người nam.
Và qua đoạn Tin Mừng sáng
hôm nay, một lần nữa, Chúa Giêsu lại xác quyết như thế: Lạy Cha là Chúa Tể trời
đất, con xưng tụng Cha vì Cha đã giấu không cho những bậc khôn ngoan thông thái
biết những mầu nhiệm Nước Trời, mà lại mạc khải cho người bé mọn. Vâng, lạy
Cha, vì đó là sở thích của Cha.
Từ đó chúng ta có thể kết
luận, Chúa yêu thương những người khiêm nhu. Đó là một sự thật, một chân lý,
một kinh nghiệm sống ngàn đời không hề đổi thay. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta
đã thực sự sống tinh thần đơn sơ bé nhỏ và khiêm cung như Chúa mong muốn hay
chưa?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét