15/07/2014
Thứ Ba sau Chúa Nhật
15 Quanh Năm
Thánh BONAVENTURA |
Bài
Ðọc I: (Năm II) Is 7, 1-9
"Nếu
các ngươi không tin, các ngươi sẽ không còn tồn tại nữa".
Trích
sách Tiên tri Isaia.
Xảy
ra trong đời Acaz con của Gioatham, Gioatham con của Ozia, vua nước Giuđa,
Rasin vua nước Syria, và Phaxê con của Rômêlia, vua Israel, tiến lên gây chiến
với Giêrusalem, nhưng không thể thắng trận được. Người ta báo tin cho nhà Ðavít
rằng: "Syria đã đóng quân ở Ephraim". Nghe vậy, vua và dân đều run sợ,
như cây trong rừng rung động trước gió.
Và
Chúa phán cùng Isaia rằng: "Ngươi và con ngươi là Giasub, hãy đi đón vua
Acaz đang ở cuối cống ao thượng, trên đường ra ruộng Fullon, và nói rằng:
"Hãy cẩn thận ở yên lặng, đừng sợ, và đừng nao núng trước hai ngọn đuốc
xông khói này là cơn thịnh nộ của Rasin, vua nước Syria, và của con trai
Rômêlia, vì chưng Syria, Ephraim và con trai của Rômêlia đã toan mưu hại ngươi,
họ nói rằng: "Chúng ta hãy tiến đánh Giuđa, quấy rối nó và lôi cuốn nó
theo ta, và đặt con trai Tabeel làm vua".
Chúa
phán thế này: "Sự việc này không thành và không xảy ra đâu, vì Ðamas là thủ
đô của Syria, và Rasin là thủ lãnh của Ðamas. Còn sáu mươi lăm năm nữa, thì
Ephraim sẽ bị tiêu diệt và không còn là một dân tộc nữa. Thủ đô của Ephraim là
Samaria, và thủ lãnh của Samaria là con của Rômêlia. Nếu các ngươi không tin,
các ngươi sẽ không còn tồn tại".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 47, 2-3a. 3b-4. 5-6. 7-8
Ðáp: Thiên Chúa
kiên thủ thành trì của Người tới muôn đời (c. 9d).
Xướng:
1) Chúa vĩ đại và rất đáng ngợi khen trong thành trì của Thiên Chúa chúng ta.
Núi thánh của Người là ngọn đồi duyên dáng, là niềm hoan lạc của khắp cả địa cầu.
- Ðáp.
2)
Núi Sion là cùng kiệt phương Bắc, là thành trì của Ðức Ðại Ðế. Thiên Chúa ngự
trong thành quách của Người, tự chứng tỏ Người là an toàn chiến lũy. - Ðáp.
3)
Bởi chưng, kìa các vua chúa đã họp nhau, họ đã nhất tề xung phong tác chiến.
Nhưng thoạt nhìn thấy, họ đã ngẩn người ra, họ đã thất kinh và chạy trốn. -
Ðáp.
4)
Chính tại đây, họ đã khiếp run sợ hãi, đau đớn như người phụ nữ lúc lâm bồn, và
lúc Chúa dùng ngọn gió Ðông đánh cho những chiến thuyền Tác-xi tan vỡ. - Ðáp.
Alleluia:
Tv 24, 4c và 5a
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Chúa, và xin hướng dẫn
con trong chân lý của Ngài. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 11, 20-24
"Trong
ngày phán xét, Tyro và Siđon sẽ được xét xử khoan dung hơn các ngươi".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu quở trách các thành đã chứng kiến nhiều phép lạ Người làm mà
không chịu sám hối: "Hỡi Corozain, khốn cho ngươi! Hỡi Bethsaiđa, khốn cho
ngươi! Vì nếu đã xảy ra tại Tyrô và Siđon các phép lạ diễn ra nơi các ngươi,
thì họ đã mặc áo nhặm, rắc tro mà ăn năn hối cải từ lâu rồi. Nên Ta bảo các
ngươi: Trong ngày phán xét, Tyrô và Siđon sẽ được xét xử khoan dung hơn các ngươi.
"Còn
ngươi, hỡi Capharnaum, chớ thì ngươi nhắc mình lên tận trời sao? Ngươi sẽ phải
rơi xuống địa ngục, vì nếu các phép lạ diễn ra giữa ngươi mà xảy ra tại Sôđôma,
thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay. Vậy Ta bảo thật các ngươi: Trong ngày
phán xét, Sôđôma sẽ được xét xử khoan dung hơn ngươi".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Lắng
Nghe Lời Chúa
Văn
minh càng tiến bộ, càng lôi kéo con người đến sa đọa và hủy hoại nền tảng gia
đình và xã hội. Ngay từ thời xa xưa, các Tiên Tri trong Cựu Ước đã thấy được hiểm
họa ấy. Việc chúc dữ các đô thị là một trong những đề tài nổi bật trong lời rao
giảng của các ngài. Sôđôma, Gômôra, Babylon, Tyrô, Siđôn là đối tượng của những
lời rủa xả nặng nề nhất của các tiên tri. Những đô thị này không những là nơi
phát sinh những sa đọa luân lý, mà còn là biểu tượng của óc tự mãn, sự tôn thờ
ngẫu tượng của con người.
Chúa
Giêsu cũng tiếp tục truyền thống tiên tri ấy khi Ngài lên tiếng chúc dữ một số
thành phố như Corazin, Betsaida. Cuộc sống vật chất sung túc làm cho con người sa
đọa, đồng thời chối bỏ tương quan với Ðấng Tạo Hóa. Con người được tạo dựng
không phải để sống đơn độc một mình; chính trong tương quan với tha nhân mà con
người nên thành toàn hơn, do đó gia đình và xã hội là nhân tố thiết yếu cho sự
phát triển toàn diện con người.
Làng
mạc, thành phố, đô thị, tự nó là những xã hội cần thiết để con người xây dựng
các tương quan và nhờ đó phát triển nhân cách. Tuy nhiên, thay vì giúp con người
phát triển, các đô thị thường lại đày đọa con người vào nỗi cô đơn và chối bỏ mối
tương quan với Thiên Chúa. Sự trống rỗng trong lòng người dân đô thị cũng là dấu
chỉ sự vắng bóng Thiên Chúa. Kinh Thánh không ngừng nhắc nhở con người biết rằng
chỉ trong Thiên Chúa, con người mới có thể tạo được tương quan đích thực giữa
người với người. Loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống, con người không những
rơi vào sa đọa, mà còn cắt đứt mọi tương quan với tha nhân.
Lắng
nghe Lời Chúa, đó là bí quyết để xây dựng cuộc sống xã hội, thắt chặt quan hệ với
tha nhân và trở nên thành toàn. Ðó là điều Chúa Giêsu muốn nhắn nhủ chúng ta
trong Tin Mừng hôm nay: con người không thể xây dựng một xã hội tốt đẹp, nếu loại
bỏ Thiên Chúa và những giá trị thiêng liêng ra khỏi cuộc sống.
Nguyện
cho Lời Chúa soi sáng và hướng dẫn chúng ta trong cuộc sống, để khi mưu sinh và
xây dựng xã hội, chúng ta biết đặt Thiên Chúa vào trọng tâm cuộc sống, đeo đuổi
những giá trị thiêng liêng và xây dựng tình người.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần 15 TN2
Bài đọc: Isa 7:1-9; Mt
11:20-24
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phép lạ và niềm
tin.
Người
Do-thái thích phép lạ, người Việt-nam cũng thích phép lạ không kém. Điển hình
là vào đêm 13 tháng 6 vừa qua, có một nguồn tin cho biết là Đức Mẹ sẽ hiện ra
trên bầu trời Houston, biết bao nhiêu người đã mất ngủ vì mong được nhìn thấy.
Hậu quả, chẳng có ai thấy Đức Mẹ hiện ra cả. Khi được chất vấn, những người
phao nguồn tin ấy chống chế: vì người Houston không có đức tin đủ nên không thấy!
Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu làm phép lạ để khơi dậy niềm tin. Khi đã có đức tin rồi,
phép lạ không còn cần thiết nữa. Với những người cứng lòng, có làm phép lạ bao
nhiêu cũng không dẫn tới niềm tin.
Các
bài đọc hôm nay muốn dẫn chứng sự liên hệ giữa niềm tin và phép lạ. Trong bài đọc
I, khi phải đối diện với sức mạnh của liên minh Syro-Israel, lòng vua và dân
Judah “run rẩy như cây rung rinh trước gió.” Đức Chúa sai cha con ngôn sứ
Isaiah đến củng cố tinh thần cho nhà vua và nhắc nhở: Đừng sợ thế lực của họ, cứ
tin tưởng vào Thiên Chúa thì vương quốc Judah sẽ đứng vững. Trong Phúc Âm, Chúa
Giêsu so sánh dân chúng của các thành khác nhau để chứng minh một sự thật: Nghe
giảng dạy nhiều và chứng kiến nhiều phép lạ không luôn dẫn tới niềm tin. Ngài
cũng cảnh cáo khán giả: Hưởng càng nhiều đặc quyền bao nhiêu sẽ càng bị phán
xét nặng bấy nhiêu.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Nếu các ngươi không vững tin, thì các ngươi sẽ không đứng vững.
1.1/
Cõng rắn cắn gà nhà: Lịch
sử chứng minh người cùng một quốc gia không luôn thương yêu và bảo vệ nhau. Vì
tham vọng chính trị, vua Israel liên minh với vua Syria để chống lại vua Judah.
Khi vua của Judah nghe tin này, “tim của nhà vua và của dân thành run rẩy như
cây rung trước gió.”
1.2/
Cần có niềm tin vững mạnh nơi Thiên Chúa: Trong lúc khốn khó là lúc biểu
lộ niềm tin nơi Thiên Chúa. Ngài sai Judah và con ông là Shearjashub đến củng cố
tinh thần Ahaz, vua Judah: “Đừng sợ! hãy tin tưởng vào Thiên Chúa.” Chúa đòi niềm
tin của vua Judah: “Trừ phi nhà vua có một đức tin mạnh mẽ, nhà vua không thể đứng
vững.”
Đức
Chúa gọi vua Israel và vua Syria là “hai cái đầu que củi chỉ còn khói.” Thực tế
chứng minh vương quốc Israel bị rơi vào tay của Assyria vào năm 721 BC, và
Assryria bị rơi vào tay Babylon chỉ ít lâu sau đó. Ngôn sứ muốn nói cho Ahaz biết
Đức Chúa là Đấng quan phòng mọi sự. Ngài sẽ bảo vệ những ai đặt trọn vẹn niềm
tin nơi Ngài.
2/
Phúc Âm:
Nếu các phép lạ đã làm nơi ngươi mà được làm tại Sodom, thì thành ấy đã tồn tại
cho đến ngày nay.
2.1/
So sánh Chorazin và Bethsaida với Tyre và Sidon: Bấy giờ Chúa Giêsu
bắt đầu quở trách các thành đã chứng kiến phần lớn các phép lạ Người làm mà không
sám hối: "Khốn cho ngươi, hỡi Chorazin! Khốn cho ngươi, hỡi Bethsaida! Vì
nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tyre và Sidon, thì họ đã mặc
áo vải thô, rắc tro lên đầu tỏ lòng sám hối. Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay:
đến ngày phán xét, thành Tyre và thành Sidon còn được xử khoan hồng hơn các
ngươi."
(1)
Chorazin và Bethsaida: Chorazin
được các nhà khảo cổ đồng nhất với thành Kerazeh hiện đại, cách xa Capernaum chừng
2.5 dặm về phía Bắc. Bethsaida là một làng của vùng Galilee, nằm về phía Tây của
hồ Tiberias, trong "giải đất của Gennesaret." Bethsaida là quê hương
của Peter, Andrew và Philip; và là chỗ Chúa Giêsu thường xuyên lui tới. Hai
phép lạ Chúa Giêsu làm được kể chi tiết là phép lạ Chúa chữa người mù tại
Bethsaida (Mk 8:22) và phép lạ nuôi 5,000 người ăn tại Bethsaida (Lk 9:10-17).
Ngoài ra, Luca cũng tường thuật việc Chúa Giêsu dạy dỗ, và chữa lành nhiều người
tại đây.
(2)
Tyre và Sidon: là
hai hải cảng thương mại lớn của người Phoenecia (Lebanon ngày nay), nằm dọc
theo bờ biển Mediterranean. Tyre nằm khoảng 23 dặm về phía Bắc của Arco, và
cách Sidon khoảng 20 dặm về phía Nam. Chúa Giêsu rất ít khi rao giảng ngoài
lãnh thổ của Palestine, và các thánh ký chỉ tường thuật một lần Chúa đến vùng
Tyre và Sidon, khi một người đàn bà Canaan nài xin Ngài cứu con gái bà khỏi bị
quỉ ám. Chúa Giêsu thử thách đức tin của bà cách trầm trọng: "Không nên lấy
lương thực của con cái mà vứt cho chó" (Mt 15:21); trước khi chữa lành con
gái của bà.
2.2/
So sánh Capernaum với Sodom: "Còn ngươi nữa, hỡi Capernaum, ngươi tưởng sẽ
được nâng lên đến tận trời ư? Ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ! Vì nếu các
phép lạ đã làm nơi ngươi mà được làm tại Sodom, thì thành ấy đã tồn tại cho đến
ngày nay. Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, đất Sodom còn được
xử khoan hồng hơn các ngươi."
(1)
Capernaum: có
thể nói là "thành của Chúa Giêsu" vì Ngài thường xuyên lui tới dạy dỗ
và làm phép lạ tại đây. Gioan tường thuật Chúa làm phép lạ đầu tiên cho nước
hóa thành rượu tại tiệc cưới Cana (Jn 2:12) và chữa lành con trai của một quan
chức (Jn 4:46). Matthew tường thuật phép lạ Chúa chữa đầy tớ của viên Đại Đội
Trưởng Rôma (Mt 8:5). Marcô tường thuật Chúa chữa người bại liệt được thòng xuống
từ mái nhà (Mk 2:1). Luca tường thuật Chúa chữa người bị quỉ ám (Lk 9:33).
Marcô tường thuật Chúa giảng trong hội đường Capernaum (Mk 1:21) và Gioan ghi lại
rõ ràng: diễn từ về BT Thánh Thể xảy ra sau phép lạ hóa bánh nuôi 5,000 người
và phản ứng của dân chúng cũng xảy ra tại đây (Jn 6).
(2)
Sodom: Chúng
ta biết đến thành phố này trong Sách Sáng Thế khi Thiên Chúa khiến lửa từ trời
thiêu rụi thành phố này vì những tội tày trời họ xúc phạm đến Ngài, nhất là tội
thác loạn tình dục như tên thành được gọi (Gen 18:16-33, 19:1-29). Thành phố
này nằm đối diện với Zoar, về phía SW của Biển Chết.
Trong
3 năm rao giảng của Chúa Giêsu, Ngài dùng nhiều thời gian cho việc rao giảng
chung quang vùng Biển Hồ, rất ít khi Ngài đi ra khỏi Galilee và Jerusalem. Vì
thế, các thành của Dân Ngoại như Tyre, Sidon, Sodom... hầu như không có cơ hội
được nghe lời giảng hay chứng kiến các phép lạ người làm.
Khi
đưa ra sự so sánh giữa các thành phố, Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh một điểm quan
trọng: Ai được cho nhiều cơ hội để ăn năn, sẽ phải chịu sự phán xét nặng nề
hơn. Bethsaida và Capernaum chắc chắn sẽ bị phán xét nặng nề hơn Tyre, Sidon,
và Sodom.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Được hưởng đặc quyền nhiều không nhất thiết sẽ tin và yêu mến nhiều. Trái lại,
như Chúa đã báo trước: không có tiên tri nào được yêu mến nơi xứ sở của mình.
-
Được hưởng đặc quyền nhiều sẽ bị phán xét nặng hơn.
-
Thách đố của chúng ta: Có quá nhiều cơ hội để biết Chúa có làm cho chúng ta yêu
Chúa nhiều và vững vàng trong đức tin không?
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẨY MẦM
- MÙA QUANH NĂM –
- TUẦN 15 -
"Có những hạt rơi vào đất tốt.
Chúng mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả :
hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi,
hạt thì được một trăm" (Mc 4,8)
Mt 11,20-24
* Đặt trong sơ đồ chung của Mt :
Với hai chương 11-12 (Từ hôm nay đến Thưa Ba
tuần 16), chúng ta gặp một khúc quanh trong Tin mừng Mt. Thật vậy trong 10
chương trước, Mt lần lượt trình bày về thân thế của Chúa Giêsu (1-2¬), về chủ
trương Messia của ngài (3-4), về Hiến chương Nước trời của Ngài (5-7), về quyền
năng Messia của Ngài (8-9) và việc Ngài thông quyền cho 12 tông đồ và sai các
ông đi truyền giáo (10). Tất cả diễn tiến đều diễn ra êm thắm tốt đẹp, hầu như
không có trở ngại và vấn đề gì nghiêm trọng đặt ra. Nhưng từ chương 11 thì bắt
đầu có trở ngại : trước hết là thắc mắc do Gioan Tẩy giả đặt ra (11,2-6), rồi
đến những người không đón nhận Ngài (11,16-24), rồi biệt phái và luật sĩ lên
tiếng chỉ trích (12,1-45).
Nhưng chính nhờ những thắc mắc, chỉ trích và
tranh cãi mà Mt có dịp trình bày những suy tư thần học của ông về Chúa Giêsu :
Ngài là sự Khôn ngoan (11,19), Chúa Con (11,25-27), Con Người (12,8) Tôi Tớ
(12,18-21), Con vua Đavít (12,23), và loan báo rõ ràng trước về biến cố phục
sinh (12,40).
Và cũng qua những thắc mắc và tranh cãi ấy,
một vấn đề then chốt được đặt ra : trước Chúa Giêsu người ta phải dứt khoát
chọn lựa có tin hay không. Sự chọn lựa dứt khoát này sẽ xác định số phận của
mỗi người.
A. Hạt giống...
Chúa Giêsu khiển trách các thành dọc bờ hồ Galilê
là Khôradin, Bétsaiđa và Caphácnaum.
Các thành này đều chứng kiến “phần lớn các phép
lạ” Chúa Giêsu đã làm. Thế nhưng họ không hối cải. Tại sao ? Vì họ kiêu căng.
Ta cũng nên biết rằng so với các thành khác, những thành này có trình độ kiến
thức Thánh Kinh cao hơn (x. câu 23 : “Ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời
ư ?”). Khi thấy sự kiêu căng đã khép kín lòng họ, Chúa Giêsu nghĩ tới những kẻ
“bé mọn” nhờ khiêm tốn mà nhận được mặc khải của Thiên Chúa. Bởi thế trong đoạn
tiếp liền sau, Chúa Giêsu sẽ cảm tạ Thiên Chúa “vì đã dấu không cho những bậc
thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (c
25).
B.... nẩy mầm.
1. “Khi ấy Chúa Giêsu quở trách các thành đã
chứng kiến nhiều phép lạ Ngài làm mà không chịu sám hối” : phép lạ là để khơi
dậy lòng sám hối, vì phép lạ cho người ta thấy việc kỳ diệu của Chúa, rồi vì
nhìn lại thấy mình bất xứng với Chúa nên phải sám hối để xứng đáng hơn với
Chúa.
2. Thời vua Louis 13 đang trị vì nước Pháp, ngày
kia hoàng hậu Anne d’Autriche mở tiệc đãi khách. Hôm đó bà đeo một sợi dây
chuyền bằng ngọc. Thánh Vincent de Paul có mặt trong bữa tiệc đó, đã nói với bà
: “Thưa hoàng hậu, nếu bà muốn, bà có thể làm một phép lạ”. Hoàng hậu nhìn
thánh nhân đầy kinh ngạc. Thánh nhân nói tiếp : “Vâng, bà có thể đổi các viên
ngọc này thành bánh mì giúp những người nghèo đói”. Vài giờ sau, phép lạ đã xảy
ra : Hoàng hậu trao cho thánh Vincent de Paul sợi dây chuyền ấy để Ngài bán lấy
tiền mua bánh mì cho người nghèo.
Ngày nay vẫn xảy ra những phép la tương tự, hiểu
theo nghĩa những việc kỳ diệu được thực hiện do ơn Chúa tác động. Khi thấy
những “phép lạ” bác ái, hy sinh do người khác làm, tôi có sám hối về lòng ích
kỷ của mình không ?
3. Những thành ven Biển Hồ được nghe Lời Chúa và
chứng kiến các phép lạ của Ngài nhiều hơn những nơi khác. Lẽ ra họ phải tin
Chúa hơn những nơi khác. Nhưng vì họ không tin nên hình phạt của họ nặng hơn
những nơi khác. Ai nhận lãnh nhiều nén bạc hơn thì có trách nhiệm nhiều hơn.
Tôi cũng nhận lãnh nhiều nén bạc hơn nhiều người
khác. Đó là đặc ân của tôi mà cũng là trách nhiệm của tôi.
4. Có nhiều kiến thức về Chúa chưa hẳn là ích lợi
hơn có ít kiến thức nhưng có tâm hồn biết ngưỡng mộ những kỳ công của Chúa.
5. “Khốn cho ngươi hỡi Khôradin ! Khốn cho ngươi
hỡi Bétsaiđa ! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và
Xiđôn thì họ đã mặc áo vải thô rắc tro lên đầu và tỏ lòng sám hối” (Mt 11,21)
Bước ra khỏi hiệu sách được một lúc, tôi nhận ra
số tiền dư do chị bán hàng đưa lộn. Lương tâm nhắc tôi phải sống công bằng.
Nhưng tôi đã tự trấn an “Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ… Hơn nữa đó là lỗi của người
khác chứ đâu phải lỗi của mình”. Và tôi tiếp tục bước đi.
Tới nửa đoạn đường, chân tôi như cứng lại và như
có một sức mạnh nào đó níu kéo, khi tự đáy lòng tôi Lời Chúa cứ vang lên “Khốn
cho ngươi…” Tôi tự nghĩ : chắc hẳn Chúa đang buồn vì hành động của tôi, vì tôi
đã biết Chúa nhiều. Sau giây phút ngập ngừng, tôi quyết định trở lại hiệu sách
và đưa số tiền đó cho chị. Nhìn chị tươi cười sau tiếng cám ơn, tôi thấy nhẹ cả
người.
Lạy Chúa, đó không chỉ là niềm vui của chị mà còn
là niềm hạnh phúc của con. Xin cho con luôn can đảm thực thi những gì Lời Chúa
đòi hỏi, vì Chúa là Đấng công minh. (Hosanna)
Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ
15/07/14 THỨ BA TUẦN 15
TN
Th. Bô-na-ven-tu-ra, giám mục, tiến sĩ HT
Mt 11,20-24
Th. Bô-na-ven-tu-ra, giám mục, tiến sĩ HT
Mt 11,20-24
Suy niệm: Theo
lẽ thường quyền lợi phải đi đôi với trách nhiệm. Tương tự ân sủng Chúa ban cho
ai cũng kéo theo những trách nhiệm đối với người ấy. Hưởng ơn ban càng nhiều,
chịu trách nhiệm càng lớn. Và do đó, nếu không chu toàn trách nhiệm cách tương
xứng, thì án phạt càng nặng nề. Những phép lạ Chúa thực hiện cho một số người ở
Kho-ra-din hay ở Bét-sai-đa, cũng là một ơn ban cho toàn thể dân thành. Vì thế
theo qui tắc liên đới, họ cũng đồng trách nhiệm trong việc đáp lại sứ điệp của
Chúa qua những phép lạ đó. Mà sứ điệp đó là: “Hãy ăn năn sám hối vì Nước
Trời đã gần đến.”
Mời Bạn: Những
ơn Chúa ban cho ta không phải chỉ để ta hưởng thụ một mình, mà ta phải nhờ đó
để trổ sinh nhiều hoa quả thiêng liêng “xứng với lòng thống hối” chẳng những nơi mình và mà còn cho người khác
nữa.
Chia sẻ: Nhiều
người nhận được ơn đặc biệt Chúa ban (khi đi hành hương, xin khấn, v.v…) nhưng
có người sửa đổi đời sống và nên thánh, có người không. Bạn nghĩ gì về điều
này?
Sống Lời Chúa: Mỗi
lần kiểm điểm đời sống, bạn hãy cố khám phá một ơn Chúa đã ban cho bạn để cảm
tạ và nhờ đó sửa đổi đời sống.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con luôn biết cảm tạ Chúa về những hồng ân Chúa
ban và cho con biết nên thánh xứng với những ơn huệ đó.
Suy
niệm
Corozain,
Bethsaiđa và Capharnaum là ba thành phố nằm gần biển hồ, là những nơi mà Chúa
Giêsu thường đến rao giảng và làm phép lạ. Vì vậy, các thành này được diễm phúc
chứng kiến nhiều phép lạ Chúa Giêsu đã làm. Nhưng thay vì tin vào Chúa qua các
phép lạ đó, thì dân cư của các thành này lại cứng lòng, không chịu sám hối.
Thậm chí, Capharnaum còn bị Chúa Giêsu nêu rõ tội danh là kiêu ngạo, "nhắc
mình lên tận trời cao".
Đối nghịch với ba thành này
là ba thành khác được nêu danh để so sánh, đó là Tyrô, Siđôn và Sôđôma. Tyrô và
Siđôn là hai thành thuộc miền dân ngoại, họ không được nghe Chúa Giêsu giảng,
cũng không được chứng kiến phép lạ Chúa làm. Hơn nữa, trong Cựu ước, hai thành
này được nêu danh như là đối tượng cho sự trừng phạt của Thiên Chúa. Còn Sôđôma
được nhắc đến trong sách Sáng Thế, là một thành hết sức tội lỗi và bị lửa thiêu
đốt do tội của họ.
Chúa Giêsu lấy ba thành này
để so sánh với Corozain, Bethsaiđa và Capharnaum để làm nổi bật sự cứng lòng
của họ. Ba thành kia bị liệt kê là xấu, thế nhưng nếu họ được chứng kiến các
phép lạ đã xảy ra ở Corazain, Bethsaiđa và Capharnaum thì họ ăn năn sám hối chứ
không như dân của ba thành cứng lòng này.
Ngày hôm nay, Chúa vẫn tiếp
tục kêu mời và gởi đến chúng ta nhiều dấu chỉ để chúng ta tin Ngài mà ăn năn
sám hối.
- Chúa kêu mời chúng ta qua
lời giảng dạy của các mục tử, qua những lần chúng ta đọc Thánh Kinh…
- Chúa gởi đến chúng ta
những dấu chỉ là các biến cố trong cuộc sống. Thí dụ, cái chết của một người
nào đó cũng là dấu chỉ mời gọi chúng ta sám hối…
Xin Chúa giúp chúng con khiêm
tốn nhìn nhận bản thân mình yếu đuối, cần sự giúp đỡ của Chúa. Xin giúp chúng
con nhận ra những dấu chỉ Chúa gởi đến cho chúng con để chúng con biết thay đổi
cuộc sống của mình mỗi ngày tốt hơn. Amen.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
15
THÁNG BẢY
Con
Người Tự Viết Nên Lịch Sử Của Chính Mình
Được
ban cho trí khôn và linh hồn bất tử, con người bắt đầu hành trình của mình
trong thế giới. Con người bắt đầu viết nên lịch sử của chính mình. Thiên Chúa –
trong sự quan phòng của Ngài – luôn luôn sát cánh với con người mọi nơi mọi lúc
trong cuộc hành trình ấy. Cũng trong sách Huấn Ca, chúng ta đọc thấy: “Đường lối
của chúng luôn luôn ở trước mặt Ngài, và không bao giờ giấu mắt Ngài được” (Hc
17,15).
Tác
giả Thánh Vịnh cũng thốt lên cùng ý nghĩa này:
“Dù
chắp cánh bay từ phía hừng đông xuất hiện,
đến
ở nơi chân trời góc biển phương tây,
tại
đó cũng tay Ngài đưa dẫn,
cánh
tay hùng mạnh giữ lấy con…
Hồn
con đây Ngài biết rõ mười mươi;
xương
cốt con Ngài không lạ lẫm gì” (Tv139, 9-10.14-15).
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
15-7
Thánh
Bônaventura, giám mục
tiến
sĩ Hội Thánh
Is
7, 1-9; Mt 11, 20-24.
LỜI
SUY NIỆM: “Khốn cho các ngươi, hỡi Kho-ra-dim! Khốn cho các ngươi, hỡi
Bét-xai-đa! Vì các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia, hay
Xi-đôn, thì họ đã mặc áo vải thô, rắc tro lên đầu tỏ lòng sám hối.”
Với
tình thương của Chúa Giêsu, với Ơn Cứu Độ của Chúa, Chúa nhắc nhở cho
chúng ta phải ý thức và suy nghĩ lại những gì mà chúng ta đã học biết về Chúa về
Giáo Hội của Chúa, chúng ta còn cần phải sống, sửa đổi mình nên mới và tốt đẹp
mỗi ngày; chứ không chỉ học để biết, chỉ biết mà thôi đâu. Thời gian sống là để
sống cho Thiên Chúa và chỉ phụng thờ một mình Ngài. Tất cả mọi con người rồi sẽ
phải trả lẽ trong ngày sau hết.
Lạy
Chúa Giêsu, Chúa đang nhắc cho chúng con phải nhận ra mình là tội nhân trước Lời
Chúa. Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con, luôn phải đối chiếu đời
mình với Lời Chúa đang kêu mời chúng con.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
15-07: Thánh BÔNAVENTURA
Giám
mục, tiến sĩ hội thánh (1221 - 1274)
Sinh
năm 1221 tại Bagnorea, gần Viterbo, thánh Bonaventura là con ông Giovanni di
Fidanza và bà Ritella. Ngài được đặt tên là Giovanni, lúc lên bốn, Ngài lâm trọng
bệnh vô phương cứu chữa. Người mẹ vội ẵm Ngài tới gặp thánh Phanxicô khó khăn.
Thánh nhân thương cha mẹ dâng lời cầu nguyện và Giovanni hết bệnh. Sung sướng,
người mẹ kêu lên: "Obuona Ventura" (Ôi biến cố phúc hậu). Từ đó
Giovanni mang tên Bônaventura. Ngài theo học tại dòng anh em hèn mọn.
Tới
tuổi 15, Bonaventura theo học tại Paris, trung tâm ánh sáng thời đó. Ngài sống
thanh trong đến nỗi Alexandre de Hales nhận xét: - Anh giống như Adam chưa hề
phạm tội.
Ngài
kết thân với sinh viên tài ba khác là Thomas Aquinô. Ngỡ ngàng về sự hiểu biết
của bạn mình. Thomas hỏi Bonaventura xem Ngài đã học sách nào ? Bonaventura chỉ
cây thánh giá trả lời: - Đây là nguồn mọi hiểu biết của tôi. Tôi học Chúa Giêsu
bị đóng đinh.
Năm
1257, Ngài được chọn làm bề trên cả dòng Phanxicô. Tình thế Ngài phải đối diện
rất là phức tạp. Trong dòng đang có sự phân rẽ giữa những người nhiệt tâm muốn
tuân giữ nghiêm nhặt luật dòng và những người muốn chước giảm. Nhờ sự thánh thiện
và tài khéo léo, Bonaventura đã giải quyết các vấn đề cách ổn thỏa, đến nỗi
Ngài đang được gọi là Đấng sáng lập thứ hai của dòng. Trong kỳ đại hội ở Narbonne
1250, Ngài đã ban hành hiến pháp đầu tiên cho dòng. Sau đó Ngài liên tiếp thăm
viếng không biết mệt các tỉnh dòng để quan sát việc thực hiện bản quy luật này.
Chính
Ngài tổ chức việc học hành cho các giáo sĩ trong dòng, làm cho công cuộc tông đồ
được phổ biến rộng rãi đến cả những bậc thức giả lẫn giới bình dân. Chính
Bonaventura là một nhà dòng giảng thuyết có biệt tài. Ngài đã giảng thuyết từ
các tu viện, tới các thành phố ở Au Châu, trước mặt vua Luy IX Đức giáo hoàng.
Luôn luôn Ngài thu phục được cảm tình của thính giả.
Một
thầy dòng khiêm tốn tên là Gilles hỏi Ngài: - Các cha thông thái, được Chúa ban
cho nhiều tài năng. Còn chúng con, chúng con có thể làm gì được ?
Bonaventura
trả lời: - Nếu Chúa ban cho một người tài năng khác là ơn yêu mến Ngài thế là đủ
rồi, và là kho tàng quí báu nhất.
Thầy
dòng hỏi tiếp: - Một người không biết đọc biết viết có thể yêu mến Thiên Chúa
như một nhà thông thái biết mọi sự không ?
Thánh
nhân trả lời: - Chắc chắn rồi, một bà già có thể yêu Chúa hơn cả một nhà tiến sĩ
thần học.
Thày
dòng vui vẻ la lớn: - Một bà già có thể yêu Chúa hơn cả cha Bonaventura của
chúng ta nữa.
Ngài
còn tiếp: - Biết một chút về Chúa còn hơn là biết mọi sự trong trời đất.
Ngoài
những hoạt động bên ngoài ấy. Bonaventura còn lo viết sách để huấn luyện các tu
sĩ và những sách về triết học, thần học và thánh kinh. Chúng ta có thể kể đến
cuốn "chú giải luật dòng Phanxicô", "hạnh tích thánh
Phanxicô" nhất là cuốn "hành trình của linh hồn hướng về Thiên
Chúa".
Trong
nỗ lực xây dựng Hội Thánh, Bonaventura luôn tỏ ra khiêm tốn. Người ta kể rằng:
Đức giáo hoàng Grêgoriô X truyền cho thánh Thomas và thánh Bonaventura soạn thảo
bộ kinh lễ Thánh Thể. Khi hai vị vào yết kiến đức giáo hoàng trình bày công việc,
thánh Bonaventura xé nát bản văn của mình.
Cùng
với lời khiêm tốn ấy, Bonaventura đã từ chối chức Tổng giám mục thành York mà Đức
giáo hoàng Clêment IV đề nghị, lòng khiêm tốn ấy không ngăn cản sự cương quyết
và can đảm của Ngài chống lại thuyết sai lầm của thuyết Aristote và Avéoes...
Nhưng Đức giáo hoàng Grêgoriô X đã quyết định đặt Ngài làm hồng y cai quản giáo
phận Albanô và truyền Ngài về Roma ngay.
Khi
hai sứ thần mang mũ hồng y đến, Ngài còn đang rửa chén. Ngày 28 tháng 5 năm
1273 Ngài nhận chức và là cánh tay đắc lực của đức giáo hoàng. Phần đóng góp của
Ngài vào sự hợp nhất Giáo hội Hy lạp và Roma tại công đồng Lyon thật lớn lao.
Nhưng
khi công đồng Lyon còn đang nhóm họp thì Bonaventura từ trần ngày 14 tháng 7
năm 1274. Đức Sixtô IV phong Ngài lên bậc hiển thánh năm 1482 và đức Sixtô V đã
đặt Ngài làm tiến sĩ Hội Thánh năm 1858. Người ta gọi Ngài là "Tiến sĩ sốt
mến".
(daminhvn.net)
15
Tháng Bảy
Dây Chuyền Của Liên
Ðới
Một
người Ả Rập nọ có một con ngựa rất đẹp... Ai thấy cũng gợi lòng tham muốn. Một
người láng giềng tìm đủ mọi cách để mua cho kỳ được con ngựa, nhưng chủ nhân vẫn
một mực từ chối. Không còn biết làm cách nào để thuyết phục chủ nhân, người đó
đành phải nghĩ ra mưu kế để chiếm đoạt.
Biết
người chủ ngựa thường hay đi qua sa mạc, hắn mới cải trang thành một người hành
khất nằm rét run bên vệ đường. Người chủ ngựa là một người tốt bụng, gặp bất cứ
ai hoạn nạn cũng đều ra tay cứu giúp. Vừa thấy người hành khất, người đó cảm thấy
thương hại, mới đề nghị trở về một quán trọ để săn sóc.
Khi
người chủ ngựa vừa mở miệng đề nghị, thì tên bất nhân mới than thở: "Ðã mấy
ngày nay, tôi không có được một hạt cơm trong bụng, lấy sức đâu để leo lên ngựa".
Nghe thế, con người tốt bụng xuống ngựa để giúp người hành khất leo lên lưng ngựa.
Nhưng vừa leo lên lưng ngựa, tên bất lương hiện nguyên hình... Hắn giựt dây
cương và thúc vào hông ngựa mà chạy... Người chủ ngựa đáng thương chỉ còn biết
nhìn theo mà hối tiếc! Nhưng ông cũng cố gắng chạy theo và nói với tên bất
lương như sau: "Ngươi đã ăn cắp con ngựa của ta. Nhưng ta sẵn sàng bỏ qua
cho. Ta chỉ xin ngươi một điều là đừng bao giờ kể cho bất cứ ai nghe mưu mẹo
ngươi đã dùng để cưỡng chiếm con ngựa của ta. Một ngày nào đó, sẽ có những người
bệnh thật sự nằm rên rỉ bên vệ đường và kêu cầu sự giúp đỡ. Ta e ngại rằng sẽ
không còn ai dám dừng lại để cứu giúp kẻ hoạn nạn nữa".
Dè
dặt, thủ thế, nghi kỵ có lẽ là thái độ thường tình của tất cả những ai đang sống
dưới chế độ độc tài. Lừa lọc, phản bội, tố cáo lẫn nhau đã khiến cho lòng người
mỗi ngày một thêm khép kín... Sợi dây chuyền của khép kín mỗi lúc một dài ra và
quấn lấy con người.
Mỗi
một hành động xấu, trong dây chuyền của tình liên đới, đều gia tăng đau khổ cho
người khác. Khi tôi lừa đảo, không những hành động của tôi chỉ trực tiếp hãm hại
một vài người có liên hệ, nhưng nó cũng góp phần giảm thiểu niềm tin của không
biết bao nhiêu người xung quanh. Khi tôi bạo động, không những tôi chỉ xúc phạm
đến người trong cuộc, nhưng hành động của tôi cũng xóa mờ đi phần nào lòng tự
ái của nhân loại... Tôi là một phần của nhân loại. Cả nhân loại sẽ đau đớn rên
rỉ vì một vết thương của tôi cũng như vì một nhát gươm của tôi.
Người
Kitô luôn được mời gọi để nhìn nhận hình ảnh của Chúa nơi mọi người và đón nhận
mọi người như anh em của mình. Trong cái nhìn ấy, cuộc sống của chúng ta phải
luôn hướng đến người anh em của chúng ta: niềm đau của người anh em cũng chính
là niềm đau của chúng ta, hạnh phúc của người anh em cũng chính là hạnh phúc của
chúng ta.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét