24/07/2014
Thứ Năm sau Chúa Nhật
16 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm II) Gr 2, 1-3. 7-8. 12-13
"Họ
đã bỏ Ta là nguồn nước hằng sống, để đào giếng rạn nứt".
Trích
sách Tiên tri Giêrêmia.
Ðây
lời Chúa phán cùng tôi rằng: "Ngươi hãy đi và hãy la vào tai Giêrusalem rằng:
Ðây Chúa phán: Ta đã nhớ mối tình thanh xuân của ngươi, nhớ đến tình yêu thời
đính hôn của ngươi, khi đó ngươi theo Ta trong sa mạc, trong phần đất chưa gieo
trồng. Lúc ấy Israel đã được thánh hiến cho Chúa, và là hoa quả đầu mùa của Người;
những ai động đến nó, phải đắc tội và phải chuốc lấy tai hoạ". Chúa phán
như vậy.
"Ta
đã dẫn dắt các ngươi vào đất phì nhiêu, để các ngươi hưởng dùng hoa quả của nó;
nhưng vừa ở đó, các ngươi đã làm dơ bẩn đất của Ta và biến cơ nghiệp Ta thành
nơi ghê tởm. Các tư tế không nói: 'Chúa ở đâu?'; (các kẻ) nắm giữ lề luật không
nhìn biết Ta, còn các chủ chăn thì phản bội Ta, và các tiên tri lại nhân danh
Baal mà nói tiên tri và chạy theo các bụt thần giả trá".
Chúa
lại phán: "Hỡi tầng trời, hãy kinh ngạc về điều này, và hỡi các cửa trời,
hãy ưu sầu thảm não! Vì chưng, dân Ta đã phạm hai tội xấu xa: Họ đã từ bỏ Ta là
nguồn nước hằng sống, để đào những giếng rạn nứt không giữ nước được".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 35, 6-7ab. 8-9. 10-11
Ðáp: Lạy Chúa, nguồn
sống là ở như nơi Chúa (c. 10a).
Xướng:
1) Lạy Chúa, đức từ bi Ngài chạm tới trời cao; lòng trung tín của Ngài vươn tới
ngàn mây. Ðức công minh của Ngài như núi non Thiên Chúa; sự phán quyết của Ngài
như biển thẳm sâu. - Ðáp.
2)
Ôi Thiên Chúa, cao quý thay ân sủng của Ngài; con người ta tìm nương tựa trong
bóng cánh của Ngài. Họ được ăn no đồ bổ dưỡng nơi nhà Chúa, và Chúa cho họ uống
bởi nguồn vui thú của Ngài. - Ðáp.
3)
Bởi chưng nguồn sống là ở như nơi Chúa, và trong sự sáng của Ngài, chúng con
nhìn xem sự sáng. Xin Chúa dành để tình thương cho những ai thờ Chúa, và đức
công minh Ngài cho những kẻ lòng ngay. - Ðáp.
Alleluia:
Ga 15, 15b
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy
đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết". - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 13, 10-17
"Về
phần các con, đã cho biết những mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không cho biết".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, các môn đệ đến gần thưa Chúa Giêsu rằng: "Tại sao Thầy dùng dụ ngôn mà
nói với họ?" Người đáp lại: "Về phần các con, đã cho biết những mầu
nhiệm Nước Trời, còn họ thì không cho biết. Vì ai đã có, thì ban thêm cho họ được
dư dật; còn kẻ không có, thì cái họ có cũng bị lấy đi. Bởi thế, Thầy dùng dụ
ngôn mà nói với họ: vì họ nhìn mà không thấy, lắng tai mà không nghe và không
hiểu chi hết. Thế mới ứng nghiệm lời tiên tri Isaia nói về họ rằng: "Các
ngươi lắng tai nghe mà chẳng hiểu, trố mắt nhìn mà chẳng thấy gì. Vì lòng dân
này đã ra chai đá, họ đã bịt tai, và nhắm mắt lại, kẻo mắt thấy được, tai nghe
được, và lòng chúng hiểu được mà hối cải, và Ta lại chữa chúng cho lành".
"Phần
các con, phúc cho mắt các con vì được thấy; và phúc cho tai các con vì được
nghe. Quả thật, Thầy bảo các con: Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã
ao ước trông thấy điều các con thấy, mà không được thấy; mong ước nghe điều các
con nghe, mà không được nghe".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Tại
Sao Dùng Dụ Ngôn
Kitô
giáo là đạo từ trời xuống, vì những giáo lý và niềm tin Kitô do chính Thiên
Chúa truyền xuống. Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa chính là mạc khải về
Thiên Chúa cho con người.
Trong
lời rao giảng của Ngài, Chúa Giêsu thường dùng dụ ngôn để nói về Nước Trời, một
thực tại không thể diễn tả được bằng ngôn ngữ loài người, và nếu có diễn tả được,
thì con người cũng không thể hiểu nổi vì nó vượt khỏi thế giới khả giác này,
hay nói như thánh Phaolô, đó là thực tại mà mắt con người chưa từng thấy, tai
chưa từng nghe, lòng người chưa từng cảm nghiệm được. Thực tại ấy không thể thu
hẹp trong một vài câu định nghĩa, mà phải diễn tả bằng dụ ngôn, vì cách diễn tả
này không giới hạn, nhưng tạo thuận lợi cho việc tìm hiểu sâu xa hơn.
Dụ
ngôn là một thứ ngôn ngữ nói với những người trong cuộc, những người sống trong
tình thân với nhau. Ðể hiểu được dụ ngôn, cần phải có hai đức tính quan trọng,
đó là tâm hồn rộng mở và ước muốn tìm hiểu. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu
đã nói với các môn đệ: "Về phần các con đã được ơn hiểu biết các mầu nhiệm
Nước Trời, còn họ thì không". Nói khác đi, các môn đệ đã được chấp nhận
vào cộng đoàn của những kẻ tin vào Chúa Giêsu, vì thế, các ông có thể hiểu rõ
những mầu nhiệm. Còn những kẻ ở bên ngoài, nhất là những kẻ ở bên ngoài vì kiêu
hãnh, vì khép kín, vì định kiến, như các Luật sĩ và Biệt phái, thì khi nhìn vào
các mầu nhiệm họ chỉ thấy bí ẩn và khó hiểu. Chính cách trả lời của Chúa là
tiêu chuẩn để biết được ai là người thuộc về Chúa và ai là người ngoài cuộc:
"Nếu Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không thấy, lắng
tai mà không nghe. Còn các con, mắt các con thật có phúc vì được thấy, tai các
con có phúc vì được nghe".
Ước
gì chúng ta được vào số những người mà Chúa Giêsu cho là có phúc, tức là những
người thấy, nghe và hiểu được Lời Chúa cũng như nhận ra ý Chúa trong mọi biến cố
cuộc sống.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Năm Tuần 16
TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: Jer 2:1-3, 7-8,
12-13; Mt 13:10-17
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Nếu những nhà lãnh
đạo không nói và làm chứng cho Thiên Chúa, nhân loại sẽ quên Ngài.
Có
một câu truyện kể khi Chúa Giêsu khải hoàn trở về trời, sứ thần Gabriel ra đón
Chúa Giêsu và hỏi: “Loài người có nhận biết những gì Ngài làm cho họ không?”
Chúa Giêsu trả lời: “Các môn đệ của tôi sẽ nói cho họ biết.” Sứ thần hỏi tiếp:
“Điều gì sẽ xảy ra nếu họ quên không rao giảng?” Chúa Giêsu trả lời: “Tôi tin
là các môn đệ của tôi sẽ không làm chuyện đó.”
Bổn
phận quan trọng nhất của các người lãnh đạo và các ngôn sứ là nói về Chúa và
làm mọi cách cho dân nhận biết Chúa; nhưng trong thực tế, nhiều người lãnh đạo
đã lãng quên bổn phận quan trọng này. Thay vào đó, họ chạy theo những bụt thần
và dạy cho dân làm theo như vậy. Nhiều nhà lãnh đạo trong xã hội chúng ta đang
cố gắng loại trừ Thiên Chúa ra khỏi thế giới: Họ cấm đọc kinh hay thinh lặng nhớ
đến Chúa trước giờ học; họ muốn cất đi bảng 10 điều răn trong các tòa án …
Các
bài đọc hôm nay muốn nhắc nhở cho mọi người bổn phận làm ngôn sứ của Thiên
Chúa. Trong bài đọc I, Thiên Chúa kết tội hàng lãnh đạo của Israel vì họ đã
không làm tròn bổn phận dạy dỗ dân. Trong Phúc Âm, khi các môn đệ hỏi Chúa
Giêsu lý do Ngài dùng dụ ngôn mà nói chuyện với dân chúng, Chúa Giêsu trả lời:
“Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì
không.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Những người lãnh đạo của Jerusalem đã không chu toàn bổn phận của mình.
1.1/
Hãy đi mà thét vào tai Jerusalem: Dân chúng rất mau quên; vì thế, họ cần được các nhà
lãnh đạo tinh thần nhắc đi nhắc lại tất cả những gì Thiên Chúa đã làm cho họ. Nếu
không, chỉ cần qua một thế hệ là những thế hệ đi sau sẽ không còn biết gì đến
Thiên Chúa nữa. Các ngôn sứ của Thiên Chúa không ngừng nhắc nhở cho dân chúng về
tình thương của Thiên Chúa, được biểu lộ qua biến cố Xuất Hành, 40 năm trong sa
mạc, và đưa vào Đất Hứa.
Trong
trình thuật hôm nay, chúng ta có thể nghe một sứ điệp tương tự. Đức Chúa phán với
Jeremiah: “Hãy đi mà thét vào tai Jerusalem như sau: Đức Chúa phán thế này: Ta
nhớ lại lòng trung nghĩa của ngươi lúc ngươi còn trẻ, tình yêu của ngươi khi
ngươi mới thành hôn, lúc ngươi theo Ta trong sa mạc, trên vùng đất chẳng ai
gieo trồng. Bấy giờ Israel là của thánh thuộc về Đức Chúa, là phần hoa lợi đầu
mùa của Người; tất cả những ai ăn lạm vào đó đều phạm lỗi, chúng phải mang tai
mắc hoạ” - sấm ngôn của Đức Chúa. Ta đã đưa các ngươi vào miền đất xanh tươi để
các ngươi được ăn hoa trái thổ sản của nó.” Mục đích của các ngôn sứ khi nhắc lại
những lời này là muốn dân chúng kiểm điểm lại nếp sống hiện tại của họ, và quay
trở về với tình thương trung thành của Thiên Chúa. Jeremiah viết: “Nhưng một
khi vào rồi (Đất Hứa), các ngươi đã làm nhơ nhớp đất của Ta, và biến gia sản của
Ta thành đồ ghê tởm.”
1.2/
Các nhà lãnh đạo không còn biết đến Thiên Chúa: Con cái Israel được
lãnh đạo bởi 4 thành phần chính sau khi lập nghiệp trong Đất Hứa. (1) Thoạt đầu
họ không có vua, vì Thiên Chúa chính là vua của họ; nhưng dần dần dân chúng đòi
các ngôn sứ phải đặt một vị làm vua cai trị họ. Ngôn sứ Samuel, sau khi tham khảo
ý Thiên Chúa đã đặt Saul làm vua đầu tiên cai trị Israel. Trong trình thuật hôm
nay, Jeremiah có lẽ gọi vua là các mục tử. Họ chống lại Thiên Chúa bằng cách
thiết lập các bàn thờ cho thần ngoại, và bắt dân chúng thờ lạy.
(2)
Hàng tư tế:
Họ chuyên lo việc thờ phượng trong Đền Thờ Jerusalem. Khi vua Jeroboam đúc hai
con bê bằng vàng cho dân chúng thờ, ông cũng thiết lập hàng tư tế riêng để lo
việc thờ phượng, mà không cần theo dòng tộc Levi. Hàng tư tế, trong trình thuật
hôm nay, cũng chẳng thèm hỏi: "Đức Chúa ở đâu?”
(3)
Các kinh sư: là
những người chuyên học hỏi Lề Luật và dạy dỗ cho dân chúng. Nhưng dần dần, họ
cũng chẳng còn biết Luật để dạy cho dân chúng tuân theo.
(4) Các ngôn sứ: là những người nói thay cho Thiên Chúa. Nhưng cũng có các tiên tri giả xuất hiện. Họ không nói những gì Thiên Chúa truyền, nhưng “lại nhờ Baal mà tuyên sấm, chúng đi theo những thần vô tích sự.”
(4) Các ngôn sứ: là những người nói thay cho Thiên Chúa. Nhưng cũng có các tiên tri giả xuất hiện. Họ không nói những gì Thiên Chúa truyền, nhưng “lại nhờ Baal mà tuyên sấm, chúng đi theo những thần vô tích sự.”
Tất
cả các nhà lãnh đạo này đã hoàn toàn gạt Chúa ra ngoài cuộc sống, và đi theo những
lợi lộc vật chất. Họ đã bỏ quên Chúa là nguồn nước hằng sống; để thay bằng những
giếng không giữ được nước. Vì thế, họ sẽ kinh hoàng khi nhìn thấy hậu quả của
những hành động này; tất cả những gì họ chạy theo sẽ hoàn toàn bị hủy hoại.
2/
Phúc Âm:
Những câu hỏi khó trả lời
(1)
Tại sao dùng dụ ngôn? Trước
hết chúng ta cần biết chút ít về dụ ngôn: Dụ ngôn là những câu truyện dùng những
hình ảnh bình dân và quen thuộc để diễn tả những thực tại về luân lý. Chúng là
những ví dụ đưa ra để giúp làm sáng tỏ những gì đã đề cập tới. Vì thế, dụ ngôn
không cần thiết nếu khán giả đã hiểu những gì mà tác giả muốn nói. Dụ ngôn
thích hợp với khán giả bình dân để người nói có thể dẫn khán giả từ cái họ đã
hiểu đến cái họ chưa hiểu, từ cái cụ thể đến cái trừu tượng, từ cái thấy được
trong hiện tại đến cái sẽ tới trong tương lai.
Chúa
trả lời cho các môn đệ: phần các con đã được ban cho để thấu hiểu các mầu nhiệm
Nước Trời, nhưng họ thì chưa được. Để hiểu các mầu nhiệm Nước Trời, các tông đồ
đã được Chúa hướng dẫn từ các kiến thức căn bản trước khi có thể đi xa hơn để
hiểu các kiến thức cao sâu hơn.
(2)
Tại sao người có lại cho thêm? Người không có sẽ bị tước đi những gì họ đang có? Thoạt nghe qua
có vẻ như là Chúa bất công, nhưng điều này rất đúng trong lãnh vực tri thức: những
ai đã có kiến thức căn bản, họ sẽ dùng những kiến thức này để càng ngày càng hiểu
biết những kiến thức khác nhiều hơn; những ai chưa đạt được những kiến thức căn
bản họ không thể tiến xa hơn. Những ai đã có kiến thức căn bản mà không dùng tới
thì lâu ngày sẽ mất đi. Điều này rất đúng cho việc học ngoại ngữ. Có những người
mặc dù đã học tiếng Spanish ở trung học, nhưng nếu họ không dùng tới, những chữ
đã biết rồi cũng mất đi; nhưng nếu có cơ hội dùng tới thì càng ngày sẽ càng biết
nhiều hơn.
(3)
Tại sao Chúa làm cho mắt chúng mù, tai chúng điếc, và tim chúng ra chai đá? Nếu Thiên Chúa làm
như thế, họ còn trách nhiệm cho tội cứng lòng không?
Trước
tiên, chúng ta cần biết đây chỉ là một lối nói của người Do Thái vì họ đã quá
quen trong việc tin tưởng mọi sự xảy ra trong thế giới là do bởi Thiên Chúa.
Tuy nhiên, họ không tin Chúa là tác giả làm cho con người phạm tội, vì con người
có đầy đủ ý thức và tự do để làm những gì họ muốn.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
Để
tin Chúa cần phải biết về Ngài, nhưng làm sao biết nếu không có người rao giảng
về Chúa? Nếu cha mẹ và những người dạy dỗ đức tin không chu toàn bổn phận quan
trọng này thì làm sao thế hệ mai sau biết Chúa và tin vào Ngài?
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẨY MẦM
- MÙA QUANH NĂM –
- TUẦN 16 -
"Có những hạt rơi vào đất tốt.
Chúng mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả :
hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi,
hạt thì được một trăm" (Mc 4,8)
Mt 13,10-17
A. Hạt giống...
Đoạn Tin Mừng gây không ít thắc mắc cho người đọc
vì nó khiến chúng ta nghĩ rằng Chúa Giêsu cố ý dùng dụ ngôn khó hiểu để người
ta không hiểu được và không được cứu rỗi.
Thực ra ở đây Chúa Giêsu trích một câu của ngôn
sứ Isaia. Mà Isaia nói đến một thực tế (chứ không phải ý muốn của Thiên Chúa)
là sự cứng lòng của dân, đến nỗi dù họ có tai có mắt mà cũng như điếc như mù,
cho họ nghe và xem cái gì cũng vô ích. Một số người thời Chúa Giêsu cũng thế.
Bởi vậy, Chúa Giêsu khuyến khích chúng ta : “Ai
có tai thì nghe”, nghĩa là ai cũng có khả năng hiểu dụ ngôn (ai cũng có tai),
nhưng điều quan trọng là dùng khả năng đó để thực hiện những điều mình đã nghe.
Càng thực hiện thì càng hiểu Nước Trời hơn, càng sống lời Chúa thì càng hiểu
Lời Chúa hơn.
B.... nẩy mầm.
1. “Các ngươi lắng tai nghe mà chẳng hiểu, trố
mắt nhìn mà chẳng thấy gì” : rất nhiều lần tôi nghe Lời Chúa nhưng cũng như vịt
nghe sấm. Lời Chúa được ban dư tràn cho tôi nhưng chẳng khác gì nước đổ lá môn.
Tại vì tôi nghe mà không chú ý, không suy gẫm, không có thiện chí tìm lương
thực thiêng liêng cho mình.
2. “Vì lòng dân này đã ra chai đá” : muốn nghe
Lời Chúa cho có hiệu quả thì phải nghe bằng tấm lòng, như đứa con nghe tiếng
của cha mẹ, như những người yêu nhau lắng nghe tiếng của nhau.
3. Có 3 cách đọc Lời Chúa :
- Coi Lời Chúa như dầu gió : Khi bạn nhức
đầu nóng lạnh, bạn xức dầu vì biết nó tốt cho sức khoẻ của bạn.
- Coi Lời Chúa như chiếc bánh bông lan : tuy khô
khan khó nuốt nhưng cũng ngon và bổ.
- Coi Lời Chúa như quả đào, vừa mát vừa ngọt vừa
bổ dưỡng. (Góp nhặt)
Lm.Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ
24/07/14 THỨ NĂM TUẦN
16 TN
Th. Xa-be-li-ô Ma-lúp, linh mục
Mt 13,10-17
Th. Xa-be-li-ô Ma-lúp, linh mục
Mt 13,10-17
Suy niệm: Đức
Giêsu tuyên bố các môn đệ có phúc hơn “nhiều ngôn sứ và nhiều người
công chính” chỉ vì họ đã “được thấy và được nghe.” Nhưng thấy và nghe ai hay cái gì? Thưa, chính
Chúa, bằng xương bằng thịt! Có điều ta đừng quên, nguyên điều đó vẫn chưa đủ để
gọi là “có phúc”. Thực tế là bao người xung quanh Chúa thời ấy chẳng thực sự
thấy và nghe hiểu được Chúa. Giữa các môn đệ và những người kia có một điều
khác biệt: “Anh em thì được ơn hiểu biết
các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không.” Ta nhớ lời này của Đức Giêsu: “Con tạ ơn Cha vì đã giấu các mầu nhiệm Nước
Trời đối với những kẻ thông thái khôn ngoan, nhưng lại mạc khải cho những người
bé mọn!”
Mời Bạn: Ngày
nay không ai thấy Đức Giêsu bằng xương bằng thịt nữa, nhưng nhiều tâm hồn bé
mọn vẫn “thật có phúc” vì được Ngài chinh phục cách sâu xa. Đó là những tâm hồn
thánh thiện, hoàn toàn sống theo Tin Mừng của Chúa. Một số trong đó được nhiều
người biết đến (như các vị thánh nhân như Đức Gioan XXIII, Đức Gioan Phaolô II,
Mẹ Têrêsa Cancutta…), còn rất nhiều người khác rất âm thầm, nhưng họ rất gần
xung quanh ta, và phần “phúc” của họ lớn lao không kém.
Sống Lời Chúa: Để
nhận được “ơn hiểu biết các mầu nhiệm
Nước Trời” mời
bạn tháo gỡ những vật cản không cho mắt được thấy và tai được nghe, tức những
đam mê thấp hèn và những bận rộn lo lắng sự đời quá mức nơi mình.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, là sản nghiệp của con…, là phần tuyệt hảo may mắn của
con… Tâm hồn con mừng rỡ… Ở bên Ngài, hoan lạc chẳng hề vơi! (Tv 15)
Anh em thật có phúc
Ước gì chúng ta tìm được thứ ngôn ngữ thích hợp để
ai cũng có thể nghe được và hiểu được sứ điệp cứu độ của Chúa.
Suy niệm:
Tiền định là một trong những
vấn đề gây tranh cãi trong thần học.
Có người nhấn mạnh quá đến
tác động của ơn Chúa cần để được cứu độ,
đến nỗi coi nhẹ tự do và
trách nhiệm của con người.
Có người còn dám cho rằng
Chúa đã định sẵn từ vĩnh cửu
những ai phải vào hỏa ngục
hay được lên thiên đàng.
Thật ra Thiên Chúa muốn cho
mọi người được cứu độ (1 Tm 2, 4; 4, 10).
Kế hoạch của Ngài là cứu độ
toàn thế giới, chẳng trừ một ai.
Muốn được cứu thoát, con
người phải dùng tự do mình mà đón lấy ơn Chúa.
Ơn Chúa có tác động trên tự
do con người,
nhưng lại không áp đặt hay
cưỡng ép nó, vì nếu thế sẽ chẳng còn tự do.
Chính Thiên Chúa ban tự do
cho con người, và chính Ngài tôn trọng tự do ấy.
Thiên Chúa không thể tiền
định lời đáp của con người trước lời mời của ân sủng.
Trong bài Tin Mừng hôm nay,
có những câu cần được soi sáng.
“Bởi vì anh em thì được ơn
hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời,
còn họ thì không” (c. 11).
Câu này có thể bị hiểu lầm
là Thiên Chúa có sự phân biệt đối xử.
Các môn đệ thì được ơn hiểu
biết, còn đám đông thì không.
Thật ra Đức Giêsu chỉ muốn
nói lên sự kiện này,
các môn đệ là những người đã
đáp lại tiếng gọi của Ngài,
nên họ được ơn hiểu biết, ơn
nắm bắt được mầu nhiệm Nước Trời.
Còn đám đông những người từ
chối thì khó lòng hiểu được.
Một câu khác cũng cần được
hiểu đúng: “Người đã có lại được cho thêm,
còn ai không có, thì ngay
cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi” (c. 12).
Ở đây Đức Giêsu chỉ muốn nói
rằng những ai đã mở lòng đón nhận
thì càng được Thiên Chúa ban
cho sự hiểu biết đức tin sâu xa hơn.
Còn những người đã khép lòng
trí lại, thì về mặt thiêng liêng sẽ bị nghèo đi.
Vào buổi ban đầu, các môn đệ
tin theo Đức Giêsu chỉ là nhóm nhỏ.
Còn một đám đông lớn người
Do thái không tin nhận Ngài.
Đức Giêsu giảng cho họ bằng
những dụ ngôn đơn sơ gần gũi.
Ngôn ngữ của dụ ngôn vừa dễ
hiểu đối với người mở lòng đón nhận,
vừa khó hiểu đối với những
ai từ chối và khép kín (c. 13).
Đức Giêsu không chơi khăm
con người khi giảng bằng dụ ngôn,
để khiến họ trố mắt nhìn mà
không thấy, lắng tai nghe mà không hiểu.
Nếu họ không hiểu được dụ
ngôn, thì không phải lỗi tại Ngài,
mà do quả tim họ đã ra chai
đá, do họ nhắm mắt, bịt tai .
Họ không hiểu vì không muốn
hoán cải và được chữa lành (c. 15).
Như các môn đệ xưa, các Kitô
hữu ngày nay cũng là người có phúc.
Chúng ta được thấy, được
nghe nhiều điều mà người khác không được.
Ước gì chúng ta tìm được thứ
ngôn ngữ thích hợp
để ai cũng có thể nghe được
và hiểu được sứ điệp cứu độ của Chúa.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con trở nên đơn sơ
bé nhỏ,
nhờ đó con dễ nghe được
tiếng Chúa nói,
dễ thấy Chúa hiện diện
và hoạt động trong đời con.
Sống giữa một thế giới đầy lọc lừa và đe dọa,
xin cho con đừng trở nên
cứng cỏi,
khép kín và nghi ngờ.
Xin dạy con sự hiền hậu
để con biết cảm thông và bao
dung với tha nhân.
Xin dạy con sự khiêm nhu
để con dám buông đời con cho
Chúa.
Cuối cùng, xin cho con sự bình an sâu thẳm,
vui tươi đi trên con đường hẹp với Ngài,
hạnh phúc vì được cùng Ngài chịu khổ đau. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy
niệm
Khi
muốn nói điều gì khó nói, người ta hay dùng cách ví von.
Khi
muốn thổ lộ tâm tình sâu kín, người ta hay nhờ đến câu chuyện.
Khi
muốn diễn tả chân lý tròn đầy, Chúa Giêsu lại dùng đến dụ ngôn.
Dụ
ngôn chính là cách diễn đạt chân lý về "mầu nhiệm nước trời" dễ
hiểu nhất.
Vì
dụ ngôn mang ý tưởng so sánh và diễn đạt khía cạnh khó hiểu nên chỉ những ai cố
công tìm hiểu mới có thể nhận ra được giá trị chân lý siêu việt mà Chúa Giêsu
muốn nói đến.
Nhưng
hình như những lời giảng dạy của Chúa Giêsu bằng dụ ngôn không được dân chúng
đón nhận cách tích cực. Đa phần họ nghe cho vui tai thôi chứ không ra công tìm
hiểu. Vì thế Chúa Giêsu đã không ngần ngại nói thẳng: "Họ nhìn mà
không thấy, nghe mà không nghe, không hiểu". Duy chỉ có các tông đồ là
những người tích cực chủ động muốn nghe và tìm hiểu lời giảng dạy của Chúa, nên
họ được mạc khải cho biết về mầu nhiệm nước trời.
Do
đó, không phải Chúa Giêsu cố tình dùng dụ ngôn để gây khó dễ cho người nghe,
nhưng là để xác định xem ai là người thiện chí thì mới xứng đáng hiểu lời vàng
ngọc, châu báu của Chúa.
Nhìn
thấy Chúa và nghe được Lời Chúa đã là một diễm phúc lớn lao cho những người sống
cùng thời với Chúa rồi, bởi lẽ "nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính
đã mong mỏi được thấy điều anh em thấy mà không được thấy, nghe điều anh em
đang nghe mà không được nghe". Tuy nhiên nếu nhìn mà không thấy,
nghe mà không hiểu thì quả là một bất hạnh to lớn.
Chúng
ta là những người thật hạnh phúc vì được vinh dự được lắng nghe, gặp gỡ
và đón nhận Chúa hằng ngày qua Thánh Lễ.
Xin
cho chúng ta biết siêng năng tham dự thánh lễ hàng ngày với lòng khao khát nghe
và đón nhận Chúa vào lòng để nhờ đó ta cảm nếm được niềm hạnh phúc sâu xa nơi
tâm hồn.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
24
THÁNG BẢY
Tạo
Vật Mang Dấu Ấn Của Đức Kitô
Trong
Thư Cô-lô-sê, chúng ta thấy rằng chân lý về sự tiền định trong Đức Kitô có mối
gắn kết chặt chẽ với chân lý về việc sáng tạo trong Người. Thánh Phao-lô viết:
“Người là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, là Trưởng Tử sinh ra trước mọi loài
thụ tạo. Vì nhờ Người mà muôn vật được tạo thành, trên trời cùng dưới đất” (Cl
1,15-16).
Ở
đây chúng ta nắm bắt được một sự thật kỳ diệu. Ngay từ thuở đầu sáng tạo, thế
giới mang trong mình nó ơn gọi và thậm chí mối đảm bảo được tiền định trong Đức
Kitô, bởi vì thế giới được tạo dựng trong Đức Kitô và được cung hiến cho Thiên
Chúa như tặng phẩm đầu tiên của sự quan phòng. Thế giới đã được tạo thành nhờ
Ngôi Lời Thiên Chúa là Đức Kitô, Đấng mở ơn cứu độ ra cho mọi con người và, cuối
cùng, cho thế giới. “Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện
ở nơi Người” (Cl 1,19).
Sự
viên mãn cuối cùng của trái đất, nhất là sự chuyển hóa của con người, được đạt
đến chính là nhờ tác động của sự viên mãn vốn hiện diện nơi Đức Kitô. Đức Kitô
đem lại cho chúng ta sự viên mãn của Thiên Chúa. Theo một nghĩa nào đó, chính
trong Đức Kitô mà chương cuối cùng của lịch sử thế giới – nhất là lịch sử con
người – được hoàn tất.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
24-7
Thánh
Sarbêliô Makhluf, linh mục
Gr
2, 1-.7-8.12-13; Mt 13, 10-17.
LỜI
SUY NIỆM: “Ai đã có thì được
cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy
mất.”
Đây
là lời Chúa Giêsu đang cảnh cáo mỗi người trong chúng ta. Chúa cho biết: ơn của
Chúa ban không thiếu cho tất cả mọi con người trên hành trình đức tin của mình.
Khi người biết đón nhận ơn của Chúa hằng ngày, thì ngày càng sẽ được dư đầy.
Qua mọi biến cố vui buồn họ nhận ra ngay: là có Chúa sắp đặt. Còn những người
thờ ơ với ơn của Chúa, thì trong mọi sự của cuộc sống, họ tự cho là tự nhiên
hay là ngẫu nhiên hoặc là do họ mà có được. Điều này sẽ dẫn đến mất ơn nghĩa cùng
Chúa.
Lạy
Chúa Giêsu, Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn biết cầu nguyện
và tạ ơn Chúa, để mỗi một ngày chúng con càng trưởng thành trong đức tin, đức cậy,
và đức mến.
Mạnh
Phương
24
Tháng Bảy
Một Lời Thề Hứa
Từ
tháng 5 đến tháng 7 năm 1990 vừa qua, du khách trên khắp thế giới đã đổ xô về
làng Oberammergau bên Tây Ðức để thưởng thức tuồng Thương Khó Chúa Giêsu... Việc
diễn tuồng Thương Khó này là một lời thề hứa mà dân làng Oberammergau đã trung
thành giữ từ trên 400 năm nay.
Năm
1633, một nạn dịch khủng khiếp đã giết hại không biết bao nhiêu sinh mạng trong
vùng Bavaria. Ðể đề phòng nạn dịch, dân làng Oberammergau đã đóng kín các cửa
làng để không một người lạ mặt nào có thể lọt vào trong làng... Chẳng may, một
người đào huyệt trong làng đã bị lây. Anh ta quyết định được chết trong ngôi
làng thân yêu của mình. Anh đã qua mắt được những người canh cửa để lọt vào
trong và rồi lây bệnh cho nhiều người khác trong làng...
Chỉ
trong vòng hai tuần lễ, 88 người dân làng đã bị thiệt mạng, ngay cả hai vị linh
mục trong xứ cũng không tránh khỏi ôn dịch. Một vị linh mục khác được sai đến.
Dân làng không biết làm gì khác hơn là cùng với vị linh mục đến trước Thánh Thể
Chúa để thề hứa. Qua sự cam đoan của linh mục chính xứ cũng như của những người
đại diện, toàn dân đã cam kết rằng nếu được Chúa cho tai qua nạn khỏi, họ sẽ
trình diễn tuồng Thương Khó của Chúa cứ 10 năm một lần...
Năm
1634, nghĩa là một năm sau khi nạn dịch chấm dứt, dân làng Oberammergau đã giữ
lời hứa với Chúa. Già trẻ lớn bé, tất cả mọi người trong làng đã sốt sắng tham
dự vào việc trình diễn tuồng Thương Khó. Lần trình diễn đầu tiên ấy chỉ thu hút
được khoảng 200 khán giả đến từ các làng lân cận. Và kể từ năm 1680, họ đã quyết
định trình diễn 10 năm một lần. Ðến năm 1770 thì khách thập phương đã bắt đầu đổ
xô về Oberammergau...
10
năm một lần: khoảng cách của 10 năm là để dân làng được chuẩn bị chu đáo hơn.
Diễn viên của vở tuồng phải là người dân làng. Các nhân vật được chọn lựa và huấn
luyện kỹ càng. Riêng người được chọn đóng vai Chúa Giêsu và Ðức Mẹ sẽ được dân
làng chào hỏi một cách kính cẩn bằng chính danh hiệu của Chúa Giêsu và Ðức Mẹ.
Và trong suốt thời gian chuẩn bị cũng như trình diễn, tất cả mọi nhân vật đều
được mời gọi để sống chính tâm tình của các nhân vật lịch sử trong vở tuồng...
Vì là một lời thề của tổ tiên để lại, cho nên đêm trước buổi trình diễn đầu
tiên, toàn dân làng sẽ tham dự Thánh lễ và sốt sắng rước Mình Thánh Chúa. Buổi
tình diễn sẽ bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng và kết thúc vào lúc 5 giờ chiều... Và
vì đây là một buổi trình diễn có tính cách tôn giáo, cho nên toàn dân làng
Oberammergau không cho phép bất cứ một cuộc thu hình nào.
Kinh
thánh thuật lại rằng trên đường tiến về Ðất Hứa, có lần nhiều người Do Thái bị
rắn cắn chết giữa sa mạc.. Chúa đã truyền lệnh cho Môi Sen đúc một con rắn đồng
và treo lên cây. Tất cả những ai bị rắn cắn nhìn vào con rắn đồng ấy đều được
chữa lành...
Chúa
Giêsu đã ví con rắn đồng ấy với chính Ngài bị treo trên thập giá. Ngài mời gọi
chúng ta hãy ngắm nhìn Ngài trong cảnh bị treo ấy. Cái chết của Chúa Giêsu trên
thập giá đã gắn liền với tội lỗi của từng người trong chúng ta. Người dân làng
Oberammergau đã hiểu được mối tương quan ấy. Họ diễn lại cuộc tử nạn của Chúa
Giêsu để tưởng nhớ công lao cứu sống của Ngài.
Một
cách nào đó, mỗi người chúng ta cũng là một diễn viên của vở tuồng Thương Khó
Chúa Giêsu. Mỗi người chúng ta được mời gọi để sống chính tâm tình của Chúa
Giêsu. Tân tình của Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn chính là cảm mến, vâng phục,
yêu thương đối với Chúa Cha và quảng đại, tha thứ đối với tha nhân. Ngắm nhìn
Ngài trên thập giá, chúng ta cũng được mời gọi sống lại tâm tình ấy. Và đó cũng
chính là sức sống của người Kitô chúng ta, bởi vì người Kitô luôn được mời gọi
để sống cho Thiên Chúa và tha nhân...
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét