30/07/2014
Thứ Tư sau Chúa Nhật
17 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm II) Gr 15, 10. 16-21
"Tại
sao tôi cứ buồn sầu mãi? Nếu ngươi quay trở về, ngươi sẽ hiên ngang
trước
mặt Ta".
Trích
sách Tiên tri Giêrêmia.
Mẹ
hỡi, khốn cho con, tại sao mẹ đã sinh ra con là kẻ hay tranh luận và cãi vã
trong khắp xứ? Con không cho vay mượn và cũng không ai cho con vay mượn, thế mà
mọi người đều nguyền rủa con.
Lạy
Chúa là Thiên Chúa các đạo binh, con lấy lời Chúa làm của ăn. Lời của Chúa trở
nên sự vui mừng và hân hoan cho lòng con, vì danh Chúa được kêu cầu trên con.
Con
không ngồi trong đám người chơi bời; con hãnh diện vì các việc tay Chúa làm.
Con chỉ ngồi một mình, vì Chúa đã khiến con đầy lời Chúa đe phạt. Tại sao con cứ
buồn sầu mãi, và vết thương con trở thành hiểm nghèo bất trị? Nó trở nên như nước
giả dối chóng cạn.
Vì
vậy, Chúa phán thế này: "Nếu ngươi quay trở về, Ta sẽ cho ngươi về đứng
trước mặt Ta: nếu ngươi phân biệt được vật quý với vật hèn, ngươi sẽ nên như miệng
Ta, người ta sẽ quay về với ngươi, và ngươi không phải quay về với họ. Ta sẽ
khiến ngươi nên tường đồng kiên cố cho dân này. Họ sẽ giao chiến với ngươi,
nhưng họ không thắng được, vì Chúa phán: Ta ở cùng ngươi để giải thoát và cứu
chữa ngươi. Ta sẽ giải phóng ngươi khỏi tay kẻ độc dữ, và sẽ cứu chữa ngươi khỏi
tay kẻ hung bạo".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 58, 2-3. 4-5a. 10-11. 17. 18
Ðáp: Thiên Chúa là
chỗ con nương thân trong ngày cơ khổ (c. 17d).
Xướng:
1) Ôi Thiên Chúa, xin cứu con thoát lũ địch nhân; bảo vệ con khỏi bọn người nổi
lên chống đối! Xin giải gỡ con khỏi những kẻ chuyên làm điều ác, và cứu con xa
thoát bọn sát nhân. - Ðáp.
2)
Kìa chúng đang gài bẫy để sát hại con; âm mưu chống đối con là bọn người quyền
thế. Lạy Chúa, con không vương tội ác lỗi lầm; dầu con vô tội, chúng cũng ùa tới
tấn công. - Ðáp.
3)
Lạy Chúa là sức mạnh con, con hướng thân tìm về Chúa, vì lạy Chúa, Chúa là đồn
lũy bảo vệ con. Thân lạy Chúa, Chúa là Ðấng xót thương con; lạy Chúa, xin Ngài
ra tay nâng đỡ, khiến cho con được vui nhìn quân nghịch phải thua. - Ðáp.
4)
Phần con, con sẽ ca ngợi quyền năng Chúa, và mỗi buổi sáng, con hoan hỉ vì đức
từ bi của Chúa, vì Chúa đã trở nên đồn lũy bảo vệ con, và chỗ con nương thân
trong ngày cơ khổ. - Ðáp.
5)
Lạy Chúa là sức mạnh con, con ca ngợi Chúa; vì lạy Chúa, Chúa là đồn lũy bảo vệ
con, thân lạy Chúa, Chúa là Ðấng xót thương con. - Ðáp.
Alleluia:
1 Sm 3, 9
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe: Chúa có
lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 13, 44-46
"Anh bán tất cả
những gì anh có mà mua thửa ruộng đó".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước trời giống như kho tàng
chôn giấu trong ruộng, người kia tìm được, vội chôn vùi xuống, vui mừng trở về
bán tất cả những gì anh có mà mua thửa ruộng ấy. Nước trời cũng giống như người
buôn nọ đi tìm ngọc quý. Tìm được một viên ngọc quý, anh trở về bán mọi của cải
mà mua viên ngọc ấy.
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Kho
Tàng Quí Giá
Bài
thơ "Viên Ngọc Quí Giá Nhất" của thi hào Tagore có nội dung như sau:
Sanathan cầu nguyện đang lúc đi bách bộ dọc theo bờ sông, bỗng có một thanh
niên tiến đến và thành khẩn van xin ngài bố thí. Nhà hiền triết đáp: "Ta
không có gì cả. Ta đã cho đi tất cả rồi, Ta chỉ còn cái bị ăn mày này
thôi".
Người
thanh niên tiếp tục nài nỉ:
-
Thiên Chúa đã cho tôi đến gặp ngài, vì chỉ có ngài mới có thể giúp tôi và làm
cho tôi nên giàu có.
Nhà
hiền triết mới sực nhớ ngày nọ ông đã cất giấu bên cạnh bờ biển một viên ngọc
quí mà ông đã tình cờ tìm được. Ông nghĩ rằng biết đâu viên ngọc này một ngày
nào đó sẽ giúp ích cho một ai đó. Ông liền chỉ cho người thanh niên nơi cất giấu
viên ngọc.
Người
thanh niên ra đi đào bới và đã tìm được viên ngọc quí. Cầm viên ngọc sáng ngời
trong tay, người thanh niên ngồi trên bãi biển và suy nghĩ suốt đêm. Khi bình
minh vừa ló dạng, anh tìm đến với nhà hiền triết và khẩn khoản nài xin:
-
Thưa ngài, xin hãy cho tôi viên ngọc quí hơn mọi viên ngọc quí. Xin hãy cho tôi
thứ của cải vượt trên mọi thứ của cải.
Nói
xong, anh ném viên ngọc xuống dòng sông và đứng dậy đi theo nhà hiền triết.
Bài
thơ trên đây có thể minh họa cho chúng ta cái nghịch lý chạy xuyên suốt toàn bộ
Tin Mừng: mất mát là được lợi lộc, cho là được nhận lãnh, chết là được sống. Ðó
là cái nghịch lý mà Chúa Giêsu đã quảng bá và sống cho đến tận cùng: cái chết
trên Thập giá và sự Phục sinh vinh hiển của Ngài là một thể hiện của cái nghịch
lý ấy.
Trong
Tin Mừng hôm nay, với hai dụ ngôn có nội dung gần như nhau, một lần nữa, Chúa
Giêsu muốn đề ra cái nghịch lý ấy: vì Nước Trời, con người phải bán đi tất cả,
phải chấp nhận mất tất cả. Thế nhưng Nước Trời là gì? Chúa Giêsu xem ra đã
không mất giờ và dài dòng trong những lý thuyết khô khan. Với các môn đệ, Ngài
nói như một mệnh lệnh: "Hãy theo Ta" và họ đã bỏ mọi sự để đi theo
Ngài. Với người thanh niên giàu có, Ngài mời gọi: "Hãy về bán tất cả tài sản,
phân phát cho người nghèo, và trở lại đi theo Ta".
Hãy
đi theo Ngài, vì Ngài là tất cả. Hãy đánh đổi mọi sự để được sống với Ngài.
Chúa Giêsu chính là hiện thân của Nước Trời: nơi Ngài, con người tìm được kho
tàng quí giá nhất; nơi Ngài, con người được sống và sống sung mãn. Chính Chúa
Giêsu đã nói: "Ta đến để cho chúng được sống và sống dồi dào". Các
môn đệ được kêu gọi trước tiên để sống với Ngài. Ðược sống với Ngài, đi theo
Ngài, lấy Ngài làm lẽ sống, đó là nội dung đích thực của tư cách làm môn đệ.
Kitô
giáo do đó thiết yếu chính là Chúa Giêsu Kitô. Làm Kitô hữu có nghĩa là chọn
Chúa làm gia nghiệp và sẵn sàng đánh đổi tất cả để sống cho Ngài và vì Ngài.
Làm Kitô hữu có nghĩa là đặt Ngài vào trọng tâm cuộc sống, để dù khi ăn, dù khi
uống, dù làm bất cứ việc gì, luôn luôn tôn vinh Ngài. Làm Kitô hữu là sống cho
Ngài và sống bằng chính sức sống của Ngài, để có thể thốt lên như thánh Phaolô:
"Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà là chính Chúa Kitô sống trong
tôi". Một cuộc sống như thế chắc chắn đòi hỏi nhiều hy sinh, phấn đấu, mất
mát.
Dù
sống trong hoàn cảnh nào, bất cứ người môn đệ nào của Chúa Kitô cũng đều cảm
nghiệm được lời tiên báo của Ngài: "Vì Danh Thầy, các con sẽ bị mọi người
ghét bỏ". Không bị bách hại công khai, thì cũng bị chống đối hay loại trừ,
đó là số phận của người Kitô hữu.
Nguyện
xin Chúa Kitô, Ðấng chúng ta đã chọn làm gia nghiệp, luôn gìn giữ chúng ta trên
bước đường theo Chúa, và củng cố chúng ta trong nghịch lý mà Ngài đã sống: mất
mát là lợi lộc, cho là lãnh nhận, chết là được sống.
Veritas Asia
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Tư Tuần 17 TN2
Bài đọc: Jer 15:10, 16-21;
Mt 13:44-46
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Làm mọi sự để đạt tới
Nước Trời.
Để
biết quí trọng điều gì, một người trước tiên cần biết điều đó làm gì cho mình.
Nếu không biết giá trị của nó, người đó sẽ không quí trọng và không bỏ thời giờ
cũng như công sức để tìm điều đó. Ví dụ, ngọc quí đặt trước miệng con heo, hay
những khám phá về các văn bản cổ của Kinh Thánh đặt trước kẻ vô thần.
Các
bài đọc hôm nay muốn nhấn mạnh tới việc con người phải có cặp mắt tinh đời để
nhận ra sự quí trọng của Lời Chúa và của Nước Trời. Hai điều này có liên hệ mật
thiết với nhau: Lời Chúa soi dẫn cho con người đạt tới Nước Trời. Trong bài đọc
I, khi ngôn sứ Jeremiah gặp được Lời Chúa, ông đã vui mừng “nuốt” vào; nhưng
cũng vì Lời Chúa, ông bị mọi người chống đối và chê bỏ đến nỗi ông nghi ngờ
ngay cả về sự hiện hữu của mình trong cuộc đời. Thiên Chúa đã đến để củng cố
tinh thần cho ông. Ngài hứa nếu ông trung thành với sứ vụ ngôn sứ, Ngài sẽ làm
cho ông trở nên như một thành đồng vững chắc, sẽ giải thoát ông khỏi tay mọi kẻ
thù hung ác, và sẽ ban ơn cứu độ cho ông. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu ví Nước Trời
như một kho tàng giấu trong ruộng hay như một viên ngọc quí đến nỗi khi một người
tìm được, người đó sẽ vui mừng về nhà bán hết mọi sự ông có để mua cho được.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Thiên Chúa cung cấp hy vọng cho ngôn sứ Jeremiah khi ông chịu đau khổ.
1.1/
Sự nghịch lý của Lời Chúa: Đối với ngôn sứ, Lời Chúa là lý do cho sứ vụ của ông. Nếu không
nói Lời Chúa, ông không còn là ngôn sứ của Thiên Chúa. Người ngôn sứ vui mừng
khi nhận được Lời Chúa như Jeremiah xác tín trong trình thuật hôm nay: “Gặp được
Lời Chúa, con đã nuốt vào, Lời Ngài làm cho con hoan hỷ, làm vui thoả lòng con,
vì con được mang danh Ngài,
lạy Đức Chúa, Thiên Chúa các đạo binh.” Tác giả Sách Khải Huyền diễn tả cách khác: “Tôi cầm lấy cuốn sách nhỏ từ tay thiên thần và nuốt đi. Trong miệng tôi nó ngọt ngào như mật ong, nhưng khi tôi nuốt rồi, thì bụng dạ tôi cay đắng” (Rev 10:10).
lạy Đức Chúa, Thiên Chúa các đạo binh.” Tác giả Sách Khải Huyền diễn tả cách khác: “Tôi cầm lấy cuốn sách nhỏ từ tay thiên thần và nuốt đi. Trong miệng tôi nó ngọt ngào như mật ong, nhưng khi tôi nuốt rồi, thì bụng dạ tôi cay đắng” (Rev 10:10).
Ngôn
sứ Jeremiah cũng cảm thấy sự cay đắng của Lời Chúa khi ông thi hành sứ vụ, đến
nỗi đã phải thốt lên: “Con vô phúc quá, mẹ ơi, mẹ sinh con ra làm gì, để cho
người ta chống đối, cho cả nước gây gổ với con? Con chẳng cho ai vay, cũng
không mượn của người, thế mà vẫn cứ bị nguyền rủa.” Ông bị chống đối và nguyền
rủa vì ông nói những lời mà thiên hạ không thích nghe. Họ muốn hòa bình trong
khi ông cứ tiên đoán chiến tranh, họ muốn thịnh vượng mà ông cứ tiên đoán điêu
tàn đổ vỡ...
Ngôn
sứ phải nói và sống theo sự thật trong khi dân chúng ưa chuộng sự hời hợt và giả
dối bên ngoài. Đó là lý do nhiều khi ngôn sứ thấy mình sống cách biệt khỏi mọi
người, ông “không ngồi chung vui với phường giễu cợt... phải ngồi riêng một
mình.” Không những thế, ông còn bị mọi người xa lánh như tránh một điều gì ghê
tởm. Chính Jeremiah cũng bị người ta ném xuống giếng. Ngồi trên bùn, ông băn
khoăn tự hỏi hiệu quả của Lời Chúa cho con người!
1.2/
Thiên Chúa củng cố niềm tin cho ngôn sứ Jeremiah: Trước tiên, Thiên
Chúa muốn Jeremiah hiểu ngôn sứ là “miệng” của Thiên Chúa, ông không thể nói khác
hơn những gì Thiên Chúa muốn ông nói. Nếu ông không chịu nói hay nói những gì
khác với những điều Thiên Chúa truyền, ông không còn là ngôn sứ của Ngài.
Thứ
đến, dân chúng phải lắng nghe và thi hành Lời Chúa nói qua các ngôn sứ; chứ
không phải ngôn sứ thay đổi Lời Chúa cho phù hợp với lối sống và nguyện vọng của
dân. Ngài nhắc nhở Jeremiah: “Chính họ sẽ quay về với ngươi chứ không phải
ngươi quay về với họ.”
Tiếp
đến, chống đối và đau khổ không thể nào tránh được trên bước đường thi hành sứ
vụ của ngôn sứ, vì tự bản chất sứ vụ của ngôn sứ bao gồm điều này. Vì dân chúng
lạc hướng xa Thiên Chúa, nên ông phải chiến đấu chống lại ma quỉ, thế gian, và
yếu đuối xác thịt để đưa họ trở về. Chống lại ba thù là điều không dễ dàng;
nhưng với sức mạnh của Thiên Chúa, ông có thể làm được. Thiên Chúa hứa với
Jeremiah: “Ta sẽ làm cho ngươi nên thành đồng kiên cố đối với dân này. Chúng có
chống lại ngươi cũng chẳng làm chi được.”
Sau
cùng, ngôn sứ sẽ chiến thắng mọi trở ngại và được lãnh phần thưởng vinh quang.
Ngôn sứ của Thiên Chúa không thể thất bại vì ông không chiến đấu một mình,
nhưng chiến đấu cùng với Thiên Chúa các đạo binh. Ngài sẽ ban phần thưởng chiến
thắng sau cùng cho ông.
2/
Phúc Âm:
Ông vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.
2.1/
Cần biết giá trị của Nước Trời: Chúa Giêsu mặc khải rõ ràng ý định của Thiên Chúa
cho con người là Ngài muốn cho con người về hưởng hạnh phúc với Ngài trên trời
(Jn 6:39-40). Như vậy, mục đích của cuộc đời là chiếm cho được Nước Trời,
chứ không phải bất cứ điều gì khác, như: làm nhiều tiền, có quyền cao chức trọng,
có vợ đẹp con khôn...
Tại
sao Nước Trời quan trọng hơn mọi giá trị của trần thế? Có rất nhiều so sánh về
hai giá trị của Nước Trời và của trần thế, chúng ta chỉ vắn tắt ở đây. Giá trị
của Nước Trời vĩnh cửu, hoàn hảo, mang lại hạnh phúc, không ai có thể tước đoạt;
trong khi giá trị của trần thế chỉ tạm thời, bất toàn, không đem lại hạnh phúc
đích thực, và có thể bị mất dễ dàng.
2.2/
Dám hy sinh mọi sự để đạt tới Nước Trời: Làm sao để đạt được Nước Trời? Chúa Giêsu trả lời:
phải về nhà gom góp mọi sự và bán hết!
Trước
tiên, cám dỗ của con người là muốn cả hai: vừa muốn Nước Trời vừa muốn hưởng thụ
theo tiêu chuẩn của người đời. Nguy hiểm của việc bắt cá hai tay: nếu không bán
hết, những gì chúng ta giữ lại sẽ làm cho chúng ta chia trí; rồi thay vì mua lấy
Nước Trời, chúng ta lại bằng lòng với cuộc sống của nước trần thế này.
Nếu
muốn đạt được Nước Trời, Chúa Giêsu đòi chúng ta phải lằng nghe và thi hành Lời
Chúa dạy. Những điều này không dễ dàng thi hành vì tư tưởng và đường lối của
Thiên Chúa rất khác với tư tưởng và đường lối của con người. Sống theo tiêu chuẩn
của Thiên Chúa, chúng ta phải chấp nhận thiệt thòi, đau khổ, chống đối, và ngay
cả cái chết.
Nhưng
chúng ta không chiến đấu một mình, Thiên Chúa sẽ chiến đấu với chúng ta qua sức
mạnh của ơn thánh. Ngài sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trở ngại, và hứa
ban chiến thắng cho những người trung thành bước theo Ngài. Kinh nghiệm cho thấy:
sống theo tiêu chuẩn Nước Trời không chỉ mang lại cho chúng ta nguồn vui vĩnh cửu
mai sau mà còn đem lại niềm vui và bình an trong cuộc sống hiện tại.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta phải hiểu rõ và xác tín sự quan trọng của Nước Trời; nếu không, chúng
ta sẽ không dám hy sinh những gì mình đang có.
-
Bán của cải vật chất đã khó, nhưng khi phải hy sinh từ bỏ ý riêng và vác thánh
giá theo Chúa còn khó hơn bội phần. Chúng ta cần cầu xin sức mạnh của Thiên
Chúa.
-
Những gì khó với con người, nhưng mọi sự đều có thể và không khó với Thiên
Chúa. Chúng ta cần tin tưởng những lời Người hứa với tiên tri Jeremiah: Ta sẽ ở
với ngươi để cứu độ và giải thoát ngươi khỏi tay kẻ thù.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
HẠT GIỐNG NẨY MẦM
- MÙA QUANH NĂM –
- TUẦN 17 -
"Có những hạt rơi vào đất tốt.
Chúng mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả :
hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi,
hạt thì được một trăm" (Mc 4,8)
Mt 13,44-46
A. Hạt giống...
Hai dụ ngôn này có cùng một ý nghĩa : Nước Trời
rất quý giá nên đáng cho người ta bán tất cả những gì mình có để đổi lấy.
Hai dụ ngôn này chẳng qua cũng là nhấn mạnh thêm
một tư tưởng chủ yếu mà Mt đã nhiều lần nói tới ở những chỗ khác, như : Chúa
Giêsu nói với thanh niên nhà giàu "Hãy bán hết những gì anh có, đem chia
cho người nghèo, bấy giờ anh sẽ được kho tàng thiên quốc, rồi hãy đến theo
Ta" (19,16-22) ; để được Nước Trời, phải sẵn sàng mọi sự, kể cả nếu cần
thì chặt tay, chặt chân, móc mắt (18,8-9).. Tóm lại, để được Nước Trời, chẳng
có hy sinh nào được kể là quá lớn cả.
B.... nẩy mầm.
1. Nước Trời quý giá hơn tất cả, bởi vì chỉ có
Nước Trời là tồn tại vĩnh viễn, còn mọi giá trị khác có ngày sẽ mất. “Được lời
lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì ?”.
2. Ngày xưa người ta chưa biết tới dịch vụ ngân
hàng, nên cất dấu của cải bằng cách đem dấu ở một nơi người khác không biết.
Nhưng cất dấu quá bí mật đến nỗi lắm khi chủ nhân chết đi thì không ai khác
biết. Kho tàng trở thành vô chủ. Ta thử nghĩ nếu có ai đó tình cờ biết được kho
tàng ấy, người đó sẽ sung sướng thế nào ! Và có ai biết nó mà vẫn thờ ơ chẳng
tìm mọi cách để lấy cho bằng được hay không ?
Tôi là người được biết kho tàng Nước Trời đó. Vậy
tôi phải cám ơn Chúa. Nhưng tôi có quá ngu dại để không tha thiết gì tới kho
tàng ấy không ? Tại sao tôi lại không dám bỏ những thứ khác để đổi lấy kho tàng
ấy ?
3. Nhiều khi tôi tiếc vì phải từ bỏ thứ này thứ
nọ. Tôi không nhớ rằng Chúa Giêsu đã hứa sẽ bù lại cho tôi một kho tàng vô giá.
4. Một người nông dân đang nghe John Wesley giảng
về việc xử dụng của cải. Trong phần thứ nhất, nhà giảng thuyết quảng diễn tư
tưởng “Hãy thu hoạch (làm giàu) tối đa”. Người nông dân thúc cùi chõ người đứng
bên cạnh và nói “Một bài giảng tuyệt vời”. Wesley khai triển điểm thứ hai “Hãy
tiết kiệm tối đa”. Người nông dân lại khen “Chưa bao giờ tôi được nghe một bài
giảng hay như vậy”. Wesley sang điểm thứ ba “Hãy chia sẻ tối đa”. Người nông
dân mất hứng, rút lui khỏi nhà thờ và buồn bã về nhà (Góp nhặt)
5. Người nông dân bán đi tất cả để mua cho được
thửa ruộng vì biết rằng trong đó có kho tàng ẩn dấu. Người thương gia cũng vội
vã đầu tư mọi tài sản của mình vào viên ngọc quý.
Vì lợi nhuận, các nhà doanh nghiệp chẳng ngần
ngại đầu tư tiền bạc vào các công trình. Vì chiến thắng, các vận động viên đầu
tư mọi sức lực vào việc luyện tập. Vì tương lai, người trẻ sẵn sàng đầu tư chất
xám và thời gian cho sự học hỏi.
Tôi tự hỏi : “Vì Nước Trời, tôi đã dám nghĩ đến
chuyện đầu tư cho đức tin chưa nhỉ ?”
Lạy Chúa, xin thúc đẩy con luôn biết đầu tư tất
cả cho đức tin bằng việc đặt Chúa vào trọng tâm cuộc sống, và biến lời thương
mến thành hành động tin yêu. (Hosanna)
6. Khi bước vào trần gian, chúng ta muốn mở rộng
bàn tay để chiếm trọn mọi sự. Thế nhưng khi nhắm mắt xuôi tay, chúng ta đành
phải ra đi với hai bàn tay trắng.
Xuất thân từ bụi tro rồi chúng ta sẽ trở về tro
bụi. Chỉ có sự sống vĩnh cửu mới tồn tại muôn đời. Không ai trong chúng ta có
thể tưởng tượng được cuộc sống đó như thế nào, chỉ biết rằng Tình Yêu là giá
trị sẽ mãi mãi tồn tại, và chỉ có tình yêu mới thắng được sự chết và tất cả
những gì trói buộc chúng ta trong giới hạn của cuộc sống này.
Lạy Chúa, cuộc sống hiện tại của con được dệt
bằng một chuỗi của vui tươi và sầu khổ, thành công và thất bại, sum họp và li
tán. Tất cả những điều đó nhắc nhở con rằng cuộc sống này chóng qua và mời gọi
con nghĩ đến giá trị vĩnh cửu. Trong mọi sự, xin cho biết tìm kiếm những giá
trị vĩnh cửu của Nước Trời, và biết sống những giây phút hiện tại như chính giờ
phút con phải đến gặp gỡ Chúa. (Hosanna).
Lm.Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ
30/07/14 THỨ TƯ TUẦN 17 TN
Th. Phê-rô Kim Ngôn, giám mục, tiến sĩ HT
Mt 13,44-46
Th. Phê-rô Kim Ngôn, giám mục, tiến sĩ HT
Mt 13,44-46
Suy niệm: Trong đà phát triển một đất nước hiện đại hoá,
mọi thành phố thậm chí cả thôn quê đều cần phải qui hoạch, chỉnh trang… Thế là
phải di dời, giải toả. Và thế là có những mảnh đất từ hồi nào đến giờ bỏ hoang
không ai thèm ngó, bỗng trở nên “tấc đất tấc vàng”. Và những người đoán trước
được giá trị những mảnh đất như thế, không ngại bỏ ra những số tiền lớn để mua
lại, vì biết rằng sẽ thu lời gấp trăm, thậm chí gấp ngàn lần trong một thời
gian ngắn. Qua dụ ngôn kho tàng chôn giấu trong ruộng (và cả dụ ngôn viên ngọc
quí nữa), Chúa Giê-su cho biết Nước Trời còn quí giá gấp bội phần. Sẽ thật đáng
tiếc nếu chúng ta hụt mất “lô đất Nước Trời” đang dành sẵn cho mỗi người chúng
ta đó. Điều kiện để sở hữu “lô đất” đó là phải bán đi tất cả những gì là ích
kỷ, tham lam, hẹp hòi để sắm cho mình một vốn liếng duy nhất là MẾN CHÚA–YÊU
NGƯỜI. Có như vậy chắc chắc sẽ chiếm hữu được kho tàng.
Mời Bạn kiểm
điểm cuộc sống xem bạn còn đang khư khư cố giữ “tài sản” nào mà chưa chịu bán
đi để có đủ khả năng mua được kho tàng Nước Trời.
Chia sẻ: Đối
chiếu những chi tiết trong 2 dụ ngôn: kho tàng và viên ngọc quí với đời sống
của bạn để khám phá ra điều Chúa muốn bạn từ bỏ để đạt tới Nước Trời. Và bạn
hãy thực hiện đúng những gì mà Chúa soi sáng cho bạn qua việc chia sẻ này.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho chúng con lòng mến đích thực, để chúng con dám
bán đi tất cả, để chỉ có Chúa là kho tàng, là gia nghiệp đời con.
Vui mừng bán tất cả
Nếu ta còn ngần ngại khi phải
bán đi tất cả thì chỉ vì ta chưa thấy. Nhưng nếu ta cứ can đảm bán đi, ắt ta sẽ
thấy. Niềm vui chỉ đến với người dám bán tất cả.
Suy niệm:
Tất
cả bắt đầu từ một sự tình cờ may mắn.
Người
nông dân nghèo phải làm thuê cho điền chủ
tình
cờ gặp được kho báu chôn trong ruộng.
Người
buôn ngọc tình cờ gặp được viên ngọc tuyệt vời,
có
giá trị lớn lao mà người bán không hề biết.
Sau
đó phản ứng của cả hai rất giống nhau:
ra
đi, bán tất cả những gì mình có và mua...
Không
thấy có dấu vết của sự nuối tiếc
hay ngần ngại giằng co.
Tất cả diễn ra thật nhanh
và tràn ngập niềm vui thanh
thản.
Ai cũng rõ họ hạnh phúc biết
chừng nào
khi chiếm được kho báu và
viên ngọc.
Cuộc đời họ chuyển sang một
giai đoạn mới.
Thái độ của hai người trên
được coi là bình thường.
Ở địa
vị ta, ta cũng làm như thế.
Kho báu
và viên ngọc là những thứ thấy được,
có giá
trị hiển nhiên và hết sức hấp dẫn.
Chúng
hứa hẹn một sự giàu sang mà ai cũng thèm thuồng,
nên
người ta dễ bán tất cả để mua được chúng.
Bị ảnh
hưởng bởi não trạng hưởng thụ vật chất,
chúng
ta thường coi kho báu duy nhất ở đời này
là tiền
bạc, quyền uy và khoái lạc.
Khi nói
Nước Trời là kho báu bền vững,
Ðức
Giêsu là viên ngọc quý đích thực,
chúng
ta lại thấy đó là cái gì mơ hồ,
xa xôi,
ít lôi cuốn, thậm chí không có thật.
Chính
vì thế chúng ta thường ngần ngại khi từ bỏ,
dè sẻ,
nuối tiếc khi phải hy sinh cho Chúa.
Vậy vấn
đề là khả năng thấy, nhờ lòng tin.
Bản
thân tôi có thấy Ðức Giêsu là viên ngọc quý,
và Nước
Trời là kho báu không?
Chỉ ai
thấy được những thực tại vô hình
và ngây
ngất trước giá trị của chúng,
người
ấy mới hồn nhiên và vui tươi
đánh
đổi tất cả kho báu phù phiếm của đời này
để lấy
kho báu bất diệt trên trời (x. Mt 6,20).
Có khi
tình cờ, qua một biến cố, một người bạn,
qua một
cuốn sách, một đoạn Lời Chúa, một kỳ tĩnh tâm,
tôi
chợt gặp Ðức Giêsu như viên ngọc ngời sáng,
hấp
dẫn, mời gọi tôi bay lên khỏi cái tôi tầm thường:
tôi có
dám bán nỗi đam mê ích kỷ của mình
để mua
lấy tình bạn với Ngài không?
Nếu ta
còn ngần ngại khi phải bán đi tất cả
thì chỉ
vì ta chưa thấy.
Nhưng
nếu ta cứ can đảm bán đi,
ắt ta
sẽ thấy.
Niềm
vui chỉ đến với người dám bán tất cả.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
giàu sang, danh vọng, khoái lạc
là những điều hấp dẫn chúng con.
Chúng trói buộc chúng con
và không cho chúng con tự do ngước lên cao
để sống cho những giá trị tốt đẹp hơn.
Xin giải phóng chúng con
khỏi sự mê hoặc của kho tàng
dưới đất,
nhờ cảm nghiệm được phần nào
sự phong phú của kho tàng
trên trời.
Ước gì chúng con mau mắn và vui tươi
bán tất cả những gì chúng
con có,
để mua được viên ngọc quý là
Nước Trời.
Và ước gì chúng con không bao giờ quay lưng
trước những lời mời gọi của Chúa,
không bao giờ ngoảnh mặt
để tránh cái nhìn yêu thương
Chúa dành cho từng người
trong chúng con. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy niệm
Trong hai câu chuyện dụ ngôn mà Đức Giêsu kể trong đoạn Tin mừng này,
chúng ta có thể bắt gặp phản ứng giống nhau của người nông dân và người thương
gia trước một tài sản quý, đó là: niềm vui của họ khi tìm thấy, khi phám phá
được và sự mau mắn từ bỏ những điều khác để có được tài sản đó. Người nông dân
bán tất cả những gì ông có để mua thửa ruộng có kho báu mà ông khám phá được.
Người thương gia cũng bán tất cả những gì ông có để mua cho bằng được viên ngọc
đẹp.
Hôm nay, để có được Nước Trời và hạnh phúc Nước Trời, tôi cũng phải sẵn
lòng hy sinh, từ bỏ nhiều giá trị khác. Hôm nay, để có được kho tàng bất diệt
trên trời, tôi phải can đảm từ bỏ kho tàng phù phiếm dưới đất.
Mong sao, tôi dám hy sinh ý riêng của tôi, tham vọng của tôi để sống
theo sự hướng dẫn của Chúa qua Tin mừng và Lề luật.
Mong sao, giữa bao giá trị trong cuộc đời này: tiền bạc, quyền hành,
khoái lạc, tôi vẫn thấy Nước Trời và hạnh phúc Nước Trời là giá trị tối thượng
nhất cho đời tôi.
Và mong sao, trong mỗi chọn lựa lớn nhỏ trong đời mình, tôi đều được
nhắc nhớ bởi lời Đức Giêsu: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn, thì nào
có ích gì?”.
Gương
Thánh nhân
Ngày 30-07
Thánh PHÊRÔ CHRYSÔLOGÔ
Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh (+450)
Thánh Phêrô có biệt hiệu là Chrysôlôgô (kim
ngôn) bởi tài hùng biện đặc biệt của Ngài. Ngài sinh vào khoảng năm 405, tại
miền Imola, nước Ý. Đức Giám mục giáo phận Imola là Cornêlliô phong chức phó tế
cho Ngài. Dưới sự hướng dẫn của Đức giám mục, Ngài thực hiện những bước tiến lạ
lùng trên con đường trong tu viện.
Năm 430, Đức tổng giám mục Gioan của giáo phận
Ravenna từ trần. Trong khi tìm vị chủ chăn mới, hàng giáo sĩ và giáo dân đã xin
Đức giám mục Iomola nhập đoàn phải họ để đi Roma yết kiến Đức giáo hoàng Sixtô
III coi Phêrô như người được tiền định để làm giám mục Ravenna. Ngài liền đặt
Phêrô làm giám mục Ravenna, kế vị Đức giám mục Gioan năm 433. Các đại biểu của
Giáo phận này lúc đầu tỏ ý bất bình, nhưng rồi đã đổi thái độ khi được đức giáo
hoàng Sixtô III cho biết thị kiến của mình.
Vâng theo ý Chúa, Phêrô thụ phong giám mục và
trở về Ravenna. Trong bầu khí tiếp đón nồng nhiệt, Ngài nói: - Tôi đến với anh
chị em như một y sĩ đến chữa trị, như một mục tử để dẫn dắt, như một người mẹ
để nuôi dưỡng, như một người cha để bảo vệ và chăm sóc phần rỗi đời đời của anh
chị em. Vậy anh chị em hãy mau mắn vâng phục cách thích đáng đối với tác vụ rất
thánh của tôi.
Đầy nhiệt thành bứng rễ các việc thờ ngẫu
tượng còn rớt lại, cũng như lên án sự giả tạo của giáo dân. Trong một cuộc lễ
vào đầu năm, Ngài đã phá những cuộc diễn hành đáng tội trên đường phố : - Ai
muốn vui chơi với ma quỉ thì không thể vui hưởng với Chúa Kitô.
Ngài đã nhiệt tâm rao giảng. Ngày nay chúng ta
còn giử lại được khoảng 180 bài giảng của Ngài. Lời lẽ đơn sơ nhưng đầy nhiệt
huyết. Người ta không thể quên được những lời như:
- Nằm trong thói hư tính xấu, chúng ta sẽ bị
tiêu diệt. Chúng ta sẽ thực sự đứng thẳng khi biết chỗi dậy để tiến thẳng tới
bằng các việc lành.
- Ai biết tìm kiếm trong đức tin, sẽ thấy ngay
rằng là Cha đang ở đó, vì họ.
- Mọi sự dữ cha mẹ làm cho con cái, Thiên Chúa
là Cha hết người sẽ trả lại cho họ.
- Các tiền nhân sống cho chúng ta. Chúng ta
sống cho thế hệ mai sau. Không ai sống cho mình cả.
Người ta cũng còn nhớ lời Ngài kêu gọi sống
bác ái:
- Biết nói sao về niềm tin lễ Giáng sinh, nếu
người nghèo than khóc tù nhân rên siết, dân tị nạn than thở, người lưu đày thổn
thức, người Do thái mừng lễ bằng thuế thập phân, còn người Kitô hữu nghĩ sao
khi họ không mừng bằng một phần trăm của cải ? Tôi đau buồn, phải, tôi đau buồn
vì các đạo sĩ trải vàng trên nôi Chúa Kitô trong khi các Kitô hữu để cho thân
thể Chúa Kitô trống trải, khi mà những người nghèo than khóc. Đừng nói rằng tôi
không có gì. Thiên Chúa muốn xin cái anh em có chứ không phải cái anh chị em
không có, khi mà Ngài thương nhận hai đồng tiền của bà góa. Hãy tận tâm với
Đấng tạo thành và tạo vật cũng sẽ tận tâm với anh chị em.
Thánh Phêrô Chrysôlôgô đã trở thành danh
tiếng, đến nỗi Đức giáo hoàng Lêo I đã trao cho Ngài đọc tại công đồng
Chalcedonia một luận án chống lại lạc thuyết của Eutychèr, Ngài cũng còn viết
một bức thư cho kẻ lạc giáo này để khuyên ông ta vâng phục Giáo hội.
Sau cùng, sau khi cai quản giáo phận Ravenna
trong 18 năm, thánh giám mục biết rằng mình sắp tới hồi kết thúc các nỗ lực.
Ngài muốn lui về Imola để dọn mình chết. Ngày 3 tháng 12 năm 450 Ngài đã từ
trần và năm 1729 được đặt làm tiến sĩ Hội Thánh.
(daminhvn.net)
Lời Chúa Trong Gia Đình
LỜI SUY NIỆM: ”Nước Trời giống như chuyện một
thương gia đi tìm ngọc đẹp. Tìm được viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả
những gì mình có mà mua viên ngọc ấy” (Mt 13,45-46)
Kinh Thánh là kho tàng vô giá cho toàn thể
nhân loại, nhưng không phải ai cũng thấy hết giá trị và cần thiết đối với cuộc
sống của mình. Hạnh phúc cho chúng ta là những Ki-Tô hữu, đã nhận ra kho báu.
Nhờ ân ban của Thiên Chúa. Nhưng nhận ra, nhận được rồi mà chỉ để nhận, không
ra sức khám phá, không cầm trên tay, không nhìn ngắm, không thưởng thức được vẻ
đẹp tuyệt vời, không trở thành là niềm vui và sự sống của mình thì cũng bằng
thừa. Tất cả mọi sự hiểu biết cần phải có thầy dạy. Trong học tập, cần phải chuyên
cần học, tích trử trong tâm trí và học đến nới đến chốn. Mới thật sự mang lại
lợi ích cho đời mình. Ước gì chúng ta luôn kết hiệp với ơn Chúa Thánh Thần
trong việc học hỏi Lời Chúa để đem lại lợi ích cho chúng ta hôm nay và mãi mãi.
Mạnh Phương
30 Tháng Bảy
Người
Tử Tù
Tại một nhà tù nọ, có một người đàn ông bị kết
án tử hình. Nhưng người ta thấy anh không hề tỏ ra nao núng, trái lại lúc nào
cũng vui tươi ca hát.
Ngày nọ, các quản giáo bắt gặp anh đang chơi
tây ban cầm trong sân chơi của trại tù. Ðám đông bu quanh anh, lúc đầu còn nhút
nhát, về sau mọi người cùng hát theo tiếng đàn của anh. Thấy thế, ban giám đốc
nhà tù mới ra lệnh không cho anh được chơi đàn nữa.
Nhưng ngày hôm sau, tù nhân đã có bản án tử
hình ấy vẫn tiếp tục ra sân chơi và đàn ca như mọi ngày. Ðám đông tù nhân cũng
tuôn đến ca hát với anh. Không chịu nổi nữa, những người canh tù sấn đến túm
lấy anh và chặt đứt những ngón tay của anh. Họ nghĩ rồi đây anh sẽ không còn
chơi đàn được nữa và như vậy đám đông cũng không còn tụ tập được nữa. Nhưng
ngày hôm sau, cũng người tử tội ấy, cũng đám đông ấy tụ tập lại trong sân tù và
với đôi tay cụt, anh vẫn có thể đàn được những điệu nhạc càng thảm thiết hơn.
Lần này, những tên canh tù lôi anh đi và đập nát chiếc đàn.
Ngày hôm sau, con người đáng thương ấy cũng
trở lại sân chơi và cất tiếng hát vang. Tiếng hát ca của anh dặt dìu, tha thiết
và mời gọi đến nỗi đám đông cũng kéo đến hòa cùng tiếng hát với anh. Lần này,
những tên canh tù mới đưa anh đi và họ cắt lưỡi anh. Họ nghĩ rằng tiếng đàn đã
bị dập tắt, tiếng ca cũng sẽ bị tắt lịm và như vậy, không còn ai sẽ tụ tập
trong sân nữa.
Nhưng trước sự ngạc nhiên của mọi người, ngày
hôm sau, người tử tội vẫn trở lại sân chơi. Lần này, anh không đàn, không hát,
nhưng nhảy múa theo một điệu nhạc câm mà chỉ mình anh mới có thể nghe được.
Không mấy chốc, đám đông tù nhân kéo đến và họ nhảy múa xung quanh con người
khốn khổ ấy.
Câu chuyện trên đây nhắc chúng ta nhớ đến một
vũ công Ấn Ðộ tên là Sudha Chandran. Chính lúc cô đạt đến tuyệt đỉnh của danh
vọng cũng là lúc bàn chân phải của cô phải bị cưa. Nhưng người vũ công đầy ý
chí này đã không bỏ cuộc... Sau khi bình phục, cô đã ráp chân giả và luyện tập
cho đến khi nhuần nhuyễn trở lại như trước. Khi được hỏi: "Làm thế nào để
có thể nhảy múa bình thường trở lại?". Cô trả lời: "Chúng ta không
nhất thiết cần có chân mới có thể nhảy múa được".
Thiên Chúa không ban cho chúng ta một số lượng
nén bạc đồng đều. Kẻ được năm nén, người được hai nén, kẻ chỉ được một nén...
Một nén đó có thể là một nén của nghèo nàn, bất hạnh, rủi ro, mất mát. Nhưng
trong Tình Yêu Quan Phòng của Chúa, nén bạc vẫn có thể sinh lời được những hoa
trái của yêu thương, của tin tưởng, của lạc quan vui sống...
Chúng ta không nhất thiết cần có đôi chân mới
nhảy múa được. Chúng ta có thể nhảy múa với tâm hồn phấn khởi, chúng ta có thể
ca hát với lòng tin yêu, vui sống..
Không gì có thể tách chúng ta ra khỏi lòng mến
của Chúa. Dù tù đày, dù bệnh tật, dù khốn khổ đến đâu, nếu chúng ta có lòng
mến, thì cuộc sống trơ trụi, nghèo hèn của chúng ta vẫn luôn là bài ca chúc
tụng, tri ân dâng lên Chúa
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét