19/07/2014
Thứ Bảy sau Chúa Nhật
15 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm II) Mk 2, 1-5
"Chúng
tham lam ruộng đất và chiếm lấy nhà cửa".
Trích
sách Tiên tri Mikha.
Khốn
cho những kẻ suy tính điều gian ác, và mưu đồ việc xấu xa trong phòng mình.
Sáng ngày, chúng thực hiện điều đó, vì tay chúng chống lại Thiên Chúa. Chúng
tham lam và dùng võ lực chiếm lấy ruộng đất, nhà cửa kẻ khác. Chúng ức hiếp người
ta, phá phách nhà họ, chủ nhà và sản nghiệp của họ. Vì thế, Chúa phán thế này:
Ðây
Ta toan giáng hoạ trên dòng giống này mà các ngươi không thoát được, các ngươi
không ngước đầu lên mà đi được nữa, vì đây là thời kỳ tai hoạ. Trong ngày đó,
người ta ngâm bài trào phúng chế diễu các ngươi và sẽ hát bài ca thán mà rằng:
"Chúng ta đã bị bóc lột hết rồi, sản nghiệp dân ta bị đổi chủ, làm sao
Chúa tước đoạt của cải chúng ta, và phân chia đất đai chúng ta cho những kẻ bóc
lột chúng ta".
Vì
thế, trong cộng đoàn Thiên Chúa, không còn ai giăng dây chia đất cho ngươi.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 10, 1-2. 3-4. 7-8. 14
Ðáp: Lạy Chúa, xin
đừng quên những kẻ cơ bần (c. 12b).
Xướng:
1) Lạy Chúa, tại sao Ngài xa cách, tại sao Ngài ẩn mặt trong lúc gian truân,
đang khi đứa ác kiêu căng, người nghèo bị hại, bị trúng mưu gian nó đã bày ra?
- Ðáp.
2)
Bởi đứa tội nhân đang hãnh diện vì lòng tham; tên kẻ cắp đang lộng ngôn, khinh
nhờn Chúa. Ðứa ác nhân ngạo nghễ thốt lời: "Ngài không báo ứng, không có
Chúa Trời!" Ðó là tất cả điều nó suy tư. - Ðáp.
3)
Miệng nó đầy lời chửi rủa, gian ngoan và xảo kế, dưới lưỡi nó chứa sự tân toan
và sách nhiễu. Nó ngồi núp gần những nơi thôn xóm, trong chỗ khuất tịch nó giết
người hiền lương, mắt nó rình xem kẻ cơ bần. - Ðáp.
4)
Nhưng Ngài thấy, Ngài nhìn nỗi tân toan sầu khổ, để rồi Ngài đỡ lấy trong tay.
Kẻ cơ bần đem thân phó thác cho Ngài, Ngài là Ðấng phù trợ kẻ mồ côi. - Ðáp.
Alleluia:
Tv 144, 13cd
Alleluia,
alleluia! - Chúa trung thành trong mọi lời Chúa phán, và thánh thiện trong mọi
việc Chúa làm. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 12, 14-21
"Người
cấm họ đừng cho ai biết Người, để ứng nghiệm lời đã phán".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, các người biệt phái đi ra ngoài, bàn mưu kế chống lại Chúa Giêsu để hãm hại
Người. Biết thế, Chúa Giêsu rời bỏ nơi ấy. Có nhiều kẻ đi theo Người, và ai có
bệnh, đều được Người chữa lành. Người cấm họ đừng cho ai biết Người, để ứng
nghiệm lời tiên tri Isaia đã chép rằng:
"Này
là tôi tớ Ta đã chọn, là người Ta rất yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng. Ta sẽ cho
Thần trí ngự trên Người. Người sẽ rao giảng sự công chính cho dân ngoại. Người
không cãi cọ hay dức lác, và không ai nghe tiếng Người ngoài đường phố. Người
không bẻ gãy cây sậy đã giập, không dập tắt tim đèn còn khói, cho đến lúc Người
khiến sự công minh được toàn thắng. Dân ngoại sẽ hy vọng vào danh Người".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Người
Tôi Trung Hiền Lành
Chúa
Giêsu biết rõ những người Biệt Phái ghen ghép và mưu hại Ngài, Ngài đã kín đáo
rời khỏi miền Galilê để tiếp tục sứ mệnh của Ngài tại nhiều nơi khác, Ngài còn
cấm những kẻ theo Ngài không được tiết lộ cho thiên hạ biết Ngài là ai. Thánh
Mátthêu đã nhận ra trong sự kiện này lời tiên tri Isaia đã ứng nghiệm, như được
ghi lại trong Tin Mừng hôm nay.
Ðấng
Thiên Sai là Con Thiên Chúa. Thần Khí Thiên Chúa luôn ngự trên Ngài, nhưng theo
lời tiên tri Isaia, khi Ngài xuất hiện thì đây là dấu để nhận ra Ngài; một con
người hiền lành và khiêm nhường thật trong lòng, Ngài không cãi vả, không la lối,
Ngài không bẻ gẫy cây sậy đã dập, không dập tắt tim đèn còn khói. Ðó chính là
lòng nhân từ kiên nhẫn, xót thương của Chúa. Nhưng Ngài hiền lành không phải để
buông xuôi, mà là để thâm nhập tâm hồn con người, cho đến lúc sự công chính được
toàn thắng và muôn dân nước đều hy vọng vào Ngài.
Thật
ra, trong suốt cuộc sống tại thế và cho đến hôm nay, Chúa Giêsu vẫn kiên nhẫn
chờ đợi với hy vọng mọi người trở về với Ngài để được cứu thoát. Chẳng hạn với
người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, một thứ tội phải bị ném đá,
Chúa Giêsu chỉ nói: "Tôi cũng không kết án chị, chị hãy về đi và từ nay đừng
phạm tội nữa". Ngài luôn quả quyết: "Tôi đến để kêu gọi người tội lỗi
ăn năn trở lại", và thực tế, Ngài đã chữa lành những kẻ bị coi là tội lỗi
và bị xã hội ruồng bỏ.
Lời
Chúa hôm nay một lần nữa cho thấy ơn cứu rỗi ở tầm tay chúng ta: được cứu rỗi
hay không là do chúng ta, vì Chúa vẫn kiên nhẫn và ban ơn đầy đủ, chỉ cần chúng
ta thành tâm trở về với Ngài. Người trộm lành chỉ trong giây phút hướng tâm hồn
về Chúa và tin tưởng nơi Ngài, đã được Chúa hứa cho ở trên Thiên Ðàng với Chúa
ngay hôm đó. Còn Giuđa đã thất vọng đến chỗ tự vẫn, thì đó là dấu chưa hiểu
lòng Chúa thương yêu bao la đến mức nào.
Xin
Chúa cho chúng ta thấu hiểu lòng Chúa luôn yêu thương kiên nhẫn chờ đợi chúng
ta. Xin cho chúng ta hết lòng trở về với Chúa để được ơn cứu độ.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần 15 TN2
Bài đọc: Mic 2:1-5; Mt
12:14-21
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Lãnh đạo trong công
bằng và thương yêu.
Tiên
tri Micah, người đương thời với Isaiah, Amos và Hosea (trước lưu đày, 721 BC).
Trái với Amos nói tiên tri ở miền Bắc, Micah nói tiên tri ở miền Nam vùng
Judah. Ông là người nông dân sinh trưởng ở Moresheth, kế cận Lakish, khoảng 25
miles Tây Nam của Jerusalem, vùng biên giới giữa Judah và Gaza hiện giờ. Có người
cho ông là môn đệ của Isaiah vì nhiều chỗ trong sứ điệp của ông giống với
Isaiah; ví dụ, Isa 2:2-4 and Mic 4:1-3 gần như giống nhau hoàn toàn. Có lẽ ông
là người đầu tiên nói tiên tri về sự sụp đổ của Jerusalem và Judah (Mic 1:9,
12). Micah cũng là người nêu đích danh nơi sinh của Đấng Cứu Thế (Mic 5:2). Khi
Đấng Cứu Thế đến, Ngài sẽ san bằng mọi bất công và khôi phục lại Jerusalem và
Israel (Mic 5:4). Điểm khác biệt ông hoạt động và nói tiên tri trong giới thường
dân trong khi Isaiah với giới vua chúa.
Cuộc
sống ông gắn liền với đất đai và đã chứng kiến nhiều cảnh bóc lột và tước đoạt
đất đai của dân nghèo như chúng ta nghe trong Bài đọc I hôm nay; nên điểm chính
trong sứ điệp của ông là tranh đấu cho công bằng, trả đất cho những người bị tước
đoạt. Trong Phúc Âm, Matthew đồng nhất Chúa Giêsu với Người Tôi Trung của Thiên
Chúa. Ngài đến để cai trị dân chúng trong công bằng và thương yêu.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Micah tố cáo các bất công trong xã hội.
1.1/
Các nhà lãnh đạo lạm dụng quyền hành: Chữ công bằng (krisis) dịch từ Do Thái
(mishpat). Tĩnh từ hay đúng hơn phân từ này đến từ động từ (shapat)
có nghĩa: xét xử, cai trị và danh từ (shopet) có nghĩa: quan án, thống đốc,
nhà làm luật, kẻ cai trị, vua chúa. Người này có quyền lập pháp (ra và sửa luật),
hành pháp (thi hành luật) và tư pháp (xét xử những người vi phạm luật); chứ
không phân biệt làm 3 nghành và có những người khác nhau như ta hiện giờ.
Thường
dân đến với họ để xin xét xử mỗi khi có tranh chấp kiện tụng và họ hy vọng sẽ
được xét xử đúng hay công bằng. Vấn đề lạm dụng quyền thế để xét xử bất công
khi người cai trị muốn bảo vệ quyền lợi của họ hay đã bị mua chuộc để được phần
thắng. Để che giấu sự bất công họ phải nghĩ ra các luật khác hay viện vào sự sơ
hở của luật lệ (các luật gia rất rành về điều này). Đó là lý do tại sao Micah
luận tội họ: “Khốn thay những kẻ nằm trên giường toan tính chuyện xấu xa, lập
mưu làm điều ác! Vừa tảng sáng đã đem ra thực hiện vì nắm sẵn quyền bính trong
tay.” Họ dùng luật và quyền để tước đoạt không những đất đai và nhà cửa của dân
nghèo, mà còn bỏ tù những ai dám chống lại họ.
1.2/
Các nhà lãnh đạo phải đối diện với Thiên Chúa: Quyền hành đến từ
Thiên Chúa, Ngài ban quyền hành để con người cùng cai trị với Ngài; vì thế,
Ngài sẽ đòi các nhà cầm quyền phải trả lời với Ngài về việc cai trị. Nếu nhà cầm
quyền biết cai trị dân trong công bằng và thương yêu, Ngài sẽ cho tiếp tục cai
trị; nếu không, Ngài sẽ lấy lại và trao cho người khác. Tiên tri Micah sau khi
đã chứng kiến quá nhiều những bất công nơi nhà vua và các quan của Judah, ông
được Chúa sai đi loan báo: Thời tai họa sẽ đến; Judah và Jerusalem sẽ bị hủy diệt
hoàn toàn; vua chúa và quần thần sẽ bị lưu đày. Đất và nhà cửa đã tước đoạt của
dân nghèo sẽ bị quân xâm lăng đoạt lấy.
2/
Phúc Âm:
Đây là người Tôi Trung Ta đã tuyển chọn, đây là người Ta yêu dấu.
2.1/
Hai thái độ tương phản: Trình
thuật của Matthew hôm nay tiếp tục hai biến cố mà các kinh sư tranh luận với
Chúa Giêsu về việc giữ ngày Sabbath: các môn đệ bứt lúa ăn và Chúa chữa lành
người có cánh tay bị khô bại trong hội đường. Hai thái độ được ghi nhận bởi
Matthew:
(1)
Thái độ muốn tiêu diệt sự sống của các kinh-sư: "Ra khỏi đó, nhóm Pharisees
bàn bạc để tìm cách giết Đức Giêsu." Có nhiều lý do để các kinh-sư muốn giết
Chúa: Họ bị mất mặt với dân chúng: Từ trước tới nay, ít có ai dám cãi lời họ;
thế mà một người mà họ coi là vô danh, dám làm mất thể diện của họ ngay trong hội
đường. Họ muốn tiêu diệt Đức Giêsu để bảo vệ quyền lợi: Khi họ thấy dân chúng đến
với Chúa để được nghe những lời dạy dỗ và để được chữa lành, họ cảm thấy bị tổn
thương danh dự và mất quyền lợi. Trong Tin Mừng Gioan, họ nói với nhau: Xem
kìa, tất cả dân chúng đã đi theo ông ấy. Họ bị tố cáo lạm dụng Lề Luật để mưu cầu
lợi nhuận và tiêu diệt: Là những người thông luật và có thế giá trong xã hội, họ
có thể tìm kẽ hở và phiên dịch Lề Luật theo cách thức họ muốn; nhưng Chúa Giêsu
đã vạch trần những âm mưu đen tối của họ khiến dân chúng không còn tin tưởng
nơi họ nữa.
(2)
Thái độ luôn bảo vệ sự sống của Đức Kitô: "Biết vậy, Đức Giêsu lánh khỏi nơi đó. Dân
chúng theo Người đông đảo và Người chữa lành hết. Người còn cấm họ không được
tiết lộ Người là ai." Chúng ta có thể nhận ra sự vô cùng nghịch lý ở đây:
trong khi Đấng tạo thành sự sống đang vất vả lang thang đó đây để chữa lành và
bảo vệ sự sống cho tất cả, thì nhóm kinh sư lại ích kỷ hội họp để tìm cách tiêu
diệt Đấng ban sự sống và chữa lành! Lợi nhuận vật chất có sức mạnh làm con người
mù quáng đến độ không còn nhìn ra sự thánh thiêng của sự sống! Vì sự sống đáng
quí trọng, nên có những lúc con người phải lánh khỏi những người muốn tiêu diệt
sự sống; chứ không phải lúc nào cũng phải ra mặt để đương đầu với những con người
khát máu. Chúa Giêsu lánh mặt không phải vì Ngài sợ họ; nhưng có nhiều sứ vụ
Ngài cần phải thi hành trước khi từ giã cuộc đời về với Chúa Cha. Khi giờ đã tới,
Chúa Giêsu sẽ can đảm đổ máu và làm chứng cho sự thật. Chúa Giêsu cấm không cho
họ tiết lộ tông tích để Ngài có thể đi lại dễ dàng và thi hành sứ vụ của Ngài.
Rao truyền sự hiện diện và quyền năng của Người chỉ làm lợi cho những người quấy
phá.
2.2/
Người Tôi Trung của Yahveh: Matthew nhìn sứ vụ của Chúa Giêsu như ứng nghiệm sứ vụ của Người
Tôi Trung mà ngôn sứ Isaiah đã nói trong Bài Ca Thứ Nhất (Isa 42:1-4). Những điểm
quan trọng về Người Tôi Trung được hiện thực nơi Đức Kitô:
Chúa
Giêsu được Thiên Chúa tuyển chọn, yêu dấu, và hài lòng. Trong biến cố chịu Phép
Rửa của Chúa Giêsu tại sông Jordan, tiếng của Chúa Cha từ trời làm chứng cho
Chúa Giêsu: "Đây là Con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng" (Mt 3:17).
Sứ vụ của Chúa Giêsu là loan báo công lý trước mặt muôn dân. Con người được
công chính hóa nhờ niềm tin vào Ngài. Chúa Giêsu sẽ đưa công lý đến chỗ toàn thắng,
và muôn dân sẽ đặt niềm hy vọng nơi danh Người. Cách thi hành sứ vụ của Chúa
Giêsu: Khác với cách thế của các kinh-sư, những người luôn quan tâm đến danh dự,
uy quyền, địa vị, và lợi lộc vật chất; Chúa Giêsu không cãi vã, không kêu to,
chẳng ai nghe thấy Người lên tiếng giữa phố phường. Khác với sự mong đợi của
dân Do-thái một Đấng Thiên Sai uy quyền để giải phóng dân khỏi quyền lực của
ngoại bang; Chúa Giêsu dùng con đường đau khổ để giải phóng con người khỏi tội
lỗi và sự chết.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Mỗi người chúng ta được kêu gọi để dự phần trong việc lãnh đạo với Thiên Chúa. Bổn
phận của chúng ta là bắt chước Người Mục Tử Nhân Lành để lãnh đạo dân Chúa
trong công bằng và thương yêu.
-
Chúng ta cũng thấy rõ nguy hiểm của việc lạm dụng quyền hành để bảo vệ quyền lợi
và bị mua chuộc. Lãnh đạo như thế, chắc chắn chúng ta cũng sẽ phải chịu trách
nhiệm trước TC.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẨY MẦM
- MÙA QUANH NĂM –
- TUẦN 15 -
"Có những hạt rơi vào đất tốt.
Chúng mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả :
hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi,
hạt thì được một trăm" (Mc 4,8)
Thứ Bảy :
Mt
12,14-21
A. Hạt giống...
Mặc
dù bị những người pharisêu chỉ trích, Chúa Giêsu không trả đũa nhưng “lánh đi
nơi khác” (c 15) ; dù Ngài đã làm những phép lạ hiển hách và được dân chúng ngưỡng
mộ, Ngài vẫn khiêm tốn “cấm họ không được tiết lộ Ngài là ai” (c 16). Thái độ bất
bạo động đó làm cho Ngài rất giống với hình ảnh Người Tôi Tớ hiền từ mà Isaia
đã tiên báo : “Ngài sẽ không cãi vã, không to tiếng. Chẳng ai nghe thấy Ngài
lên tiếng giữa phố phường. Cây lau bị dập Ngài không đành bẻ gãy ; tim đèn leo
lét Ngài chẳng nỡ tắt đi…”
B.... nẩy mầm.
1.
Những người biệt phái đã bao phen chống đối Chúa Giêsu. Hôm nay họ còn bàn mưu
hãm hại Ngài. Chúa Giêsu thừa khả năng chống lại họ, nhưng Ngài rời nơi ấy lánh
đi nơi khác. Đối đầu và trả đũa không phải là phương cách hay nhất. Khi nào còn
có thể nhường thì nhường, còn có thể nhịn thì nhịn.
2.
“Ai có bệnh, đều được Ngài chữa lành. Ngài cấm họ đừng nói cho ai biết Ngài” :
Chúa không muốn phô trương những phép lạ của Ngài, một đàng vì không muốn người
ta hiểu sai về tư cách Messia của Ngài, mặt khác vì khiêm tốn như lời Ngài đã dạy
: “đừng phô trương công đức trước mặt người ta”.
Lắm
khi tôi làm ngược lại : người ta khen ngợi công đức của tôi thì tôi sung sướng
; người ta chưa biết đến công đức ấy thì tôi làm cách này cách nọ cho người ta
biết mà khen.
3.
“Ngài sẽ không cãi vã, không to tiếng. Chẳng ai nghe thấy Ngài lên tiếng giữa
phố phường”. Xin Ngài dạy cho con được như Ngài, không thích to tiếng, cãi cọ,
ăn thua…
4.
“Cây lau bị dập Ngài không đành bẻ gãy ; tim đèn leo lét Ngài chẳng nỡ tắt đi…”
: Xin Chúa dạy con noi gương Chúa, trân trọng bảo vệ, khuyến khích và nuôi dưỡng
những gì tốt đẹp còn lại trong lòng những kẻ mà người ta cho là đã hư đốn.
5.
Một hôm Satan thích chí vô cùng vì đã phát minh được một cái gương kỳ diệu : bất
cứ điều gì nhìn trong tấm gương ấy cũng đều bị đảo lộn. Một khuôn mặt kiều diễm
nhất nhìn vào tấm gương cũng biến thành xấu xí ghê rợn. Satan nghĩ có thể đưa tấm
gương lên thiên đàng để gây chia rẽ giữa Thiên Chúa và các thiên thần.
Satan
liền đội tấm gương lên đầu bay thẳng lên trời. Dọc đường hắn nhìn vào tấm gương
và càng thích thú khi thấy khuôn mặt xấu xí của hắn càng xấu hơn. Nhưng càng
bay gần đến thiên đàng thì hắn càng thấy khuôn mặt hắn xấu thê thảm. Cứ thế,
chưa đến cửa thiên đàng thì hắn không còn chịu nổi vẻ xấu xí thô bạo của hắn nữa.
Tay hắn run lẩy bẩy và đánh rơi tấm gương xuống trần gian. Tấm gương vỡ từng mảnh
và lan tràn mắt đất. Đó là khởi đầu đại họa cho con người : từng hạt cát nhỏ
bám vào mắt ai thì nằm mãi ở đấy, và người đó chỉ còn thấy cái xấu trên thế
gian này mà thôi.
Câu
chuyện trên muốn nói rằng : nhìn thấy cái xấu nơi người khác không phải là điều
tự nhiên nơi con người, đó là một cái nhìn của quỷ.
Nơi
mỗi người, vẻ đẹp của Thiên Chúa vẫn còn chiếu sáng. Chính cái nhìn này mới là
nền tảng cho đức ái kitô giáo. (Chờ đợi Chúa)
6.
“Cây lau bị dập Ngài không đành bẻ gãy ; tim đèn leo lét Ngài chẳng nỡ tắt đi…”
(Mt 12,20)
“Vừa
cầm kết quả, chân tay em run hết, muốn ngã. Bác sĩ phải vịn đỡ. Không tin, em
xét nghiệm lại hai lần vẫn dương tính…”
Sợ
hãi, đau khổ, tuyệt vọng : tâm lý những người nhiễm HIV là thế. Nhưng không như
những căn bệnh nan y khác, người bị nhiễm HIV không những mang trong mình án tử
mà còn chịu nỗi cô đơn đến tột cùng trong cảnh bị hất hủi, phân biệt đối xử. Họ
mỏi mắt tìm kiếm bàn tay cảm thông của người thân, bạn bè, đồng loại… Nhưng những
người lành mạnh, những người được xem như sạch sẽ, đạo đức vẫn vô tình hoặc cố
ý mặc họ rơi, rơi mãi…
Đầy
quyền năng, Chúa Giêsu trọn quyền quyết định cuộc sống nhân loại. Nhưng Ngài
không chỉ kiên nhẫn chờ đến khi người ta chết đi rồi mới phán xét, mà còn trân
trọng, nâng niu chút giọt sống còn lại của kẻ khốn cùng.
Lạy
Cha, con được Cha mời gọi làm Ngôn sứ cho sự sống và tình thương. Xin cho con
luôn biết tìm đến chia sẻ những lo âu đau khổ của anh em từ những hành động nhỏ
nhặt nhất. (Hosanna)
Lm.Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ
19/07/14 THỨ BẢY TUẦN
15 TN
Mt 12,14-21
Mt 12,14-21
Suy niệm: Phúc
âm theo thánh Mát-thêu cho biết lời tiên báo về Người Tôi Trung trong sách ngôn
sứ I-sa-i-a được ứng nghiệm nơi Đức Giê-su: Ngài là Đấng được Thiên Chúa tuyển
chọn; Thiên Chúa hài lòng vì người Tôi Trung hiền lành nhân hậu ấy. Không cãi
vã, không lớn tiếng: đó là tính cách nhân bản nhưng được nuôi dưỡng và phong phú
bởi lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa: Ngài luôn quan tâm, nâng đỡ, bênh
vực những người bất hạnh, những người không có địa vị; những người bị gạt ra
ngoài lề, không tiếng nói trong xã hội lại được Ngài dang tay đón nhận; dẫu chỉ
còn một tia hy vọng le lói, Ngài vẫn nhẫn nại đợi chờ để cứu độ con người.
Mời Bạn: Đức
Giê-su Ki-tô, là Chúa và là Thầy dạy chúng ta sống nhân từ, quảng đại với tha
nhân, đặc biệt quan tâm đến những anh chị em bé nhỏ nghèo hèn. Mời bạn hãy theo
gương Đức Giê-su, sống như Ngài trong từng giây phút của đời mình.
Chia sẻ: Trong ngày truyền thông thế giới xã hội lần
thứ 48, Đức tổng giám mục của giáo phận Saigon kêu gọi chú ý đến người nghèo vì
họ chịu nhiều thiệt thòi và không có tiếng nói. Họ là ai, và làm thế nào để ơn
cứu độ đến với họ?
Sống Lời Chúa: Mỗi
ngày quyết tâm làm một hành động cụ thể để trở nên giống Chúa Giê-su nhân hậu
và mỗi tối kiểm điểm lại đời sống xem mình đã thực hiện quyết tâm ấy thế nào.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa nhân hậu để chúng con được bắt chước, Xin cho chúng
con mềm lòng hơn trước anh chị em mình để mỗi ngày chúng con càng trở nên giống
Chúa hơn. Amen.
Hài lòng về Người
Đức Giêsu đã loan báo Tin Mừng như một lời mời gọi.
Ngài không dùng quyền năng Cha ban để đe dọa hay làm hại ai, nhưng để phục vụ mọi
người trong âm thầm và khiêm hạ.
Suy niệm:
Chúng ta đã từng thấy một
Đức Giêsu đầy uy quyền
trong Bài Giảng trên núi và
trong các phép lạ (Mt 6-9).
Bài Tin Mừng hôm nay cho
thấy một Đức Giêsu ở vào thế yếu.
Khi biết nhóm Pharisêu tìm
cách giết mình thì Ngài lánh đi (c. 15).
Ngài đã lánh đi nhiều lần
khi gặp chống đối và đe dọa.
Ngài lánh đi khi nghe tin
Gioan bị nộp, rồi bị giết (Mt 4, 12; 14, 13).
Đức Giêsu không đối đầu với
kẻ bách hại như Ngài đã dạy môn đệ (Mt 10, 23).
Ngài chỉ đón lấy cái chết
khi Cha muốn.
Đức Giêsu có tiếng tăm nhưng
cũng rất âm thầm.
Ngài chữa bệnh cho đám đông
theo Ngài, nhưng lại muốn giữ kín (c. 16).
Ngài không muốn những phô
trương rầm rộ, những biểu dương hoành tráng.
Đây là chọn lựa của Ngài
ngay từ đầu sứ vụ
khi Ngài từ chối không nhảy
xuống từ nóc đền thờ để người ta vỗ tay.
Và Ngài đã sống sự âm thầm
này đến cuối đời
khi Ngài không bước xuống
khỏi thập giá để được kẻ thù tin kính.
Sự phục sinh của Ngài có thể
nói cũng là chuyện âm thầm,
vì Ngài chỉ hiện ra với các
môn đệ của Ngài (1 Cr 15, 5-8).
Ngài chẳng hiện ra để đòi
mạng Philatô, Caipha, Hêrốt…
Giáo hội nhỏ bé của Ngài
cũng đã âm thầm lớn lên sau hai mươi thế kỷ.
Giáo hội này vẫn từ chối
dùng quyền lực và bạo lực để xây dựng Nước Trời.
Các Kitô hữu đầu tiên đã
thấy khuôn mặt người Tôi Trung nơi Đức Giêsu.
Đức Giêsu đã làm trọn từng
nét của người Tôi Trung này (Is 42, 1-4).
Đây là người được Thiên Chúa
yêu mến, tuyển chọn và hài lòng,
là người có Thần Khí Thiên
Chúa, để được sai đến với muôn dân.
Người Tôi Trung này sẽ loan
báo công lý trước muôn dân,
và sẽ đưa công lý đến toàn
thắng (c. 20).
Tuy nhiên việc loan báo của
người Tôi Trung này lại không ồn ào.
“Người sẽ không cãi vã,
không kêu to,
chẳng ai nghe thấy Người lên
tiếng giữa phố phường” (c. 19).
Đức Giêsu đã loan báo Tin
Mừng như một lời mời gọi.
Ngài không dùng quyền năng
Cha ban để đe dọa hay làm hại ai,
nhưng để phục vụ mọi người
trong âm thầm và khiêm hạ.
Không bẻ gẫy cây lau bị
giập, không làm tắt tim đèn leo lét (c. 20).
Nâng niu những gì còn có
chút hy vọng,
gìn giữ những sự sống mong
manh và khơi dậy những thiện chí còn ẩn giấu.
Đó là điều Đức Giêsu vẫn làm
khi đến với những người bị loại trừ,
những tội nhân và người thu
thuế.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI
đã nhắn nhủ các Đức Giám mục Việt Nam
trong buổi triều yết ngày
27-6-2009 như sau:
“Trong tinh thần đối thoại
và hợp tác tôn trọng nhau,
chỉ mong Giáo hội có thể góp
phần xứng đáng vào sinh hoạt quốc gia,
vào việc phục vụ tất cả
người dân.”
Xin cho chúng ta biết sống
phục vụ như người Tôi Trung Giêsu
để “xây dựng một xã hội công
bằng, liên đới và bình đẳng.”
Cầu nguyện:
Lạy Thầy Giêsu,
Thầy không gọi chúng con là
tôi tớ,
Thầy cũng không chỉ coi
chúng con là môn đệ.
Thầy còn coi chúng con như
bạn hữu của Thầy,
vì Thầy đã thổ lộ cho chúng
con
những điều riêng tư thầm kín
nhất
trong tương quan giữa Thầy
với Cha.
Hơn nữa, sau phục sinh,
Thầy đã gọi các môn đệ là
anh em.
Mặc nhiên Thầy tự nhận mình
là Anh Trưởng
đứng đầu một đoàn em đông
đúc.
Xin cho chúng con
luôn thi hành ý muốn của Cha
để trở nên những người em
cùng huyết nhục với Thầy.
Lạy Thầy Giêsu, Thầy đã nâng chúng con lên
làm môn đệ, làm bạn, làm anh
em của Thầy.
Còn Thầy lại hạ mình xuống
phục vụ chúng con như người
tôi tớ,
rửa chân cho chúng con như
một nô lệ
và chết thay cho chúng con
trên thập giá.
Xin cho chúng con hiểu được tấm lòng của Thầy
và sống yêu thương mọi người
như anh em. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy
niệm
Bài Tin
mừng hôm nay gợi lên cho chúng ta ba thái độ.
Thứ
nhất là thái độ của Chúa Giêsu.
Với Thiên Chúa, Ngài là
Đấng rất đẹp lòng Thiên Chúa. Ngài vâng phục Thiên Chúa Cha đến trần gian để
thực hiện chương trình cứu độ dù cho sự vâng phục ấy dẫn Ngài đến cái chết trên
thập giá.
Với con
người. Ngài không ngừng dạy dỗ, rao giảng cho họ Tin mừng cứu độ. Ngài sống
hiền lành, "không cãi cọ hay dức lác", không "bẻ gãy
cây sậy đã giập, không dập tắt tim đèn còn khói", nhưng tìm cách nâng
đỡ và cứu chữa, vì sứ mệnh của Ngài là "đến tìm và cứu chữa những gì đã
hư mất". Ngài chẳng những rao giảng Tin mừng cứu độ mà còn chữa lành
cho dân chúng nhiều bệnh tật. Ngài là niềm hy vọng cho dân ngoại và toàn nhân
loại.
Thứ hai
là thái độ của những người biệt phái.
Họ là
những người được tôn trọng, những người được coi là đạo đức. Thế mà rất nhiều
lần họ chẳng những không nghe và đón nhận lời rao giảng của Chúa Giêsu, mà còn
tìm cách bắt bẻ và hãm hại Ngài. Họ sống không đẹp lòng Thiên Chúa và cũng
chẳng tốt với tha nhân.
Thứ ba
là dân chúng.
Trái
ngược với những người biệt phái, họ tin nhận và theo Chúa Giêsu. Họ đến Chúa
Giêsu để xin Ngài chữa lành những bệnh tật phần xác, nhưng nhiều người trong họ
còn tin nhận Tin mừng cứu độ mà Chúa Giêsu rao giảng cho họ. Họ là những người
sống đẹp lòng Thiên Chúa.
Chúng
ta được mời gọi theo gương Chúa Giêsu là sống đẹp lòng Thiên Chúa và yêu thương
tha nhân.
- Sống đẹp lòng Thiên
Chúa là khi chúng ta đón nhận Tin mừng mà Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta.
- Sống yêu thương tha nhân là
chúng ta thực hiện Tin mừng mà chúng ta đón nhận trong cuộc sống hằng ngày.
Xin Chúa giúp chúng con luôn
sống đẹp lòng Chúa và sống yêu thương anh chị em chúng con. Amen.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
19
THÁNG BẢY
Rồi
Tôi Sẽ Đi Về Đâu?
Vấn
đề định mệnh con người là một nỗi khắc khoải của mọi con tim. Đây là một vấn đề
vừa quan trọng vừa gay go: “Rồi ngày mai tôi sẽ ra sao?” – chúng ta thường băn
khoăn tự hỏi như thế. Và chúng ta thường dễ có nguy cơ hài lòng với một câu trả
lời không thích đáng, và bị lung lạc bởi một thuyết định mệnh yếm thế nào đó,
hoặc bị đánh lận bởi một cảm giác yên ổn giả tạo. “Đồ ngu! Nội đêm nay người ta
sẽ đòi mạng sống ngươi” (Lc 12,20).
Nhưng
cũng chính ở đây, chúng ta nhận ra lòng từ bi và ân sủng khôn cùng của Thiên
Chúa Quan Phòng. Vì Đức Giêsu không đưa ra lời cảnh báo đó để tố cáo chúng ta.
Trái lại, khi Người đề cập đến sự quan phòng thần linh trong Bài Giảng Trên
Núi, Người đã kết thúc với giáo huấn rất sáng tỏ này: “Trước hết, hãy tìm kiếm
Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài; và mọi sự khác sẽ được ban thêm cho
các ngươi” (Mt 6,33; Lc 12,31).
Chúng
ta đã suy tư về mối quan hệ thâm sâu giữa sự quan phòng thần linh và sự tự do của
con người. Chính bởi vì con người đã được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa mà
Đức Giêsu đã đề cập với con người về Nước Thiên Chúa và sự khẩn thiết phải ưu
tiên tìm kiếm Nước ấy trước hết.
Mối
liên kết này giữa sự quan phòng của Thiên Chúa và mầu nhiệm về Vương Quốc của
Ngài – vốn phải được thực hiện trong thế giới thụ tạo – giúp chúng ta nghĩ đến
định mệnh của con người trong Đức Kitô: đó là, con người được tiền định ở trong
Đức Kitô. Sự kiện con người và thế giới được tiền định ở trong Đức Kitô càng
xác nhận mạnh mẽ hơn nữa giáo thuyết về sự quan phòng thần linh: đó là, sự quan
phòng của Thiên Chúa nhằm hướng đến việc bảo đảm ơn cứu độ dứt khoát và chung
cuộc cho con người. Chính Đức Giêsu có ý nói đến điều này trong cuộc đàm thoại
với Ni-cô-đê-mô: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi trao ban chính Con
Một của Ngài, để những ai tin vào người Con ấy thì không phải hư nát, nhưng được
sống đời đời” (Ga 3,16).
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
19-7
Mk
2, 1-5; Mt 12, 14-21.
LỜI
SUY NIỆM: “Cây lau bị giập,
Người không đành bẻ gảy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi, cho đến khi đưa công
lý đến toàn thắng, và muôn dân đặt niềm hy vọng nơi Danh Người.”
Chúa
Giêsu đi đến đâu thì giáng phúc tới đó, Người sống yêu thương và phục vụ đối với
những kẻ khốn cùng nghèo đói bệnh tật, bị xã hội loài người loại bỏ, đối với tội
nhân, Người không kết án, nhưng dạy đừng tái phạm nữa; đúng như lời ngôn sứ
Isaia đã nói về “Người tôi trung của Thiên Chúa”
Lạy
Chúa Giêsu, Chúa yêu thương chúng con và yêu thương cho đến cùng, Chúa chờ đợi
sự đổi mới nơi chúng con để trở nên người tốt theo như ý của Chúa. Xin cho mọi
thành viên trong gia đình chúng con luôn sống trong lòng thương xót của Chúa, để
chúng con ngày sau được phước sum họp trong Nhà Chúa.
Mạnh
Phương
19
Tháng Bảy
Ðôi Cánh Thiên Thần
Một
người Nga, sai khi mãn tù, đã kể lại tâm trạng mình như sau: Dáng vẻ bên ngoài
của tôi xấu xí đến độ không có ai muốn gần tôi. Trong thời gian lao động cải tạo,
thay vì làm trại chung với các trại viên khác, tôi đã tự giam mình dưới hầm...
Tình cờ một tai nạn xảy ra, khiến tôi bị gù lưng.
Một
ngày kia, có một cậu bé nhìn tôi thật lâu rồi hỏi một cách ngây thơ: "Chú
ơi, chú mang cái gì trên lưng thế?". Tôi nghĩ rằng cậu bé chế nhạo tôi, dù
vậy tôi bình thản trảlời: "Cục bướu đấy cháu ạ".
Tôi
chờ đợi cậu be tiếp tục trò chơi gian ác của nó... Nhưng không, nó nhìn tôi một
cách trìu mến và nói: "Không phải thế đâu chú ạ. Chúa là tình yêu. Ngài
không cho ai hình thù kỳ dị cả. Không phải chú có cục bướu đâu. Chú đang mang
trên lưng một cái hộp đó. Trong cái hộp, có dấu đôi cánh của Thiên Thần... Rồi
một ngày nào đó, cái hộp mở ra và chú sẽ bay lên trời với đôi cánh đó". Ý
nghĩ ngộ nghĩnh của cậu bé đã làm tôi sung sướng đến khóc thành tiếng.
Biết
nhìn xa hơn đằng sau mặt nạ của mỗi người: đó là cái nhìn của thánh nhân. Thánh
nhân là người biết nhìn thấy Thiên Chúa trong những nỗi bất hạnh, là người biết
nhìn thấy sự may mắn ngay cả trong những mất mát, thua thiệt và nhất là biết
nhìn thấy Thiên Chúa trong những người không ai muốn nhìn đến... Nhưng để được
cái nhìn ấy, người ta cần có cái nhìn thông suốt và tràn ngập ánh sáng của
Thiên Chúa.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét