Tông Huấn Gaudete Et Exsultate Của Đức Thánh Cha Phanxicô : Chương
4
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển
ngữ
17/Apr/2018
TÔNG HUẤN GAUDETE ET EXSULTATE
CỦA Đức Thánh Cha PHANXICÔ
VỀ ƠN GỌI NÊN THÁNH TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY :
CHƯƠNG BỐN
CHƯƠNG 4
CÁC ĐẶC TÍNH CỦA SỰ THÁNH THIỆN TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY
110. Trong khuôn khổ của sự thánh thiện cao cả mà các Mối Phúc Thật và Matthêu 25:31-46 đưa ra, tôi muốn đề cập đến một số đặc tính hoặc biểu thức tâm linh, theo thiển ý của tôi, là rất cần thiết để hiểu được cách sống mà Chúa mời gọi chúng ta. Tôi sẽ không ngừng lại để giải thích các phương tiện thánh hóa đã được chúng ta biết đến: các phương pháp cầu nguyện khác nhau, các Bí Tích Thánh Thể và Hòa giải vô giá, việc dâng những hy sinh cá nhân, các hình thức sùng kính khác nhau, việc linh hướng và nhiều việc khác nữa. Ở đây, tôi sẽ chỉ nói về một số khía cạnh của ơn gọi nên thánh mà tôi hy vọng sẽ vang âm một đặc biệt.
111. Các đặc tính tôi muốn nhấn mạnh không phải là tất cả những gì có thể tạo thành một mô hình nên thánh, nhưng chúng là năm biểu hiện tuyệt vời của tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân mà tôi cho là có tầm quan trọng đặc biệt bởi vì một số nguy cơ và giới hạn nào đó của nền văn hoá hiện nay. Trong đó chúng ta thấy một cảm giác lo lắng, đôi khi bạo động, làm cho chúng ta sao lãng và suy nhược; sự tiêu cực và buồn rầu; tính tự mãn được nuôi dưỡng bằng chủ nghĩa tiêu thụ; chủ nghĩa cá nhân; và tất cả những hình thức tâm linh sai lạc, không gặp gỡ được Thiên Chúa, hiện đang thống trị thị trường tôn giáo thời nay.
KIÊN TRÌ, KIÊN NHẪN VÀ HIỀN LÀNH
112. Đặc tính đầu tiên trong những đặc tính to tát này có nền tảng vững chắc trong Thiên Chúa, Đấng yêu thương và nâng đỡ chúng ta. Nguồn sức mạnh nội tâm này giúp chúng ta kiên trì giữa những thăng trầm của cuộc đời, nhưng cũng giúp chúng ta chịu đựng được sự thù địch, phản bội và thất bại của người khác. “Nếu Thiên Chúa giúp chúng ta, thì ai chống lại được chúng ta?” (Rm 8:31): đây là nguồn bình an được tìm thấy nơi các thánh. Sức mạnh nội tâm như vậy khiến chúng ta có thể làm chứng về sự thánh thiện qua việc kiên nhẫn và kiên định làm việc lành trong một thế giới đầy biến động, ồn ào và năng nổ của chúng ta. Đó là lòng trung thành phát sinh từ tình yêu, vì những ai tin tưởng vào Thiên Chúa (pístis) cũng có thể trung thành với tha nhân (pistós). Họ không bỏ rơi người khác trong những lúc khó khăn; họ đồng hành với những người ấy trong cơn ưu phiền và sầu khổ của họ, mặc dù làm như thể có thể không mang lại cho họ những sự thoả mãn tức thì.
113. Thánh Phaolô đã xin các tín hữu Rôma đừng “lấy ác báo ác” (xem Rm 12:17), đừng tìm cách trả thù (x. câu 19), đừng để bị khuất phục bởi sự dữ, nhưng lấy điều lành mà khuất phục sự dữ (x. câu 21). Thái độ này không phải là dấu chỉ của sự yếu đuối mà của sức mạnh thực sự, bởi vì chính Thiên Chúa “chậm bất bình nhưng rất quyền năng” (Na 1:3). Lời Chúa khuyên chúng ta hãy “loại bỏ tất cả mọi đắng cay, phẫn nộ, giận hờn, chửi bới, cùng mọi điều gian ác” (Eph 4:31).
114. Chúng ta cần phải vật lôn với và đề phòng các khuynh hướng hung hăng và ích kỷ của mình, và đừng để cho chúng bén rễ. “Hãy nóng giận, nhưng đừng phạm tội. Chớ để mặt trời lặn trên cơn giận của anh em” (Eph 4:26). Khi cảm thấy bị đuối sức, chúng ta luôn luôn có thể bám lấy mỏ neo cầu nguyện, là điều đưa chúng ta trở lại vòng tay Thiên Chúa và nguồn bình an của chúng ta. “Anh em đừng lo lắng về bất cứ điều gì, nhưng trong mọi sự, hãy dâng lên Thiên Chúa lời cầu xin của anh em bằng kinh nguyện, xin ơn, và tạ ơn. Và bình an của Thiên Chúa, là bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng trí anh em...” (Ph 4: 6-7).
115. Kitô hữu cũng có thể bị cuốn vào mạng lưới bạo lực bằng lời nói qua mạng internet và các diễn đàn truyền thông thuật số khác nhau. Ngay cả trong các phương tiện truyền thông Công Giáo, các giới hạn có thể bị vượt qua, phỉ báng và vu khống có thể trở nên phổ thông, và tất cả các tiêu chuẩn đạo đức và tôn trọng danh tiếng của người khác có thể bị bỏ rơi. Kết quả là một sự phân đôi nguy hiểm, vì những gì có thể được nói ở đó có thể không được chấp nhận trong các cuộc thảo luận công khai, và người ta tỉm cách bù đắp cho sự bất mãn của mình bằng cách mạ lỵ những người khác. Điều đáng chú ý là đôi khi, có những người tự cho là mình giữ các điều răn khác, nhưng lại hoàn toàn bỏ qua điều răn thứ tám, “chớ làm chứng dối”, và tàn nhẫn huỷ hoại hình ảnh của người khác. Ở đó họ chứng tỏ một cách không giữ gìn rằng “cái lưỡi là “thế giới của sự dữ” và “thiêu huỷ toàn thể đời sống chúng ta, vì được nhóm lên bởi lửa hoả ngục” (Gb 3:6).
116. Sức mạnh nội tâm, là việc làm của ân sủng, tránh cho chúng ta khỏi bị kích động bởi bạo lực, là điểu tràn ngập đời sống xã hội ngày nay, bởi vì ân sủng làm giảm bớt tính ham danh và làm cho người ta dễ dàng trở nên có lòng hiền lành. Các thánh không phí sức than phiền về những thất bại của người khác; các ngài có thể cột lưỡi của mình trước những lỗi lầm của anh chị em mình, và tránh những hành động bạo lực bằng lời nói hạ nhục và ngược đãi người khác, bởi vì các ngài coi mình như không xứng đáng để đối xử khắc nghiệt với tha nhân, nhưng coi họ như “hơn mình” (Ph 2: 3).
117. Thật không tốt khi chúng ta nhìn xuống người khác như những quan toà tàn nhẫn, coi họ là không xứng đáng và luôn ra vẻ dạy cho họ những bài học. Đó chính là một hình thức bạo lực tinh vi [95]. Thánh Gioan Thánh Giá đã đề nghị một con đường khác: “Hãy luôn luôn thích được tất cả mọi người dạy mình, hơn là muốn dạy ngay cả những người bé nhỏ nhất trong mọi người” [96]. Và ngài thêm một lời khuyên để đuổi xa ma quỷ: “Hãy vui mừng coi những sự tốt đẹp của người khác như của chính mình, và mong rằng họ được ưu tiên hơn mình trong mọi sự; các chị phải hết lòng làm điều này. Như thế các chị sẽ chiến thắng sự dữ bằng việc lành, đánh đuổi quỷ dữ, và có được một con tim hạnh phúc. Hãy cố gắng thực hành điều này nhiều hơn nữa với những ai mà các chị cho là ít hấp dẫn nhất. Hãy nhận ra rằng nếu các chị không tự tập luyện theo cách này, các chị sẽ không đạt được đức ái thật sự hoặc tiến bộ trong nhân đức ấy” [97].
118. Khiêm tốn chỉ có thể bén rễ trong lòng qua các sỉ nhục. Không có chúng, thì không có sự khiêm tốn hay thánh thiện. Nếu anh chị em không thể chịu đựng và dâng lên một vài nhục nhã, thì anh chị em chưa khiêm tốn và anh chị em chưa phải đang trên con đường nên thánh. Sự thánh thiện mà Thiên Chúa ban cho Hội Thánh của Ngài đến qua sự nhục nhã của Con Ngài. Người là đường. Sự sỉ nhục làm cho anh chị em giống Chúa Giêsu; đó là một khía cạnh không thể tránh được của việc noi gương Đức Kitô. Vì “Ðức Kitô cũng đã chịu đau khổ vì anh chị em, để lại cho anh chị em một mẫu gương, ngõ hầu anh chị em có thể theo bước chân Người.” (1 Phr 2:21). Ngược lại, Người tỏ lộ sự khiêm tốn của Chúa Cha, Đấng xuống để hành trình với dân Ngài, chịu đựng sự bất trung và ta thán của họ (x. Xh 34: 6-9, Kn 11: 23-12: 2, Lc 6:36). Vì lý do này, mà các Tông Đồ, sau khi chịu sỉ nhục, đã vui mừng “là mình được kể như đáng chịu xỉ nhục vì danh [Chúa Giêsu]” (Cv 5:41).
119. Ở đây tôi không chỉ nói về những tình cảnh tột cùng về việc tử vì đạo, mà còn về những sự nhục nhã hàng ngày của những người giữ im lặng để cứu gia đình họ, những người muốn ca tụng người khác hơn là tự hào về chính mình hoặc những người chọn những công việc không được ai hoan nghênh, đôi khi thậm chí còn chọn chịu sự bất công để dâng lên Chúa. “Nếu khi anh em làm việc lành, mà bị đau khổ, và anh em kiên tâm chịu đựng, thì đó là hồng phúc trước mặt Thiên Chúa” (1 Phr 2:20). Điều này không có nghĩa là đi loanh quanh với cặp mắt nhìn xuống, không nói lời nào và chạy trốn xã hội. Đôi khi, chính vì một người không ích kỷ, họ có thể dám bất đồng ý kiến một cách ôn tồn, đòi hỏi công lý hoặc bảo vệ những kẻ yếu đuối trước mặt những người quyền thế, ngay cả khi nó có thể gây thiệt hại cho họ hoặc danh tiếng của họ.
120. Tôi không nói rằng sự sỉ nhục như vậy là dễ chịu, vì đó là chủ trương tự hành hạ mình, nhưng đây là một cách để noi gương Chúa Giêsu và lớn lên trong sự kết hợp với Người. Điều này không thể hiểu nổi trên một mức độ thuần túy tự nhiên, và thế gian chế diễu bất kỳ khái niệm nào như thế. Thay vào đó, đây là một ân sủng được tìm kiếm trong cầu nguyện: “Lạy Chúa, khi sự sỉ nhục đến, xin giúp con biết rằng con đang theo bước chân Chúa”.
121. Thái độ này bao hàm một con tim được bình an nhờ Đức Kitô, được giải thoát khỏi sự hung hăng phát sinh từ việc quá tự đại. Cũng một bình an ấy được đem đến bởi ân sủng, làm cho chúng ta có thể giữ được sự an toàn nội tâm và chịu đựng, cùng kiên trì trong sự tốt lành, “dù tôi đi qua thung lũng tối tăm của sự chết” (Tv 23,4) hoặc “Dù một đạo binh hạ trại chống lại tôi” (Tv 27: 3). Đứng vững trong Chúa, Đá Tảng, chúng ta có thể hát: “ Trong bình an con ngả mình là ngủ kỹ, chỉ mình Ngài, lạy Chúa, làm đời con yên ổn.” (Tv 4,8). Tóm lại một lời, Đức Kitô, “là bình an của chúng ta” (Eph 2:14); Người đã đến “để hướng dẫn ta bước chân vào nẻo bình an” (Lc 1,79). Như Người đã nói với Thánh Faustina Kowalska, “Loài người sẽ không có hòa bình cho đến khi họ quay lại với lòng tìn thác vào lòng thương xót của Ta” [98]. Vì vậy, chúng ta đừng rơi vào cám dỗ tìm kiếm sự an toàn trong thành công, những thú vui vô bổ, sở hữu, quyền lực trên người khác hoặc địa vị xã hội. Chúa Giêsu phán rằng: “Thầy ban bình an cho các con, nhưng không như thế gian ban nó cho các con.” (Ga 14:27).
NIỀM VUI VÀ ĐẦU ÓC KHÔI HÀI
122. Những điều được nói ở trên không ám chỉ một tinh thần ngăn cấm, nhút nhát, đắng cay hoặc u sầu, hoặc có một vẻ mặt thê lương, các thánh vui tươi và có đầu óc khôi hài. Mặc dù hoàn toàn thực tế, các ngài tỏa ra tinh thần tích cực và đầy hy vọng. Cuộc đời Kitô hữu là cuộc đời “vui mừng trong Chúa Thánh Thần” (Rm 14:17), vì “kết quả cần thiết của tình yêu bác ái là vui mừng; bởi vì mỗi người yêu đều vui mừng khi được kết hợp với người mình yêu ... ảnh hưởng của lòng bác ái là niềm vui” [99]. Khi nhận được hồng ân Lời Chúa tuyệt mỹ, chúng ta ôm chặt lấy Lời ấy “giữa bao gian khổ, với niềm vui của Chúa Thánh Thần” (1 Th 1:6). Nếu chúng ta để cho Chúa kéo chúng ta ra khỏi cái vỏ của mình và thay đổi cuộc sống của mình, thì chúng ta có thể làm như Thánh Phaolô nói với chúng ta: “Hãy hãy luôn vui mừng trong Chúa. Tôi nhắc lại, hãy vui lên!” (Ph 4: 4).
123. Các ngôn sứ đã công bố thời đại của Chúa Giêsu, mà trong đó chúng ta hiện đang sống, như một mặc khải hân hoan. “Hãy reo hò và hát lên mừng rỡ!” (Is 12: 6). “Hãy trèo lên núi cao, hỡi người loan báo tin mừng cho Xion; Hãy cất cao giọng nói, hỡi người loan báo tin mừng cho Giêrusalem!” (Is 40:9). “Hỡi núi non hãy bật lên tiếng hát! Vì Chúa đã an ủi dân Người, và Người sẽ xót thương những kẻ đau khổ của mình” (Is 49:13). “Hỡi con gái Xion, hãy vui mừng hoan hỉ! Hỡi con gái Giêrusalem, hãy reo hò mừng rỡ! Kìa, Đức Vua của ngươi đang đến cùng ngươi; Đấng Công Chính và Toàn Thắng là Người” (Dc 9: 9). Chúng ta cũng đừng quên lời khuyên của ông Nêhêmia: “Đừng buồn bã, vì niềm vui của Chúa là sức mạnh của anh em” (8:10).
124. Đức Mẹ Maria, khi nhận ra sự mới lạ mà Chúa Giêsu mang đến, đã hát lên: “Linh hồn tôi vui mừng” (Lc 1:47), và chính Chúa Giêsu “vui mừng trong Chúa Thánh Thần” (Lc 10:21). Khi Người đi ngang qua, “tất cả mọi người đều vui mừng” (Lc 13:17). Sau khi Phục Sinh, các môn đệ đi bất cứ nơi nào cũng đều “vui mừng” (Cv 8: 8). Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta rằng: “Các con sẽ buồn rầu, nhưng nỗi buồn của các con sẽ biến thành vui mừng ... Thầy sẽ gặp lại các con, và lòng các con sẽ vui mừng, và chẳng ai sẽ lấy mất niềm vui khỏi các con được” (Ga 16: 20,22). “Thầy đã nói với các con những điều ấy, để niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được nên trọn” (Ga 15:11).
125. Có những lúc khó khăn, những thời gian của thập giá, nhưng không có gì có thể tiêu huỷ niềm vui siêu nhiên là niềm vui “thích nghi và thay đổi, nhưng luôn luôn tồn tại ít ra như một tia sáng phát xuất từ niềm tin tưởng riêng của chúng ta rằng trên hết mọi sự, chúng ta được [Thiên Chúa] yêu thương vô cùng” [100]. Niềm vui đó đem lại một sự an toàn nội tâm, một sự thanh thản đầy hy vọng cung cấp một sự no thoả tinh thần không thể hiểu được theo tiêu chuẩn thế gian.
126. Niềm vui Kitô giáo thường được đi kèm với tính hài hước. Điển hình như chúng ta thấy rõ điều này nơi Thánh Tôma More, Thánh Vincentê đệ Phaolô và Thánh Philipê đệ Neri. Khôi hài tục tĩu không phải là dấu chỉ của sự thánh thiện. “Hãy đẩy lui sầu não khỏi tâm hồn anh em” (Gv 11:10). Chúng ta nhận được rất nhiều từ Chúa “để vui hưởng” (1 Tim 6:17), cho nên đôi khi buồn rầu có liên hệ với sự vô ơn của chúng ta, vì chúng ta chỉ biết nghĩ đến mình nên không thể nhận ra hồng ân của Thiên Chúa [101].
127. Với tình yêu của một người Cha, Thiên Chúa mời gọi chúng ta: “Con ơi, hãy đối xử tốt với mình ... Đừng chối từ hưởng một ngày vui” (Hc 14: 11,14). Ngài muốn chúng ta tích cực, biết ơn và không quá phức tạp: “Trong ngày thịnh vượng, hãy vui vẻ ... Thiên Chúa đã tạo ra con người vốn ngay thẳng, nhưng họ đã toan tính nhiều điều” (Gv 7: 14,29). Trong mọi hoàn cảnh, phải giữ một tinh thần linh động và bắt chước Thánh Phaolô: “Tôi đã học cách hài lòng với những gì tôi có” (Ph 4:11). Đó là cách Thánh Phanxicô Assisi sống; ngài có thể tràn ngập lòng biết ơn trước một mẩu bánh mì cứng ngắc, hoặc hân hoan chúc tụng Thiên Chúa chỉ vì một ngọn gió nhẹ nhàng vuốt ve khuôn mặt ngài.
128. Tôi không nói về niềm vui tiêu thụ và cá nhân như đang hiện diện trong một số kinh nghiệm văn hoá ngày nay. Thực ra, chủ nghĩa tiêu thụ chẳng làm gì ngoài việc biến con tim thành nặng nề. Thỉnh thoảng nó có thể mang lại cho chúng ta những khoái lạc chóng qua, nhưng không phải là niềm vui. Ở đây, tôi nói đến niềm vui sống trong sự hiệp thông, là chia sẻ và tham gia, vì “cho đi thì có phúc hơn là nhận lại.” (Cv 20:35) và “Thiên Chúa yêu người vui vẻ cho đi” (2 Cor 9: 7). Tình yêu huynh đệ làm tăng khả năng vui mừng, vì nó làm cho chúng ta có khả năng vui vì lợi ích của người khác: “Hãy vui mừng với người vui mừng” (Rm 12: 15). “Chúng tôi vui mừng khi chúng tôi yếu đuối và anh em mạnh mẽ” (2 Cor 13:9). Mặt khác, nếu chúng ta “chỉ biết nghĩ đến các nhu cầu của mình, chúng ta tự kết án mình bằng một cuộc sống ít hạnh phúc” [102].
TÁO BẠO VÀ NHIỆT THÀNH
129. Sự thánh thiện đồng thời cũng là parrhesía (dũng cảm): đó là sự táo bạo, là một động lực thúc đẩy việc Phúc Âm hoá và để lại dấu ấn trên thế gian này. Để cho chúng ta có thể làm điều ấy, chính Chúa Giêsu đến gặp chúng ta và nói với chúng ta một lần nữa, cách bình thản nhưng chắc chắn, rằng: “Đừng sợ” (Mc 6:50). “Thầy ở với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:20). Những lời này cho phép chúng ta đi ra và phục vụ với cùng một lòng can trường mà Chúa Thánh Thần đã khuấy lên trong các Tông Đồ, thúc đẩy các ngài rao giảng Chúa Giêsu Kitô. Sự táo bạo, sự hăng say, nói năng tự do, nhiệt tình tông đồ, tất cả những điều này được bao gồm trong từ dũng cảm, một từ mà Thánh Kinh cũng dùng để mô tả sự tự do của một cuộc đời rộng mở cho Thiên Chúa và cho tha nhân (xem Cv 4:29, 9:28, 28:31; 2 Cr 3:12; Eph 3:12; Dt 3:6, 10:19).
130. Chân Phước Phaolô VI khi đề cập đến những trở ngại cho việc Phúc Âm hoá, đã nói về sự thiếu dũng cảm là điều “càng trầm trọng hơn bởi vì nó xuất phát từ bên trong” [103]. Chúng ta thường bị cám dỗ để luẩn quẩn gần bờ! Tuy nhiên, Chúa kêu gọi chúng ta đi ra chỗ nước sâu và thả lưới (xem Lc 5: 4). Người mời gọi chúng ta hiến thân phục vụ Người. Khi bám chặt vào Người, chúng ta được cảm hứng để đem tất cả các đặc sủng của mình ra phục vụ tha nhân. Nguyện xin cho chúng ta luôn cảm thấy được tình yêu của Người thúc đẩy (2 Cor 5:14) và cùng nói với Thánh Phaolô rằng: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cor 9:16).
131. Chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu. Lòng từ bi sâu thẳm của Người không phải là điều đặt trọng tâm vào mình, không phải là một từ bi làm cho tê liệt, sợ hãi hay xấu hổ như bao nhiêu lần xảy ra với chúng ta, mà hoàn toàn ngược lại. Đó là một lòng từ bi thúc đẩy Chúa ra khỏi chính mình với quyền năng để rao giảng và sai những người khác đi làm sứ vụ chữa lành và giải thoát. Chúng ta hãy nhìn nhận sự yếu đuối của mình, nhưng để cho Chúa Giêsu nắm lấy nó trong tay Người và sai chúng ta đi truyền giáo. Chúng ta yếu đuối, nhưng chúng ta vẫn mang một kho báu có thể biến chúng ta thành to lớn và làm cho những người đón nhận kho báu ấy trở nên tốt hơn và hạnh phúc hơn. Sự táo bạo và lòng can đảm tông đồ là một phần thiết yếu của việc truyền giáo.
132. Dũng cảm là dấu ấn của Chúa Thánh Thần; nó làm chứng cho tính xác thực của việc rao giảng của chúng ta. Đó là một đảm bảo vui mừng dẫn chúng ta đến vinh quang trong Tin Mừng mà chúng ta công bố. Đó là niềm tin không thể lay chuyển được vào Chứng Nhân trung tín, cho chúng ta sự chắc chắn rằng không gì có thể “tách rời chúng ta khỏi tình yêu của Thiên Chúa” (Rm 8:39).
133. Chúng ta cần sự thúc giục của Chúa Thánh Thần, để không bị tê liệt bởi sự sợ hãi và thận trọng quá mức, để không còn thói quen luẩn quẩn trong những ranh giới an toàn. Chúng ta hãy nhớ rằng những gì bị đóng kín sẽ có mùi ẩm ướt và làm cho chúng ta bị bệnh. Khi các Tông Đồ bị cám dỗ bởi sự sợ hãi và nguy hiểm, các ngài đã cùng nhau cầu nguyện để xin ơn dũng cảm: “Và giờ đây, lạy Chúa, xin để ý đến những lời ngăm đe của họ, và cho các tôi tớ Ngài đây được nói Lời Ngài với tất cả sự mạnh dạn” (Cv 4:29). Kết quả là, “khi các ngài cầu nguyện xong, thì nơi các ngài họp nhau rung chuyển; ai nấy đều được tràn đầy Thánh Thần và bắt đầu mạnh dạn nói lời Thiên Chúa” (Cv 4:31).
134. Như ngôn sứ Giôna, chúng ta luôn luôn bị cám dỗ chạy trốn đến một nơi ẩn náu an toàn, là nơi có thể có nhiều tên: chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa duy linh, khép mình trong vỏ sò, nghiện ngập, thích nghi, lập khuôn, giáo điều, sống trong quá khứ, bi quan, nấp dưới các luật lệ và quy tắc. Đôi khi chúng ta khó mà có thể ra ngoài những lãnh thổ mà chúng ta biết và biết rõ như trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, những khó khăn có thể như cơn bão, con cá voi, con sâu làm héo cây thầu dầu của ông Giona, hoặc cơn gió và mặt trời đốt cháy đầu của ông. Với chúng ta, cũng như với ông, chúng có thể được dùng để đưa chúng ta trở lại với Thiên Chúa nhân hiền, Đấng muốn dẫn chúng ta đi một cuộc hành trình liên tục và đổi mới .
135. Thiên Chúa luôn luôn là sự mới lạ. Ngài không ngừng thúc đẩy chúng ta lại ra đi và đổi chỗ để thoát ra ngoài những gì là quen thuộc, đến những vùng ngoại vi và biên giới. Ngài dẫn chúng ta đến nơi mà nhân loại bị tổn thương nhất, nơi mà con người dưới vẻ bề ngoài của một sự đồng nhất hời hợt, tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi về ý nghĩa cuộc đời. Thiên Chúa không sợ! Ngài không sợ! Ngài luôn ở trên các kế hoạch của chúng ta và không sợ vùng ngoại vi. Chính Ngài đã trở thành một ngoại vi (x. Ph 2:6-8, Ga 1:14). Vì vậy, nếu chúng ta dám đi đến vùng ngoại vi thì chúng ta sẽ tìm thấy Ngài ở đó; thực sự, Ngài đã có mặt ở đó rồi. Chúa Giêsu đã đi trước chúng ta trong trái tim của anh chị em chúng ta, trong xác thịt bị thương tích của họ, trong cuộc sống bị áp bức của họ, trong linh hồn bị làm thành đen tối của họ. Người đã ở đó rồi.
136. Đúng là chúng ta cần mở cửa con tim của mình cho Chúa Giêsu, bởi vỉ Người gõ cửa và gọi (xem Kh 3:20). Nhưng đôi khi tôi tự hỏi, bởi vì không khí ngột ngạt của việc chỉ quy về mình của chúng ta, có thể Chúa Giêsu đã ở trong chúng ta và gõ cửa để chúng ta mở cho Người thoát ra ngoài. Trong Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giêsu đã “đi qua các thành thị và làng mạc, rao giảng và công bố Tin Mừng về Nước Thiên Chúa” (Lc 8:1). Sau khi Phục Sinh, khi các môn đệ đi khắp mọi nơi, Chúa đã đồng hành với các ngài (xem Mc 16:20). Đây là điều xảy ra như là kết quả của cuộc gặp gỡ thực sự.
137. Thói quen thật là quyến rũ đối với chúng ta; nó cho chúng ta biết rằng không có lý do gì để cố gắng thay đổi sự việc, rằng chúng ta không thể làm gì được trước hoàn cảnh này, bởi vì đây là cách mà mọi sự vẫn luôn như thế và chúng ta phải tiếp tục làm như vậy. Nhờ thói quen chúng ta không còn phải đương đầu với sự dữ và “để mọi xảy ra như thường”, hoặc như người nào khác đã quyết định rằng chúng phải như thế. Tuy nhiên, chúng ta hãy để Chúa đến đánh thức chúng ta khỏi cơn mê của mình, để giải phóng chúng ta khỏi tính ù lỳ! Chúng ta hãy đương đầu với thói quen của mình; hãy mở mắt ra, mở tai ra, và trên hết mở lòng mình ra, để chúng ta có thể được kích động bởi những gì xảy ra chung quanh mình và bởi tiếng kêu gọi của Lời Hằng Sống và hiệu quả của Chúa Phục Sinh.
138. Điều này được bắt đầu bằng gương của nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân đã dấn thân để rao giảng và phục vụ tha nhân một cách trung thành, nhiều khi nguy hiểm đến tính mạng của họ và chắc chắn là phải trả giá bằng hy sinh sự thoải mái của mình. Chừng từ của họ nhắc nhở chúng ta rằng Hội Thánh không cần quá nhiều quan lại và công chức, nhưng cần các nhà truyền giáo được lòng nhiệt thành thông truyền sự sống thật ăn tươi nuốt sống. Các thánh làm chúng ta ngạc nhiên, lúng túng, bởi vì đời sống của các ngài mời gọi chúng ta ra khỏi tình trạng tầm thường bình thản và tê liệt của mình.
139. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn không ngần ngại khi Chúa Thánh Thần đòi hỏi chúng ta tiến lên một bước. Chúng ta hãy xin ơn can đảm tông đồ để chia sẻ Tin Mừng cho người khác và từ bỏ việc cố gằng biến đời sống Kitô hữu của mình thành một viện bảo tàng kỷ niệm. Trong mọi trường hợp, Chúa Thánh Thần có thể làm cho chúng ta chiêm ngắm lịch sử dưới ánh sáng của Chúa Giêsu Phục Sinh. Bằng cách này, Hội Thánh thay vì bị ứ đọng, sẽ luôn luôn đón nhận các sự ngạc nhiên của Chúa.
TRONG CỘNG ĐỒNG
140. Thật khó mà chống lại được khuynh hướng thiên về sự dữ cũng như những cạm bẫy và cám dỗ của ma quỷ và tính ích kỷ của thế gian nếu chúng ta sống quá cô lập. Cuộc tấn công dụ dỗ chúng ta đến nỗi, nếu quá cô đơn, chúng ta dễ mất ý thức về thực tại và sự sáng suốt bề trong, và chịu thua.
141. Việc thánh hoá là một hành trình trong cộng đồng, được thực thi từng cặp. Một số cộng đồng thánh phản ánh điều này. Trong vài trường hợp, Hội Thánh đã phong thánh cho toàn thể cộng đồng đã sống Tin Mừng một cách anh dũng hoặc dâng lên Thiên Chúa cuộc đời của tất cả các thành viên của họ. Thí dụ, hãy kể đến bảy vị thánh sáng lập của Dòng các Tôi Tớ Đức Mẹ, bảy nữ tu chân phước của Tu viện đầu tiên của dòng Thăm Viếng ở Madrid, các vị tử vì đạo Nhật Bản Thánh Phaolô Miki và đồng bạn, các vị tử vì đạo Hàn Quốc Thánh Anrê Taegon và đồng bạn, hoặc các vị tử vì đạo Nam Mỹ Thánh Roque González, Thánh Alonso Rodríguez và đồng bạn. Chúng ta cũng nên nhớ lại một chứng từ gần đây của các tu sĩ Xitô ở Tibhirine, Algeria, những vị đã chuẩn bị như một cộng đồng để chịu tử vì đạo. Trong nhiều cuộc hôn nhân thánh cũng vậy, mỗi vợ hay chồng trở thành một phương tiện mà Đức Kitô dùng để thánh hóa người kia. Sống hoặc làm việc cùng với người khác chắc chắn là một con đường phát triển tâm linh. Thánh Gioan Thánh Giá đã nói với một trong các môn đệ của ngài: “Con đang sống với người khác là để được đào luyện và thử thách” [104].
142. Cộng đồng được mời gọi để tạo ra một “không gian thần học trong đó người ta có thể cảm nghiệm sự hiện diện mầu nhiệm của Chúa Phục Sinh” [105]. Cùng nhau chia sẻ Lời Chúa và cử hành Thánh Lễ nuôi dưỡng tình huynh đệ và biến chúng ta thành một cộng đồng thánh và truyền giáo. Nó làm nảy sinh những kinh nghiệm huyền bí đích thực được sống trong cộng đồng. Đó là trường hợp của Thánh Bênêđictô và Scholastica, hoặc cuộc gặp gỡ tâm linh tuyệt vời mà Thánh Augustine và mẹ ngài, Thánh Monica, đã cùng sống. “Khi gần đến ngày mà mẹ con sẽ từ giã cõi đời này, một ngày mà chỉ mình Ngài biết chứ không phải chúng con, ngày ấy đã xảy ra, bởi việc làm của Ngài, con tin là theo cách sắp đặt huyền nhiệm của Ngài, khi mẹ con và con đứng một mình tựa vào cửa sổ nhìn ra một khu vườn [...] Chúng con tha thiết mở miệng tâm hồn chúng con ra cho những dòng nước siêu nhiên của nguồn suối của Ngài, nguồn suối sự sống trong Ngài [...] Và khi chúng con nói chuyện và khao khát sự khôn ngoan, chúng con chỉ thoáng nắm được một chút sự khôn ngoan ấy trong trí một cách hoàn toàn đột ngột [… ngõ hầu] sự sống đời đời [giống như] trong giây phút trực giác ấy làm cho chúng con luyến tiếc” [106].
143. Tuy nhiên, những kinh nghiệm như vậy không phải là điều thường gặp nhất mà cũng không phải là điều quan trọng nhất. Cuộc sống chung, dù là trong gia đình, giáo xứ, cộng đồng tôn giáo hay bất kỳ nơi nào khác, đều được tạo thành từ những điều nho nhỏ hàng ngày. Điều này đúng với cộng đoàn thánh được hình thành bởi Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, là cộng đồng đã phản ánh một cách gương mẫu vẻ đẹp của sự hiệp thông Ba Ngôi. Nó cũng đúng với cuộc sống mà Chúa Giêsu đã chia sẻ với các môn đệ và với những người bình thường.
144. Chúng ta hãy nhớ lại rằng Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ chú ý đến chi tiết.
Chi tiết nhỏ về việc hết rượu trong một bữa tiệc.
Chi tiết nhỏ về một con chiên lạc.
Chi tiết nhỏ về việc chú ý đến người goá phụ dâng cúng hai đồng xu nhỏ.
Chi tiết nhỏ về việc có dầu dự trữ cho đèn, trong trường hợp chàng rể đến chậm.
Chi tiết nhỏ về việc hỏi các môn đệ xem các ông có bao nhiêu ổ bánh.
Chi tiết nhỏ về việc đốt lửa và nướng cá khi Người chờ đợi các môn đệ lúc tinh sương.
145. Cộng đồng giữ gìn những chi tiết nhỏ về tình yêu [107], ở đó các thành viên chăm sóc cho nhau và tạo ra một không gian cởi mở và Phúc Âm hoá, là nơi Chúa Phục Sinh hiện diện, thánh hóa nó theo kế hoạch của Chúa Cha. Đôi khi, nhờ món quà yêu thương của Chúa, chúng ta được Thiên Chúa ban cho những kinh nghiệm an ủi giữa những chi tiết nho nhỏ này. “Một buổi tối mùa đông tôi đã làm việc phục vụ nhỏ của tôi như thường lệ [...] Đột nhiên, tôi nghe thấy ở xa những âm thanh hài hòa của một nhạc cụ. Sau đó tôi tưởng tượng ra một phòng khách sáng sủa, lóng lánh vàng, đầy những phụ nữ trẻ tuổi trang điểm thanh lịch đang trò chuyện với nhau và trao đổi những lời khen ngợi và những nhận xét khác thuộc về thế gian. Sau đó, ánh mắt của tôi nhìn đến một phụ nữ tàn tật nghèo mà tôi đang giúp đỡ. Thay vì những dòng nhạc xinh đẹp, tôi đôi khi chỉ nghe thấy những lời than van của bà ta [...] Tôi không thể diễn tả được điều gì đã xảy ra trong lòng tôi, điều tôi biết là Chúa đã soi sáng nó bằng những tia sáng chân lý vượt quá sự huy hoàng u ám của những lễ hội trần thế, mà tôi không thể tin được trong hạnh phúc của tôi” [108].
146. Trái ngược với chủ nghĩa tiêu thụ cá nhân đang càng ngày càng có khuynh hướng cô lập chúng ta trong một cuộc tìm kiếm hạnh phúc tách biệt khỏi tha nhân, con đường nên thánh của chúng ta không thể ngừng làm cho chúng ta đồng hoá với ước ao của Chúa Giêsu “xin cho tất cả được nên một, lạy Cha, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha” (Ga 17:21).
TRONG CẦU NGUYỆN LIÊN LỶ
147. Cuối cùng, mặc dù có vẻ như hiển nhiên, chúng ta phải nhớ rằng sự thánh thiện bao gồm việc thường xuyên mở lòng ra cho sự siêu việt, được thể hiện qua việc cầu nguyện và tôn thờ. Các thánh là những người có tinh thần cầu nguyện và nhu cầu hiệp thông với Thiên Chúa. Các ngài không thể chịu nổi việc bị ngột ngạt trong nội tại đóng kín của thế giới này, giữa những nỗ lực và cam kết của các ngài, các ngài khao khát Chúa, các ngài ra khỏi chính mình trong chúc tụng và chiêm ngắm Chúa. Tôi không tin có sự thánh thiện mà không có cầu nguyện, mặc dù lời cầu nguyện ấy không nhất thiết phải dài dòng hoặc liên quan đến những cảm xúc mãnh liệt.
148. Thánh Gioan Thánh Giá khuyên chúng ta: “Hãy cố gắng luôn ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa, dù là thật, hay tưởng tượng, hoặc hiệp nhiệm, theo mức độ mà công việc của con cho phép” [109]. Cuối cùng, lòng ao ước Thiên Chúa của chúng ta chắc chắn sẽ phải được tỏ lộ trong cuộc sống hàng ngày của mình: “Hãy cố gắng cầu nguyện liên lỷ, mà không bỏ nó giữa các công việc bề ngoài. Cho dù con ăn uống, nói chuyện với người khác, hoặc làm bất cứ việc gì, hãy luôn luôn ước ao Thiên Chúa và giữ Ngài trong tình quý mến của con tim” [110].
149. Tuy nhiên, để cho điều này có thể xảy ra, cần phải có một ít giây phút dành riêng cho Thiên Chúa, một mỉnh với Ngài. Đối với thánh Têrêxa thành Avila, cầu nguyện là “một tình bằng hữu mật thiết, và thường xuyên ở một mình đơn độc, với Đấng mà chúng ta biết rằng yêu thương chúng ta” [111]. Tôi phải nhấn mạnh rằng điều này đúng không chỉ cho một số ít người đặc quyền, mà còn cho tất cả chúng ta, vì “tất cả chúng ta đều cần sự im lặng đầy sự hiện diện của Đấng được tôn thờ” [112]. Lời cầu nguyện đầy tin tưởng là một đáp trả của một con tim mở ra để gặp Thiên Chúa mặt đối mặt, ở đó mọi tiếng nói đều im bặt để lắng nghe tiếng dịu dàng của Chúa vang lên giữa thinh lặng.
150. Trong sự thinh lặng ấy, chúng ta có thể phân biệt, dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần, con đường nên thánh mà Chúa đang mời gọi chúng ta. Nếu không, tất cả các quyết định của chúng ta chỉ là “các đồ trang trí” thay vì đề cao Tin Mừng trong đời sống chúng ta, sẽ che phủ hoặc làm ngạt thở nó. Đối với mỗi môn đệ, cần thiết phải ở với Thầy, để lắng nghe Người, và luôn luôn học từ Người. Nếu chúng ta không lắng nghe, tất cả những lời của chúng ta sẽ chỉ là những lời nhảm nhí vô dụng.
151. Chúng ta hãy nhớ rằng “chính việc chiêm ngắm dung nhan Chúa Giêsu, chịu chết và sống lại, phục hồi nhân tính của chúng ta, ngay cả khi nó đã bị đổ vỡ vì những khó nhọc của cuộc đời hoặc bị đánh dấu bởi tội lỗi. Chúng ta không được thuần hoá quyền năng của dung nhan Đức Kitô” [113]. Vì vậy, tôi xin hỏi anh chị em: Có những giây phút nào anh chị em đặt mình trước sự hiện diện của Chúa, hoặc anh chị em nghỉ ngơi với Người, và anh chị em để cho mình được Người nhìn ngắm không? Anh chị em có để lửa của Người đốt cháy lòng anh chị em không? Nếu anh chị em không để cho Người nhóm lửa tình yêu và sự dịu hiền của Người, anh chị em sẽ không có lửa. Và như thế làm sao anh chị em có thể đốt cháy trái tim của những người khác bằng việc làm nhân chứng và lời nói của anh mình? Nếu, trước dung nhan của Đức Kitô, anh chị em cảm thấy không thể để cho mình được chữa lành và biến đổi, thì hãy bước vào Thánh Tâm của Chúa, vào vết thương của Người, vì đó là toà của Lòng Thương Xót Chúa [114].
152. Tuy nhiên, tôi cầu xin để chúng ta không bao giờ coi sự im lặng trong cầu nguyện là một hình thức trốn chạy và chối bỏ thế giới chung quanh mình. “Người hành hương Nga”, người đã đi bộ trong cầu nguyện liên tục, nói rằng cầu nguyện như vậy đã không tách rời ông ấy khỏi những gì đã xảy ra chung quanh ông. “Mọi người đều tử tế với tôi; như thể tất cả mọi người đều yêu tôi ... Không những tôi đã chỉ cảm thấy [hạnh phúc và an ủi] trong linh hồn, mà toàn thể thế giới bên ngoài đối với tôi dường như cũng đầy quyến rũ và thích thú” [115].
153. Lịch sử cũng không biến mất. Cầu nguyện, chính vì được nuôi dưỡng bằng hồng ân của Thiên Chúa được đổ vào cuộc đời chúng ta, nên phải luôn đầy kỷ niệm. Kỷ niệm về các công trình của Thiên Chúa là nền tảng của kinh nghiệm giao ước giữa Thiên Chúa và dân Ngài. Thiên Chúa muốn đi vào lịch sử, và vì thế lời cầu nguyện của chúng ta được đan kết với những kỷ niệm. Không những chỉ nhớ về Lời được mạc khải của Ngài, mà còn về cuộc sống của chúng ta, cuộc sống của tha nhân, và tất cả những gì Chúa đã làm trong Hội Thánh của Người. Đó chính là trí nhớ biết ơn mà Thánh Ignatiô Loyola đã đề cập đến trong sách Chiêm niệm để đạt đến Tình yêu của ngài [116], khi ngài yêu cầu chúng ta phải lưu ý đến tất cả những ơn phúc mà chúng ta đã lãnh nhận từ Chúa. Hãy nhìn đến lịch sử của chính mình khi anh chị em cầu nguyện, và ở đó anh chị em sẽ tìm thấy nhiều thương xót. Đồng thời, điều này cũng giúp anh chị em ý thức nhiều hơn rằng Chúa luôn quan tâm đến mình; Người không bao giờ quên anh chị em. Vì vậy, thật là có lý khi xin Người soi sáng những chi tiết nhỏ nhất của đời mình, vì chúng không thoát khỏi [mắt] Người.
154. Khẩn nguyện là một cách diễn tả của một tâm hồn tin tưởng vào Thiên Chúa và ý thức rằng mình không thể làm được một việc gì. Cuộc sống của dân trung tín của Thiên Chúa được đánh dấu bằng lời khẩn cầu liên tục phát sinh từ tình yêu đầy đức tin và lòng tín thác sâu xa. Chúng ta đừng coi thường lời khẩn nguyện, là điều thường làm dịu lòng chúng ta và giúp chúng ta kiên trì trong hy vọng. Chuyển cầu có giá trị đặc biệt, vì là một hành động tín thác vào Thiên Chúa, đồng thời diễn tả tình yêu đối với người lân cận của mình. Có những người nghĩ, dựa trên linh đạo một chiều, rằng cầu nguyện phải là chiêm niệm thuần tuý về Thiên Chúa, không bị phân tâm, như thể tên tuổi và khuôn mặt của người khác, một cách nào đó, là một sự quấy rầy cần phải tránh. Nhưng thực ra, lời cầu nguyện của chúng ta sẽ càng vui lỏng Thiên Chúa hơn và hiệu quả hơn cho sự lớn lên của chúng ta trong sự thánh thiện nếu, qua chuyển cầu, chúng ta cố gắng thực hành điều răn kép mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta. Cầu nguyện chuyển cầu là một quyết tâm dấn thân huynh đệ cho tha nhân khi chúng ta có thể bao gồm cuộc sống của người khác, những lo âu sâu xa nhất của họ và những giấc mơ đẹp nhất của họ. Trong số những người quảng đại hiến đời mình để chuyển cầu cho tha nhân, chúng ta có thể mượn lời Thánh Kinh mà nói: “Đây là người yêu mến anh em mình và cầu nguyện nhiều cho dân” (2 Mac 15:14).
155. Nếu chúng ta thực sự nhận ra rằng Thiên Chúa hiện hữu, thì chúng ta không thể nào không thờ phượng Ngài, đôi khi trong sự im lặng đầy kính phục, hát mừng Ngài bằng những lời chúc tụng hân hoan. Như thế, chúng ta chia sẻ kinh nghiệm của Chân Phước Charles de Foucauld, người đã nói: “Từ khi tôi tin rằng có một Thiên Chúa, tôi hiểu rằng tôi không thể làm gì khác hơn là sống cho Ngài” [117]. Ngay cả trong đời sống của dân lữ hành, có nhiều cử chỉ giản dị của sự phụng thờ thuần khiết, như là “ánh mắt của một người hành hương nhìn chăm chú vào một hình ảnh biểu tượng cho sự dịu hiền và gần gũi của Thiên Chúa. Tình yêu dừng lại, chiêm niệm mầu nhiệm ấy, và thưởng thức nó trong thinh lặng” [118].
156. Việc đọc trong cầu nguyện Lời Chúa, “ngọt ngào hơn mật ong” (Tv 119:103), nhưng là một “thanh gươm hai lưỡi” (Dt 4:12), cho phép chúng ta tạm dừng lại và lắng nghe tiếng của Thầy để Lời Chúa trở nên ngọn đèn soi bước chúng ta và ánh sáng soi đường chúng ta (x. Tv 119:105). Như các giám mục Ấn Độ đã nhắc nhở, “Việc tôn kính Lời Chúa không chỉ đơn thuần là một trong nhiều việc sùng kính, một việc đẹp đẽ nhưng tuỳ nghi chọn lựa. Nó thuộc về con tim và chính căn tính của đời sống Kitô hữu. Lời Chúa có trong chính Miình quyền năng biến đổi đời sống” [119].
157. Việc gặp gỡ Chúa Giêsu trong Thánh Kinh dẫn chúng ta đến Bí Tích Thánh Thể, nơi mà cũng Lời ấy đạt được hiệu quả cao nhất, vì có sự hiện diện thật sự của Đấng là Lời Hằng Sống. Ở đó, Đấng Tuyệt Đối duy nhất nhận được sự thờ phượng vĩ đại nhất mà thế gian này có thể dâng lên Ngài, vì chính Đức Kitô là Đấng tự dâng hiến Mình. Khi chúng ta tiếp nhận Người trong việc Rước Lễ, chúng ta tái lập giao ước của mình với Người và để cho Người thực hiện nhiều hơn nữa công trình biến đổi của Người.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
(còn tiếp)
-------------------
[95] Có một số hình thức bắt nạt, trong khi có vẻ thanh nhã hay tôn trọng và thậm chí rất tâm linh, gây ra thiệt hại lớn cho sự tự trọng của người khác.
[96] Precautions, 13.
[97] Ibid., 13.
[98] X. Nhật Ký. Lòng Thương Xót trong Linh Hồn tôi, Stockbridge, 2000, t. 139 (300).
[99] TÔMA AQUINÔ, Tổng Lược Thần Học, I-II, q. 70, a. 3.
[100] Tông Huấn Evangelii Gaudium (24 tháng 11, 2013), 6: AAS 105 (2013), 1221.
[101] Tôi đề nghị cầu nguyện bằng kinh được gán cho Thánh Tôma More: “Lạy Chúa, xin ban cho con trí lĩnh hội, và cả điều để lĩnh hội. Xin cho con thân thể khỏe mạnh, và tính hài hước tốt đẹp cần thiết để giữ sức khỏe đó. Xin cho con một linh hồn đơn sơ biết quý tất cả những gì tốt đẹp, đừng dễ dàng sợ hãi trước mặt sự dữ, nhưng biết tìm cách đặt lại mọi chuyện vào đúng chỗ của nó. Xin cho con một linh hồn không buồn chán, không càu nhàu, thở dài hay than van, cũng không căng thẳng quá độ, vì những điều này ngăn cản một chuyện: Con chính là ‘Con’. Lạy Chúa, xin cho con một trí hài hước tốt đẹp. Xin cho con ơn có thể nói một câu đùa để tìm được chút vui vẻ trong đời, và có thể chia sẻ niềm vui đó với người khác”. (Bản dịch trích trong Conggiao.info).
[102] Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Amoris Laetitia (19 tháng 3, 2016), 110: AAS 108 (2016), 354.
[103] Tông Huấn Evangelii Nuntiandi (8 tháng 12, 1975), 80: AAS 68 (1976), 73. Điều đáng lưu ý là bản văn này của Chân Phước Phaolô VI iên kết chặt chẽ niềm vui với dũng cảm (parrhesía). Trong khi than phiền về sự “thiếu niềm vui và hy vọng” như một trở ngại cho viẽc Phúc Âm hoá, ngài đề cao “niềm vui thú vị và an ủi của việc Phúc Âm hoá”, được nối kết với “sự hăng say nội tâm mà không ai hay không gì có thể dập tắt được”. Điều này đảm bảo rằng thế gian không nhận được Tin Mừng từ “những người rao giảng Tin Mừng buồn nản [và] thất vọng”. Trong Năm Thánh 1975, Đức Phaolô đã dành Tông Huấn Gaudete in Domino của ngài cho niềm vui (9 tháng 5, 1975): AAS 67 (1975), 289-322.
[104] Những Đề Phòng - Precautions, 15.
[105] GIOAN PHAOLÔ II, Tông Huấn Vita Consecrata (25 tháng 3, 1996), 42: AAS 88 (1996), 416.
[106] Tự Thú, IX, 10, 23-25: PL 32, 773-775.
[107] Tôi đặc biệt nghĩ đến ba từ “làm ơn”, “cám ơn”, và “xin lỗi”. “Những lời đúng nói đúng lúc, hằng ngày bảo vệ và nuôi nấng tình yêu”: Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Amoris Laetitia (19 tháng 3, 2016), 133: AAS 108 (2016), 363.
[108] TÊREXA HÀI ĐỒNG GIÊSU, Thảo Bản C, 29 v-30r.
[109] Các mức độ Hoàn Thiện, 2.
[110] ID., Các Lời Khuyên một Tu Sĩ làm sao để Đạt Đến Hoàn Thiện, 9.
[111] Tự Thuật, 8, 5.
[112] GIOAN PHAOLÔ II, Tông Thư Orientale Lumen (2 tháng 5, 1995), 16: AAS 87 (1995), 762.
[113] Gặp Gỡ các Tham Dự Viên Đại Hội Giáo Hội Ý Đại Lợi Lần Thứ Năm, Florence, (10 tháng 11, 2015): AAS 107 (2015), 1284.
[114] X. BERNARĐÔ CLAIRVAUX, Các bài gảing về sách Nhã Ca (Canticum Canticorum), 61, 3-5: PL 183:1071-1073.
[115] Con Đường của một Lữ Kách - The Way of a Pilgrim, New York, 1965, tt. 17, 105-106.
[116] X. Linh Thao - Spiritual Exercises, 230-237.
[117] Thư gửi Henry de Castries, 14 Tháng 8, 1901.
[118] ĐẠI HỘI THƯỜNG KỲ CÁC GIÁM MỤC CHÂU MỸ LATINH VÀ CARIBBÊ, Tài liệu Aparecida (29 tháng 6, 2007), 259.
[119] HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Công Giáo ẤN ĐỘ, Tuyên Ngôn Kết Thúc Đại Hội Thường Kỳ lần Thứ Hai Mươi Mốt, 18 tháng 2, 2009, 3.2.
CHƯƠNG 4
CÁC ĐẶC TÍNH CỦA SỰ THÁNH THIỆN TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY
110. Trong khuôn khổ của sự thánh thiện cao cả mà các Mối Phúc Thật và Matthêu 25:31-46 đưa ra, tôi muốn đề cập đến một số đặc tính hoặc biểu thức tâm linh, theo thiển ý của tôi, là rất cần thiết để hiểu được cách sống mà Chúa mời gọi chúng ta. Tôi sẽ không ngừng lại để giải thích các phương tiện thánh hóa đã được chúng ta biết đến: các phương pháp cầu nguyện khác nhau, các Bí Tích Thánh Thể và Hòa giải vô giá, việc dâng những hy sinh cá nhân, các hình thức sùng kính khác nhau, việc linh hướng và nhiều việc khác nữa. Ở đây, tôi sẽ chỉ nói về một số khía cạnh của ơn gọi nên thánh mà tôi hy vọng sẽ vang âm một đặc biệt.
111. Các đặc tính tôi muốn nhấn mạnh không phải là tất cả những gì có thể tạo thành một mô hình nên thánh, nhưng chúng là năm biểu hiện tuyệt vời của tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân mà tôi cho là có tầm quan trọng đặc biệt bởi vì một số nguy cơ và giới hạn nào đó của nền văn hoá hiện nay. Trong đó chúng ta thấy một cảm giác lo lắng, đôi khi bạo động, làm cho chúng ta sao lãng và suy nhược; sự tiêu cực và buồn rầu; tính tự mãn được nuôi dưỡng bằng chủ nghĩa tiêu thụ; chủ nghĩa cá nhân; và tất cả những hình thức tâm linh sai lạc, không gặp gỡ được Thiên Chúa, hiện đang thống trị thị trường tôn giáo thời nay.
KIÊN TRÌ, KIÊN NHẪN VÀ HIỀN LÀNH
112. Đặc tính đầu tiên trong những đặc tính to tát này có nền tảng vững chắc trong Thiên Chúa, Đấng yêu thương và nâng đỡ chúng ta. Nguồn sức mạnh nội tâm này giúp chúng ta kiên trì giữa những thăng trầm của cuộc đời, nhưng cũng giúp chúng ta chịu đựng được sự thù địch, phản bội và thất bại của người khác. “Nếu Thiên Chúa giúp chúng ta, thì ai chống lại được chúng ta?” (Rm 8:31): đây là nguồn bình an được tìm thấy nơi các thánh. Sức mạnh nội tâm như vậy khiến chúng ta có thể làm chứng về sự thánh thiện qua việc kiên nhẫn và kiên định làm việc lành trong một thế giới đầy biến động, ồn ào và năng nổ của chúng ta. Đó là lòng trung thành phát sinh từ tình yêu, vì những ai tin tưởng vào Thiên Chúa (pístis) cũng có thể trung thành với tha nhân (pistós). Họ không bỏ rơi người khác trong những lúc khó khăn; họ đồng hành với những người ấy trong cơn ưu phiền và sầu khổ của họ, mặc dù làm như thể có thể không mang lại cho họ những sự thoả mãn tức thì.
113. Thánh Phaolô đã xin các tín hữu Rôma đừng “lấy ác báo ác” (xem Rm 12:17), đừng tìm cách trả thù (x. câu 19), đừng để bị khuất phục bởi sự dữ, nhưng lấy điều lành mà khuất phục sự dữ (x. câu 21). Thái độ này không phải là dấu chỉ của sự yếu đuối mà của sức mạnh thực sự, bởi vì chính Thiên Chúa “chậm bất bình nhưng rất quyền năng” (Na 1:3). Lời Chúa khuyên chúng ta hãy “loại bỏ tất cả mọi đắng cay, phẫn nộ, giận hờn, chửi bới, cùng mọi điều gian ác” (Eph 4:31).
114. Chúng ta cần phải vật lôn với và đề phòng các khuynh hướng hung hăng và ích kỷ của mình, và đừng để cho chúng bén rễ. “Hãy nóng giận, nhưng đừng phạm tội. Chớ để mặt trời lặn trên cơn giận của anh em” (Eph 4:26). Khi cảm thấy bị đuối sức, chúng ta luôn luôn có thể bám lấy mỏ neo cầu nguyện, là điều đưa chúng ta trở lại vòng tay Thiên Chúa và nguồn bình an của chúng ta. “Anh em đừng lo lắng về bất cứ điều gì, nhưng trong mọi sự, hãy dâng lên Thiên Chúa lời cầu xin của anh em bằng kinh nguyện, xin ơn, và tạ ơn. Và bình an của Thiên Chúa, là bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng trí anh em...” (Ph 4: 6-7).
115. Kitô hữu cũng có thể bị cuốn vào mạng lưới bạo lực bằng lời nói qua mạng internet và các diễn đàn truyền thông thuật số khác nhau. Ngay cả trong các phương tiện truyền thông Công Giáo, các giới hạn có thể bị vượt qua, phỉ báng và vu khống có thể trở nên phổ thông, và tất cả các tiêu chuẩn đạo đức và tôn trọng danh tiếng của người khác có thể bị bỏ rơi. Kết quả là một sự phân đôi nguy hiểm, vì những gì có thể được nói ở đó có thể không được chấp nhận trong các cuộc thảo luận công khai, và người ta tỉm cách bù đắp cho sự bất mãn của mình bằng cách mạ lỵ những người khác. Điều đáng chú ý là đôi khi, có những người tự cho là mình giữ các điều răn khác, nhưng lại hoàn toàn bỏ qua điều răn thứ tám, “chớ làm chứng dối”, và tàn nhẫn huỷ hoại hình ảnh của người khác. Ở đó họ chứng tỏ một cách không giữ gìn rằng “cái lưỡi là “thế giới của sự dữ” và “thiêu huỷ toàn thể đời sống chúng ta, vì được nhóm lên bởi lửa hoả ngục” (Gb 3:6).
116. Sức mạnh nội tâm, là việc làm của ân sủng, tránh cho chúng ta khỏi bị kích động bởi bạo lực, là điểu tràn ngập đời sống xã hội ngày nay, bởi vì ân sủng làm giảm bớt tính ham danh và làm cho người ta dễ dàng trở nên có lòng hiền lành. Các thánh không phí sức than phiền về những thất bại của người khác; các ngài có thể cột lưỡi của mình trước những lỗi lầm của anh chị em mình, và tránh những hành động bạo lực bằng lời nói hạ nhục và ngược đãi người khác, bởi vì các ngài coi mình như không xứng đáng để đối xử khắc nghiệt với tha nhân, nhưng coi họ như “hơn mình” (Ph 2: 3).
117. Thật không tốt khi chúng ta nhìn xuống người khác như những quan toà tàn nhẫn, coi họ là không xứng đáng và luôn ra vẻ dạy cho họ những bài học. Đó chính là một hình thức bạo lực tinh vi [95]. Thánh Gioan Thánh Giá đã đề nghị một con đường khác: “Hãy luôn luôn thích được tất cả mọi người dạy mình, hơn là muốn dạy ngay cả những người bé nhỏ nhất trong mọi người” [96]. Và ngài thêm một lời khuyên để đuổi xa ma quỷ: “Hãy vui mừng coi những sự tốt đẹp của người khác như của chính mình, và mong rằng họ được ưu tiên hơn mình trong mọi sự; các chị phải hết lòng làm điều này. Như thế các chị sẽ chiến thắng sự dữ bằng việc lành, đánh đuổi quỷ dữ, và có được một con tim hạnh phúc. Hãy cố gắng thực hành điều này nhiều hơn nữa với những ai mà các chị cho là ít hấp dẫn nhất. Hãy nhận ra rằng nếu các chị không tự tập luyện theo cách này, các chị sẽ không đạt được đức ái thật sự hoặc tiến bộ trong nhân đức ấy” [97].
118. Khiêm tốn chỉ có thể bén rễ trong lòng qua các sỉ nhục. Không có chúng, thì không có sự khiêm tốn hay thánh thiện. Nếu anh chị em không thể chịu đựng và dâng lên một vài nhục nhã, thì anh chị em chưa khiêm tốn và anh chị em chưa phải đang trên con đường nên thánh. Sự thánh thiện mà Thiên Chúa ban cho Hội Thánh của Ngài đến qua sự nhục nhã của Con Ngài. Người là đường. Sự sỉ nhục làm cho anh chị em giống Chúa Giêsu; đó là một khía cạnh không thể tránh được của việc noi gương Đức Kitô. Vì “Ðức Kitô cũng đã chịu đau khổ vì anh chị em, để lại cho anh chị em một mẫu gương, ngõ hầu anh chị em có thể theo bước chân Người.” (1 Phr 2:21). Ngược lại, Người tỏ lộ sự khiêm tốn của Chúa Cha, Đấng xuống để hành trình với dân Ngài, chịu đựng sự bất trung và ta thán của họ (x. Xh 34: 6-9, Kn 11: 23-12: 2, Lc 6:36). Vì lý do này, mà các Tông Đồ, sau khi chịu sỉ nhục, đã vui mừng “là mình được kể như đáng chịu xỉ nhục vì danh [Chúa Giêsu]” (Cv 5:41).
119. Ở đây tôi không chỉ nói về những tình cảnh tột cùng về việc tử vì đạo, mà còn về những sự nhục nhã hàng ngày của những người giữ im lặng để cứu gia đình họ, những người muốn ca tụng người khác hơn là tự hào về chính mình hoặc những người chọn những công việc không được ai hoan nghênh, đôi khi thậm chí còn chọn chịu sự bất công để dâng lên Chúa. “Nếu khi anh em làm việc lành, mà bị đau khổ, và anh em kiên tâm chịu đựng, thì đó là hồng phúc trước mặt Thiên Chúa” (1 Phr 2:20). Điều này không có nghĩa là đi loanh quanh với cặp mắt nhìn xuống, không nói lời nào và chạy trốn xã hội. Đôi khi, chính vì một người không ích kỷ, họ có thể dám bất đồng ý kiến một cách ôn tồn, đòi hỏi công lý hoặc bảo vệ những kẻ yếu đuối trước mặt những người quyền thế, ngay cả khi nó có thể gây thiệt hại cho họ hoặc danh tiếng của họ.
120. Tôi không nói rằng sự sỉ nhục như vậy là dễ chịu, vì đó là chủ trương tự hành hạ mình, nhưng đây là một cách để noi gương Chúa Giêsu và lớn lên trong sự kết hợp với Người. Điều này không thể hiểu nổi trên một mức độ thuần túy tự nhiên, và thế gian chế diễu bất kỳ khái niệm nào như thế. Thay vào đó, đây là một ân sủng được tìm kiếm trong cầu nguyện: “Lạy Chúa, khi sự sỉ nhục đến, xin giúp con biết rằng con đang theo bước chân Chúa”.
121. Thái độ này bao hàm một con tim được bình an nhờ Đức Kitô, được giải thoát khỏi sự hung hăng phát sinh từ việc quá tự đại. Cũng một bình an ấy được đem đến bởi ân sủng, làm cho chúng ta có thể giữ được sự an toàn nội tâm và chịu đựng, cùng kiên trì trong sự tốt lành, “dù tôi đi qua thung lũng tối tăm của sự chết” (Tv 23,4) hoặc “Dù một đạo binh hạ trại chống lại tôi” (Tv 27: 3). Đứng vững trong Chúa, Đá Tảng, chúng ta có thể hát: “ Trong bình an con ngả mình là ngủ kỹ, chỉ mình Ngài, lạy Chúa, làm đời con yên ổn.” (Tv 4,8). Tóm lại một lời, Đức Kitô, “là bình an của chúng ta” (Eph 2:14); Người đã đến “để hướng dẫn ta bước chân vào nẻo bình an” (Lc 1,79). Như Người đã nói với Thánh Faustina Kowalska, “Loài người sẽ không có hòa bình cho đến khi họ quay lại với lòng tìn thác vào lòng thương xót của Ta” [98]. Vì vậy, chúng ta đừng rơi vào cám dỗ tìm kiếm sự an toàn trong thành công, những thú vui vô bổ, sở hữu, quyền lực trên người khác hoặc địa vị xã hội. Chúa Giêsu phán rằng: “Thầy ban bình an cho các con, nhưng không như thế gian ban nó cho các con.” (Ga 14:27).
NIỀM VUI VÀ ĐẦU ÓC KHÔI HÀI
122. Những điều được nói ở trên không ám chỉ một tinh thần ngăn cấm, nhút nhát, đắng cay hoặc u sầu, hoặc có một vẻ mặt thê lương, các thánh vui tươi và có đầu óc khôi hài. Mặc dù hoàn toàn thực tế, các ngài tỏa ra tinh thần tích cực và đầy hy vọng. Cuộc đời Kitô hữu là cuộc đời “vui mừng trong Chúa Thánh Thần” (Rm 14:17), vì “kết quả cần thiết của tình yêu bác ái là vui mừng; bởi vì mỗi người yêu đều vui mừng khi được kết hợp với người mình yêu ... ảnh hưởng của lòng bác ái là niềm vui” [99]. Khi nhận được hồng ân Lời Chúa tuyệt mỹ, chúng ta ôm chặt lấy Lời ấy “giữa bao gian khổ, với niềm vui của Chúa Thánh Thần” (1 Th 1:6). Nếu chúng ta để cho Chúa kéo chúng ta ra khỏi cái vỏ của mình và thay đổi cuộc sống của mình, thì chúng ta có thể làm như Thánh Phaolô nói với chúng ta: “Hãy hãy luôn vui mừng trong Chúa. Tôi nhắc lại, hãy vui lên!” (Ph 4: 4).
123. Các ngôn sứ đã công bố thời đại của Chúa Giêsu, mà trong đó chúng ta hiện đang sống, như một mặc khải hân hoan. “Hãy reo hò và hát lên mừng rỡ!” (Is 12: 6). “Hãy trèo lên núi cao, hỡi người loan báo tin mừng cho Xion; Hãy cất cao giọng nói, hỡi người loan báo tin mừng cho Giêrusalem!” (Is 40:9). “Hỡi núi non hãy bật lên tiếng hát! Vì Chúa đã an ủi dân Người, và Người sẽ xót thương những kẻ đau khổ của mình” (Is 49:13). “Hỡi con gái Xion, hãy vui mừng hoan hỉ! Hỡi con gái Giêrusalem, hãy reo hò mừng rỡ! Kìa, Đức Vua của ngươi đang đến cùng ngươi; Đấng Công Chính và Toàn Thắng là Người” (Dc 9: 9). Chúng ta cũng đừng quên lời khuyên của ông Nêhêmia: “Đừng buồn bã, vì niềm vui của Chúa là sức mạnh của anh em” (8:10).
124. Đức Mẹ Maria, khi nhận ra sự mới lạ mà Chúa Giêsu mang đến, đã hát lên: “Linh hồn tôi vui mừng” (Lc 1:47), và chính Chúa Giêsu “vui mừng trong Chúa Thánh Thần” (Lc 10:21). Khi Người đi ngang qua, “tất cả mọi người đều vui mừng” (Lc 13:17). Sau khi Phục Sinh, các môn đệ đi bất cứ nơi nào cũng đều “vui mừng” (Cv 8: 8). Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta rằng: “Các con sẽ buồn rầu, nhưng nỗi buồn của các con sẽ biến thành vui mừng ... Thầy sẽ gặp lại các con, và lòng các con sẽ vui mừng, và chẳng ai sẽ lấy mất niềm vui khỏi các con được” (Ga 16: 20,22). “Thầy đã nói với các con những điều ấy, để niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được nên trọn” (Ga 15:11).
125. Có những lúc khó khăn, những thời gian của thập giá, nhưng không có gì có thể tiêu huỷ niềm vui siêu nhiên là niềm vui “thích nghi và thay đổi, nhưng luôn luôn tồn tại ít ra như một tia sáng phát xuất từ niềm tin tưởng riêng của chúng ta rằng trên hết mọi sự, chúng ta được [Thiên Chúa] yêu thương vô cùng” [100]. Niềm vui đó đem lại một sự an toàn nội tâm, một sự thanh thản đầy hy vọng cung cấp một sự no thoả tinh thần không thể hiểu được theo tiêu chuẩn thế gian.
126. Niềm vui Kitô giáo thường được đi kèm với tính hài hước. Điển hình như chúng ta thấy rõ điều này nơi Thánh Tôma More, Thánh Vincentê đệ Phaolô và Thánh Philipê đệ Neri. Khôi hài tục tĩu không phải là dấu chỉ của sự thánh thiện. “Hãy đẩy lui sầu não khỏi tâm hồn anh em” (Gv 11:10). Chúng ta nhận được rất nhiều từ Chúa “để vui hưởng” (1 Tim 6:17), cho nên đôi khi buồn rầu có liên hệ với sự vô ơn của chúng ta, vì chúng ta chỉ biết nghĩ đến mình nên không thể nhận ra hồng ân của Thiên Chúa [101].
127. Với tình yêu của một người Cha, Thiên Chúa mời gọi chúng ta: “Con ơi, hãy đối xử tốt với mình ... Đừng chối từ hưởng một ngày vui” (Hc 14: 11,14). Ngài muốn chúng ta tích cực, biết ơn và không quá phức tạp: “Trong ngày thịnh vượng, hãy vui vẻ ... Thiên Chúa đã tạo ra con người vốn ngay thẳng, nhưng họ đã toan tính nhiều điều” (Gv 7: 14,29). Trong mọi hoàn cảnh, phải giữ một tinh thần linh động và bắt chước Thánh Phaolô: “Tôi đã học cách hài lòng với những gì tôi có” (Ph 4:11). Đó là cách Thánh Phanxicô Assisi sống; ngài có thể tràn ngập lòng biết ơn trước một mẩu bánh mì cứng ngắc, hoặc hân hoan chúc tụng Thiên Chúa chỉ vì một ngọn gió nhẹ nhàng vuốt ve khuôn mặt ngài.
128. Tôi không nói về niềm vui tiêu thụ và cá nhân như đang hiện diện trong một số kinh nghiệm văn hoá ngày nay. Thực ra, chủ nghĩa tiêu thụ chẳng làm gì ngoài việc biến con tim thành nặng nề. Thỉnh thoảng nó có thể mang lại cho chúng ta những khoái lạc chóng qua, nhưng không phải là niềm vui. Ở đây, tôi nói đến niềm vui sống trong sự hiệp thông, là chia sẻ và tham gia, vì “cho đi thì có phúc hơn là nhận lại.” (Cv 20:35) và “Thiên Chúa yêu người vui vẻ cho đi” (2 Cor 9: 7). Tình yêu huynh đệ làm tăng khả năng vui mừng, vì nó làm cho chúng ta có khả năng vui vì lợi ích của người khác: “Hãy vui mừng với người vui mừng” (Rm 12: 15). “Chúng tôi vui mừng khi chúng tôi yếu đuối và anh em mạnh mẽ” (2 Cor 13:9). Mặt khác, nếu chúng ta “chỉ biết nghĩ đến các nhu cầu của mình, chúng ta tự kết án mình bằng một cuộc sống ít hạnh phúc” [102].
TÁO BẠO VÀ NHIỆT THÀNH
129. Sự thánh thiện đồng thời cũng là parrhesía (dũng cảm): đó là sự táo bạo, là một động lực thúc đẩy việc Phúc Âm hoá và để lại dấu ấn trên thế gian này. Để cho chúng ta có thể làm điều ấy, chính Chúa Giêsu đến gặp chúng ta và nói với chúng ta một lần nữa, cách bình thản nhưng chắc chắn, rằng: “Đừng sợ” (Mc 6:50). “Thầy ở với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:20). Những lời này cho phép chúng ta đi ra và phục vụ với cùng một lòng can trường mà Chúa Thánh Thần đã khuấy lên trong các Tông Đồ, thúc đẩy các ngài rao giảng Chúa Giêsu Kitô. Sự táo bạo, sự hăng say, nói năng tự do, nhiệt tình tông đồ, tất cả những điều này được bao gồm trong từ dũng cảm, một từ mà Thánh Kinh cũng dùng để mô tả sự tự do của một cuộc đời rộng mở cho Thiên Chúa và cho tha nhân (xem Cv 4:29, 9:28, 28:31; 2 Cr 3:12; Eph 3:12; Dt 3:6, 10:19).
130. Chân Phước Phaolô VI khi đề cập đến những trở ngại cho việc Phúc Âm hoá, đã nói về sự thiếu dũng cảm là điều “càng trầm trọng hơn bởi vì nó xuất phát từ bên trong” [103]. Chúng ta thường bị cám dỗ để luẩn quẩn gần bờ! Tuy nhiên, Chúa kêu gọi chúng ta đi ra chỗ nước sâu và thả lưới (xem Lc 5: 4). Người mời gọi chúng ta hiến thân phục vụ Người. Khi bám chặt vào Người, chúng ta được cảm hứng để đem tất cả các đặc sủng của mình ra phục vụ tha nhân. Nguyện xin cho chúng ta luôn cảm thấy được tình yêu của Người thúc đẩy (2 Cor 5:14) và cùng nói với Thánh Phaolô rằng: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cor 9:16).
131. Chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu. Lòng từ bi sâu thẳm của Người không phải là điều đặt trọng tâm vào mình, không phải là một từ bi làm cho tê liệt, sợ hãi hay xấu hổ như bao nhiêu lần xảy ra với chúng ta, mà hoàn toàn ngược lại. Đó là một lòng từ bi thúc đẩy Chúa ra khỏi chính mình với quyền năng để rao giảng và sai những người khác đi làm sứ vụ chữa lành và giải thoát. Chúng ta hãy nhìn nhận sự yếu đuối của mình, nhưng để cho Chúa Giêsu nắm lấy nó trong tay Người và sai chúng ta đi truyền giáo. Chúng ta yếu đuối, nhưng chúng ta vẫn mang một kho báu có thể biến chúng ta thành to lớn và làm cho những người đón nhận kho báu ấy trở nên tốt hơn và hạnh phúc hơn. Sự táo bạo và lòng can đảm tông đồ là một phần thiết yếu của việc truyền giáo.
132. Dũng cảm là dấu ấn của Chúa Thánh Thần; nó làm chứng cho tính xác thực của việc rao giảng của chúng ta. Đó là một đảm bảo vui mừng dẫn chúng ta đến vinh quang trong Tin Mừng mà chúng ta công bố. Đó là niềm tin không thể lay chuyển được vào Chứng Nhân trung tín, cho chúng ta sự chắc chắn rằng không gì có thể “tách rời chúng ta khỏi tình yêu của Thiên Chúa” (Rm 8:39).
133. Chúng ta cần sự thúc giục của Chúa Thánh Thần, để không bị tê liệt bởi sự sợ hãi và thận trọng quá mức, để không còn thói quen luẩn quẩn trong những ranh giới an toàn. Chúng ta hãy nhớ rằng những gì bị đóng kín sẽ có mùi ẩm ướt và làm cho chúng ta bị bệnh. Khi các Tông Đồ bị cám dỗ bởi sự sợ hãi và nguy hiểm, các ngài đã cùng nhau cầu nguyện để xin ơn dũng cảm: “Và giờ đây, lạy Chúa, xin để ý đến những lời ngăm đe của họ, và cho các tôi tớ Ngài đây được nói Lời Ngài với tất cả sự mạnh dạn” (Cv 4:29). Kết quả là, “khi các ngài cầu nguyện xong, thì nơi các ngài họp nhau rung chuyển; ai nấy đều được tràn đầy Thánh Thần và bắt đầu mạnh dạn nói lời Thiên Chúa” (Cv 4:31).
134. Như ngôn sứ Giôna, chúng ta luôn luôn bị cám dỗ chạy trốn đến một nơi ẩn náu an toàn, là nơi có thể có nhiều tên: chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa duy linh, khép mình trong vỏ sò, nghiện ngập, thích nghi, lập khuôn, giáo điều, sống trong quá khứ, bi quan, nấp dưới các luật lệ và quy tắc. Đôi khi chúng ta khó mà có thể ra ngoài những lãnh thổ mà chúng ta biết và biết rõ như trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, những khó khăn có thể như cơn bão, con cá voi, con sâu làm héo cây thầu dầu của ông Giona, hoặc cơn gió và mặt trời đốt cháy đầu của ông. Với chúng ta, cũng như với ông, chúng có thể được dùng để đưa chúng ta trở lại với Thiên Chúa nhân hiền, Đấng muốn dẫn chúng ta đi một cuộc hành trình liên tục và đổi mới .
135. Thiên Chúa luôn luôn là sự mới lạ. Ngài không ngừng thúc đẩy chúng ta lại ra đi và đổi chỗ để thoát ra ngoài những gì là quen thuộc, đến những vùng ngoại vi và biên giới. Ngài dẫn chúng ta đến nơi mà nhân loại bị tổn thương nhất, nơi mà con người dưới vẻ bề ngoài của một sự đồng nhất hời hợt, tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi về ý nghĩa cuộc đời. Thiên Chúa không sợ! Ngài không sợ! Ngài luôn ở trên các kế hoạch của chúng ta và không sợ vùng ngoại vi. Chính Ngài đã trở thành một ngoại vi (x. Ph 2:6-8, Ga 1:14). Vì vậy, nếu chúng ta dám đi đến vùng ngoại vi thì chúng ta sẽ tìm thấy Ngài ở đó; thực sự, Ngài đã có mặt ở đó rồi. Chúa Giêsu đã đi trước chúng ta trong trái tim của anh chị em chúng ta, trong xác thịt bị thương tích của họ, trong cuộc sống bị áp bức của họ, trong linh hồn bị làm thành đen tối của họ. Người đã ở đó rồi.
136. Đúng là chúng ta cần mở cửa con tim của mình cho Chúa Giêsu, bởi vỉ Người gõ cửa và gọi (xem Kh 3:20). Nhưng đôi khi tôi tự hỏi, bởi vì không khí ngột ngạt của việc chỉ quy về mình của chúng ta, có thể Chúa Giêsu đã ở trong chúng ta và gõ cửa để chúng ta mở cho Người thoát ra ngoài. Trong Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giêsu đã “đi qua các thành thị và làng mạc, rao giảng và công bố Tin Mừng về Nước Thiên Chúa” (Lc 8:1). Sau khi Phục Sinh, khi các môn đệ đi khắp mọi nơi, Chúa đã đồng hành với các ngài (xem Mc 16:20). Đây là điều xảy ra như là kết quả của cuộc gặp gỡ thực sự.
137. Thói quen thật là quyến rũ đối với chúng ta; nó cho chúng ta biết rằng không có lý do gì để cố gắng thay đổi sự việc, rằng chúng ta không thể làm gì được trước hoàn cảnh này, bởi vì đây là cách mà mọi sự vẫn luôn như thế và chúng ta phải tiếp tục làm như vậy. Nhờ thói quen chúng ta không còn phải đương đầu với sự dữ và “để mọi xảy ra như thường”, hoặc như người nào khác đã quyết định rằng chúng phải như thế. Tuy nhiên, chúng ta hãy để Chúa đến đánh thức chúng ta khỏi cơn mê của mình, để giải phóng chúng ta khỏi tính ù lỳ! Chúng ta hãy đương đầu với thói quen của mình; hãy mở mắt ra, mở tai ra, và trên hết mở lòng mình ra, để chúng ta có thể được kích động bởi những gì xảy ra chung quanh mình và bởi tiếng kêu gọi của Lời Hằng Sống và hiệu quả của Chúa Phục Sinh.
138. Điều này được bắt đầu bằng gương của nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân đã dấn thân để rao giảng và phục vụ tha nhân một cách trung thành, nhiều khi nguy hiểm đến tính mạng của họ và chắc chắn là phải trả giá bằng hy sinh sự thoải mái của mình. Chừng từ của họ nhắc nhở chúng ta rằng Hội Thánh không cần quá nhiều quan lại và công chức, nhưng cần các nhà truyền giáo được lòng nhiệt thành thông truyền sự sống thật ăn tươi nuốt sống. Các thánh làm chúng ta ngạc nhiên, lúng túng, bởi vì đời sống của các ngài mời gọi chúng ta ra khỏi tình trạng tầm thường bình thản và tê liệt của mình.
139. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn không ngần ngại khi Chúa Thánh Thần đòi hỏi chúng ta tiến lên một bước. Chúng ta hãy xin ơn can đảm tông đồ để chia sẻ Tin Mừng cho người khác và từ bỏ việc cố gằng biến đời sống Kitô hữu của mình thành một viện bảo tàng kỷ niệm. Trong mọi trường hợp, Chúa Thánh Thần có thể làm cho chúng ta chiêm ngắm lịch sử dưới ánh sáng của Chúa Giêsu Phục Sinh. Bằng cách này, Hội Thánh thay vì bị ứ đọng, sẽ luôn luôn đón nhận các sự ngạc nhiên của Chúa.
TRONG CỘNG ĐỒNG
140. Thật khó mà chống lại được khuynh hướng thiên về sự dữ cũng như những cạm bẫy và cám dỗ của ma quỷ và tính ích kỷ của thế gian nếu chúng ta sống quá cô lập. Cuộc tấn công dụ dỗ chúng ta đến nỗi, nếu quá cô đơn, chúng ta dễ mất ý thức về thực tại và sự sáng suốt bề trong, và chịu thua.
141. Việc thánh hoá là một hành trình trong cộng đồng, được thực thi từng cặp. Một số cộng đồng thánh phản ánh điều này. Trong vài trường hợp, Hội Thánh đã phong thánh cho toàn thể cộng đồng đã sống Tin Mừng một cách anh dũng hoặc dâng lên Thiên Chúa cuộc đời của tất cả các thành viên của họ. Thí dụ, hãy kể đến bảy vị thánh sáng lập của Dòng các Tôi Tớ Đức Mẹ, bảy nữ tu chân phước của Tu viện đầu tiên của dòng Thăm Viếng ở Madrid, các vị tử vì đạo Nhật Bản Thánh Phaolô Miki và đồng bạn, các vị tử vì đạo Hàn Quốc Thánh Anrê Taegon và đồng bạn, hoặc các vị tử vì đạo Nam Mỹ Thánh Roque González, Thánh Alonso Rodríguez và đồng bạn. Chúng ta cũng nên nhớ lại một chứng từ gần đây của các tu sĩ Xitô ở Tibhirine, Algeria, những vị đã chuẩn bị như một cộng đồng để chịu tử vì đạo. Trong nhiều cuộc hôn nhân thánh cũng vậy, mỗi vợ hay chồng trở thành một phương tiện mà Đức Kitô dùng để thánh hóa người kia. Sống hoặc làm việc cùng với người khác chắc chắn là một con đường phát triển tâm linh. Thánh Gioan Thánh Giá đã nói với một trong các môn đệ của ngài: “Con đang sống với người khác là để được đào luyện và thử thách” [104].
142. Cộng đồng được mời gọi để tạo ra một “không gian thần học trong đó người ta có thể cảm nghiệm sự hiện diện mầu nhiệm của Chúa Phục Sinh” [105]. Cùng nhau chia sẻ Lời Chúa và cử hành Thánh Lễ nuôi dưỡng tình huynh đệ và biến chúng ta thành một cộng đồng thánh và truyền giáo. Nó làm nảy sinh những kinh nghiệm huyền bí đích thực được sống trong cộng đồng. Đó là trường hợp của Thánh Bênêđictô và Scholastica, hoặc cuộc gặp gỡ tâm linh tuyệt vời mà Thánh Augustine và mẹ ngài, Thánh Monica, đã cùng sống. “Khi gần đến ngày mà mẹ con sẽ từ giã cõi đời này, một ngày mà chỉ mình Ngài biết chứ không phải chúng con, ngày ấy đã xảy ra, bởi việc làm của Ngài, con tin là theo cách sắp đặt huyền nhiệm của Ngài, khi mẹ con và con đứng một mình tựa vào cửa sổ nhìn ra một khu vườn [...] Chúng con tha thiết mở miệng tâm hồn chúng con ra cho những dòng nước siêu nhiên của nguồn suối của Ngài, nguồn suối sự sống trong Ngài [...] Và khi chúng con nói chuyện và khao khát sự khôn ngoan, chúng con chỉ thoáng nắm được một chút sự khôn ngoan ấy trong trí một cách hoàn toàn đột ngột [… ngõ hầu] sự sống đời đời [giống như] trong giây phút trực giác ấy làm cho chúng con luyến tiếc” [106].
143. Tuy nhiên, những kinh nghiệm như vậy không phải là điều thường gặp nhất mà cũng không phải là điều quan trọng nhất. Cuộc sống chung, dù là trong gia đình, giáo xứ, cộng đồng tôn giáo hay bất kỳ nơi nào khác, đều được tạo thành từ những điều nho nhỏ hàng ngày. Điều này đúng với cộng đoàn thánh được hình thành bởi Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, là cộng đồng đã phản ánh một cách gương mẫu vẻ đẹp của sự hiệp thông Ba Ngôi. Nó cũng đúng với cuộc sống mà Chúa Giêsu đã chia sẻ với các môn đệ và với những người bình thường.
144. Chúng ta hãy nhớ lại rằng Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ chú ý đến chi tiết.
Chi tiết nhỏ về việc hết rượu trong một bữa tiệc.
Chi tiết nhỏ về một con chiên lạc.
Chi tiết nhỏ về việc chú ý đến người goá phụ dâng cúng hai đồng xu nhỏ.
Chi tiết nhỏ về việc có dầu dự trữ cho đèn, trong trường hợp chàng rể đến chậm.
Chi tiết nhỏ về việc hỏi các môn đệ xem các ông có bao nhiêu ổ bánh.
Chi tiết nhỏ về việc đốt lửa và nướng cá khi Người chờ đợi các môn đệ lúc tinh sương.
145. Cộng đồng giữ gìn những chi tiết nhỏ về tình yêu [107], ở đó các thành viên chăm sóc cho nhau và tạo ra một không gian cởi mở và Phúc Âm hoá, là nơi Chúa Phục Sinh hiện diện, thánh hóa nó theo kế hoạch của Chúa Cha. Đôi khi, nhờ món quà yêu thương của Chúa, chúng ta được Thiên Chúa ban cho những kinh nghiệm an ủi giữa những chi tiết nho nhỏ này. “Một buổi tối mùa đông tôi đã làm việc phục vụ nhỏ của tôi như thường lệ [...] Đột nhiên, tôi nghe thấy ở xa những âm thanh hài hòa của một nhạc cụ. Sau đó tôi tưởng tượng ra một phòng khách sáng sủa, lóng lánh vàng, đầy những phụ nữ trẻ tuổi trang điểm thanh lịch đang trò chuyện với nhau và trao đổi những lời khen ngợi và những nhận xét khác thuộc về thế gian. Sau đó, ánh mắt của tôi nhìn đến một phụ nữ tàn tật nghèo mà tôi đang giúp đỡ. Thay vì những dòng nhạc xinh đẹp, tôi đôi khi chỉ nghe thấy những lời than van của bà ta [...] Tôi không thể diễn tả được điều gì đã xảy ra trong lòng tôi, điều tôi biết là Chúa đã soi sáng nó bằng những tia sáng chân lý vượt quá sự huy hoàng u ám của những lễ hội trần thế, mà tôi không thể tin được trong hạnh phúc của tôi” [108].
146. Trái ngược với chủ nghĩa tiêu thụ cá nhân đang càng ngày càng có khuynh hướng cô lập chúng ta trong một cuộc tìm kiếm hạnh phúc tách biệt khỏi tha nhân, con đường nên thánh của chúng ta không thể ngừng làm cho chúng ta đồng hoá với ước ao của Chúa Giêsu “xin cho tất cả được nên một, lạy Cha, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha” (Ga 17:21).
TRONG CẦU NGUYỆN LIÊN LỶ
147. Cuối cùng, mặc dù có vẻ như hiển nhiên, chúng ta phải nhớ rằng sự thánh thiện bao gồm việc thường xuyên mở lòng ra cho sự siêu việt, được thể hiện qua việc cầu nguyện và tôn thờ. Các thánh là những người có tinh thần cầu nguyện và nhu cầu hiệp thông với Thiên Chúa. Các ngài không thể chịu nổi việc bị ngột ngạt trong nội tại đóng kín của thế giới này, giữa những nỗ lực và cam kết của các ngài, các ngài khao khát Chúa, các ngài ra khỏi chính mình trong chúc tụng và chiêm ngắm Chúa. Tôi không tin có sự thánh thiện mà không có cầu nguyện, mặc dù lời cầu nguyện ấy không nhất thiết phải dài dòng hoặc liên quan đến những cảm xúc mãnh liệt.
148. Thánh Gioan Thánh Giá khuyên chúng ta: “Hãy cố gắng luôn ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa, dù là thật, hay tưởng tượng, hoặc hiệp nhiệm, theo mức độ mà công việc của con cho phép” [109]. Cuối cùng, lòng ao ước Thiên Chúa của chúng ta chắc chắn sẽ phải được tỏ lộ trong cuộc sống hàng ngày của mình: “Hãy cố gắng cầu nguyện liên lỷ, mà không bỏ nó giữa các công việc bề ngoài. Cho dù con ăn uống, nói chuyện với người khác, hoặc làm bất cứ việc gì, hãy luôn luôn ước ao Thiên Chúa và giữ Ngài trong tình quý mến của con tim” [110].
149. Tuy nhiên, để cho điều này có thể xảy ra, cần phải có một ít giây phút dành riêng cho Thiên Chúa, một mỉnh với Ngài. Đối với thánh Têrêxa thành Avila, cầu nguyện là “một tình bằng hữu mật thiết, và thường xuyên ở một mình đơn độc, với Đấng mà chúng ta biết rằng yêu thương chúng ta” [111]. Tôi phải nhấn mạnh rằng điều này đúng không chỉ cho một số ít người đặc quyền, mà còn cho tất cả chúng ta, vì “tất cả chúng ta đều cần sự im lặng đầy sự hiện diện của Đấng được tôn thờ” [112]. Lời cầu nguyện đầy tin tưởng là một đáp trả của một con tim mở ra để gặp Thiên Chúa mặt đối mặt, ở đó mọi tiếng nói đều im bặt để lắng nghe tiếng dịu dàng của Chúa vang lên giữa thinh lặng.
150. Trong sự thinh lặng ấy, chúng ta có thể phân biệt, dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần, con đường nên thánh mà Chúa đang mời gọi chúng ta. Nếu không, tất cả các quyết định của chúng ta chỉ là “các đồ trang trí” thay vì đề cao Tin Mừng trong đời sống chúng ta, sẽ che phủ hoặc làm ngạt thở nó. Đối với mỗi môn đệ, cần thiết phải ở với Thầy, để lắng nghe Người, và luôn luôn học từ Người. Nếu chúng ta không lắng nghe, tất cả những lời của chúng ta sẽ chỉ là những lời nhảm nhí vô dụng.
151. Chúng ta hãy nhớ rằng “chính việc chiêm ngắm dung nhan Chúa Giêsu, chịu chết và sống lại, phục hồi nhân tính của chúng ta, ngay cả khi nó đã bị đổ vỡ vì những khó nhọc của cuộc đời hoặc bị đánh dấu bởi tội lỗi. Chúng ta không được thuần hoá quyền năng của dung nhan Đức Kitô” [113]. Vì vậy, tôi xin hỏi anh chị em: Có những giây phút nào anh chị em đặt mình trước sự hiện diện của Chúa, hoặc anh chị em nghỉ ngơi với Người, và anh chị em để cho mình được Người nhìn ngắm không? Anh chị em có để lửa của Người đốt cháy lòng anh chị em không? Nếu anh chị em không để cho Người nhóm lửa tình yêu và sự dịu hiền của Người, anh chị em sẽ không có lửa. Và như thế làm sao anh chị em có thể đốt cháy trái tim của những người khác bằng việc làm nhân chứng và lời nói của anh mình? Nếu, trước dung nhan của Đức Kitô, anh chị em cảm thấy không thể để cho mình được chữa lành và biến đổi, thì hãy bước vào Thánh Tâm của Chúa, vào vết thương của Người, vì đó là toà của Lòng Thương Xót Chúa [114].
152. Tuy nhiên, tôi cầu xin để chúng ta không bao giờ coi sự im lặng trong cầu nguyện là một hình thức trốn chạy và chối bỏ thế giới chung quanh mình. “Người hành hương Nga”, người đã đi bộ trong cầu nguyện liên tục, nói rằng cầu nguyện như vậy đã không tách rời ông ấy khỏi những gì đã xảy ra chung quanh ông. “Mọi người đều tử tế với tôi; như thể tất cả mọi người đều yêu tôi ... Không những tôi đã chỉ cảm thấy [hạnh phúc và an ủi] trong linh hồn, mà toàn thể thế giới bên ngoài đối với tôi dường như cũng đầy quyến rũ và thích thú” [115].
153. Lịch sử cũng không biến mất. Cầu nguyện, chính vì được nuôi dưỡng bằng hồng ân của Thiên Chúa được đổ vào cuộc đời chúng ta, nên phải luôn đầy kỷ niệm. Kỷ niệm về các công trình của Thiên Chúa là nền tảng của kinh nghiệm giao ước giữa Thiên Chúa và dân Ngài. Thiên Chúa muốn đi vào lịch sử, và vì thế lời cầu nguyện của chúng ta được đan kết với những kỷ niệm. Không những chỉ nhớ về Lời được mạc khải của Ngài, mà còn về cuộc sống của chúng ta, cuộc sống của tha nhân, và tất cả những gì Chúa đã làm trong Hội Thánh của Người. Đó chính là trí nhớ biết ơn mà Thánh Ignatiô Loyola đã đề cập đến trong sách Chiêm niệm để đạt đến Tình yêu của ngài [116], khi ngài yêu cầu chúng ta phải lưu ý đến tất cả những ơn phúc mà chúng ta đã lãnh nhận từ Chúa. Hãy nhìn đến lịch sử của chính mình khi anh chị em cầu nguyện, và ở đó anh chị em sẽ tìm thấy nhiều thương xót. Đồng thời, điều này cũng giúp anh chị em ý thức nhiều hơn rằng Chúa luôn quan tâm đến mình; Người không bao giờ quên anh chị em. Vì vậy, thật là có lý khi xin Người soi sáng những chi tiết nhỏ nhất của đời mình, vì chúng không thoát khỏi [mắt] Người.
154. Khẩn nguyện là một cách diễn tả của một tâm hồn tin tưởng vào Thiên Chúa và ý thức rằng mình không thể làm được một việc gì. Cuộc sống của dân trung tín của Thiên Chúa được đánh dấu bằng lời khẩn cầu liên tục phát sinh từ tình yêu đầy đức tin và lòng tín thác sâu xa. Chúng ta đừng coi thường lời khẩn nguyện, là điều thường làm dịu lòng chúng ta và giúp chúng ta kiên trì trong hy vọng. Chuyển cầu có giá trị đặc biệt, vì là một hành động tín thác vào Thiên Chúa, đồng thời diễn tả tình yêu đối với người lân cận của mình. Có những người nghĩ, dựa trên linh đạo một chiều, rằng cầu nguyện phải là chiêm niệm thuần tuý về Thiên Chúa, không bị phân tâm, như thể tên tuổi và khuôn mặt của người khác, một cách nào đó, là một sự quấy rầy cần phải tránh. Nhưng thực ra, lời cầu nguyện của chúng ta sẽ càng vui lỏng Thiên Chúa hơn và hiệu quả hơn cho sự lớn lên của chúng ta trong sự thánh thiện nếu, qua chuyển cầu, chúng ta cố gắng thực hành điều răn kép mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta. Cầu nguyện chuyển cầu là một quyết tâm dấn thân huynh đệ cho tha nhân khi chúng ta có thể bao gồm cuộc sống của người khác, những lo âu sâu xa nhất của họ và những giấc mơ đẹp nhất của họ. Trong số những người quảng đại hiến đời mình để chuyển cầu cho tha nhân, chúng ta có thể mượn lời Thánh Kinh mà nói: “Đây là người yêu mến anh em mình và cầu nguyện nhiều cho dân” (2 Mac 15:14).
155. Nếu chúng ta thực sự nhận ra rằng Thiên Chúa hiện hữu, thì chúng ta không thể nào không thờ phượng Ngài, đôi khi trong sự im lặng đầy kính phục, hát mừng Ngài bằng những lời chúc tụng hân hoan. Như thế, chúng ta chia sẻ kinh nghiệm của Chân Phước Charles de Foucauld, người đã nói: “Từ khi tôi tin rằng có một Thiên Chúa, tôi hiểu rằng tôi không thể làm gì khác hơn là sống cho Ngài” [117]. Ngay cả trong đời sống của dân lữ hành, có nhiều cử chỉ giản dị của sự phụng thờ thuần khiết, như là “ánh mắt của một người hành hương nhìn chăm chú vào một hình ảnh biểu tượng cho sự dịu hiền và gần gũi của Thiên Chúa. Tình yêu dừng lại, chiêm niệm mầu nhiệm ấy, và thưởng thức nó trong thinh lặng” [118].
156. Việc đọc trong cầu nguyện Lời Chúa, “ngọt ngào hơn mật ong” (Tv 119:103), nhưng là một “thanh gươm hai lưỡi” (Dt 4:12), cho phép chúng ta tạm dừng lại và lắng nghe tiếng của Thầy để Lời Chúa trở nên ngọn đèn soi bước chúng ta và ánh sáng soi đường chúng ta (x. Tv 119:105). Như các giám mục Ấn Độ đã nhắc nhở, “Việc tôn kính Lời Chúa không chỉ đơn thuần là một trong nhiều việc sùng kính, một việc đẹp đẽ nhưng tuỳ nghi chọn lựa. Nó thuộc về con tim và chính căn tính của đời sống Kitô hữu. Lời Chúa có trong chính Miình quyền năng biến đổi đời sống” [119].
157. Việc gặp gỡ Chúa Giêsu trong Thánh Kinh dẫn chúng ta đến Bí Tích Thánh Thể, nơi mà cũng Lời ấy đạt được hiệu quả cao nhất, vì có sự hiện diện thật sự của Đấng là Lời Hằng Sống. Ở đó, Đấng Tuyệt Đối duy nhất nhận được sự thờ phượng vĩ đại nhất mà thế gian này có thể dâng lên Ngài, vì chính Đức Kitô là Đấng tự dâng hiến Mình. Khi chúng ta tiếp nhận Người trong việc Rước Lễ, chúng ta tái lập giao ước của mình với Người và để cho Người thực hiện nhiều hơn nữa công trình biến đổi của Người.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
(còn tiếp)
-------------------
[95] Có một số hình thức bắt nạt, trong khi có vẻ thanh nhã hay tôn trọng và thậm chí rất tâm linh, gây ra thiệt hại lớn cho sự tự trọng của người khác.
[96] Precautions, 13.
[97] Ibid., 13.
[98] X. Nhật Ký. Lòng Thương Xót trong Linh Hồn tôi, Stockbridge, 2000, t. 139 (300).
[99] TÔMA AQUINÔ, Tổng Lược Thần Học, I-II, q. 70, a. 3.
[100] Tông Huấn Evangelii Gaudium (24 tháng 11, 2013), 6: AAS 105 (2013), 1221.
[101] Tôi đề nghị cầu nguyện bằng kinh được gán cho Thánh Tôma More: “Lạy Chúa, xin ban cho con trí lĩnh hội, và cả điều để lĩnh hội. Xin cho con thân thể khỏe mạnh, và tính hài hước tốt đẹp cần thiết để giữ sức khỏe đó. Xin cho con một linh hồn đơn sơ biết quý tất cả những gì tốt đẹp, đừng dễ dàng sợ hãi trước mặt sự dữ, nhưng biết tìm cách đặt lại mọi chuyện vào đúng chỗ của nó. Xin cho con một linh hồn không buồn chán, không càu nhàu, thở dài hay than van, cũng không căng thẳng quá độ, vì những điều này ngăn cản một chuyện: Con chính là ‘Con’. Lạy Chúa, xin cho con một trí hài hước tốt đẹp. Xin cho con ơn có thể nói một câu đùa để tìm được chút vui vẻ trong đời, và có thể chia sẻ niềm vui đó với người khác”. (Bản dịch trích trong Conggiao.info).
[102] Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Amoris Laetitia (19 tháng 3, 2016), 110: AAS 108 (2016), 354.
[103] Tông Huấn Evangelii Nuntiandi (8 tháng 12, 1975), 80: AAS 68 (1976), 73. Điều đáng lưu ý là bản văn này của Chân Phước Phaolô VI iên kết chặt chẽ niềm vui với dũng cảm (parrhesía). Trong khi than phiền về sự “thiếu niềm vui và hy vọng” như một trở ngại cho viẽc Phúc Âm hoá, ngài đề cao “niềm vui thú vị và an ủi của việc Phúc Âm hoá”, được nối kết với “sự hăng say nội tâm mà không ai hay không gì có thể dập tắt được”. Điều này đảm bảo rằng thế gian không nhận được Tin Mừng từ “những người rao giảng Tin Mừng buồn nản [và] thất vọng”. Trong Năm Thánh 1975, Đức Phaolô đã dành Tông Huấn Gaudete in Domino của ngài cho niềm vui (9 tháng 5, 1975): AAS 67 (1975), 289-322.
[104] Những Đề Phòng - Precautions, 15.
[105] GIOAN PHAOLÔ II, Tông Huấn Vita Consecrata (25 tháng 3, 1996), 42: AAS 88 (1996), 416.
[106] Tự Thú, IX, 10, 23-25: PL 32, 773-775.
[107] Tôi đặc biệt nghĩ đến ba từ “làm ơn”, “cám ơn”, và “xin lỗi”. “Những lời đúng nói đúng lúc, hằng ngày bảo vệ và nuôi nấng tình yêu”: Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Amoris Laetitia (19 tháng 3, 2016), 133: AAS 108 (2016), 363.
[108] TÊREXA HÀI ĐỒNG GIÊSU, Thảo Bản C, 29 v-30r.
[109] Các mức độ Hoàn Thiện, 2.
[110] ID., Các Lời Khuyên một Tu Sĩ làm sao để Đạt Đến Hoàn Thiện, 9.
[111] Tự Thuật, 8, 5.
[112] GIOAN PHAOLÔ II, Tông Thư Orientale Lumen (2 tháng 5, 1995), 16: AAS 87 (1995), 762.
[113] Gặp Gỡ các Tham Dự Viên Đại Hội Giáo Hội Ý Đại Lợi Lần Thứ Năm, Florence, (10 tháng 11, 2015): AAS 107 (2015), 1284.
[114] X. BERNARĐÔ CLAIRVAUX, Các bài gảing về sách Nhã Ca (Canticum Canticorum), 61, 3-5: PL 183:1071-1073.
[115] Con Đường của một Lữ Kách - The Way of a Pilgrim, New York, 1965, tt. 17, 105-106.
[116] X. Linh Thao - Spiritual Exercises, 230-237.
[117] Thư gửi Henry de Castries, 14 Tháng 8, 1901.
[118] ĐẠI HỘI THƯỜNG KỲ CÁC GIÁM MỤC CHÂU MỸ LATINH VÀ CARIBBÊ, Tài liệu Aparecida (29 tháng 6, 2007), 259.
[119] HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Công Giáo ẤN ĐỘ, Tuyên Ngôn Kết Thúc Đại Hội Thường Kỳ lần Thứ Hai Mươi Mốt, 18 tháng 2, 2009, 3.2.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét