Sứ Điệp Đức Thánh Cha gửi Hội Nghị
về chuyển nhượng các nơi thờ phượng và quản lý tài sản văn hóa
Vũ Văn An
01/Dec/2018
Theo tin của Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, tại Đại Học
Gregorian ở Rôma đã diễn ra một hội nghị quốc tế với tên khá dài “Thiên Chúa
Không Còn Cư Ngụ Tại Đây? Sự Chuyển Nhượng Các Nơi Thờ Phượng và Việc Quản Lý Tổng
Thể Tài Sản Văn Hóa Của Giáo Hội” trong 2 ngày 29 và 30 tháng 11 năm
2018.
Trong năm châu Âu về Di sản Văn hóa 2018, Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa (Phân Bộ Di sản Văn hóa), Hội Đồng Giám Mục Ý – Cơ Quan Ufficio Nazionale per i beni culturali ecclesiastici e l’edilizia di cultovà Giáo hoàng Đại học Gregorian –Phân Khoa Storia e Beni Culturali della Chiesa - Dipartimento dei Beni Culturali della Chiesa đã tổ chức một hội nghị quốc tế trong hai ngày.
Ngày đầu tiên được dành cho các vấn đề nghiêm trọng và cấp bách của việc chuyển nhượng các nhà thờ và sử dụng mới về chúng.
Vào ngày thứ hai, Hội Nghị lưu tâm đến việc quản lý và cổ vũ di sản văn hóa của giáo hội như một hoạt động mục vụ giáo phận.
Trong khi các buổi sáng của hội nghị được dành cho mọi người, thì các buổi chiều đã được dành riêng để trao đổi giữa các đại biểu của các Hội Hội Đồng Giám Mục Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương về các vấn đề quan tâm chung. Các nước này đang phải đối đầu với các điều kiện xã hội tương tự và chia sẻ các vấn đề tương tự như nhau trong việc quản lý di sản văn hóa.
Trong năm châu Âu về Di sản Văn hóa 2018, Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa (Phân Bộ Di sản Văn hóa), Hội Đồng Giám Mục Ý – Cơ Quan Ufficio Nazionale per i beni culturali ecclesiastici e l’edilizia di cultovà Giáo hoàng Đại học Gregorian –Phân Khoa Storia e Beni Culturali della Chiesa - Dipartimento dei Beni Culturali della Chiesa đã tổ chức một hội nghị quốc tế trong hai ngày.
Ngày đầu tiên được dành cho các vấn đề nghiêm trọng và cấp bách của việc chuyển nhượng các nhà thờ và sử dụng mới về chúng.
Vào ngày thứ hai, Hội Nghị lưu tâm đến việc quản lý và cổ vũ di sản văn hóa của giáo hội như một hoạt động mục vụ giáo phận.
Trong khi các buổi sáng của hội nghị được dành cho mọi người, thì các buổi chiều đã được dành riêng để trao đổi giữa các đại biểu của các Hội Hội Đồng Giám Mục Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương về các vấn đề quan tâm chung. Các nước này đang phải đối đầu với các điều kiện xã hội tương tự và chia sẻ các vấn đề tương tự như nhau trong việc quản lý di sản văn hóa.
Nhân dịp này, Đức Thánh Cha đã gửi tới Hội Nghị một thông
điệp như sau:
Gửi Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa.
Tôi thân ái chào mừng các tham dự viên hội nghị, do Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa tổ chức với sự phối hợp cjủa Hội Đồng Giám Mục Ý và Đại học Giáo hoàng Gregorian, về việc chuyển nhượng các nhà thờ và việc giáo hội tái sử dụng chúng và về việc quản lý các tài sản văn hóa có tính tổng thể trong mục vụ thông thường, và tôi bày tỏ lòng biết ơn của tôi với các diễn giả và người tổ chức danh tiếng của sáng kiến này.
Thánh Phaolô VI, vị mục tử rất mẫn cảm với các giá trị văn hóa, khi nói chuyện với các tham dự viên một hội nghị của các nhà văn khố giáo hội, đã nói rằng chăm sóc các tài liệu cũng tương đương với việc thờ phượng Chúa Kitô, làm cho Giáo Hội có ý nghĩa, bằng các trình thuật về chính mình và cho những người sắp tìm hiểu câu chuyện "Chúa sống" trong thế giới (xem Bài diễn văn với các nhà văn khố Giáo hội, ngày 26 tháng 9 năm 1963: Giáo Huấn, I [1963], 615). Ngôn từ chính xác này có thể mở rộng một cách tự nhiên ra tất cả các tài sản văn hóa của Giáo Hội.
Ngoài ra, thánh Gioan Phaolô II, vị đã đặc biệt chú ý đến sự liên quan mục vụ của nghệ thuật và văn hóa, từng nói: "Trong việc đưa ra các dự án mục vụ của họ, các Giáo hội đặc thù phải sử dụng đúng đắn các tài sản văn hóa của họ. Thực vậy, họ có khả năng độc đáo giúp người ta nhận thức rõ hơn các giá trị tinh thần và, nhờ chứng kiến, theo các cách khác nhau, sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử của con người và trong đời sống của Giáo Hội, có thể chuẩn bị trái tim để đón nhận sự mới lạ của Tin Mừng» (Diễn Văn cho Hội Nghị Toàn thể của Ủy ban Giáo hoàng về Di sản Văn hóa của Giáo hội, ngày 31 tháng 3 năm 2000: Giáo Huấn XXIII [2000], 505).
Bản thân tôi đã cố gắng dành một biểu thức xã hội rõ rệt hơn cho khoa thẩm mỹ thần học, chẳng hạn bằng cách khẳng định, trong thông điệp Laudato si', rằng «chú ý đến vẻ đẹp và yêu mến vẻ đẹp này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi chủ nghĩa thực dụng» (số 215 ); cũng như bắng cách nhắc nhớ, trong bài phát biểu trước các Viện Giáo Hoàng hàn lâm, tầm quan trọng trong công trình của các kiến trúc sư và nghệ sĩ trong việc tái tạo phẩm chất và tái sinh các vùng ngoại vi đô thị và nói chung, trong việc tạo ra các bối cảnh đô thị nhằm bảo vệ phẩm giá của con người (Xem Thông Điệp gửi các tham dự viên trong phiên công khai XXI của các Giáo hoàng hàn lâm viện, ngày 6 tháng 12 năm 2016).
Do đó, theo tư tưởng của Huấn Quyền Giáo hội, chúng ta gần như có thể khai triển chi tiết một ngôn từ thần học về các của cải văn hóa, bằng cách coi chúng chiếm giữ một vị trí trong phụng vụ thánh, trong việc truyền bá tin mừng và trong việc thực hành bác ái. Thực thế, trước nhất, chúng là một phần trong số những "đồ vật" (res) hiện là (hoặc đã từng là) các dụng cụ thờ phượng, "những dấu chỉ thánh thiêng" theo cách nói của nhà thần học Romano Guardini (Tinh thần Phụng vụ, I Santi Segni, Brescia 1930, 113-204), "res ad sacrum cultum pertinent", theo định nghĩa của Hiến Chế Sacrosanctum Concilium (số 122). Trong môi trường xung quanh và các đối tượng dành cho việc thờ phượng, cảm thức chung của các tín hữu nhận ra sự vĩnh cửu của một dấu chân định mệnh không biến mất ngay cả sau khi định mệnh của họ đã không còn.
Ngoài ra, các của cải văn hóa của giáo hội là nhân chứng đức tin của cộng đồng từng tạo ra chúng trong suốt nhiều thế kỷ, và vì lý do này, tự chúng là các công cụ truyền giảng tin mừng cộng với các công cụ thông thường của việc công bố, rao giảng và giáo lý. Nhưng sự hùng hồn độc đáo này của ngài có thể được duy trì ngay cả khi chúng không còn được sử dụng trong sinh hoạt bình thường của dân Thiên Chúa, đặc biệt là thông qua một cuộc triển lãm bảo tàng đầy đủ mà không coi chúng chỉ là tài liệu về lịch sử nghệ thuật, nhưng trả lại cho chúng một cuộc sống gần như mới để chúng có thể tiếp tục thực thi một sứ mệnh giáo hội.
Cuối cùng, các tài sản văn hóa được sử dụng cho các hoạt động bác ái của cộng đồng giáo hội. Điều này thấy rõ, chẳng hạn, trong trình thuật cuộc Khổ Nạn của vị tử đạo Rôma là Thánh Lôrensô, trong đó, người ta kể lại rằng "khi nhận được lệnh trao nộp các kho tàng của Giáo Hội, ngài đã đùa cợt trình bầy với bạo chúa các người nghèo, những người đã được ăn và mặc bằng các của cải đã được hiến tặng dưới hình thức bố thí» (Martyrologium Romanum, editio altera, Typis Vaticanis 2004, 444) Và ngành ảnh tượng thánh thường giải thích truyền thống này bằng cách trình bầy Thánh Lôrensô trong các hành vi bán các đồ vật thờ phượng quý giá và phân phối tiền bán được cho người nghèo. Điều này cấu thành một giáo huấn liên tục của giáo hội, một giáo huấn, dù khắc ghi nhiệm vụ bảo vệ và bảo tồn các của cải của Giáo hội, và đặc biệt là các của cải văn hóa, tuyên bố rằng chúng không có giá trị tuyệt đối, nhưng trong trường hợp cần thiết, chúng phải phục vụ sự thiện tốt hơn của con người và đặc biệt là phục vụ người nghèo.
Như thế, Hội nghị của ngài được cử hành rất thích hợp trong những ngày này. Việc hiểu ra rằng nhiều nhà thờ, cần thiết cho đến vài năm trước đây, bây giờ không còn cần thiết nữa, do thiếu tín hữu và giáo sĩ, hay do sự phân bố dân số khác đi nơi các thành phố và vùng nông thôn, nên được Giáo Hội nhìn một cách không lo ngại, nhưng như một dấu chỉ thời đại mời gọi chúng ta suy nghĩ và buộc chúng ta phải thích nghi. Đây là điều mà Tông Huấn Evangelii Gaudium phần nào đã quả quyết khi, tuy vẫn coi thời gian ưu việt hơn không gian, đã tuyên bố rằng "thời gian cai trị không gian, chiếu sáng nó và biến nó thành các mắt xích trong một chuỗi dây chuyền không ngừng phát triển, không có đường trở lui» 223).
Sự suy tư trên, được khởi xướng từ lâu ở bình diện kỹ thuật trong lĩnh vực học thuật và chuyên nghiệp, đã được một số hội đồng giám mục đề cập đến. Sự đóng góp của hội nghị này chắc chắn làm cho mọi người ý thức được phạm vi của vấn đề, mà cả chia sẻ kinh nghiệm hợp nhân đức, nhờ sự hiện diện của các đại biểu của các Hội Đồng Giám Mục Châu Âu và một số nước Bắc Mỹ và Châu Đại Dương.
Hội Nghị chắc chắn sẽ đưa ra các đề nghị và chỉ ra các đường hướng hành động, nhưng các quyết định cụ thể và cuối cùng sẽ là của các giám mục. Tôi mạnh mẽ đề nghị rằng mỗi quyết định phải là kết quả của một sự suy nghĩ có tính hợp xướng được thực thi trong cộng đồng Kitô hữu và trong đối thoại với cộng đồng dân sự. Việc chuyển nhượng không phải là giải pháp đầu tiên và duy nhất ta nghĩ đến, và cũng không bao giờ nên được thi hành khiến gây tai tiếng nơi các tín hữu. Nếu cần, nên bao gồm nó một cách kịp thời trong việc lập chương trình mục vụ thông thường, được chuẩn bị bằng các buổi thông tin đầy đủ và được sự chia sẻ của càng nhiều người càng tốt.
Trong sách Maccabees 1, chúng ta đọc rằng, một khi Giê-ru-sa-lem đã được giải phóng và đền thờ từng bị các dân ngoại giáo phạm thánh đã được tái thiết, những nhà giải phóng, có nhiệm vụ quyết định số phận các viên đá của bàn thờ cũ đã bị phá hủy, thích đặt chúng ở một nơi "cho đến khi một vị tiên tri cho họ biết phải hành động ra sao" (4: 46). Ngoài ra, việc xây dựng một nhà thờ hoặc điểm đến mới của nó không phải là những hoạt động có thể được hành xử chỉ bằng quan điểm kinh tế hay kỹ thuật, nhưng phải được đánh giá phù hợp với tinh thần tiên tri: thực thế, chứng từ đức tin của Giáo Hội được chuyển tải qua chúng; vì Giáo Hội là người tiếp nhận và đánh giá sự hiện diện của Chúa trong lịch sử.
Thưa hiền huynh, trong khi chúc Hội Nghị đạt được các thành quả tốt nhất, tôi xin thân ái ban phép lành Tòa Thánh của tôi trên ngài, trên các cộng tác viên, trên các diễn giả và mọi người tham dự.
Từ Điện Vatican, ngày 29 tháng 11 năm 2018.
Francisco
Gửi Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa.
Tôi thân ái chào mừng các tham dự viên hội nghị, do Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa tổ chức với sự phối hợp cjủa Hội Đồng Giám Mục Ý và Đại học Giáo hoàng Gregorian, về việc chuyển nhượng các nhà thờ và việc giáo hội tái sử dụng chúng và về việc quản lý các tài sản văn hóa có tính tổng thể trong mục vụ thông thường, và tôi bày tỏ lòng biết ơn của tôi với các diễn giả và người tổ chức danh tiếng của sáng kiến này.
Thánh Phaolô VI, vị mục tử rất mẫn cảm với các giá trị văn hóa, khi nói chuyện với các tham dự viên một hội nghị của các nhà văn khố giáo hội, đã nói rằng chăm sóc các tài liệu cũng tương đương với việc thờ phượng Chúa Kitô, làm cho Giáo Hội có ý nghĩa, bằng các trình thuật về chính mình và cho những người sắp tìm hiểu câu chuyện "Chúa sống" trong thế giới (xem Bài diễn văn với các nhà văn khố Giáo hội, ngày 26 tháng 9 năm 1963: Giáo Huấn, I [1963], 615). Ngôn từ chính xác này có thể mở rộng một cách tự nhiên ra tất cả các tài sản văn hóa của Giáo Hội.
Ngoài ra, thánh Gioan Phaolô II, vị đã đặc biệt chú ý đến sự liên quan mục vụ của nghệ thuật và văn hóa, từng nói: "Trong việc đưa ra các dự án mục vụ của họ, các Giáo hội đặc thù phải sử dụng đúng đắn các tài sản văn hóa của họ. Thực vậy, họ có khả năng độc đáo giúp người ta nhận thức rõ hơn các giá trị tinh thần và, nhờ chứng kiến, theo các cách khác nhau, sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử của con người và trong đời sống của Giáo Hội, có thể chuẩn bị trái tim để đón nhận sự mới lạ của Tin Mừng» (Diễn Văn cho Hội Nghị Toàn thể của Ủy ban Giáo hoàng về Di sản Văn hóa của Giáo hội, ngày 31 tháng 3 năm 2000: Giáo Huấn XXIII [2000], 505).
Bản thân tôi đã cố gắng dành một biểu thức xã hội rõ rệt hơn cho khoa thẩm mỹ thần học, chẳng hạn bằng cách khẳng định, trong thông điệp Laudato si', rằng «chú ý đến vẻ đẹp và yêu mến vẻ đẹp này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi chủ nghĩa thực dụng» (số 215 ); cũng như bắng cách nhắc nhớ, trong bài phát biểu trước các Viện Giáo Hoàng hàn lâm, tầm quan trọng trong công trình của các kiến trúc sư và nghệ sĩ trong việc tái tạo phẩm chất và tái sinh các vùng ngoại vi đô thị và nói chung, trong việc tạo ra các bối cảnh đô thị nhằm bảo vệ phẩm giá của con người (Xem Thông Điệp gửi các tham dự viên trong phiên công khai XXI của các Giáo hoàng hàn lâm viện, ngày 6 tháng 12 năm 2016).
Do đó, theo tư tưởng của Huấn Quyền Giáo hội, chúng ta gần như có thể khai triển chi tiết một ngôn từ thần học về các của cải văn hóa, bằng cách coi chúng chiếm giữ một vị trí trong phụng vụ thánh, trong việc truyền bá tin mừng và trong việc thực hành bác ái. Thực thế, trước nhất, chúng là một phần trong số những "đồ vật" (res) hiện là (hoặc đã từng là) các dụng cụ thờ phượng, "những dấu chỉ thánh thiêng" theo cách nói của nhà thần học Romano Guardini (Tinh thần Phụng vụ, I Santi Segni, Brescia 1930, 113-204), "res ad sacrum cultum pertinent", theo định nghĩa của Hiến Chế Sacrosanctum Concilium (số 122). Trong môi trường xung quanh và các đối tượng dành cho việc thờ phượng, cảm thức chung của các tín hữu nhận ra sự vĩnh cửu của một dấu chân định mệnh không biến mất ngay cả sau khi định mệnh của họ đã không còn.
Ngoài ra, các của cải văn hóa của giáo hội là nhân chứng đức tin của cộng đồng từng tạo ra chúng trong suốt nhiều thế kỷ, và vì lý do này, tự chúng là các công cụ truyền giảng tin mừng cộng với các công cụ thông thường của việc công bố, rao giảng và giáo lý. Nhưng sự hùng hồn độc đáo này của ngài có thể được duy trì ngay cả khi chúng không còn được sử dụng trong sinh hoạt bình thường của dân Thiên Chúa, đặc biệt là thông qua một cuộc triển lãm bảo tàng đầy đủ mà không coi chúng chỉ là tài liệu về lịch sử nghệ thuật, nhưng trả lại cho chúng một cuộc sống gần như mới để chúng có thể tiếp tục thực thi một sứ mệnh giáo hội.
Cuối cùng, các tài sản văn hóa được sử dụng cho các hoạt động bác ái của cộng đồng giáo hội. Điều này thấy rõ, chẳng hạn, trong trình thuật cuộc Khổ Nạn của vị tử đạo Rôma là Thánh Lôrensô, trong đó, người ta kể lại rằng "khi nhận được lệnh trao nộp các kho tàng của Giáo Hội, ngài đã đùa cợt trình bầy với bạo chúa các người nghèo, những người đã được ăn và mặc bằng các của cải đã được hiến tặng dưới hình thức bố thí» (Martyrologium Romanum, editio altera, Typis Vaticanis 2004, 444) Và ngành ảnh tượng thánh thường giải thích truyền thống này bằng cách trình bầy Thánh Lôrensô trong các hành vi bán các đồ vật thờ phượng quý giá và phân phối tiền bán được cho người nghèo. Điều này cấu thành một giáo huấn liên tục của giáo hội, một giáo huấn, dù khắc ghi nhiệm vụ bảo vệ và bảo tồn các của cải của Giáo hội, và đặc biệt là các của cải văn hóa, tuyên bố rằng chúng không có giá trị tuyệt đối, nhưng trong trường hợp cần thiết, chúng phải phục vụ sự thiện tốt hơn của con người và đặc biệt là phục vụ người nghèo.
Như thế, Hội nghị của ngài được cử hành rất thích hợp trong những ngày này. Việc hiểu ra rằng nhiều nhà thờ, cần thiết cho đến vài năm trước đây, bây giờ không còn cần thiết nữa, do thiếu tín hữu và giáo sĩ, hay do sự phân bố dân số khác đi nơi các thành phố và vùng nông thôn, nên được Giáo Hội nhìn một cách không lo ngại, nhưng như một dấu chỉ thời đại mời gọi chúng ta suy nghĩ và buộc chúng ta phải thích nghi. Đây là điều mà Tông Huấn Evangelii Gaudium phần nào đã quả quyết khi, tuy vẫn coi thời gian ưu việt hơn không gian, đã tuyên bố rằng "thời gian cai trị không gian, chiếu sáng nó và biến nó thành các mắt xích trong một chuỗi dây chuyền không ngừng phát triển, không có đường trở lui» 223).
Sự suy tư trên, được khởi xướng từ lâu ở bình diện kỹ thuật trong lĩnh vực học thuật và chuyên nghiệp, đã được một số hội đồng giám mục đề cập đến. Sự đóng góp của hội nghị này chắc chắn làm cho mọi người ý thức được phạm vi của vấn đề, mà cả chia sẻ kinh nghiệm hợp nhân đức, nhờ sự hiện diện của các đại biểu của các Hội Đồng Giám Mục Châu Âu và một số nước Bắc Mỹ và Châu Đại Dương.
Hội Nghị chắc chắn sẽ đưa ra các đề nghị và chỉ ra các đường hướng hành động, nhưng các quyết định cụ thể và cuối cùng sẽ là của các giám mục. Tôi mạnh mẽ đề nghị rằng mỗi quyết định phải là kết quả của một sự suy nghĩ có tính hợp xướng được thực thi trong cộng đồng Kitô hữu và trong đối thoại với cộng đồng dân sự. Việc chuyển nhượng không phải là giải pháp đầu tiên và duy nhất ta nghĩ đến, và cũng không bao giờ nên được thi hành khiến gây tai tiếng nơi các tín hữu. Nếu cần, nên bao gồm nó một cách kịp thời trong việc lập chương trình mục vụ thông thường, được chuẩn bị bằng các buổi thông tin đầy đủ và được sự chia sẻ của càng nhiều người càng tốt.
Trong sách Maccabees 1, chúng ta đọc rằng, một khi Giê-ru-sa-lem đã được giải phóng và đền thờ từng bị các dân ngoại giáo phạm thánh đã được tái thiết, những nhà giải phóng, có nhiệm vụ quyết định số phận các viên đá của bàn thờ cũ đã bị phá hủy, thích đặt chúng ở một nơi "cho đến khi một vị tiên tri cho họ biết phải hành động ra sao" (4: 46). Ngoài ra, việc xây dựng một nhà thờ hoặc điểm đến mới của nó không phải là những hoạt động có thể được hành xử chỉ bằng quan điểm kinh tế hay kỹ thuật, nhưng phải được đánh giá phù hợp với tinh thần tiên tri: thực thế, chứng từ đức tin của Giáo Hội được chuyển tải qua chúng; vì Giáo Hội là người tiếp nhận và đánh giá sự hiện diện của Chúa trong lịch sử.
Thưa hiền huynh, trong khi chúc Hội Nghị đạt được các thành quả tốt nhất, tôi xin thân ái ban phép lành Tòa Thánh của tôi trên ngài, trên các cộng tác viên, trên các diễn giả và mọi người tham dự.
Từ Điện Vatican, ngày 29 tháng 11 năm 2018.
Francisco
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét