29/03/2019
Thứ sáu tuần 3 Mùa Chay
BÀI ĐỌC I: Hs 14, 2-10
“Chúng tôi sẽ không còn nói rằng:
Thần minh chúng tôi là sản phẩm do tay chúng tôi làm ra”.
Trích sách Tiên tri
Hôsê.
Đây Chúa phán: Hỡi
Israel, hãy trở về với Chúa là Thiên Chúa ngươi, vì ngươi đã gục ngã trong đường
tội ác. Các ngươi hãy mang lấy lời Chúa và trở về với Chúa; các ngươi hãy thưa
rằng: “Xin hãy xoá bỏ mọi tội ác, và nhận điều lành. Chúng tôi dâng lên Chúa của
lễ ca tụng. Asurô sẽ không giải thoát chúng tôi, chúng tôi sẽ không cỡi ngựa và
sẽ không còn nói rằng: Thần minh chúng tôi là sản phẩm do tay chúng tôi làm ra,
vì nơi Chúa, kẻ mồ côi tìm được sự thương xót”.
Ta sẽ chữa sự bất
trung của họ và hết lòng yêu thương họ, vì Ta đã nguôi giận họ. Ta sẽ như sương
sa, Israel sẽ mọc lên như bông huệ và đâm rễ như chân núi Liban. Các nhánh của
nó sẽ sum sê, vẻ xinh tươi của nó như cây ô-liu và hương thơm của nó như hương
thơm núi Liban. Thiên hạ sẽ đến ngồi núp dưới bóng mát của nó, họ sống bằng lúa
mì và lớn lên như cây nho. Nó sẽ được lừng danh như rượu Liban.
Hỡi Ephraim, tượng thần
giúp ích gì cho ngươi không? Chính Ta sẽ nhậm lời và săn sóc ngươi, cho ngươi mọc
lên như cây hương nam xinh tươi. Nhờ Ta, ngươi sẽ sinh hoa kết quả.
Ai là người khôn ngoan
hiểu được các việc này, ai là người sáng suốt biết được các việc đó? Vì chưng
đường lối của Chúa là đường ngay thẳng và những người công chính sẽ đi trên đó,
còn các người gian ác sẽ gục ngã trên đó”. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 80, 6c-8a.
8bc-9. 10-11ab. 14 và 17
Đáp: Ta là Chúa, là
Thiên Chúa của ngươi, hãy nghe Ta răn bảo (x. c. 11 và 9a).
Xướng:
1) Tôi đã nghe lời nói
mới lạ rằng: Ta đã cứu vai ngươi khỏi mang gánh nặng, tay ngươi không còn phải
mang thúng mủng. Trong cảnh gian truân ngươi cầu cứu, và Ta giải thoát ngươi. –
Đáp.
2) Ta đáp lời ngươi từ
trong áng mây vang ran sấm sét, Ta thử thách ngươi gần suối nước Mêriba. Hỡi
dân tộc Ta, hãy nghe Ta răn bảo, Israel, ước chi ngươi biết nghe lời Ta! – Đáp.
3) Ở nơi ngươi đừng có
một chúa tể nào khác cả, ngươi cũng đừng thờ tự một chúa tể ngoại lai: vì Ta là
Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, Ta đã đưa ngươi ra khỏi Ai-cập. – Đáp.
4) Phải chi dân của Ta
biết nghe lời Ta, Israel biết theo đường lối Ta mà ăn ở: Ta sẽ lấy tinh hoa lúa
mì nuôi dưỡng chúng, và cho chúng ăn no mật từ hốc đá chảy ra. – Đáp.
CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC
ÂM:
Phúc cho những ai
thành tâm thiện chí giữ lấy lời Chúa, và nhẫn nại sinh hoa kết quả.
PHÚC ÂM: Mc 12, 28b-34
“Thiên Chúa của ngươi là Thiên
Chúa duy nhất, và ngươi hãy kính mến Người”.
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo thánh Marcô.
Khi ấy, có người trong
nhóm Luật sĩ tiến đến Chúa Giêsu và hỏi Người rằng: “Trong các giới răn, điều
nào trọng nhất?”
Chúa Giêsu đáp: “Giới
răn trọng nhất chính là: ‘Hỡi Israel, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta,
là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn,
hết trí khôn và hết sức ngươi’. Còn đây là giới răn thứ hai: ‘Ngươi hãy yêu mến
tha nhân như chính mình ngươi’. Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn
đó”. Luật sĩ thưa Ngài: “Thưa Thầy, đúng lắm! Thầy dạy phải lẽ khi nói Thiên
Chúa là Chúa duy nhất và ngoài Người, chẳng có Chúa nào khác nữa. Mến Chúa hết
lòng, hết trí khôn, hết sức mình, và yêu tha nhân như chính mình thì hơn mọi lễ
vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh”. Thấy người ấy tỏ ý kiến khôn ngoan, Chúa
Giêsu bảo: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu”. Và không ai dám hỏi
Người thêm điều gì nữa. Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM : Giới Răn Trọng
Nhất
Sau thế chiến thứ
nhất 1914-1918 và thế chiến thứ hai 1939-1945, nhân loại đã rất lo sợ chiến
tranh, và mong ước có một thế giới hoà bình, yêu thương. Người ta đã lập ra những
hội khác nhau, như Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, để kiểm soát và ngăn ngừa thế
chiến thứ ba, vì nếu thế chiến thứ ba xảy ra, thì với những vũ khí tối tân, qui
mô chắc chắn nhân loại sẽ bị huỷ diệt. Người ta kêu gọi hoà bình khắp nơi trên
thế giới. Tôn giáo cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong việc xây dựng hoà
bình.
Trong Tin mừng hôm
nay, một luật sĩ đã hỏi Chúa Giêsu trong các giới răn, điều nào trọng hơn cả.
Chúa Giêsu đã trả lời: “Giới răn trọng nhất là ngươi hãy yêu mến Chúa hết linh
hồn, hết sức lực, hết trí khôn”. Thiên Chúa là Đấng duy nhất làm chúa tể vũ trụ,
cho nên không được tôn thờ một Chúa nào khác. Ngài là Chúa hay ghen, nghĩa là
không chấp nhận chia sẻ tình cảm cho bất cứ một ai khác. “Không ai có thể làm
tôi hai chủ, vì họ sẽ yêu chủ này mà ghét chủ kia” và ngược lại. Ngài đòi hỏi một
sự trung thành trong tình yêu đối với Ngài.
Giới răn thứ hai, đó
là “ngươi hãy yêu thương tha nhân như chính mình ngươi”. Chúng ta tin Chúa ngự
trong tâm hồn và chúng ta tuân giữ giới răn thứ nhất là yêu mến Ngài trên hết mọi
sự, thì cũng phải giữ giới răn thứ hai vì có Chúa ở trong mọi người. Kinh thánh
đã xác định với ta: nếu ai nói mình mến Chúa mà không yêu anh em, thì đó là kẻ
nói dối.
Tất cả chúng ta đều
thuộc mười giới răn Thiên Chúa được gồm tóm trong hai điều này là mến Chúa và
yêu người. Mười giới răn Thiên Chúa ban cho con người qua Môsê trên núi Sinai
tóm trong hai ý đó, và hôm nay được Chúa Giêsu lặp lại qua câu đáp trả cho người
luật sĩ.
Chúng ta hãy cố gắng mỗi
ngày trở nên giống Chúa hơn, mỗi ngày trở thành anh em với nhau, con cùng một
Cha trên trời hơn. Ở đây tác giả tập sách Đường Hy vọng nhắn nhủ như sau:
“Bác ái là sinh ngữ số
một mà thánh Phaolô cho là cao trọng hơn tiếng nói của loài người và của thiên
thần, là ngôn ngữ độc nhất sẽ tồn tại trên thiên đàng. Trong cuộc sống hàng
ngày, chúng ta gặp những phiền phức, những thách thức đòi buộc lòng bác ái của
chúng ta phải mở rộng ra. Bác ái không có biên giới, nếu có biên giới thì không
còn là bác ái nữa. Chúng ta cần một con tim rộng mở như Chúa để có thể yêu
thương như Ngài và với Ngài”.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày
Một Tin Vui’)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Sáu Tuần III MC
Bài đọc: Hos
14:2-10; Mk 12:28b-34.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Mến Chúa và
yêu người là hai cột trụ của cuộc đời.
Phạm tội là xúc phạm đến
Thiên Chúa và tha nhân. Khi phạm tội, con người mất tình nghĩa với Thiên Chúa,
và làm tổn thương mối liên hệ với tha nhân. Để nói lại nhưng mối liên hệ này,
con người phải ăn năn trở lại và yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết
trí khôn; và yêu tha nhân như chính mình.
Các Bài Đọc hôm nay xoay
quanh hai điều căn bản này. Trong Bài Đọc I, tiên-tri Hosea kêu gọi Israel hãy
nhận ra tội của họ đã xúc phạm đến Thiên Chúa và tha nhân mà ăn năn trở lại.
Thiên Chúa là Đấng xót thương, Ngài sẽ tha thứ mọi tội, cho dân trở về, và giúp
dân sinh hoa kết trái trong cuộc sống. Trong Phúc Âm, khi một người muốn tìm hiểu
đâu là giới răn quan trọng nhất trong cuộc đời, Chúa Giêsu đã tuyên bố long trọng
và rõ ràng hai giới răn: Mến Chúa và yêu người.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Hãy trở về với Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.
1.1/ Khi sống xa Chúa,
con người phải chịu mọi hình phạt: Tiên-tri
Hosea họat động trước thời kỳ vương quốc miền Bắc bị rơi vào tay đế quốc
Assyria (721 BC). Đọan văn chúng ta đọc hôm nay là chương cuối cùng của Sách,
có lẽ được viết trong hay sau thời gian lưu đày tại Assyria. Tội lớn nhất của
Israel là tội phản bội Thiên Chúa, quay lưng lại với Ngài để sụp lạy các tà thần,
nhất là Thần Baal. Tiên tri đã nhiều lần cảnh cáo Vua cũng như dân, nhưng họ
không chịu nghe lời, và Tiên-tri quả quyết: “Chính vì tội ác của ngươi mà ngươi
đã vấp ngã.”
Tuy nhiên, Israel vẫn
còn hy vọng, vì Thiên Chúa là Chúa của tình thương. Tiên-tri kêu gọi họ: “Hỡi
Israel, hãy trở về với Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi. Hãy trở về với Đức
Chúa, mang theo lời cầu nguyện.” Lòng xám hối thực sự phải kèm theo lời thú tội
và cầu nguyện, không phải chỉ dâng các lễ vật hy sinh hời hợt bên ngòai. Hãy
thưa với Người: “Xin thứ tha mọi gian ác, xin vui nhận lời ngợi khen chúng con
dâng lên Ngài làm lễ vật thay thế bò tơ.”
Israel sa ngã là vì đã
không tin tưởng nơi sức mạnh của Thiên Chúa, mà trông cậy nơi sức mạnh lòai người.
Việc trở lại đòi họ nhận ra sự điên rồ của niềm cậy dựa này: “Chúng con sẽ
không cầu cứu với Assyria, sẽ không cậy nhờ vào chiến mã, cũng chẳng gọi là thần
những sản phẩm tay chúng con làm ra, vì chỉ ở nơi Ngài kẻ mồ côi mới tìm được
lòng thương cảm.”
1.3/ Khi sống trong Chúa,
con người sinh hoa kết trái: Thiên Chúa xác
tín lời khuyên bảo của Tiên-tri. Ngài bảo đảm niềm hy vọng, nếu họ thực tình ăn
năn trở lại: “Ta sẽ chữa chúng khỏi tội bất trung, sẽ yêu thương chúng hết
tình, vì cơn giận của Ta sẽ không còn đeo đuổi chúng. Với Israel Ta sẽ như làn
sương mai làm nó vươn lên như bông huệ, cho bén rễ sâu như cây ngàn Liban. Họ sẽ
đâm chồi nẩy lộc, sum sê tựa ô-liu tươi tốt, toả hương thơm ngát như rừng
Liban. Chúng sẽ trở về cư ngụ dưới bóng Ta, sẽ làm cho lúa miến hồi sinh nơi đồng
ruộng, tựa vườn nho, chúng sẽ sinh sôi nẩy nở, danh tiếng lẫy lừng như rượu
Liban.”
Liên hệ giữa Thiên
Chúa và Israel được ví như cây và trái. Israel chỉ có thể sinh hoa kết trái nếu
gắn liền với cây: “Ta như một cây trắc bá xanh tươi, chính nhờ Ta mà ngươi trổ
sinh hoa trái.” Hình ảnh này cũng được Chúa Giêsu dùng trong Tin Mừng Gioan:
“Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể
tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu
không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và
Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy,
anh em chẳng làm gì được” (Jn 15:4-5).
Câu 10 được thêm vào,
theo văn chương khôn ngoan, có lẽ bởi các kinh-sư, những người viết Sách TT
Hosea: “Ai đủ khôn ngoan để hiểu được điều này, đủ thông minh để biết được điều
ấy? Quả thật đường lối Đức Chúa rất mực thẳng ngay. Trên con đường này, người
công chính sẽ hiên ngang tiến bước, còn kẻ gian ác sẽ phải té nhào.”
2/ Phúc Âm: Điều răn nào đứng đầu?
2.1/ Điều răn đứng đầu
là: “Nghe đây, hỡi Israel, Đức Chúa, Thiên
Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của
ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi.”
– Thiên Chúa là Chúa
duy nhất; ngòai Ngài ra, chẳng còn ai khác. Điều đơn giản như thế, nhưng không
phải ai cũng nhận ra. Có những người vì lợi nhuận nên đã tạo ra bao thứ thần để
chính mình và người khác tôn thờ: Thần Tài, Thần Vệ-Nữ, Thần Mặt Trời, Thần
Sông, Thần Núi.
– Vì Thiên Chúa yêu
thương con người, nên Ngài đã dựng nên mọi sự, quan phòng, và sắp xếp để con
người được hưởng hạnh phúc cả đời này và đời sau; nên con người phải đáp trả bằng
cách yêu thương Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực
của con người. Có những người thay vì yêu thương Thiên Chúa, và biết khôn ngoan
dành thời giờ và nỗ lực cho Ngài, lại khờ dại yêu thương những tạo vật Thiên
Chúa dựng nên: tài tử, minh tinh, thần tượng thể thao, nhà cửa, xe cộ … và dành
hầu như tất cả thời gian cho các lòai thọ tạo này.
2.2/ Điều răn thứ hai là:
“Ngươi phải yêu người thân cận như chính
mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó.”
– Sau Thiên Chúa là đến
con người. Con người phải yêu tha nhân như chính mình vì nhiều lý do: (1) Mọi
người đều là con của Cha chung trên trời: điều gì làm cho tha nhân là làm cho
chính Chúa; (2) Tất cả là chi thể của một thân thể là Đức Kitô: một chi thể đau
là tòan thân đau; và (3)Tất cả đều góp phần vào việc làm cho đời sống tốt đẹp
hơn: mỗi người phụ trách một công việc, thiếu việc nào cũng gây xáo trộn trong
cuộc sống.
– Những tội xúc phạm đến
tha nhân: (1) Đặt của cải và lợi lộc vật chất lên trên con người, điều này gây
ra những bất công xã hội; (2) Khinh thường dùng tha nhân như đồ vật thay vì coi
trọng tha nhân như một con người; (3) sống ích kỷ chỉ biết quan tâm tới chính
mình.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Hai mối liên hệ nền
tảng trong cuộc sống là mối liên hệ với Thiên Chúa và với tha nhân. Để gìn giữ
hai mối liên hệ này luôn tốt đẹp, chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi
sự, và yêu thương tha nhân như chính mình vậy.
– Phạm tội là làm tổn
thương cả hai mối liên hệ này. Để hàn gắn, con người phải xám hối quay về để
làm hòa với Thiên Chúa qua Bí-tích Giải Tội, và làm hòa với nhau trong cuộc sống.
– Một khi đã sống hòan
hảo hai mối liên hệ căn bản này, chúng ta đã đạt được đích điểm của cuộc đời,
và không gì có thể ngăn cản chúng ta vào Nước Thiên Chúa.
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
29/03/2019 – THỨ SÁU TUẦN 3 MC
Mc 12,28-34
TÌNH YÊU TRỌN VẸN
“Điều răn đứng đầu là ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa
của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn
thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình.” (Mc 12,29-32)
Suy niệm: Yêu Chúa, Đấng vô hình, với
tất cả con người của mình, thật chẳng đơn giản tí nào. Chính vì thế mà phải bắt
đầu bằng việc “yêu người thân cận như chính mình”, bởi vì “có ai ghét thân xác
mình bao giờ” (Ep 5,29). Nhưng, do ảnh hưởng của tội lỗi, yêu người như chính
mình lắm khi bị lệch lạc, biến chất, Chúa Giê-su đề ra cho chúng ta chuẩn mực để
thể hiện tình yêu đó là: yêu “như Thầy đã yêu” (Ga 15,9). Chúa Giê-su thể hiện
tình yêu tuyệt hảo đó bằng việc hiến thân mình trên thập giá để đền tội cho cả
nhân loại. Ngài nói: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người
đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình) (Ga 15,13).
Mời Bạn: Chúa đang đứng chỗ nào
trong con tim của mình, vị trí ưu tiên số một hay đã nhường chỗ cho những bận
tâm khác: việc làm ăn, việc học hành, nỗi lo toan về vật chất? Và cách thế bạn
cư xử với tha nhân, có hình bóng của Chúa trong đó không, hay cũng chỉ là những
toan tính thiệt – hơn?
Sống Lời Chúa: Tâm niệm Lời Chúa: “Cho
thì có phúc hơn nhận” (Cv 20,35), để chúng ta có thêm động lực thực thi tình
yêu mến Chúa và yêu thương tha nhân.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su,
Chúa đã không ngần ngại đồng hóa Chúa với những người hèn mọn nhất. Xin cho con
luôn nhìn thấy Chúa trong những người anh chị em xung quanh con, để con thể hiện
tình yêu trọn vẹn cho Chúa qua lòng mến tha nhân. Amen.
(5 Phút Lời Chúa)
Điều răn đứng đầu (29.3.2019 –
Thứ sáu Tuần 3 Mùa Chay)
Suy niệm:
Giữa một rừng 365 điều cấm làm và 248 điều phải làm dựa theo Luật,
các rabbi thường tranh luận với nhau xem điều răn nào đứng đầu.
Đức Giêsu đã trả lời câu hỏi của vị kinh sư bằng lời mở đầu của kinh Shema,
kinh này được người Do-thái đọc sáng chiều mỗi ngày :
“Nghe đây, hỡi Ítraen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất.
Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, với tất cả trái tim ngươi,
tất cả linh hồn ngươi, tất cả trí tuệ ngươi, tất cả sức lực ngươi” (Đnl 6, 4).
Đó là điều răn đứng đầu, điều răn thứ nhất trong mọi điều răn (c. 29).
Tuy nhiên, Đức Giêsu còn muốn thêm một điều răn thứ hai nữa.
“Ngươi phải yêu mến người thân cận với ngươi như chính mình ngươi” (Lv 19,18).
Và ngài kết luận : “Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn nhũng điều răn đó” (c.31).
các rabbi thường tranh luận với nhau xem điều răn nào đứng đầu.
Đức Giêsu đã trả lời câu hỏi của vị kinh sư bằng lời mở đầu của kinh Shema,
kinh này được người Do-thái đọc sáng chiều mỗi ngày :
“Nghe đây, hỡi Ítraen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất.
Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, với tất cả trái tim ngươi,
tất cả linh hồn ngươi, tất cả trí tuệ ngươi, tất cả sức lực ngươi” (Đnl 6, 4).
Đó là điều răn đứng đầu, điều răn thứ nhất trong mọi điều răn (c. 29).
Tuy nhiên, Đức Giêsu còn muốn thêm một điều răn thứ hai nữa.
“Ngươi phải yêu mến người thân cận với ngươi như chính mình ngươi” (Lv 19,18).
Và ngài kết luận : “Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn nhũng điều răn đó” (c.31).
Đức Giêsu tóm gọn mọi luật lệ trong hai điều răn, bằng hai câu trích
trong sách thánh.
Cả hai đều bị chi phối bởi một động từ duy nhất : yêu mến.
Yêu mến Thiên Chúa, yêu mến tha nhân :
đó là câu trả lời của Đức Giê su cho ông kinh sư Do-thái cách đây hai ngàn năm.
Đó cũng là câu trả lời của ngài cho các kitô hữu hôm nay.
Ngài mời ta hãy để lòng yêu mến thấm vào mọi lãnh vực của cuộc sống.
Điều răn thứ nhất là yêu mến Thiên Chúa, yêu Ngài với tất cả con người mình (c.30).
yêu Ngài một cách tuyệt đối, và đặt Ngài lên trên mọi người, mọi sự khác,
vì chỉ mình Ngài là Tạo Hóa, tất cả mọi sự khác chỉ là thụ tạo.
Chúng ta yêu mến Thiên Chúa để đáp lại tình Ngài yêu mến chúng ta trước.
Ăn ngay ở lành không đủ.
Theo đạo không phải chỉ là chuyện ăn ngay ở lành.
Tình yêu đối với tha nhân không thay thế được tình yêu đối với Thiên Chúa.
Nhưng tình yêu đối với Thiên Chúa lại đòi hỏi tình yêu đối với tha nhân.
Thương người như thể thương thân.
Nhưng đối với tôi thương thân là gì ? Tôi cần gì trong cuộc sống ?
Cảm thông, khoan dung, trung tín, tôn trọng, khích lệ, nâng đỡ, hiền từ…
Tôi biết người khác cũng cần những điều ấy như tôi, và tôi muốn trao cho họ.
Cả hai đều bị chi phối bởi một động từ duy nhất : yêu mến.
Yêu mến Thiên Chúa, yêu mến tha nhân :
đó là câu trả lời của Đức Giê su cho ông kinh sư Do-thái cách đây hai ngàn năm.
Đó cũng là câu trả lời của ngài cho các kitô hữu hôm nay.
Ngài mời ta hãy để lòng yêu mến thấm vào mọi lãnh vực của cuộc sống.
Điều răn thứ nhất là yêu mến Thiên Chúa, yêu Ngài với tất cả con người mình (c.30).
yêu Ngài một cách tuyệt đối, và đặt Ngài lên trên mọi người, mọi sự khác,
vì chỉ mình Ngài là Tạo Hóa, tất cả mọi sự khác chỉ là thụ tạo.
Chúng ta yêu mến Thiên Chúa để đáp lại tình Ngài yêu mến chúng ta trước.
Ăn ngay ở lành không đủ.
Theo đạo không phải chỉ là chuyện ăn ngay ở lành.
Tình yêu đối với tha nhân không thay thế được tình yêu đối với Thiên Chúa.
Nhưng tình yêu đối với Thiên Chúa lại đòi hỏi tình yêu đối với tha nhân.
Thương người như thể thương thân.
Nhưng đối với tôi thương thân là gì ? Tôi cần gì trong cuộc sống ?
Cảm thông, khoan dung, trung tín, tôn trọng, khích lệ, nâng đỡ, hiền từ…
Tôi biết người khác cũng cần những điều ấy như tôi, và tôi muốn trao cho họ.
Có một cuộc đối thoại thực sự và thân tình giữa ông kinh sư với Đức
Giêsu.
Ông hỏi, nhưng không có ý thử ngài.
Câu trả lời của Đức Giêsu khiến ông hoàn toàn nhất trí.
Ông thấy lòng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân lớn hơn mọi lễ vật trong Đền thờ,
dù ông không coi thường việc dâng lễ vật cho Thiên Chúa.
Phụng vụ phải đi kèm với cuộc sống mến yêu.
Ông hỏi, nhưng không có ý thử ngài.
Câu trả lời của Đức Giêsu khiến ông hoàn toàn nhất trí.
Ông thấy lòng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân lớn hơn mọi lễ vật trong Đền thờ,
dù ông không coi thường việc dâng lễ vật cho Thiên Chúa.
Phụng vụ phải đi kèm với cuộc sống mến yêu.
Mùa Chay là thời gian trở lại với trái tim của mình
để xem Thiên Chúa có chỗ nào trong trái tim đó.
Chỉ khi tim tôi bị tình yêu Thiên Chúa chinh phục và chiếm trọn,
nó mới có thể mở ra đến vô cùng trước tha nhân.
để xem Thiên Chúa có chỗ nào trong trái tim đó.
Chỉ khi tim tôi bị tình yêu Thiên Chúa chinh phục và chiếm trọn,
nó mới có thể mở ra đến vô cùng trước tha nhân.
Lời nguyện:
Lạy Chúa,
xin cho con quả tim của Chúa.
Xin cho con đừng khép lại trên chính mình,
nhưng xin cho quả tim con quảng đại như Chúa
vươn lên cao, vượt mọi tình cảm tầm thường
để mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ.
xin cho con quả tim của Chúa.
Xin cho con đừng khép lại trên chính mình,
nhưng xin cho quả tim con quảng đại như Chúa
vươn lên cao, vượt mọi tình cảm tầm thường
để mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ.
Xin cho con vượt qua mọi hờn oán nhỏ nhen,
mọi trả thù ti tiện.
Xin cho con cứ luôn bình an, trong sáng,
không một biến cố nào làm xáo trộn,
không một đam mê nào khuấy động hồn con.
mọi trả thù ti tiện.
Xin cho con cứ luôn bình an, trong sáng,
không một biến cố nào làm xáo trộn,
không một đam mê nào khuấy động hồn con.
Xin cho con đừng quá vui khi thành công,
cũng đừng quá bối rối khi gặp lời chỉ trích.
Xin cho quả tim con đủ lớn
để yêu người con không ưa.
Xin cho vòng tay con luôn rộng mở
để có thể ôm cả những người thù ghét con.
cũng đừng quá bối rối khi gặp lời chỉ trích.
Xin cho quả tim con đủ lớn
để yêu người con không ưa.
Xin cho vòng tay con luôn rộng mở
để có thể ôm cả những người thù ghét con.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
29 THÁNG BA
Một Viễn Tượng Mới
Về Lịch Sử Nhân Loại
Mầu nhiệm Vượt Qua là
thực tại thần linh đơn nhất chứa đựng cả Nhập Thể và Cứu Chuộc – được Thiên
Chúa mạc khải cho con người. Mầu nhiệm này được Thiên Chúa mạc khải cho trái
tim và lương tâm của mỗi người trong chúng ta. Mỗi người trong chúng ta đều dự
phần trong mầu nhiệm xuyên qua di sản tội lỗi vốn dẫn con người – từ thế hệ này
sang thế hệ khác – đến sự chết. Mỗi người trong chúng ta đều tìm thấy trong thực
tại này sức mạnh để chiến thắng tội lỗi.
Mầu nhiệm Vượt Qua của
Đức Giê-su Kitô không chấm dứt ở cái chết tự hiến của Người. Nó không thể bị phủ
lấp bởi tảng đá lớn mà người ta lăn ra để đóng kín ngôi mộ sau cái chết của Đức
Giêsu trên đồi Gôn-gô-tha.
Vào ngày thứ ba, tảng
đá này sẽ được lăn ra khỏi bởi quyền năng Thiên Chúa, và nó sẽ bắt đầu “cất tiếng
lên”. Tảng đá cất tiếng lên để nói như Thánh Phao-lô: “…Chính vì thế, Thiên
Chúa đã tôn dương Người và tặng ban cho Người một danh hiệu vượt quá mọi danh
hiệu, để khi nghe Danh Giê-su, mọi vật trên trời dưới đất và trong địa ngục đều
phải quì gối sập lạy, và mọi miệng lưỡi đều phải tuyên xưng rằng Đức Giê-su
Kitô là Chúa” (Pl 2,9-11). Như vậy, sự cứu chuộc cũng có nghĩa là sự tôn dương.
Sự tôn dương của Đức
Kitô – tức cuộc Phục Sinh của Người – đem lại cho chúng ta một viễn tượng hoàn
toàn mới về lịch sử nhân loại. Do kế thừa di sản tội lỗi, con người vốn ở dưới
ách thống trị của sự chết. Nhưng Đức Kitô đã mở ra cho chúng ta kỷ nguyên của sự
sống vượt thắng sự chết. Sự chết là một phần của thực tại thế giới hữu hình.
Nhưng sự sống thì ở chính nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa của sự sống nói với chúng
ta xuyên qua Thập Giá và cuộc Phục Sinh của Con Ngài.
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 29/3
Hs 14, 2-10; Mc 12,
28-34.
LỜI SUY NIỆM: “Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người
thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ.”
Giới luật yêu mến và thờ phượng Thiên Chúa trong Cựu Ước cũng như trong Tân Ước
là một. Nên trong đời sống đức tin của mỗi người trong chúng ta, Giáo Họi cũng
đang dạy chúng ta: “Đức Tin vào Thiên Chúa quy hướng chúng ta về một mình Ngài,
như về nguồn gốc đầu tiên và về cùng đích tối hậu của chúng ta, và không quý trọng
sự gì hơn Ngài; hoặc không để một sự gì thay chỗ Ngài.” (GL 229).
Lạy Chúa Giêsu. Thánh nữ Têrêxa có lời kinh: “Đừng để điều gì làm cho bạn xao
xuyến. Đừng để điều gì làm cho bạn lo sợ. Mọi sự đều qua đi. Thiên Chúa không
thay đổi. Kiên nhẫn sẽ được tất cả. Ai có Thiên Chúa, người ấy chẳng thiếu gì.
Chỉ có Thiên Chúa là đã đủ.” Xin cho chúng con sống đức tin với lòng phó thác
vào Thiên Chúa với tâm tình là người con.
Mạnh Phương
29 Tháng Ba
Khúc Nhạc Tuyệt Vời
Một đêm kia, ông
Paganini, một nhạc sĩ vĩ cầm nổi tiếng vào thế kỷ 19 bước ra sân khấu và chỉ
khám phá nhạc khí ông đang cầm trên tay có cái gì bất bình thường sau khi những
tràng pháo tay của khán giả ngưỡng mộ ông nổi lên vang dậy và chấm dứt. Nhìn kỹ
lại chiếc đàn lần thứ hai, nhạc sĩ Paganini mới nhận thấy đây không phải là cây
vĩ cầm tuyệt hảo quen thuộc đã đưa ông lên đài danh vọng.
Ông đứng bất động
trong giây phút, rồi bắt buộc phải lên tiếng xin lỗi khán giả đang nóng lòng chờ
đợi nghe những điệu nhạc tuyệt diệu của ông. Paganini giải thích: “Vì lý do kỹ
thuật, xin quý vị vui lòng chờ đợi trong giây phút vì tôi đã lấy lộn cây đàn”.
Cáo lỗi xong, Paganini lách mình sau bức màn sân khấu và yên trí là cây đàn bất
hủ của mình vẫn nằm nơi ông đã đặt nó. Nhưng ông không khỏi bàng hoàng khi nhận
ra là có người đã đánh cắp nhạc khí quý giá của ông khỏi thùng đàn và đã đặt một
cây đàn rẻ tiền khác thay thế vào. Nhạc sĩ Paganini đứng yên như bức tượng một
hồi lâu rồi như một ý nghĩ gì lóe lên trong trí óc, ông cương quyết cầm cây đàn
tầm thường bị đánh tráo trở lại sân khấu và lớn tiếng tuyên bố:
“Kính thưa quý vị,
ai đó đã đánh cắp cây đàn quý giá của tôi, nhưng trong buổi trình diễn này, tôi
muốn chứng minh cùng quý vị là: vẻ đẹp và cái tinh túy của nhạc không nằm trong
nhạc khí, nhưng nằm trong tâm hồn của nhạc sĩ”.
Nói xong, nhạc sĩ
tài ba bắt đầu dạo nhạc và từ cây vĩ đàn tầm thường ông đã say sưa trình diễn
những khúc nhạc tuyệt vời tưởng chừng như bất tận, cho đến khi khán giả say mê
ngây ngất, đã đứng dậy vỗ tay tán thưởng vang dậy vì ông Paganini đã thật sự chứng
minh với họ là: Tinh thần nhạc không tùy thuộc ở trong nhạc khí nhưng hàm ẩn
trong tâm hồn của nhạc sĩ.
Ðây cũng là sứ mệnh của
các tín hữu Kitô: Hằng ngày sau một giấc ngủ yên, họ bừng chỗi dậy để ra sân khấu
cuộc đời trình diễn khúc nhạc: “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Gặp thời kỳ thuận tiện
hay bất lợi, gặp môi trường sinh sống xứng hợp với khúc nhạc hay không, gặp những
người chung sống có chấp nhận hay từ chối, cuộc sống của người Kitô hữu phải chứng
minh rằng: Khúc nhạc “Thiên Chúa là Tình Yêu” không thể bị lệ thuộc vào những
hoàn cảnh, vào những môi trường sinh sống bên ngoài, nhưng phải là khúc nhạc xuất
phát từ tâm hồn như những điệu nhạc tuyệt vời của nhạc sĩ Paganini không bị lệ
thuộc vào nhạc khí, nhưng đã xuất phát từ tâm hồn điêu luyện say mê âm nhạc của
ông.
(Lẽ Sống)
Lectio Divina:
Máccô 12:28b-34
Thứ Sáu 29 Tháng Ba,
2019
Thứ Sáu Tuần III
Mùa
Chay
1. Lời nguyện
mở đầu
Lạy Chúa, chúng con
không muốn chết;
Chúng con muốn sống.
Chúng con muốn được hạnh
phúc
Mà không phải trả cái
giá của nó.
Chúng con thuộc về thời
đại của mình,
Khi mà sự hy sinh và
chịu đau khổ là lỗi thời.
Lạy Chúa, xin hãy làm
cho sự sống xứng đáng với niềm đau đớn để được sống,
Xin Chúa hãy cho chúng
con trở về với thực tại ngày xưa
Rằng sự sống có nghĩa
là được sinh ra
Nhiều lần trong đau đớn,
Rằng đó có thể lần nữa
trở thành
Cuộc hành trình của hy
vọng hướng về Chúa,
Cùng với Đức Giêsu
Kitô, Chúa chúng con.
2. Phúc Âm –
Máccô 12:28b-34
Khi ấy, có người trong
nhóm Luật sĩ tiến đến Chúa Giêsu và hỏi Người rằng: “Trong các giới răn, điều
nào trọng nhất?”
Chúa Giêsu đáp: “Giới
răn trọng nhất chính là: ‘Hỡi Israel, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta,
là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn,
hết trí khôn và hết sức ngươi.’ Còn đây là giới răn thứ hai: ‘Ngươi hãy yêu mến
tha nhân như chính mình ngươi.’ Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn
đó.
Luật sĩ thưa Ngài:
“Thưa Thầy, đúng lắm! Thầy dạy phải lẽ khi nói Thiên Chúa là Chúa duy nhất và
ngoài Người, chẳng có Chúa nào khác nữa. Mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức
mình, và yêu tha nhân như chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật
hy sinh.”
Thấy người ấy tỏ ý kiến
khôn ngoan, Chúa Giêsu bảo: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu.” Và
không ai dám hỏi Người thêm điều gì nữa.
3. Suy Niệm
– Trong bài Tin Mừng hôm nay (Mc 12:28b-34), các Kinh
Sư và Luật Sĩ muốn biết Chúa Giêsu cho rằng điều răn nào trọng nhất. Thậm chí
cho đến ngày nay, nhiều người muốn biết trong tôn giáo thì điều gì quan trọng
hơn. Một số người cho rằng đó là được rửa tội. Có người nói rằng đó là việc đi
Lễ và tham dự các Thánh Lễ Chúa Nhật. Người khác thì lại nói: yêu thương tha
nhân và tranh đấu cho một thế giới công bằng hơn! Những người khác thì chỉ quan
tâm đến thể diện và các nhiệm vụ trong Giáo Hội.
– Mc 12:28: Câu hỏi của nhóm Luật Sĩ. Một thời gian
trước khi câu hỏi của các Luật Sĩ được đặt ra, Chúa có cuộc thảo luận với những
người phái Sa-đốc liên quan đến đức tin vào sự sống lại (Mc 12:23-27). Người Luật
Sĩ đã tham gia vào cuộc tranh luận, đã rất hài lòng với câu trả lời của Chúa
Giêsu, ông ta nhận ra trong đó trí thông minh tuyệt vời của Chúa và muốn nhân dịp
này đưa ra một câu hỏi để làm sáng tỏ vài điều: “Trong các giới răn, điều nào
trọng nhất?” Vào thời ấy, người Do Thái đã có vô vàn các điều luật để quy định
việc tuân giữ Mười Điều Răn của Lề Luật Chúa. Có người nói rằng: “Tất cả các
quy luật này đều có giá trị như nhau, vì tất cả chúng phát xuất từ Thiên Chúa.
Chúng ta không nên tùy tiện đưa ra bất kỳ sự phân biệt nào trong những việc của
Thiên Chúa”. Người khác lại nói: “Có một số lề luật quan trọng hơn những lề luật
khác, và vì lý do này, chúng phải ràng buộc nhiều hơn!” Các Luật Sĩ muốn biết
Chúa Giêsu nghĩ gì.
– Mc 12:29-31: Câu trả lời của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu
trả lời bằng cách trích dẫn một đoạn trong Kinh Thánh nói rằng giới răn trọng
nhất hơn tất cả là “hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết
trí khôn và hết sức ngươi!” (Đnl 6:4-5). Vào thời Chúa Giêsu, người Do Thái
sùng đạo đọc câu này ba lần một ngày: buổi sáng, buổi trưa và buổi tối.
Nó được thuộc làu đối với họ cũng như Kinh Lạy Cha đối với chúng ta. Và Chúa
Giêsu tiếp lời, lại trích dẫn Kinh Thánh: “Còn đây là giới răn thứ hai: ‘Ngươi
hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi.’ (Lv 19:18). Không có giới răn nào
trọng hơn hai giới răn đó.” Một câu trả lời ngắn gọn nhưng rất sâu sắc! Đây là
bản tóm tắt tất cả những gì mà Chúa Giêsu giảng dạy về Thiên Chúa và cuộc sống
của Người (Mt 7:12).
– Mc 12:32-33: Câu trả lời của vị Luật Sĩ. Vị Luật Sĩ
đồng ý với Chúa Giêsu và kết luận: “Thưa Thầy, đúng lắm! Thầy dạy phải lẽ khi
nói Thiên Chúa là Chúa duy nhất và ngoài Người, chẳng có Chúa nào khác nữa. Mến
Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức mình, và yêu tha nhân như chính mình thì
hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh.” Đó có nghĩa là, giới răn yêu
thương thì quan trọng hơn các giới răn liên quan đến việc thờ phượng và hy lễ
cho Đền Thờ. Các Tiên Tri của Cựu Ước đã khẳng định điều này (Hs 6:6; Tv
40:6-8; Tv 51:16-17). Ngày nay, chúng ta sẽ nói rằng thực hành giới răn yêu
thương thì quan trọng hơn các tuần kính cửu nhật, những lời khấn hứa, các bài
giảng và cuộc rước kiệu.
– Mc 12:34: Lời tóm tắt về Nước Trời. Chúa Giêsu xác
định lời kết luận của vị Luật Sĩ và nói rằng: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa
bao nhiêu!” Thật ra, Nước Thiên Chúa gồm trong sự kết hợp của hai tình yêu:
tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với tha nhân. Bởi vì nếu Thiên Chúa
là Cha/Mẹ, thì tất cả chúng ta đều là anh chị em, và chúng ta nên chứng tỏ điều
này trong việc thực hành, trong cuộc sống cộng đoàn. “Tất cả Luật Môisen và các
sách Ngôn Sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy!” (Mt 22:40). Chúng ta, là các
môn đệ, nên giữ giới răn này trong tâm trí chúng ta, trong trí khôn chúng ta,
trong trái tim chúng ta, trong tay chân chúng ta, đó là điều trước tiên, bởi vì
người ta không thể đến được với Thiên Chúa mà không cho đi bản thân mình một
cách hoàn toàn cho tha nhân!
– Chúa Giêsu bảo vị Luật Sĩ: “Ông không còn xa Nước
Thiên Chúa bao nhiêu!” (Mc 12:34). Vị Luật Sĩ đã gần đến Nước Thiên Chúa, nhưng
để có thể đi vào được Nước Trời, ông ta vẫn phải tiến về phía trước. Trong Cựu
Ước, tiêu chuẩn cho tình yêu đối với tha nhân là: “Yêu tha nhân như chính
mình”. Trong Tân Ước, Chúa Giêsu mở rộng ý nghĩa của tình yêu thương: “Đây là
điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em!”
(Ga 15:12-23). Như thế tiêu chuẩn sẽ là “Yêu thương tha nhân như Chúa Giêsu đã
yêu thương chúng ta”. Đây là con đường chắc chắn để có thể sống chung với nhau
trong một cách công bằng và đượm tình huynh đệ hơn.
4. Một vài
câu hỏi gợi ý cho việc suy gẫm cá nhân
– Đối với bạn, điều quan trọng nhất trong tôn giáo là
gì?
– Ngày nay, chúng ta gần Nước Thiên Chúa hơn hay xa hơn so
với vị Luật Sĩ đã được Chúa Giêsu khen ngợi? Bạn nghĩ sao?
5. Lời nguyện
kết
Không một thần linh
sánh kịp Ngài, lạy Chúa,
Việc Ngài làm, quả thật
vô song.
Vì Ngài thật cao cả,
và làm nên những việc lạ lùng;
Chỉ một mình Ngài là
Thiên Chúa.
(Tv 86:8,10)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét