Ngày 29 tháng 9
CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN
MI-CA-E, GÁP-RI-EN, RA-PHA-EN
Lễ Kính
BÀI ĐỌC I: Đn 7, 9-10. 13-14
"Muôn
muôn vàn kẻ chầu chực Người".
Trích sách Tiên tri Đaniel.
Tôi chăm chú nhìn mãi cho đến khi đặt xong các
toà, và vị Bô Lão lên ngự trên toà; áo Người trắng như tuyết, tóc trên đầu
Người tinh tuyền như lông chiên, toà của Người như ngọn lửa, các bánh xe như
lửa cháy. Trước mặt Người có con sông lửa cuồn cuộn chảy như thác. Có hằng ngàn
kẻ phụng sự Người và muôn muôn vàn kẻ chầu chực Người: Người ngự toà xét xử và
các quyển sách đã được mở ra.
Trong một thị kiến ban đêm, tôi đã ngắm nhìn,
và đây tôi nhìn thấy như Con Người đến trong đám mây trên trời, Ngài tiến đến
vị Bô Lão, và người ta dẫn Ngài đến trước mặt vị Bô Lão. Vị này ban cho Ngài
quyền năng, vinh dự và vương quốc. Tất cả các dân tộc, chi họ, và tiếng nói đều
phụng sự Ngài: Quyền năng của Ngài là quyền năng vĩnh cửu, không khi nào bị cất
mất; vương quốc của Ngài không khi nào bị phá huỷ. Đó là lời Chúa.
Hoặc đọc: Kh 12, 7-12
"Michael
và các thiên thần của ngài giao chiến với con Rồng".
Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan Tông đồ.
Đã xảy ra có đại chiến trên trời: Michael và
các thiên thần của Ngài giao chiến với con Rồng. Con Rồng và các thiên thần phe
nó nghinh chiến. Nhưng nó không có sức cự lại; chỗ của chúng không còn gặp thấy
trên trời. Và nó bị xô nhào xuống, con Rồng lớn, con Rắn thái sơ, gọi là quỷ
hay Satan, kẻ mê hoặc toàn thể thiên hạ. Nó đã bị xô nhào xuống đất, và các
thiên thần phe nó cũng bị xô nhào xuống làm một với nó.
Và tôi đã nghe có tiếng lớn trên trời rằng:
"Nay đã thành sự: toàn thắng, quyền năng, vương quyền của Thiên Chúa chúng
ta, và quyền bính của Đức Kitô của Người, vì nó đã bị xô nhào xuống, kẻ cáo tội
anh em ta, kẻ tố cáo họ ngày đêm trước nhan Thiên Chúa. Và họ đã thắng được nó
nhờ máu Chiên Con, và nhờ lời đoan chứng của họ, họ đã không ham sống sợ chết.
Vì lẽ ấy, hãy hân hoan, hỡi các tầng trời, và các người ở nơi ấy!" Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 137, 1-2a. 2bc-3. 4-5
Đáp: Lạy Chúa, trước mặt các thiên thần, con đàn
ca mừng Chúa (c. 1c).
Xướng: 1) Lạy Chúa, con sẽ ca tụng Chúa hết lòng,
vì Chúa đã nghe lời miệng con xin; trước mặt các thiên thần, con đàn ca mừng
Chúa, con sấp mình thờ lạy bên thánh điện Ngài. - Đáp.
2) Và con sẽ ca tụng uy danh Chúa, vì lòng nhân
hậu và trung thành của Chúa. Khi con kêu cầu, Chúa nhậm lời con; Chúa đã ban
cho tâm hồn con nhiều sức mạnh. - Đáp.
3) Lạy Chúa, các vua địa cầu sẽ ca ngợi Chúa,
khi họ nghe những lời miệng Chúa phán ra; và họ sẽ ca ngợi đường lối Chúa:
"Thực vinh quang của Chúa lớn lao!" - Đáp.
ALLELUIA: Tv 102, 21
Alleluia, alleluia! - Hãy chúc tụng Chúa đi,
chư binh toàn thể, chư vị thần hạ thừa hành ý muốn của Chúa. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga 1, 47-51
Các
ngươi sẽ thấy các thiên thần Chúa lên xuống trên Con Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu thấy Nathanael đi tới Mình,
thì nói về ông rằng: "Đây thật là người Israel , nơi ông không có gì gian
dối". Nathanaen đáp: "Sao Ngài biết tôi?" Chúa Giêsu trả lời
rằng: "Trước khi Philipphê gọi ngươi, lúc ngươi còn ở dưới cây vả, thì Ta
đã thấy ngươi". Nathanael thưa lại rằng: "Lạy Thầy, Thầy là Con Thiên
Chúa, là Vua Israel ".
Chúa Giêsu trả lời: "Vì Ta đã nói với ngươi rằng: Ta đã thấy ngươi dưới
cây vả, nên ngươi tin. Ngươi sẽ thấy việc cao trọng hơn thế nữa". Và Người
nói với ông: "Thật, Ta nói thật với các ngươi, các ngươi sẽ thấy trời mở
ra, và các thiên thần Chúa lên xuống trên Con Người". Đó là lời Chúa.
Böôùc Vaøo Nöôùc Trôøi
(Ga 1,47-51)
Suy
Nieäm:
Böôùc
Vaøo Nöôùc Trôøi
Baøi
trình thuaät Phuùc AÂm theo thaùnh Gioan hoâm nay dieãn taû söï kieän toâng ñoà
Philippheâ muoán thuyeát phuïc ngöôøi baïn cuûa mình laø Nathanaen raèng oâng
ñaõ tìm thaáy Ñaáng cöùu theá maø Leà Luaät vaø caùc ngoân söù ñaõ tieân ñoaùn
tröôùc, ñoù laø Chuùa Gieâsu thaønh Nazareth, con oâng Giuse. Nhöng Nathanaen
laø ngöôøi coâng chính vaø coù loøng toân kính Thieân Chuùa, vaø cuõng nhö
nhieàu ngöôøi Do Thaùi thôøi ñoù oâng ñang troâng chôø Ñaáng cöùu theá ñeán. Chính
loøng khao khaùt ñöôïc troâng thaáy Ñaáng cöùu theá ñaõ thuùc ñaåy oâng nghe
theo lôøi cuûa Philippheâ maø tôùi gaëp Chuùa Gieâsu. OÂng gaëp vaø tuyeân xöng
ñöùc tin vaøo Chuùa Gieâsu laø Con Thieân Chuùa vì Ngaøi ñaõ nhìn thaáu ñöôïc
nhöõng khaùt voïng saâu xa trong taâm hoàn cuûa oâng, ñoù laø loøng ao öôùc
ñöôïc nhaän bieát Thieân Chuùa vaø ñöôïc hieäp thoâng vôùi Ngaøi trong söï vinh
hieån muoân ñôøi.
Chuùa
Gieâsu ñaõ ban cho Nathanaen moät nieàm tin môùi vaøo Ñaáng cöùu theá maø daân
toäc Do Thaùi ñaõ chôø ñôïi töø laâu laø Ngaøi chính laø chieác thang noái keát
giöõa Nöôùc Trôøi vôùi traàn gian, nhö Thieân Chuùa ñaõ môû roäng caùnh cöûa
cho toå phuï Giacoùp ñeå ñöa oâng vaø daân toäc Do Thaùi vaøo Nöôùc Trôøi vôùi
Thieân Chuùa haèng soáng. Chuùa Gieâsu cuõng maïc khaûi cho Nathanaen thaáy
raèng Ngaøi chính laø Ñaáng seõ phaûi ñeán ñeå hoaøn taát caùc lôøi höùa cuûa
Thieân Chuùa cho toå phuï Giacoùp.
Qua
maàu nhieäm nhaäp theå, Con Moät Thieân Chuùa ñaõ maëc laáy xaùc phaøm cho söï
cöùu roãi cuûa nhaân loaïi vaø thoâng qua söï cöùu roãi vaø maàu nhieäm Phuïc
Sinh ñaõ môû roäng con ñöôøng cho taát caû nhaân loaïi böôùc vaøo moät moái
lieân heä môùi laø trôû neân caùc con caùi cuûa Ngaøi. Con Moät Thieân Chuùa
ñaõ môû roäng con ñöôøng cho nhaân loaïi ñi vaøo Nöôùc Trôøi cuõng nhö mang
Nöôùi Trôøi vaøo theá gian vaø vaøo trong ñôøi soáng moãi ngaøy cuûa chuùng ta,
ñieàu ñoù coù nghóa laø Nöôùc Trôøi hieän dieän ôû nhöõng ai ñi tìm kieám vaø
thöïc hieän thaùnh yù cuûa Thieân Chuùa.
Möôøi
hai moân ñeä ôû keà caän vôùi Chuùa Gieâsu ñeå ñöôïc dòp chöùng kieán söï kieän
Chuùa Cha taùc ñoäng vaø ngöï treân Chuùa Con. Söï keát hôïp ñöôïc bieåu loä
moät caùch troïn veïn nhaát qua maàu nhieäm khoå naïn cuûa Chuùa Gieâsu. Chính
vaøo giaây phuùt Ngaøi ñöôïc naâng leân treân thaäp giaù ñeå böôùc vaøo söï
vinh hieån muoân ñôøi cuûa Chuùa Cha, taát caû chuùng ta cuõng ñöôïc goïi ñeå
döï phaàn vaøo söï maïc khaûi naøy vaø moãi laàn chuùng ta cöû haønh maàu
nhieäm hy teá laø chuùng ta soáng laïi maàu nhieäm khoå naïn vaø phuïc sinh
cuûa Chuùa Gieâsu, laø vò thöôïng teá vaø laø con chieân hieán teá trong giao
öôùc môùi giöõa Chuùa Cha vaø nhaân loaïi.
Laïy
Chuùa Cha treân trôøi,
Qua Con
Moät cuûa Ngaøi laø Chuùa Gieâsu, Cha ñaõ chæ ñöôøng cho chuùng con böôùc vaøo
Nöôùc Trôøi nhö chính Cha ñaõ maïc khaûi cho caùc toå phuï vaø caùc toâng ñoà.
Xin Cha cuõng toû loä Cha cho taát caû chuùng con ñeå chuùng con bieát laøm
saùng Danh Cha qua cuoäc soáng chöùng taù haèng ngaøy. Xin cho chuùng con luoân
tìm thaáy nieàm haân hoan trong söï hieän dieän cuûa Cha ñeå taän höôûng nieàm
haïnh phuùc vaø söï soáng muoân ñôøi nôi Nöôùc Trôøi.
(Veritas Asia)
Ngaøy 29 Thaùng Chín
Toång Laõnh Thieân
Thaàn Micae, Raphae, Gabrie
Micae tieáng Hy Baù
coù nghóa laø "Ai baèng Thieân Chuùa". Thaùnh Micae ñaõ choáng laïi
thaàn döõ ñeå beânh vöïc quyeàn toái cao cuûa Thieân Chuùa. Giaùo Hoäi nhaän
thaùnh Micae nhö Ñaáng baûo trôï vaø tin raèng ngaøi vaãn daâng lôøi caàu
nguyeän cuûa chuùng ta leân ngai toøa Chuùa. Toång Laõnh Thieân Thaàn Micae
cuõng ñaõ hieän ra vôùi nhieàu ngöôøi, ñaëc bieät naêm 708, ngaøi hieän ra vôùi
Ñöùc Giaùm Muïc thaønh Arranche vaø Ñöùc Giaùm Muïc ñaõ xaây moät thaùnh ñöôøng
nguy nga ñeå kính daâng Ñöùc Micae taïi Mont Saint Michel.
Raphae coù nghóa
laø "Thaày thuoác cuûa Thieân Chuùa". Chuùng ta bieát danh hieäu cuûa
Toång Laõnh Thieân Thaàn naøy qua nhöõng trang saùch Toâbia. Chính ngaøi ñaõ
ñöôïc Thieân Chuùa sai ñeán giuùp ñôõ gia ñình oâng trong côn hoaïn naïn. Ngaøi
ñaõ giuùp oâng ñoøi ñöôïc nôï, chöõa oâng khoûi muø vaø lo cho con oâng ñöôïc
yeân beà gia thaát.
Gabrie coù nghóa
laø "Uy löïc cuûa Thieân Chuùa" cuõng coøn goïi laø "Söù Thaàn
truyeàn tin". Ngaøi luoân can thieäp vaøo nhöõng söù maïng lieân quan ñeán
vieäc cöùu roãi loaøi ngöôøi. Chính ngaøi ñaõ baùo cho tieân tri Ñaniel thôøi
ñaïi xuaát hieän cuûa Ñaáng Cöùu Theá vaø laø söù giaû ñöôïc phaùi ñeán cuøng
vôùi Trinh Nöõ Maria ñeå loan baùo yù ñònh cuûa Thieân Chuùa, vaø cuõng chính
laø ngöôøi ñaõ nhieàu laàn hieän ra vôùi thaùnh Giuse.
Chuùng ta cuõng
moät loøng hieäp cuøng Ñöùc Micae ñeå luoân baûo veä Giaùo Hoäi, hieäp yù vôùi
Ñöùc Gabrie moãi khi ñoïc kinh "Kính Möøng" ñeå toû loøng suøng kính
Ñöùc Meï, vaø xin cuøng Ñöùc thaùnh Raphae thöông chöõa beänh phaàn xaùc vaø
ban ôn cöùu roãi phaàn hoàn cho chuùng ta.
(Veritas Asia)
29/09/12
THỨ BẢY TUẦN 25 TN
Các Tổng lãnh Thiên Thần Micae, Gáprien vàRaphaen
Ga 1,47-51
Các Tổng lãnh Thiên Thần Micae, Gáprien và
CÁC
THỤ TẠO HẦU CẬN CHÚA
Đức Giê-su nói: “Thật tôi bảo thật các anh, các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người.” (Ga 1,51)
Suy niệm: Con người thời nay thích coi thiên thần như sản phẩm của trí tưởng tượng. Theo giáo lý, thiên thần là thụ tạo thiêng liêng được tạo dựng để chuyên lo phụng thờ Thiên Chúa, được sai đi để trợ giúp con người đạt được ơn cứu độ. Và vì hầu cận Thiên Chúa trong triều đình Thiên quốc, các ngài phản ánh phần nào vinh quang của Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, nhiều lần Chúa Giê-su khẳng định sự hiện hữu thực sự của các thiên thần gắn liền với chức vụ phụng thờ Thiên Chúa: “Các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người.” Và đặc biệt ba vị tổng lãnh thiên thần được tôn kính với danh xưng gắn liền với sứ mạng đặc biệt của các ngài: - Micae: “Ai bằng Thiên Chúa” (Đn 10,13-21), là Đấng bảo trợ đặc biệt cho Hội Thánh. - Gabriel: Anh hùng của Thiên Chúa (Đn 8,16), vị sứ giả được Thiên Chúa sai đến truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria. - Raphael: Thiên Chúa chữa lành (Tb 3,17), vị lương y đã giữ gìn và cứu chữa cho hai cha con Tobia.
Mời Bạn: Hướng về các thiên thần, noi gương các ngài: tin yêu, trông cậy, phụng thờ Thiên Chúa để nhờ đó bạn biệt: - qui hướng mọi sự Chúa; - thuộc về Chúa trong mọi sự; - biết gắn bó với Chúa trong mọi nơi mọi lúc.
Sống Lời Chúa: Mỗi chúng ta có một thiên thần bản mệnh đồng hành gìn giữ gọi là thiên thần bản mệnh, ta hãy nghe theo sự hướng dẫn của Ngài.
Cầu nguyện: Lạy các tổng lãnh thiên thần, chúng con nguyện vâng nghe lời các Đấng. Xin các Đấng giúp chúng con biết làm lành lánh dữ.
Các thiên thần của Thiên Chúa
Lên lên
xuống xuống trên thang Giêsu là việc của các thiên thần. Lên với Thiên Chúa để
dâng cho Ngài nỗi thống khổ của nhân loại. Xuống với nhân loại để mang cho họ
ân lộc và sứ điệp từ trời
Suy niệm:
Trong kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng niềm
tin vào Thiên Chúa,
Đấng dựng nên muôn vật hữu hình cùng vô hình.
Các thụ tạo vô hình ở đây chính là chư vị thiên
thần.
Hơn nữa, các thiên thần là những người đã phục
vụ Đức Giêsu Kitô,
từ khi Ngài chào đời đến khi Ngài quang lâm.
Sứ thần Gabrien được Thiên Chúa sai đến với
trinh nữ Maria
để loan báo về sự hạ sinh của Đấng Cứu Độ (Lc
1, 26).
Ta nghe tiếng ngợi khen của muôn vàn thiên binh
cùng với sứ thần
trong đêm Con Thiên Chúa giáng sinh trên trái
đất (Lc 2, 13).
Ta cũng thấy các thiên thần hiện ra để phục vụ
Đức Giêsu (Mt 4, 11),
sau khi Ngài chiến thắng những cám dỗ của quỷ
dữ nơi hoang địa.
Khi Đức Giêsu bị xao xuyến trước cái chết sắp
đến,
một thiên thần từ trời đã đến tăng sức cho Ngài
(Lc 22, 43).
Ngài đã không tránh né cái chết
bằng cách xin Cha cấp cho mình mười hai đạo
binh thiên thần (Mt 26, 53).
Tin Vui Phục sinh được loan báo bởi các thiên
thần từ mộ trống (Lc 24, 6).
Vào ngày tận thế, các thiên thần của Đức Giêsu
sẽ đi theo Ngài
khi Ngài trở lại trong vinh quang để phán xét
cả thế giới (Mt 16, 27).
Đức Giêsu nay ngự bên hữu Thiên Chúa trên trời,
trổi vượt trên các thiên thần và được các thiên
thần thờ lạy (Dt 1, 4. 6).
Câu cuối của bài Tin Mừng hôm nay
cũng nói đến tương quan giữa Đức Giêsu và các
thiên thần.
Trong lần gặp gỡ với Nathanaen và các bạn của
ông
Đức Giêsu đã long trọng hứa là họ sẽ thấy trời
rộng mở,
và “các thiên thần lên lên xuống xuống trên Con
Người” (c. 51).
Trong một giấc mộng, Giacóp đã chiêm bao thấy
“một chiếc thang dựng dưới đất, đầu thang chạm
tới trời,
trên đó có các thiên thần của Thiên Chúa lên
lên xuống xuống” (St 28, 12).
Đức Giêsu nhận mình chính là chiếc thang đó, là
Đấng Trung Gian
nối đất với trời, nối Thiên Chúa với nhân loại.
Các thiên thần cũng phải qua Ngài mà đến phục
vụ con người.
Các thiên thần cũng là những đấng trung gian
được sai đi,
nhưng họ phải qua Đấng Trung Gian duy nhất và
đích thực,
vì Đấng đó vừa trọn vẹn là người, vừa trọn vẹn
là Thiên Chúa.
Lên lên xuống xuống trên thang Giêsu là việc
của các thiên thần.
Lên với Thiên Chúa để dâng cho Ngài nỗi thống
khổ của nhân loại.
Xuống với nhân loại để mang cho họ ân lộc và sứ
điệp từ trời.
Thiên thần vừa gần với con người, vừa gần với
Thiên Chúa,
vừa tựa trên đất, vừa đụng tới trời, nên kéo
trời xuống đất và đưa đất lên trời.
Xin được quyền năng của Sứ thần Micae: Ai bằng
Thiên Chúa.
Xin được sức mạnh của Sứ thần Gabrien: Thiên
Chúa hùng dũng.
Xin được ơn lành mạnh của Sứ thần Raphaen:
Thiên Chúa chữa lành.
Kitô hữu là người hạnh phúc vì biết mình được
nâng đỡ chở che.
Cầu nguyện:
Lạy Thiên
Chúa Ba Ngôi là Đấng con tôn thờ,
xin giúp
con quên mình hoàn toàn
để ở lại trong Chúa.
lặng lẽ và an bình
như thể hồn con đã sống trong vĩnh cửu.
Lạy Đấng thường hằng bất biến,
mong sao không gì có thể khuấy động
sự bình an của con,
hay làm
cho con ra khỏi Chúa ;
nhưng ước
chi mỗi phút lại đưa con
tiến xa
hơn vào chiều sâu của mầu nhiệm Chúa !
Xin làm cho hồn con bình an thanh thản,
xin biến hồn con thành chốn trời cao,
thành nơi cư ngụ dấu yêu của Chúa,
nơi Chúa nghỉ ngơi.
Ước chi
con không bao giờ để Chúa ở đó một mình
nhưng con luôn có mặt, với trọn cả con
người,
với thái độ nhạy bén trong đức tin,
cung kính tôn thờ
và phó mình cho Chúa sáng tạo.
(Lời nguyện của chân phước Elisabeth de
Trinité)
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
"Các
ngươi sẽ thấy các thiên thần Chúa lên xuống trên Con Người".
Các Tổng
Lãnh Thiên Thần – Cộng Đồng Siêu Việt
Nathanael ngạc
nhiên khi thấy Đức Giê-su biết rõ ông dù hai người chưa gặp nhau bao giờ, thế mà
lần thứ nhất thấy ông, Người đã thấu suốt mọi bí ẩn trong tâm tư ông : “Lòng dạ
ông không có gì gian dối”.
“Tôi đã
thấy anh rồi”
Chúng ta ở với
Đức Giê-su Ki-tô nhiều hơn chúng ta tưởng. Trong những cơn gian nan khốn khó
suốt trên đường đời, Đức Giê-su luôn nhìn chúng ta, theo dõi chúng ta.
Nathanael, trong ông : “không có gì gian dối”. Ông đã nhận được ơn mặc
khải về tình yêu của Chúa đang hoạt động trong ông. “Tôi đã thấy anh trước rồi”
nhưng “Anh sẽ còn thấy những điều lớn lao hơn thế nữa”... Ông đã tin và được
hứa cho thấy rõ ràng, sáng suốt một viễn tượng mới về các thực thể với muôn
vật. Và “Anh sẽ thấy trời mở rộng”. Đức Giê-su đã đến : và từ nay trời với đất
được hiệp thông với nhau. “Thiên Thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên
con người”
Những sứ
giả của Thiên Chúa
Ngày nay chúng
ta không còn quen nhiều với các Thiên Thần nữa , ngay cả tên các Tổng Lãnh
Thiên Thần Mi-ca-e, Gabriel và Raphael. Chúng ta nhưng hơn cả là Thiên Thần
Gabriel trong việc truyền tin : Ngài đã được sai đến với Đức Ma-ri-a để báo tin
đầy ơn phúc cho Đức Ma-ri-a, theo Kinh Thánh, các Thiên Thần được dựng lên để
chầu chung quanh Thiên Chúa và đưa lời Chúa. Các Thiên Thần còn hướng dẫn chúng
ta ngợi khen Thiên Chúa và vâng lời Thiên Chúa, Đấng tạo thành chúng ta, các Ngài
can ngăn chúng ta khỏi co dúm, cuộn mình lại trong chiều kích thấp hèn hư nát
của tạo vật, nhắc nhở chúng ta thuộc một cộng đồng siêu việt cao cả, hoàn toàn
hướng lên Đức Ki-tô, trong ngôi vị của Con Người là đường dẫn lên Thiên Chúa,
đang mở ra trước mắt chúng ta một trời mới, đất mới lớn lao vô cùng : chúng ta
có biết lắng nghe tiếng các thiên thần tuyên dương ca tụng Thiên Chúa không?
Một liên kết mới
giữa chúng ta và Thiên Chúa, phúc cho ai thấy và sống trong tình liên kết đó.
Tôi yêu chuộng
một thứ vũ trụ đông đảo các Thiên Thần hơn cả cái vũ trụ trống rỗng và lạnh
ngắt đang ở trước mắt chúng ta. Các Thiên Thần sống hòa hợp với Thiên Chúa
tuyệt vời hơn là loài người được Đức Ki-tô đưa về sống với Thiên Chúa.
J.M
Các Tổng Lãnh Thiên Thần Micae - Gabriel - Raphael
Hôm
nay Giáo Hội mừng kính tổng lãnh các Thiên Thần Micae, Gabriel và Raphael, đây
là tên tuổi của ba vị Thiên Thần đã được Kinh Thánh nhắc đến nhiều lần, và khi
nói đến các Thiên Thần là nói đến vô số. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu xác
quyết với các môn đệ của Ngài về sự hiện hữu của các Thiên Thần, đây chính là
mầu nhiệm gắn liền với những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Khi tự tỏ bày cho loài
người, Thiên Chúa cũng một trật mạc khải cho chúng ta về thế giới của các Thiên
Thần.
Một
trong những dấu chỉ thời đại mang nhiều ý nghĩa, là hiện nay tại những nước văn
minh như Hoa Kỳ, sách vở liên quan đến các thiên thần được xếp vào một trong
những loại bán chạy nhất, ngày càng có nhiều người tin tưởng vào sự hiện diện
chở che của thiên thần trong cuộc sống của họ.
Vào
tháng 12 năm 1993, một cuộc thăm dò được tờ báo Time và đài truyền hình thực
hiện, cho thấy rằng có đến 69% người dân Mỹ tin sự hiện hữu của các Thiên Thần.
Một cuộc thăm dò khác được thực hiện trước đó cũng tìm thấy rằng, 75% dân Mỹ
tin có thiên thần.
Ðầu
thập niên 1970, một nhà giảng thuyết nổi tiếng của Hoa Kỳ được tạp chí Time cho
vào danh sách một trong 20,000 những tư tưởng nổi bật nhất của thế kỷ XX đã
viết một cuốn sách có tựa đề: "Các Thiên Thần và Nhân Viên Mật Vụ của
Thiên Chúa". Trong cuốn sách được xem là bán chạy nhất này, tác giả đã
viết: "Các Thiên Thần là một chủ đề mang lại niềm an ủi và phấn khởi lớn
lao cho những người tin Chúa, đồng thời cũng là một thách đố để cho những người
không tin phải tin".
Thật
thế, nếu Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta sự hiện hữu và hoạt động của các
thiên thần, hẳn Ngài cũng muốn cho chúng ta cảm nghiệm hơn về mầu nhiệm tình
yêu của Ngài. Dù chúng ta có thấy các thiên thần hay không, dù các ngài có đến
với chúng ta như thần linh hay dưới hình bóng người phàm, thì lời cầu xin của
chúng ta luôn được đáp trả. Thiên Chúa hằng can thiệp vào cuộc sống của chúng
ta cách diệu kỳ, niềm tin nơi sự hiện diện và hoạt động của các thiên thần luôn
nhắc nhở chúng ta điều đó. Quả thật, cuộc sống của chúng ta được dệt bằng phép
lạ từ giây phút đầu tiên được tạo thành trong lòng mẹ cho đến lúc chào đời rồi
lớn lên, mỗi một nhịp đập của trái tim, mỗi một hơi thở của chúng ta không là
phép lạ sao?
Với
mỗi người Chúa âu yếm nói: "Ta đã gọi con bằng tên con, con thuộc về
Ta". Chúa Giêsu đã có lý khi mời gọi chúng ta nên giống như trẻ thơ, bởi
vì trẻ thơ không ngừng ngây ngất trước những điều kỳ diệu và những phép lạ của
cuộc sống. Người lớn thì trái lại thường bị cuốn xoáy trong dòng đời nên dễ
đánh mất khả năng chiêm ngắm trước những điều kỳ diệu và các phép lạ của cuộc
sống.
Thiên
Chúa yêu thương mỗi người, Thiên Chúa không ngừng bao bọc che chở chúng ta bằng
sự hiện diện của vô số các thiên thần. Ðó phải là niềm tin hôm nay khi mừng
kính các thiên thần Micae, Gabriel và Raphael, Giáo Hội muốn mời gọi chúng ta
hâm nóng lại. Thiên Chúa đã ban cho cuộc sống chúng ta như một phép lạ, nhờ các
sứ thần của Ngài, Ngài hướng dẫn và che chở chúng ta trong từng đường đi nước
bước của chúng ta.
Nguyện
xin các thiên thần nhất là thiên thần bản mệnh của mỗi người luôn nhắc nhở ta,
để ta luôn tiến bước trong tin yêu và hy vọng nơi Thiên Chúa là tình yêu.
(Trích
trong ‘Sống Tin Mừng’ – R. Veritas)
Ngày 29
CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẨN
MICHAEL, GABRIEL, RAPHAEL
Nghe những lời của Đức Maria, nhìn vào thái độ và chiều sâu tâm
linh của Mẹ. Bằng sự suy niệm lâu dài, bạn sẽ trở nên giống Mẹ, có một con tim
rộng mở, sẵn sàng để Thiên Chúa lấp đầy.
Jean Lafrance
Giáo Hội đã chứng nghiệm rằng Thiên Chúa
đã đi vào tâm hồn con người qua mọi nẻo đường của cuộc sống như thiên thần
Raphaël đã làm cho Tobie
Giữa
thiên thần và chúng ta có một điều gì đó mang tính vĩnh viễn. Ngay cả khi chúng
ta say ngủ thì bàn tay Ngài vẫn ấp ủ chở che... Trên mặt đất, nơi chúng ta đang
sống và chia sẻ mọi thắng bại của Người Con Chí Thánh đang nói về Cha chúng ta.
Nhưng chính xác là cái gì đang xảy ra
giữa chúng ta? Điều đó có liên quan gì giữa Ngài và chúng ta không? A ! Đó là
những điều tốt lành được thực hiện qua đôi tay! Tôi nghe thấy ánh sáng từ bên
trong của một lương tâm tốt lành.
Thật sự,
trong Phúc Âm đã từng nói: Phúc cho những ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ
nhìn thấy Thiên Chúa (Mt 5,8) Thiên thần bản mệnh không ngừng đế ý quan tâm họ.
Paul Claudel
Hạnh Các Thánh
Ngày 29 tháng 9
CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MICAE,
GABRIE VÀ RAPHAE
Tổng Lãnh Thiên Thần Micae. |
Tinh thần phụng vụ không cho
chúng ta tách biệt các thiên thần và các vị tổng lãnh thiên thần. Vì thế từ
lâu, lễ kính Tổng lãnh Micae cũng là lễ kính các thiên thần. Bộ kinh lễ nói lên
bổn phận chung chúng ta phải có đối với tất cả đạo binh thiên quốc. Đạo binh
này hết sức đông đảo và giữ một vai trò quan trọng trong Kinh thánh. Tuy nhiên,
các ngài không mang một tên nào rõ rệt, trừ Đức tổng thần Micae và sứ thần
Gabrie mà tiên tri Đaniel và thánh sử Luca nói đến cách rõ rệt. Sau cùng tổng
lãnh thiên thần Raphae, vai trò chính trong truyện ông Tôbia. Đức Raphae đại
diện cho bảy vị tổng lãnh “hầu toà Thiên Chúa” (Tob 12,15). Còn Đức Micae, tên
ngài có nghĩa là “Ai bằng Thiên Chúa?”. Đó là lời tuyên chiến thốt ra từ miệng
những thiên thần trung tín chống lại thần dữ kiêu ngạo để suy tôn quyền tối cao
Đấng Tạo Thành.
Lần giở lại những tác phẩm thời
Giáo hội sơ khai, chúng ta thấy người ta còn kể thêm nhiều tên các thiên thần
khác. Nhưng năm 745, tại công đồng Latêranô, Đức Giáo Hoàng Zacharia đã tuyên
bố: “Giáo hội Kitô chỉ nhìn nhận ba tên gọi chính thức của các thiên thần:
Micae, Gabrie và Raphae.
Đến sau các nhà thần học, căn cứ
vào những danh từ dùng trong sách được linh ứng, phân chia các thiên thần thành
chín phẩm và đặt thiên thần Micae làm tổng lãnh phẩm thứ tám, tức là phẩm các
thiên thần “sốt mến” (Cherubim).
Sở dĩ các nhà thần học đã có
thâm ý đặt Đức Micae là tổng lãnh thiên thần; vì theo nhiều tác giả thời danh,
chính ngài đã lãnh nhận nhiều sứ mệnh trong thời ông bà nguyên tổ sau khi bị
đuổi ra khỏi địa đàng, ngăn tay ông Abraham không cho giết Isaác, vật lộn với
Giacóp, hướng dẫn dân Do thái qua sa mạc, mai táng xác ông Maisen, cứu trợ tiên
tri Êlia trong sa mạc, tàn sát quân đội xứ Assyria…
Nhưng đặc biệt hơn cả, người ta
đồng thanh kính tôn Đức Micae là “Vị chiến thắng Satan”. Tiên tri Đaniel, nhất
là thánh Gioan tông đồ, đã khéo tả như sau: Khi ấy trận chiến bùng nổ trên
trời, thánh Micae và các thiên thần thuộc quyền chiến đấu với Satan và các thần
dữ. Chúng chống trả lại mãnh liệt, nhưng cuối cùng bị thảm hại và bị đuổi khỏi
nước trời… Và bấy giờ tôi nghe từ trên trời kêu xuống: “Từ nay, chiến thắng,
quyền lực và đế vương hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa chúng ta và quyền thống trị
là của Chúa Kitô Con Người”, vì kẻ tố cáo anh em chúng ta đã bị triệt hạ… (Kh
12, 7-18). Rồi thánh Micae tổng lãnh cơ binh thiên quốc mà tiên tri Đaniel đã
mô tả (10-12) như người bảo trợ dân Israel , thì trong Tân ước lại được
kể như vị bênh vực Giáo hội và từng người tín hữu.
Là Đấng bảo trợ Giáo hội và thủ
lãnh các thiên thần hầu quanh bàn thờ Chúa, thánh Micae đương nhiên là người
trung gian giữa loài người và Thiên Chúa. Từ lâu Giáo hội vẫn nhận tổng thần
Micae hằng dâng lễ. Lúc xông hương, thầy cả kêu cầu đến lời bầu cử của tổng
lãnh Micae hằng đứng bên phải bàn thờ dâng hương. Và đó cũng là lý do khiến
người ta hiểu rằng vị sứ thần tay cầm bình hương vàng đứng cạnh bàn thờ (Kh 7, 3-4)
được nói đến trong cuốn Khải huyền là chính tổng lãnh Micae. Cũng thế, từ thế
kỷ XII, các nhà chú giải Kinh thánh nghĩ rằng chính tổng lãnh thiên thần Micae
đã hiện ra với ông Giacaria ở bên hữu bàn thờ (Lc 1,11). Nhưng còn của lễ nào
được khẩn thiết dâng lên Thiên Chúa bằng lòng thống hối của chúng ta. Trong
kinh cáo mình, sau khi cậy nhờ Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta cầu cứu với thánh
Micae. Ngài còn xin ơn tha thứ và hộ vực chúng ta chiến đấu với Satan, đặc biệt
trong giờ hấp hối. Vì thế chúng ta hãy sốt sắng hợp ý với Giáo hội khi kêu danh
ngài trong kinh cầu các thánh! Chúng ta kêu cầu ngài cho người hấp hối, và cả
những linh hồn quá cố nữa. Phải chăng, vì thâm hiểu giáo lý Chúa Kitô muốn dạy
chúng ta qua dụ ngôn “Ông Lagiarô nghèo khó được các thiên thần mang về đặt lên
lòng tổ phụ Abraham” (Lc 16,22), “Giáo hội dành cho các thiên thần và riêng
thánh Micae một chỗ đặc biệt trong kinh lễ các linh hồn”.
Trong bài ca chiến thắng “Bước
vào thiên quốc” (In paradisum) Giáo hội hát: “Chớ gì các thiên thần dẫn linh
hồn về thiên quốc, các thánh tử đạo tiếp nhận linh hồn đến và đưa linh hồn về
nơi an nghỉ vĩnh cửu cùng với Lagiarô, con người nghèo khi xưa”. Rồi trong kinh
dâng lễ, Giáo hội lại hát: “Ước gì tổng lãnh Micae dẫn đưa các linh hồn về nơi
ánh sáng ngàn cực thánh”.
Vì thế, chúng ta không lạ gì
ngay từ thế kỷ đầu, các tín hữu đã có những phong trào tôn sùng đặc biệt đối
với các thiên thần và riêng thánh Micae. Tâm tình đạo đức này nhiều khi thái
quá đến nỗi thánh Phaolô tông đồ đã phải cực lực phản đối: “Có những người cho
các thiên thần là thần minh đệ nhị cấp, những người khác táo bạo hơn dám đặt
các thiên thần trên Ngôi Lời Nhập Thể…” (Cl và Dt). Người ta phải đợi mãi đến
thế kỷ III Giáo hội mới định rõ rệt về sự tôn kính các thiên thần ở cổ thời, bằng
những ngày lễ “Cung hiến các đại giáo đường”.
Giáo hội Đông phương tôn sùng
đặc biệt thánh tổng lãnh Micae. Ngoài ba ngày lễ trọng hằng năm, người Đông
phương còn có thói quen nhận tên đệm là Micae để xin ơn “hộ phù”.
Giáo hội Tây phương cũng rất tôn
kính Tổng lãnh Micae. Cuốn sách tử đạo của dòng thánh Giêrônimô chép rằng:
“Ngày 29 tháng 9 là ngày cung hiến đại giáo đường thánh tổng thần Micae trên
đường Salaria, cách Rôma sáu dặm đường. Lòng sùng kính này được phổ biến khắp
Giáo hội Tây phương nhờ ba lần Đức Micae hiện ra. Lần đầu tiên, thánh Grêgôriô
Cả, trong buổi kiệu cầu cho khỏi bệnh dịch, đã nhìn thấy Đức Micae hiện ra, tay
cầm gươm đứng trên lăng ông Hadrien. Lần thứ hai Đức Micae lại hiện ra với một
người chăn chiên tên là Gargan truyền ông phải liệu xây một nhà thờ gần thánh
hang trên núi thánh Micae. Cũng tại đây, Ngài lại hiện ra với thánh Giám mục
Albêrtô. Lòng sùng kính lan tràn đến đâu, người ta ở đấy thi nhau xây cất nhiều
nhà thờ, nhiều kỳ đài dâng kính thánh Tổng lãnh. Nhiều nước, nhiều miền và
nhiều địa phận đã nhận thánh Micae làm đấng hộ thủ.
Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel |
*
* *
Không ai có thể kể lại được đời sống của một
sứ thần Thiên Chúa. Tuy nhiên người ta có thể kể lại câu truyện về việc sứ thần
khi ngài vâng lệnh Chúa can thiệp vào lịch sử nhân loại, hoặc chung hoặc riêng.
Riêng hôm nay, chúng ta đọc truyện thánh Raphae tổng lãnh thiên thần. Câu
truyện còn ghi lại rõ rệt trong sách Tôbia thuộc bộ Thánh kinh của Giáo hội.
Câu truyện ấy được tóm tắt như
sau: Ông Tôbia già vốn là người Do thái chính trực và nhân đức. Ông bị lưu đầy
sang Assyria và đã bị mù mắt vì một tai nạn.
Bởi thế, ông thường bị bà vợ tên là Hana nhiếc mắng. Bà cho rằng mọi tai nạn đổ
xuống gia đình chỉ tại ông quá bận tâm đến những công việc bác ái và quá lo
lắng về công bằng. Tôbia cảm thấy khổ tâm, nhưng ông vẫn trung thành sống theo
chân lý và cố gắng làm việc lành với lòng kính sợ Giavê Thiên Chúa. Ông thường
kêu xin với Chúa: “Lạy Chúa Giavê, Chúa là Đấng chí công và mọi việc Chúa đều
chính trực. Mọi đường Chúa đi tràn đầy ân sủng và chân lý. Chúa là Đấng phán
xét muôn dân. Giờ đây xin Chúa hãy nhìn đến tôi, hãy nhớ đến tôi…” (Tb 3,2).
Trong khi đó, Sara con gái của
ông Raguel, bà con với ông Tôbia cũng bị phát lưu sang Mêđia. Nàng thường bị
đứa đầy tớ gái sỉ nhục vì bảy lần kết hôn là bảy lần chồng chết ngay sau tiệc
cưới. Vì thế, mỗi lúc bị bêu xấu, nàng ra cửa sổ giơ tay lên trời cầu nguyện
với Giavê: “Lạy Giavê nhân từ, ước gì danh Chúa được chúc tụng muôn đời. Và mọi
công trình Chúa sáng tạo, ca ngợi Chúa mãi ngàn năm. Giờ đây, con ngước mắt
nhìn về Chúa, xin Chúa mau cứu thoát con…” (Tb 3,11).
Tôbia và Sara mỗi người ở một
chân trời, nhưng cùng chung một hoàn cảnh, một tâm trạng của kẻ sống lưu đầy
luôn bị xỉ nhục, nhưng cùng cậy trông vào Chúa Giavê. Nỗi niềm chân thành của
họ đã thấu đến toà Chúa. Người nhận việc họ làm và lời họ cầu xin. Người sai sứ
thần Raphae đến cứu chữa họ: chữa cho Tôbia khỏi mù và cứu Sara khỏi số phận
oan nghiệt mà quỷ dữ đã gây nên. Vì thế, chữ Raphae có nghĩa là “Thiên Chúa
chữa”.
Vậy, một hôm Tôbia cha sai con
trai là Tôbia sang Mêđia đòi lại số bạc còn gởi nhà ông Raguel. Cùng lúc ấy, sứ
thần Raphae được lệnh lấy hình một người đàn ông mang tên là Arazias để làm bạn
đồng hành với Tôbia. Tới bờ sông Tigeri họ thấy một con cá to nằm ngay mé bờ.
Sứ thần liền bảo Tôbia mổ lấy gan con cá ấy đưa về làm thuốc chữa bệnh. Khi tới
gần nhà Raguel, trước khi chia tay sứ thần bảo cho Tôbia biết: Sara là người
được ơn trên định làm bạn trăm năm với chàng. Vì thế, ngay chiều nay chàng hãy
đến xin cưới nàng. Sứ thần cũng trấn tĩnh Tôbia về chuyện Sara đã chết bảy đời
chồng ngay sau ngày cưới. Sứ thần bảo lấy gan cá vừa được, đốt thành than sẽ
cứu Sara khỏi bàn tay quỷ ác. Quả thế, vì hơi gan cá, quỷ đã đào tẩu sang Ai
cập. Sứ thần Raphae đuổi theo đến tận nơi và xích quỷ dữ lại (Tb 8,3).
Trong khi bận sửa soạn tổ chức
tiệc cưới, Tôbia đã cậy sứ thần Thiên Chúa đến đòi tiền nơi Raguel. Tiệc cưới
kéo dài tới hai tuần mới mãn hạn. Sau đó đôi vợ chồng trẻ lên đường trở về gia
đình. Nơi đây ông Tôbia cha đang nóng lòng chờ đợi con về. Như lúc đi, trên
đường về, sứ thần Raphae cũng đồng hành với họ. Khi gần tới nhà, sứ thần cùng
Tôbia đi về trước. Người bảo Tôbia đốt gan cá, lấy tro xức lên mắt cho thân
phụ. Lúc vừa vào nhà, Tôbia giang tay ôm lấy mẹ, rồi ôm lấy cha. Chàng lấy tro gan
cá sức lên mắt cha như lời sứ thần dạy. Xức xong chưa đầy một phút thì ôi lạ
thay, người mù đã được nhìn thấy. Cả nhà đều đồng thanh cảm tạ Chúa. Họ hân
hoan trao cho nhau những nụ hôn bình an. Vừa lúc đó, Sara ở ngoài bước vào,
niềm vui sướng và tâm tình biết ơn Thiên Chúa lại trào dâng trong lòng mọi
người. Một lần nữa tiệc cưới lại được tổ chức linh đình.
Khi xong tiệc cưới, ông Tôbia
truyền cho người con trai lấy tiền bạc để hậu tạ người bạn đồng hành hiếm có
ấy. Bấy giờ sứ thần mới nói rõ chức vụ của mình: “Ta là Raphae, một trong bảy
sứ thần luôn túc trực bên toà vinh hiển của Thiên Chúa. Ta đã dâng những lời
cầu nguyện của ông lên cùng Thiên Chúa. Vì ông đẹp lòng Chúa, nên ông đã phải
qua cơn thử thách. Và đây, Chúa sai ta đến để chữa ông, để trừ quỷ cho Sara con
dâu ông”. (Tb 12, 15…)
Ngày nay, không còn ai hồ nghi
về giá trị lịch sử của sách truyện Tôbia. Đọc câu truyện trên, chúng ta thấy
hiển hiện một ý nghĩa thâm thúy với những lời văn rất tế nhị và hấp dẫn. Sống
trên dương thế đầy thử thách, chúng ta phải bắt chước Tôbia và Sara hướng lòng
về Chúa và trông cậy ở nơi Người. Và tâm tình chính yếu phải có là ca tụng vinh
danh Chúa. Nhưng ai sẽ đem lời cầu nguyện của chúng ta lên toà Chúa, ai là
người còn có sứ mệnh nâng đỡ, an ủi và giải thoát cho những tâm hồn công chính?
Thánh tổng thiên thần Raphae là một trong những sứ thần đầy ân tình và sẵn sàng
lãnh nhận sứ mệnh trung gian ấy!
*
Tổng Lãnh Thiên Thần Rafael |
* *
Riêng về việc tôn kính các thiên thần, có lẽ
nó cũng kỳ cựu như chính lịch sử Kitô giáo. Cả hai cùng bắt nguồn từ Do thái
giáo. Tuy nhiên, việc tôn kính các thiên thần được phổ biến sâu rộng kể từ mấy
thế kỷ đầu, đặc biệt ở Giáo hội Đông phương, thánh Raphae được kính đồng hàng
với thánh Micae và Gabrie. Tại một hòn đảo ở gần Alexanđria , người ta xây một nhà thờ đồ sộ
dâng kính thánh Raphae với một truyền thuyết rất ly kỳ. Lòng tôn kính các thiên
thần từ Đông phương dần dần phổ biến sang Giáo hội Tây phương, với những lời
kêu xin trong kinh cầu. Phong trào này có lẽ khởi sự dưới thời Đức Giáo Hoàng
Sergiô cuối thế kỷ thứ VII. Đến sau, công đồng Soissons năm 774 và công đồng
Rôma năm 715 đã xác định riêng về việc tôn kính ba Tổng lãnh thiên thần Raphae,
Micae và Gabrie mà Thánh kinh đã nói đến một cách rõ rệt. Đến thế kỷ thứ XV,
người ta cổ động một phong trào tôn sùng thánh Raphae với chức vụ là quan thầy
của khách lữ hành. Tiếp đó thế kỷ XVI và XVII, trước phản ứng của Lutherô và
Canvin, người ta càng hâm mộ thánh Raphae. Dòng Đức Mẹ chuyên việc chuộc lại
các tù nhân và nô lệ đã được Toà thánh cho đọc những kinh nguyện kính thánh
Raphae “vị Sứ thần của linh dược và hành trình”. Rồi năm 1683, một sắc lệnh
khác ban cho các nước thuộc quyền Tây Ban Nha được dâng lễ riêng kính thánh
Raphae. Từ đó việc tôn sùng thánh Tổng lãnh thiên thần được phổ biến khắp năm
châu.
Ngày lễ kính thánh thiên thần
Raphae lúc đầu không xác định. Sách lễ đời trung cổ cho di chuyển tùy thói quen
mỗi địa phương. Mãi tới năm 1921, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV mới ra sắc lệnh
định rõ ngày lễ vào ngày 24 tháng mười mỗi năm.
Người ta tôn kính thánh Tổng
lãnh thiên thần Raphae với nhiều ý nghĩa. Nhưng đặc biệt hơn cả là để xin ngài
ban sức khỏe phần hồn và phần xác như đã được bộc lộ rõ rệt trong lời kinh sau
đây: “Lạy Tổng lãnh, xin mau mau đến cứu chúng con. Tên người là ‘thần dược của
Thiên Chúa’, xin chữa chúng con khỏi mọi bệnh tật phần xác và ban cho chúng con
lời trăn trối đầy sức khỏe tâm thần.
Sau Công đồng Vaticanô II, phụng
vụ kính chung ba Đức Tổng thần vào ngày 29.9 với bậc lễ kính.
Thứ Bẩy 29-9
Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Gabrien và Raphaen
C
|
ác thiên thần - là sứ giả của Thiên Chúa - thường xuất hiện trong
Kinh Thánh, nhưng chỉ có các thiên thần Micae, Gabrien và Raphaen là có tên.
Thánh Micae xuất hiện trong thị kiến của tiên tri Daniel như
"hoàng tử vĩ đại" bảo vệ Israel chống lại quân thù; trong Sách Khải
Huyền, người dẫn đầu đạo binh Thiên Chúa chiến đấu với ma quỷ trong trận chiến
vẻ vang sau cùng. Việc sùng kính Thánh Micae là sự sùng kính thiên thần lâu đời
nhất, xuất phát từ Ðông Phương trong thế kỷ thứ tư. Cho đến thế kỷ thứ năm thì
Giáo Hội Tây Phương mới bắt đầu mừng lễ kính Thánh Micae và các thiên thần.
Thánh Gabrien cũng xuất hiện trong thị kiến của tiên tri Daniel,
công bố vai trò của Thánh Micae trong hoạch định của Thiên Chúa. Sự xuất hiện
của Thánh Gabrien mà nhiều người còn nhớ là khi hiện ra với trinh nữ Maria, mẹ
Ðấng Cứu Thế.
Hoạt động của Thánh Raphaen chỉ giới hạn trong câu chuyện của ông
Tobit thời Cựu Ước. Trong chuyện này người xuất hiện để dẫn dắt con ông Tobit
là Tobia qua những cuộc mạo hiểm dị thường mà sau cùng dẫn đến một kết quả thật
tốt đẹp: Tobia kết hôn với Sarah, ông Tobit được chữa khỏi mù mắt và tài sản
của gia đình ông được hồi phục.
iệc kính nhớ Thánh Gabrien (24-3) và Raphaen (24-10) được thêm vào
niên lịch Giáo Hội La Mã trong năm 1921. Vào năm 1970, khi duyệt lại niên lịch,
Giáo Hội đã đưa ngày lễ kính hai vị vào chung một ngày với Thánh Micae.
Lời Bàn
Mỗi một tổng lãnh thiên thần nói trên đều có một nhiệm vụ đặc biệt
trong Kinh Thánh: Thánh Micae bảo vệ; Thánh Gabrien truyền tin; Thánh Raphaen
hướng dẫn. Trước đây người ta tin rằng những biến cố không thể giải thích được
là do hành động của các thực thể thần linh, nhưng ngày nay khoa học có cái nhìn
khác biệt và cảm nhận khác biệt về nguyên nhân và hậu quả. Tuy nhiên, người tín
hữu vẫn cảm nhận được sự bảo bọc, sự liên hệ và sự hướng dẫn của Thiên Chúa
trong những phương cách không thể giải thích được. Chúng ta không thể coi
thường vai trò của các thiên thần.
Bài đọc 2
Các tổng lãnh thiên thần Mi-ca-en,
Ra-pha-en và Gáp-ri-en
Trích bài giảng của thánh Ghê-gô-ri-ô Cả,
giáo hoàng, về Tin Mừng.
Nên biết rằng “thiên sứ” là danh từ chỉ
chức vụ chứ không chỉ bản tính, bởi các thánh thiên thần ở trên trời bao giờ
cũng là thiên thần, nhưng không phải bao giờ cũng được gọi là “thiên sứ”. Các
vị ấy chỉ là “thiên sứ” khi được sai đi loan báo một điều gì thôi. Các vị loan
báo điều nhỏ thì gọi là “thiên sứ”, còn vị nào loan báo điều gì lớn thì gọi là
“Tổng lãnh thiên sứ”.
Quả thế, không phải bất cứ “thiên sứ” nào
cũng được sai đến với Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, mà phải là tổng lãnh thiên sứ
Gáp-ri-en, vì một thiên sứ cao cả đến loan báo một việc hệ trọng thì thật là
chính đáng. Người ta cũng biết đến một số vị nhờ các tên riêng, để thấy được
công việc của các ngài qua những danh xưng đó. Trong thành thánh trên trời, nơi
tri thức đạt tới mức hoàn hảo nhờ ơn hưởng kiến Thiên Chúa toàn năng thì không
cần có tên riêng, vì đâu phải không có tên mà ngôi vị các ngài không được biết
đến. Nhưng chỉ khi nào đến với chúng ta để thi hành một tác vụ, thì ở giữa
chúng ta các ngài mới mang tên gọi liên quan đến tác vụ đó. Vì thế, Mi-ca-en có
nghĩa là “Ai bằng Thiên Chúa”, Gáp-ri-en có nghĩa là “Sức mạnh của Thiên Chúa”
và Ra-pha-en có nghĩa là “Linh dược của Thiên Chúa”.
Mỗi khi cần đến sức mạnh diệu kỳ, thì đức
Mi-ca-en được phái tới, để nhờ hành động và danh hiệu của người, chúng ta hiểu
được rằng không ai làm nổi việc mà chỉ có Thiên Chúa mới làm được. Bởi vậy, vì
kiêu ngạo, kẻ cựu thù kia đã muốn nên giống Thiên Chúa, khi dám nói : “Ta sẽ
lên trời, ta sẽ dựng ngai ta trên cả các vì sao của Thiên Chúa … ta sẽ nên như
Đấng Tối Cao.” Trong ngày tận thế, lúc còn được thi thố sức mạnh của mình,
trước khi chịu khổ hình đời đời kiếp kiếp, nó sẽ giao chiến với tổng lãnh thiên
sứ Mi-ca-en, như lời thánh Gio-an nói : Có cuộc giao chiến với tổng lãnh
thiên sứ Mi-ca-en.
Cũng thế, thiên sứ Gáp-ri-en mệnh danh là
“sức mạnh của Thiên Chúa” được sai đến với Đức Ma-ri-a làm sứ giả loan báo Đấng
đoái thương xuất hiện như một kẻ hèn mọn để chiến đấu chống với những quyền lực
trên không. Vậy phải nhờ “sức mạnh của Thiên Chúa” mà loan báo Đấng là Đức Chúa
nắm giữ quyền lực và oai hùng khi xuất trận sắp ngự đến.
Như đã nói, thiên sứ Ra-pha-en cũng được
giải nghĩa là “linh dược của Thiên Chúa”, vì khi người chạm tới đôi mắt của ông
Tô-bi-a như làm công việc chữa bệnh, thì người xua tan bóng tối là sự mù loà.
Vậy, gọi đấng được sai đến để chữa lành là “linh dược của Thiên Chúa” thì thật
là đích đáng.
Lời nguyện
Lạy Chúa là Ðấng thượng trí vô song, Chúa đã muốn cho thiên thần
và người thế cộng tác vào chương trình cứu độ. Xin cho các thiên thần đang phục
vụ Chúa trên trời cũng luôn luôn phù hộ chúng con ở dưới đất. Chúng con cầu
xin...
(trích
bài đọc giờ Kinh Sách ngày 29 tháng 9 – bản dịch của nhóm CGKPV)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét