16/05/2014
Thứ Sáu sau Chúa Nhật
IV Phục Sinh
Bài
Ðọc I: Cv 13, 26-33
"Thiên
Chúa đã làm trọn lời hứa khi cho Ðức Giêsu sống lại".
Trích
sách Tông đồ Công vụ.
Trong
những ngày ấy, khi Phaolô đến Antiôkia thuộc xứ Pisiđia, ông lên tiếng trong hội
đường rằng: "Thưa chư huynh, con cháu Abraham, và những người kính sợ
Thiên Chúa ở giữa chư huynh, lời cứu độ đó đã được rao giảng cho chư huynh. Những
người cư ngụ ở Giêrusalem và các thủ lãnh của họ đã không nhìn nhận Ðức Giêsu
và các lời tiên tri mà họ đọc mỗi ngày Sabbat; thế mà họ đã làm ứng nghiệm lời
tiên tri khi lên án Người. Và dầu không thấy nơi Người lý do nào đáng phải chết,
họ cũng xin Philatô cho giết Người. Và khi đã hoàn tất mọi điều đã chép về Người,
họ đã tháo Người xuống khỏi cây thập giá và mai táng Người trong mồ. Nhưng
Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết vào ngày thứ ba. Và trong nhiều
ngày, Người đã hiện ra với những kẻ đã cùng với Người từ Galilêa lên
Giêrusalem. Bây giờ những kẻ đó là những chứng nhân của Người trước mặt dân
chúng.
"Phần
chúng tôi, chúng tôi loan báo cho chư huynh hay rằng: lời hứa ban cho tổ phụ
chúng ta, Thiên Chúa đã làm hoàn tất cho chúng ta là con cháu các ngài, khi làm
cho Ðức Giêsu sống lại, như đã chép trong thánh vịnh thứ hai rằng: 'Con là Con
Cha, hôm nay Cha đã sinh ra Con' ".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 2, 6-7. 8-9. 10-11
Ðáp: Con là thái tử
của Cha, hôm nay Cha đã sinh thành ra Con (c. 7).
Hoặc
đọc: Alleluia.
Xướng:
1) Chính Ta đã đặt vương nhi Ta trên Sion, núi thánh của Ta. Ta sẽ tuyên rao
thánh chỉ của Chúa: Chúa đã phán bảo cùng Ta: "Con là thái tử của Cha, hôm
nay Cha đã sinh thành ra Con". - Ðáp.
2)
Hãy xin Cha và Cha sẽ cho Con được chư dân làm phần sản nghiệp, và cùng kiệt
cõi đất làm gia tài. Con sẽ cai trị chúng bằng cây gậy sắt, như bình thợ gốm,
Con đem nghiền nát chúng ra. - Ðáp.
3)
Giờ đây, hỡi các vua, hãy nên hiểu biết, quân vương mặt đất nên giác ngộ. Hãy
kính sợ làm tôi Chúa và hân hoan mừng Người, hãy khiếp run tỏ bày sự vâng phục
Chúa. - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia,
alleluia! - Chúa Kitô đã sống lại ra khỏi mồ, Người đã chịu treo trên thập giá
vì chúng ta. - Alleluia.
Phúc
Âm: Ga 14, 1-6
"Thầy
là đường, là sự thật và là sự sống".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Lòng các con đừng xao xuyến.
Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở, nếu
không, Thầy đã nói với các con rồi; Thầy đi để dọn chỗ cho các con. Và khi Thầy
đã ra đi và dọn chỗ các con rồi, Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy, để Thầy
ở đâu thì các con cũng ở đó. Thầy đi đâu, các con đã biết đường rồi". Ông
Tôma thưa Người rằng: "Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao
chúng con biết đường đi?" Chúa Giêsu đáp: "Thầy là đường, là sự thật,
và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Thầy
Sẽ Trở Lại Với Các Con
Anh
chị em thân mến!
Cuộc
"trở lại" nào cũng được khởi đầu bằng sự ra đi. Có ra đi mới có trở lại.
Thế nhưng, cũng có những cuộc ra đi không bao giờ trở lại. Ra đi không trở lại
vì nơi xuất phát của việc ra đi chẳng còn gì có thể lưu luyến người đi. Ði để cởi
bỏ một qua khứ đau buồn, đi để trốn trách nhiệm, đi để tránh những ràng buộc
theo đuổi. Chân vừa cất bước đi thì lòng đã rộn ràng niềm vui.
Những
cuộc ra đi ngày chẳng bao giờ có hứa hẹn. Hoặc nếu có thì cũng chỉ là những lời
giả dối đầu môi để dễ dàng trốn thoát. Hứa hẹn làm gì khi mắt chưa khuất mà
lòng đã xa. Gặp lại nhau làm gì khi đã đào sẵn hố sâu ngăn cách. Người ta chỉ hứa
hẹn khi chân phải bước mà lòng chẳng muốn rời.
Hứa
hẹn là gởi gắm sự hiện diện cho người ở lại. Lời hứa trở lại diễn tả một sự gắn
bó tha thiết, dù mãi tận nơi đâu thì tâm hồn vẫn kề bên với người ở lại. Lời hứa
trở lại có sức xoa dịu nỗi đau bằng viễn ảnh hạnh phúc, ngày tái ngộ lời hứa sẽ
vượt thắng những buồn đau hiện tại. Dù rằng thời gian đợi chờ bao giờ cũng dài
dẳng lê thê.
Khi
Chúa Giêsu sắp từ giã các môn đệ để ra đi trở về cùng Cha, bấy giờ các môn đệ u
buồn xao xuyến. Thật vậy, làm sao mà chẳng có u buồn khi đã có ba năm tình
nghĩa Thầy trò vui buồn sướng khổ bên nhau. Làm sao mà chẳng xao xuyến âu lo
khi trụ cột gia đình vắng bóng, khi chốn tựa nương không còn.
Chúa
Giêsu đã biết trước điều này và các môn đệ cũng đã thấm thía nỗi buồn khi Thầy
họ tuyên bố ra đi. Bởi thế, Ngài đã giải thích cho họ biết về sự ra đi của
Ngài, và nhất là Ngài hứa sẽ trở lại.
Ngài
ra đi không vì bản thân Ngài, nhưng là vì các tông đồ. Ngài ra đi vì để dọn chỗ
cho các môn đệ, và khi đã dọn xong chỗ thì Ngài sẽ trở lại để đem các ông đi
cùng Ngài.
Còn
gì vui sướng cho bằng khi một người ra đi nhận chịu mọi vất vả gian lao, để tất
cả chỉ vì người ở lại. Như thế, người ở lại sẽ không còn mặc cảm là mình bị bỏ
rơi, bị chối từ. Họ hãnh diện sung sướng vì được người ra đi đặc biệt quan tâm
để ý tới. Bởi thế, thái độ xứng hợp của người ở lại chẳng phải là u buồn than
khóc, hoặc ngồi không chờ đợi, nhưng phải góp sức với người ra đi bằng việc chuẩn
bị sẵn sàng để đến lúc hội ngộ, không còn phải đợi chờ làm giảm đi niềm vui của
sự gặp gỡ nữa.
Vì
thế, nếu biết chuẩn bị thì sẽ làm cho người ở hạnh phúc vui mừng biết bao. Và
còn gì bẽ bàng cho bằng khi trở lại mà chỉ gặp toàn những dửng dưng, thờ ơ. Còn
gì làm buồn lòng Thiên Chúa cho bằng khi Ngài đến gõ cửa tâm hồn mà người ta đã
đóng kín.
Vậy,
khi lãnh nhận niềm tin, người tín hữu Kitô cũng được Chúa Giêsu hứa hẹn. Ngài hứa
hẹn là Ngài sẽ trở lại, trở lại với riêng từng người, và chung tất cả mọi người
trên trần thế này. Khi trở lại, Ngài sẽ đem họ lên nơi Ngài đã dọn chỗ. Họ sẽ
hưởng trọn niềm vui mà hiện tại họ chỉ mới cảm nghiệm được lờ mờ như nhìn hình ảnh
phản chiếu trong gương. Giờ trở lại Ngài không báo trước, nhưng Ngài muốn họ
luôn sẵn sàng như tân nương vui mừng chờ đón tân lang.
Lạy
Chúa, xin cho con biết chọn lời hứa trở lại của Chúa, để làm ngọn đuốc hướng dẫn
ngày sống hiện tại của Chúa, nó sẽ là ngọn lửa hy vọng giúp chúng con thoát khỏi
mạng lưới u buồn của cuộc đời giăng mắc xung quanh chúng con, có ánh sáng ngọn
lửa hy vọng soi chiếu, chúng con sẽ không còn cô đơn vì biết rằng Chúa vẫn hằng
quan tâm đến chúng con. Amen.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Sáu Tuần IV PS
Bài đọc: Acts 13:26-33; Jn
14:1-6.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Mọi điều Thiên Chúa
hứa được hoàn thành bởi Đức Kitô.
Con
người ham sống và sợ chết. Nếu phải đổi tất cả những gì con người có để khỏi phải
chết và được sống muôn đời, họ sẽ sẵn sàng đổi; nhưng cái chết là một thực tại
mà mọi người phải đương đầu với. Con người tự hỏi: Tại sao khát vọng sống ở
trong con người mà cái chết luôn đeo đuổi họ? May mắn cho con người, Chúa Giêsu
đến để cung cấp câu trả lời cho con người bằng cách cho mặc khải cho con người
ý định của Thiên Chúa: Ngài dựng nên con người cho cuộc sống bất tử và có sẵn Kế
Hoạch Cứu Độ để thực hiện điều này.
Các
Bài Đọc hôm nay tập trung trong Chúa Giêsu; Ngài đến để hoàn thành Kế Hoạch của
Thiên Chúa, và mang lại cuộc sống trường sinh cho con người. Trong Sách CVTĐ,
Phaolô đưa khán giả ngược giòng lịch sử để nhìn thấy những gì Thiên Chúa hứa với
dân Do-thái được hoàn thành nơi Đức Kitô, qua Cuộc Thương Khó – cái chết – và sự
Phục Sinh vinh hiển của Ngài. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu mặc khải cho các Tông-đồ
biết về những gì sắp xảy ra cho các ông: Ngài về trời để dọn chỗ và sẽ trở lại
đón các ông về ở với Ngài. Toàn bộ Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa có thể được
tóm gọn trong câu tuyên bố của Chúa Giêsu: "Ta là Đường, là Sự Thật, và là
Sự Sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy."
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Điều Thiên Chúa đã hứa với cha ông chúng ta được thực hiện nơi Đức Kitô.
1.1/
Mọi chuyện xảy ra trong Cuộc Thương Khó của Đức Kitô đã được loan báo trong
Kinh Thánh.
Phaolô
tiếp tục nói với khán giả trong hội đường tại Antioch, Pisidia: "Thưa anh
em, là con cái thuộc dòng giống Abraham, và thưa anh em đang hiện diện nơi đây,
là những người kính sợ Thiên Chúa, lời cứu độ này được gửi tới chúng ta."
Rồi ông nói về sự luận tội, cái chết, và sự mai táng của Đức Kitô:
(1)
Sự luận tội:
"Dân cư thành Jerusalem và các thủ lãnh của họ đã không nhận biết Đức
Giêsu; khi kết án Người, họ đã làm cho ứng nghiệm những lời ngôn sứ đọc mỗi
ngày Sabbath."
Bốn
Bài ca về Người Tôi Trung của Thiên Chúa phải chịu đau khổ để hoàn thành sứ vụ
Thiên Chúa trao trong Sách Ngôn Sứ Isaiah, và nhiều Sách ngôn sứ khác dẫn chứng
điều này.
(2)
Cái chết của Ngài: "Tuy
không thấy Người có tội gì đáng chết, họ vẫn đòi Philatô xử tử." Chính
Philatô đã mang Chúa Giêsu ra cho dân thấy và nói: "Ta không tìm thấy nơi
người này có tội gì để kết án;" nhưng họ càng la to hơn: "Đóng đinh
nó đi! Đóng đinh nó vào Thập Giá!"
(3)
Sự mai táng: "Sau
khi thực hiện tất cả mọi điều Kinh Thánh chép về Người, họ đã hạ Người từ trên
cây gỗ xuống và mai táng trong mồ."
1.2/
Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết: Mặc dù con người đã
từ chối và đóng đinh Chúa Giêsu trên Thập Giá, họ không vô hiệu hóa Kế Hoạch Cứu
Độ của Thiên Chúa, vì Ngài đã cho Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Vì thế, Kế Hoạch
Cứu Độ được hoàn thành, và từ nay, không những Israel và mọi người đều có thể
nhận được ơn cứu độ. Phaolô trưng dẫn những chứng nhân của Tin Mừng Phục Sinh:
(1)
Đức Kitô đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ: "Trong nhiều ngày, Đức
Giêsu đã hiện ra với những kẻ từng theo Người từ Galilee lên Jerusalem. Giờ đây
chính họ làm chứng cho Người trước mặt dân."
(2)
Phaolô và Barnabas làm chứng cho Tin Mừng Phục Sinh: "Còn chúng
tôi, chúng tôi xin loan báo cho anh em Tin Mừng này: Điều Thiên Chúa hứa với
cha ông chúng ta, thì Người đã thực hiện cho chúng ta là con cháu các ngài, khi
làm cho Đức Giêsu sống lại, đúng như lời đã chép trong Thánh vịnh 2: Con là Con
của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con."
2/
Phúc Âm:
Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Chúa Giêsu.
2.1/
Tình yêu Chúa Giêsu dành cho các môn đệ: Đây là những lời tâm huyết của Chúa Giêsu cho các
môn đệ trước Cuộc Thương Khó, như những lời trối trăn của người chết trên giường
bệnh trước lúc hấp hối: "Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và
tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với
anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì
Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Và Thầy
đi đâu, thì anh em biết đường rồi."
2.2/
Đường dẫn đến Chúa Cha:
(1)
Câu hỏi của ông Thomas: "Thưa
Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?"
Câu hỏi của Thomas hợp lý, một người phải biết đích mình muốn đi, trước khi tìm
ra đường để đi tới. Khi hỏi những lời này, Thomas vẫn chưa tin Chúa Giêsu đến từ
trời, nên khi Chúa Giêsu nói Ngài sẽ trở về cùng Cha, ông không nghĩ là Chúa
Giêsu sẽ lên trời. Cho đến khi chính mắt ông nhìn thấy Chúa khi Ngài hiện ra
(Jn 20:26-28), lúc đó ông mới xác tín niềm tin của ông vào Chúa Giêsu, khi kêu
lên: "Lạy Thầy của con! Lạy Thiên Chúa của con" (Jn 20:28).
(2)
Câu trả lời của Chúa Giêsu: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không
ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy." Làm sao một con người có thể tuyên
bố những lời này? Các Tông-đồ có lẽ không hiểu ý nghĩa của câu tuyên bố này khi
Chúa Giêsu nói; nhưng chỉ dưới ánh sáng Phục-sinh, các ông mới có thể nhận ra ý
nghĩa của nó.
Trước
tiên, Chúa Giêsu mặc khải cho con người một "Sự Thật" quan trọng.
Ngài cho con người biết ý định của Thiên Chúa: Thiên Chúa muốn cho con người
không phải chết, nhưng được "Sống" muôn đời. Đây là đích điểm của đời
người, và cũng là đích điểm của Kế Hoạch Cứu Độ. Điều này không lạ, vì Thiên
Chúa dựng nên con người, và Ngài phú bẩm trong linh hồn con người khát vọng được
sống đời đời. Làm sao con người đạt được đích điểm này? Con người không thể tự
mình đạt tới vì con người tội lỗi và không có sức mạnh; nhưng Thiên Chúa đã chuẩn
bị một Kế Hoạch Cứu Độ.
Đây
là "Đường" hay "Cách" mà Thiên Chúa cứu độ con người: Ngài
cho Người Con Một xuống thế gian để gánh tội cho con người. Người Con này hoàn
thành Kế Hoạch bằng cách chịu đau khổ, chịu chết, và sống lại để mang lại sự sống
đời đời cho con người.
Để
con người có thể đạt đích của cuộc đời, họ phải tin vào Đức Kitô và Kế Hoạch Cứu
Độ của Thiên Chúa; đồng thời, họ cũng phải ngang qua con đường mà Chúa Giêsu đã
đi để chuộc tội cho con người, như thánh Phaolô nói: "Nếu chúng ta đã cùng
chết với Đức Kitô, chúng ta sẽ cùng sống lại như Người." Quả thực, chỉ một
mình Đức Kitô có đầy đủ thẩm quyền để nói: "Chính Thầy là con đường, là sự
thật và là sự sống."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
Cuộc
đời chúng ta chỉ có ý nghĩa qua niềm tin vào Đức Kitô. Ngài đến để mặc khải cho
chúng ta ý định của Thiên Chúa, và Ngài sẵn sàng chịu đau khổ và chịu chết để
chúng ta được sống muôn đời. Tất cả mọi biến cố trong Kinh Thánh và trong cuộc
đời chúng ta chỉ tìm thấy ý nghĩa đích thực qua ánh sáng Phục Sinh của Đức
Kitô.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẨY MẦM TUẦN 4 PHỤC SINH
Ga 14,1-6
A. Hạt giống...
Bài giáo lý thứ 6 : Chúa Giêsu là đường.
Cũng trong khung cảnh bữa tiệc ly, Chúa Giêsu
đang nói cho các môn đệ những lời rất thân tình, tha thiết. Ngài báo cho họ
biết Ngài sẽ ra đi, đi đến một nơi mà họ rất lạ. Nhưng Ngài hứa sẽ trở lại đón
họ để cũng đưa họ đến nơi đó. Ông Tôma tò mò hỏi "Thưa Thầy, chúng con
không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi ?" Chúa Giêsu đáp
: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà
không qua Thầy". Nghĩa là : mục tiêu cuộc hành trình của mọi người là về
với Thiên Chúa là Cha ; Chúa Giêsu chính là người dẫn đường, hơn nữa Ngài chính
là con đường dẫn ta đến đó.
B.... nẩy mầm.
1. "Sinh ký, tử quy", sống là gởi, chết
là về. Đời này không phải là quê hương mà chỉ là nơi chúng ta gởi thân trong
một khoảng thời gian nào đó. Khi chết, chúng ta sẽ về quê hương thật. Đó là
chân lý. Nhưng nhiều người quên hẳn chân lý đó, họ sống ở trần gian như là đang
ở quê hương vĩnh viễn, không hề nghĩ tới lúc phải rời bỏ cái "ký túc
xá" này, không hề nghĩ tới nơi mình sẽ về.
2. Một người nói chuyện với bạn là một Kitô-hữu
già cả : "Tôi sợ rằng anh gần đất xa trời rồi !" Người kia nhẹ nhàng
đáp : "Tôi biết chứ, nhưng nhân danh Chúa, tôi không sợ, mà tôi còn đặt hi
vọng vào đó." (Góp nhặt)
3. Sống là hành trình. Mà hành trình thì phải
hướng đến một điểm tới. Trong cuộc hành trình tới một nơi tôi chưa từng biết,
nếu tôi tự hướng dẫn thì dễ lạc đường ; tôi đi theo sự hướng dẫn của người khác
thì có thể khá hơn ; nhưng không gì bảo đảm bằng hành trình theo sự hướng dẫn
của Chúa Giêsu : "Không ai lên trời được ngoại trừ Con Người Đấng đã từ
trời xuống" (Ga 1,13).
4. Lạy Chúa, nhiều khi con lo lắng về tương lai,
không biết đời con sẽ về đâu. Chúa bảo "Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy
tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy". Tương lai, hãy để Chúa dẫn dắt. Chúa
dẫn con dần đến cái chết, không, đúng hơn là Chúa dẫn con ngày càng tới gần với
Chúa Cha. Chúa dạy con hằng ngày sống như Con của Cha và như anh em của mọi
người. Đó là con đường mà nếu con đi thì chắc chắn con sẽ đến Nhà Cha trên
trời.
5. Một Kitô-hữu già cả sắp chết. Một người đến
nói :
- Con đọc cho cụ nghe một câu Thánh Kinh ngọt
ngào nhất nhé !
- Vâng.
- "Trong nhà Cha có nhiều chỗ... Ta đi dọn
chỗ cho các con"
- Không, đó không phải là câu ngọt ngào nhất. Đọc
tiếp đi
- "...Ta sẽ trở lại để Ta ở đâu các con cũng
ở đó với Ta"
- Đó mới là câu ngọt ngào nhất. Điều tôi cần,
không phải là một chỗ, mà là chính Chúa. (Góp nhặt)
Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ
16/05/14 THỨ SÁU TUẦN 4 PS
Ga 14,1-6
Ga 14,1-6
CON ĐƯỜNG GIÊSU
“Thầy đi đâu thì anh em biết
đường rồi.” Ông Tôma nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy
đi đâu, làm sao bết được đường?” Đức Giêsu đáp: “Chính Thầy là con đường, là sự
thật và là sự sống.”
(Ga 14,4-6)
Suy niệm: Chúa Giê-su nói: “Thầy là con đường.” Nhưng
“con đường Giê-su” ở đây không phải là con đường được vẽ trên bản đồ, nhưng là
chính con người Đức Giê-su, để một khi “ở lại trong con người của Ngài,” chúng
ta luôn có Ngài đồng hành và được hướng dẫn trên mọi nẻo đường đời. Ngoài Đức
Giê-su, không có đường nào khác đưa dẫn con người đến hạnh phúc đích thực. Con
đường Giê-su là có hai chiều gặp nhau trong con người của Ngài: một chiều Thiên
Chúa đến gặp chúng ta; một chiều khác con người hướng về và gặp gỡ Thiên Chúa.
Trên con đường Giê-su, mọi biển cấm đều bị Ngài gỡ bỏ, mọi chướng ngại đều bị
lấy đi, để trong Ngài, Thiên Chúa đến với con người, ở lại với con người và
trong Ngài, con người được hưởng ân huệ của Thiên Chúa và hạnh phúc reo lên
“Ab-ba”, “Cha ơi!”, vì được làm con Thiên Chúa. Nói tóm lại, duy chỉ Chúa
Giê-su là con đường duy nhất giữa Thiên Chúa và con người.
Mời Bạn: Đi
theo Chúa Giê-su, sống với Ngài và sống theo Lời Ngài, bạn nắm chắc hạnh phúc
và lời hứa Nước Trời. Chúa Giê-su phục sinh gỡ bỏ mọi tảng đá chướng ngại trên
con đường mang tên Giê-su, để bạn dễ dàng sống tình thân với Thiên Chúa. Bạn
bắt đầu đi vào con đường Giê-su đi nhé!
Sống Lời Chúa: Mỗi
ngày, bạn chọn một câu Lời Chúa để đem ra thực hành trong cuộc sống của bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con mạnh dạn sống Lời Chúa và luôn tìm hạnh phúc
trong việc thi hành ý Chúa.
Thầy
là đường
SUY NIỆM
Sách Công vụ Tông đồ có một lối nói đặc biệt để chỉ kitô giáo.
Tôn giáo mới này được gọi Đường của Chúa (Cv 18, 25-26),
hay thường xuyên hơn, được gọi là Đường (Cv 19, 9. 23; 22, 4; 24, 14. 22).
Sách Công vụ cũng có lối nói đặc biệt để chỉ các kitô hữu.
Họ được gọi là những người thuộc về Đường (Cv 9, 2),
và họ đã chịu bách hại vì theo con đường này, theo Đạo này.
Tôn giáo mới này được gọi Đường của Chúa (Cv 18, 25-26),
hay thường xuyên hơn, được gọi là Đường (Cv 19, 9. 23; 22, 4; 24, 14. 22).
Sách Công vụ cũng có lối nói đặc biệt để chỉ các kitô hữu.
Họ được gọi là những người thuộc về Đường (Cv 9, 2),
và họ đã chịu bách hại vì theo con đường này, theo Đạo này.
Trong bài Tin Mừng hôm nay,
chúng ta nghe Đức Giêsu nói : “Chính Tôi là Đường” (c. 6).
Phải chăng vì thế kitô giáo được sách Công vụ gọi là Đường của Chúa,
và các kitô hữu đầu tiên được gọi là những người thuộc về Đường ?
Đối với kitô hữu, theo đạo chính là theo một Con Đường.
Con Đường ấy không phải chỉ là một số lễ nghi hay giáo lý phải giữ,
cũng không phải là những minh triết khôn ngoan phải theo.
Con Đường ấy hiện thân nơi một con người.
Theo đạo chính là theo Con Đường mang tên Giêsu,
là gắn bó sống chết với Giêsu, chia sẻ sứ mạng của Giêsu,
Con Thiên Chúa làm người bằng xương bằng thịt.
chúng ta nghe Đức Giêsu nói : “Chính Tôi là Đường” (c. 6).
Phải chăng vì thế kitô giáo được sách Công vụ gọi là Đường của Chúa,
và các kitô hữu đầu tiên được gọi là những người thuộc về Đường ?
Đối với kitô hữu, theo đạo chính là theo một Con Đường.
Con Đường ấy không phải chỉ là một số lễ nghi hay giáo lý phải giữ,
cũng không phải là những minh triết khôn ngoan phải theo.
Con Đường ấy hiện thân nơi một con người.
Theo đạo chính là theo Con Đường mang tên Giêsu,
là gắn bó sống chết với Giêsu, chia sẻ sứ mạng của Giêsu,
Con Thiên Chúa làm người bằng xương bằng thịt.
Đức Giêsu không chỉ là người dẫn đường.
Chính Ngài là Đường, là Đạo.
Hơn thế nữa, Ngài là Con Đường duy nhất dẫn ta đến với Chúa Cha.
“Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (c. 6).
Phải qua Con Đường Giêsu chúng ta mới vào được thế giới của Thiên Chúa,
bởi lẽ chỉ Đấng từ trời xuống mới có thể đưa chúng ta lên trời.
Ngày nay người ta nói đến nhiều con đường khác để được cứu độ.
Nhưng con đường nào cũng phải đi qua Con Đường Giêsu.
Nơi Con Đường này chúng ta gặp được Sự Thật trọn vẹn về Thiên Chúa.
Nơi đây chúng ta gặp được Sự Sống viên mãn của chính Thiên Chúa.
Chính Ngài là Đường, là Đạo.
Hơn thế nữa, Ngài là Con Đường duy nhất dẫn ta đến với Chúa Cha.
“Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (c. 6).
Phải qua Con Đường Giêsu chúng ta mới vào được thế giới của Thiên Chúa,
bởi lẽ chỉ Đấng từ trời xuống mới có thể đưa chúng ta lên trời.
Ngày nay người ta nói đến nhiều con đường khác để được cứu độ.
Nhưng con đường nào cũng phải đi qua Con Đường Giêsu.
Nơi Con Đường này chúng ta gặp được Sự Thật trọn vẹn về Thiên Chúa.
Nơi đây chúng ta gặp được Sự Sống viên mãn của chính Thiên Chúa.
Khi các môn đệ xao xuyến vì đến giờ chia tay,
Thầy Giêsu cho biết Ngài đi về với Cha để dọn chỗ cho họ (c. 2).
Chỗ ở vĩnh viễn của họ là nơi Thầy trò được ở với nhau mãi mãi.
“Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy,
để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14, 3; x. 12, 26; 17, 24).
Thiên đàng là nơi Thầy trò được ở bên nhau, không gì ngăn cách nổi.
Tình Thầy trò đã bắt đầu ở đời này và sẽ kéo dài đến vĩnh cửu.
Thầy Giêsu cho biết Ngài đi về với Cha để dọn chỗ cho họ (c. 2).
Chỗ ở vĩnh viễn của họ là nơi Thầy trò được ở với nhau mãi mãi.
“Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy,
để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14, 3; x. 12, 26; 17, 24).
Thiên đàng là nơi Thầy trò được ở bên nhau, không gì ngăn cách nổi.
Tình Thầy trò đã bắt đầu ở đời này và sẽ kéo dài đến vĩnh cửu.
Là người theo Đạo Giêsu, chúng ta biết mình từ đâu đến và sẽ đi
đâu.
Chúng ta không đi loanh quanh cho đời mỏi mệt.
Chúng ta biết hạnh phúc đang chờ mình ở cuối đường.
Nhưng nếu chúng ta không có tình bạn thiết thân với Giêsu ở đời này
thì vào thiên đàng để làm gì ?
Chúng ta không đi loanh quanh cho đời mỏi mệt.
Chúng ta biết hạnh phúc đang chờ mình ở cuối đường.
Nhưng nếu chúng ta không có tình bạn thiết thân với Giêsu ở đời này
thì vào thiên đàng để làm gì ?
LỜI NGUYỆN
Con đã yêu Chúa quá muộn màng!
Ôi lạy Chúa là vẻ đẹp vừa cổ kính,
vừa luôn mới mẻ,
con đã yêu Chúa quá muộn màng!
Bấy giờ Chúa ở trong con
Ôi lạy Chúa là vẻ đẹp vừa cổ kính,
vừa luôn mới mẻ,
con đã yêu Chúa quá muộn màng!
Bấy giờ Chúa ở trong con
mà con thì ở ngoài,
con cứ chạy đi tìm Chúa ở ngoài.
con cứ chạy đi tìm Chúa ở ngoài.
Con thật hư hỏng,
khi chạy theo các thụ tạo xinh đẹp.
Bởi thế, bấy giờ Chúa ở với con
mà con lại không ở với Chúa.
Các thụ tạo xinh đẹp kia cứ giữ con ở xa Chúa,
trong khi chúng hiện hữu được là nhờ Chúa.
khi chạy theo các thụ tạo xinh đẹp.
Bởi thế, bấy giờ Chúa ở với con
mà con lại không ở với Chúa.
Các thụ tạo xinh đẹp kia cứ giữ con ở xa Chúa,
trong khi chúng hiện hữu được là nhờ Chúa.
Chúa đã gọi con, đã gọi to
và phá tan sự điếc lác của con.
Chúa đã soi sang
và xua đi sự mù lòa của con.
Chúa đã tỏa hương thơm ngát
để con được thưởng thức,
và giờ đây hối hả quay về với Chúa.
Con đã nếm thử Chúa
và giờ đây con đói khát Người.
Chúa đã chạm đến con,
nên giờ đây con nóng long
chạy đi tìm anh bình nơi Chúa.
và phá tan sự điếc lác của con.
Chúa đã soi sang
và xua đi sự mù lòa của con.
Chúa đã tỏa hương thơm ngát
để con được thưởng thức,
và giờ đây hối hả quay về với Chúa.
Con đã nếm thử Chúa
và giờ đây con đói khát Người.
Chúa đã chạm đến con,
nên giờ đây con nóng long
chạy đi tìm anh bình nơi Chúa.
Thánh Âu Tinh
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J.
SUY NIỆM
Sống trong niềm vui
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều điều làm cho tôi lo âu và sợ hãi. Đọc đoạn tin mừng này, tôi cảm thấy tôi được
sống trong bình an, trong niềm vui, trong sự thật và đón nhận được nguồn sống.
Tin vào chúa Giêsu giúp tôi vượt qua mọi bối rối, lo âu và sợ hãi. Thật vậy, Đức Giêsu chính là con đường dẫn
tôi đến nguồn sống, nguồn hạnh phúc và bình an.
Trong cuộc sống thường ngày, tôi cũng gặp rất nhiều người đang sống trong lo âu sợ hãi. Đọc đoạn tin mừng này, tôi ước
mong mình trở nên một “con đường
nhỏ” để đưa những ai đang sống trong lo âu sợ hãi đến với Chúa Giêsu là “con
đường lớn” dẫn đưa họ đến nguồn hạnh phúc và bình an.
Xin cho con đến với Chúa Giêsu và đi trên con đường Chúa Giêsu trong niềm
tin để con sống trong bình an của Chúa. Xin cho con trở nên là nhân chứng đức
tin giữa cuộc đời, để lời nói việc làm và đời sống của con cũng đem lại niềm
vui và bình an cho tha nhân. Nhất là đưa họ đến với Chúa là nguồn vui bình an
và nguồn sống đích thực. Amen.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
16
THÁNG NĂM
Tiếng
Gọi Bước Tới Vinh Quang
Vào
ngày thứ bốn mươi, “Người đã được đưa lên trời” (Cv 1, 2). Phụng vụ ngày lễ
Thăng Thiên cử hành biến cố hồng phúc này. Nơi chốn thực sự của cuộc vinh thăng
Đức Kitô không phải là trên mặt đất này mà là trong cung lòng Chúa Cha. “Lên trời”
ở đây ám chỉ việc đi đến một nơi hoàn toàn khác với cõi trần gian.
Đó
là sự hiệp thông hoàn toàn với Thiên Chúa – Đấng Thiên Chúa hiệp nhất Cha, Con
và Thánh Thần. Đó là vị Thiên Chúa “làm cho tất cả được viên mãn” (Ep 1, 23), vị
Thiên Chúa là “Cha vinh hiển”.
Nơi
chốn của sự thông hiệp hoàn toàn với Thiên Chúa chính là nơi mà Đức Kitô được
vinh thăng. Ở đó Người được tôn thờ trong tư cách là Con đời đời đồng bản tính
với Cha, và là Chúa Tể của mọi loài đã được cứu chuộc. Thật vậy, Chúa Cha đã đặt
tất cả dưới chân Người và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh – mà Hội Thánh
là Thân Thể Người, là sự viên mãn của Đấng làm cho tất cả được viên mãn” (Ep 1,
22 – 23).
Đức
Kitô, Chúa Tể của tạo vật đã được giải cứu, được tuyên dương nơi cuộc Phục Sinh
và được vinh thăng nơi cuộc Thăng Thiên. Người tiếp tục hoạt động với chính quyền
lực thần linh đã thể hiện nơi Người trong cuộc sống dương thế. Quyền lực này,
được đóng ấn bởi mầu nhiệm phục sinh, dẫn dắt loài người và mọi tạo vật tiến đến
vinh quang của Chúa Cha.
Hoa
quả của quyền lực ấy là toàn bộ kho tàng vinh quang được kế thừa bởi các thánh.
Quyền lực ấy cũng thể hiện một cách vô cùng lớn lao cho chúng ta là những tín hữu
(Ep 1, 18 – 9). Vì thế, tính trang trọng của sự kiện Chúa Thăng Thiên nói với
chúng ta về tiếng gọi bước tới vinh quang, tiếng gọi mà loài người và mọi tạo vật
phải nhận ra nơi Thiên Chúa qua Đức Kitô – Đấng đã được đưa lên trời.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY 16-5
Cv 13, 13-25; Ga 14, 1-6
LỜI SUY NIỆM: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy
tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy.”
Trong Xã hội ngày hôm nay,
có biết bao tệ nạn xã hội càng ngày càng lan rộng đang đè nặng lên mọi gia đình
và mọi lứa tuổi nhất là những người nghèo, vị thành niên và giới phụ nữ. Đây
chính là những đám mây đen, làm xao xuyến tâm hồn Kitô hữu. Những lúc như thế
này mọi Kitô hữu phải liên lỉ cầu nguyện, tin và phó thác vào tình thương của
Chúa và luôn nhớ Lời Chúa hôm nay: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên
Chúa và tin vào Thầy”. Hạt giống Tin Mừng sẽ lớn mạnh và chim trời khắp nơi sẽ
đến trú ngụ và làm tổ dưới “Cây Hằng Sống”
Lạy Chúa Giêsu.Xin cho mọi
thành viên trong gia đình chúng con luôn nhìn thấy mọi sự nhưng đừng xao xuyến,
lo sợ; nhưng vững niềm tin mà cầu nguyện cho nhau, giúp nhau sống đức tin.
Mạnh
Phương
16
Tháng Năm
Cái Hôn
Hãng
thông tấn AFP của Pháp trong bản tin ngày 23/01/1991 đã ghi một mẩu chuyện lạ
như sau:
Một
phụ nữ Brazil đã lợi dụng cái hôn để cắn và nuốt mất khúc lưỡi của người yêu.
Bà cho biết: làm như thế là để trả thù người đàn ông vì đã đánh đập, hành hạ
bà.
Cảnh
sát tại thành phố Salvador de Bahia, mạn đông bắc Brazil cho biết như sau:
Lucia bị người yêu là ông Djalm dos Santos, 47 tuổi, đã đánh đập, hành hạ thậm
tệ. Nàng kiên nhẫn chờ đợi cơ hội. Hôm 22/01/1991, ông Djalm đến thăm Lucia để
xin lỗi. Cô ta liền nhảy xổ vào người yêu, ôm hôn ông một cách rất tình tứ,
không cho ông có thì giờ để giải thích.
Hai
người đang hôn nhau, thì đột nhiên, Lucia cắn đứt một phần lưỡi của Djalim và
nuốt luôn vào bụng để người ta không thể vá lại khúc lưỡi đã bị mất.
Người
đàn ông được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Nhưng theo các bác sĩ điều trị, ông ta
sẽ không bao giờ có thể nói lại một cách bình thường được, vì đã mất một khúc
lưỡi.
Ông
Djalm than thở như sau: "Ðây là nụ hôn thê thảm nhất trong đời tôi. Ðó thật
là nụ hôn của Giuda".
Cái
hôn có nhiều hình thức và ý nghĩa khác nhau.
Có
cái hôn của các nhà lãnh đạo tôn giáo, chính trị để nói lên tình hữu nghị, sự
hòa giải. Có cái hôn bình an của các tín đồ của một tôn giáo. Có cái hôn dạt
dào thương mến giữa cha mẹ và con cái. Có cái hôn nồng cháy dục tình giữa đôi
tình nhân hay vợ chồng.
Tựu
trung, trong cái hôn nào cũng có hai yếu tố: yếu tố hữu hình là sự tiếp giáp giữa
hai thân xác qua môi miệng và yếu tố vô hình mà cái hôn muốn diễn tả như tình
liên đới, hữu nghị, sự hòa giải, tình mẫu tử, tình yêu lứa đôi. Cái hôn sẽ trở
thành đồng nghĩa với sự phản bội khi nó tước đoạt khỏi yếu tố vô hình trên đây.
Ðó là trường hợp cái hôn của người đàn bà Brazil trên đây.
Nhưng
điển hình nhất của cái hôn phản bội vẫn là cái hôn Giuda dành cho Chúa Giêsu.
Ðiều bỉ ổi nhất trong cái hôn của Giuda chính là dùng một cử chỉ của tình thân
như một dấu hiệu của sự bán nộp.
Cái
hôn của Giuda được lập lại khi người ta dùng những chiêu bài cao đẹp để che đậy
những ý đồ đen tối. Cái hôn của Giuda được lập lại khi người ta nhân danh nhân
nghĩa, nhân danh phục vụ, nhân danh người nghèo để kiếm quyền bính, tư lợi cho
mình.
Ðối
với người tín hữu Kitô, thì cái hôn của Giuda chính là thái độ sống giả hình mà
Chúa Giêsu không ngừng kết án trong Phúc Âm. Ðó là điều mà tiên tri Isaia đã cảnh
cáo khi ông nói: "Dân này thờ Ta ngoài môi miệng, mà lòng trí chúng thì xa
Ta". Nếu cái hôn của Giuda là một cử chỉ thân tình ngoài môi miệng, nhưng
lòng trí thì lại chất chứa âm mưu thâm độc, thì thái độ sống giả hình của người
tín hữu cũng là một cái hôn như thế.
Khi
môi miệng sốt sắng cầu kinh, nhưng cuộc sống lại đầy những hành động gian ác
ích kỷ, phải chăng đó không là chiếc hôn của Giuda mà chúng ta dành cho Chúa.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét