Nhìn lại chuyến thăm Đất Thánh của Đức Phanxicô
Ngày 26 tháng 5, tờ Times of Israel tại
Giêrusalem đã duyệt lại các biến cố đáng ghi trong chuyến viếng thăm Đất Thánh
của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
• Tại Giócđăng, Đức Giáo Hoàng đã khởi đầu chuyến đi ngày thứ Bẩy của ngài bằng cách phê phán nặng lời các tên lái buôn vũ khí. Ngài đặt câu hỏi: “Tất cả chúng ta đều muốn có hòa bình, nhưng nhìn vào thảm họa chiến tranh, nhìn vào những người bị thương, thấy biết bao người phải rời bỏ quê hương, buộc phải xa xứ, tôi tự hỏi: ‘ai đang bán vũ khí để những người này tạo ra chiến tranh?’”. “Đây quả là căn cội của sự ác, lòng hận thù, say mê tiền bạc”.
• Sáng Chúa Nhật, Đức Phanxicô dùng trực thăng bay tới Bêlem, nơi ngài trở thành vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm Thẩm Quyền Palestine trước khi thăm Israel.
• Sau đó, Đức Giáo Hoàng hội kiến với Chủ Tịch Thẩm Quyền Palestine là Mahmoud Abbas. Ngài nói rằng cuộc tranh chấp giữa Israel và người Palestine là “không thể chấp nhận được” và thúc giục hai bên thực hiện các hy sinh để tiến tới hòa bình.
• Sau khi gặp Abbas, Đức Phanxicô thực hiện điều chắc chắn sẽ được ghi nhớ như là cuộc dừng chân đáng lưu ý nhất của ngài, đó là bất ngờ dừng lại trước bức tường an ninh tại Bêlem, nơi ngài tựa đầu vào bức tường ngay ở chỗ có nhiều hàng chữ sơn viết nguệch ngoạc chống Do Thái và cầu nguyện để đừng cần thiết có bức tường nữa. Ngài cũng nói tới “Nước Palestine” trong động thái có tính lịch sử này.
• Rồi Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ tại Công Trường Máng Cỏ, tha thiết kêu gọi chấm dứt việc bóc lột trẻ em giữa đoàn Kitô hữu đông đảo hoan hô vang dội.
• Chiều Chúa Nhật, Đức Phanxicô dùng trực thăng bay tới phi trường Ben Gourion, nơi ngài được các viên chức cao cấp của chính phủ Israel nghinh đón, trong đó có Thủ Tướng Benjamin Netanyahu và Tổng Thống Shimon Peres. Ông Peres tuyên bố rằng “Ngay cả khi hòa bình đòi hỏi hy sinh, các hy sinh của hòa bình vẫn đáng mến mộ hơn đe dọa của chiến tranh”. Phần Đức Phanxicô, ngài nói: “không có con đường nào khác” hơn là khởi diễn lại các cuộc thương thuyết hòa bình nhằm đạt được giải pháp hai nhà nước cho cuộc tranh chấp; ngài cũng lên án cuộc tấn công khủng bố vào Viện Bảo Tàng Do Thái tại Brussels.
• Đức Phanxicô gặp gỡ đối tác Đông Phương của ngài là Đức Barthôlômêô I tại Nhà Thờ Mộ Thánh, thực hiện đầy đủ mục đích chính thức của cuộc viếng thăm của ngài. Hai vị lên tiếng kêu gọi hợp nhất Kitô Giáo.
• Hôm thứ Hai, Đức Giáo Hoàng bắt đầu vòng du hành thần tốc Giêrusalem với việc viếng thăm Núi Đền Thờ (Temple Mount), nơi ngài kêu gọi sự hợp tác liên tín ngưỡng. Ngài nói: “Xin đừng có ai lạm dụng danh Thiên Chúa bằng bạo lực”.
• Rồi Đức Giáo Hoàng đến thăm Bước Tường Than Khóc, đặt kinh Lạy Cha chép tay bằng tiếng Tây Ban Nha vào kẽ đá bức tường.
• Từ Cổ Thành, Đức Phanxicô đi đặt vòng hoa tại mộ ông Theodore Herzl. Lúc ở đó, ngài đồng ý thêm một lần dừng chân không dự trù trước đài tưởng niệm các nạn nhân của khủng bố, theo yêu cầu của Thủ Tướng Netanyahu. Trong lúc thăm địa điểm này, Thủ Tướng Netanyahu trình bày với Đức Giáo Hoàng rằng lý do thiết lập bức tường an ninh là để ngăn ngừa các vụ tấn công khủng bố. Đức Giáo Hoàng lên tiếng khẩn khoản yêu cầu chấm dứt khủng bố.
• Rồi Đức Phanxicô tới thăm Viện Yad Vashem, nơi ngài hôn tay 6 người sống sót và gọi Nạn Diệt Chủng Do Thái là tội ác lớn nhất đối với nhân loại cho tới nay.
• Khi gặp gỡ các trưởng giáo sĩ của Israel, Đức Phanxicô gọi người Do Thái là “anh cả” của các Kitô hữu.
• Tại nghi lễ ở Phủ Tổng Thống, tuy trông có vẻ mệt mỏi, Đức Giáo Hoàng vẫn hội kiến riêng với ông Peres và nghe một ca đoàn trình diễn.
• Trong cuộc gặp gỡ với ông Netanyahu, một lần nữa Thủ Tướng Israel lên tiếng bênh vực bức tường an ninh với Đức Giáo Hoàng; ông nói với ngài rằng “khi các xúi giục và khủng bố chống Israel ngưng, thì sẽ không còn cần tới bức tường an ninh nữa, một bức tường từng cứu hàng ngàn sinh mạng”.
• Sau đó, Đức Phanxicô đã cầu nguyện với các linh mục và chủng sinh tại Nhà Thờ Diệtsimani, trước khi trồng “cây hòa bình” theo gương Đức Phaolô VI cách nay 50 năm.
• Sau Thánh Lễ ở Nhà Tiệc Ly trên Núi Xion, Đức Giáo Hoàng lên đường ra phi trường dự lễ nghi từ biệt. Lễ nghi này dự tính vào lúc 8 giờ tối, nhưng đã được đẩy lên lúc 7 giờ 30 sau khi thấy mọi sự diễn ra nhanh hơn dự trù, nhờ không còn những chỗ dừng chân bất ngờ nữa.
Yad Vashem: cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng có ý nghĩa đặc biệt
Trong một bản tuyên bố, Viện Yad Vashem nhận định rằng họ hài lòng với cuộc thăm viếng của Đức GH Phanxicô và hy vọng rằng nó sẽ góp phần gia tăng ý thức về Nạn Diệt Chủng.
Bản tuyên bố viết rằng: “Yad Vashem dành tầm quan tọng lớn lao và ý nghĩa đặc biệt cho cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, một cuộc viếng thăm mà chúng tôi hy vọng sẽ phát huy ý thức nhiều hơn về Nạn Diệt Chủng trên thế giới… Các lời ngài phát biểu tại Yad Vashem cùng với bài diễn văn khi tới Israel của ngài, nói lên niềm ân hận và đớn đau, liên quan tới cái điểm thấp nhất mà nhân loại đã rơi vào với các tội ác Shoah (Diệt Chủng)”.
Thảm đỏ và phản lực cơ chờ Đức Giáo Hoàng tại phi trường
Tại phi trường Ben Gourion, thảm đỏ đã được trải ra trước chiếc phản lực cơ El Al đưa Đức Giáo Hoàng trở lại Rôma.
Và không như lúc ngài tới bằng trực thăng, lần này thảm đỏ xứng hợp với phương cách vận chuyển của vị giáo hoàng.
Trực thăng của Đức Giáo Hoàng gần tới phi trường
Phái đoàn đông đảo gồm các viên chức và nhà báo từng tháp tùng Đức Giáo Hoàng tới Israel nay đã lên máy bay chờ sẵn, khi trực thăng chở Đức Giáo Hoàng từ Giêrusalem chuẩn bị đáp xuống phi đạo Ben Gourion.
Đức Giáo Hoàng tới phi trường
Thủ Tướng Netanyahu và Tổng Thống Peres tới phi đạo vừa lúc Đức Giáo Hoàng tới thảm đỏ dự nghi thức từ biệt.
Sau đó, ngài theo đường lên máy bay, có Thủ Tướng Netanyahu và Tổng Thống Peres đi hai bên, hai ông chuyện vãn với ngài.
Đức Giáo Hoàng chào từ biệt các viên chức Israel
Tổng Thống Peres và Thủ Tướng Netanyahu chào thăm một nhóm các vị chức sắc của Giáo Hội, trong lúc Đức Phanxicô đứng nhìn.
Sau đó, ngài chào từ biệt một nhóm viên chức Israel, bắt tay từng người một.
Thủ Tướng Netanyahu nói với Đức Giáo Hoàng: ‘chúng tôi sẽ cầu nguyện cho ngài, xin ngài cầu nguyện cho chúng tôi’
Trên đường tới máy bay, Thủ Tướng Netanyahu và Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói chuyện với nhau có vẻ rất hăng say, trong khi Tổng Thống Peres vội chạy theo hai vị.
Các vị dừng lại ngay trước máy bay để chụp hình.
Rồi, Đức Phanxicô bắt tay Tổng Thống Peres, đoạn bắt tay Thủ Netanyahu là người nói với ngài: “chúng tôi sẽ cầu nguyện cho ngài, xin ngài cầu nguyện cho chúng tôi”.
Sau đó, Đức Giáo Hoàng một mình bước lên thang máy bay, trước khi vẫy tay chào từ biệt.
Bức hình cuối cùng của Times of Israel cho thấy Đức Giáo Hoàng yên vị trong máy bay, dường như đang đọc báo.
Trên chuyến bay về Rôma
Như thói quen đã thành lệ, trên chuyến bay trở lại Rôma, Đức Phanxicô đã dành cho các nhà báo tháp tùng một cuộc phỏng vấn dài một tiếng đồng hồ. Trong các câu hỏi ấy, chỉ có ba câu liên quan tới cuộc viếng thăm ngài vừa thực hiện.
Theo Vatican Insider, được hỏi về các cử chỉ của ngài trong cuộc viếng thăm Đất Thánh, Đức Phanxicô cho rằng “Các cử chỉ chân thực nhất là các cử chỉ tự phát thực hiện. Trước đó, tôi có nghĩ tới việc phải làm một điều gì đó nhưng không một cử chỉ cụ thể nào tôi làm đã được nghĩ trước như thế cả. Có một vài điều, như việc mời hai tổng thống và chủ tịch, thì chúng tôi có nghĩ sẽ thực hiện ở đó, trong cuộc viếng thăm, nhưng có nhiều vấn đề về hậu cần, nhiều lắm, địa điểm dự định để nó diễn ra cũng không hẳn là việc dễ dàng. Nhưng cuối cùng, lời mời đã được chấp nhận và tôi hy vọng cuộc gặp gỡ sẽ diễn tiến tốt đẹp. Tuy nhiên, các cử chỉ của tôi thì không hề dự tính trước, tôi đơn thuần làm những gì tự phát xuất hiện với tôi. Chỉ xin nói rõ về cuộc gặp gỡ tại Vatican. Mục đích của cuộc gặp gỡ là cầu nguyện chứ không phải làm trung gian. Hai vị tổng thống và chủ tịch cùng với tôi chỉ gặp nhau để cầu nguyện và tôi tin rằng cầu nguyện rất quan trọng và giúp ích cho việc này. Rồi thì các vị trở về nhà. Sẽ có một giáo sĩ Do Thái, một vị Hồi Giáo và tôi. Tôi đã yêu cầu vị Trông Coi Đất Thánh lo khía cạnh thực tiễn của vấn đề”.
Được hỏi về Giêrusalem, ngài trả lời: “Hiện có nhiều đề nghị liên quan tới vấn đề Giêrusalem, Giáo Hội Công Giáo và lập trường của Vatican dựa trên quan điểm tôn giáo: một thành phố hòa bình cho ba tôn giáo. Các biện pháp cụ thể để đạt hòa bình thì cần phải thương thảo, người ta có thể quyết định phần này sẽ trở thành thủ đô của nước này, phần kia trở thành thử đô của nước kia... Nhưng tôi không nghĩ vị trí của tôi có thể nói: cần phải làm điều này hay cần phải làm điều nọ, tôi mà nói như thế là điên rồ, tôi nghĩ chúng ta cần đi vào vấn đề này trong tinh thần huynh đệ và tin tưởng lẫn nhau, theo con đường thương thuyết. Cần phải có can đảm và tôi cầu xin Chúa cho tổng thống và chủ tịch có can đảm làm thế. Về Giêrusalem, tôi chỉ muốn nói rằng nó nên là thành phố hòa bình của ba tôn giáo”.
Với câu hỏi về mối liên hệ với Giáo Hội Chính Thống, Đức Phanxicô trả lời rằng “Với Đức Barthôlômêô, chúng tôi đã nói về hợp nhất, một điều còn đang diễn tiến, còn đang hành trình, chúng ta sẽ không bao giờ tạo được hợp nhất tại một hội nghị thần học. Ngài xác nhận với tôi rằng Đức Athenagoras từng nói với Đức Phaolô VI rằng “hãy nhốt mọi thần học gia trên một hải đảo, rồi chúng ta sẽ đi chung với nhau được”. Chúng ta cần giúp đỡ nhau, như vấn đề các nhà thờ chẳng hạn, ngay ở Rôma, nhiều tín hữu Chính Thống đang sử dụng các nhà thờ Công Giáo. Chúng tôi có nói chuyện về Công Đồng Toàn Thể Chính Thống Giáo để có thể làm một điều gì đó về ngày giờ của Lễ Phục Sinh. Hiện nay có hơi nực cười: qúy vị cho tôi hay Chúa Kitô trỗi dậy từ cõi chết khi nào? Của tôi thì tuần sau. Còn của tôi thì tuần trước. Đức Barthôlômêô và tôi nói chuyện như anh em, chúng tôi yêu thương nhau và nói với nhau về những khó khăn chúng tôi đang gặp phải trong tư cách lãnh đạo. Chúng tôi nói với nhau rất nhiều về sinh thái và đã đạt được một sáng kiến chung để giải quyết vấn đề này”.
Giấc mơ đại kết
Philippa Hitchen thì gửi các nhận định chung về chuyến viếng thăm Đất Thánh của Đức Phanxicô về NEWS.VA (trang tin của Tòa Thánh). Nhận định nổi bật nhất là giấc mơ đại kết. Cô bảo: “cuộc gặp gỡ tại Nhà Thờ Mộ Thánh của các vị kế nhiệm hiện nay của hai Thánh Phêrô và Anrê, việc các ngài ký tuyên bố chung, ôm hôn nhau và cùng nhau cầu nguyện với các vị lãnh đạo của mọi Giáo Hội Kitô Giáo khác là một dấu chỉ đầy khích lệ, một dấu chỉ mà những người mơ giấc mơ đại kết như tôi có lẽ quả đang đi đúng đường. Không ai ở đây nói tới việc hợp nhất Kitô Giáo ngay ngày hôm sau, thậm chí ngay cả sinh thời của của tôi. Nhưng nhìn những kẻ thù lâu đời kết tình bằng hữu mới và thờ phượng chung với nhau ngay tại nơi Giáo Hội mới bắt đầu, thì tôi tin chắc, nó sẽ gieo được nhiều hạt giống tiến bộ cho những năm sắp tới”.
Tuy nhiên, dựa vào nhận định của Đức HY Kurt Koch, Hitchen cho rằng chuyến viếng thăm vẫn quan trọng trong chiều kích chính trị. Cô kể ra các biến cố: Đức Phanxicô dừng chân bất ngờ tại bức tường phân cách, mời chủ tịch Palestine và tổng thống Israel tới “nhà tôi tại Vatican” để cầu nguyện cho hòa bình, lên án những tên lái buôn vũ khí.
Phần Đức HY Koch, chủ tịch Hội Đồng Hợp Nhất Kitô Giáo cũng như Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo với Người Do Thái, ngài cho rằng: Đức Phanxicô đem tới Giêrusalem một viễn kiến can đảm về hòa bình tập trung vào việc hòa giải với thế giới Chính Thống Giáo. Nhưng việc thực hiện sự hợp nhất này, nhất là hợp nhất quanh bàn Thánh Thể, có liên hệ mật thiết với ngữ cảnh liên tôn rộng lớn hơn. Vì hoà giải là sứ điệp của Thánh Thể tại chính tâm điểm đức tin Kitô Giáo của chúng ta, nên một cách hợp lý nó sẽ có một hiệu quả dây chuyền đối với cả lãnh vực chính trị nữa.
Về khía cạnh liên tôn, Hitchen tin rằng nét độc đáo trước chuyến đi là ý tưởng của Đức Phanxicô mang theo với ngài hai người bạn Á Căn Đình, giáo sĩ Do Thái Abraham Skorka và giáo sư Hồi Giáo Omar Abboud, để hiểu rõ tính phức thể của các vấn đề chính trị và tôn giáo trong vùng. Hình ảnh còn lại trong tâm trí Hitchen khi máy bay của Đức Phanxicô rời khỏi vùng trời Israel là hình ảnh Đức Giáo Hoàng và hai người bạn của ngài nước mắt lưng tròng ôm lấy vai nhau trong một tin tưởng rằng hòa bình là điều thực sự có thể, ngay trên mảnh đất nhiễu nhương này.
• Tại Giócđăng, Đức Giáo Hoàng đã khởi đầu chuyến đi ngày thứ Bẩy của ngài bằng cách phê phán nặng lời các tên lái buôn vũ khí. Ngài đặt câu hỏi: “Tất cả chúng ta đều muốn có hòa bình, nhưng nhìn vào thảm họa chiến tranh, nhìn vào những người bị thương, thấy biết bao người phải rời bỏ quê hương, buộc phải xa xứ, tôi tự hỏi: ‘ai đang bán vũ khí để những người này tạo ra chiến tranh?’”. “Đây quả là căn cội của sự ác, lòng hận thù, say mê tiền bạc”.
• Sáng Chúa Nhật, Đức Phanxicô dùng trực thăng bay tới Bêlem, nơi ngài trở thành vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm Thẩm Quyền Palestine trước khi thăm Israel.
• Sau đó, Đức Giáo Hoàng hội kiến với Chủ Tịch Thẩm Quyền Palestine là Mahmoud Abbas. Ngài nói rằng cuộc tranh chấp giữa Israel và người Palestine là “không thể chấp nhận được” và thúc giục hai bên thực hiện các hy sinh để tiến tới hòa bình.
• Sau khi gặp Abbas, Đức Phanxicô thực hiện điều chắc chắn sẽ được ghi nhớ như là cuộc dừng chân đáng lưu ý nhất của ngài, đó là bất ngờ dừng lại trước bức tường an ninh tại Bêlem, nơi ngài tựa đầu vào bức tường ngay ở chỗ có nhiều hàng chữ sơn viết nguệch ngoạc chống Do Thái và cầu nguyện để đừng cần thiết có bức tường nữa. Ngài cũng nói tới “Nước Palestine” trong động thái có tính lịch sử này.
• Rồi Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ tại Công Trường Máng Cỏ, tha thiết kêu gọi chấm dứt việc bóc lột trẻ em giữa đoàn Kitô hữu đông đảo hoan hô vang dội.
• Chiều Chúa Nhật, Đức Phanxicô dùng trực thăng bay tới phi trường Ben Gourion, nơi ngài được các viên chức cao cấp của chính phủ Israel nghinh đón, trong đó có Thủ Tướng Benjamin Netanyahu và Tổng Thống Shimon Peres. Ông Peres tuyên bố rằng “Ngay cả khi hòa bình đòi hỏi hy sinh, các hy sinh của hòa bình vẫn đáng mến mộ hơn đe dọa của chiến tranh”. Phần Đức Phanxicô, ngài nói: “không có con đường nào khác” hơn là khởi diễn lại các cuộc thương thuyết hòa bình nhằm đạt được giải pháp hai nhà nước cho cuộc tranh chấp; ngài cũng lên án cuộc tấn công khủng bố vào Viện Bảo Tàng Do Thái tại Brussels.
• Đức Phanxicô gặp gỡ đối tác Đông Phương của ngài là Đức Barthôlômêô I tại Nhà Thờ Mộ Thánh, thực hiện đầy đủ mục đích chính thức của cuộc viếng thăm của ngài. Hai vị lên tiếng kêu gọi hợp nhất Kitô Giáo.
• Hôm thứ Hai, Đức Giáo Hoàng bắt đầu vòng du hành thần tốc Giêrusalem với việc viếng thăm Núi Đền Thờ (Temple Mount), nơi ngài kêu gọi sự hợp tác liên tín ngưỡng. Ngài nói: “Xin đừng có ai lạm dụng danh Thiên Chúa bằng bạo lực”.
• Rồi Đức Giáo Hoàng đến thăm Bước Tường Than Khóc, đặt kinh Lạy Cha chép tay bằng tiếng Tây Ban Nha vào kẽ đá bức tường.
• Từ Cổ Thành, Đức Phanxicô đi đặt vòng hoa tại mộ ông Theodore Herzl. Lúc ở đó, ngài đồng ý thêm một lần dừng chân không dự trù trước đài tưởng niệm các nạn nhân của khủng bố, theo yêu cầu của Thủ Tướng Netanyahu. Trong lúc thăm địa điểm này, Thủ Tướng Netanyahu trình bày với Đức Giáo Hoàng rằng lý do thiết lập bức tường an ninh là để ngăn ngừa các vụ tấn công khủng bố. Đức Giáo Hoàng lên tiếng khẩn khoản yêu cầu chấm dứt khủng bố.
• Rồi Đức Phanxicô tới thăm Viện Yad Vashem, nơi ngài hôn tay 6 người sống sót và gọi Nạn Diệt Chủng Do Thái là tội ác lớn nhất đối với nhân loại cho tới nay.
• Khi gặp gỡ các trưởng giáo sĩ của Israel, Đức Phanxicô gọi người Do Thái là “anh cả” của các Kitô hữu.
• Tại nghi lễ ở Phủ Tổng Thống, tuy trông có vẻ mệt mỏi, Đức Giáo Hoàng vẫn hội kiến riêng với ông Peres và nghe một ca đoàn trình diễn.
• Trong cuộc gặp gỡ với ông Netanyahu, một lần nữa Thủ Tướng Israel lên tiếng bênh vực bức tường an ninh với Đức Giáo Hoàng; ông nói với ngài rằng “khi các xúi giục và khủng bố chống Israel ngưng, thì sẽ không còn cần tới bức tường an ninh nữa, một bức tường từng cứu hàng ngàn sinh mạng”.
• Sau đó, Đức Phanxicô đã cầu nguyện với các linh mục và chủng sinh tại Nhà Thờ Diệtsimani, trước khi trồng “cây hòa bình” theo gương Đức Phaolô VI cách nay 50 năm.
• Sau Thánh Lễ ở Nhà Tiệc Ly trên Núi Xion, Đức Giáo Hoàng lên đường ra phi trường dự lễ nghi từ biệt. Lễ nghi này dự tính vào lúc 8 giờ tối, nhưng đã được đẩy lên lúc 7 giờ 30 sau khi thấy mọi sự diễn ra nhanh hơn dự trù, nhờ không còn những chỗ dừng chân bất ngờ nữa.
Yad Vashem: cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng có ý nghĩa đặc biệt
Trong một bản tuyên bố, Viện Yad Vashem nhận định rằng họ hài lòng với cuộc thăm viếng của Đức GH Phanxicô và hy vọng rằng nó sẽ góp phần gia tăng ý thức về Nạn Diệt Chủng.
Bản tuyên bố viết rằng: “Yad Vashem dành tầm quan tọng lớn lao và ý nghĩa đặc biệt cho cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, một cuộc viếng thăm mà chúng tôi hy vọng sẽ phát huy ý thức nhiều hơn về Nạn Diệt Chủng trên thế giới… Các lời ngài phát biểu tại Yad Vashem cùng với bài diễn văn khi tới Israel của ngài, nói lên niềm ân hận và đớn đau, liên quan tới cái điểm thấp nhất mà nhân loại đã rơi vào với các tội ác Shoah (Diệt Chủng)”.
Thảm đỏ và phản lực cơ chờ Đức Giáo Hoàng tại phi trường
Tại phi trường Ben Gourion, thảm đỏ đã được trải ra trước chiếc phản lực cơ El Al đưa Đức Giáo Hoàng trở lại Rôma.
Và không như lúc ngài tới bằng trực thăng, lần này thảm đỏ xứng hợp với phương cách vận chuyển của vị giáo hoàng.
Trực thăng của Đức Giáo Hoàng gần tới phi trường
Phái đoàn đông đảo gồm các viên chức và nhà báo từng tháp tùng Đức Giáo Hoàng tới Israel nay đã lên máy bay chờ sẵn, khi trực thăng chở Đức Giáo Hoàng từ Giêrusalem chuẩn bị đáp xuống phi đạo Ben Gourion.
Đức Giáo Hoàng tới phi trường
Thủ Tướng Netanyahu và Tổng Thống Peres tới phi đạo vừa lúc Đức Giáo Hoàng tới thảm đỏ dự nghi thức từ biệt.
Sau đó, ngài theo đường lên máy bay, có Thủ Tướng Netanyahu và Tổng Thống Peres đi hai bên, hai ông chuyện vãn với ngài.
Đức Giáo Hoàng chào từ biệt các viên chức Israel
Tổng Thống Peres và Thủ Tướng Netanyahu chào thăm một nhóm các vị chức sắc của Giáo Hội, trong lúc Đức Phanxicô đứng nhìn.
Sau đó, ngài chào từ biệt một nhóm viên chức Israel, bắt tay từng người một.
Thủ Tướng Netanyahu nói với Đức Giáo Hoàng: ‘chúng tôi sẽ cầu nguyện cho ngài, xin ngài cầu nguyện cho chúng tôi’
Trên đường tới máy bay, Thủ Tướng Netanyahu và Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói chuyện với nhau có vẻ rất hăng say, trong khi Tổng Thống Peres vội chạy theo hai vị.
Các vị dừng lại ngay trước máy bay để chụp hình.
Rồi, Đức Phanxicô bắt tay Tổng Thống Peres, đoạn bắt tay Thủ Netanyahu là người nói với ngài: “chúng tôi sẽ cầu nguyện cho ngài, xin ngài cầu nguyện cho chúng tôi”.
Sau đó, Đức Giáo Hoàng một mình bước lên thang máy bay, trước khi vẫy tay chào từ biệt.
Bức hình cuối cùng của Times of Israel cho thấy Đức Giáo Hoàng yên vị trong máy bay, dường như đang đọc báo.
Trên chuyến bay về Rôma
Như thói quen đã thành lệ, trên chuyến bay trở lại Rôma, Đức Phanxicô đã dành cho các nhà báo tháp tùng một cuộc phỏng vấn dài một tiếng đồng hồ. Trong các câu hỏi ấy, chỉ có ba câu liên quan tới cuộc viếng thăm ngài vừa thực hiện.
Theo Vatican Insider, được hỏi về các cử chỉ của ngài trong cuộc viếng thăm Đất Thánh, Đức Phanxicô cho rằng “Các cử chỉ chân thực nhất là các cử chỉ tự phát thực hiện. Trước đó, tôi có nghĩ tới việc phải làm một điều gì đó nhưng không một cử chỉ cụ thể nào tôi làm đã được nghĩ trước như thế cả. Có một vài điều, như việc mời hai tổng thống và chủ tịch, thì chúng tôi có nghĩ sẽ thực hiện ở đó, trong cuộc viếng thăm, nhưng có nhiều vấn đề về hậu cần, nhiều lắm, địa điểm dự định để nó diễn ra cũng không hẳn là việc dễ dàng. Nhưng cuối cùng, lời mời đã được chấp nhận và tôi hy vọng cuộc gặp gỡ sẽ diễn tiến tốt đẹp. Tuy nhiên, các cử chỉ của tôi thì không hề dự tính trước, tôi đơn thuần làm những gì tự phát xuất hiện với tôi. Chỉ xin nói rõ về cuộc gặp gỡ tại Vatican. Mục đích của cuộc gặp gỡ là cầu nguyện chứ không phải làm trung gian. Hai vị tổng thống và chủ tịch cùng với tôi chỉ gặp nhau để cầu nguyện và tôi tin rằng cầu nguyện rất quan trọng và giúp ích cho việc này. Rồi thì các vị trở về nhà. Sẽ có một giáo sĩ Do Thái, một vị Hồi Giáo và tôi. Tôi đã yêu cầu vị Trông Coi Đất Thánh lo khía cạnh thực tiễn của vấn đề”.
Được hỏi về Giêrusalem, ngài trả lời: “Hiện có nhiều đề nghị liên quan tới vấn đề Giêrusalem, Giáo Hội Công Giáo và lập trường của Vatican dựa trên quan điểm tôn giáo: một thành phố hòa bình cho ba tôn giáo. Các biện pháp cụ thể để đạt hòa bình thì cần phải thương thảo, người ta có thể quyết định phần này sẽ trở thành thủ đô của nước này, phần kia trở thành thử đô của nước kia... Nhưng tôi không nghĩ vị trí của tôi có thể nói: cần phải làm điều này hay cần phải làm điều nọ, tôi mà nói như thế là điên rồ, tôi nghĩ chúng ta cần đi vào vấn đề này trong tinh thần huynh đệ và tin tưởng lẫn nhau, theo con đường thương thuyết. Cần phải có can đảm và tôi cầu xin Chúa cho tổng thống và chủ tịch có can đảm làm thế. Về Giêrusalem, tôi chỉ muốn nói rằng nó nên là thành phố hòa bình của ba tôn giáo”.
Với câu hỏi về mối liên hệ với Giáo Hội Chính Thống, Đức Phanxicô trả lời rằng “Với Đức Barthôlômêô, chúng tôi đã nói về hợp nhất, một điều còn đang diễn tiến, còn đang hành trình, chúng ta sẽ không bao giờ tạo được hợp nhất tại một hội nghị thần học. Ngài xác nhận với tôi rằng Đức Athenagoras từng nói với Đức Phaolô VI rằng “hãy nhốt mọi thần học gia trên một hải đảo, rồi chúng ta sẽ đi chung với nhau được”. Chúng ta cần giúp đỡ nhau, như vấn đề các nhà thờ chẳng hạn, ngay ở Rôma, nhiều tín hữu Chính Thống đang sử dụng các nhà thờ Công Giáo. Chúng tôi có nói chuyện về Công Đồng Toàn Thể Chính Thống Giáo để có thể làm một điều gì đó về ngày giờ của Lễ Phục Sinh. Hiện nay có hơi nực cười: qúy vị cho tôi hay Chúa Kitô trỗi dậy từ cõi chết khi nào? Của tôi thì tuần sau. Còn của tôi thì tuần trước. Đức Barthôlômêô và tôi nói chuyện như anh em, chúng tôi yêu thương nhau và nói với nhau về những khó khăn chúng tôi đang gặp phải trong tư cách lãnh đạo. Chúng tôi nói với nhau rất nhiều về sinh thái và đã đạt được một sáng kiến chung để giải quyết vấn đề này”.
Giấc mơ đại kết
Philippa Hitchen thì gửi các nhận định chung về chuyến viếng thăm Đất Thánh của Đức Phanxicô về NEWS.VA (trang tin của Tòa Thánh). Nhận định nổi bật nhất là giấc mơ đại kết. Cô bảo: “cuộc gặp gỡ tại Nhà Thờ Mộ Thánh của các vị kế nhiệm hiện nay của hai Thánh Phêrô và Anrê, việc các ngài ký tuyên bố chung, ôm hôn nhau và cùng nhau cầu nguyện với các vị lãnh đạo của mọi Giáo Hội Kitô Giáo khác là một dấu chỉ đầy khích lệ, một dấu chỉ mà những người mơ giấc mơ đại kết như tôi có lẽ quả đang đi đúng đường. Không ai ở đây nói tới việc hợp nhất Kitô Giáo ngay ngày hôm sau, thậm chí ngay cả sinh thời của của tôi. Nhưng nhìn những kẻ thù lâu đời kết tình bằng hữu mới và thờ phượng chung với nhau ngay tại nơi Giáo Hội mới bắt đầu, thì tôi tin chắc, nó sẽ gieo được nhiều hạt giống tiến bộ cho những năm sắp tới”.
Tuy nhiên, dựa vào nhận định của Đức HY Kurt Koch, Hitchen cho rằng chuyến viếng thăm vẫn quan trọng trong chiều kích chính trị. Cô kể ra các biến cố: Đức Phanxicô dừng chân bất ngờ tại bức tường phân cách, mời chủ tịch Palestine và tổng thống Israel tới “nhà tôi tại Vatican” để cầu nguyện cho hòa bình, lên án những tên lái buôn vũ khí.
Phần Đức HY Koch, chủ tịch Hội Đồng Hợp Nhất Kitô Giáo cũng như Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo với Người Do Thái, ngài cho rằng: Đức Phanxicô đem tới Giêrusalem một viễn kiến can đảm về hòa bình tập trung vào việc hòa giải với thế giới Chính Thống Giáo. Nhưng việc thực hiện sự hợp nhất này, nhất là hợp nhất quanh bàn Thánh Thể, có liên hệ mật thiết với ngữ cảnh liên tôn rộng lớn hơn. Vì hoà giải là sứ điệp của Thánh Thể tại chính tâm điểm đức tin Kitô Giáo của chúng ta, nên một cách hợp lý nó sẽ có một hiệu quả dây chuyền đối với cả lãnh vực chính trị nữa.
Về khía cạnh liên tôn, Hitchen tin rằng nét độc đáo trước chuyến đi là ý tưởng của Đức Phanxicô mang theo với ngài hai người bạn Á Căn Đình, giáo sĩ Do Thái Abraham Skorka và giáo sư Hồi Giáo Omar Abboud, để hiểu rõ tính phức thể của các vấn đề chính trị và tôn giáo trong vùng. Hình ảnh còn lại trong tâm trí Hitchen khi máy bay của Đức Phanxicô rời khỏi vùng trời Israel là hình ảnh Đức Giáo Hoàng và hai người bạn của ngài nước mắt lưng tròng ôm lấy vai nhau trong một tin tưởng rằng hòa bình là điều thực sự có thể, ngay trên mảnh đất nhiễu nhương này.
Vũ Văn An5/27/2014(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét