21/05/2014
Thứ Tư sau Chúa Nhật V Phục Sinh
Bài
Ðọc I: Cv 15, 1-6
"Người
ta quyết định là các ngài lên Giêrusalem xin các Tông đồ và niên trưởng giải
quyết vấn đề này".
Trích
sách Tông đồ Công vụ.
Trong
những ngày ấy, có mấy người từ Giuđê đến dạy bảo các anh em rằng:
"Nếu anh em không chịu cắt bì theo luật Môsê, thì không được cứu độ".
Do đó, Phaolô và Barnaba đã tranh luận gắt gao với họ. Bấy giờ người ta quyết định
là Phaolô và Barnaba và một ít người khác thuộc phe họ lên Giêrusalem gặp các
Tông đồ và niên trưởng để xin giải quyết vấn đề này.
Các
ngài được giáo đoàn tiễn đưa, và khi đi ngang qua Phênixê và Samaria, các ngài
kể lại việc dân ngoại trở lại khiến mọi anh em đầy hân hoan. Khi đến
Giêrusalem, các ngài được giáo đoàn, các Tông đồ và kỳ lão đón tiếp, rồi các
ngài kể lại bao nhiêu việc Thiên Chúa đã thực hiện với các ngài. Nhưng có mấy
người tín hữu thuộc nhóm biệt phái đứng lên nói rằng: "Phải cắt bì cho những
người dân ngoại và bắt họ cũng phải giữ luật Môsê". Các Tông đồ và các kỳ
lão họp lại cứu xét việc này.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 121, 1-2. 3-4a. 4b-5
Ðáp: Tôi vui mừng khi người ta
nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa"(c. 1).
Hoặc
đọc: Alleluia.
Xướng:
1) Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà
Chúa". Hỡi Giêrusalem, chân chúng tôi đang đứng nơi cửa thành rồi. - Ðáp.
2)
Giêrusalem được kiến thiết như thành trì, được cấu tạo kiên cố trong toàn thể.
Nơi đây các bộ lạc, các bộ lạc của Chúa tiến lên. - Ðáp.
3)
Theo luật pháp của Israel, để ngợi khen danh Chúa. Tại đây đã đặt
ngai toà thẩm phán, ngai toà của nhà Ðavít. - Ðáp.
Alleluia:
Ga 16, 28
Alleluia,
alleluia! - Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian; bây giờ Thầy lại bỏ
thế gian mà về cùng Cha. - Alleluia.
Phúc
Âm: Ga 15, 1-8
"Ai
ở trong Thầy, và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Gioan.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy
là người trồng nho. Nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn
nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào sinh trái
thì Người tỉa sạch để nó sai trái hơn. Các con đã được tỉa sạch nhờ lời Thầy đã
nói với các con. Các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Cũng như nhành
nho tự nó không thể sinh trái được, nếu không dính liền với cây nho; các con
cũng vậy, nếu không ở trong Thầy.
"Thầy
là cây nho, các con là nhành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ
sinh nhiều trái, vì không có Thầy, các con không thể làm được gì. Ai không ở
trong Thầy, thì bị vứt ra ngoài như nhành nho, và sẽ khô héo, người ta sẽ thu lại,
quăng vào lửa cho nó cháy đi.
"Nếu
các con ở trong Thầy, và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin,
và sẽ được. Ðây là điều làm Cha Thầy được vinh hiển là các con sinh nhiều trái,
và như thế các con trở nên môn đệ của Thầy".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Cây Nho Và Nhánh
Mở đầu cho vở kịch mang tên:
"Chiếc hài bằng Satin" của Paul Rolden, một văn thi sĩ
người Pháp đầu thế kỷ XX là một cảnh thật xúc động. Một trận cuồng phong bỗng
dưng kéo dài tới nhận chìm chiếc tàu đang di chuyển đơn độc giữa đại dương. Chiếc
tàu vỡ nát và mọi người trên tàu đều bị mất tích, ngoại trừ một vị thừa sai sống
sót nhờ cột chặt người vào chiếc cột buồm.
Nhận
thấy chiếc cột buồm đang chồm nổi với cơn sóng ác nghiệt và mình cũng đang gần
kề cái chết, vị thừa sai đã dâng lên Chúa lời cầu nguyện như sau: "Ôi lạy
Chúa, con xin cám ơn Chúa đã cho con đón nhận cái chết như thế này. Cuộc đời
con không ít lần con cảm thấy lời dạy của Chúa quá khó khăn và con đã cưỡng lại
lời mời gọi của Chúa. Giờ đây con đang gần Chúa hơn lúc nào hết, thân thể con
đang bị trói chặt vào chiếc giá gỗ và con sắp chết trên chiếc giá gỗ này. Con
có thể tháo gỡ thân thể con khỏi sự trói buộc, nhưng con không muốn, vì sự trói
buộc sẽ cho con cảm giác được gần và giống Chúa hơn".
Anh
chị em thân mến!
Ðược
gần và giống Chúa, được hiệp nhất với Chúa, không đơn thuần chỉ là những ước mơ
trong cuộc sống của người Kitô hữu, mà chúng là những điều kiện căn bản cho sự
sống Kitô hữu như lời Ngài dạy cho chúng ta trong bài Tin Mừng
hôm nay.
Anh
chị em thân mến!
"Vườn
nho" hay "cây nho" là hình ảnh quen thuộc của
Kinh Thánh Cựu Ước. Vườn nho được ví là nhà Israel. Các tiên tri lớn
như Isaia, Giêrêmia, Ézekiel đều nhìn mối liên lạc giữa người trồng nho và cây
nho để nói lên sự quan tâm của Giavê Thiên Chúa đối với dân Ngài, cũng như để
khiển trách dân tộc Israel vì vườn nho đã trở nên hoang tàn, dây nho biến thành
dây nho dại không còn sinh hoa kết trái.
Trong
bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng lấy hình ảnh "cây nho" để ví
Ngài như là cây nho: "Thầy là cây nho thật và Cha Thầy là người trồng
nho". Vườn nho của Thiên Chúa phát xuất từ một gốc duy nhất là Chúa Giêsu.
Ngoài Ngài không có sự sống: "Thầy là cây nho, các con là ngành".
Ngành không thể sống, nếu tách lìa xa thân cây.
"Ở
trong Thầy và Thầy ở trong các con", đó là điều mà Chúa Giêsu không ngừng
nhắc đi nhắc lại. Cần thông hiệp với Ngài để có sự sống. Tuy nhiên, một khi đã
có sự sống từ thân chuyển sang thì ngành cần phải sinh hoa trái. Sinh hoa trái
sẽ làm đẹp lòng Thiên Chúa, và đây cũng là điều kiện cho ngành tồn tại. Ngành
nào không sinh trái sẽ bị chặt đi ném vào lò lửa. Muốn được sinh hoa trái,
ngành nho phải được cắt tỉa. Chẳng có sự cắt bỏ nào mà không gây đau đớn, dù
cho phần cắt tỉa chỉ là phần thừa thãi tác hại đến cơ thể. Thế nhưng, chẳng thấy
được hoa trái nếu không chấp nhận sự đau đớn của việc cắt tỉa. Chắc hẳn người
trồng nho sẽ đau lòng khi cắt tỉa, sẽ xót xa vì phải bỏ đi những phần không
sinh lợi, nhưng vì lợi ích của cây nho nên chẳng thế nào làm khác đi được.
Khi
thông hiệp vào Ðức Kitô, đời sống của người môn đệ sẽ được cắt tỉa nhờ lời của
Ngài. Lời của Ngài sẽ đặt các môn đệ trước những quyết định chọn lựa. Chọn lựa
con đường hẹp nhọc nhằn, chọn lựa Thập Giá khổ đau. Những hy sinh đau đớn ở đời
này sẽ mang lại phần thưởng mai sau. Và những hy sinh ấy tạo cho họ có cơ hội để
được trở nên giống Thầy: "Họ ở trong Thầy và Thầy ở trong họ".
Thật
thế, mọi đau khổ sẽ trở nên phí phạm, nếu không hướng về Thập Giá Ðức Kitô, nguồn
ơn cứu độ. Cắt tỉa chỉ là cắt bỏ, nếu không nhằm mục đích sinh hoa trái. Mọi hy
sinh của người tín hữu cũng sẽ không mang lại hoa trái, nếu từ đầu không vì Ðức
Giêsu.
Lạy
Chúa Giêsu, Ngài là cây nho đích thực. Xin cho chúng con luôn gắn chặt và hiệp
thông với Chúa, để được hưởng nguồn sức sống dồi dào từ Ngài. Chúng con vẫn biết
rằng, một khi gắn chặt với Chúa, chúng con sẽ phải đón nhận sự cắt tỉa, phải chấp
nhận hy sinh. Xin cho chúng con xác tín rằng: cần phải có hy sinh để mang lại
hoa trái. Ðó là điều làm vinh hiển cho Cha, Ðấng ngự trên trời. Amen.
Veritas
Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Tư Tuần V PS
Bài đọc: Acts 15:1-6; Jn 15:1-8.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Điều gì là điều khẩn thiết của
Kitô Giáo?
Mỗi
dân tộc trên địa cầu đều có một truyền thống, một văn hóa, và một giá trị khác
nhau cần được tôn trọng. Khi Kitô Giáo được rao giảng vào dân tộc đó, các nhà
truyền giáo cần phải nghiên cứu cẩn thận các truyền thống, văn hóa, và giá trị
của họ. Mục đích là để làm sao cho dân tộc đó có thể đón nhận và thực hành đức
tin, mà vẫn không xung đột với những truyền thống và văn hóa của họ.
Các
Bài Đọc hôm nay cho chúng ta thấy tầm quan trọng của vấn đề. Trong Bài Đọc I,
Giáo Hội thời sơ khai phải đương đầu với nhiều vấn đề khi phải làm một sự chuyển
tiếp từ Do-thái Giáo qua Kitô Giáo: Nên giữ những gì và nên bỏ những gì khi dân
Do-thái và Dân Ngoại gia nhập Kitô Giáo? Cụ thể là 2 vấn đề chính: Dân Ngoại có
phải cắt bì và giữ Lề Luật khi theo Kitô Giáo? Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đưa ra
một điều khẩn thiết hơn cả: Các tín hữu phải sống kết hợp mật thiết với Ngài
như cây nho và cành; nếu không sẽ không thể sinh hoa trái, sẽ bị khô héo, và sẽ
bị cắt bỏ ra ngoài.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I: Có cần phải cắt bì và
giữ Lề Luật để được cứu độ?
1.1/
Theo các tín hữu Pharisees:
Phải cắt bì và giữ Lề Luật.
(1)
Về việc cắt bì: Những người
Do-thái từ Judah tới nói với Dân Ngoại: "Nếu anh em không chịu phép cắt bì
theo tục lệ Moses, thì anh em không thể được cứu độ." Cắt bì là dấu chỉ của
giao ước giữa Thiên Chúa và tổ-phụ Abraham (Gen 17). Chúa Giêsu chịu cắt bì tám
ngày sau khi sinh ra (Lk 2:21); Phaolô cũng chịu cắt bì (Phi 3:5). Bằng việc cắt
bì, một người Do-thái biết họ thuộc về dân của Thiên Chúa, và là con cháu của tổ
phụ Abraham.
Tuy
nhiên, điều quan trọng là niềm tin yêu nơi Thiên Chúa, cắt bì chỉ là dấu hiệu bề
ngoài để chứng tỏ niềm tin yêu bên trong. Nếu cắt bì mà không tin yêu vào Thiên
Chúa, cắt bì có ích chi đâu, Dân Ngoại nhiều nơi cũng có thói quen như vậy.
Ngôn sứ Jeremiah (Jer 4:4, 9:24-26) đã từng nói lên sự cần thiết phải cắt bì
trái tim và lòng trí. Thiên Chúa yêu mến sự công bằng và tình yêu hơn là cắt
bì.
(2)
Lề Luật: Có những người thuộc
phái Pharisee đã trở thành tín hữu, bấy giờ đứng ra nói rằng: "Phải làm
phép cắt bì cho người ngoại và truyền cho họ giữ luật Moses." Trước tiên,
chúng ta cần phân biệt Lề Luật của Thiên Chúa và của con người (thói quen hay
truyền thống): Luật của Thiên Chúa không thể thay đổi; luật do con người làm ra
có thể thay đổi.
-
Lề Luật chính yếu là là Thập Giới mà Thiên Chúa đã ban cho dân trên núi Sinai
qua ông Moses đại diện cho toàn dân (Exo 20:1-17). Thập Giới này không thay đổi
và mọi người, Do-thái cũng như Dân Ngoại, đều phải tuân hành.
-
Những luật của con người do thói quen hay do truyền thống: luật thanh sạch, hay
những chi tiết về giữ ngày Sabbath. Dân Ngoại không phải giữ các truyền thống
này. Chính Chúa Giêsu cũng từng tranh luận với các kinh-sư và biệt-phái về những
truyền thống này, và sửa sai họ: Các ông dùng truyền thống của các ông để bãi bỏ
Lề Luật của Thiên Chúa (Mt 15:2-6, Mk 7:3-13).
1.2/
Theo Phaolô và Barnabas: Dân
Ngoại không có truyền thống cắt bì và giữ luật thanh sạch như người Do-thái.
Hơn nữa, Lịch sử Cứu Độ đã bước sang giai đọan mới và bao gồm các Dân Ngoại.
Ông Phaolô và ông Barnabas chống đối và tranh luận khá gay go với họ. Người ta
bèn quyết định cử ông Phaolô, ông Barnabas và một vài người khác lên Jerrusalem
gặp các Tông Đồ và các kỳ mục, để bàn về vấn đề đang tranh luận này.
Chúng
ta không biết những lập luận của hai ông khi tranh luận với họ; nhưng theo
Phaolô trong các Thư sau này: Khi Chúa Giêsu đến, Ngài đã mang Lề Luật tới chỗ
kiện toàn. Vì biến cố sinh ra, chết đi, và sống lại; giờ đây, không còn nhất
thiết phải trở thành người Do-thái trước khi trở thành Kitô hữu. Con người được
cứu độ không do bởi việc cắt bì và giữ Lề Luật; nhưng do bởi niềm tin của họ
vào Đức Kitô.
Tuy
vấn đề cắt bì và Lề Luật đã được giải quyết trong Công Đồng Jerusalem; nhưng nó
vẫn còn là bài học kinh nghiệm cho chúng ta trong đời sống hiện tại. Mỗi khi có
những xung đột như thế, chúng ta cần ngồi xuống để phân tích xem điều gì quan
trọng phải giữ và điều gì không quan trọng có thể bỏ hay thích ứng được. Bắt một
người ngoại kiều hay một dân tộc phải theo văn hóa và truyền thống của mình
trong việc thực hành đức tin dễ đưa đến bất đồng và gây nhiều trở ngại cho việc
rao giảng Tin Mừng; một ví dụ cụ thể là việc thờ cúng tổ tiên tại Việt-nam.
2/
Phúc Âm: Sống kết hiệp mật thiết
với Chúa Giêsu là điều khẩn thiết hơn cả.
Mối
liên hệ giữa con người và Thiên Chúa là trung tâm điểm của Đạo. Vì thế, tất cả
những gì giúp đưa con người tới Thiên Chúa, và giúp cho mối liên hệ này phát
triển tối đa là những điều cần thiết hơn cả. Trong dụ ngôn hôm nay, Chúa Giêsu
ví mối liên hệ giữa con người với Thiên Chúa như sau: "Thầy là cây nho thật,
và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa
trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó
sinh nhiều hoa trái hơn."
(1)
Lời Kinh Thánh: cần thiết để con
người biết Thiên Chúa là ai, những gì Ngài mong muốn, và những gì Ngài đã,
đang, và sẽ làm cho con người. Lời Kinh Thánh có sức tẩy sạch những gì là gian
trá và mờ ám của thế gian như Chúa Giêsu nói hôm nay: "Anh em được thanh sạch
rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em."
(2)
Các Bí-tích: giúp thông chuyển đời
sống thần linh và ơn thánh từ Thiên Chúa đến cho con người. Hình ảnh những cành
nho cần nhựa sống nuôi dưỡng của cây nho dẫn chứng sự cần thiết của các
Bí-tích, nhất là Bí-tích Thánh Thể: "Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại
trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn
liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho,
anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy
sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được."
(3)
Sinh hoa kết trái bằng việc giữ các giới răn: Hoa trái đây là những gì con người làm cho Thiên Chúa và cho tha
nhân, từ việc yêu mến, đến việc giữ Lề Luật của Thiên Chúa, và tất cả những gì
con người có thể làm cho tha nhân. Khi con người sinh hoa kết trái, con người
làm Thiên Chúa được tôn vinh.
ÁP
DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Trong lãnh vực đức tin, chúng ta cần chú trọng tới mối liên hệ giữa con người
và Thiên Chúa, biểu lộ qua việc tin và yêu Ngài bằng những việc làm cụ thể.
-
Mỗi khi có xung đột về truyền thống, văn hóa, và giá trị; chúng ta cần cùng
nhau cầu nguyện và giải quyết, để xem coi những gì quan trọng về đạo lý cần giữ,
những gì cần thích ứng với hoàn cảnh, và những gì có thể bỏ được.
-
Việc bắt người khác phải theo truyền thống và văn hóa của mình sẽ đưa đến chia
rẽ và làm trở ngại cho việc rao giảng Tin Mừng đến mọi nơi và mọi người.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẨY MẦM TUẦN 5 PHỤC SINH
Ga
15,1-8
A.
Hạt giống...
Bài
giáo lý thứ 10 : Dụ ngôn Cây Nho. Về sự sống trong Chúa Giêsu
Dụ
ngôn này dạy chúng ta một cách vừa cụ thể dễ hiểu nhưng vừa rất sâu sắc về cuộc
đời kitô hữu :
-
Kitô hữu nếu muốn sống phong phú thì phải sống trong Chúa Giêsu và sống bằng
sức sống của Ngài "Thầy là cây nho, các con là nhành... Ai ở trong Thầy và
Thầy ở trong người ấy, người ấy sẽ sinh nhiều trái"
-
Kitô hữu cũng phải chấp nhận để cho mình "được Cha Thầy tỉa sạch"
bằng những việc xảy ra không đúng ý mình làm cho mình đau khổ.
-
Chúa Giêsu còn hứa một điều rất tốt đẹp : "Nếu các con ở trong Thầy và Lời
Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin, và sẽ được"
B....
nẩy mầm.
1.
Chữ "Kitô hữu" có nghĩa là "người thuộc về Đức Kitô". Cho
nên cuộc sống kitô hữu đương nhiên phải là sống trong Đức Kitô và sống bằng sức
sống của Ngài. Muốn thế thì đương nhiên phải kết hợp chặt chẻ với Đức Kitô :
bằng cầu nguyện, bằng tưởng nhớ, bằng thi hành nhưng lời Ngài dạy... Ai không
làm những điều đó thì người ấy không phải là kitô hữu thật, người ấy là nhành
nho khô, sớm muộn cũng bị chặt đi và quăng vào lửa.
2.
Cắt tỉa : cuộc đổi đời nào cũng thường được đánh giá bằng những cái mất và
những cái được. Tuy nhiên, với con mắt đức tin, người ta vẫn nhìn thấy cái được
trong cái mất... Đức Hồng Y Etchegaray có lần đã nói "Đứng trước cánh
rừng, chúng ta không nên dừng lại ở tiếng ngã đổ của cây rừng, nhưng hãy lắng
nghe âm thanh những mầm non đang mọc lên" ("Mỗi ngày một tin
vui")
3.
Thánh Anphonxô đã được Thiên Chúa cắt tỉa bằng việc ngài thất bại ê chề trong
một cuộc xử kiện mà ngài làm luật sư. Thánh Inhaxiô được cắt tỉa khi bị thương
què chân trong một trận chiến. Các ngài mất một điều nhưng được lại một điều
khác quý giá hơn nhiều.
4.
"Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho, và sẽ khô
héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi"
Mỗi
ngày đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, tôi lại nghe đến vụ giết người dã man
; những thảm hoạ của chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, hạt nhân ; những cái chết
đầy thương tâm do các căn bệnh thế kỷ gây ra như Sida, Êbôla v.v... Đâu đâu
cũng thấy tang thương và chết chóc.
Có
lần tôi đã phải bàng hoàng sửng sốt trước mẩu tin : "Một thanh niên đã
chĩa súng bắn chết bố mẹ chỉ vỉ ông bà không cho cậu tiền tiêu vặt".
Tại
sao cuộc sống hôm nay lại có nhiều tội ác đến thế ? Nguyên nhân chính phải
chăng là vì con người xa lìa Thiên Chúa, chạy theo cuộc sống vật chất, do đó
trở nên thái hoá, buông thả, vô đạo. Đức tin khô héo rồi chết đi.
Lạy
Chúa, xin cho biết lưu lại trong Chúa qua cuộc sống yêu thương và phục vụ.
(Epphata)
Lm.
Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp Cần Thơ
21/05/14 THỨ TƯ TUẦN 4 PS
Th. Ki-tô-phô-rô Ma-ga-la-nê và các bạn tử đạo
Ga 15,1-8
Th. Ki-tô-phô-rô Ma-ga-la-nê và các bạn tử đạo
Ga 15,1-8
Suy niệm: “Đến đây thì ở lại đây, bao giờ bén rễ xanh
cây hãy về.” “Ở lại” không chỉ là cư trú mà còn là ăn uống, còn là chuyện trò,
tâm sự, hàn huyên, còn là “ở lại trong nhau”, nên duyên vợ chồng nữa. Câu ca dao đưa nôi ngày nào thật gần với Lời Chúa hôm
nay. Chúa mời gọi con người có thời giờ dành cho Chúa, cần nghe Lời, ăn thịt,
uống máu Chúa thì mới “bén rễ xanh cây”, mới “sinh nhiều hoa trái” được. Cành
lìa cây, cành cây không thể sinh hoa kết trái; ta xa Chúa làm sao ta có thể
sống, và sống dồi dào, làm sao ta có thể sinh nhiều hoa trái, và hoa trái ấy
làm sao tồn tại được?
Mời Bạn: Ta
không thể “Phúc Âm Hóa” nếu ta không gần gũi Chúa để Ngài biến đổi đời ta. Phúc
Âm hóa là làm cho Lời Chúa sinh nhiều hoa trái nơi cuộc sống của mỗi người.
Điều này giải thích tại sao phải có mối tương quan liên vị giữa Chúa với ta thì
ta mới đủ khả năng “sinh nhiều hoa trái”.
Sống Lời Chúa: Chúa
là chủ vườn nho, Ngài giao cho ta canh tác, để sinh nhiều hoa lợi. Chính lòng
trung tín và sự gần gũi của ta với Ngài là điều kiện để có được hoa thơm trái
ngọt, được vụ mùa bội thu. Chúa ân cần nói với ta: “hãy ở lại trong Thầy” không
ngoài mục đích ấy. Ta hãy mau mắn đáp lại lời mời gọi thân tình của Chúa
Giê-su.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa gọi chúng con vào làm vườn nho của Chúa, làm người
chăm hoa tỉa cành để các cây nho sinh nhiều hoa trái. Xin cho mỗi người sống
gần gũi, kết hợp với Chúa, nhờ đó chúng con mới có thể trở thành những tay thợ
lành nghề trong khu vườn Chúa giao.
Thầy là cây nho
Vinh quang của Cha không
nghịch với sự triển nở thật sự của con người. Sự èo uột, cằn cỗi của chúng ta
mới là nỗi nhục cho Thiên Chúa.
Suy
niệm:
Cây nho là một cây quen thuộc
trên đất Palestin.
Người ta trồng nho để ăn trái
hay làm rượu.
Đức Giêsu đã từng thấy những
cây nho với những cành nho trĩu quả.
Ngài muốn dùng hình ảnh này để
nói lên tương quan giữa Ngài với môn đệ.
“Thầy là cây nho, anh em là
cành” (c. 5).
Cành sống được, sinh trái được,
là nhờ còn gắn liền với cây.
Dòng nhựa nguyên từ cây sẽ nuôi
sống cành.
Như cành không tự mình sinh
trái được (c. 4),
người môn đệ cũng chẳng làm gì
được nếu không gắn bó với Thầy (c. 5).
Có một lối nói đặc biệt để diễn
tả sự gắn bó này: ở lại trong.
Cụm từ này được nhắc lại sáu lần
như một điệp khúc (cc. 4-7).
“Anh em hãy ở lại trong Thầy”:
một lời kêu mời tha thiết của trái tim.
Thầy Giêsu như xin các môn đệ đừng
quay lưng trước tình yêu,
vì tình yêu cần được đáp trả mới
nên trọn vẹn.
“Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở
lại trong anh em” (c. 4).
Cành nho không có tự do để chọn
ở lại hay không ở lại.
Chỉ con người mới có thể tự
nguyện ở lại hay cố tình từ chối.
Nhưng ở lại trong Thầy cũng có
nhiều cấp độ.
Chắc chúng ta đã ở lại trong
Chúa Giêsu phục sinh đến một mức nào đó.
Và cây đời của chúng ta đã sinh
hoa trái ít nhiều.
Nhưng chúng ta vẫn cần ở lại
hơn để có trái nhiều hơn.
Càng ở lại sâu, càng có trái
nhiều, trái ngon, trái tồn tại mãi (cc. 5.8.16).
Trái tỷ lệ thuận với việc chúng
ta ở lại trong Chúa.
Nét đặc sắc làm nên đời người
Kitô hữu chính là chuyện của cây và cành.
Cây và cành cùng sẻ chia một
dòng nhựa sống.
Kitô hữu không chỉ sống với
Giêsu, sống như Giêsu, sống cho Giêsu,
mà còn sống trong Giêsu, sống sự
sống của Chúa Giêsu phục sinh.
Chưa sống trong Giêsu, chưa thực
sự là Kitô hữu.
Chúng ta cũng không quên vai
trò của Thiên Chúa Cha người trồng nho.
Cây nho Giêsu được Cha vun trồng
chăm bón.
Các cành nho không sinh trái
thì bị Cha chặt đi.
Các cành đã sinh trái thì được
Cha cắt tỉa để sinh trái hơn (c. 2).
Cha cắt tỉa không vì độc ác,
nhưng vì yêu, vì muốn điều tốt hơn cho cành nho.
Chữ hơn giúp chúng ta hiểu được
những cắt tỉa đau đớn trong đời mình.
Có thể nói chính Đức Giêsu cũng
đã được Cha cắt tỉa
qua khổ đau, nhục nhã và cái chết
kinh hoàng.
Không phải vì Ngài chưa thanh sạch,
nhưng để Ngài giống và gần ta hơn.
“Điều làm Cha được tôn vinh là
anh em sinh trái nhiều” (c. 8).
Vinh quang của Cha không nghịch
với sự triển nở thật sự của con người.
Sự èo uột, cằn cỗi của chúng ta
mới là nỗi nhục cho Thiên Chúa.
Hãy sinh trái nhiều nhờ chấp nhận
những cắt tỉa của Cha qua lời của Giêsu.
Cầu
nguyện:
Xin
ở lại với con, lạy Chúa,
vì
con cần có Chúa hiện diện
để
con khỏi quên Chúa.
Chúa
thấy con dễ bỏ Chúa biết chừng nào.
Xin
ở lại với con, lạy Chúa,
vì
con yếu đuối,
con
cần Chúa đỡ nâng để con khỏi ngã quỵ.
Không
có Chúa,
con
đâu còn nồng nhiệt hăng say.
Xin
ở lại với con, lạy Chúa,
vì
trời đã xế chiều và ngày sắp tàn,
cuộc
đời qua đi, vĩnh cửu gần đến.
Con
cần được thêm sức mạnh
để
khỏi ngừng lại dọc đường.
Xin
ở lại với con, lạy Chúa,
vì
con cần Chúa trong đêm tối cuộc đời.
Con
không dám xin những ơn siêu phàm,
chỉ
xin ơn được Ngài hiện diện.
Xin
ở lại với con
vì
con chỉ tìm Chúa, yêu Chúa
và
không đòi phần thưởng nào khác
ngoài
việc được yêu Chúa hơn.
(Cha Piô)
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Suy niệm
Chúa Giêsu đã lấy hình ảnh của
cây nho và chùm nho để nói lên sự hiệp thông giữa Ngài và các Tông Đồ và giữa
các Tông Đồ với nhau.
“Nếu các con ở trong thầy và
lời Thầy ở trong các con”. Tiếng “ở” diễn tả sự bám chặt: Người Kitô
hữu phải sống theo Lời Chúa; sống trong tình yêu Chúa; sống trong ánh sáng và sống
trong Thiên Chúa. Ngược lại Lời Chúa ở trong ta có nghĩa là Lời Chúa được lắng
nghe và đón tiếp, nghĩa là thực hiện trong đời sống. Có điều kiện “ở”
như vậy thì những nhu cầu phần rỗi của chúng ta sẽ được thực hiện vì chính Chúa
Giêsu Kitô sẽ hoạt động trong ta bằng ơn thánh của Người, qua Chúa Thánh Thần.
Bằng chứng cụ thể chứng minh
chúng ta giữ được mối hiệp thông với Chúa được thể hiện qua những mối tương
quan của chúng ta với tha nhân. Không thể nói một người có sự hiệp thông với
Chúa mà đời sống lại có nhiều sự bất hoà với anh em mình. Vì mọi người đều là
cành nho tháp nhập vào thân nho là Chúa Giêsu, nên chúng ta phải giữ sự hiệp
thông với nhau bằng chất nhựa tình yêu từ thân nho Giêsu.
Mỗi người chúng ta phải tìm ra
những nguyên nhân cách lìa mối hiệp thông giữa chúng ta và Chúa Giêsu. Điều gì
ngăn trở khiến chúng ta không còn ở trong Chúa và Chúa cũng không còn ở trong
ta nữa?
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
21 THÁNG NĂM
Di Sản Của Chúng Ta
Đức Kitô nói với các Tông Đồ về
Chúa Thánh Thần: “Ngài sẽ dạy cho anh em mọi sự và sẽ nhắc anh em nhớ lại tất cả
những gì Thầy đã nói với anh em.” Giáo huấn tông truyền của Giáo Hội luôn luôn
bắt rễ trong sự hiện diện năng động của Thần Khí sự thật. Chính Thánh Thần bảo
đảm cho chân lý của Tin Mừng. Ngài canh giữ để đảm bảo rằng Giáo Hội sẽ chuyển
trao từ thế hệ này sang thế hệ khác tất cả những gì Giáo Hội đã nghe được từ Đức
Kitô.
Trong vai trò bảo vệ và hướng dẫn
sự phát triển của truyền thống, Chúa Thánh Thần chính là nguồn mặc khải vô hình
đối với Giáo Hội. Ngài sẽ “nhắc cho anh em nhớ” – như lời Đức Giêsu nói. Truyền
thống là di sản của chúng ta. Truyền thống là “sự nhớ lại” tất cả những gì Đức
Kitô đã nói với Giáo Hội: đó chính là toàn bộ di sản mặc khải và đức tin.
“Thánh Truyền và Thánh Kinh gắn
bó mật thiết với nhau và liên lạc với nhau. Cả hai đều xuất phát từ cùng một
nguồn mạch thần linh, vì thế – một cách nào đó – cả hai nối kết với nhau để tạo
thành một thực thể và chuyển động về cùng một mục đích” (Hiến Chế MK 9). Trong
Truyền Thống và trong Thánh Kinh, chúng ta gặp thấy sự hiện diện của Đức Kitô,
vị Mục Tử Tốt Lành – một sự hiện diện xuyên suốt bao thế kỷ.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan
Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John
Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
21-5
THÁNH
CHRISTÔPHÔRÔ MAGALLANES, LINH MỤC
VÀ CÁC
BẠN TỬ ĐẠO
Cv 15,
1-6; Ga 15, 1-8.
LỜI SUY
NIỆM: “Thầy
là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho.”
Chúa
Giêsu cho tất cả mọi con người khi sống trên trần thế này biết: chính Chúa từ
Chúa Cha mà đến, và được chính Chúa Cha sai đến, những ai kết hợp với Chúa,
trong Chúa, thì sẽ có sự sống và sinh hoa kết quả tốt đẹp, không những vậy, mà
được chính Chúa Cha săn sóc, bằng cách cắt tỉa những sự bất toàn ra khỏi con
người của chúng ta, để chúng ta nhận lãnh trọn vẹn mọi ân sủng của Thiên Chúa
ban cho.
Lạy
Chúa Giêsu. Xin Chúa ban cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn được
sống trong tình yêu thương của Chúa và xin cho mỗi thành viên chúng con biết cọng
tác với Chúa trong việc cắt tỉa những bất toàn nơi bản thân chúng con; để chúng
con dễ dàng nhận được ơn thánh một cách trọn vẹn.
Mạnh Phương
21 Tháng Năm
Ðôi Cánh Con Tuấn Mã
Hai người bạn thân ngồi bên
nhau dưới một bóng cây cổ thụ. Cả hai đều đưa mắt nhìn về cánh đồng trước mặt,
nhưng mỗi người một ý nghĩ.
Người có dáng vẻ đầy nghị lực,
cái nhìn cương quyết, thốt lên như sau: "Một cảnh vật phẳng lặng và độc điệu
như thế này quả thực là nhàm chán. Tôi sẽ rời bỏ ngôi làng nhỏ bé này để làm một
vòng du lịch cho biết đó biết đây".
Người bạn khác với dáng điệu mảnh
khảnh ít nói, mỉm cười nhìn vào phong cảnh xung quanh rồi nói: "Tôi cũng
có một con tuấn mã. Từ bao lâu nay, tôi đã đi lại không biết bao nhiêu nơi rồi".
Hai người chia tay nhau và hẹn
cũng gặp lại dưới bóng cây cổ thụ để kể cho nhau nghe những cuộc du lịch của
mình.
Sau một năm, họ lại gặp nhau...
người thứ nhất kể chuyện: "Trong một năm qua, hầu như nơi nào tỗimcung đã
đặt chân đến. Tôi đã đi xuống biển, lên ngàn, vượt đèo, qua suối. Tôi đã gặp
không biết bao nhiêu người. Tôi đã học được bí quyết kiếm được nhiều tiền... Giờ
đây, tôi trở nên giàu có. Tôi sẽ tiếp tục đi du lịch... Còn bạn, bạn đã đi được
nơi nào trong suốt năm qua?".
Người bạn chưa từng rời bỏ ngôi
làng của mình đã trả lời: "Tôi đã lên trời, tôi đã bay lượn trên các tầng
mây. Tôi đã đến đô thị của mặt trời". Nghe thế, người kia thắc mắc:
"Phải chăng con tuấn mã của anh bay được?". Con người có tâm hồn thi
sĩ trả lời: "Ðúng thế, con ngựa của tôi có đôi cánh. Nó đưa tôi lên tất cả
những nơi nào tôi muốn. Mắt tôi nhìn thấy được muôn kỳ công của vũ trụ. tai tôi
nghe được muôn điệu nhạc của thiên nhiên... Ðối với anh, sự giàu có nằm trong của
cải vàng bạc. Nhưng đối với tôi, của cải chính là đôi mắt của tâm hồn tôi. Cho
dẫu một năm qua, tôi chỉ ngồi dưới bóng cây cổ thụ này, cho dẫu quang cảnh trước
mặt tôi chỉ là cánh đồng phẳng lặng này, nhưng tâm hồn tôi nhìn thấy muôn nghìn
cảnh đẹp của thiên nhiên, tai tôi có thể nghe được bao nhiêu điệu nhạc của
thiên nhiên mà anh không thể nghe được".
Người có tâm hồn nghệ sĩ có những
rung cảm mà người khác không có. họ nhìn thấy, họ lắng nghe được những điều mà
người khác không cảm nhận được. Cũng thế, người có đôi mắt Ðức tin cod thể nhìn
thấy các giá trị mà người khác không nhìn thấy. Ðôi mắt Ðức tin giúp chúng ta cảm
nhận được sự hiện diện và tác động của Thiên Chúa trong vũ trụ, trong lịch sử,
trong con người. Ðôi mắt Ðức tin ấy giúp chúng ta thấy được giá trị của cuộc sống
độc điệu, của những hy sinh âm thầm hằng ngày. Ðôi mắt Ðức tin ấy giúp chúng ta
thấy được lẽ khôn ngoan trong những điều người đời cho là điên dại, sức mạnh
trong những cái yếu đuối. Ðức tin ấy giúp chúng ta nhìn thấy ánh sáng trong tăm
tối, sự sống trong cái chết, ân sủng trong tội lỗi.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét